SKKN: Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng
lượt xem 58
download
Nhảy cao kiểu nằm nghiêng là một kĩ thuật khó trong môn thề dục của chương trình giáo dục phổ thông, là một hoạt động không có chu kì, đòi hỏi người tập phải đủ về thể lực, kĩ thuật và tư duy thực hiện động tác. Trong giảng dạy, việc hướng dẫn học sinh nắm bắt kĩ thuật là quan trọng, nhưng việc tìm ra những sai lầm thường mắc và nguyên nhân của nó, xác định vận dụng các biện pháp và bài tập để sửa chữa những sai lầm đó cũng quan trọng không kém. Chính vì vậy, việc tìm ra các bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh trung học phổ thông là cần thiết. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Nam Hà Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Người thực hiện: NGUYỄN VIỆT HIẾU Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: ................... Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác: .......................................... Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2012 – 2013
- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Việt Hiếu 2. Ngày tháng năm sinh: 01 / 03 / 1976 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: P.712 chung cư A5, đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Quang Vinh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 5. Điền thoại: 0613950365(CQ); 0613816717(NR); 0907723133(ĐTDĐ) 6. Fax: E-mail: viethieu1976@yahoo.com.vn 7. Chức vụ: Giáo viên. 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị (chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Thể Dục Thể Thao Năm nhận bằng: 1999 Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: TDTT, GDQP - AN Số năm có kinh nghiệm: 11 năm Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
- Tên sáng kiến kinh nghiệm: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Ngày nay, Đảng và Chính phủ lấy tư tưởng đó làm nền tảng cho công tác giáo dục thế hệ trẻ, trở thành con người phát triển về mọi mặt: có tri thức, có sức khỏe dồi dào và thể chất cường tráng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, phong trào tập luyện thể dục thể thao trong đó có môn điền kinh được phát triển rộng rãi khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi và đặc biệt là được phát triển sâu rộng trong các trường học. Giáo dục thể chất trong trường học là nhiệm vụ quan trọng trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học sinh, củng cố và phát triển tố chất thể lực học sinh. Mục tiêu của Giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các tố chất thể lực, hình thể, nâng cao sức khỏe, phát triển thành tích thể thao đồng thời góp phần hình thành nhân cách cho học sinh các cấp. Môn điền kinh là một môn thể thao có vị trí quan trọng trên đấu trường quốc tế, là một trong những môn thi chính trong các kì đại hội thể thao của các châu lục, của thế giới, của các kì Olympic quốc tế và nó đáp ứng được các mục tiêu của giáo dục thể chất. Chính vì vậy, điền kinh nói chung và nội dung nhảy cao nói riêng là một trong những nội dung học bắt buộc của môn thể dục trong trường phổ thông. Việc nâng cao kết quả học tập là một yêu cầu tất yếu trong giáo dục phổ thông. Thành tích các môn thể thao là kết quả của quá trình chuẩn bị khác
- nhau. Đó là: “Thể lực, kĩ thuật, chiến thuật, tâm lý và ý chí”. Trong đó, yếu tố kĩ thuật đóng vai trò hơn cả và là nhân tố cơ bản không thể thiếu được trong quá trình đào tạo và giảng dạy thể dục thể thao. Hoàn thiện kĩ thuật là một vấn đề quan trọng quyết định đến thành tích thể thao. Qua kinh nghiệm thực tế và các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Động tác kĩ thuật càng thuần thục, chính xác thì càng tiết kiệm, tận dụng và phát huy khả năng dùng sức của cơ thể. Nhảy cao kiểu nằm nghiêng là một kĩ thuật khó trong môn thề dục của chương trình giáo dục phổ thông, là một hoạt động không có chu kì, đòi hỏi người tập phải đủ về thể lực, kĩ thuật và tư duy thực hiện động tác. Trong giảng dạy, việc hướng dẫn học sinh nắm bắt kĩ thuật là quan trọng, nhưng việc tìm ra những sai lầm thường mắc và nguyên nhân của nó, xác định vận dụng các biện pháp và bài tập để sửa chữa những sai lầm đó cũng quan trọng không kém. Chính vì vậy, việc tìm ra các bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh trung học phổ thông là cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, với mục tiêu góp phần nâng cao thành tích môn nhảy cao, tôi chọn đề tài “Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng” ở trường THPT Nam Hà. 1. Thuận lợi: - Chi bộ, Ban Giám Hiệu trường THPT Nam Hà rất quan tâm đến hoạt động TDTT, phong trào rèn luyện thân thể trong giáo viên và học sinh luôn được tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động này phát triển. - Sở Giáo Dục và Đào Tạo quan tâm và cung cấp đầy đủ dụng cụ luyện tập môn nhảy cao như: nệm, cọc, xà....
