Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong quá trình học toán, học sinh thường mắc những sai lầm, sai lầm về cách <br />
trình bày một bài toán, sai lầm về phương pháp giải các bài toán, đặc biệt đối với <br />
những học sinh trung bình, yếu kém. Cho dù những sai lầm đó thường xảy ra hoặc có <br />
thể xảy ra đều là điều đáng tiếc cho bản thân học sinh và người dạy. Qua bốn năm <br />
dạy môn toán lớp 6, tôi nhận thấy rằng các em học sinh từ lớp 5 lên khi giải các bài <br />
toán "tìm x" ở lớp 6 các em gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với những em học <br />
sinh có lực học trung bình và yếu, kém. Khẳ năng lĩnh hội kiến thức và phương pháp <br />
giải toán "tìm x" của các em là rất chậm, nên mắc phải rất nhều sai sót không đáng <br />
có, và thường không biết phương pháp để giải các dạng bài tập này, dẫn đến các em <br />
ngại giải bài toán dạng này. Vì thế, để giúp các em giải quyết những khó khăn, tránh <br />
sai sót, tạo hứng thú học tập cho các em khi giải bài toán "tìm x" , tôi đã chọn đề tài <br />
"Hướng dẫn học sinh trung bình và yếu, kém giải một số dạng toán tìm x ở <br />
chương trình toán 6" . Từ đó nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng bộ môn <br />
môn toán ở lớp 6.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
a, Mục tiêu của đề tài<br />
Để giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về dạng toán tìm x, để mỗi học sinh có thể <br />
tự làm, tự trình bày một bài giải toán tìm x cụ thể, từ đó phát triển năng lực giải toán <br />
tìm x cho các em. Tạo tiền đề cho các em có thể học tốt khi làm các bài toán tìm x ở <br />
lớp 7 và giải phương trình bậc nhất một ẩn, các phương trình đưa được về dạng <br />
phương trình bậc nhất một ẩn, bất phương trình bậc nhất một ẩn ở lớp 8.<br />
Rèn cho học sinh khả năng phân tích, xem xét bài toán dưới dạng đặc thù riêng lẻ. <br />
Mặt khác cần khuyến khích học sinh tìm hiểu các giải để học sinh phát huy được khả <br />
năng tư duy linh hoạt, nhạy bén khi trình bày bài giải bài toán. Tạo được lòng say mê, <br />
sáng tạo, ngày càng tự tin, không còn tâm lý e ngại đối với các bài toán tìm x.<br />
Học sinh thấy được môn toán rất gần gũi với các môn học khác và thực tiễn trong <br />
cuộc sống<br />
b, Nhiệm vụ của đề tài<br />
Nhiệm vụ của đề tài là đưa ra phương pháp giải và cách trình bày bài giải của <br />
một số dạng toán tìm x cơ bản mà học sinh trung bình và yếu, kém thường hay gặp ở <br />
chương trình toán lớp 6 mà học sinh còn chưa biết cách giải hay thường hiểu sai về <br />
phương pháp giải các dạng toán đó.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
1<br />
ặng Anh Phương<br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
Học sinh có học lực trung bình và yếu, kém của hai lớp 6A và 6B trường THCS <br />
Băng Adrênh Krông Ana Đăklăk.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài được áp dụng trong một số dạng toán tìm số tự nhiên x ở chương trình toán <br />
lớp 6 mà học sinh trung bình và yếu, kém vẫn chưa thể tự mình giải và trình bày bài <br />
giải được.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Tìm hiểu tình hình học tập của học sinh.<br />
Cách hình thành kĩ năng giải toán cho học sinh thông qua các tiết luyện tập<br />
Học hỏi kinh nghiệm thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp.<br />
Phương pháp đọc sách và tài liệu<br />
Nói chuyện cởi mở với học sinh, tìm hiểu suy nghĩ của các em về dạng toán tìm <br />
x.<br />
Triển khai nội dung đề tài và kiểm tra, đối chiếu kết quả học tập của học sinh <br />
từ đầu năm học đến cuối năm học của các năm học trước.<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Từ năm 2002 đến nay, chương trình sách giáo khoa có nhiều thay đổi, đặc biệt là <br />
những năm gần đây, việc giảm tải, thay đổi khung phân phối chương trình đồng <br />
nghĩa với việc thay đổi cách nhìn, cách học, cách dạy của thầy và trò. Trước tình hình <br />
đó môn toán cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Để dạy và học tốt môn toán lớp 6, <br />
nhất là các dạng toán tìm x, đòi hỏi cả thầy và trò phải nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu <br />
tài liệu một cách sâu sắc.<br />
Trước khi học "tường minh" về phương trình và bất phương trình, học sinh đã <br />
được làm quen một cách "ẩn tàng" về phương trình và bất phương trình ở dạng toán <br />
"Tìm một số chưa biết trong một đẳng thức", mà ta hay gọi là các bài toán tìm x.<br />
Các bài toán "tìm x" ở lớp 6 và ở tiểu học là cơ sở để học sinh dần dần học tốt <br />
phương trình và bất phương trình ở lớp 8. Đồng thời giúp các em làm quen và rèn <br />
luyện cách giải phương trình sau này thông qua giải các bài toán tìm x.<br />
Lý thuyết phương trình không chỉ là cơ sở để xây dựng đại số mà còn giữ vai trò <br />
quan trọng trong các bộ môn khác của toán học và trong cuộc sống. Người ta nghiên <br />
cứu không chỉ phương trình đại số mà còn nghiên cứu những phương trình vi phân, <br />
phương trình tích phân, phương trình hàm...<br />
Tuy nhiên, với trình độ hiện nay của học sinh, nhất là học sinh trung bình và yếu, <br />
kém không thể tự mình lĩnh hội một khối lượng lớn kiến thức cùng một lúc. Vì vậy, <br />
rèn luyện kĩ năng giải toán tìm x trong chương trình toán lớp 6 là một vấn đề quan <br />
trọng trong việc dạy và học môn toán lớp 6. Tạo nền tảng kiến thức vững chắc cho <br />
<br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
2<br />
ặng Anh Phương<br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
học sinh bước vào các năm học tiếp theo.<br />
2. Thực trạng<br />
Trong quá trình học toán, học sinh hiểu phần lý thuyết có khi chưa chắc chắn <br />
hoặc còn mơ hồ về các định nghĩa, các khái niệm, các công thức… nên thường dẫn <br />
đến sai lầm khi làm bài tập.<br />
Có những dạng bài tập tìm x, nếu học sinh không chú tâm để ý hay chủ quan xem <br />
nhẹ hoặc làm theo cảm nhận tương tự là có thể vấp phải sai lầm.<br />
Đa số học sinh cảm thấy khó học dạng bài toán tìm x này do các em đã mất gốc ở <br />
tiểu học. Do các e không chịu học phần định nghĩa, khái niệm, tính chất ở các phép <br />
toán cộng, trừ, nhân, chia đã học ở tiểu học, ở lớp 6, mà đây lại là vấn đề quan trọng <br />
yêu cầu học sinh phải nắm và hiểu được trước khi làm bài tập.<br />
Khối lớp 6 có số lượng học sinh không đồng đều về nhận thức và học lực nên gây <br />
khó khăn cho giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp. Nhiều học sinh có <br />
hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần do đó việc đầu tư về thời gian và <br />
sách vở cho học tập bị hạn chế nhiều và ảnh hưởng không nhỏ đến sự nhận thức và <br />
phát triển của các em.<br />
Sau khi nhận lớp và dạy một thời gian tôi đã tiến hành điều tra cơ bản thì thấy:<br />
+ Lớp 6A: Số em không thể giải, không thể tự trình bày giải bài toán tìm x chiếm <br />
khoảng 75%, số học sinh nắm chắc kiến thức và biết vận dụng vào bài tập có khoảng <br />
25%, số học sinh biết phối hợp các kiến thức, kỹ năng giải các bài toán tìm x chiếm <br />
khoảng 15%.<br />
+ Lớp 6B: Số em không thể giải, không thể tự trình bày giải bài toán tìm x chiếm <br />
khoảng 65%, số học sinh nắm chắc kiến thức và biết vận dụng vào bài tập có khoảng <br />
35%, số học sinh biết phối hợp các kiến thức, kỹ năng giải các bài toán tìm x chiếm <br />
khoảng 20%.<br />
Số học sinh trung bình và yếu, kém tập trung ở cả hai lớp nên gây khó khăn trong <br />
quá trình giảng dạy, cũng như việc truyền đạt các phương pháp giải các dạng toán tìm <br />
x cho học sinh. Đối với học sinh khá giỏi thì việc làm các dạng bài tập này không có gì <br />
khó khăn nhưng đối với học sinh trung bình và yếu, kém thì đây là dạng toán khó. Nếu <br />
giảng giải sâu về phương pháp thì gây nhàm chán cho học sinh khá, giỏi.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Đầu tiên cần cho học sinh trung bình và yếu, kém nắm chắc phương pháp giải <br />
những dạng toán tìm x cơ bản đã được học ở tiểu học.<br />
Chuyển thể từ dạng toán tìm x phức tạp thành dạng toán tìm x đơn giản đã biết <br />
cách giải. Giáo viên đưa liều lượng kiến thức vừa phải, thích hợp với năng lực và <br />
<br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
3<br />
ặng Anh Phương<br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
điều kiện của học sinh.<br />
Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách cho các bài tập dễ rồi tăng dần lượng kiến <br />
thức. Tạo cho học sinh cảm giác yêu thích dạng toán này rồi mới phát triển nâng cao.<br />
Tạo tâm lí cho học sinh đây là một dạng toán dễ, không có gì khó khăn khi giải <br />
và trình bày. Cần khuyến khích học sinh tự giải và tự trình bày sau khi giáo viên đã <br />
giảng giải.<br />
Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, dẫn dắt học sinh tìm ra lời giải bài <br />
toán, học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức.<br />
Giáo viên luôn tạo môi trường thân thiện giữa thầy và trò. Không quá tỏ vẻ xa <br />
cách hay quá lớn lao và cao cả đối với học sinh. Luôn tạo cho học sinh một cảm giác <br />
gần gũi, không làm cho học sinh cảm thấy sợ hãi. Dạy thật, học thật ngay từ đầu. <br />
Dạy theo điều kiện thực tế không quá áp đặt chủ quan.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
Dạng 1: " Tìm một số chưa biết của một tổng".<br />
Ví dụ: <br />
30 + 40 = 70<br />
Số hạng 1 Số hạng 2 Tổng<br />
Muốn tìm số hạng 1 ta làm thế nào? HS: Tổng – số hạng 2<br />
Muốn tìm số hạng 2 ta làm thế nào? HS: Tổng – số hạng 1<br />
Nếu thay 30 = x hoặc 40 = x , muốn HS: Tổng – số hạng đã biết<br />
tìm x ta làm thế nào?<br />
<br />
Vì thế giáo viên đưa ra công thức tổng quát cho dạng toán này:<br />
x + b = c <br />
Nếu x = c b (b,c là các số đã biết) ( dạng I)<br />
b + x = c <br />
(Muốn tìm một số chưa biết của tổng, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết)<br />
Sau khi đưa ra công thức tổng quát và phát biểu lại thành lời, học sinh sẽ dễ dàng <br />
làm các bài tập thuộc dạng này, ví dụ:<br />
Bài tập 1: Tìm số tự nhiên x, biết: <br />
a, x + 20 = 50 b, 30 + x = 50 <br />
Học sinh sẽ dễ dàng giải nhờ công thức tổng quát đã cho: " Muốn tìm một số <br />
chưa biết của tổng, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết".<br />
Giải: a, x + 20 = 50<br />
x = 50 20 <br />
x = 30<br />
b, 30 + x = 50<br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
4<br />
ặng Anh Phương<br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
x = 50 30<br />
x = 25<br />
Dạng 2: "Tìm một số chưa biết trong một hiệu"<br />
Ví dụ : <br />
90 − 40 = 50<br />
Số bị trừ Số trừ Hiệu<br />
Muốn tìm số trừ ta làm thế nào? HS: Số trừ = số bị trừ – hiệu<br />
Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? HS: Số bị trừ = Số trừ + Hiệu<br />
Nếu thay 90 = x muốn tìm x ta làm thế HS: Hiệu + số trừ<br />
nào?<br />
Nếu thay 40 = x , muốn tìm x ta làm HS: Số bị trừ – Hiệu <br />
thế nào?<br />
+ Xuất phát từ ví dụ trên, giáo viên đưa ra công thức tổng quát:<br />
x b = c => x = c + b (dạng II)<br />
( Số bị trừ bằng Hiệu trừ đi số trừ)<br />
Và: b x = c => x = b c (dạng III)<br />
( Số trừ bằng số bị trừ trừ đi hiệu)<br />
(b, c là các số đã biết)<br />
+ Đối với dạng toán này học sinh trung bình và yếu, kém rất hay nhầm lẫn giữa <br />
số trừ và số bị trừ, ví dụ: Tìm số tự nhiên x, biết: 95 x = 60<br />
Học sinh thường thực hiện: x = 60 95 và dẫn đến học sinh không <br />
tìm được kết quả của bài toán. <br />
+ Nhưng khi cho học sinh học thuộc công thức và phát biểu thành lời được thì học <br />
sinh sẽ dễ dàng làm bài, ví dụ:<br />
Bài tập áp dụng : Tìm số tự nhiên x, biết: <br />
a) x 15 = 35<br />
b) 50 x = 35<br />
+ Giáo viên đạt câu hỏi hướng dẫn học sinh: <br />
Ở câu a, x đóng vai trò là số gì trong hiệu. Muốn tìm x ta làm như thế nào? <br />
Ở câu b, x đóng vai trò là số gì trong hiệu. Muốn tìm x ta làm như thế nào?<br />
+ Học sinh dễ dàng trả lời;<br />
Ở câu a, x đóng vai trò là số bị trừ trong hiệu. Muốn tìm x, ta lấy hiệu cộng với <br />
số trừ<br />
Ở câu b, x đóng vai trò là số trừ trong hiệu. Muốn tìm x, ta lấy số bị trừ trừ đi <br />
hiệu.<br />
Giải: a) x 15 = 35<br />
<br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
5<br />
ặng Anh Phương<br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
x = 35 + 15<br />
x = 50<br />
b) 50 x = 35<br />
x = 50 35<br />
x = 15<br />
Dạng 3: "Tìm một thừa số chưa biết trong một tích "<br />
Ví dụ : <br />
4 . 5 = 20<br />
Thừa số 1 Thừa số 2 Tích<br />
Muốn tìm thừa số 1 ta làm thế nào? HS: Thừa số 1 = Tích : thừa số 2.<br />
20<br />
� 4 = <br />
5<br />
Muốn tìm thừa số 2 ta làm thế nào? HS: Thừa số 2 = Tích : thừa số 1<br />
20<br />
� 5 =<br />
4<br />
Nếu thay 4 = x thì x đóng vai trò là HS: <br />
thừa số 1 hay thừa số 2, lúc này muốn + x là thừa số 1<br />
tìm x ta làm thế nào? + Tìm x = tích : thừa số 2<br />
20<br />
� x = <br />
5<br />
+ Xuất phát từ ví dụ trên, giáo viên đưa ra công thức tổng quát cho học sinh<br />
b.x = c <br />
Nếu x = c : b (b,c là các số đã biết) (dạng IV)<br />
x .b = c <br />
(Muốn tìm một thừa số chưa biết của tích, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết)<br />
+ Sau khi nắm vững công thức và có thể phát biểu thành lời công thức trên, học sinh <br />
dễ dàng làm các bài tập thuộc dạng toán này, ví dụ: <br />
Bài tập áp dụng Tìm số tự nhiên x, biết:<br />
a) 6x = 60 b) 6(x 2) = 60<br />
+ Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý: Muốn tìm thừa số chưa biết của một tích ta làm <br />
như thế nào?<br />
Học sinh có thể trả lời ngay: Muốn tìm một thừa số chưa biết của tích, ta lấy <br />
tích chia cho thừa số đã biết. Và giải bài toán.<br />
Giải: a) 6x = 60<br />
x = 60 : 6<br />
x = 10<br />
Ở câu b, học sinh sẽ thấy bỡ ngỡ, nên giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh: <br />
Nếu coi (x 2) là một thừa số chưa biết, thì x 2 tính như thế nào. Học sinh sẽ hiểu <br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
6<br />
ặng Anh Phương<br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
và tính được ngay: x 2 = 12, bài toán quay về dạng toán 2 mà học sinh đã biết cách <br />
giải. <br />
b) 6(x 2)= 60<br />
x 2 = 60 : 6<br />
x 2 = 10 (Dạng II)<br />
x = 10 + 2<br />
x = 12<br />
+ Ở câu b, khi chưa được học công thức tổng quát, nhiều học sinh yếu kém thường <br />
tính toán sai một cách đáng tiếc như sau: <br />
6(x 2) = 60.<br />
6x = 60 2<br />
6x = 58<br />
x = 58:6<br />
Dạng 4: "Nếu tích của hai thừa số bằng 0 thì ít nhất một thừa số bằng 0" <br />
= 0�=> �<br />
a.b�� = 0ho<br />
a�� ��� =0<br />
cb��<br />
+ Giáo viên cho bài tập sau:<br />
Bài tập 1: Tìm số tự nhiên x, biết: <br />
a, x . 52 =0<br />
b, (x 27).52 = 0<br />
+ Ở câu a, học sinh có thể biết được ngay x = 0<br />
+ Ở câu b, giáo viên hướng dẫn học sinh: Nếu xem x 27 như một thừa số ch ưa biết, <br />
thừa số 52 khác 0, vậy thừa số x 27 = ? (Thừa số chưa biết phải bằng 0). Khi đó, <br />
học sinh có thể tự giải như sau:<br />
Giải:<br />
b, (x 27).52 = 0<br />
x 27 = 0<br />
x = 0 + 27<br />
x = 27<br />
+ Giáo viên có thể nâng cao thêm cho học sinh bằng cách thay x 27 bằng 3x 27 <br />
trong bài tập 1 (b) ta được bài tập sau<br />
Bài tập 2: Tìm số tự nhiên x, biết:<br />
a, (3x 27).52 = 0<br />
+ Hay thay thừa số 52 bằng thừa số x chưa biết trong bài tập 3.1 (b) ta được bài tập <br />
sau<br />
Bài tập 3.2: Tìm số tự nhiên x, biết:<br />
b, (x 27).x = 0<br />
<br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
7<br />
ặng Anh Phương<br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
Dạng 5 : "Tìm một số chưa biết trong một thương "<br />
Ví dụ 1: <br />
15 : 3 = 5<br />
Số bị chia số chia Thương<br />
Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? HS: Số bị chia = Thương . số chia<br />
� 15 = 3.5 <br />
Muốn tìm số chia ta làm thế nào? HS: Số chia = Số bị chia : thương<br />
15<br />
� 3 =<br />
5<br />
Nếu thay 15 = x thì x đóng vai trò là số HS: <br />
bị chia hay số chia, lúc này muốn tìm x + x là số bị chia<br />
ta làm thế nào? + Tìm x = thương . số chia<br />
� x = 5.3 <br />
+ Xuất phát từ ví dụ trên, giáo viên đưa ra cho học sinh nắm công thức:<br />
Nếu: x : b = c => x = c . b (dạng V)<br />
(b,c là các số đã biết)<br />
(Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia)<br />
Nếu: b : x = c => x = b : c (dạng VI)<br />
(Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương)<br />
(b,c là các số đã biết)<br />
+ Khi chưa học phương pháp giải dạng toán 6, học sinh yếu, kém rất hay nhầm lẫn <br />
giữa số bị chia và số chia nên thường tính toán nhầm như ví dụ sau:<br />
Ví dụ 2: Tìm số tự nhiên x, biết:<br />
a, 36 : x = 12.<br />
Học sinh thường giải bài toán này như sau:<br />
36 : x = 12<br />
x = 12 . 36<br />
x = 432<br />
+ Sau khi học xong các dạng toán 5 và 6, học sinh có thể tự làm bài tập ở dạng này <br />
một cách dễ dàng, ví dụ:<br />
Bài tập : Tìm số tự nhiên x, biết:<br />
a, x : 3 = 12<br />
b, 36 : x = 12<br />
+ Giáo viên đạt câu hỏi hướng dẫn học sinh: <br />
Ở câu a, x đóng vai trò là số gì của phép chia. Muốn tìm x ta làm như thế nào? <br />
Ở câu b, x đóng vai trò là số gì của phép chia. Muốn tìm x ta làm như thế nào?<br />
+ Học sinh dễ dàng trả lời;<br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
8<br />
ặng Anh Phương<br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
Ở câu a, x đóng vai trò là số bị chia trong phép chia. Muốn tìm x, ta lấy thương <br />
nhân với số chia<br />
Ở câu b, x đóng vai trò là số chia của phép chia. Muốn tìm x, ta lấy số bị chia <br />
chia cho thương.<br />
Giải: a, x : 3 = 12<br />
x = 12 . 3<br />
x = 36<br />
b, 36 : x = 12<br />
x= 36 : 12<br />
x= 3<br />
4. Phát triển các dạng toán tìm x <br />
Sau khi cho học sinh nắm được các dạng toán tìm x cơ bản và đã làm được bài tập <br />
của các dạng toán này một cách thành thạo thì việc nâng cao các bài toán tìm x là một <br />
điều quan trọng và không thể thiếu khi hướng dẫn cho học sinh trung bình và yếu <br />
kém. Giáo viên đóng vai trò là người dẫn dắt, chỉ đường cho học sinh với phương <br />
pháp: " Chuyển bài toán lạ, phức tạp và chưa biết cách giải về dạng toán quen thuộc, <br />
đơn giản đã bết cách giải".<br />
Sau khi đã dạy xong 6 dạng toán trên, giáo viên đưa ra các bài tập sau:<br />
Bài tập 5: Tìm số tự nhiên x, biết<br />
6.x + 20 = 50 (được phát triển từ bài toán: x + 20 = 50)<br />
+ Gặp bài tập này học sinh sẽ cảm thấy bỡ ngỡ vì bài toán mình đã làm có dạng là <br />
x + 20 = 50, còn đây là 6.x + 20 = 50<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh: Nếu coi tích 6.x như một số hạng chưa biết, thì bài <br />
toán có dạng nào?<br />
+ Học sinh thấy ngay đây là dạng toán I <br />
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm 6x <br />
+ Học sinh sẽ tìm được 6.x = 30 và thấy ngay đây lại là dạng toán IV đã biết cách <br />
giải, và học sinh có thể trình bày:<br />
6.x + 20 = 50 <br />
6.x = 50 20 <br />
6.x = 30 (Dạng IV)<br />
x = 30:6<br />
x = 5<br />
Bài tập 6: Tìm số tự nhiên x, biết:<br />
6.(x 2) + 20 = 50 (Phát triển từ bài toán 6x + 20 = 50)<br />
+ Vì học sinh đã giải được bài tập 5, nên đối với bài này, học sinh cũng hiểu rằng <br />
phải xem 6(x 2) là một số hạng chưa biết và tìm 6(x 2). Sau đó bài toán được đưa <br />
<br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
9<br />
ặng Anh Phương<br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
về dạng toán 4. và đã biết cách giải như bài tập 3câu b. <br />
6.(x 2) + 20 = 50<br />
6.(x 2) = 50 20 <br />
6.(x 2) = 30 (Bài tập 3 câu b)<br />
x 2 = 30:6<br />
x 2 = 5<br />
x = 7<br />
Bài tập 7: Tìm số tự nhiên x, biết:<br />
(7x 2).6 + 20 = 50 (Phát triển từ bài tập 6: 6(x 2) + 20 = 50)<br />
+ Ở bài tập này học sinh thấy ngay sẽ phải giải như bài tập 6<br />
Giải:<br />
(7x 2).6 + 20 = 50<br />
(7x 2).6 = 50 20<br />
(7x 2).6 = 30 <br />
7x 2 = 30 : 6<br />
7x 2 = 5<br />
7x = 7<br />
x = 1<br />
Bài tập 8: Tìm số tự nhiên x, biết:<br />
5x 15 = 35 (Phát triển từ bài tập 2: x 15 = 35)<br />
+ Khi làm được bài tập 5, học sinh hiểu bài này thuộc dạng toán 2 và sẽ giải được <br />
như sau: 5x 15 = 35<br />
5x = 35 + 15<br />
5x = 50 (Dạng IV)<br />
x = 50: 5<br />
x = 10<br />
Bài tập 9: Tìm số tự nhiên x, biết:<br />
5x 15 = 33 + 23 (Phát triển từ bài tập 8: x 15 = 35)<br />
+ Áp dụng quy tắc thứ tự thực hiện phép tính học sinh sẽ dễ dàng đưa bài toán trên <br />
về bài tập 8.<br />
Bài tập 10: Tìm số tự nhiên x, biết:<br />
(5x 15) : 7 = 5 (Phát triển từ bài tập 8: 5x 15 = 35)<br />
+ Khi gặp bài toán này học sinh sẽ cảm thấy lúng túng và không biết cách giải, giáo <br />
viên sẽ gợi ý cho học sinh: "Nếu coi (5x 15) là số bị chia thì bài toán này thuộc dạng <br />
toán nào? ". Học sinh có thể biết ngay đây là dạng toán 5 và đã biết cách giải. Học <br />
sinh có thể làm được như sau: <br />
(5x 15) : 7 = 5<br />
<br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
10<br />
ặng Anh Phương<br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
5x 15 = 5 . 7<br />
5x 15 = 35<br />
+ Tới đây, học sinh thấy ngay bài toán đã được đưa về Bài tập 8 đã giải được ở trên.<br />
Bài tập 11: Tìm số tự nhiên x, biết:<br />
(5x 15) . 72 = 5 . 73 (Phát triển từ bài tập 8: 5x 15 = 35)<br />
+ Ở bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng quy tắc thứ tự thực hiện phép <br />
tính (tính trong ngoặc trước) để đưa bài toán về bài tâp 8. Và học sinh có thể trình bày <br />
như sau:<br />
(5x 15) . 72 = 5 . 73<br />
(5x 15) = 5. 73:72<br />
(5x 15) = 5 .(73:72)<br />
(5x 15) = 5 . 7<br />
5x 15 = 35 (Bài tập 8)<br />
Như vậy, với cách phát triển các dạng bài tập như trên thì các bài tập tìm x sẽ trở <br />
nên dễ dàng hơn với các em. Các em có thể tự làm tốt, tự trình bày được các bài giải <br />
tìm x một cách dễ dàng. Đối với học sinh khá giỏi thì các em được luyện tập kĩ năng <br />
tính toán và có thể tự ra đề cho mình làm.<br />
c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và <br />
hiệu quả ứng dụng,<br />
Trong quá trình giảng dạy học kỳ I vừa qua khi áp dụng kinh nghiệm của mình để <br />
soạn giảng và vận dụng vào thực tế tôi nhận thấy có sự thay đổi đáng mừng:<br />
Học sinh đã có khả năng hạn chế hoặc không để xảy ra những sai lầm đáng tiếc <br />
trong khi làm bài tập tìm x khi làm bài ở lớp, ở nhà hay bài kiểm tra. Tuy nhiên vẫn <br />
còn một số trường hợp học sinh vẫn còn mắc phải sai lầm bởi tính chủ quan, xem <br />
nhẹ hay làm bài theo cảm nhận thói quen.<br />
Học sinh đã có thái độ học tập tích cực, thích thú hơn trong tiết học khi gặp <br />
những bài toán tìm x. Chủ động nêu lên những thắc mắc, khó khăn khi gặp bài tập lạ <br />
với giáo viên, các em hưởng ứng rất nhiệt tình. Bên cạnh đó các bài tập tìm x mà giáo <br />
viên giao về nhà đã được các em làm một cách nghiêm túc, tự giác học bài và nắm <br />
được phương pháp giải cơ bản của mỗi dạng toán. Tuy nhiên một số em vẫn còn <br />
mắc sai lầm ở khâu tính toán cộng trừ, nhân, chia.<br />
Phần lớn chất lượng các bài kiểm tra 15 phút và một tiết đã được nâng lên, các <br />
em đã xác định đúng hướng đi bài toán, số học sinh biết trình bày bài giải dạng toán <br />
tìm x một cách rõ ràng, mạch lạc và có lôgic được tăng lên đáng kể.<br />
III. Kết luận và kiến nghị<br />
1. Kết luận:<br />
Đối với học sinh trung bình và yếu kém, việc tự tìm hiểu và khám phá kiến thức <br />
<br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
11<br />
ặng Anh Phương<br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
mới là rất khó khăn. Chính vì thế nên tôi nghiên cứu đề tài này để giúp các em có một <br />
cái nhìn tổng quát hơn về các bài tập tìm x. Mỗi bài tập là một dạng toán nhất định và <br />
luôn luôn có cách giải. Để giải được các bài tập tìm x, đòi hỏi các em phải học, phải <br />
nắm chắc được các dạng toán và phương pháp giải của nó. Và có một cái nhìn trực <br />
quan, tư duy để khi gặp một bài tập cụ thể thì các em có thể định hướng được mình <br />
đang gặp dạng bài tập nào, từ đó đưa ra cách giải phù hợp.<br />
Sau khi nghiên cứu và triển khai vấn đề này bản thân tôi nhận thấy: để tạo cho <br />
học sinh hứng thú học học tập bộ môn toán, đặc biệt đối với những bài toán tìm x, <br />
giáo viên phải từng bước tạo hứng thú cho học sinh qua việc tìm hiểu kiến thức mới, <br />
thông qua các buổi thực hành, qua việc phân loại bài tập, thông qua các tiết luyện <br />
tập ... . Đồng thời phải luôn gần gũi, tìm hiểu những khó khăn, sở thích của học sinh <br />
để từ đó có những biện pháp phù hợp hơn. Bên cạnh đó cần có thời lượng phù hợp áp <br />
dụng kiến thức, áp dụng phương pháp giải vào các bài toán tìm x mà học sinh gặp <br />
phải để học sinh thấy được tính khoa học, giá trị thực tiễn của phương pháp.<br />
Sau khi tiến hành luyện tập để hình thành kĩ năng giải các dạng toán tìm x cho <br />
học sinh tôi nhận thấy:<br />
+ Đa số các em nắm vững và làm được hầu hết các bài tập tìm x mà giáo viên đưa <br />
ra (Dạng bài tập không quá khó).<br />
+ Nhớ được các thao tác giải bài tập từng dạng cụ thể.<br />
+ Hầu hết các em nắm vững kiến thức thứ tự thực hiện phép tính áp dụng vào <br />
giải các bài tập tìm x.<br />
+ Học sinh giải toán nhanh và trình bày rõ ràng hơn.<br />
+ Các em thích thú học toán hơn.<br />
Trên đây là phương pháp giải một số dạng toán tìm x mà tôi đã nghiên cứu và đưa <br />
vào giảng dạy và thấy rằng đã có nhiều thay đổi về chất lượng trong quá trình học <br />
tập bộ môn toán của học sinh. Tôi rất mong được sự chỉ bảo của các đồng chí đồng <br />
nghiệp để đề tài này được sâu rộng hơn, để vốn kinh nghiệm giảng dạy của tôi được <br />
nâng cao hơn. <br />
2. Kiến nghị:<br />
Đề nghị cụm chuyên môn của huyện, tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn của <br />
trường triển khai các chuyên đề nhiều hơn nữa để chúng tôi có cơ hội trao đổi, học <br />
hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ các môn học khác.<br />
Đề nghị hội phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của <br />
con em mình.<br />
Đề nghị ban giám hiệu nhà trường mở và duy trì các lớp học hai buổi, vận động <br />
học sinh đi học đây đủ để các em có điều kiện học tập, phát triển năng lực, tăng chất <br />
lượng bộ môn.<br />
<br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
12<br />
ặng Anh Phương<br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
Đề nghị Phòng giáo dục và đào tạo quan tâm hơn nữa đến học sinh các trường <br />
vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn.<br />
Băng A đrênh ngày 25 tháng3 năm 2017<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
Đặng Anh Phương<br />
<br />
(Đánh giá của BGH nhà trường)<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
13<br />
ặng Anh Phương<br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Sách giáo khoa, Sách giáo viên, SBT toán 6 tập 1 Phan Đức chính, Tôn Thân.<br />
2. Phương pháp dạy học ở trường phổ thông Hoàng Chúng.<br />
3. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn toán THCS Tôn Thân.<br />
4. Nâng cao và phát triển toán 6 tập 1 Vũ Hữu Bình.<br />
5. Luyện giải và ôn tập toán 6 tập 1 Vũ Dương Thụy, Nguyễn Ngọc Đạm.<br />
6. Đề kiểm tra toán 6 tập 1 Trần Xuân Tiếp, Phạm Hoàng, Phan Hoàng Ngân.<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu 1 <br />
I.1. Lý do chọn đề tài 1<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1<br />
a, Mục tiêu đề tài 1<br />
b, Nhiệm vụ đề tài 1<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu 1<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
II. Phần nội dung 2<br />
II.1. Cơ sở lí luận 2<br />
II.2. Thực trạng 2<br />
II.3. Giải pháp thực hiện 3<br />
II.3.1. Nội dung và cách thực hiện 4<br />
1. Hướng dẫn học sinh giải dạng toán tìm x thứ nhất 4<br />
2. Hướng dẫn học sinh giải dạng toán tìm x thứ hai và thứ ba 4<br />
3. Hướng dẫn học sinh giải dạng toán tìm x thứ tư 5<br />
4. Hướng dẫn học sinh giải dạng toán tìm x thứ năm và thứ sáu 7<br />
II.3.2. Nâng cao và phát triển các dạng toán tìm x 8<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm thực tế 10<br />
III. Kết luận và kiến nghị 10<br />
III.1. Kết luận 10<br />
III.2. Kiến nghị 11<br />
Tài liệu tham khảo 12<br />
<br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
14<br />
ặng Anh Phương<br />
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU VÀ KÉM <br />
GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN TÌM X Ở LỚP 6<br />
Mục lục 12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Băng Ađrênh Giáo viên: Đ<br />
15<br />
ặng Anh Phương<br />