intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Hướng dẫn ôn tập Địa lý 10 - chủ đề Địa lý tự nhiên đại cương

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

663
lượt xem
109
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để góp phần giúp giáo viên dạy ôn tập học sinh giỏi và giúp học sinh học ôn tập tốt hơn, mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Hướng dẫn ôn tập Địa lý 10 - chủ đề Địa lý tự nhiên đại cương”, sơ bộ tổng kết các dạng câu hỏi lý thuyết chủ yếu và quy trình xử lí các dạng câu hỏi đó. Chuyên đề được xây dựng dành cho đối tượng học sinh lớp 10, dự kiến dạy trong 16 tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Hướng dẫn ôn tập Địa lý 10 - chủ đề Địa lý tự nhiên đại cương

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC TRUNG TÂM GDTX TỈNH ---------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN ÔN TẬP ĐỊA LÍ 10 - CHỦ ĐỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG GV: Nguyễn Thị Thanh Hải Phòng Bồi dưỡng và nâng cao trình độ
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Địa lý 10 là chương trình Địa lí đại cương rất khó và trừu tượng đối với học sinh. Thực tế nhiều năm qua chỉ ra rằng, chất lượng các bài thi học sinh giỏi Địa lí 10 thường thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng bài thi thấp. Một trong những nguyên nhân quan trọng là việc thí sinh chưa hiểu kỹ câu hỏi và đặc biệt là chưa biết cách làm bài. Điều này thể hiện tương đối rõ qua nhiều bài làm không hiểu đề. Đề thi học sinh giỏi Địa lý 10 thường bao gồm hai phần: phần lý thuyết (chiếm khoảng 65-70% tổng số điểm) và phần thực hành (chiếm khoảng 30 - 35% tổng số điểm). Trong phần lý thuyết, yêu cầu học phải nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao gồm: Địa lí tự nhiên đại cương, Địa lí dân cư, Địa lí kinh tế đại cương. Trong đó, Địa lý tự nhiên đại cương là phần có khối lượng kiến thức lớn nhất và khó. Trong phần kiến thức này, trong đề thi học sinh giỏi có thể hỏi ở cả dạng lý thuyết và thực hành, với nhiều dạng câu hỏi lý thuyết từ dễ đến khó, từ dạng nêu, trình bày, phân tích, chứng minh đến dạng câu hỏi so sánh, giải thích. Để góp phần giúp giáo viên dạy ôn tập học sinh giỏi và giúp học sinh học ôn tập tốt hơn, tôi chọn chuyên đề “Hướng dẫn ôn tập Địa lý 10 - chủ đề Địa lý tự nhiên đại cương”, sơ bộ tổng kết các dạng câu hỏi lý thuyết chủ yếu và quy trình xử lí các dạng câu hỏi đó. Chuyên đề được xây dựng dành cho đối tượng học sinh lớp 10, dự kiến dạy trong 16 tiết. II. HỆ THỐNG KIẾN THỨC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ Trong chủ đề Địa lí tự nhiên đại cương, toàn bộ kiến thức cơ bản và nâng cao tập trung vào 4 nội dung cụ thể sau đây: - Bản đồ - Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. - Cấu trúc của Trái Đất.Các quyển của lớp vỏ địa lí. - Một số quy luật của lớp vỏ địa lí. III. CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐỊA LÝ 10 - CHỦ ĐỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG Các câu hỏi lý thuyết rất đa dạng. Tựu chung lại, có thể phân chúng thành một số dạng chủ yếu sau đây: 1. Dạng lý giải Trong phần kiến thức Địa lý 10 - chủ đề Địa lý tự nhiên đại cương, học sinh gặp nhiều câu hỏi dạng lý giải. Ví dụ: Tại sao sự chuyển động của Trái Đất quanh
  3. Mặt Trời lại tạo ra các mùa trong năm?; Giải thích câu : “ Đêm tháng năm chưa nằm đó sỏng. Ngày thỏng mười chưa cười đó tối ”í nghĩa? Cõu này đúng ở khu vực nào ? Những nơi nào ko đúng? Giải thớch?; Giải thớch tại sao miền ven ĐTD của Tõy Bắc Chõu Phi cũng nằm ở vĩ độ như nước ta nhưng có khí hậu nhiệt đới khụ (hoang mạc), cũn nước ta cú khớ hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều?; Giải thớch tỡnh hỡnh phõn bố lượng mưa ở cỏc khu vực xích đạo, chớ tuyến, ôn đới và cực; Tại sao giữa hai bỏn cầu, lượng mưa ở các đới vĩ độ cũng khụng giống nhau?... Các câu hỏi thuộc dạng lý giải là câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi “Tại sao?”. Đây là dạng câu hỏi rất khó, đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm vững kiến thức, mà còn phải vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng tự nhiên. Đối với dạng câu hỏi này, trên cơ sở tổng hợp các kiến thức đã được tích luỹ, cần đặc biệt chú ý tới các mối liên hệ nhân quả. Ví dụ Câu hỏi: Tại sao phong húa lớ học diễn ra mạnh mẽ ở vựng hoang mạc và vựng địa cực cũn phong húa húa học lại diển ra mạnh mẽ ở vùng xích đạo và nhiệt đới ẩm. a. Phong húa lớ học có đặc điểm: - Làm cho đá và khoáng vật bị vỡ vụn, thay đổi kích thước nhưng không làm thay đổi thành phần húa học. - Ở miền hoang mạc, phong húa lớ học diễn ra mạnh mẽ do sự co dón của nham thạch (ban