- - Trường có bề dày thành tích về lĩnh vực thể dục thể thao, khá nổi trội so với các trường trong khu vực. Trong Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh vừa qua, trường nằm trong tốp năm đơn vị dẫn đầu. - Nhiều Giáo viên Giáo dục thể chất của nhà trường có chuyên môn, có kinh nghiệm về môn điền kinh. 2. Khó khăn: Trước khi vào bậc trung học phổ thông, phần lớn các em là học sinh của nhiều trường trung học cơ sở khác nhau nên kĩ năng, nhận thức của các em với môn học Nhảy cao cũng khác nhau, dẫn đến có sự chênh lệch rất lớn giữa các em và sự thay đổi kĩ thuật động tác từ nhảy cao “kiểu bước qua” ở cấp II sang kĩ thuật nhảy cao “Kiểu nằm nghiêng” ở cấp III. Điều này làm cho việc giảng dạy của giáo viên gặp nhiều khó khăn? Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường còn nhỏ hẹp làm ảnh hưởng đến yêu cầu học tập, tập luyện của môn thể dục nói chung và nội dung nhảy cao nói riêng nên phần đông các em tập luyện chưa hiệu quả, chưa nắm bắt và vận dụng tốt kĩ thuật động tác nhảy cao kiểu nằm nghiêng để đáp ứng yêu cầu môn học. 3. Số liệu thống kê Môn nhảy cao là một kĩ thuật khó, nó hoạt động không có chu kì nên tương đối phức tạp. Người tập không những phải nắm vững kĩ thuật động tác ngay từ đầu mà còn phải duy trì, thực hiện chính xác và thuần thục. Vậy ngay từ đầu, người tập phải xây dựng được một số khái niệm đúng về động tác thì quá trình tập luyện mới đạt hiệu quả cao. Ở đây đang đề cập đến việc hoàn chỉnh kĩ thuật để thực hiện đúng động tác. Vì một số sai sót thường mắc phải trong quá trình thực hiện kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng của học sinh khối 10 trường THPT Nam Hà đã làm cho thành tích bị hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Trong thời gian giảng dạy, quan sát các buổi tập khác nhau, các lần thực hiện và kiểm tra kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng của các em học sinh lớp 10, tôi đã ghi nhận được các sai sót các em thường mắc phải như sau:
- 1. - Chạy đà không có tính nhịp điệu (sai sót 1). 2. - Tốc độ chạy đà ở những bước cuối cùng bị giảm (sai sót 2). 3. – Giậm nhảy chưa kết hợp được đánh tay và đá lăng (sai sót 3). 4. – Trên không co gối, đá rơi xà (sai sót 4). 5. - Tiếp đất chưa trùng gối để giảm chấn động (sai sót 5). 6. - Kết thúc giậm nhảy thân người lao vào xà (sai sót 6). 7. - Chạy đà theo đường vòng (sai sót 7). Và dưới đây là số liệu thống kê về những sai sót thường mắc phải của nhóm đối chiếu, học sinh 2 lớp, 10C1, 10C2 mà tôi đã giảng dạy trong năm học 2011 – 2012 với tổng số học sinh là 86 em. Kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Kết quả quan sát sư phạm những sai sót thường mắc phải Lớp Sỉ số Sai Sai Sai Sai Sai Sai Sai Tổng 2011-2012 HS sót 1 sót 2 sót 3 sót 4 sót 5 sót 6 sót 7 10C1 42 2 4 2 4 3 3 4 22 10C2 44 3 6 3 6 3 5 6 32 Tổng 86 5 10 5 10 6 8 10 54 Chiếm tỉ lệ (%) 5,8 11,6 5,8 11,6 7,0 9,3 11,6 62,7 Qua bảng trên ta thấy : - Ở sai sót 1: có 5 hs mắc phải, chiếm 5,8% - Ở sai sót 2: có 10 hs mắc phải, chiếm 11,6% - Ở sai sót 3: có 5 hs mắc phải, chiếm 5,8% - Ở sai sót 4: có 10 hs mắc phải, chiếm 11,6%
- - Ở sai sót 5: có 6 hs mắc phải, chiếm 7,0% - Ở sai sót 6: có 8 hs mắc phải, chiếm 9,3% - Ở sai sót 7: có 10 hs mắc phải, chiếm 11,6% Và với những sai sót này, tôi cũng đã thống kê được kết quả kiểm tra kết thúc môn học nhảy cao kiểu nằm nghiêng của 2 lớp 10C1 và 10C2 như sau: Bảng 2: Thống kê tỉ lệ đánh giá xếp loại HS môn học nhảy cao KNN Lớp Sỉ số ĐẠT CHƯA ĐẠT 2011-2012 HS SL % SL % 10C1 42 37 88,1% 5 11,9% 10C2 44 37 84,1% 7 15,9% Tổng 86 74 86% 12 14% Như vậy, qua quan sát sư phạm, với số liệu thống kê trên, tôi thấy rằng tổng số sai sót các em mắc phải chiếm đến 62,7%, tập trung nhiều ở những sai sót 2 – 4 – 6 – 7; có 5 học sinh lớp 10C1 và 7 học sinh lớp 10C2, tổng số là 12 trên 84 học sinh bị xếp loại chưa đạt sau khi kết thúc môn học nhảy cao kiểu nằm nghiêng, chiếm tỉ lệ khá cao 14%. Từ đó, chúng ta có thể coi những sai sót này là cơ bản nhất mà học sinh thường mắc phải. * Nguyên nhân của những sai sót thường mắc phải của học sinh - Tốc độ chạy đà giảm đi ở những bước cuối cùng. Do chưa nắm vững kết cầu của kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật của 3 bước chạy đà cuối cùng, đo đà chưa chính xác. - Chưa nắm được kĩ thuật động tác ở giai đoạn trên không.
- - Kết thúc giai đoạn giậm nhảy, thân người lao vào xà, giậm nhảy không đúng tư thế. - Chạy đà không theo đường thẳng: không hiểu được nguyên lí kĩ thuật và chưa nắm được kĩ thuật chạy đà. 1. Về cơ sở lí luận Tập luyện nhảy cao có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và bồi dưỡng học sinh trong nhà trường. Qua đó nhằm hình thành các phẩm chất ý chí, đạo đức của con người mới, góp phần vào giáo dục và nâng cao trí tuệ, giáo dục lao động và giáo dục thẩm mỹ cho các em. Nhảy cao là hoạt động phức tạp, được thực hiện liên tục từ chạy đà, giậm nhảy cho đến lúc kết thúc là vượt qua xà và rơi xuống đất. Thành tích nhảy cao phụ thuộc vào kĩ thuật và sức lực của người nhảy. Về kĩ thuật, các yếu tố quyết định thành tích nhảy cao là: tốc độ ban đầu (tốc độ tổng hợp của chạy đà và giậm nhảy); góc độ bay (góc độ tạo bởi phương của tốc độ ban đầu và phương nằm ngang) và tư thế qua xà của người nhảy, tư thế có trọng tâm cơ thể nằm trên xà sẽ có điều kiện đạt thành tích cao hơn. Dạy học cho học sinh chính là quá trình rèn luyện để có kĩ thuật nhảy đúng và góp phần phát triển thể chất cho các em. Hiện tại, nhảy cao đã có 5 kĩ thuật qua xà, gồm: kiểu bước qua, kiểu cắt kéo, kiểu nằm nghiêng, kiểu úp bụng và kiểu lưng qua xà. Tương ứng với mỗi kĩ thuật qua xà, có cách chạy đà và các bước kĩ thuật khác nhau. Trong đó, kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng tuy thành tích không cao bằng kiểu úp bụng, kiểu lưng qua xà, nhưng đối với học sinh THPT thì kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng là tối ưu. Đây là kĩ thuật rất khác so với nhảy cao kiểu bước qua ở cấp II, và tương đối khó cho học sinh đầu cấp III (khối 10). Thực tế giảng dạy môn Thể dục ở các trường phổ thông, dụng cụ, sân tập còn đơn giản. Để có được thành tích trong tập luyện và thi đấu, giáo viên phải
- hướng dẫn học sinh tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc, các quy định, giúp các em nắm bắt và thực hiện kĩ thuật động tác một cách chính xác, thuần thục. Nếu giảng dạy kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh khối 10, học sinh THPT một cách đầy đủ, chính xác, khắc phục được những sai lầm thường mắc, đề ra các biện pháp thích hợp, khả thi thì chất lượng học tập của bộ môn điền kinh nói chung và môn nhảy cao nói riêng sẽ được nâng cao. 2. Cơ sở thực tiễn: Nhảy cao kiểu nằm nghiêng thực hiện tương đối đơn giản. Tuy nhiên, khi thực hiện kĩ thuật này, các em vẫn mắc phải những sai lầm với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt là ở mức xà cao, các em luôn ở trạng thái sợ hãi, thiếu tập trung dẫn đến thực hiện kĩ thuật động tác bị giật cục, thiếu tính nhịp nhàng. Mặt khác, với qui định của phân phối chương trình môn thể dục 2 tiết 1 tuần là tương đối ít để các em có thời gian lĩnh hội, tiếp thu kĩ thuật động tác một cách nhuần nhuyễn, thuần thục. Vì vậy, vần đề đặt ra cho giáo viên dạy học môn Thể dục là phải tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để gây hứng thú cho học sinh tập luyện, giúp các em khắc phục những sai lầm, hoàn thiện kĩ thuật và đạt kết quả cao về thành tích. 3. Nội dung và biện pháp thực hiện a. Nội dung Xác định sai sót thường mắc phải của học sinh khi thực hiện kĩ thuật nhảy cao “Kiểu nằm nghiêng” để áp dụng những bài tập phù hợp nhằm cải thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng của học sinh khối 10 trường THPT Nam Hà. Kĩ thuật nhảy cao được chia là 4 giai đoạn: chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất. Trong nhảy cao kiểu nằm nghiêng, người nhảy phải tăng cường giai đoạn bay của cơ thể ở trên không, bằng sự nỗ lực của cơ thể để vượt chướng ngại vật (xà nhảy). Vậy, ngay từ đầu, khi học kĩ thuật này, người tập không nắm vững nguyên lí kĩ thuật và định hình được động tác thì dễ mắc phải những sai sót.
- Thành tích nhảy cao phụ thuộc vào độ cao của quỹ đạo bay cơ thể. Được xác định bằng công thức : Vo2 Sin2 H = + h0 2g Trong đó : H : độ cao trọng tâm cơ thể. h0 : độ cao trọng tâm cơ thể khi cơ thể sắp rời mặt đất. V0: tốc độ bay ban đầu của cơ thể. g: Gia tốc trọng trường và là hằng số không đổi (g = 9,8). : Góc độ bay của trọng tâm cơ thể. Độ cao quỹ đạo trọng tâm cơ thể (H) hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ bay ban đầu (V0 ), lực giậm nhảy càng lớn thì V0 càng lớn. Vậy thành tích nhảy nói chung và nhảy cao kiểu nằm nghiêng nói riêng đều phụ thuộc vào sức mạnh tốc độ, giậm nhảy và mức độ hoàn thiện kĩ thuật của người nhảy. Qua các cuộc khảo sát, đánh giá thành tích của một số học sinh có thành tích cao trong các cuộc thi nhảy cao ở các kì Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, người ta xác định được các thông số kĩ thuật sau: Bảng 3: Các thông số biểu diễn kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghhiêng. TT CÁC GIAI ĐOẠN GIÁ TRỊ THÔNG SỐ 1 Cự ly chạy đà 10m - 15m (nam); 10 - 12m (nữ) 2 Thời gian giậm nhảy 0,18 (s) - 0,2 (s) 3 Lực giậm nhảy 100kg – 450kg
- 4 Tốc độ thẳng đứng 3m/s - 3,5m/s 5 Góc độ bay trọng tâm cơ thể 63 0 - 650 6 Góc độ chạy đà 30 0 - 350 7 Tốc độ chạy đà bước cuối cùng 7 - 7,5m/s (nam); 5,8 - 6,5m/s (nữ) Qua các thông số động lực và nguyên lí kĩ thuật trên, ta thấy: Lực tác động lớn hoặc tốc độ thực hiện động tác là những yếu tố cơ bản giúp người học đạt thành tích cao, đồng thời nó cũng là cơ sở để người tiếp thu và hoàn thiện kĩ thuật động tác một cách nhanh nhất. b. Biện pháp thực hiện Sử dụng một số bài tập và phương pháp sửa chữa những sai sót đó, đánh giá kết quả thực hiện. * Phương pháp trực quan: Cho người tập xem băng video quay toàn bộ kĩ thuật động tác của những vận động viên đỉnh cao, cho người tập xem những vận động viên của tỉnh (nếu có) hoặc những học sinh thực hiện tốt kĩ thuật nhảy cao “kiểu nằm nghiêng” để người tập học tập, rút kinh nghiệm. Hình ảnh: Học sinh đang được rút kinh nghiệm từ động tác nhảy cao kiểu nằm nghiêng của học sinh trường THPT Nam Hà thực hiện
- * Phương pháp giảng dạy: Phân tích toàn bộ kĩ thuật chậm và chính xác. Chỉ cho học sinh thấy rõ những sai sót mà các em thường mắc phải và cách sửa chữa. Ở sai sót 1: Cự li chạy đà quá dài (hoặc quá ngắn). Biện pháp tập luyện: Đo lại đà, tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà Ở sai sót 2: Tốc độ chạy đà bị giảm ở 2 bước cuối. Biện pháp thực hiện: Chạy đà theo vạch đã định sẵn. Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy đá lăng vào vật chuẩn. Chạy đà nhịp điệu 3 bước cuối theo vạch định sẵn. Ở sai sót 3: Giậm nhảy chưa kết hợp đánh tay với đá chân lăng. Biện pháp tập luyện: - Cho HS đứng tại chỗ bật cao theo nhịp hô kết hợp với đánh tay lên cao. - Chạy đà đá lăng vào vật chuẩn trên cao. Ở sai sót 4: Trên không co đầu gối, đá rơi xà. Biện pháp khắc phục: Chạy đà giậm nhảy đá thẳng chân lăng song song với xà nhiểu lần ở độ cao mà HS phải cố gắng khắc phục. Ở sai sót 5: Rơi xuống đất chưa chùng đầu gối. Biện pháp khắc phục: Cho HS bật xa xuống hố cát bằng 2 chân, chùng gối và gập nhanh thân người về trước. Ở sai sót 6: Kết thúc giậm nhảy, thân người lao vào xà. Biện pháp khắc phục: - Treo vật chuẩn để người tập thực hiện chạy đà giậm nhảy đá lăng theo hướng vật chuẩn.
- - Chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy đá lăng vào vật chuẩn ở trên cao. - Điều chỉnh 3 bước cuối. Ở sai sót 7: Chạy đà không theo một đường thẳng. Biện pháp khắc phục: - Cho học sinh chạy đà theo vạch định sẵn. - Chạy đà theo một góc độ thích hợp. Trong năm học 2012 – 2013, tôi cũng được phân công giảng dạy môn thể dục khối 10. Tôi đã sử dụng phương pháp giảng dạy mà đề tài đề cập đến, đó là sử dụng một số bài tập được trình bày ở trên vào việc khắc phục những sai lầm thường mắc trong môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho nhóm thực nghiệm, học sinh 2 lớp 10C5 và 10C6 mà tôi giảng dạy, với tổng số 90 học sinh. Kết quả ghi nhận được như sau: Bảng 4: Thống kê sai sót thường mắc phải sau khi đã ứng dụng các bài tập Lớp Sỉ số Sai Sai Sai Sai Sai Sai Sai Tổng 2012-2013 HS sót 1 sót 2 sót 3 sót 4 sót 5 sót 6 sót 7 10C5 45 0 2 0 2 0 3 2 9 10C6 45 0 2 0 3 0 2 2 9 Tổng 90 0 4 0 5 0 5 4 18 Chiếm tỉ lệ (%) 0,0 4,4 0,0 5,6 0,0 5,6 4,4 20,0
- Bảng 5: Thống kê đánh giá xếp loại sau khi kết thúc môn học nhảy cao kiểu nằm nghiêng Lớp Sỉ số ĐẠT CHƯA ĐẠT 2012-2013 HS SL % SL % 10C5 45 45 100% 0 0% 10C6 45 45 100% 0 0% Tổng 90 90 100% 0 0% Biểu đồ: Biểu diễn thành tích của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm Tỉ lệ % 100 80 60 Sai sót thường mắc phải 40 Đánh giá loại ĐẠT 20 0 Nhóm đối chiếu Nhóm thực nghiệm 2011 – 2012 2012 – 2013
- Với kết quả trên cho thấy sự chuyển biến đi lên rõ rệt, số lượng sai sót giảm đi rất nhiều, từ 62,7% xuống còn 20% (cột màu xanh). Đặc biệt là khi kiểm tra kết thúc môn học nhảy cao kiểu nằm nghiêng, đánh giá xếp loại: không có học sinh nào xếp loại chưa đạt, 100% học sinh được xếp loại Đạt tăng từ 86% lên 100% (cột màu vàng). Điều này cho thấy, phương pháp tôi sử dụng có tính khả thi. Khi đã xác định được sai sót của các em và sử dụng các bài tập phù hợp với các sai sót mà đề tài đã phân tích, đề cập ở trên, tôi nghĩ kết quả học tập, thành tích tập luyện của các em sẽ được cải thiện và nâng cao. Từ đó, có thể kết luận rằng: bài tập sửa chữa hoàn thành có ý nghĩa, có khả thi. Từ kết quả đạt được ở trên và từ thực tế giảng dạy, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Trong quá trình giảng dạy mộn nhảy cao, việc phát hiện nguyên nhân dẫn tới sai lầm thường mắc phải và đưa ra các bài tập sửa chữa là hoàn toàn cần thiết. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng của quá trình dạy và học. - Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã tìm ra được những sai sót cơ bản nhất mà học sinh thường mắc phải trong học nhảy cao “Kiểu nằm nghiêng” là: + Tốc độ chạy đà giảm đi ở những bước cuối. + Chạy đà không có tính nhịp điệu. + Chạy đà không theo đường thẳng. + Kết thúc giậm nhảy, thân người lao vào xà. + Giai đoạn trên không, chưa hình thành được tư thế Từ đó, tôi dùng phương pháp sử dụng các bài tập để khắc phục và sửa chữa những sai sót thường mắc phải trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh khối 10 là hợp lí, có hiệu quả.
- - Phương pháp sửa chữa, khắc phục sai sót nêu trên đơn giản, học sinh đã thực hiện và mang lại hiệu quả cao, kĩ thuật nhảy cao được cải thiện, thành tích học tập được nâng cao. Tôi đã áp dụng rộng rãi trong quá trình giảng dạy học sinh học kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng tại cơ sở và kết quả rất khả quan như đã báo cáo ở trên. Thêm vào đó là các em yêu thích và hứng thú hơn đối với môn điền kinh nói chung và môn nhảy cao nói riêng, muốn chinh phục độ cao và chiến thắng chính mình. Qua nghiên cứu và áp dụng những bài tập ở trên vào những sai sót thường mắc phải của học sinh trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng, bản thân tôi có một số kết luận sau: - Với giáo viên tham gia giảng dạy môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng nói riêng và các môn thể thao nói chung, phải: + Xây dựng, giảng giải kĩ thuật đúng và sửa sai ngay từ đầu để hạn chế số lượng sai sót của học sinh; tạo cho học sinh sự hứng thú, lòng ham thích học bộ môn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao thành tích môn nhảy cao nói riêng và môn thể dục nói chung. + Nhanh chóng phát hiện ra các sai sót mà học sinh thường mắc phải để tiến hành khắc phục, sửa chữa ngay, tránh tình trạng học sinh thực hiện sai đã thành định hình dẫn đến mất rất nhiều thời gian để sửa chữa và khắc phục những sai sót đó. + Ngay trong cách khắc phục và sửa chữa sai sót cho học sinh cũng cần có những biện pháp, phương pháp nhẹ nhàng, dễ thực hiện, đơn giản và gây được hứng thú cho học sinh học tập, như vậy mới mang lại hiệu quả cao. - Với học sinh tham gia học tập môn thể dục nói chung và môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng nói riêng, cần phải: + Có nhận thức đúng đắn, ý thức học tập tốt đối với môn học. + Tuân thủ sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo giảng dạy trong quá trình học tập, tập luyện, hứng thú với giờ học.
- + Tích cực rèn luyện thân thể, tham gia đầy đủ các phong trào, hoạt động của nhà trường, ban ngành các cấp. - Với nhà trường và các cấp học hiện nay: + Tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học để giáo viên, học sinh thực hiện phương pháp đổi mới trong quá trình dạy học. + Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa để học sinh được tham gia và có ý thức hơn trong việc rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu cuộc sống. Với thời gian viết sáng kiến kinh nghiệm chưa phải là dài, tài liệu nghiên cứu còn hạn chế, nên trong quá trình thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp, của các nhà chuyên môn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trường THPT Nam Hà và đồng nghiệp ở các đơn vị bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. 1. Sách Giáo viên, sách giáo khoa Thể dục 10, 11 – Bộ GD&ĐT – NXB Giáo dục – 2006 2. Điền kinh trong trường phổ thông – P.N. Gôikhơman – Ô.N. Tơrôphimôp – Nhà xuất bản TDTT Hà Nội – 2000 3. Hướng dẫn giảng dạy TDTT ở trường THPT – GS – PTS Trịnh Trung Hiếu – Nhà xuất bản TDTT – 1993. NGƯỜI THỰC HIỆN (Kí và ghi rõ họ tên) Nguyễn Việt Hiếu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Vận dụng Pascal giải quyết một số bài toán Toán học
20 p | 1019 | 354
-
SKKN: Sử dụng máy tính cầm tay để giải một số dạng toán bậc THCS
56 p | 877 | 190
-
SKKN: Nâng cao kết quả học tập các bài học về bảng cộng, bảng trừ môn Toán lớp 2/1 thông qua việc sử dụng một số trò chơi trên PowerPoint trong dạy học
24 p | 652 | 111
-
SKKN: Việc sử dụng bất đẳng thức bunhiacopxki vào giải một số bài toán
12 p | 570 | 99
-
SKKN: Sử dụng phiếu học tập trong một số bài Hóa học 10
25 p | 379 | 83
-
SKKN: Ứng dụng phần mềm Mathcad và Geogebra giải một số bài toán hình giải tích
26 p | 362 | 73
-
SKKN: Nghiên cứu một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh nam lớp 11 trường THPT Tam Phước
30 p | 439 | 64
-
SKKN: Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản trong giảng dạy một số bài GDCD lớp 12
10 p | 377 | 62
-
SKKN: Sử dụng phương pháp véctơ và tọa độ giải một số bài toán sơ cấp thường gặp
22 p | 329 | 55
-
SKKN: Xây dựng và tuyển chọn một số bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn về tính chất hóa học mà học sinh dễ nhầm trong chương trình THPT
60 p | 147 | 29
-
SKKN: Sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học trong bài ngoại khóa : An toàn giao thông
16 p | 217 | 28
-
SKKN: Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho học sinh khối 4, 5 trường tiểu học Quyết Thắng
27 p | 81 | 6
-
SKKN: Rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh THPT qua việc xây dựng một số bài toán trắc nghiệm nguyên hàm không sử dụng máy tính cầm tay
12 p | 54 | 4
-
SKKN: Định hướng cho học sinh lớp 12 trường THPT Hậu Lộc 3 giải nhanh một số bài tập số phức ở mức độ vận dụng
24 p | 57 | 3
-
SKKN: Vận dụng định luật bảo toàn động lượng trong một số bài tập Vật lý 10
23 p | 52 | 3
-
SKKN: Thiết kế và sử dụng một số bài kiểm tra đánh giá quá trình chương Sinh sản – Sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh
29 p | 55 | 3
-
SKKN: Một số bài tập phối hợp nâng cao thành tích hai nội dung điền kinh “Chạy ngắn – chạy bền” cho học sinh lớp 8
23 p | 75 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn