TRƯỜNG(TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN)<br />
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
(TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN)<br />
TRƯỜNG THPTC NGHĨA HƯNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
BÁO CÁO SÁNG KI<br />
(DỰ THI CẤP TỈNH) ẾN<br />
<br />
HƯỚNG DẪ (Tên sáng ki<br />
N HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGH<br />
ến) Ị LUẬN <br />
VỀ CHI TIẾT, HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRONG <br />
TRUYỆN NGẮN TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phạm Thị Thanh Nhàn.<br />
Tác giả:...................................................................<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân môn Văn<br />
Trình độ chuyên môn:...........................................<br />
Chức vụ: Giáo viên dạy Văn; Tổ trưởng tổ <br />
Chức vụ:.................................................................<br />
Văn.<br />
<br />
NN<br />
ơơ i công tác: Tr<br />
i công tác ường THPT C Nghĩa Hưng.<br />
:...................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />
1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, <br />
hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT.<br />
<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Trong dạy học môn Văn (Truyện ngắn) <br />
trong chương trình THPT.<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016<br />
4. Tác giả: <br />
Tác giả: Phạm Thị Thanh Nhàn.<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân môn Văn<br />
Chức vụ: Giáo viên dạy Văn; Tổ trưởng tổ Văn.<br />
Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng.<br />
Điện thoại: 01654121617<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 90 %<br />
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: <br />
Tên đơn vị: Trường THPT C Nghĩa Hưng<br />
Địa chỉ: Khu Đông Bình – Thị trấn Rạng Đông Nghĩa Hưng Nam Định. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
A. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.<br />
I, LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN <br />
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, mỗi tác phẩm là sự hợp <br />
thành của nhiều chi tiết. Những chi tiết có vai trò quan trọng để làm nên giá trị <br />
của một tác phẩm nhất là với truyện ngắn. Các chi tiết trong truyện ngắn <br />
thường được chọn lựa một cách kĩ càng hơn. Theo nhà văn Nguyễn Công Hoan <br />
“Truyện ngắn và truyện dài phải khác nhau ở tính chất. Truyện ngắn không <br />
phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt <br />
chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc.....Không có chi <br />
tiết thừa, rườm rà, miên man”. (Kinh nghiệm viết truyện ngắn – Vương Trí <br />
Nhàn NXB Tác phẩm mới). Khác với truyện dài, truyện ngắn tuy nhỏ bé hơn <br />
nhiều về số lượng trang, chữ, về đối tượng phản ánh nhưng lại đòi hỏi cao về <br />
nghệ thuật diễn đạt. Ở truyện ngắn nhất là những truyện ngắn hay không có <br />
những yếu tố thừa. Vì vậy để tìm hiểu được cái hay cái đẹp của một tác phẩm <br />
văn chương (truyện ngắn) học sinh cần hiểu thấu đáo và cảm nhận sâu sắc <br />
được các chi tiết nhất là các chi tiết đặc sắc. Bỏ qua hoặc quên đi một số chi <br />
tiết dù chỉ bé nhỏ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng và sẽ làm hạn chế giá trị biểu <br />
hiện của tác phẩm.<br />
Đọc – hiểu tác phẩm văn học nhất là tác phẩm tự sự trong nhà trường là <br />
công việc thường xuyên của thầy và trò. Người thầy phải hướng dẫn học sinh <br />
tìm hiểu rõ, cụ thể các chi tiết. Khi đó học sinh sẽ có cái nhìn thấu đáo về tác <br />
phẩm, sẽ hiểu chiều sâu của các chi tiết cũng như hiểu rộng hơn ý nghĩa của <br />
tác phẩm, hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung cũng như ý nghĩa tư tưởng của <br />
mỗi tác phẩm mang lại.<br />
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.<br />
Một thói quen của nhiều người nhất là với học sinh là khi tìm hiểu các <br />
văn bản tự sự chỉ quan tâm nhiều đến cốt truyện, nhân vật, tình huống và các đề <br />
<br />
3<br />
kiểm tra cũng thường chỉ xoay quanh các vấn đề ấy. Đó là nguyên nhân làm cho <br />
các bài làm văn của học sinh chung chung, mờ nhạt, thiếu điểm nhấn. Học sinh <br />
thường chỉ lướt qua các vấn đề mà không đi vào việc tìm hiểu sâu các chi tiết <br />
cụ thể nhất là các chi tiết đắt giá trong tác phẩm.<br />
Trong nhà trường việc tìm hiểu sâu về các chi tiết trong tác phẩm tự sự <br />
không phải là điều đơn giản nhất là với việc hướng dẫn học sinh làm bài văn <br />
nghị luận về chi tiết văn học. Về thực tế, học sinh đến với môn Văn không <br />
nhiều, rất nhiều em coi môn Văn chỉ là môn điều kiện trong các kì thi. Học sinh <br />
xác định văn chương trở thành một môn học để xét Đại học, Cao đẳng không <br />
nhiều và học sinh xác định văn chương trở thành một niềm đam mê, hứng thú và <br />
gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp văn chương thì quả thực rất ít. Thực tế <br />
của cuộc sống hiện đại ngày nay làm cho nhiều em xa rời với văn chương. Với <br />
xu hướng đó, học sinh thường tiếp cận văn học một cách qua loa, hời hợt chỉ <br />
lướt qua tác phẩm để nắm được cốt truyện cơ bản và cố gắng nắm được một ít <br />
những diễn biến quan trọng trong cuộc đời của nhân vật. Từ việc tiếp cận tác <br />
phẩm qua loa, học sinh thường làm các dạng đề làm văn chung chung. Điều này <br />
các thầy cô đã găp nhiều khi chấm kiểm tra và thi cử: Đề về tác phẩm thì học <br />
sinh kể lại tác phẩm, đề về nhân vật, học sinh sẽ kể về cuộc đời nhân vật đơn <br />
thuần.<br />
Thực sự tôi nhận thấy đây là một vấn đề khó với học sinh đại trà. Nếu <br />