ngày nở ra, ban đêm co lại), sự co dón này làm cho nham thạch bị nứt vỡ. - Ở miền cực khi trời ẩm, nước ngấm vào cỏc khe hở của đá. Khi lạnh, nước đóng băng, thể tích tăng lên làm cho nham thạch vỡ từng mảng và vỡ vụn. b. Phong húa húa học có đặc điểm: - Làm biến đổi thành phần húa học cũng như tính chất của nham thạch. - Trong quỏ trỡnh phong húa húa học, nước, ụxi, khớ cỏcbonic và axit hữu cơ của cỏc sinh vật là những nhõn tố phỏ hủy mạnh hơn cả. - Nước cú tỏc dụng hũa tan tất cả cỏc khoỏng vật (nhiệt độ càng cao khả năng hũa tan càng lớn). - Cỏc loài sinh vật thường hỳt những sản phẩm tạo thành bị phỏ hủy từ đá như rễ cây hút nitơ, phốt pho, muối khoáng…để nuôi cây. Ngược lại sinh vật lại tiết ra những
  4. chất húa học làm biến đổi thành phần, tớnh chất của nham thạch, làm hũa tan cỏc lớp đá. - Khu vực xích đạo và nhiệt đới ẩm là nơi có độ ẩm lớn, mưa nhiều. Đồng thời cũng là nơi có số lượng sinh vật nhiều nhất. Vỡ vậy ở những nơi này quá trỡnh phong húa húa học diễn ra mạnh mẽ nhất. 2. Dạng so sánh: Dạng câu hỏi so sánh yêu cầu học sinh phải phân tích được sự giống nhau và khác nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lí. Trong phần kiến thức Địa lý 10 - chủ đề Địa lý tự nhiên đại cương, xuất hiện nhiều câu hỏi so sánh. Đối với dạng câu hỏi này không nên trả lời theo kiểu thuộc bài, nghĩa là trình bày lần lượt các đối tượng phải so sánh mà học sinh cần tổng hợp kiến thức, sau đó phân biệt cho được sự giống và khác nhau giữa các hiện tượn địa lí. Ví dụ: Câu hỏi: So sánh 2 hiện tượng uốn nếp và đứt gãy? Trả lời : * Giống nhau: đều do tác động của nội lực theo phương nằm ngang * Khác nhau: Nguyên nhân Kết quả Do tác động của nội lực theo + Nếu nén ép yếu: Đá bị sô ép, uốn phương nằm ngang ở những khu cong thành nếp uốn. Uốn nếp vực đá có độ dẻo cao. + Nếu nén ép mạnh: Tạo thành các miền núi uốn nếp. Do tác động của nội lực theo + Khi cường độ nén ép yếu: Đá bị phương nằm ngang ở những khu chuyển dịch tạo thành các đứt gãy. Đứt gãy vực đá cứng. + Khi cường độ nén ép mạnh sẽ tạo thành địa hào, địa luỹ. 3. Dạng phân tích, chứng minh Dạng câu hỏi này đòi hỏi học sinh phân tích hay chứng minh một vấn đề nào đó về địa lí. Tuy không khó như hai dạng câu hỏi trên nhưng học sinh phải nắm vững kiến thức và cả số liệu thống kê tiêu biểu để phân tích hoặc chứng minh theo yêu cầu mà câu hỏi đặt ra. ở đây liên quan đến số liệu nên ngay từ khi học các em cần nắm chắc những số liệu quan trọng của những năm bản lề. Trong khi trả lời câu hỏi, học sinh có thể nêu được số liệu tuyệt đối hoặc tương đối. Nếu có số liệu cập nhật thì càng hay, còn không thì sử dụng số liệu trong sách giáo khoa. Phần trả lời cho câu
  5. hỏi dạng này nếu chỉ dùng kiến thức chung chung mà không minh chứng bằng số liệu thì bài làm sẽ thiếu ý không thuyết phục người đọc. Cũng giống như các phần kiến thức khác, trong phần Địa lí tụ nhiên đại cương dạng câu hỏi phân tích, chứng minh cũng khá nhiều. Ví dụ: Câu hỏi: Phân tích các nhõn tố ảnh hưởng đến sự phõn bố của sinh vật : Trả lời: 1. Khớ hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phỏt triển và phõn bố của sinh vật: - Nhiệt độ: Mỗi loài thớch hợp với một giới hạn nhiệt nhất định. + Loài ưa nhiệt: phõn bố ở vùng Xích đạo, nhiệt đới. + Loài chịu lạnh: phõn bố ở vựng nỳi cao và cỏc khu vực vĩ độ cao. - Nước và độ ẩm khụng khí: là môi trường để sinh vật phỏt triển. + Những nơi có nhiệt, ẩm, nước thuận lợi như xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ấm và ẩm: sinh vật phỏt triển tốt. + Hoang mạc khụ hạn ớt sinh vật sinh sống. - Ánh sỏng: quyết định quỏ trỡnh quang hợp của cõy xanh + Cây ưa sáng sống và phỏt triển tốt ở nơi đủ ỏnh sỏng. + Cõy chịu búng sống trong bóng râm, dưới tỏn cỏc cõy khỏc 2. Đất: Tớnh chất lý, hoá, độ phỡ ảnh hưởng đến sự phỏt triển và phõn bố của thực vật. Vớ dụ: Đất đỏ vàng: thớch hợp trồng cỏc cõy cụng nghiệp. Đất ngập mặn thớch hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt… 3. Địa hỡnh: - Độ cao làm thay đổi nhiệt, ẩm làm thành phần thực vật thay đổi, tạo nên các vành đai thực vật khác nhau theo độ cao. - Hướng sườn khỏc nhau gõy nờn sự khỏc biệt về nhiệt, ẩm, chế độ chiếu sỏng ảnh hưởng đến độ cao xuất hiện và kết thỳc của các vành đai thực vật. 4. Sinh vật: Thức ăn là nhân tố quyết định đến sự phỏt triển và phõn bố của động vật Thực vật tạo nơi cư trú và nguồn thức ăn cho động vật => Nơi thực vật phong phỳ thỡ động vật cũng phong phú và ngược lại. 5. Con người: Cú thể làm mở rộng hay thu hẹp sự phõn bố của sinh vật. +Tớch cực: Con người đưa cam, chanh, trẩu, mớa từ Chõu Á, Chõu Âu sang Chõu Phi và Nam Mĩ Trồng, mở rộng diện tớch rừng ngày càng được chỳ trọng.
