intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập phần đọc - hiểu văn bản theo hướng thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là Nâng cao hiệu quả học tập và giúp các em lấy được điểm tối đa ở phần đọc - hiểu văn bản theo hướng thi THPT Quốc gia. Ổn định tâm lý giảm bớt tâm lý căng thẳng thi cử cho các em. Giúp các em hình thành phương pháp tự học, tự sáng tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập phần đọc - hiểu văn bản theo hướng thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn

  1.                   SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH – NGA SƠN                                                             SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                         HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12  ÔN TẬP PHẦN ĐỌC ­ HIỂUVĂN BẢN THEO HƯỚNG THI THPT  QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN                Họ tên:                    Trần Xuân Thành Chức vụ:                 Giáo viên  SKKN thuộc môn:  Ngữ Văn
  2. THANH HÓA, NĂM 2015                           2                     
  3. A/PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài                      Theo hướng dẫn thi THPT Qu ốc gia năm 2014­2015, trong cấu trúc của một   đề thi có một phần dành cho việc đọc­ hiểu văn bản nhằm đánh giá năng lực của học sinh.  Như vậy đọc­ hiểu văn bản là một phần không thể thiếu trong bài thi của học sinh. Đọc­   hiểu đòi hỏi các em phải biết tổng hợp kiến thức, phát hiện, nhận biết kiến thức và vận   dụng kiến thức đã học để giải quyết một bài tập cụ thể. Do đó học sinh đang còn rất lúng  túng, thậm chí chưa hình thành được kỹ  năng, phương pháp khi giải những bài tập thuộc   dạng này.                   Mặt khác, đối với  học sinh thi cử luôn là một áp lực gây căng thẳng tâm lí cho   các em, đặc biệt là học sinh lớp 12.Thông thường các em lớp 12 đã có những tiếp thu căn  bản trong quá trình học song thời gian chia đều cho nhiều môn thi muốn để có kết quả cao   không phải là bài toán đơn giản.Vấn đề  đặt ra là mỗi người thầy trong quá trình hướng  dẫn cho các em ôn thi cần phải có một phương pháp thiết thực để các em ôn tập đạt được   hiệu quả cao nhất.                  Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ  văn và hướng dẫn cho các em ôn tập có  nhiều phương pháp được áp dụng và mỗi phương pháp đều có những  ưu điểm, nhược   điểm nhất định. Song tôi thấy hiệu quả  nhất vẫn là phương pháp hướng dẫn ôn tập cho  học sinh theo cấu trúc đề  thi. Theo cấu trúc đề  thi mà Bộ  GD& ĐT hướng dẫn ôn thi  THPT Quốc gia gồm có hai phần: đọc ­ hiểu văn bản và xây dựng văn bản. Điểm dành  cho đọc ­ hiểu là 3 điểm chiếm số lượng điểm không nhỏ trong bài thi. Đọc­ hiểu văn bản  thực ra là để đánh giá kỹ năng tổng hợp của học sinh. Phần này rất dễ lấy được điểm tối  đa nếu có một kiến thức, phương pháp và kỹ  năng chắc chắn và biết cách trình bày hợp   lý.Tuy nhiên trên thức tế cho thấy có rất ít học sinh được điểm tối đa ở câu hỏi này.                 Ôn tập theo cấu trúc đề thi là cần thiết nhưng trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ  tập trung vào việc hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập phần đọc hiểu văn bản. 2. Mục đích nghiên cứu         Dựa trên kết quả thực tế qua các kỳ thi khảo sát chất lượng THPT Quốc gia  trường   tôi đã tổ chức. Mặt khác dựa theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở để  đề  ra cách thức tiến   hành năm mục đích: + Nâng cao hiệu quả học tập và giúp các em lấy được điểm tối đa ở phần đọc ­ hiểu văn   bản theo hướng thi THPT Quốc gia.                           3                     
  4. + Ổn định tâm lý giảm bớt tâm lý căng thẳng thi cử cho các em. + Giúp các em hình thành phương pháp tự học, tự sáng tạo. 3. Đề tài nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ­ Đề tài nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh lớp 12 kỹ năng làm bài tập phần đọc­ hiểu văn  bản theo hướng thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. ­ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 12 năm học 2014­2015 mà tôi là người trực tiếp   giảng dạy, đặc biệt là học sinh có học lực trung bình và yếu 4. Phương pháp nghiên cứu. ­ Phương pháp qua sát thực tế ­ Phương pháp nghiên cứu qua  sản phẩm: bài làm và thống kê điểm của học sinh.                                                      B/ PHẦN NỘI DUNG:  I. Những cơ sở của việc hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập phần đọc­ hiểu văn bản   theo hướng thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.  