SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực quan ở trên lớp môn Lịch sử ở trường THCS
lượt xem 65
download
Sử dụng bản đồ trực quan góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy học gây hứng thú học tập cho học sinh đồng thời nó là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực quan ở trên lớp môn lịch sử ở trường THCS”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực quan ở trên lớp môn Lịch sử ở trường THCS
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN Ở TRÊN LỚP MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
- A .ĐẶT VẤN ĐỀ. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Từ xưa nhân dân ta có một lịch sử lâu đời đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Trong các câu truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết…, có nhiều yếu tố của tri thức lịch sử. Phản ánh nhiều những sự kiện lớn của công cuộc dựng nước và giữ nước của ông cha ta, có tác dụng góp phần không nhỏ vào việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Song hiện nay, theo xu thế phát triển của thời đại một tầng lớp thế hệ trẻ đã tiếp thu một cách máy móc, thụ động những kiến thức lịch sử của dân tộc, học sinh luôn coi bộ môn lịch sử là môn học thuộc lòng, là môn phụ ít gây hứng thú trong học tập. Cho nên sau mỗi tiết học nội dung kiến thức mà học sinh nắm được rất mờ nhạt, có những sự kiện mà giáo viên vừa truyền đạt song hỏi lại các em không trả lời được đó là vấn đề mà chúng ta phải suy nghĩ. Xuất phát từ thực trạng trên để mỗi bài học lịch sử đọng lại trong tâm trí các em những nội dung sự kiện, những nhân vật hay tiến trình của lịch sử, cùng với việc truyền tải kiến thức mới thì việc sử dụng bản đồ, lược đồ trực quan ở trên lớp giúp các em hiểu và nhớ hơn về các sự kiện lịch sử. Vì vậy tôi đã nghiên cứu chuyên đề “Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực quan ở trên lớp môn lịch sử ở trường THCS”. 1. Cơ sở lý luận: Đồ dùng trực quan là bản đồ, lược đồ là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện có hiệu quả để hình thành các khái niệm lịch sử , giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội. Ví dụ: khi nghiên cứu một bức tranh: hình vẽ trên vách hang, học sinh không những chỉ có biểu tượng về săn bắn là công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc mà còn hiểu. Nhờ có chế tạo cung tên mà con người chuyển hẳn từ hình thức săn bắt sang săn bắn để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều đó giúp học sinh biết được sự thay đổi trong đời sống vật chất của con người thời nguyên thủy luôn gắn chặt với tiến bộ kỹ thuật chế tác công cụ của họ.
- Bản đồ, lược đồ trực quan giúp cho học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, hình ảnh được giữ lại trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan cùng với việc góp phần hình thành khái niệm lịch sử, bản đồ còn phát triển khả năng quan sát , trí tưởng tượng, tư duy của mỗi học sinh khi quan sát vào bất cứ bản đồ, lược đồ trực quan nào mà học sinh cũng muốn nhận xét, phán đoán, hình dung qua khứ lịch sử được phản ánh minh họa như thế nào. Để các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, rõ ràng, cụ thể. Bản đồ, lược đồ trực quan còn có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ rất lớn, khi ngắm nhìn một bức tranh diễn tả cuộc đấu tranh cách mạng, xem một cuốn sách, cuốn phim tài liệu để học sinh có những tình cảm mạnh mẽ về lòng yêu mến cảm phục những anh hùng, những chiến sĩ cách mạng và lòng quý trọng lao động, sự căm thù quân xâm lược và chiến tranh. Như vậy sử dụng bản đồ trực quan góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy học gây hứng thú học tập cho học sinh đồng thời nó là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. 