  6. + Tiờu cực: Nhiều nơi việc khai thỏc rừng quỏ mức làm giảm diện tớch rừng tự nhiờn, làm tuyệt chủng cỏc loài sinh vật hoang dó. 4. Dạng trình bày Đây là dạng dễ nhất, chủ yếu thuộc bài. Đối với dạng câu hỏi này, cần tái hiện những kiến thức đã có rồi sắp xếp chúng theo trình tự nhất định phù hợp với yêu cầu của câu hỏi. Cũng giống như các phần kiến thức khác, trong phần Địa lý tự nhiên đại cương dạng câu hỏi trình bày rất phổ biến. Ví dụ: Câu hỏi: Ngoại lực là gỡ? Nguyờn nhõn sinh ra ngoại lực. Tỏc động của ngoại lực thụng qua những quỏ trỡnh nào. Trỡnh bày cỏc quỏ trỡnh ngoại lực. a. Khỏi niệm. Ngoại lực là lực cú nguồn gốc từ bờn trờn bề mặt trái đất. b. Nguyờn nhõn. - Do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời. - Ngoại lực gồm tác động của cỏc yếu tố khớ hậu, nước, sinh vật và con người. c. Tác động của ngoại lực. Cỏc quỏ trỡnh ngoại lực bao gồm: Phong húa, búc mũn, vận chuyển, bồi tụ. * Quỏ trỡnh phong hoỏ. - Là quỏ trỡnh phỏ hủy và làm biến đổi cỏc loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ụxi, khớ CO2, cỏc loại axit cú trong thiờn nhiờn và sinh vật. - Quỏ trỡnh phong húa xẩy ra mạnh nhất ở bề mặt trái đất. + Phong húa lý học. - Khỏi niệm: Là sự phỏ hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khỏc nhau mà khụng làm biến đổi màu sắc, thành phần khoỏng vật và húa học của chỳng. - Nguyờn nhõn: Sự thay đổi nhiệt độ 1 cách đột ngột, sự đóng băng của nước, tác động của sinh vật. - Kết quả: Đá nứt vỡ, thay đổi kích thước, không thay đổi thành phần hoỏ học và màu sắc. + Phong húa húa học. - Khỏi niệm: Là quỏ trỡnh phỏ hủy đá, làm biến đổi thành phần, tớnh chất húa học của đá và khoáng vật. - Nguyên nhân: Tác động của chất khí, nước, những khoỏng chất hũa tan trong nước... - Kết quả: Đá, khoáng vật bị phỏ huỷ, biến đổi thành phần và tớnh chất hoỏ học.
  7. + Phong húa sinh học. - Khỏi niệm: Là sự phỏ hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật: Vi khuẩn, nấm, rễ cõy. - Nguyờn nhõn: Do sự lớn lờn của rễ cõy, sự bài tiết của sinh vật… - Kết quả: Đá bị phỏ hủy về mặt cơ giới, thành phần húa học. * Quỏ trỡnh búc mũn. - Là quỏ trỡnh cỏc tỏc nhõn ngoại lực (nước chảy, súng biển, băng hà, gió) làm chuyển dời cỏc sản phẩm phong húa khỏi vị trí ban đầu vốn cú của nú. - Quỏ trỡnh búc mũn cú nhiều hỡnh thức khỏc nhau: + Xõm thực: Là quỏ trỡnh búc mũn do nước chảy, súng, giú...làm chuyển dời cỏc sản phẩm đó bị phong hoỏ. - Kết quả: Tạo ra khe, rónh, sụng, suối + Mài mũn: Do tỏc động của gió, nước biển. - Kết quả: Tạo ra vỏch biển, hàm ếch, bậc thềm súng vỗ. + Thổi mũn: Là quỏ trỡnh búc mũn do giú. - Kết quả: Tạo ra nấm đá, hố trũng. * Quỏ trỡnh vận chuyển. - Là quỏ trỡnh di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. - Khoảng cỏch dịch chuyển phụ thuộc vào động năng của quỏ trỡnh, kớch thước và trọng lượng của vật liệu. * Quỏ trỡnh bồi tụ. - Là quỏ trỡnh tớch tụ cỏc vật liệu phỏ hủy. + Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tớch tụ dần trên đường đi. + Nếu động năng giảm đột ngột thỡ vật liệu sẽ tớch tụ phõn lớp theo trọng lượng. - Kết quả: Tạo ra cồn cát, đụn cỏt, bói bồi, đồng bằng, bói biển. => Nội lực làm cho bề mặt trái đất gồ ghề. Ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, tạo ra cỏc dạng địa hỡnh bề mặt trái đất.