1. Cơ sở nhận thức .                     Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người nhưng sự phản   ánh này không phải là sự  đơn giản, thụ  động mà là quá trình biện chứng dựa trên hoạt  động tích cực của chủ thể trong quan hệ đối với khách thể. Nhưng không phải con người  nào cũng đều là chủ  thể của nhận thức.Con người trở thành chủ  thể  khi nó tham gia vào   hoạt động xã hội nhằm biến đổi nhận thức khách thể.Trong nhà trường, học sinh chính là  chủ thể của hoạt động nhận thức; còn khách thể chính là những tri thức kinh nghiệm.Theo   cơ sở triết học: con người tự làm ra mình bằng chính hoạt động của mình nhưng cái quan  trong là làm ra cái đó như thế nào vào bằng cách nào? Từ cơ sở ấy chúng ta có thể nói một  cách đơn giản các em học sinh lớp 12 không phải chỉ đơn giản là ôn cái gì mà điều quan  trọng là ôn như thế nào?                Mặt khác, căn cứ vào văn bản hướng dẫn, chỉ thị hướng dẫn thi cử của Bộ GD   &ĐT, Sở GD &ĐT Thanh Hóa ban hành, đặc biệt là căn cứ vào đề thi mẫu môn Ngữ văn   năm 2015 của Bộ đăng tải trên các báo và intrenet làm cơ sở để tôi hướng dẫn ôn tập cho   học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn.                Đọc­ hiểu văn bản đòi hỏi cần phải hình thành được kỹ năng nếu không khó có   thể  đạt được điểm tối đa  ở  câu hỏi này. Mặt khác nếu mất điểm ở  phần này, các phần  khác khó có thể đạt được điểm tối đa nên điểm tổng của toàn bài sẽ thấp.                           4                     
  5.               Qua kết quả thức tế mà tôi thống kê, tỷ lệ điểm ở phần này đạt được điểm tối đa  không cao.Vấn đề đặt ra cần phải có một cách hướng dẫn cụ thể mang tính khoa học để  giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thi cử.  II. Nội dung hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài tập phần đọc­ hiểu văn bản theo  hướng thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. 1.  Cấu trúc của một bài tập đọc­ hiểu trong đề thi THPT Quốc gia.        Thông thường một bài tập đọc­ hiểu văn bản gồm 2 phần:      Phần 1:  Đưa ngữ liệu.  + Tùy thuộc vào người ra đề mà ngữ liệu đọc ­ hiểu có thể lựa chọn là văn bản như thế  nào. Tuy nhiên, thông thường ngữ liệu đưa ra phải có dung lượng ngắn gọn thuộc thơ, văn  xuôi hay là một văn bản nhật dụng được lấy từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. + Ngữ liệu văn bản phần lớn rơi trọng tâm vào các văn bản thuộc các đoạn thơ, đoạn văn  xuôi đặc sắc trong SGK Ngữ văn 12. Cũng có thể lấy ngữ liệu văn bản  từ SGK Ngữ văn  lớp 10, 11, tập trung các chủ đề về đất nước, quê hương ( thiên nhiên, lòng yêu nước) +  Ngoài ra văn bản ngoài chương trình: cho HS làm quen tất cả  các văn bản thuộc các   phong cách ngôn ngữ  đã học (Phong cách ngôn ngữ  khoa học; nghệ thuật; báo chí; chính   luận…)            Phần 2: Đưa các câu hỏi yêu cầu trả lời. + Câu hỏi được cấu trúc theo nhiều cấp độ khác nhau. + Được bố  trí, sắp xếp theo ma trận với nhiều mức độ: từ  nhận biết phát hiện vấn đề  đến thông hiểu để  từ  đó đi đến vận dụng kiến thức làm bài tập.Vận dụng đôi khi còn   được chia ra làm hai cấp độ vận dụng thấp và vận dụng cao. 2. Những đơn vị kiến thức cần nắm vững và vận dụng trong bài tập đọc­ hiểu trong  đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.            Như trên đã nói sau khi lựa chọn và đưa ra ngữ liệu cho bài tập đọc­ hiểu, người ra   đề  đưa ra yêu cầu cho việc đọc­ hiểu bằng một hệ  thống câu hỏi được sắp xếp theo  nhiều cấp độ. Tuy nhiên thông thường có các dạng câu hỏi như sau:                           5                     
  6. 2.1 Dang câu hỏi về các phương thức biểu đạt. Ví dụ: Ai  ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường thấy có một cô gái ngồi   quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù  quay sợi, thái   cỏ  ngựa, dệt vải, chẻ  củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô  ấy cũng cúi mặt, mặt   buồn rười rượi. Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho   muối về bán, giầu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế   thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới   rõ cô ấy không phải con gái thống lý: cô  ấy là vợ  A Sử, con trai thống lý. Mỵ về làm dâu   nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, không nhớ, cũng không ai nhớ. Những người nghèo   ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mỵ về làm người nhà quan thống lý.                                                                   (Trích Vợ chồng A Phủ ­ Tô Hoài)                         Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?       Để trả lời được ở dạng câu hỏi như trên người giáo viên cần phải ôn lại cho các HS   của mình nắm được các phương thức biểu đạt của văn bản như sau : STT     Kiểu văn bản Đặc điểm của phương thức biểu đạt    Là việc trình bày một chuỗi các sự  việc, sự  việc này dẫn đến sự  việc kia và kết thúc mang  1 Tự sự một ý nghĩa.    Vẽ  lại bằng ngôn từ, làm cho sự  vật hiện lên  sinh động với những chi tiết về  hình dáng, kích  thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh…như  nó  2 Miêu tả vốn có trong cuộc sống. Người đọc (người nghe)  như  được nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy…đối  tượng được miêu tả. Bày tỏ  tư  tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ… của   mình   trước   một   đối   tượng   nhất   định   như  3 Biểu cảm cảnh vật, con người, những vấn đề  trong cuộc  sống hay những hình tượng nghệ thuật 4 Nghị luận   Dùng lí lẽ  và dẫn chứng để  làm snags tỏ  một   quan   điểm,   một   tư   tưởng   nhằm   thuyết   phục                             6                     
  7. người   đọc   hoặc   người   nghe   đồng   ý   với   quan  điểm của mình.  Giới   thiệu   về   đặc   điểm,   tính   chất,   phương  pháp…khi thuyết minh về  một  đối tượng, làm  5 Thuyết minh cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ  dàng,  hứng thú. Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể  hiện  6 Hành chính ­ công vụ: quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người. 2.2  Dạng câu hỏi về các loại phong cách ngôn ngữ .              Trong cấu trúc của câu hỏi của bài tập đọc­ hiểu có thể xuất hiện dạng câu hỏi   về các loại  phong cách ngôn ngữ. Cho nên thi hướng dẫn HS ôn tập và hình thành kỹ năng   đọc hiểu  GV cần yêu cầu học sinh cần nắm vững 6 loại phong cách ngôn ngữ. a. Phong cách ngôn ngữ  sinh hoạt:  Phong cách được dùng trong sinh hoạt hàng ngày  không quy định chặt chẽ về cách nói năng, cử chỉ, điệu bộ, lời nói, có thể nói lái, nói tiếng  lóng… không mang tính nghi thức, nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm với người thân, bạn   bè…   b. Phong cách ngôn ngữ  nghệ  thuật:  Sử  dụng trong lĩnh vực nghệ  thuật, được dùng  rộng rãi trong các sáng tác văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn   nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ  được tổ  chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh   luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật ­ thẩm mĩ c. Phong cách ngôn ngữ  khoa học: Sử  dụng trong các lĩnh vực khoa học, trong lĩnh vực  nghiên cứu, học tập, phổ  biến khoa học. Là phong cách ngôn ngữ  đặc trưng diễn đạt  chuyên môn sâu của những người làm công tác khoa học. d. Phong cách hành chính ­ công vụ: Phong cách này dùng trong giao tiếp giữa Nhà nước  và nhân dân, nhà nước này với nhà nước khác, giữa cơ quan với cơ quan. e. Phong cách ngôn ngữ  chính luận:  Nghị  luận về  vấn đề  chính trị. Có lập luận chặt   chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. g. Phong cách ngôn ngữ báo chí ( Báo ­ công luận): Đòi hỏi tính thời sự, chính xác, logic,   ngắn gọn, thu hút sự chú ý của người đọc                            7                     
  8. Ví dụ  Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về  bến, người trong   xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được   đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ   lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối  ấy của họ. Một người thở  dài.   Người khác khẽ thì thầm hỏi: ­ Ai đấy nhỉ? ... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên? ­ Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu. ­ Quái nhỉ? Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc: ­ Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn   thẹn hay đáo để. ­ Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ  đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua   được cái thì này không? Họ cùng nín lặng.                                     (Trích Vợ nhặt – Kim Lân)         Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?  2.3  Dạng câu hỏi tìm nội dung chính của văn bản.        Cấu trúc của bài tập đọc ­ hiểu dường như  bao giờ  cũng có câu hỏi yêu cầu tìm nội   dung chính của văn bản. Để trả lời được dạng câu hỏi này GV cần ôn lại cho HS tri thức   về văn bản, chủ yếu là văn bản văn học. Mặt khác yêu cầu các em cần căn cứ vào thực tế  văn bản để từ đó xác định.       Ví dụ               “Người đứng trên đài, lặng phút giây              Trông đàn con đó, vẫy hai tay              Cao cao vầng trán... Ngời đôi mắt               Độc lập bây giờ mới thấy đây!”                                                                       ( Trích Theo chân Bác­Tố Hữu) Câu hỏi đặt ra là: nội dung chính của đoạn thơ là gì?                            8                     