2. Cơ sở thực tiễn. Việc sử dụng bản đồ, lược đồ trực quan ở trong mỗi giờ dạy là một việc rất cần thiết cho mỗi bài giảng, song nó rất công phu.Vì trong giảng dạy có đồ dùng chưa phù hợp với yêu cầu của bài dạy, kiến thức của một tiết dạy quá nặng mà thời gian thì hạn chế, nếu sử dụng đồ dùng trực quan cẩn thận cho mục này thì không còn thời gian cho phần khác. Cho nên thường chỉ dùng những bản đồ, lược đồ theo diễn biến một trận đánh, còn các loại biểu đồ, đồ thị để minh họa về đời sống kinh tế xã hội ít sử dụng đến. Bản đồ, lược đồ trực quan đối với học sinh chỉ hiểu một cách trung trung không khai thác được triệt để qua những chi tiết trên bản đồ. Ví dụ khi quan sát và tường thuật một trận đánh các em thường dựa vào nội dung sách giáo khoa để tường thuật mà chưa có tính sáng tạo, nếu yêu cầu cao hơn một chút thì các em không miêu tả được mà hiểu một cách máy móc, trình bày như sách giáo khoa. Qua đó thấy được không lưu giữ được trong đầu các em những hình ảnh chân thực, cụ thể, sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Có 3 nhóm đồ dùng trực quan đó là: + Đồ dùng trực quan hiện vật; + Đồ dùng trực quan tạo hình + Đồ dùng trực quan quy ước. Trong các nhóm đồ dùng trực quan trên thì nhóm Đồ dùng trực quan quy ước được sử dụng nhiều hơn. Điển hình là bản đồ và lược đồ. Để giúp các em biết cách quan sát và sử dụng bản đồ, lược đồ và nắm vững những đặc trưng và khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống của con người. Tuy nhiên để hình thành trong đầu học sinh một sự kiện lịch sử thì đồ dùng trực quan giúp các em hiểu rõ ý nghĩa , sự kiện , không gian, thời gian mà bản đồ, lược đồ sẽ giúp các em nhớ được thời gian diễn ra địa điểm, sự kiện. II.PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CHUYÊN ĐỀ. 1. Phạm vi. Chuyên để hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực quan trên lớp chỉ nghiên cứu ở lịch sử lớp 8 và đi sâu vào nhóm đồ dùng thứ ba là bản đồ, lược đồ. Bài dạy minh họa cho chuyên đề đó là Bài 13 tiết 20 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) 2. Đối tượng. Là học sinh lớp 8 ở trường THCS các em đang trong thời kỳ phát triển nhân cách mà phần lịch sử lớp 8 chủ yếu là lịch sử thế giới có nhiều khái niệm trừu tượng, nhiều hình ảnh, nhiều sự kiện rất mới lạ, việc hướng dẫn sử dụng đồ dùng trực quan ở trên lớp sẽ giúp các em ghi nhớ nội dung, hiểu sấu sắc sự kiện hơn. 3. Phương pháp nghiên cứu. Để giúp các em biết cách sử dụng bản đồ, lược đồ tôi đã sử dụng các phương pháp sau vào bài dạy. + Phương pháp nếu vấn đề, sử dụng sách giáo khoa; + Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan; + Phương pháp thuyết trình; + Phương pháp học nhóm;
- + Phương pháp miêu tả và tường thuật. B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: I. Mục đích: Thấy rõ tầm quan trọng của đồ dùng trực quan dạy học lịch sử, bản thân tôi là một giáo viên bộ môn lịch sử ở trường THCS, trực tiếp giảng dạy chương trình lịch sử lớp 8, tôi luôn suy nghĩ và xác định cho mình phải làm thế nào để khai thác có hiệu quả đồ dùng dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Trong khuân khổ bài này, tôi xin đưa ra một số biện pháp khai thác, sử dung đồ dùng dạy học trong Bài 13 phần lịch sử thế giới nhằm nâng cao chất lượng môn học, phát triển năng lực tư duy và hứng thú học lịch sử ở học sinh. II. Vị trí vai trò của bản đồ: Hình thành khái niệm bản đồ, lược đồ cho học sinh. Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định. Đồng thời bản đồ, lược đồ còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử giúp học sinh củng cố trí nhớ về những kiến thức đã học. III. Cách sử dụng bản đồ, lược đồ: Bước 1: Hướng dẫn các em cách quan sát bản đồ, lược đồ: Bản đồ không nhất thiết phải nhiều chi tiết về điều kiện tự nhiên mà cần có những ký hiệu về biên giới các quốc gia, sự phân bố dân cư các vùng kinh tế, địa điểm xảy ra những biến cố sự kiện quan trọng phù hợp với yêu cầu nội dung của bài. Tuy nhiên các minh họa trên phải đẹp, chính xác, rõ ràng. Cách quan sát qua nội dung: Phản ánh được những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của một nước hay nhiều nước để có sự liên quan ở một thời kỳ nhất định, trong điều kiện tự nhiên nhất định, phù hợp với nội dung yêu cầu của bài.