  8. IV. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP ĐỊA LÝ 10 - CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG Chương I : BẢN ĐỒ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA Lí TRấN BẢN ĐỒ Cõu 1: Trỡnh bày đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lớ trờn bản đồ mà em đó học? 1.Phương pháp kí hiệu: - Thường dùng để thể hiện các đối tượng phõn bố theo những điểm cụ thể như: Các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp… - Cỏc kớ hiệu được đặt chớnh xỏc vào vị trớ phõn bố của đối tượng trờn bản đồ. - Cỏc dạng kớ hiệu: Hỡnh học, chữ, tượng hỡnh - P2 kớ hiệu thể hiện vị trớ phõn bố, số lượng (qui mụ), cấu trúc, động lực phỏt triển của đối tượng. 2.Phương pháp kí hiệu đường chuyển động : - Dùng để thể hiện sự di chuyển của cỏc hiện tượng tự nhiờn & cỏc hiện tượng kinh tế-xó hội trờn bản đồ như hướng giú,dũng biển, cỏc luồng di dõn, sự vận chuyển hang hóa, Hnhf khách, đường hành quõn… - Thể hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ di chuyển của các đối tượng. 3.Phương pháp chấm điểm : - Dùng để thể hiện cỏc hiện tượng địa lý phõn bố phõn tỏn, lẻ tẻ (các điểm dân cư nông thôn, các cơ sở chăn nuôi…) bằng các điểm chấm trờn bản đồ. - Mỗi điểm chấm đều cú 1 giỏ trị (số lượng, chất lượng) nào đó. - Thể hiện được sự phõn bố, số lượng của đối tượng, hiện tượng địa lí. 4.Phương pháp bản đồ - biểu đồ : - Thể hiện giỏ trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lý trờn 1 đơn vị lónh thổ (đơn vị hành chớnh) bằng cỏch dựng biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lónh thổ đó. - Thể hiện được số lượng, chất lượng, cơ cấu của đối tượng. * Ngoài cỏc P2 trờn cũn cú cỏc P2 khỏc biểu hiện các đối tượng địa lý trờn BĐ: pp kí hiêu theo đường, pp đường đẳng trị, pp khoanh vựng, pp nền chất lượng,... Câu 2: Điền nội dung vào bảng sau:
  9. Phương pháp Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện Ví dụ Kí hiệu Là các đối tượng địa lí Vị trí, số lượng, cấu Điểm dân cư, hải +Kí hiệu hình phân bố theo những trúc, chất lượng và cảng, mỏ khoáng học. điểm cụ thể. động lực phát triển sản,... +Kí hiệu chữ. của đối tượng địa lí. +Kí hiệu tượng hình. Kí hiệu đường Là sự di chuyển của các Hướng, tốc độ, số Hướng gió, dòng chuyển động đối tượng, hiện tượng lượng, khối lượng biển, luồng di dân,... Địa lí. của các đối tượng di chuyển. Chấm điểm Là các đối tượng, hiện Sự phân bố, số lượng Số dân, đàn gia súc,... tượng địa lí phân bố của đối tượng, hiện phân tán, lẻ tẻ. tượng địa lí. Bản đồ, biểu đồ Là giá trị tổng cộng của Thể hiện được số Cơ cấu cây trồng, thu một hiện tượng địa lí lượng, chất lượng, nhập GDP của các trên một đơn vị lãnh thổ. cơ cấu của đối tỉnh, thành phố,... tượng. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG Cõu 1: Em hóy cho biết vai trũ của bản đồ trong học tập và đời sống? * Trong học tập : - Là phương tiện để học tập, rốn luyện cỏc kỹ năng địa lý - Biết sự phõn bố các đối tượng địa lý thụng qua bản đồ * Trong đời sống : - Là phương tiện sử dụng rộng rói trong đời sống hằng ngày. - Ngành sản xuất nào cũng cần đến bản đồ. - Quõn sự càng cần đến bản đồ Cõu 2: Em hóy cho biết những vấn đề lưu ý trong quỏ trỡnh sử dụng bản đồ , ỏtlỏt : 1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quỏ trỡnh sử dụng bản đồ , ỏtlỏt : - Chọn bản đồ phự hợp với nội dung (mục đích) cần tỡm hiểu (học tập). - Đọc bản đồ phải tỡm hiểu tỉ lệ của bản đồ và kớ hiệu trờn bản đồ.