  9.                 Học sinh có thể dễ dàng xác định nội dung chính của đoạn thơ : Nhà thơ Tố Hữu   đã viết về giây phút xúc động thiêng liêng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đọc bản “Tuyên   ngôn Độc lập”. Hay thêm một ví dụ khác. Ví dụ.                                 “Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân                                 Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại                                 Dạy anh biết " yêu em từ thuở trong nôi"                                 Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội                                 Biết trồng tre đợi ngày thành gậy                                 Đi trả thù mà không sợ dài lâu                                 Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu                                 Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát                               Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác                               Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”.             ( Trích “Đất nước”­ Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)       Người ra đề có thể yêu cầu : Nêu ý chính của đoạn thơ  trên.  2.4  Dạng câu hỏi về các biện pháp tu từ.  Hỏi về biện pháp tu từ là người ra đề yêu cầu HS đánh giá về các biện pháp nghệ thuật  và hiệu quả của nó trong việc thể hiện nội dung của văn bản. Có nhiều biện pháp tu từ: + Biện pháp tu từ ngữ âm. + Biện pháp tu từ về từ.  + Biện pháp tu từ cú pháp  Tuy nhiên, GV cần hướng dẫn cho các HS đặc biệt chú ý đến các biện pháp tu từ về từ.   Cụ thể là các biện pháp sau đây: +  So sánh:  So sánh là sự  đối chiếu giữa các sự  vật để  làm nổi bật sự  giống và khác  nhau.Khi phân tích hiệu quả  của biện pháp này cần chú ý đến sự  vật so sánh và sự  vật   được so sánh. ­ Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác dựa trên sự  liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự  diễn đạt. ­ Hoán dụ: Là gọi tên sự  vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự  vật, hiện tượng,   khái niệm có quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật.                           9                     
  10. ­  Ngoài ra cần chú ý đến một số  các biện pháp khác như: Điệp từ, điệp ngữ, Liệt   kê, Đối lập   2.5. Dạng câu hỏi về từ vựng.      Câu hỏi đặt ra trong bài tập đọc­ hiểu vô cùng phong phú, đa dạng có khi là câu hỏi về  cấp độ từ  ngữ. Ỏ cấp độ  từ GV hướng dẫn học sinh ôn tập không nên đi vào tìm hiểu ở  phương diện cấu tạo theo kiểu cấu tạo thì có: Từ đơn và từ phức + Từ đơn gồm: Từ đơn đơn âm tiết và từ đơn đa âm tiết + Từ phức gồm: Từ láy và từ ghép. + Cần đặc biệt chú ý đến nghĩa của từ và đánh giá hiệu quả nghệ thuật của từ trong mục   đích sử dụng của người viết. Ví dụ                                   “Tôi trong suốt giữa đôi bờ hư thực                                   giữa bà tôi và tiên phật thánh thần                                   cái năm đói củ giong riềng luộc sượng.                                   cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm                                   Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất                                   đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền                                   Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết                                    bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn?”                                                                                        ( Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy)  Câu hỏi có thể hỏi là: Từ “trong suốt” có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh nhà  thơ  khi nhớ  lại tuổi thơ của mình? Với cách hỏi như  vậy GV cần cho học sinh tìm hiểu   nghĩa của từ  “trong suốt” là gì? Tác giả  sử  dụng từ  này để  biểu đạt điều gì? Hiệu quả  nghệ thuật của nó ra sao? Hay trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có câu “Doanh trại   bừng lên hội đuốc hoa”.  Đêm liên hoan lửa trại được nhà thơ  cảm nhận theo một cách   riêng, đáng chú ý là việc sử dụng chữ  bừng. Bừng không chỉ hiểu đơn giản là bừng tỉnh,  bừng sáng, tưng bừng, mà bừng còn có nghĩa là mở ra một không gian mới khác lạ. Không  còn cái khúc khuỷu, thăm thẳm của đèo cao, vực sâu, không còn cái oai linh gầm thét của  rừng thiêng xứ  lạ  nữa. Những cuộc hành quân gian nan, vất vả  hết ngày này sang ngày                            10                     
  11. khác của các chiến sĩ nay bỗng có những giờ  phút tưng bừng, nhộn nhịp, sôi động trong   tình quân dân gắn bó. 2.6.  Dạng câu hỏi về các thao tác lập luận.         Trong cấu trúc của bài tập đọc­ hiểu đôi khi người ra đề cuãng có thể đạt câu hỏi về  các thao tác lập luận. Do đó trong quá trình hướng dẫn ôn tập GV cũng cần ôn lại cho học  sinh nắm vững lí thuyết. Cụ thể các thao tác như sau: a) Giải thích:  Giúp người đọc hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề  thuộc về  đời  sống hoặc văn học. Trả lời câu hỏi: ai?, cái gì?, tại sao?, vì sao? b) Chứng minh:  Kết hợp với lí lẽ, thao tác chứng minh dùng dẫn chứng cơ  bản,  đúng đắn, toàn diện đủ  sức thuyết phục người đọc, người nghe. Trả lời câu hỏi như  thế  nào? c) Phân tích: Là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ  phận (các phương diện,  các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng. d) Bình luận: Là bàn bạc, đánh giá về  sự  đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện  tượng đời sống như ý kiến, chủ kiến, việc làm. e) So sánh: So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật,  hoặc là các mặt trong cùng một sự vật. So sánh để  chỉ  ra những nét giống nhau gọi là so   sánh tương đồng. So sánh để chỉ ra sự khác biệt, đối chọi nhau gọi là so sánh tương phản.   Nhưng nhìn chung, so sánh là để thấy sự giống, khác nhau, từ đó mà thấy rõ đặc điểm và  giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng. g) Bác bỏ: Dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc  thiếu chính xác, từ đó nêu lên ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, người đọc. h) Suy lí: Thao tác suy lí dựa trên một vấn đề đã được khẳng định, đúc kết để suy ra  vấn đề có tư tưởng, tình cảm, hành động lớn lao, sâu sắc hơn. i) Diễn dịch: Từ  tiền đề chung, có tính phổ  biến suy ra những kết luận về những   sự vật, hiện tượng riêng. k) Quy nạp:  Quá trình lập luận ngược với diễn dịch. Là từ  cái riêng suy ra cái  chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến. l) Tổng ­ phân ­ hợp: Lập luận theo quá trình: Từ  vấn đề  lớn, phân tích ra thành  những vấn đề nhỏ, cụ thể (diễn dịch). Sau đó nhìn ở góc độ cao hơn mà nâng vấn đề lên.  Quá trình tổng ­ phân ­ hợp là quá trình diễn ra liên tục.                           11                     
  12. Ví dụ: Đọc văn bản sau:              Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho   lúa thêm hạt. Mồ  hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành   khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa   nắng để  nuôi  ước mơ  cho các em thơ. Mồ  hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của   những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…                                                                     ( Nguồn http://vietbao.vn ngày 9­5­2014)          Câu hỏi có thể yêu cầu là xác định thao tác nghị luận trong văn bản trên?   2.7.Các dạng câu hỏi khác. Tùy thuộc vào dụng ý, tùy thuộc vào việc lựa chọn văn bản ngữ  liệu đọc­ hiểu,   người ra đề  có thể  đặt câu hỏi  ở  nhiều dạng khác nhau để  đánh giá năng lực của học   sinh.Có thể câu hỏi: ­ Phát hiện và sửa lỗi về câu, về chính tả trong văn bản. ­ Đặt nhan đề cho văn bản. ­ Trên cơ  sở  văn bản đã cho viết một đoạn văn bàn về  vấn đề  được đặt ra trong  văn bản 3.  Hướng dẫn một số  bài tập phần đọc – hiểu văn bản theo hướng thi THPT   Quốc gia.  Bài tập đọc­ hiểu 1:       Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà   nu mới ngã   gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi  tên lao thẳng lên bầu   trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó  phóng lên rất nhanh để  tiếp   lấy ánh nắng, thứ  ánh nắng trong rừng rọi từ  trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp,   lóng lánh vô số  hạt bụi vàng từ  nhựa cây  bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm   ngực người lại bị  đại bác chặt đứt  làm đôi.  Ở  những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu   còn loãng, vết thương không   lành được, cứ  loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết.   Nhưng cũng có những  cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như  những   con chim đã đủ  lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương                             12                     
  13. của  chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng  vượt   lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ  thế, hai ba năm nay rừng xà  nu ưỡn tấm   ngực lớn của mình ra, che chở cho làng... (Trích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?  2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?  3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử  dụng các biện pháp tu từ  như  so sánh,   nhân hoá, đối lập. Xác định biểu hiện các phép tu từ  đó và nêu tác dụng của hình thức   nghệ thuật này là gì ?  4. Xác định từ  loại của các từ  được gạch chân : mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt,  ưỡn  trong văn bản ? Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng  các từ đó là gì ?                                                 Hướng đẫn trả lời 1. Để trả lời được câu hỏi này. GV cần thực hiện các bước như sau: + Cho HS xác định thể loại văn bản. + Yêu cầu học sinh nhắc lại các phương thức biểu đạt đã được học. + Tìm các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. + Văn bản trên được viết theo phương thức nào là chính. Sau đó lí giải tại sao. HS trả lời   đúng phải là : tự sự .  2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản  + GV cho HS xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm  “Rừng xà nu” của Nguyễn  Trung Thành. + Đối tượng trong đoạn văn là cây xà nu hay con người Xôman. HS trả lời là cây xà nu. + GV lại đặt câu hỏi để HS trả. Bởi vậy cây xà nu được nhà văn miêu tả với những đặc   tính và đặc điểm nổi bật nào ?  Cuối cùng GV chốt lại nội dung chính của văn bản :                   Văn bản viết về đặc tính của cây xà nu. Đó là cây ham ánh sáng mặt trời, sinh   sôi nảy nở nhanh và khoẻ. Khi bị  đạn đại bác bắn, cây xà nu bị  chặt đứt ngang thân, cây  chết. Nhưng  một số  cây còn sống, vết thương chóng lành, vượt lên trên cao để  đón ánh  nắng mặt trời. Cây xà nu bảo vệ dân làng Xô Man.  3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử  dụng các biện pháp tu từ  như  so sánh,   nhân hoá, đối lập.  ­ GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm và nêu các đặc điểm để nhận biết về các biện pháp   tu từ được sử dụng trong văn bản.                           13                     
  14. ­ Tìm những câu văn thể hiện các biện pháp tu từ đó và phân tích hiệu quả nghệ thuật. Có  thể trình bày như sau : a/Biểu hiện các phép tu từ đó là : ­So sánh :  Trong rừng ít loại cây sinh sôi nảy nở  khoẻ  như  vậy  ;  Nhưng cũng có   những  cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ   lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của   chúng chóng   lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. ­ Nhân hoá:  những vết thương của  chúng chóng lành ; Chúng vượt lên rất nhanh;   rừng xà  nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng... ­ Đối lập: Cạnh một cây xà  nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên;  Ở   những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không  lành được, cứ  loét   mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những  cây vượt lên được cao hơn đầu   người, cành lá sum sê   b/Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là :  ­Biện pháp so sánh nhằm ca ngợi sức cống hiến có của cây xà nu. ­Biện pháp nhân hoá khiến xà nu không chỉ hiện lên ở phương diện sinh vật học với   đặc tính dẻo dai, sức chịu đựng tốt mà còn trở  thành sinh thể  sống, đang chịu những đau   đớn về thể xác nhưng bất khuất, kiên cường, gan dạ, bản lĩnh, ẩn tàng một sức sống bất  diệt, một tâm hồn giàu chất thơ. ­Biện pháp đối lập giữa cây xà nu ngã gục với mọc lên, giữa cái chết với sự  sống   nhằm khẳng định sự sống sinh ra từ trong cái chết, mạnh hơn cái chết của cây xà nu cũng  chính là tượng trưng cho con người Tây Nguyên đau thương mà anh dũng trong cuộc kháng   chiến chống Mỹ cứu nước. 4. Từ loại của các từ được gạch chân : mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt,  ưỡn trong  văn bản. ­ Để hướng dẫn học sinh đọc ­ hiểu dạng câu hỏi này GV cần thực hiện các bước sau : + Yêu cầu HS nhắc lại các loại từ trong Tiếng Việt. + Những từ là động từ : mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản là loại từ gì ?  Hiệu quả  của việc sử  dụng ra sao  ? HS có thể  trả  lời là động từ  mạnh. Hiệu quả  nghệ  thuật của việc sử  dụng các động từ  đó là : thể  hiện tư  thế  chủ  động của cây xà nu, ca  ngợi sự khao khát sống, khả năng sống tiềm tàng, mãnh liệt.  ­ Những bài tập sau GV hướng dẫn HS cũng tương tự như vậy.                           14                     
  15. Bài tập đọc­ hiểu 2                      Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau : “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa... Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa! Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!”                (Trích Bác ơi! – Tố Hữu) 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?. 2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?  3. Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ  cuối ở đoạn thơ thứ 2?  Hướng dẫn trả lời: 1/Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là tự sự, miêu tả và biểu cảm. 2 /Nội dung chính của đoạn thơ: Nhà thơ  thể  hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn  thờ, bàng hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần.  3 / Nhịp thơ 2/2/3 .Hiệu quả nghệ thuật: nhịp thơ chậm, buồn, sâu lắng diễn tả tâm  trạng  đau đớn đến bất ngờ  của nhà thơ.  Cả  không gian cũng đang ngưng lại mọi hoạt  động để nghiêng mình vĩnh biệt vị Cha già kính yêu của dân tộc. Bài tập đọc ­ hiểu 3 …Không những là người cán bộ đã dành trọn cả một đời vì Đảng, vì dân, đồng chí   Nguyễn  Bá Thanh còn là một  người con  hết mực  hiếu thảo, một người chồng thủy   chung, một người anh, một người cha, một người ông mẫu mực, hết lòng thương yêu vợ,   thương yêu các con, các cháu... mãi mãi là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Với những công lao cống hiến to lớn của mình, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã  được  Đảng, Nhà  nước và   nhân dân  đánh giá   cao,  đồng  chí  được tặng  thưởng Huân   chương Độc lập hạng Nhất, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều danh hiệu cao quý của                             15                     
  16. Đảng và Nhà nước; nhưng cao quý nhất và đáng tự  hào nhất, chính là tấm huân chương   của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng cũng như trong cả   nước đã dành trọn cho đồng chí… ( Trích Điếu văn tại lễ  truy điệu đồng chí Nguyễn Bá Thanh,  Ủy viên Ban Chấp  hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,   chống tham nhũng, Trưởng ban Nội chính Trung ương ­ Báo điện tử INFONET giới thiệu  ngày 16/02/2015). Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau: 1/­ Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên. 2/­ Nêu nội dung chính của văn bản. 3/­ Xác định biện pháp tu từ về từ trong c âu văn cao quý nhất và đáng tự hào nhất,   chính là tấm huân chương của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ   Đà Nẵng cũng như  trong cả  nước đã dành trọn cho đồng chí…Hiệu quả  nghệ  thuật của  biện pháp tu từ đó là gì?       Hướng dẫn trả lời:          1/Phong cách ngôn ngữ trong văn bản:  ­ Phong cách ngôn ngữ báo chí ­ Phong cách ngôn ngữ chính luận ­ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật          2/ Nội dung chính của văn bản:  ­ Thương tiếc và ca ngợi đồng chí Nguyễn Bá Thanh là một người cán bộ cách mạng kiên  trung, một người con, người chồng, người anh, người cha, người ông mẫu mực. ­ Những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước và nhân dân trao tặng để ghi nhớ công  lao to lớn của đồng chí Nguyễn Bá Thanh.   3/ Biện pháp tu từ về từ trong câu văn : Ẩn dụ: tấm huân chương của lòng dân  Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là ca ngợi, tin tưởng, ngưỡng mộ và tri  ân vô hạn của nhân dân trước những đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Bá Thanh trong   sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Bài tập đọc­ hiểu 4. Đọc văn bản sau:                                   16                     
  17. Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: có sốt, phát ban và kèm theo ít nhất   một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng   đau khớp. Sau mắc sởi, do sức đề  kháng của cơ  thể  suy giảm, bệnh nhân dễ  bị  biến   chứng nếu không được điều trị  kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não,   có thể  dẫn đến tàn phế, tử  vong đặc biệt  ở  trẻ  nhỏ, trẻ  suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS   hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang   thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non…... Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có   hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi,   mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi   lúc 9 ­ 11 tháng tuổi, chỉ có 80­85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi   vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90­95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ   2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể   bền vững suốt đời.                                                                       (Nguồn: Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế)         1/ Xác định lỗi chính tả, dấu câu trong văn bản trên?            2/ Đoạn văn từ "Tiêm vắc xin sởi...suốt đời" sử dụng thao tác lập luận gì? Câu chủ  đề của đoạn văn là gì?         3/ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?         4/ Đặt tiêu đề cho văn bản trên? Đáp án: 1/ Xác định lỗi chính tả, dấu câu trong văn bản trên:         ­ Lỗi chính tả: xảy thai. Sửa: sảy thai         ­ Lỗi dấu câu: Cuối đoạn 1 sử dụng dấu 6 chấm (......) là sai quy tắc. Sửa: dùng dấu 3  chấm (...)             2/ Đoạn văn từ "Tiêm vắc xin sởi...suốt đời" sử dụng thao tác lập luận diễn dịch?  Câu chủ đề của đoạn văn là Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng  bệnh sởi.         3/ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học ( phổ cập)         4/ Đặt tiêu đề cho văn bản trên: Bệnh sởi và cách phòng chống.   III. Kết quả nghiên cứu           Đề tài này được thực hiện bằng hai phương pháp 1. Kết quả từ quan sát thực tế.                           17                     
  18. Quan sát việc học tập trong các giờ  ôn tập và sản phẩm bài làm của học sinh kết quả  như sau: + Trong giờ ôn tập không khí học tập sôi nổi nghiêp túc và có tinh thần tự giác + Học sinh rất cẩn thận không chủ quan, không học tủ và có được kỹ năng làm bài. + Bài tập ở dạng này khi cho về nhà các em đề hoàn thành và đạt yêu cầu 2. Nghiên cứu qua sản phẩm ­ Trước khi chưa áp dụng phương pháp này, thi khảo sát chất lượng lần 1 lớp 12 năm học   2014­2015 . Kết quả thực hiện ở hai lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy như sau: Câu   3   điểm   đọc­   hiểu   văn      Lớp 12D  Lớp 12H bản Mức điểm đạt ­ Điểm tối đa 3 điểm 7/45 ­ Điểm tối đa 3 điểm 9/47 Chưa   đạt   điểm   tối   đa  Chưa đạt điểm tối đa 38/47 38/54 ­ Sau khi chưa áp dụng phương pháp này, tiến hành thi khảo sát chất lượng lần 2  cũng  trên 2 lớp đó . Kết quả như sau:   Câu   3   điểm   đọc­hiểu   văn      Lớp 12D  Lớp 12H bản ­   Điểm   tối   đa   3   điểm  Mức điểm đạt ­ Điểm tối đa 3 điểm 21/47 18/45 Chưa   đạt   điểm   tối   đa  Chưa đạt điểm tối đa 26/47 27/45                                                           C/KẾT LUẬN           Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập theo cấu trúc đề  và giúp HS làm bài tập phần   đọc­ hiểu văn bản là rất quan trọng. Song, hướng dẫn học sinh làm thế  nào để  đạt được   điểm tối đa ở phần đọc­ hiểu văn bản lại còn quan trọng hơn, bởi điểm thi của học sinh   không chỉ  đánh giá năng lực, trình độ  của học sinh mà nó còn đánh giá năng lực trình độ  của người thầy. Thiết nghĩ rằng mỗi một người thầy, người cô trong quá trình giảng dạy  cũng đã tự đúc rút cho mình những kinh nghiệm nhất định.Tuy nhiên điều mà chúng ta cần   bàn  ở  đây là chất lượng bài thi, điểm thi của học sinh như  thế nào thì mới chính là điều  chúng ta quan tâm.                           18                     
  19.           Hướng dẫn học sinh học ôn tập và hình thành cho các em kỹ năng làm bài đạt hiệu  quả cao trong thi cử xét cho cùng cũng là việc đổi mới phương pháp dạy và học và cũng là  điểm cần hướng tới của mỗi người thầy trong quá trình giảng dạy.           Với sáng kiến này, tôi chỉ mong góp một ý kiến nhỏ của mình trong quá trình giảng   dạy tích luỹ được để  chia sẻ  với mọi đồng nghiệp xa gần.Chắc rằng sẽ còn nhiều thiếu   sót, mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để  sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn   chỉnh hơn.Xin chân thành cảm ơn!   Đánh giá của Hội đồng khoa học                                                  Người viết                                                                                                                                                               Trần Xuân Thành D/TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/Pháp dạy học ­ Nhà xuất bản giáo dục ­ 1995 2/ Một số bài viết và ý kiến trình bày về việc ôn thi được đăng trên trang website: Ôn thi  Online và một số bài tập đọc ­ hiểu được lấy từ trang Violet. 3/Cấu trúc đề thi của BộGD& ĐT năm 2014­2015                           19                     
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2