- Bước 2: Hướng dẫn cho các em biết chỉnh bản đồ, lược đồ: để chỉ đúng bản đồ, lược đồ các em phải quan sát sau đó nhìn phần chu thích phía dưới bản đồ, lược đồ phù hợp với yêu cầu cụ thể của bài./. IV. BÀI DẠY MINH HỌA Chương IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914- 1918) Tiết 20 - Bài 13 CHIÕN TRANH THÕ GiíI THø NHÊT ( 1914 – 1918 ) -----™ª˜------ I- Ổn định tổ chức: sĩ số : II- Kiểm tra bài cũ: Kể tên một số nước đế quốc mà em đã học ? nêu đặc điểm chung của các nước đế quốc này ? III- Bài mới: Hoạt động của giáo viên & học sinh NỘI DUNG */ HS đọc sgk. I- Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh. */ Câu hỏi. (1). Những nguyên nhân dẫn đến - Do sự phát triển không đồng đều giữa cuộc chiến tranh giữa các nước đế các nước đế quốc quốc ? - Nhu cầu về thị trường thuộc địa èmâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế */ HS trả lờià giáo viên giải thích quốc. thêm - Hình thành 2 khối quan sự đối lập nhau: */ GV treo bản đồ, giới thiệu và giải + Liên minh: Đức, Áo, Hung (1882) thích các kí hiệu bản đồ. Sau đó chỉ vị + Hiệp ước: Nga – Pháp – Anh (1907) trí 6 nước trênà gọi HS lên chỉ Ráo riết chuẩn bị gây chiến tranh - Ngày 28/6/1914 Thái Tử Áo Hung bị */ GV nhận xét lưu ý thêm ám sát è lấy cớ này, khối liên minh gây chiến tranh . */ Thảo luận nhóm: chia 3 nhóm II- Những diễn biến chính của chiến sự. (2). Nhóm 1,2 : Tóm lược những diễn 1/ Giai đoạn thứ nhất (1914-1918) biến chính trong giai đoạn 1 1/ ngày 28/7/1914 Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi (3). Nhóm 3: Nhận xét chiến sự trong 2/ ngày 1/8/1914 Đức tuyên chiến giai đoạn 1. với Nga
- - Ưu thế nghiêng về khối Liên Minh 3/ ngày 3/8/1914 Đức tuyên chiến - Lôi kéo những nước tham gia ( 38 với Pháp nước) 4/ ngày 4/8/1914 Anh tuyên chiến với Đức - Sử dụng nhiều loại vũ khí hiện dại - Trong năm đầu ưu thế nghiêng về khối liên minh */ HS trình bày miệngè GV tường - Năm 1916 hai khối chuyển sang cầm thuật lại trên bản đồ cự - Chiến tranh lan rộng khắp thế giới */ GV cho HS trình bày trên bản đồ - Sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đạià hủy diệt cao */ GV cho HS nhận xét giai đoạn 1 */ GV cho HS quan sát 1 số loại vũ khí hiện đại mà cả hai bên sử dụng */ HS đọc sgk ( 2/ Giai đoạn thứ hai ( 1916– 1918) 4). Sang giai đoạn 2 chiến sự có gì thay đổi ? Thời gian Sự kiện */ HS trả lời: 11/1917 CM tháng 10 Ngày 7/11/1917 Nga rút àmĩ Nga thắng lợià Nga rút khỏi chiến thay Nga tranhè sau đó Mĩ liền nhảy vào thay chân Nga. Khối phản công Tháng 7/1918 Anh- Pháp phản công 5). Nêu những sự kiện chính trong giai đoạn này ? Ngày 11/11/1918 Anh- Pháp- Mĩ */ GV tường thuật trên bản đồ tổng phản công */ HS tường thuật lại trên bản đồ è khối liên minh lần lượt đầu hàng Đức đầu hàng không điều kiện è CTTG kết thúc */ HS đọc sgk 6). Dựa vào diễn biến và kết cục của chiến tranh em hãy cho biết hậu quả III- Kết cục của chiến tranh thế giới của cuộc chiến? thứ nhất. 1/ Hậu quả. */ Gv cho HS quan sát tranh ảnh về - Nặng nề về người và của hậu hậu quả chiến tranh - 10 tr người chết, > 20 tr người bị */ Gv liên hệ sang Việt Nam thương - Làng mạc, thành phố, đường xá 7). Cuộc chiến tranh này có T/c gì ? phá hủy… ( 85 tỉ đô la) 8). Thái độ và h/đ của em ntn ?