  10. - Xác định phương huớng trờn bản đồ. 2. Hiểu mối quan hệ giữa cỏc yếu tố địa lớ trờn bản đồ, trong Atlat: Phải biết đặt cỏc yếu tố trờn bản đồ trong mối quan hệ với nhau khi đọc , giải thớch sự tồn tại cỏc yếu tố địa lý thụng qua bản đồ. Câu 3: Để trỡnh bày và giải thớch chế độ nước của một con sụng, cần phải sử dụng những bản đồ nào? - Bản đồ địa hỡnh - Bản đồ khớ hậu - Bản đồ sụng ngũi THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA Lí TRấN BẢN ĐỒ 1. Đọc bản đồ hỡnh 2.2 (SGK) - Tờn bản đồ: Bản đồ cụng nghiệp điện VN - Nội dung biểu hiện: cỏc nhà mỏy nhiệt điện, thủy điện, cỏc trạm biến áp, các đường dõy tải điện. Phương pháp biểu hiện: + PP ký hiệu: Nhiệt điện, thuỷ điện, trạm 200KV, 500KV + PP ký hiệu theo đường: đường dõy 220KV, 500KV + Khả năng biểu hiện: - Độ lớn, nhỏ của các nhà máy điện - Nhà máy đang hoạt động, đang xây dựng 2. Đọc bản đồ hỡnh 2.3 - Tờn bản đồ: Bản đồ giú và bóo ở VN - Nội dung biểu hiện: Cỏc loại gió, hướng giú, tần suất gió; hướng bóo, thỏng tỏc động, vùng tác động, tần suất - Phương pháp: + Phương pháp kí hiệu đường chuyển động : hướng giú , bóo Khả năng biểu hiện: Cỏc loại gió: mùa đông , mùa hè , tây nam Hướng cỏc loại giú Hướng di chuyển của bóo, tần suất tác tác động, thới gian tác động, vựng chịu tác động + Phương pháp ký hiệu: hoa giú 3. Đọc bản đồ hỡnh 2.4 - Tờn bản đồ: Bản đồ phõn bố dân cư châu Á
  11. - Nội dung biểu hiện: Sự phõn bố dân cư và các đô thị - Phương pháp biểu hiện: + PP chấm điểm: 1 chấm = 500000 người để biểu hiện sự phõn bố dân cư châu Á + PP ký hiệu: biểu hiện các đô thị lớn nhỏ ở châu Á thông qua kích thước ký hiệu. CHƯƠNG II. VŨ TRỤ . HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT ND1: VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT Câu 1: Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời? 1. Vũ Trụ - Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên hà. - Thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ. - Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất )gọi là Dải Ngân Hà. 2. Hệ Mặt Trời - Được hình thành cách đây 4,5 đến 5 tỉ năm, từ một đám mây khí và bụi khổng lồ. - Mặt Trời cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh nó và các đám bụi khí được gọi là hệ Mặt Trời. - Gồm 8 hành tinh: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh. - Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời lại vừa tự quay quanh trục theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.(trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh) 3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời a.Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời - Trái Đất là hành tinh thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời khoảng 149,6 triệu km. - Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được từ MTrơì một lượng bức xạ phù hợp, tạo điều kiện cho sự sống tồn tại và phát triển. b. Các chuyển động chính của Trái Đất - Chuyển động tự quay quanh trục: + Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ Tây- Đông. + Thời gian chuyển động một vòng quay quanh trục là 24 giờ (23h56’04’’). - Chuyển động xung quanh Mặt Trời.
  12. + Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip theo hướng Tây sang Đông. + Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ. + Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất không thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng. Cõu 2. Trỡnh bày cỏc hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và ảnh hưởng của chỳng tới lớp vỏ địa lớ. 1. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất a. Sự luân phiên ngày và đêm. - Trái đất hỡnh cầu nờn chỉ một nửa Trái Đất được chiếu sỏng cũn nửa kia khụng được chiếu sỏng. Nửa trái đất được chiếu sỏng là ban ngày, cũn một nửa không được chiếu sáng là đêm. - Do trái đất tự quay quanh trục nờn mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sỏng rồi lại chỡm vào búng tối gõy lờn hiện tượng luõn phiên ngày, đêm. b. Giờ trênTrái Đất và đường chuyển ngày quốc tế. - Giờ địa phương (giờ Mặt Trời): Các địa điểm thuộc cỏc kinh tuyến khỏc nhau sẽ nhỡn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau do đó có giờ khỏc nhau. - Để tiện cho tớnh giờ và giao dịch quốc tế người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 mỳi giờ, mỗi mỳi rộng 15 độ kinh tuyến, các địa phương nằm trong cựng mỳi giờ sẽ thống nhất 1 giờ gọi là giờ mỳi. Giờ ở mỳi số 0 sẽ được lấy làm giờ quốc tế (GMT). - Đường chuyển ngày quốc tế: Lấy kinh tuyến 180 độ qua mỳi giờ số 12 trên TBD làm đường chuyển ngày quốc tế. + Nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua kinh tuyến 180 độ thỡ lựi lại 1 ngày lịch. + Nếu đi từ phía Đông sang phía Tây qua kinh tuyến 180 độ thỡ cộng thờm 1 ngày lịch. c. Sự lệch hướng chuyển động của cỏc vật thể. - Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khỏc nhau trờn bề mặt Trái Đất (trừ 2 cực) đều cú vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ Tây sang Đông. Lực làm lệch hướng gọi là lực Cụriụlớt. - Hướng lệch: BBC lệch về bờn phải theo hướng chuyển động. NBC lệch về bên trái theo hướng chuyển động. 2. Ảnh hưởng của cỏc hệ quả tới lớp vỏ địa lớ. - Nhiệt độ không khí hàng ngày không quá cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm nhỏ.
  13. - Tạo ra một chu kỡ cơ bản vận động, thay đổi cỏc tớnh chất vật lớ - húa học của vật chất trong vỏ địa lớ. - Làm đa dạng, phức tạp thờm cỏc vận động của vỏ địa lớ (Cụriụlit) Cõu 3. Khoảng cỏch và vị trớ giữa Mặt Trời và Trái Đất cú ý nghĩa và ảnh hưởng gỡ trong đời sống? - Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong Hệ Mặt Trời, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời khoảng 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được từ MTrơì một lượng bức xạ phù hợp, tạo điều kiện cho sự sống tồn tại và phát triển. - Nếu TĐất ở điểm cận nhật (3/1) thì lực hút của Mặt Trời đến TĐất là lớn nhất, lúc đó tốc độ chuyển động của TĐất quanh Mặt Trời là 30,3 km/s. - Nếu TĐất ở điểm viễn nhật (5/7) thì lực hút của Mặt Trời đến TĐất là nhỏ nhất, lúc đó tốc độ chuyển động của TĐất quanh Mặt Trời là 29,3 km/s. - Nếu Mặt Trời nằm ở vị trí thẳng hàng Mặt Trăng và TĐất thì thủy triều lớn nhất (triều cường). - Nếu Mặt Trời nằm ở vị trí vuông góc với Mặt Trăng và TĐất thì thủy triều nhỏ nhất (triều kém). Cõu 4. Nếu Trái Đất tự quay theo chiều ngược lại thỡ hiện tượng gỡ sẽ xảy ra? - Cỏc hiện tượng vẫn diễn ra nhưng ngược hướng - Sự luân phiên ngày – đêm: Các địa phương phía Tây có ngày, giờ sớm hơn phía Đông. - Giờ và đường chuyển ngày: + Mỳi giờ được đánh số theo chiều ngược lại. + Quy ước đổi ngày: Đông => 1800 => Tõy: lựi 1 ngày, từ Tõy => 1800 => Đông: tăng 1 ngày lịch. + Sự lệch hướng chuyển động của cỏc vật thể: bỏn cầu Bắc lệch trỏi, bỏn cầu Nam lệch phải so với hướng xuất phát => hướng giú, dũng chảy, đường đạn, sự mài mũn cỏc dũng song sẽ trái ngược với hiện nay. Cõu 5. Chứng minh sự tác động của lực Côriôlit đến cỏc dũng biển và dũng chảy của sụng? * Tác động đến cỏc dũng biển: - Những dũng biển chảy từ xích đạo về phớa Bắc (Gơn-xtrim, Bắc Đại Tây Dương, Bắc Thỏi Bỡnh Dương,…) đều bị lệch sang phía Đông và chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.
  14. - Những dũng biển chảy từ xích đạo về phớa Nam càng chảy về phớa Nam càng lệch về phía Đông đến vĩ tuyến 40-500Nam thỡ lệch hẳn về phía Đông. - Cỏc dũng biển từ phía Đông chảy về phớa Tõy dọc xích đạo, ở các đại dương càng về phớa Tõy càng tỏa rộng ra. Phần trên xích đạo cỏc nhỏnh bị lệch về phải chảy lờn phớa Bắc. Phần dưới xích đạo lệch về trỏi và chảy về phớa Nam. * Tác động đến cỏc dũng chảy sụng: Trong mỗi con sụng ở Bỏn cầu Bắc, ỏp lực của con sụng bờn bờ phải của sụng mạnh hơn so với bờ trỏi, cũn ở Bỏn cầu Nam thỡ ngược lại. Cỏc bài tập tớnh giờ Cõu 1. Dựa vào lược đồ cỏc khu vực giờ trờn thế .Hóy hoàn thành bảng tớnh giờ tại các địa phương sau đây. Niu Iooc Luân Đôn Hà Nội Tụ Ki ụ 9 giờ 12 giờ 15 giờ 0 giờ Cõu 2. Một trận bóng đá World Cup 2010 diễn ra giữa Nam Phi và Mexico lỳc 21 giờ ngày 11/6/ 2010 theo giờ Việt Nam (Việt Nam 1050Đ). Tính giờ truyền hỡnh trực tiếp tại cỏc quốc gia sau: Vị trớ Ấn Độ Trung Quốc LB. Nga Australia Hoa Kỡ Kinh độ 750Đ 1200Đ 450Đ 1500Đ 1200T Giờ Ngày/thỏng Cõu 3. Một trận bóng đá của giải vô địch thế giới ở Hàn Quốc diễn ra lỳc 13 giờ ngày 01 – 06 – 2002, được truyền hỡnh trực tiếp. Tớnh giờ truyền hỡnh trực tiếp tại các kinh độ ở cỏc quốc gia sau đây: Vị trớ Hàn Quốc Việt Nam Anh LB. Nga Australia Ac hen tina Hoa Kỡ Kinh độ 1200Đ 1050Đ 00 450Đ 1500Đ 600T 1200T
  15. Giờ 13 Ngày, 01/6 thỏng Cõu 4. a. Một trận bóng đá ở Anh được tổ chức vào lỳc 15 giờ ngày 08 – 03 – 2004, được truyền hỡnh trực tiếp. Tớnh giờ truyền hỡnh trực tiếp tại các kinh độ ở cỏc quốc gia trong bảng sau đây: Vị trớ Việt Nam Anh LB. Nga Australia Hoa Kỡ Kinh độ 1050Đ 00 450Đ 1500Đ 1200T Giờ 15 Ngày, 08 - 3 thỏng b.Ở Việt Nam vào giờ nào trong ngày 08 – 3 thỡ cỏc đại điểm khác trên Trái Đất có cùng ngày 08–3 nhưng giờ lại khỏc nhau ? Giải thớch tại sao Cõu 5. Một bức điện được đánh đi từ TP. Hồ Chớ Minh (mỳi giờ số 7 ) đến Pa ri (mỳi giờ số 0 ) hồi 2 giờ sỏng ngày 01–01-2001, hai giờ sau thỡ trao cho người nhận, hỏi lúc đó là mấy giờ ở Pa ri ? Cõu 6. a. Một bức điện được đánh từ Hà Nội (mỳi giờ số 7 ) đến Niu Iooc (mỳi giờ số 19) hồi 9 giờ ngày 02/3/2011, một giờ sau thỡ trao cho người nhận,lúc đó là mấy giờ và ngày nào ở Niu Iooc ? b. Điện được trả lời đánh từ Niu Yooc hồi 1 giờ ngày 02/3/2010, một giờ sau thỡ trao cho người nhận,lúc đó là mấy giờ và ngày nào ở Hà Nội. Cõu 7. Một Hội nghị được tổ chức ở nước Anh vào lỳc 20 giờ ngày 20/10/2006 thỡ ở Hà Nội (Việt Nam) Newdeli (Ấn Độ) và Oasinton ( Hoa Kỳ) là mấy giờ ? Biết rằng Anh mỳi giờ 0, Hà Nội mỳi giờ 7, Newdeli mỳi giờ 5 và Oasinton mỳi giờ 19.
  16. Vị trớ Anh Việt Nam Ấn Độ Hoa Kỡ Mỳi giờ 0 7 5 19 Giờ 20 Ngày/thỏng 20/10/2006 Cõu 8. Một mỏy bay cất cỏnh tại sõn bay Tân Sơn Nhất lúc 6h ngày 01/03/2006 đến London sau 12h bay, mỏy bay hạ cỏnh. Tớnh giờ mỏy bay hạ cỏnh tại London thỡ tương ứng là mấy giờ và ngày nào tại các điểm sau: Vị trớ Tokyo New Delhi Sydney Washington Los Angeless Kinh độ 1350Đ 750Đ 1500Đ 750T 1200T Giờ Ngày Cõu 9. Một trận bóng đá giao hữu giữa hai đội Phỏp và Brasil diễn ra lỳc 19 giờ 45 phút ngày 28 tháng 2 năm 2006 tại Brasil (kinh độ 450T). Các nước đều cú truyền hỡnh trực tiếp trận đấu này, hóy tớnh giờ truyền hỡnh trực tiếp ở các nước sau: Nước Kinh độ Nước Kinh độ Việt Nam 1050Đ Achentina 600T Anh 00 Nam Phi 300Đ LB Nga 450Đ Gambia 150T Hoa Kỳ 1200T Trung Quốc 1200Đ Cõu 10. Một trận bóng đá giao hữu giữa hai đội Hà Lan và Brasil diễn ra lỳc 19 giờ ngày 28 thỏng 2 năm 2006 tại Brasil (kinh độ 450T), được truyền hỡnh trực tiếp. Hóy tớnh giờ truyền hỡnh trực tiếp ở các nước trong bảng sau: Vị trớ Việt Buenos Anh Bắc Kinh Moscow Nam Gambia Los Nam Aires Phi Angeles Kinh độ 1050Đ 600T 00 1200Đ 450Đ 300Đ 150T 1200T Giờ Ngày - thỏng
  17. ND2: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT Cõu 1 : Trỡnh bày hệ quả của chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất? * Chuyển động xung quanh Mặt Trời. + Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip theo hướng Tây sang Đông. + Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ. + Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất không thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng. * Hệ quả 1. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời - Chuyển động biểu kiến là chuyển động nhỡn thấy nhưng ko có thực - Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời : là chuyển động không có thực của Mặt Trời giữa hai chí tuyến Bắc và Nam. (Vẽ hỡnh SGK) + Vựng nội chớ tuyến cú hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh (ở đỉnh đầu vào lúc 12h trưa). + Khu vực giữa 2 chớ tuyến cú 2 lần mặt Trời qua thiên đỉnh / năm. + Tại chớ tuyến Bắc và chớ tuyến Nam chỉ cú 1 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh/ năm. + Vựng ngoại chớ tuyến khụng cú hiện tượng Mặt Trời qua thiên đỉnh. - Nguyờn nhõn: Khụng phải do Mặt Trời chuyển động mà là do Trái Đất chuyển động qunh Mặt Trời. Trong khi chuyển động, trục Trái Đất luụn nghiờng so với mặt phẳng quỹ đạo một gúc 66033’ và không đổi phương. 2. Các mùa trong năm: * Mựa là một phần thời gian của năm nhưng có những đặc điểm riờng về thời tiết, khớ hậu. * Nguyờn nhõn: Do chuyển động quanh Mặt Trời và trục nghiêng trên hoàng đạo của Trái Đất làm cho cỏc khu vực trên Trái Đất núng lạnh tuần hoàn thay đổi trong năm sinh ra các mùa. * Cỏch chia mựa: - Chia 2 mựa núng và lạnh: + Sau 21/3 đến trước 23/9 Bỏn cầu Bắc cú mựa núng (Bỏn cầu Nam cú mựa lạnh). + Sau 23/9 đến trước 21/3 năm sau Bán cầu Bắc cú mựa lạnh (Bỏn cầu Nam cú mựa núng).
  18. - Theo dương lịch: cú 4 mựa: Tại Bỏn cầu Bắc + Mựa Xuõn: bắt đầu từ 21/3 đến 22/6 + Mựa hạ: bắt đầu từ 22/6 đến 23/9 + Mựa thu: bắt đầu từ 23/9 đến 22/12 + Mùa đông: bắt đầu từ 22/12 đến 21/3 - Theo âm – dương lịch: thời gian bắt đầu và kết thỳc của mỗi mựa sớm hơn dương lịch 45 ngày. 3. Ngày đêm dài ngắn theo mựa và theo vĩ độ - Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục của Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên tùy vị trí Trái Đất trờn quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Mùa theo dương lịch và độ dài ngày, đêm ở hai bỏn cầu trái ngược nhau. - Ngày đêm dài ngắn theo mựa : + Mựa xuõn và mựa hạ: ngày dài hơn đêm. + Mùa thu và mùa đông: ngày ngắn hơn đêm + Ngày 21-3 và 23-9 có ngày dài bằng đêm ở khắp nơi trên Trái Đất - Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ: + Xích đạo: ngày = đêm, càng xa xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. + Từ vũng cực đến cực cú ngày hoặc đêm 24 giờ. Càng gần cực, số ngày đêm đó càng tăng. Riờng 2 cực cú ngày hoặc đêm dài 6 tháng. Cõu 2: Những vị trớ nào ở bề mặt Trái Đất cú hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông, lặn chớnh Tõy? Hiện tượng này xuất hiện vào ngày nào trong năm? - Hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn là chuyển động biểu kiến diễn ra hàng ngày, đó là hệ quả chuyển động tự quanh của Trái Đất. Tuy nhiờn khụng phải tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều quan sỏt thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chớnh Tõy. - Đứng ở bề mặt đất nhỡn về phương Bắc, dang 2 tay ra hai bờn, tay phải người quan sát là hướng Đông, tay trái người quan sát là hướng Tõy. Khi Mặt Trời mọc chính Đông vào sáng sớm và lặn chớnh Tõy vào chiều tà thỡ lỳc giữa trưa 12h Mặt Trời phải ở đỉnh đầu người quan sỏt. - Khu vực Mặt Trời lên thiên đỉnh mới thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chớnh Tõy chỉ trong khu vực nội chớ tuyến. Hiện tượng này chỉ đúng vào ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh mới nhỡn thấy.
  19. - Tại Xích đạo: thấy 2 ngày Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chớnh Tõy. (Ngày Xuõn phõn và Thu phõn) - Ở chớ tuyến Bắc: chỉ xảy ra 1 ngày (Hạ chớ 22/6) - Ở chớ tuyến Nam: chỉ xảy ra 1 ngày (Đông chí 22/12) - Những địa điểm khỏc ở trong vựng nội chớ tuyến sẽ cú 2 ngày quan sỏt thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chớnh Tõy là 2 ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại địa điểm đó. - Vựng ngoại chớ tuyến khụng bao giờ cú hiện tượng này. Cõu 3: Nếu trong quỏ trỡnh chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất, trục Trái Đất vuụng gúc với mặt phẳng quỹ đạo thỡ hiện tượng gỡ sẽ xảy ra? - Gúc nhập xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất luụn cố định không thay đổi ở từng vùng (Xích đạo về cực) - Ngày, đêm trên Trái Đất ở mọi nơi trên Trái Đất dài bằng nhau. - Từng vựng: + Nhiệt đới: Khớ hậu khụng cú sự thay đổi gỡ so với hiện nay (luụn luụn núng). + Ôn đới: Quanh năm có khí hậu như mùa xuân. + Vựng cực: Quanh năm có ánh sáng và khí hậu bớt khắc nghiệt hơn. Cõu 4: Nếu Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không tự quay quanh trục của nú thỡ sẽ cú hiện tượng gỡ xảy ra trờn bề mặt Trái Đất? Trả lời: - Trái Đất vẫn có ngày và đêm - Độ dài ngày và đêm bằng 1 chu kỳ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời - Ngày rất nóng, đêm rất lạnh - Sẽ cú sự chờnh lệch về khớ ỏp, gõy nờn những luồng giú mạnh. - Trái Đất khụng cú sự sống. Cõu 5. Tại sao sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại tạo ra các mùa trong năm? Vỡ: - Trong suốt quỏ trỡnh chuyển động của trái đất trờn quỹ đạo quanh mặt trời, trục của trái đất luôn nghiêng và không đổi phương nờn sẽ cú thời kỡ BCB hoặc BCN nghiờng về phớa mặt trời nhiều hơn. - Bỏn cầu nào nghiờng về phớa mặt trời nhiều hơn sẽ nhận được lượng nhiệt nhiều hơn, tạo ra hiện tượng mựa khỏc nhau giữa hai bỏn cầu. Cõu 6. Giải thích câu : “ Đêm tháng năm chưa nằm đó sỏng Ngày tháng mười chưa cười đó tối ” í nghĩa? Cõu này đúng ở khu vực nào ? Những nơi nào ko đúng? Giải thớch?
  20. * í nghĩa: - Đêm tháng năm chua nằm đó sỏng: Nghĩa là ngày dài đêm ngắn - Ngày tháng mười chưa cười đó tối: Nghĩa là ngày ngắn đêm dài (Ông bà Thường dựng õm lịch, nờn thỏng 5 õm lịch khoảng tháng 6,7 dương lịch, thỏng 10 õm lịch khoảng tháng 11,12 dương lịch ). - Nơi đúng: Bán cầu Bắc - Những nơi không đúng: Xích đạo luôn có ngày và đêm dài bằng nhau Bỏn cầu Nam: hiện tượng ngược lại. * Giải thớch: - Trong khi chuyển động xung quanh Mặt Trời do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương, nên tùy vị trớ của Trái Đất trờn quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa: mùa hè ngày dài, đêm ngắn. Mùa đông: ngày ngắn, đêm dài. - Tháng 6 rơi vào mùa hè ở Bỏn cầu Bắc và mùa đông ở bỏn cầu Nam. Tháng 12 rơi vào mùa đông ở Bỏn cầu Bắc và mựa hố ở bỏn cầu Nam. - Việt Nam ở Bỏn cầu Bắc trong vựng nội chớ tuyến. Câu nói trên đúng ở Việt Nam và Bỏn cầu Bắc, cũn ở bỏn cầu Nam không đúng. Riờng ở xích đạo ngày và đêm luôn dài bằng nhau trong suốt năm. Chương III : CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT . CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA Lí CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HèNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT Cõu 1: Lập bảng so sỏnh cỏc lớp cấu tạo của Trái Đất? Lớp Tầng Độ dày Đặc điểm Vỏ 70 km ở lục địa - Là lớp vỏ cứng, mỏng. Trái 5 km ở đại - Cấu tạo bởi các 3 tầng đá khác nhau: tầng Đất dương trầm tích dày 0-15km không lien tục, tầng granit, tầng ba dan. - Phõn chia thành 2 kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương. Man Man ti trờn Độ sâu 700 km Vật chất ở trạng thỏi quỏnh dẻo, tầng trờn ti cựng vật chất rất cứng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2