intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Sử dụng phiếu học tập trong một số bài Hóa học 10

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

382
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong các bài dạy Hóa học lớp 10, nếu giáo viên sử dụng linh hoạt phiếu học tập và kết hợp tốt với phương tiện dạy học khác như máy chiếu vật thể thì sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian cho phần củng cố bằng các bài tập trên lớp. Bởi, thay vì ghi lên bảng hoặc đọc cho HS chép bài tập giáo viên đã soạn sẵn trên phiếu học tập. Sáng kiến “Sử dụng phiếu học tập trong một số bài Hóa học 10” góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học nói chung và dạy học Hóa học lớp 10 nói riêng. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Sử dụng phiếu học tập trong một số bài Hóa học 10

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI SỞ GIÁO DỤC VÀVÕ TRƯỜNG TOẢN TRƯỜNG THPT ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị…………............................................………. Mã số: …… Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHIẾU KIẾN KINH NGHIỆM SÁNG HỌC TẬP TRONG MỘT SỐ ……………………………………………………………………… BÀI HÓA HỌC 10 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang Người thực hiện: …………………………........................ Lĩnh vực nghiên cứu: Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học  Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  Phương pháp giáo dục  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác:  Lĩnh vực khác: .........................................................  Có đính kèm: Có đính kèm: Phần mềm  Mô hình   Phim ảnh  Hiện vật khác  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC Năm học: 2012-2013 II. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Trang 2. Ngày tháng năm sinh: 06-7-1986 3. Nam, nữ: nữ 4. Địa chỉ: Ấp Bể Bạc, Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 01642666462 6. Fax: E-mail: nguyentrangvtt@gmail.com.vn 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Trường Toản. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: cử nhân - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Hóa học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Hóa học. - Số năm có kinh nghiệm: 4 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: không có.
  3. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Ban Chấp Hành TW 4 khóa VII tháng 1 năm 1993, nghị quyết Ban Chấp Hành TW khóa 8 tháng 12 năm 1996, điều 28 Luật giáo dục 2005 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”. Hơn nữa, định hướng đổi mới phương pháp dạy học nói chung và trong dạy học hóa học nói riêng đòi hỏi người GV không chỉ truyền thụ tri thức, mà còn phải giúp HS hình thành được thói quen, khả năng phương pháp tự học. Vì vậy, trong quá trình dạy học GV tổ chức cho học sinh khám phá kiến thức mới, tìm tòi, phát hiện, phân tích và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Thiết nghĩ, việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học Hóa học nói chung và dạy học Hóa học lớp 10 nói riêng là biện pháp kết hợp giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học góp phần phát huy tính tích cực của học sinh rất hiệu quả; giúp học sinh có điều kiện rèn luyện các năng lực phân tích, tổng hợp phán đoán nhanh. Mặt khác, phương tiện dạy học này giúp các em từng bước làm quen với kỹ năng làm việc phối hợp theo nhóm, rèn luyện cho học sinh kỹ năng trình bày một vấn đề khoa học trước tập thể rõ ràng, khúc chiết một cách mạnh dạn, tự tin…Đây là những kỹ năng rất quan trọng cần có ở mỗi học sinh để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì hội nhập. Qua thực tế dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay cho thấy: nhiều GV còn rất lúng túng trong việc lựa chọn sử dụng các phương pháp, phương tiện hỗ trợ cho giảng dạy trong từng bài học. Đặc biệt là vấn đề tổ chức cho HS tích cực, chủ động tham gia trao đổi, thảo luận trong quá trình giảng dạy của nhiều giáo viên chưa thực sự hiệu quả chủ yếu còn mang tính hình thức. Việc sử dụng các phương tiện dạy học nói chung, phiếu học tập nói riêng để giúp học sinh định hướng, khai thác và trình bày kiến thức trong quá trình giáo viên tổ chức cho các em thảo luận chưa được quan tâm đúng mức. Những điều này dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Trong các bài dạy Hóa học lớp 10, nếu GV sử dụng linh hoạt phiếu học tập và kết hợp tốt với phương tiện dạy học khác như máy chiếu vật thể thì sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian cho phần củng cố bằng các bài tập trên lớp. Bởi, thay vì ghi lên bảng hoặc đọc cho HS chép bài tập GV đã soạn sẵn trên phiếu học tập. Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng phiếu học tập trong một số bài Hóa học 10” để nghiên cứu với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học nói chung và dạy học Hóa học lớp 10 nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày không tránh được những thiếu sót rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy, cô.
  4. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi Phiếu học tập là một trong những phương tiện đơn giản, GV tự thiết kế sử dụng thuận tiện và phổ biến trong nhiều hình thức tổ chức dạy học và nhiều khâu của quá trình dạy học. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy Hóa học 10 tại trường THPT Võ Trường Toản, tôi nhận thấy đa số HS chăm ngoan, hiếu học, biết lắng nghe và hợp tác với thầy cô để việc học tập đạt kết quả cao nhất. Hơn nữa, bản thân tôi là một giáo viên đã được trang bị đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy môn Hóa học ở trường THPT luôn biết học hỏi, tìm tòi những phương tiện dạy học phù hợp với bộ môn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Cuối cùng, mặt thuận lợi không thể không nhắc đến là nhà trường luôn tạo điều kiện, hỗ trợ, khuyến khích giáo viên mạnh dạn và chủ động sử dụng các phương tiện dạy học mang lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. 2. Khó khăn Trong quá trình đưa sáng kiến vào thực tế dạy học, tôi nhận thấy có một số khó khăn nhất định sau: Thứ nhất, việc thiết kế phiếu học tập phù hợp với bài học đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức. Do đó thực tế dạy học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng cho thấy nhiều giáo viên ít hoặc rất ít sử dụng phiếu học tập và nếu có thì chỉ mang tính hình thức. Thứ hai, nhiều bài học nội dung quá dài, mà thời lượng dạy ít nên nhiều khi giáo viên phải dạy lướt qua, ít có thời gian cho học sinh thảo luận luyện tập. Nói cách khác, giáo viên không có điều kiện để sử dụng phiếu học tập. Thứ ba, ngôi trường, nơi tôi công tác, thuộc vùng sâu, vùng xa nên đa số học sinh có lực học trung bình và yếu. Trong số đó học sinh lớp 10 phần lớn đến từ các xã khác nhau, các em còn lạ lẫm chưa quen với môi trường học tập mới gây khó khăn cho việc thảo luận nhóm. 3. Các số liệu thống kê Năm học 2010-2011, tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò (phụ lục) đối với học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Võ Trường Toản. Kết quả là: GV sử dụng phiếu học tập trong các giờ học hóa học như sau: 4,4% thường xuyên; 40,3% ít; 44,4% rất ít; 11,2% giáo viên không bao giờ sử dụng phiếu học tập. Thái độ HS khi sử dụng phiếu học tập: 8,9% rất thích; 60,0% thích; 15,6% có thái độ bình thường; 15,5% không thích sử dụng phiếu học tập. Từ những số liệu thống kê trên, tôi nhận thấy đa số học sinh hứng thú với việc sử dụng phiếu học tập để phát huy tính tích cực, sáng tạo của bản thân. Và cũng phần nào cho thấy giáo viên sử dụng phiếu học tập trong dạy học hóa học chưa nhiều. Vì vậy, tôi mạnh dạn sử dụng phiếu học tập trong một số bài hóa học 10 và trình bày để quý thầy cô tham khảo tùy vào đối tượng học sinh để vận dụng một cách hiệu quả. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
  5. 1. Cơ sở lý luận Từ xa xưa, người Phương Đông đã có câu: “Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Câu nói đó cũng gần gũi với tinh thần của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. “Tôi nghe”có nghĩa là HS chỉ lắng nghe giáo viên diễn giảng, “tôi nhìn” nghĩa là GV sử dụng các phương tiện trực quan sinh động để HS quan sát và nhận thức được kiến thức, “tôi làm” nghĩa là GV viên sử dụng các phương tiện dạy học tạo điều kiện cho HS chủ động, tích cực thực hành những kiến thức đã được học. Vì vậy, khi tự mình vận dụng thực hành những kiến thức đã được học thì HS sẽ hiểu rõ những kiến thức đó và ứng dụng vào thực tiễn. Theo trang điện tử vietbao.vn, những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy, HS chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15% nội dung kiến thức. Nếu quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ được 25%. Thông qua thảo luận với nhau, HS có thể nhớ được 55%. Nhưng nếu HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75%. Còn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới được 90%. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc đào tạo ra những con người chủ động, tích cực, sáng tạo, tự học hỏi đáp ứng được nhu cầu càng cao của xã hội là rất cần thiết. Từ những cơ sở lí luận trên tôi đã nghiêm túc nghiên cứu và thực hiện một cách linh hoạt và hiệu quả việc sử dụng phiếu học tập trong một số bài Hóa học 10. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài - Nghiên cứu tình hình thực tế về việc sử dụng phiếu học tập của các giáo viên Hóa học trường trung học phổ thông Võ Trường Toản. - Phương pháp thu thập xử lý thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: năm học 2011-2012, tôi đã chọn 2 lớp 10B9 và 10B10 mặt bằng nhận thức tương đương nhau để kiểm nghiệm hiệu quả của đề tài. Tiến hành giảng dạy mội số tiết dạy có sử dụng phiếu học tập ở lớp 10B10. Đối chứng với lớp 10B9 không sử dụng phiếu học tập.
  6. 2.2. Nội dung Tiết 3: Bài 1 THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ I/ Mục tiêu 1/ Kiến thức Biết được - Thành phần nguyên tử gồm: vỏ nguyên tử mang điện tích âm và hạt nhân mang điện tích dương. - Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron, hạt nhân gồm hạt proton và hạt nơtron. - Kích thước và khối lượng của nguyên tử. 2/ Kỹ năng - So sánh khối lượng electron với proton và nơtron. - So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử. o - Sử dụng các đơn vị đo lường như: u, đvđt, nm, A và giải các bài tập. 3/ Thái độ - Phát triển tư duy suy luận logic, tổng hợp cho HS. - Tạo niềm tin vào khoa học. - Tạo hứng thú yêu thích mô hóa học qua các mô hình, thí nghiệm. II/ Trọng tâm - Thành phần cấu tạo nguyên tử. - Kích thước, khối lượng các loại hạt. III/ Phương Pháp: Diễn giảng - Đàm thoại - Thảo luận nhóm - Trực quan. IV/ Chuẩn Bị Giáo viên: - Mô phỏng thí nghiệm của Tôm-xơn, Rơ-dơ-pho, máy chiếu. - Phiếu học tập củng cố. Học sinh: Soạn bài trước khi đến lớp. V/ Tiến trình bài giảng 1/ Ổn định lớp: (1 phút) 2/ Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Vào bài: Nguyên tử được tìm ra như thể nào ? Ai tìm ra hạt nhân nguyên tử, kích thước và khối lượng các loại hạt tao nên nguyên tử. Tất cả vấn đề đó có đầy đủ trong bài 1 “Thành phần nguyên tử”. GV: electron được tìm ra như thế nào? I/ Thành phần cấu tạo của nguyên tử Do ai tìm ra ? 1/ Electron Hoạt động 1 (8 phút) a. Sự tìm ra electron (1897-Tôm-Xơn) GV gọi 1HS đọc vài nét lịch sử trong  TN của Tom-xơn (1897) quan niệm nguyên tử từ thời đê-mo-crit  Kết luận: đến giữa thế kỉ XIX. Tia âm cực là chùm hạt electron mang điện - GV đặt vấn đề : Các chất được tạo tích âm nên từ những hạt cực kì nhỏ bé không thể phân chia được nữa, đó là nguyên tử. Điều đó đúng hay sai? HS: Các chất được tạo nên từ những
  7. hạt cực kì nhỏ bé không thể phân chia được nữa, đó là nguyên tử. GV chiếu mô phỏng TN của Tôm-xơn, phân tích để HS rút ra kết luận - Tia phát ra từ cực âm (catot) gọi là tia âm cực. Tia âm cực có đặc điểm gì? - Tia âm cực là chùm hạt. - Đặt chong chóng trên đường đi  chong chóng quay  tia âm cực có vận tốc như thế nào? Có khối lượng không ? -Tia âm cực bị lệch về cực dương của điện trường tia âm cực mang điện âm hay dương? HS: quan sát, lắng nghe, kết hợp với sgk suy luận. GV: hạt tạo thành tia âm cực là hạt electron, mang điện âm, kí hiệu là e. b/ Khối lượng và điện tích của electron. GV: Dựa vào sgk cho biết me, qe? - me =9,1094.10 -31kg HS: me =9,1094.10-31kg ; - qe =-1,602.10-19C = 1- = -eo q e = -1,602.10-19C GV: quy ước 1,602.10-19C = 1 đvđt = eo Hạt nhân nguyên tử do ai tìm ra? và 2/ Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử tìm ra như thế nào ?  TN của Rơ-dơ-pho (sgk) Hoạt động 2 (10 phút)  Kết luận GV chiếu mô phỏng TN của Rơ-dơ- - Ngtử có cấu tạo rỗng. pho, phân tích để HS rút ra kết luận - Phần mang điện dương là hạt nhân. Hầu hết các hat α xuyên thẳng => ngtử - Xung quanh hạt nhân có các e tạo nên vỏ có cấu tạo như thế nào? ngtử. HS: ngtử có cấu tạo rỗng, hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với toàn nguyên tử. GV: Hạt α mang 2 điện tích dương, một số hạt α bị lệch hướng khi chạm vào hạt nhân => hạt nhân mang điện tích gì? HS: Hạt nhân mang điện dương. GV: khẳng định lại, HS ghi bài.
  8. GV: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ những hạt nào ? Hoạt động 3 (10 phút) 3/ Cấu tạo hạt nhân nguyên tử GV: Mô tả thí nghiệm của Rơ-dơ-pho a/ Sự tìm ra proton(1918- Rơ-dơ-pho): sgk vào năm 1918. - mp = 1,6726.10 -27kg GV: Qua thí nghiệm Rơ-dơ-pho đã - qp = 1+ phát hiện được hạt nhân ngtử có hạt mang một đơn vị điện tích dương, có khối lượng là 1,6726.10-27 kg đó chính là hạt proton, kí hiệu là p. GV: Ghi khối lượng và điện tích proton lên bảng. HS: Lắng nghe, chép bài. GV: Mô tả thí nghiệm của Chat-uých b/ Sự tìm ra notron (1932- Chat uých): sgk vào năm 1932. - mn = 1,6748.10 -27kg GV: Qua thí nghiệm Chat-uých đã - qn = 0 phát hiện được hạt nhân ngtử có hạt không mang điện, có khối lượng là 1,6748.10-27 kg đó chính là hạt nơtron, kí hiệu là n. GV: Ghi khối lượng và điện tích c/ Cấu tạo hạt nhân nguyên tử: proton lên bảng. - Gồm hạt Proton mang điện tích dương và HS: Lắng nghe, chép bài. hạt nơtron không mang điện. GV yêu cầu HS trong một bàn thảo luận hoàn thành phiếu học tập Cấu tạo ngtử Vỏ nguyên tử Hạt nhân nguyên tử Các loại hạt Điện tích (đvđt) HS thảo luận và trả lời Cấu tạo nguyên tử Vỏ nguyên tử Hạt nhân nguyên tử Các loại hạt electron proton nơtron Điện tích q e =1- qp=1+ qn =0  Kết luận: GV sửa bài và kết luận. - Nguyên tử cấu tạo gồm 2 phần: + Vỏ nguyên tử: gồm các e mang điện tích âm. + Hạt nhân: gồm proton mang điện dương và nơtron không mang điện. - Vì nguyên tử trung hòa về điện nên số hạt pron = số hạt electron. Gv các hạt p, n, e co kích thước và II/ Kích thước và khối lượng của nguyên khối lượng rất nhỏ. Vậy để đo kích tử. thước và khối lượng của những hạt đó 1/ Kích thước o dùng đơn vị gì? 1nm = 10-9m; 1 A = 10-10m
  9. o Hoạt động 4 (15 phút) 1nm = 10 A GV: Đo kích thước của các loại hạt - Ngtử nhỏ nhất là hiđro (r = 0,053nm) người ta dùng đơn vị gì? Vì sao? d ngtu HS: Để đo kích thước của ngtử, e, p, n -  10000(lan ) d hn người ta dùng đơn vị nanomet (nm); o -de ,dP
  10. Oxi (O) 2,6566.10 -26 15,999u~16u Nitơ (N) 2,3253.10 -26 14,004u~14u Nhận xét: + mp~m n=1u; me
  11. II/ Trọng tâm - Tính số proton, số electron, số nơtron từ kí hiệu nguyên tử. - Nguyên tố hóa học. - Đồng vị, nguyên tử khối trung bình. III/ Phương Pháp: Diễn giảng- phát vấn- thảo luận nhóm. IV/ Chuẩn Bị - GV: phiếu học tập. - HS: Học bài cũ, soạn bài trước khi đến lớp. V/ Tiến trình bài giảng Tiết 4: 1/ Ổn định lớp: (1 phút) 2/ Bài cũ (5 phút) 1. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Điện tích và khối lượng theo đơn vị u của các loại hạt ? 2. Nêu mối liên hệ giữa số electron và số proton trong nguyên tử ? vì sao có mối quan hệ đó? 3/ Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội Dung Vào bài: Nguyên tử có cấu tạo gồm 2 phần là hạt nhân và lớp vỏ. Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về hạt nhân nguyên tử. Đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay. Hoạt động 1 (7 phút) I/ Hạt nhân nguyên tử GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo hạt nhân 1/ Điện tích hạt nhân ngtử ? điện tích của các loại hạt? - Kí hiệu Z+ HS: Hạt nhân ngtử gồm p và n; 1p= 1+ ; 1e = 1- GV: Nếu ngtử có Z proton thì điện tích hạt nhân là ? - Số đvđthn = Số p = Số e= Z HS: Nếu ngtử có Z proton thì điện tích hạt nhân Z+ GV: Z gọi là số đvđt hạt nhân. Lưu ý: đthn có dấu, số đvđthn không có Ví dụ: đthn của ngtử nitơ là 7+ thì số dấu. đvđt hạt nhân của N là ? GV: Số đvđthn = Số p, vì nguyên tử trung hòa về điện nên số p=số e nên: Số đvđthn = Số p = Số e= Z Ví dụ: đthn của ngtử nitơ là 7+ thì số đvđt Ví dụ: ngtử Na có 11e. Xác định số p, hạt nhân của N là ? điện tích hạt nhân, số đơn vị điện tích HS: đthn của ngtử nitơ là 7+ thì số đvđt hạt nhân. hạt nhân của N là 7. Ví dụ: Nguyên tử Na có 11e. Xác định số p, điện tích hạt nhân, số đơn vị điện tích hạt nhân.
  12. HS: Số p=số e=số đvđt hạt nhân = 11; điện tích hạt nhân Na là 11+ GV số khối là gì?công thức tính như thế 2/ Số khối (A) nào ? - Định nghĩa: sgk Hoạt động 2: (7 phút) - Công thức: GV: Yêu cầu HS dựa vào sgk cho biết số khối là gì? Kí hiệu như thế nào? Công thức A = Z + N N = A –Z tính số khối ? VD 1: Li có 3p và 4n thì A= ? HS: Số khối là tổng số hạt proton (Z) và tổng số hạt notron (N) của hạt nhân đó. VD 2: Nguyên tử Mg có 12 n; điện tích Công thức: A = Z + N  N = A –Z hạt nhân là 12+. Số khối của hạt nhân GV: nguyên tử Mg là? Ví dụ 1: Li có 3p và 4n thì A= ? Ví dụ 2: Nguyên tử Mg có 12 nơtron; điện tích hạt nhân là 12+. Số khối của hạt nhân nguyên tử Mg là? HS: VD 1: Li có 3p và 4n A = 7 VD 2: AMg = 12+ 12=24 Hoạt động 3 (6 phút) II/ Nguyên tố hóa học GV: Nguyên tử có cùng số electron thì có 1/Định nghĩa chung tính chất hoá học. Nguyên tố hoá học là những nguyên tử GV: nguyên tử có cùng số proton, cùng số có cùng đthn (cùng số proton, cùng số đơn vị điện tích hạt nhân có tính chất hóa electron) học giống nhau không ? HS: nguyên tử có cùng số proton, cùng số đơn vị điện tích hạt nhân có tính chất hóa học giống nhau. GV những nguyên tử có tính chất hóa học giống nhau thuộc cùng một nguyên tố. Vậy nguyên tố hóa học là gì? HS: là những nguyên tử có cùng đthn. VD: Tất cả những ngtử có cùng đthn là 7+ đều thuộc nguyên tố nitơ. Chúng có 7p và 7e. GV: những ngtử có cùng số proton, cùng số electron thì thuộc cùng một nguyên tố hóa học. GV yêu cầu HS trong một bàn thảo luận làm phiếu học tập để củng cố. Nối các nguyên tử ở cột A với cột B sao cho chúng cùng một nguyên tố Cột A Cột B Z=6 E=4 N=4 P=6 P=4 Z=8
  13. Z=8 N=4 GV: sửa bài và chốt lại. Hoạt động 4 (6 phút) 2/ Số hiệu nguyên tử (Z) GV: đthn kí hiệu là gì? =>Số đvđt hạt Là số đvđt hạt nhân nguyên tử của 1 nhân kí hiệu là gì? nguyên tố . HS: đthn kí hiệu là Z+, Số đvđt hạt nhân kí hiệu là Z. Z=P=E GV: Nếu đthn của 1 ngtử là 9+ thì số đvđt hạt nhân của ngtử là bao nhiêu? P: tổng số proton trong nguyên tử HS: Nếu có đthn của 1 ngtử là 9+ thì số E: Tổng số electron của nguyên tử đvđt hạt nhân là 9. GV: số hiệu ngtử là số đvđt hạt nhân nguyên tử của 1 nguyên tố. GV: cho biết mối quan hệ giữa số đvđt hạt nhân và tổng số proton, tổng số electron của nguyên tử ? HS: Z=P=E GV: Nguyên tử X có 8 electron. Cho biết số hiệu nguyên tử, số proton, đvđt hạt nhân của nguyên tử X? HS: Z=P=8; đthn =8+. Hoạt động 5 (12 phút) 3/ Kí hiệu nguyên tử GV: diễn giảng kí hiệu nguyên tử. A Z X : X là kí hiệu nguyên tử của nguyên GV: Hãy viết kí hiệu nguyên tử của tố hoá học nguyên tử có 6 nơtron và có điện tích hạt A: Số khối nhân là 6+. Z: Số hiệu nguyên tử HS: 12 C . 6 (Z = P = Số thứ tự nguyên tố trong GV: A và Z là 2 đại lượng đặc trưng cho bảng tuần hoàn). ngtử. Biết A và Z thì biết số nơtron do đó biết được cấu tạo của ngtử. GV chia lớp thành 6 nhóm (2 bàn 1 nhóm); yêu cầu HS thảo luận làm phiếu học tập để củng cố. Câu 1: Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau: Kí hiệu nguyên tử Sốproton(Z) Số electron Số nơtron (N) Số khối (A) 24 12 Mg 35 17 Cl 39 19 K Câu 2: Hãy viết kí hiệu của các nguyên tử sau: a/ Nguyên tử A có số proton là 8; số khối là 8. b/ Nguyên tử B có số đvđt hạt nhân là 15 ; số nơtron là 16. c/ Nguyên tử C có số số khối là 37 ; số nơtron là 20. GV sử dụng máy chiếu lập thể chiếu bài từng nhóm, nhóm khác nhận xét bổ sung, GV sửa bài và ghi điểm cho từng nhóm. Hoạt động 6 (1 phút)
  14. GV dặn dò HS về nhà học bài và làm bài tập 1, 2, 4-sgk. Tiết 5: 1/ Ổn định lớp (1 phút) 2/ Bài mới Vào bài : Đồng vị là gì? Cô cùng các em tìm hiểu mục III. Đồng vị Hoạt động 1 (7 phút) GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập Em hãy điền đầy đủ thông tin vào bảng sau, và nêu nhân xét. Nguyên tử Số proton (Z) Số khối (A) Số nơtron (N) 1 1 H 2 1 H 3 1 H HS: trả lời Nguyên tử Số proton (Z) Số khối (A) Số nơtron (N) 1 1 H 1 1 0 2 1H 1 2 1 3 1H 1 3 2 Nhận xét: các nguyên tử trên cùng P, khác nhau về số N do đó số khối A cũng khác nhau. GV: 3 nguyên tử 1 H , 2 H , 3 H gọi là các III/Đồng vị 1 1 1 đồng vị của nguyên tố hiđro. Vậy đồng vị Đồng vị của cùng 1 nguyên tố hoá học của cùng 1 nguyên tố là gì ? là những nguyên tử có cùng số Proton HS: Đồng vị của cùng 1 nguyên tố hoá học nhưng khác nhau về số nơtron, do đó là những nguyên tử có cùng số proton số khối A của chúng khác nhau. nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số VD: khối A của chúng khác nhau. Clo có 2 đồng vị là : 17 Cl và 37 Cl 35 17 GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi. Cho các nguyên tử sau: 12 X; 136Y; 24 Z; 13 M; 25 N; 25 P . Những nguyên tử nào là đồng vị 6 12 7 12 12 của cùng một nguyên tố? Vì sao ? HS: Nguyên tử là đồng vị của một nguyên tố: + X và Y là đồng vị của cùng một nguyên tố vì có cùng Z=6; + Z, N và P đồng vị của cùng một nguyên tố vì có cùng Z=12. Hoạt động 2 (7 phút) IV/ Nguyên tử khối và nguyên tử GV: Nguyên tử khối là gì? khối trung bình của các nguyên tố HS: Nguyên tử khối của 1 nguyên tử cho hóa học biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp 1/ Nguyên tử khối (sgk) bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử. GV: nguyên tử khối của C là 12 cho biết gì? HS: Khối lượng của C nặng gấp 12 lần đơn vị khối lượng ngtử u. -Do me
  15. 31 HS: Do m e
  16. Khác với bài ‘Thành phần nguyên tử’ thì bài ‘Hạt nhân nguyên tử-Nguyên tố hóa học-Đồng vị’ rất ngắn, mà dạy trong 2 tiết, có một số GV dạy 1 tiết đã hết bài. Kiến thức trong bài ít nhưng làm thế nào để HS vận dụng được một cách hiệu quả, không nhầm lẫn các khái niệm, kí hiệu với nhau thì lại rất khó. Vì vậy tôi đã sử dụng phiếu học tập vận dụng sau mỗi phần và thấy HS thảo luận rất sôi nổi, hiểu bài và làm được bài ngay trên lớp. Tiết 29: BÀI 17: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ (tiết 1) I/ Mục tiêu 1/ Kiến thức Hiểu được: - Phản ứng oxi hóa –khử là phản ứng trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng hay phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố. - Chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử. - Các bước lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử, ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn. 2/ Kĩ năng - Xác định được phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử. - Phân biệt được chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử trong một phản ứng oxi hóa khử cụ thể. - Viết được các quá trình oxi hóa, quá trình khử trong một phản ứng cụ thể. - Lập được phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử cụ thể. II/ Trọng tâm - Chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử. - Cách lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử. III/ Phương Pháp: Diễn giảng- phát vấn- thảo luận nhóm. IV/ Chuẩn Bị - GV: một số hình ảnh về phản ứng oxi hóa khử, phiếu học tập. - HS: chuẩn bị bài trước khi đến lớp. V/ Tiến trình bài giảng 1/ Ổn định lớp: (1 phút) 2/ Bài cũ (không kiểm tra) 3/ Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Vào bài: (2 phút) GV chiếu hình ảnh trong đó có xảy ra một số phản ứng oxi- hóa khử: các phản ứng xảy ra trong lò luyện gang, thép; sự cháy của than, củi, ga để nấu ăn; các phản ứng sản xuất các hóa chất: HCl, H2SO4… GV: tất cả các phản ứng trên là phản ứng oxi hóa khử. Như vậy phản ứng oxi hóa khử xảy ra rất phổ biến trong đời sống và sản xuất. Phản ứng oxi hóa khử là gì? Bản chất của phản ứng oxi hóa khử là gì? Cách thiết lập phản ứng oxi hóa khử như thế nào ? Hoạt động 1 (12 phút) I/ Định nghĩa GV hướng dẫn thật tỉ mỉ VD các ví dụ 1/ Các ví dụ
  17. o 0 0 t VD 1: Mg + O 2  2MgO  t VD1: Mg  O2  2MgO  o GV yêu cầu HS xác định số oxh của các [K] [O] nguyên tố. 0 2 HS: Trả lời. Mg  Mg  2e : quá trình oxh (sự oxh) 0 2 GV: Diễn giảng O 2  2.2e  2O : quá trình khử (sự khử) Mg tăng số oxh từ 0 lên +2 nên đóng vai trò là chất khử, Oxi giảm từ 0 xuống - 2 nên đóng vai trò là chất oxh. - GV hướng dẫn viết quá trình nhường e, nhận e, chỉ cách gọi quá trình oxh hóa, quá trình khử (quá trình đi với chất oxi hóa gọi là quá trình khử; quá trình đi với chất khử gọi là quá trình oxi hóa). 0 0 o t Mg  O2  2MgO  [K] [O] 0 2 Mg  Mg  2e : quá trình oxh (sự oxh) [K] 0 2 O 2  2.2e  2O : quá trình khử (sự khử) [O] VD 2: 2 2 0 0 1 2 VD 2: CuO + H2 → Cu + H2O Cu O H 2  Cu  H 2 O  GV hướng dẫn HS làm từng bước như [O] [K] VD 1. 2 0 2 2 0 0 1 2 Cu  2e  Cu : quá trình khử (sự khử) Cu O H 2  Cu  H 2 O  0 1 [O] [K] H 2  2H  2.1e : quá trình oxh (sự oxh) 2 0 Cu  2e  Cu : quá trình khử (sự khử) [O] 0 1 H 2  2H  2.1e : quá trình oxh (sự oxh) [K] Hoạt động 2 (10 phút) 2/ Các khái niệm GV: qua các VD trên GV hình thành các a/ Chất khử (chất bị oxi hóa): là chất khái niệm chất khử, chất oxi hóa, quá nhường electron (chất có số oxi hóa trình khử, quá trình oxi hóa, phản ứng oxi tăng). hóa khử. b/ Chất oxi hóa (chất bị khử): là chất nhận electron (chất có số oxi hóa giảm). GV chú ý cách nhớ: “Khử tăng cho, o c/ Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) : là giảm nhận”; quá trình ngược lại với quá trình nhường electron. chất. d/ Quá trình khử (sự khử): quá trình nhận electron. Cách nhớ: “Khử tăng cho, o giảm nhận”; quá trình ngược lại với chất. e/ Phản ứng oxi hóa-khử
  18. Định nghĩa 1: phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa GV: dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi các chất phản ứng. hóa-khử là gì? Định nghĩa 2: phản ứng oxi hóa – khử là HS: dựa vào số oxi hóa. phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của GV: nhấn mạnh phải xác định số oxi hóa một số nguyên tố. chính xác, nếu có sự thay đổi số oxi hóa của một hoặc nhiều nguyên tố thì đó là phản ứng oxi hóa- khử. Hoạt động 2 (18 phút) 3/ Luyện tập GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS thảo luận thảo làm vào bảng phụ. Nhóm nào xong trước được cộng điểm. Sau đó GV phát phiếu học tập: Xác định chất khử, chất oxi hóa, viết quá trình oxi hóa, quá trình khử trong các pư sau: Phản ứng Chất [K], chất [O] Sự oxi hóa Sự khử o t FeO + CO  Fe +CO2  o t 2K + Cl2  2KCl  o t H2 + Cl2  2HCl  HS thảo luận, treo trên bảng Phản ứng Chất [K], chất [O] Sự oxi hóa Sự khử t FeO + CO  Fe +CO2  o [K]: H2; [O]: FeO 0 1 2 0 H 2  2H  2.1e Fe 2e  Fe t o 2K + Cl2  2KCl  [K]: K; [O]: Cl2 1 0 0 1 K  1e  K Cl2  2.1e  2Cl t H2 + Cl2  2HCl  o [K]: H2; [O]: Cl2 0 1 0 1 H 2  2H  2.1e Cl2  2.1e  2Cl GV sửa bài từng nhóm và ghi điểm. GV củng cố lại bài (2 phút) - “Khử tăng cho, o giảm nhận”; “quá trình ngược lại với chất”. - Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa là phản ứng oxi hóa - khử. GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập 1, 2, 3, 4-sgk. Nhận xét : Tiết 29 bài phản ứng oxi hóa – khử có nhiều khái niệm rất dễ lẫn lộn, nếu HS không được thực hành nhiều các em sẽ quên. Vì vậy chỉ cho HS cách nhớ, sử dụng phiếu học tập để HS thực hành thì chắc chắn HS sẽ hiểu bài ngay trên lớp và vận dụng được. IV. KẾT QUẢ Tôi đã tiến hành làm 2 bài kiểm tra 15 phút đối với 2 lớp 10B9; 10B10. Bài kiểm tra số 1 (phụ lục) là sau khi học xong tiết 4,5. Bài kiểm tra số 2 (phụ lục) là sau khi học xong tiết 29. Kết quả như sau: Bài kiểm Yếu Tb Khá Giỏi Lớp tra (%) (%) (%) (%) Số 1 10B9 29,50 43,20 18,20 9,09
  19. 10B10 11,10 33,33 33,33 22,20 10B9 40,90 38,64 11,36 9,09 Số 2 10B10 17,77 46,66 22,22 13,33 Qua số liệu trên tôi nhận thấy lớp 10B10 có kết quả cao hơn lớp 10B9. Như vậy việc sử dụng phiếu học tập ở lớp 10B10 đã mang lai hiệu quả cao. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt. - Giáo viên phải thật sự tâm huyết, nắm vững các bước, dành nhiều thời gian để thiết kế phiếu học tập phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh. - Giáo viên không nên lạm dụng phiếu học tập. - Kết hợp sử dụng phiếu học tập linh hoạt với các phương tiện dạy học khác sẽ đem lại hiệu qua cao. VI. KẾT LUẬN Sử dụng phiếu học tập cho phương pháp thảo luận trong dạy học Hóa học nói chung và dạy học Hóa học lớp 10 nói riêng là biện pháp kết hợp giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh rất hiệu quả. Tuy nhiên, đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều thời gian, công sức đầu tư, giáo viên phải có kinh nghiệm trong các khâu tổ chức lớp học, tổ chức học sinh thảo luận. Học sinh phải có kỹ năng làm việc hợp tác theo nhóm, tích cực tham gia học tập nếu không sẽ rất mất thời gian mà hiệu quả dạy học không cao…. Do đó để sử dụng phiếu học tập cho phương pháp thảo luận trong dạy học Hóa học trung học phổ thông một cách có hiệu quả tôi xin đề xuất một số vấn đề sau: - Đối với giáo viên: + Phải nắm vững quy trình sử dụng phiếu học tập và các bước tổ chức cho học sinh thảo luận. + Cần trang bị cho học sinh những kiến thức về phương pháp thảo luận ngay trong những tiết học đầu tiên. + Khi học sinh chưa quen với phương pháp thảo luận cũng như việc sử dụng phiếu học tập nên chọn những bài, mục có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, ít kiến thức, để thiết kế phiếu học tập cho học sinh thảo luận, sau đó nâng dần mức độ khó về kiến thức, phức tạp về nội dung. + Đối với các đối tượng học sinh có học lực yếu hoặc trung bình trong quá trình học sinh thảo luận để hoàn thành phiếu học tập, giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn kịp thời. - Đối với học sinh + Học sinh cần hiểu rõ mục tiêu kiến thức, kỹ năng, những thao tác tư duy cần sử dụng khi thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. + Học sinh phải biết cách làm việc theo nhóm, tích thực tham gia thảo luận hợp tác với các bạn trong nhóm đề hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  20. 1. Hóa học 10 –Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Huy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng - Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2006. 2. Sách giáo viên Hóa học 10- Nguyễn Xuân Trường-Lê Trọng Tín-Lê Xuân Trọng - Nguyễn Phú Tuấn- Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2006. 3. Lý luận dạy học hóa học-Nguyễn Ngọc Quang-Nguyễn Cương-Dương Xuân Trinh- Nhà xuất bản giáo dục - Năm 1977. 4. Phương pháp dạy học hóa học – Nguyễn Cương-Nguyễn Mạnh Dung- Nguyễn Thị Sửu - Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2001. 5. Chuẩn khiến thức, kỹ năng Hóa học 10 – Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Hải Châu, Đặng Thị Oanh-Cao Thị Thặng- Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2010. 6. Nâng cao hiệu quả quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT- Trịnh Văn Biều- Nhà xuất bản Đại học sư phạm TPHCM-1999. 7. Phương pháp dạy và học hiệu quả - Nhà xuất bản trẻ - 2001. 8. Các trang web: Vietbao.vn; giaoduc.edu.vn… NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2