không hướng dẫn kĩ, học sinh không thể có kĩ năng làm bài và không thể giải <br />
quyết được kiểu bài đó bởi dung lượng kiến thức nhỏ mà yêu cầu các em giải <br />
quết trong một khoảng thời gian dài, học sinh sẽ khó có đủ kiến thức để viết. <br />
Vậy khi học sinh thi kì thi THPT Quốc gia như hiện nay nếu phải đối mặt với <br />
dạng đề này thực sự sẽ là vấn đề rất khó khăn. Và với mỗi giáo viên cũng cần <br />
nhận thấy đấy là công việc mà mình phải chú ý.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP<br />
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN. <br />
Những năm vừa qua, trong các đề thi của Đại học của Bộ Giáo dục – Đào <br />
tạ o<br />
hay trong đề thi của Sở GD Nam Định đã có ra dạng đề về chi tiết với những <br />
yêu cầu cụ thể khác nhau.<br />
+ Đề tái hiện kiến thức cơ bản như:<br />
Đề 1(Đề thi Tốt nghiệp năm 20102011).<br />
Trong đoạn cuối truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh <br />
Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình <br />
chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên <br />
điều gì?<br />
Đề 2 (Đề thi Đại học khối C 2011 2012).<br />
Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, việc Mị nhìn thấy “dòng <br />
nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ diễn ra <br />
trong <br />
hoàn cảnh nào? sự việc ấy có ý nghĩa gì đối với tâm lí của nhân vật Mị?<br />
+ Đề làm văn nghị luận như:<br />
Đề 1: (Đề thi Đại học khối D năm 2010)<br />
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết bát cháo hành mà nhân vật Thị Nở mang <br />
cho Chí Phèo (Chí Phèo Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn <br />
ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao).<br />
Đề 2: (Đề thi Đại học khối C năm 2012)<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh “Đột <br />
nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng <br />
người lại qua”.<br />
(Ngữ văn 11. Tập 1, NXB GDVN 2011. Tr 115.)<br />
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh “Trong óc <br />
Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.<br />
(Ngữ văn 11. Tập 2, NXB GDVN 2011. Tr 32.)<br />
Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những hình ảnh kết thúc trên.<br />
Đề 3: (Đề thi thử THPT Quốc gia SGD Nam Định năm 2015)<br />
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài kết thúc bằng hình ảnh <br />
“Hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.”<br />
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh “Trong óc <br />
Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.<br />
Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những hình ảnh kết thúc trên.<br />
Đề 4: (Đề thi thử THPT Quốc gia – Tham khảo trên mạng)<br />
Trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao), sau khi đến với Thị Nở, sáng mai <br />
ra, Chí Phèo nghe thấy “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng người nói <br />
của những người đi chợ, anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng <br />
quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy...Chao ôi là <br />
buồn”.<br />
(Trích “Chí Phèo” Nam Cao. Ngữ văn 11 Tập 1, NXBGDVN. <br />
2014. Tr 149)<br />
Trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân), sau khi có vợ, sáng hôm sau, Tràng <br />
“...Bỗng vừa chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa mới thay đổi mới mẻ <br />
khác lạ (......). Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. <br />
Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng <br />
cho vợ con sau này”. <br />
(Trích “Vợ nhặt” Kim Lân. Ngữ văn 12 Tập 2, NXBGDVN. <br />
2014. Tr 30)<br />
6<br />
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng của hai nhân vật qua hai đoạn trên.<br />
Đề 5: <br />
Cảm nhận về chi tiết “bát cháo hành” (Chí Phèo Nam Cao) và chi tiết <br />
“nồi chè cám” (Vợ nhặt Kim Lân) để thấy được giá trị củ những chi tiết nghệ <br />
thuật này.<br />
(Tài liệu 90 đề thi Quốc gia THPT môn Ngữ Văn (Tập 2). NXB <br />
Quốc gia Hà nội 2015).<br />
Đề 6.<br />
Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo bảo với thị: <br />
Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo, Nam Cao, <br />
Ngữ văn 11).<br />
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi <br />
đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị:<br />
Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.<br />
Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những câu nói trên.<br />
Tài liệu 90 đề thi Quốc gia THPT môn Ngữ Văn (Tập 2). NXB Quốc <br />
gia Hà nội 2015).<br />
<br />
<br />
Như vậy có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc tìm hiểu cụ thể các chi <br />
tiết tiêu biểu đòi hỏi học sinh phải cảm nhận sâu sắc, hiểu kĩ các vấn đề. Ở <br />
đây tôi tập trung vào việc học sinh phải làm những câu làm văn về chi tiết. Điều <br />
này sẽ càng khó khăn hơn.<br />
Thực tế, trong chương trình THCS và THPT không có bài học nào hướng <br />
dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm văn <br />
chương. Trong giảng dạy những năm gần đây không phải giáo viên nào cũng <br />
chú ý đến công việc này nhất là với giáo viên chưa ôn thi Đại học (nay là THPT <br />
Quốc gia). Vì thế để học sinh làm tốt được những bài làm văn dạng như trên <br />
quả thực là điều rất khó khăn.<br />
<br />
<br />
7<br />
Cũng có nhiều bài viết đưa ra cách tiếp cận tác phẩm từ việc giải mã <br />
các chi tiết nghệ thuật như: Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể (Nhiều <br />
tác giả NXB GD 1978), Những bài giảng văn ở Đại học ( Lê Trí Viễn NXB <br />
GD 1982)...Ngoài ra cũng có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này nhưng chủ <br />
yếu tiến hành theo cách thức tìm hiểu chi tiết như một câu hỏi nhỏ. Trong tài <br />
liệu “Những ấn tượng văn chương” của nhà giáo Vũ Dương Quỹ cũng có những <br />
bài rất hay về chi tiết, hình ảnh nhưng là những bài làm văn mà không định <br />
hướng về phương pháp. Như vậy với học sinh THPT nói chung nhất là với học <br />
sinh Trường THPTC Nghĩa Hưng nói riêng đây vẫn còn là một vấn đề khó.<br />
Tôi đã tiến hành cuộc khảo sát với những câu hỏi dành cho giáo viên và <br />
học sinh trường THPT NHC.<br />
Câu hỏi 1 (Với giáo viên): Đồng chí đã thường xuyên hướng dẫn học <br />
sinh dạng đề làm văn về chi tiết trong tác phẩm tự sự chưa? <br />
Câu hỏi 2 (Với giáo viên): Khi hướng dẫn dạng đề này thường gặp <br />
những khó khăn gì?<br />
Câu hỏi 3 (Với học sinh): Em có thường xuyên được giáo viên hướng <br />
dẫn hoặc tham khảo tài liệu về dạng đề này không?<br />
Câu hỏi 4 ( Với học sinh): Em có suy nghĩ gì khi bắt gặp dạng đề này?<br />
Câu hỏi 5 (Với học sinh): Làm thế nào để em có thể giải quyết dạng <br />
đề làm văn về chi tiết một cách dễ dàng.<br />
* Sau khi đưa ra các câu hỏi trên với một số giáo viên và học sinh, tôi <br />
thường nhận được những câu trả lời sau:<br />
Với câu hỏi 1: Nhiều giáo viên trả lời rất ít khi hướng dẫn cho học sinh <br />
vì dạng đề này thường rất khó và thi cử thường ít hỏi đến. Nếu có nhắc đến <br />
cũng chỉ đưa ra lí thuyết một cách chung chung mà chưa định hướng thành các <br />
đề cụ thể.<br />
Với câu hỏi 2: Hầu hết giáo viên đều thấy khó khăn vì không có thời gian <br />
để giáo viên phân tích kĩ và học sinh cũng không có điều kiện để tìm hiểu kĩ <br />
nhất là học sinh không có niềm đam mê để tìm hiểu sâu vấn đề. <br />
8<br />
Với câu hỏi 3: Với học sinh khối 10, 11 hầu hết chưa được làm quen, với <br />
học sinh lớp 12, nhiều học sinh chưa được biết đến, khoảng 40 % học sinh <br />
được giáo viên hướng dẫn, 10% học sinh biết đến qua các tài liệu tham khảo.<br />
Với câu hỏi 4: Hầu hết học sinh đều trả lời đây là đề quá khó đòi hỏi kiến <br />
thức thật sâu và đều thấy rất lo khi vào dạng đề này. Chỉ có khoảng 5% học <br />
sinh thấy đây là đề hay phát huy được khả năng cảm thụ văn chương và thấy <br />
hứng thú.<br />
Với câu hỏi 5: Học sinh đều muốn được giáo viên hướng dẫn một cách cụ <br />
thể để có được cách làm. Học sinh cũng nhận thấy cần phải tìm hiểu kĩ tác <br />
phẩm, phải tự mình có khả năng cảm nhận hình ảnh văn chương một cách sâu <br />
sắc.<br />
* Từ những thực tế đó cho thấy dạng đề văn cảm nhận về chi tiết, hình ảnh <br />
trong tác phẩm là rất khó đối với học sinh và giáo viên cũng thường né tránh bởi <br />
nhiều lí do. Điều này, theo tôi nghĩ là điều thật đáng tiếc. Với hầu hết giáo viên <br />
thường quan niệm dạng đề đó thường ít thi nên không hướng dẫn ôn kĩ. Nhưng <br />
tôi nghĩ, bên cạnh việc dạy cho học sinh để đạt kết quả thi tốt thì người thầy <br />
cũng cần giúp các em khám phá được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn <br />
chương từ đó mà thắp lên cho các em ngọn lửa của niềm đam mê. Nếu giáo viên <br />
có tâm lí qua loa thì chính mình đang làm các em rời xa văn chương và rời xa <br />
chính mình. Vì thế mà việc giảng dạy của mình sẽ gặp nhiều khó khăn. Chỉ khi <br />
học sinh hiểu sâu được ý nghĩa của những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu để hiểu <br />
sâu tác phẩm văn chương mới giúp các em có niềm đam mê để khám phá, tìm <br />
tòi. Từ đó mới thấy được ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm trong đời sống con <br />
người, các em sẽ đem văn chương vào cuộc đời để cuộc đời trở nên ý nghĩa <br />
hơn. Và chỉ khi đó người dạy Văn mới thực sự có niềm hạnh phúc của mình.<br />
* Từ thực tế đó, bên cạnh các dạng đề khác, tôi cũng rất chú ý hướng dẫn <br />
các em giải quyết dạng đề văn nghị luận về hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm tự <br />
sự. Và tôi đi tìm giải pháp để “Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về <br />
chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm truyện ngắn trong chương trình THPT”<br />
9<br />
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN.<br />
II.1. CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HỌC SINH.<br />
1, Bước 1: Tìm hiểu về chi tiết và chi tiết văn học.<br />
Theo “Từ điển Tiếng Việt” (NXB khoa học xã hội Hà Nội năm 1988) thì <br />
“Chi tiết là: Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng”.<br />
Trong văn học, chi tiết theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần <br />
Đình Sử, Nguyễ Khắc Phi ( Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia <br />
Hà Nội, 1977) là : Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và <br />
tư tưởng và họ gọi chung là chi tiết nghệ thuật. <br />
>Từ những quan niệm trên có thể rút ra nhận xét: Chi tiết văn học là những <br />
tiểu tiết trong tác phẩm nhưng nó có ý nghĩa lớn góp phần làm nổi bật nội dung <br />
tư tưởng của tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn.<br />
Chi tiết văn học rất phong phú: Chi tiết có thể xuất hiện trong thơ hoặc văn <br />
xuôi bao gồm chi tiết miêu tả thiên nhiên, miêu tả không gian, chi tiết miêu tả <br />
tính cách, diễn biến nội tâm của nhân vật...Chi tiết nghệ thuật có tính tạo hình, <br />
chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò biểu <br />
lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển <br />
của cốt truyện.<br />
Trong tác phẩm tự sự, các nhà văn đều dụng công xây dựng những chi tiết <br />
nghệ thuật quan trọng (chi tiết đắt). Những chi tiết ấy có sức nặng làm sáng tỏ <br />
mạch truyện. Mỗi chi tiết đắt thường làm lóe sáng ở người đọc những cảm <br />
nhận có chiều sâu và phát huy được trí tưởng tượng phong phú ở người đọc. <br />
Tác phẩm có thể thêm bớt chi tiết này hoặc chi tiết khác song những “chi tiết <br />
đắt” thì không thể thay thế. Và ngay cả vị trí của nó nữa, phải đặt vào đúng vị <br />
trí đó thì thì mới bật lên những cảm xúc và sáng lên chủ đề tư tưởng của tác <br />
phẩm. Đọc xong tác phẩm, học sinh có thể quên đi điều này điều kia nhưng <br />
những điểm sáng nghệ thuật ấy khiến học sinh nhớ mãi và nó trở thành ám ảnh <br />
trong tâm trí. Người ta thấy bâng khuâng trước bát cháo hành của Thị Nở (Chí <br />
<br />
10<br />
Phèo), hay ấm lòng trước ấm nước đầy của Từ (Đời thừa)....thấy bồi hồi, thổn <br />
thức với tiếng sáo đêm xuân (Vợ chồng A Phủ).<br />
Có những chi tiết tưởng như đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa quan trọng <br />
tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật. Ví như chi tiết nói vê cuốn “Đường <br />
về” được dịch sang tiếng Anh mà Hộ (Đời thừa) đã nghe thấy người bạn của <br />
mình nói đến. Hộ đang định mua thức ăn cho vợ con và anh đã gần thực hiện <br />
được ý nguyện đó nhưng khi nghe tin một cuốn sách (với Hộ chỉ có giá trị địa <br />
phương thôi) lại được dịch sang tiếng Anh với bản quyền rất cao thì Hộ đã <br />
quên ngay mọi dự định, quyết tâm của mình. Đó là chi tiết tưởng như đơn giản <br />
nhưng làm thay đổi hẳn suy nghĩ và hành động của Hộ. <br />
2. Bước 2: Trong phần đọc – hiểu văn bản, tôi thường chú ý đến việc <br />
hướng dẫn cho học sinh phát hiện các chi tiết nổi bật có ý nghĩa quan trọng với <br />
tác phẩm (Đây là việc mỗi giáo viên thường hay làm và cũng có nhiều tài liệu <br />
đề cập).<br />
3. Bước 3: Sau khi học xong mỗi tác phẩm, tôi thường yêu cầu học sinh hệ <br />
thống lại các chi tiết quan trọng Công việc này với mục đích một lần nữa các <br />
em đọc lại tác phẩm để khắc sâu hơn những vấn đề chủ yếu của tác phẩm.<br />
4. Bước 4: Sau khi học xong một chùm bài (một chuyên đề) tôi hướng dẫn <br />
học sinh phân loại các chi tiết quan trọng (Tham khảo cách phân loại của đc <br />
Trần Xuân Trà trong tài liệu tập huấn ôn thi Tốt nghiệp năm 2013).<br />
5. Bước 5: Trong số những chi tiết đã hệ thống đó tôi hướng dẫn học sinh <br />
xác định những chi tiết, hình ảnh đặc biệt có ý nghĩa then chốt với mạch truyện <br />
và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đó <br />
là những chi tiết, hình ảnh có thể bàn luận dưới dạng bài văn nghị luận.<br />
VD: <br />
Tác phẩm “Hai đứa trẻ” Thạch Lam cần lưu ý đặc biệt các chi tiết, hình <br />
ảnh: ngọn đèn con của chị Tí, đoàn tàu đi qua phố huyện vào mỗi đêm.<br />
Tác phẩm “Chí Phèo” Nam Cao cần chú ý chi tiết, hình ảnh: Bát cháo hành <br />
của Thị Nở, giọt nước mắt của Chí Phèo, cái lò gạch bỏ không....<br />
11<br />
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài cần chú ý chi tiết, hình ảnh : Tiếng <br />
sáo đêm xuân, giọt nước mắt của A Phủ......<br />
Tác phẩm “Vợ nhặt” Kim Lân cần chú ý chi tiết, hình ảnh: Bát bánh đúc, <br />
nồi cháo cám (chè khoán), đoàn người phá kho thóc Nhật và lá cờ đỏ .......<br />
Tác phẩm “Rừng xà nu” Nguyễn Trung Thành cần chú ý chi tiết, hình ảnh: <br />
Lời nói của cụ Mết “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”, bàn tay Tnú, <br />
rừng xà nu bạt ngàn (cuối tác phẩm).........<br />
Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” Nguyễn Thi cần chú ý chi tiết, <br />
hình ảnh: cuốn sổ gia đình, lời khen của chú Năm với Việt và Chiến, chị em <br />
Việt và Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gửi chú Năm......<br />
Đồng thời tôi cũng yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu kĩ những tài liệu viết <br />
về chi tiết, hình ảnh đó (Trong tài liệu nhiều bài viết về một số chi tiết, hình <br />
ảnh như: Tiếng sáo đêm xuân trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài hay hình <br />
ảnh “Bàn tay Tnu” trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Từ <br />
đó hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận về hình ảnh, chi tiết đó.<br />
6. Bước 6: Phân loại các dạng đề về chi tiết: <br />
Dạng đề nghị luận về chi tiết xuất hiện một lần trong tác phẩm. <br />
Dạng đề nghị luận về những ý kiến bình luận chi tiết, hình ảnh.<br />
Dạng đề nghị luận về chi tiết xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm.<br />
Dạng đề nghị luận về các chi tiết, hình ảnh có liên quan xuất hiện trong các <br />
tác phẩm. <br />
* Những năm gần đây tôi có chú ý về dạng đề bàn luận những ý kiến đánh <br />
giá về các chi tiết, hình ảnh.<br />
* Ở các dạng đề đều có những các bước (các thao tác) chung của dạng đề <br />
về chi tiết và cũng có những lưu ý riêng (có liên quan đến các dạng đề nghị luận <br />
khác như dạng đề so sánh, dạng đề bình luận ý kiến). Các dạng đề so sánh, <br />
dạng đề bình luận ý kiến, tôi đã thường hướng dẫn học sinh rất kĩ. Ở đây tôi <br />
yêu cầu học sinh vận dụng linh hoạt (vận dụng kết hợp các phương pháp ở các <br />
dạng đề trên) để làm đề về chi tiết, hình ảnh.<br />
12<br />
II.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ CHI <br />
TIẾT, HÌNH ẢNH TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ.<br />
1. DẠNG ĐỀ VỀ MỘT CHI TIẾT HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRONG TÁC <br />
PHẨM.<br />
(I). Đặt vấn đề: Yêu cầu học sinh có cách dẫn dắt phù hợp . Với dạng đề <br />
về chi tiết có thể dẫn dắt từ sự thành công của tác phẩm được làm nên từ <br />
những chi tiết “đắt”, từ đó mà dẫn dắt đến chi tiết cần bàn luận.<br />
(II). Giải quyết vấn đề:<br />
1. Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm (giống như các dạng đề khác <br />
về tác phẩm).<br />
2. Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn <br />
chương (trong truyện ngắn)<br />
Chi tiết văn học (Dẫn dắt từ phần bước 1 (I))<br />
Vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn học: Chi tiết nghệ thuật có tính tạo <br />
hình, chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò <br />
biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát <br />
triển của cốt truyện.<br />
3. Dẫn dắt cụ thể hoàn cảnh dẫn đến chi tiết. Tất cả các chi tiết đều <br />
được xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nhất là các chi tiết quan trọng thường <br />
xuất hiện trong một hoàn cảnh (tình huống đặc biệt) Tóm tắt các sự việc phần <br />
trước đó để dẫn đến chi tiết cần bàn luận bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7 <br />
10 dòng (Chú ý dẫn dắt ngắn gọn, chọn những sự việc then chốt có liên quan <br />
chặt chẽ đến mạch vận động của tác phẩm và có ý nghĩa trực tiếp đến chi tiết <br />
bàn luận. Tránh lan man). Cụ thể:<br />
Chi tiết ấy thuộc phần nào của tác phẩm.<br />
Tình huống dẫn đến chi tiết.<br />
Đưa ra cụ thể hình ảnh, chi tiết cần phân tích.<br />
4. Phân tích cụ thể nội dung, nghệ thuật để rút ra nghĩa của chi tiết.<br />
<br />
13<br />
* Đây là phần quan trọng nhất và thường rất khó bởi dung lượng chi tiết thì <br />
thật ít lại đòi hỏi các em phải suy luận, phân tích có chiều sâu. Học sinh phải có <br />
kiến thức và kĩ năng thật tốt. Muốn vậy, giáo viên phải định hướng cho học sinh <br />
biết cách khai thác vấn đề, phải biết phát huy trí tưởng tượng phong phú, phát <br />
huy trường liên tưởng. Bản chất của văn chương là sự sáng tạo nên cần có sự <br />
cảm nhận phong phú sáng tạo của học sinh song cũng cần phải bám vào mạch <br />
truyện, vào các yếu tố liên quan để hiểu về chi tiết cũng như hiểu được chủ đề <br />
tư tưởng của tác phẩm. Phải gắn chi tiết ấy vào chỉnh thể của tác phẩm và <br />
phong cách của nhà văn.<br />
a. Phân tích nội dung<br />
a1. Phải thấy rõ chi tiết ấy nói về điều gì?<br />
Cần cắt nghĩa rành rọt về chi tiết đó. Phải đặt trong từng tình huống cụ thể <br />
để hiểu sâu nội dung, ý nghĩa. Như chi tiết “giọt nước mắt của A Phủ” phải đặt <br />
vào hoàn cảnh A Phủ là một chàng trai rất gan bướng không dễ gì anh sẽ khóc <br />
nên chi tiết này có thể thấy nó đã thể hiện nỗi đau đớn, tủi cực đến tận cùng <br />
của nhân vật. hay phải đặt vào hoàn cảnh xã hội để hiểu ý nghĩa của chi tiết. <br />
Cũng với chi tiết “giọt nước mắt của A Phủ” phải thấy được hoàn cảnh của <br />
người nông dân miền núi dưới ách thống trị của bọn địa chủ phong kiến lúc bấy <br />
giờ. Bọn địa chủ, phong kiến luôn đè nén con người khiến họ phải chịu bao <br />
cảnh ngang trái, bất công.<br />
a2. Bình sâu các từ ngữ quan trọng.<br />
Trong cách “chi tiết đắt”, các nhà văn thường đặc tả qua một số từ ngữ then <br />
chốt để làm nổi bật tư tưởng. Có những từ ngữ gợi giá trị tạo hình như từ ngữ <br />
trong chi tiết về giọt nước mắt của bà cụ Tứ “ Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà <br />
rỉ xuống hai dòng nước mắt” (Vợ nhặt Kim Lân) hay hình ảnh mười đầu ngón <br />
tay Tnú bị bốc cháy “Một ngón tay Tnu bốc cháy. hai ngón. Không có gì đượm <br />
bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh, mười ngón tay bây giờ đã trở thành mười <br />
ngọn đuốc”. Có những từ ngữ làm nổi bật những xúc cảm như trong truyện <br />
<br />
14<br />
ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao khi nhà văn nói về thái độ của Hoàng với người <br />
nông dân “Nỗi khinh bỉ của anh phì ra cả ngoài nét mặt theo cái bĩu môi dài <br />
thườn thượt, mũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối”. Chỉ khi học sinh <br />
biết chú ý vào các từ ngữ then chốt có sức gợi thì mới làm nổi bật nội dung cụ <br />
thể của chi tiết và cảm xúc của người viết.<br />
a3. Phân tích sâu ý nghĩa gợi ra từ chi tiết đó (cho phép học sinh có những <br />
cảm nhận, liên tưởng phong phú sao cho vẫn phù hợp với mạch truyện và góp <br />
phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm).<br />
Khi phân tích hình ảnh ngọn lửa trên mười đầu ngón tay của Tnú, học sinh có <br />
những cảm nhận và liên tưởng:<br />
Ngọn lửa bốc cháy trên mười đầu ngón tay của Tnú như thể hiện nỗi đau <br />
đớn tận cùng của Tnú và cũng là nỗi đau của toàn dân tộc khi kẻ thù sang xâm <br />
lược. Nhà văn đã miêu tả “Một ngón tay Tnu bốc cháy, hai ngón, ba ngón...”. <br />
Ngôn ngữ giàu sức tạo hình để ta hình dung ra hình ảnh những ngón tay Tnú cứ <br />
bén dẫn, bén dần lần lần một ngón, hai ngón...Nhà văn lại nói thêm: Không có gì <br />
đượm bằng cây xà nu. Lửa bắt rất nhanh, mười ngón tay đã trở thành mười <br />
ngọn đuốc. Ngọn lửa ấy lan thật nhanh và ngay trong chốc lát mười ngón tay ấy <br />
đã bùng lên bốc cháy...Nỗi đau như đến tận cùng. Đau đớn cực độ khi Tnú <br />
không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay mà anh cảm thấy lửa cháy trong lồng <br />
ngực, cháy ở bụng, máu anh mặn chát ở đầu lưỡi, răng anh đã cắn nát môi anh <br />
rồi. Lúc này nỗi đau ấy không chỉ ở mười đầu ngón tay nữa mà ngọn lửa ấy <br />
như thiêu đốt toàn cơ thể anh, anh đang cố kìm nén nỗi đau. Đó còn là hình ảnh <br />
tố cáo tội ác tày trời của giặc Mĩ, chúng đã tàn sát hủy diệt cuộc sống của nhân <br />
dân ta. Chúng còn giết bà Nhan, anh Xút, anh Quyết và bao nhiêu người dân vô <br />
tội khác nữa. Chúng đã biến cây xà nu vốn thân thuộc gần gũi, vốn là bạn của <br />
mọi nhà giờ đây lại thiêu đốt nhân dân. Dưới sự tàn bạo của chúng tất cả đều <br />
trở nên đáng sợ (Liên hệ với tội ác của giặc Minh ở thế kỉ XV): <br />
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn <br />
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”<br />
15<br />
“Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi<br />
Ngọn lửa ngùn ngụt bốc cháy cũng là ngọn lửa của lòng căm thù trong <br />
mỗi người dân Việt Nam. Bọn thằng Dục thiêu đốt mười đầu ngón tay của Tnú <br />
là để uy hiếp tinh thần của nhân dân. Chúng đe dọa người dân “xem hãy coi bàn <br />
tay thằng Tnú”, chúng muốn người dân Tây Nguyên nhìn vào đó mà sợ, mà <br />
không dám đấu tranh nhưng ngược lại nhìn vào đó họ không sợ hãi bọn giặc mà <br />
chỉ thấy thương cho Tnú và căm giận sục sôi với quân thù và họ sẽ đứng lên <br />
đấu tranh chống lại kẻ thù tàn ác, trả thù cho những người dân đã chịu đau <br />
thương và đã hi sinh.<br />
Mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc. Không phải ngẫu nhiên mà <br />
nhà văn Nguyễn Trung Thành ví ngọn lửa ấy như những ngọn đuốc bởi ngọn <br />
đuốc vốn thật gần gũi với buôn làng Tây Nguyên, nó soi sáng trong đêm tối nơi <br />
núi rừng. Và ngọn đuốc thường có ý nghĩa nói về ý nghĩa soi đường, tinh thần <br />
đấu tranh. Lúc này mười ngọn đuốc ấy kết thành một bó đuốc rực sáng để <br />
khích lệ và cổ vũ tinh thần đấu tranh. Đặc biệt bó đuốc ấy như ánh sáng soi <br />
đường cho cả dân làng đứng lên đấu tranh (Liên hệ vơi trái tim Đan cô).<br />
Ngọn lửa ấy cũng đã báo hiệu cuộc Đồng Khởi của người dân Tây Nguyên, <br />
họ cùng nhất loạt đứng lên đấu tranh và chiến thắng. <br />
a4. Phải có sự so sánh, mở rộng liên hệ với các chi tiết khác ở tác phẩm <br />
cũng như các chi tiết có liên quan ở các tác phẩm khác.<br />
Các chi tiết trong tác phẩm bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các chi <br />
tiết khác. Khi tìm hiểu chi tiết, hình ảnh nào đó ta đặt nó trong mối liên hệ với <br />
các chi tiết khác trong tác phẩm để thấy một mạch thống nhất. Hay khi liên hệ <br />
với các chi tiết trong các tác phẩm khác thì lại để thấy được sự kế thừa cũng <br />
như sự sáng tạo trong sáng tác văn chương. Như khi phân tích về giọt nước mắt <br />
của A Phủ có thể liên hệ với giọt nước mắt của Hộ trong “Đời thừa”. Nam Cao <br />
đã miêu tả giọt nước mắt của nhân vật Hộ “Nước mắt hắn bật ra như nước <br />
một quả chanh người ta bóp mạnh”. “Hắn khóc. Hắn khóc nức nở, khóc như <br />
thể không ra tiếng khóc”. Hay nước mắt của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên <br />
16<br />
“Hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt”. Ở đây đều là giọt nước mắt của <br />
những người đàn ông đau khổ nhưng có hoàn cảnh và số phận khác nhau. Nếu <br />
như giọt nước mắt của Chí Phèo là sự cảm động khi được Thị Nở chăm sóc, <br />
giọt nước mắt của Hộ là ân hận khi nhận ra hành động thô bạo của mình với vợ <br />
con thì giọt nước mắt của A Phủ lại là nỗi đau đớn, tủi cực của người nông dân <br />
khi bị áp bức. Cũng cùng cách thức so sánh liên hệ ấy khi nói về giọt nước mắt <br />
của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân ta có thể liên hệ đến câu <br />
thơ:<br />
“Tuổi già hạt lệ như sươnng<br />
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan”<br />
“Khóc Dương khuê” Nguyễn khuyến.<br />
b. Phân tích nghệ thuật xây dựng chi tiết (gắn với nét đặc trưng trong <br />
phong cách của nhà văn)<br />
Bút pháp miêu tả như bút pháp hiện thực (chi tiết kết thúc truyện Chí Phèo), <br />
bút pháp lãng mạn cách mạng (chi tiết kết thúc truyện “Vợ nhặt”), bút pháp của <br />
khuynh hướng sử thi (chi tiết về hình ảnh rừng xà nu cuối tác phẩm “Rừng xà <br />
nu”)<br />
Nét đặc trưng trong ngôn ngữ: Ngôn ngữ giản dị như trong tác phẩm của <br />
Kim Lân, ngôn ngữ hào hùng tráng lệ như trong “Rừng xà nu”, ngôn ngữ đậm <br />
màu sắc triết lí như trong tác phẩm của Nam Cao..., ngôn ngữ đậm sắc thái Nam <br />
Bộ trong “Những đứa con trong gia đinh” Nguyễn Thi...<br />
5. Đánh giá ý nghĩa của chi tiết đó trong hệ thống toàn bộ tác phẩm.<br />
Chi tiết quan trọng ấy làm cho mạch truyện trở nên thống nhất và giữ vai trò <br />
chủ đạo làm nên ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. <br />
Thể hiện rõ phong cách của tác giả.<br />
VÍ DỤ CHỨNG MINH<br />
Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát bánh đúc trong truyện ngắn“Vợ <br />
nhặt” của Kim Lân.<br />
<br />
17<br />
(I). ĐVĐ: (Giới thiệu từ quan niệm của nhà văn Nguyễn Minh Châu)<br />
(Nhà văn Nguyễn Minh Châu có lần nói đại ý rằng : Người cầm bút có <br />
biệt tài là có thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc với một <br />
vài sự diễn biến sơ sài nhưng đó có khi lại là cái khoảnh khắc chứa cả một đời <br />
người, một đời nhân loại. Đúng như vậy, trong cái dòng đời xuôi chảy ấy các <br />
nhà văn sẽ tìm được một khoảnh khắc – một điểm sáng nghệ thuật có ý nghĩa <br />
làm nổi bật tính cách của nhân vật và góp phần quan trọng trong việc thể hiện <br />
chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm “Vợ nhặt” <br />
của Kim Lân mang ý nghĩa như thế).<br />
(II). GQVĐ:<br />
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm.<br />
Tác giả Kim Lân: Kim Lân là nhà văn được coi là “con đẻ của đồng <br />
ruộng”. Ông “một lòng đi về với đất, với người với thuần hậu nguyên thủy của <br />
cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). Kim Lân có những trang viết chân thực <br />
về đời sống làng quê với những thú vui tao nhã của người nông dân quê mình mà <br />
ông gọi đó là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Ông cũng viết chân <br />
thực về những người nông dân quê mình chất phác, hóm hỉnh mà rất tài hoa.<br />
Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” <br />
được viết ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và <br />
bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào <br />
một phần của cốt truyện cũ để viết tác phẩm “Vợ nhặt”. Tác phẩm được đưa <br />
vào tập “Con chó xấu xí” (Xuất bản 1962).<br />
Nội dung chính: Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống của người dân <br />
vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói kinh hoàng năm 1945. Nhưng trong hoàn <br />
cảnh đó người nông dân vẫn đùm bọc yêu thương, vẫn khao khát mái ấm gia <br />
đình và luôn có một niềm hi vọng vào tương lai.<br />
2. Dẫn dắt để dẫn đến chi tiết (hoàn cảnh, tình huống xuất hiện chi <br />
tiết)<br />
<br />
18<br />
(Tràng là một anh nông dân nghèo sống ở xóm ngự cư. Trong nạn đói, anh <br />
làm thuê, kéo xe bò thóc cho liên đoàn lên tỉnh.Tràng gặp thị ở chợ tỉnh, cũng <br />
đang trong nạn đói. Lần thứ hai gặp lại, Tràng thấy thị “gầy sọp đi, trên khuôn <br />
mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Sau những câu nói tầm phơ tầm <br />
phào, Tràng đã mời thị ăn. Tràng vỗ vỗ vào Túi: Rích bố cu. Thế là thị sà xuống <br />
ăn thật. Thị ăn một chặp bốn bát bánh đúc. Ăn xong, thị cầm dọc đôi đũa quệt <br />
ngang miệng...”).<br />
3. Phân tích chi tiết: Thể hiện số phận, phẩm chất của nhân vật.<br />
Thể hiện số phận thảm thương, khốn cùng của nhân vật trong nạn đói<br />
khủng khiếp năm 1945.<br />
+Vì cái đói cái nghèo nên khi được Tràng mời ăn giầu, thị đã nói “Ăn gì thì <br />
ăn, chả ăn giầu”. Thị đã “gợi ý” để được ăn, Lúc này cái đói cái nghèo đang bám <br />
riết lấy thị nên cái điều đơn giản nhất và cũng lớn lao nhất với thị là có được <br />
miếng ăn.<br />
+ Vì miếng ăn mà thị mất đi nữ tính của người con gái, thị đánh đổi cái sĩ <br />
diện, cái duyên của người con gái. Khi thị “sà xuống ăn một chặp bốn bát bánh <br />
đúc” thì ta thấy thị thật đáng thương, tội nghiệp. Có người nói thị trở nên trơ <br />
trẽn vì miếng ăn, cái đói đã làm thị mất đi nhân phẩm, lòng tự trọng. Có sống <br />
trong hoàn cảnh ấy con người ta mới thấm thía và hiểu cho hoàn cảnh của thi. <br />
Nhà văn Nam Cao cũng hay viết về cái đói, về miếng ăn, về chuyện vì miếng ăn <br />
mà con người ta đánh mất đi nhân phẩm, lương tri. Trong truyện “Một bữa no”, <br />
Nam Cao cũng đã nói về người bà vì đói quá mà ăn cho đến no và chết vì “một <br />
bữa no”, hay trong “Trẻ con không được ăn thịt chó”, nhà văn cũng viết về hình <br />
ảnh của người cha vì miếng ăn mà trở nên độc ác với những đứa con.<br />
+Thị theo không Tràng về làm vợ cũng chỉ vì cái đói, muốn chạy trốn cái <br />
đói.<br />
Hình ảnh bắt bánh đúc ấy cũng thể hiện niềm ham sống, khát khao cuộc <br />
sống của người nông dân: Vì sự sinh tồn nên thị “ăn liền một chặp bốn bát bánh <br />
đúc chẳng chuyện trò gì”, ăn để sống. Và thị bám theo câu nói của Tràng “rích <br />
19<br />
bố cu” “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về, rồi thị đã theo không <br />
về làm vợ. <br />
Thể hiện vẻ đẹp của tình người hào hiệp ở người cho ăn Tràng nghèo <br />
không dư dật gì nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, biết cưu mang đồng loại.<br />
+ Trong buổi đói khát, miếng ăn là cả vấn đề sinh mệnh, Tràng cho thị ăn <br />
trong hoàn cảnh lúc bấy giờ một nghĩa cử rất cao đẹp.<br />
+ Tràng đã cứu sống thị.<br />
Bánh đúc nên duyên vợ chồng. Trong văn học ta thường thấy những hình <br />
ảnh mang đậm chất thơ để nói về tín hiệu giao duyên nào là cái áo “ yêu nhau <br />
cởi áo cho nhau”, nào là chiếc khăn “khăn thương nhớ ai” còn ở đây lại là một <br />
hình ảnh rất thực của cuộc sống đời thường. <br />
+ Từ bát bát bánh đúc ấy mà thị thành vợ Tràng và sau này thị trở nên hiền <br />
thục, nữ tính sau khi làm vợ Tràng.<br />
+ Từ đó Tràng cũng có được hạnh phúc bất ngờ, sung sướng khi có vợ. <br />
Sau này tâm tính Tràng thay đổi, thấy mình nên người gắn bó và có trách nhiệm <br />
với gia đình.<br />
4. Đánh giá về ý nghĩa tư tưởng: <br />
Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm đã phản ánh hiện thực về nạn đói <br />
trong đó con người bị coi như cọng rơm cái rác, giá trị cả con người trở nên rẻ <br />
mạt.<br />
Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc: Cảm thông với nỗi khổ của con người <br />
qua đó cũng tố cáo, lên án những những chính sách tàn bạo của thực dân Pháp <br />
và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào thảm cảnh nạn đói thảm khốc. Đồng <br />
thời Kim Lân cũng ca ngợi vẻ đẹp của tình người ở người lao động trong hoàn <br />
cảnh còn nhiều khó khăn. <br />
5. Đánh giá về chi tiết:<br />
Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy cốt truyện, khắc họa số phận, <br />
phẩm chất, tính cách của nhân vật.<br />
<br />
<br />
20<br />
+ Thể hiện được nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của Kim Lân. Nhà <br />
văn thường viết về cuộc sống giản dị của người nông dân với tâm lí rất đời <br />
thường. Ông sử dụng ngôn ngữ nôm na, gần gũi trong cuộc sống đời thường.<br />
(III). KTVĐ<br />
Khẳng định ý nghĩa của chi tiết.<br />
Khẳng định ý nghĩa của tác phẩm.<br />
<br />
<br />
2. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ NHỮNG Ý KIẾN BÌNH LUẬN VỀ <br />
CHI TIẾT.<br />
(Học sinh vận dụng kĩ năng nghị luận về những ý kiến bàn về văn học)<br />
I). Đặt vấn đề: Yêu cầu học sinh có cách dẫn dắt phù hợp. Cần đưa ra được <br />
những ý kiến bàn về chi tiết.<br />
(II). Giải quyết vấn đề:<br />
1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm <br />
2. Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn <br />
chương (trong truyện ngắn)<br />
Chi tiết văn học (Dẫn dắt từ phần bước 1 (I))<br />
Vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn học: Chi tiết nghệ thuật có tính tạo <br />
hình, chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò <br />
biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát <br />
triển của cốt truyện.<br />
3. Bình luận các ý kiến về chi tiết. <br />
3.1: Bàn luận về ý kiến thứ nhất.<br />
Đưa ra ý kiến của cá nhân.<br />
Giải thích, chứng minh cho ý kiến của mình.<br />
3.2: Bàn luận về ý kiến thứ hai.<br />
Đưa ra ý kiến của cá nhân.<br />
Giải thích, chứng minh cho ý kiến của mình.<br />
21<br />
4. Bàn luận về mối quan hệ giữa hai ý kiến.<br />
(III). KTVĐ.<br />
Khẳng định lại ý kiến của bản thân.<br />
Đánh giá về ý nghĩa của chi tiết:<br />
Đánh giá về sự thành công của tác phẩm.<br />
<br />
<br />
VÍ DỤ CHỨNG MINH<br />
Đề bài: Về cách kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt”, có ý kiến cho rằng <br />
“Đó là một cái kết mở, tự nhiên và sáng”, lại có ý kiến cho “Đó chưa phải <br />
là một cái kết thực sự tự nhiên, gượng ép về nghệ thuật”. <br />
Ý kiến của anh (chị).<br />
(I). ĐVĐ: <br />
Đặc điểm của văn chương là sự sáng tạo, mỗi nhà văn có quyền chọn cho <br />
mình một con đường riêng và bản thân mỗi tác phẩm cũng có sự phong phú về <br />
các tầng nghĩa. Vì thế quá trình tiếp nhận văn học cũng là một quá trình đầy <br />
sáng tạo tùy thuộc vào vốn sống, năng lực bản thân, ý kiến, hoàn cảnh chủ quan <br />
của mỗi cá nhân. Đứng trước một hình tượng văn học có thể có những luồng ý <br />
kiến khác nhau như khi đánh giá về cách kết thúc của truyện ngắn “Vợ nhặt” <br />
có ý kiến cho rằng <br />
“Đó là một cái kết mở, tự nhiên và sáng”, lại có ý kiến cho “Đó chưa phải là <br />
một cái kết thực sự tự nhiên,gượng ép về nghệ thuật”. <br />
(II). GQVĐ<br />
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm.<br />
Tác giả Kim Lân: Kim Lân là nhà văn được coi là “con đẻ của đồng <br />
ruộng”. Ông “một lòng đi về với đất, với người với thuần hậu nguyên thủy của <br />
cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). Kim Lân có những trang việt chân thực <br />
về đời sống làng quê với những thú vui tao nhã của người nông dân quê mình mà <br />
<br />
<br />
22<br />
ông gọi đó là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Ông cũng viết chân <br />
thực về những người nông dân quê mình chất phác, hóm hỉnh mà rất tài hoa.<br />
Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” <br />
được viết ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và <br />
bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào <br />
một phần của cốt truyện cũ để viết tác phẩm “Vợ nhặt”. Tác phẩm được đưa <br />
vào tập “Con chó xấu xí” (Xuất bản 1962).<br />
Nội dung chính: Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống của người dân <br />
vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói kinh hoàng năm 1945. Nhưng trong hoàn <br />
cảnh đó người nông dân vẫn đùm bọc yêu thương, vẫn khao khát mái ấm gia <br />
đình và luôn có một niềm hi vọng vào tương lai.<br />
2. Khái quát về chi tiết trong tác phẩm văn học. (Tham khảo phần <br />
trên).<br />
3. Tóm tắt dẫn dắt đến chi tiết.<br />
Truyện viết về cuộc sống của những người dân ở xóm ngụ cư trong nạn <br />
đói mà tiêu biểu là cuộc sống của gia đình Tràng. Vì cái đói cái nghèo nên Tràng <br />
không thể có một đám cưới đàng hoàng và bữa cơm đón nàng dâu mới của nhà <br />
Tràng cũng rất thảm hại “Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái <br />
rối và một đĩa muối ăn với cháo”. Trong bữa ăn họ nghe thấy tiếng trống thúc <br />
thuế, qua lời của người vợ, Tràng đã nhớ lại có lần mình gặp Việt Minh và <br />
“Trong óc Tràng bỗng hiện lên đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”,<br />
4.Trình bày ý kiến của bản thân về cách kết thúc truyện.<br />
4.1: Bàn luận về ý kiến: “Đó là một cái kết mở, tự nhiên và sáng”<br />
Đó là cách kết truyện tự nhiên phù hợp.<br />
+ Kết thúc ấy có cơ sở từ thực tiễn đời sống. Câu chuyện có bối cảnh là <br />
nạn đói năm 1945 một thời điểm lịch sử có thật trong đất nước ta vào những <br />
năm tháng chuẩn bị cho cuộc cách mạng và đó là những ngày tiền khởi nghĩa với <br />
phong trào phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Vậy nên trong hoàn cảnh đói <br />
<br />
23<br />
khát cùng cực ấy người nông dân nhận ra kẻ thù gây đau khổ cho mình là bọn <br />
Pháp và Nhật. Thực dân Pháp thi hành những “ luật pháp dã man’, vơ vét của cải <br />
còn phát xít Nhật thì bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu rồi cùng <br />
với thiên tai, lũ lụt...Tất cả đều là căn nguyên dẫn đến thảm cảnh nạn đói năm <br />
1945. Những người dân sống trong hoàn cảnh đó họ sẽ ý thức được mình phải <br />
đứng lên đấu tranh tìm con đường cho mình. Họ sẽ tìm đến với cách mạng như <br />
một điều tất yếu.<br />
+ Sự hợp lí ở đây là họ chỉ mới bắt đầu nhận thức về cách mạng, đó mới <br />
chỉ là ánh sáng le lói ở cuối đường hầm. Nhà văn không kết thúc câu chuyện ở <br />
việc Tràng đi làm cách mạng rồi kêu gọi quần chúng nhân dân cùng đứng lên <br />
đấu tranh. Nếu như vậy e rằng có phần gượng ép và ảo tưởng. Ở đây mới dừng <br />
lại ở việc qua lời người vợ mà Tràng đã nhớ lại có lần anh đã nhìn thấy đoàn <br />
người đi phá kho thóc và được nghe nói họ là Việt Minh. Quá trình nhận thức <br />
ấy được diễn tiến từ từ. Cách kết truyện như thế là phù hợp.<br />
Đó còn là cách kết truyện mở và sáng.<br />
+ Truyện kết thúc nhưng đã mở ra cho người đọc nhiều suy ngẫm. <br />
Truyện không nói cụ thể rõ ràng là cuộc sống của Tràng, bà cụ Tứ, người vợ <br />
nhặt sẽ đi đến đâu, cuộc sống của họ tiếp theo sẽ như thế nào để gượng ép trói <br />
buộc suy nghĩ của bạn đọc thiên về một hướng và nhiều khi chỉ suy nghĩ theo <br />
chiều hướng ấy. Và thật khéo léo khi Kim Lân để “lửng”. Kết thúc “lửng” ấy <br />
chứa đựng bao suy nghĩ của tác giả. Phải chăng nhà văn Kim Lân