- - Bản đồ thế giới chia lại, lợi ích */ Gv cho HS làm bài tập thuộc về các đế quốc thắng trận */ Gv cho HS lên chỉ lại bản đồ khối hiệp ước. 2/ Tính chất. - Chỉ đem lại lợi ích cho g/c tư sản ở đế quốc, nhân dân giết hại,, cực khổ è phi nghĩa è cần đấu tranh , lên án. 4. Củng cố, - GV sơ kết bài học, khắc sâu kiến thức cho học sinh - Hướng dẫn HS lập bảng niên biểu các sự kiện chính theo mẫu 5. HDVN - Học bài theo SGK - Chuẩn bị bài 14 C. KẾT LUẬN. Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực quan ở trên lớp là một vấn đề rất công phu đòi hỏi phải có thời gian và có sự kết hợp khoa học giữa giáo viên và học sinh. Đây là lần đầu tiên tôi viết chuyên đề, đề cập đến vấn đề hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực quan ở trên lớp môn lịch sử ở trường THCS. Còn có nhiều vấn đề thiếu xót mong các đồng chí góp ý để tôi hoàn thành chuyên đề này được tốt ơn để hướng dẫn học sinh trong các giờ dạy trên lớp được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn ./. Đồng Cương, ngày 20 tháng 10 năm 2013 Giáo viên thực hiên Nguyễn Thị Bích Hạnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy tìm hướng chứng minh bài tập Hình học 7
18 p | 876 | 275
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm trong giờ học Vật lý ở bậc THCS
21 p | 1052 | 145
-
SKKN: Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hiện tốt bài tập đọc nhạc
13 p | 773 | 84
-
SKKN : Hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng Atlat trong học tập Địa lí
11 p | 658 | 75
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phân môn Tập làm văn ở lớp 6
25 p | 492 | 72
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lí 7 ở trường trung học cơ sở
16 p | 425 | 69
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ đọc Văn lớp 10 trung học phổ thông
20 p | 550 | 60
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh tiểu học sử dụng ngữ liệu vào đàm thoại Tiếng Anh
14 p | 202 | 59
-
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt môn Tin học khối lớp 4
26 p | 631 | 39
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh khai thác và phát triển một số bài tập hình học trong Sách giáo khoa Toán 9
26 p | 169 | 16
-
SKKN: Tích hợp Văn học sử, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 12
32 p | 109 | 15
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT
66 p | 171 | 15
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn
14 p | 228 | 15
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
71 p | 102 | 11
-
SKKN: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh yếu kém ghi nhớ kiến thức và sự kiện lịch sử ở trường THPT Triệu Sơn 5
13 p | 153 | 10
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó
21 p | 109 | 4
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng kết quả hai bài toán để giải một số bài toán hình học phẳng trong toạ độ
19 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn