Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU.<br />
<br />
<br />
I. Đặt vấn đề.<br />
Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đã và đang chuyển từ chương trình <br />
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Đòi hỏi <br />
người giáo viên phải tích cực đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng <br />
dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng <br />
lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ <br />
nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức <br />
giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, <br />
đánh giá trong quá trình học tập của học sinh. Để đáp ứng được yêu cầu đó, <br />
dạy học hoạt động trải nghiệm sáng tạo được xem là phương pháp dạy học <br />
tích cực và có hiệu quả.<br />
Đối với học sinh, hoc tâp d<br />
̣ ̣ ươi dang hoat đông trai nghiêm la ph<br />
́ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ̀ ương pháp <br />
thực hiên hoc đi đôi v<br />
̣ ̣ ơi hanh, hoc qua lam, hoc giai quyêt cac vân đê th<br />
́ ̀ ̣ ̀ ̣ ̉ ́ ́ ́ ̀ ực tiêñ <br />
̣<br />
trong cuôc sông ngay trong l<br />
́ ơp, trong tr<br />
́ ương. Đây đ<br />
̀ ược đánh giá là phương <br />
́ ưu viêt cho s<br />
phap ̣ ự phat triên năng l<br />
́ ̉ ực sang tao, giup h<br />
́ ̣ ́ ọc sinh tự chiêm linh<br />
́ ̃ <br />
́ ức, hinh thanh các ki năng, gia tri va phâm chât cua ban thân.<br />
kiên th ̀ ̀ ̃ ́ ̣ ̀ ̉ ́ ̉ ̉<br />
Từ thực tiễn giảng dạy, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để mỗi <br />
bài học, mỗi hoạt động của học sinh đều để lại được dấu ấn tích cực trong <br />
tâm trí của các em, làm thế nào để các em tham gia hoạt động trải nghiệm <br />
như là một nhu cầu của bản thân, các em có cơ hội được thể hiện mình. Qua <br />
đó giáo viên phát hiện được năng lực thực sự của học sinh để có những điều <br />
chỉnh phù hợp về phương pháp dạy học.. <br />
Từ những lí do đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh <br />
tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn 9” <br />
làm đề tài nghiên cứu. Trên tinh thần tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi và học hỏi <br />
kinh nghiệm, những vấn đề mà tôi đưa ra sẽ góp phần giúp giáo viên giảng <br />
dạy môn Ngữ văn có những biện pháp hiệu quả hơn trong việc hướng dẫn <br />
học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; giúp học sinh thêm yêu <br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
1<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
thích môn học Ngữ văn, tham gia tích cực vào hoạt động học tập nói chung và <br />
trong mỗi tiết học Ngữ văn nói riêng hướng đến mục đích nâng cao chất <br />
lượng dạy học trong nhà trường.<br />
II. Mục đích nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu đề tài này tôi hướng đến những mục đích sau đây:<br />
Tìm hiểu tồn tại hạn chế của việc hướng dẫn học sinh tham gia các <br />
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn học Ngữ văn, là nguyên nhân dẫn <br />
đến chất lượng tổ chức hoạt động chưa cao.<br />
Từ thực tiễn giảng dạy, tôi đưa ra những biện pháp hiệu quả để khắc <br />
phục những tồn tại nói trên; xác định những biện pháp cụ thể, có hiệu quả để <br />
áp dụng vào trong giảng dạy; nâng cao chất lượng của việc tổ chức, hướng <br />
dẫn học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, làm cho bộ môn <br />
Ngữ văn trở nên gần gũi với học sinh, các em yêu thích bộ môn này hơn. <br />
Giúp học sinh hiểu rõ hơn về hoạt động trải nghiệm sáng tạo; ý nghĩa <br />
của hoạt động này trong học tập; các em nhận thức được hoạt động trải <br />
nghiệm sáng tạo như là một nhu cầu thiết yếu của bản thân.. từ đó các em ý <br />
thức được đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình trong mỗi hoạt động đồng <br />
thời phấn đấu vươn lên trong học tập.<br />
<br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
<br />
I. Cơ sở lí luận<br />
1. Quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.<br />
Hiện nay, hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được áp dụng khá phổ biến <br />
trong dạy học. Đây được xem là một hoạt động mà qua đó giúp học sinh kết <br />
nối kiến thức được học trong sách vở với cuộc sống. <br />
Trong dự thảo về chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ giáo dục đưa <br />
ra cũng đã nêu “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong <br />
đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc <br />
trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát <br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
2<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá <br />
nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; <br />
đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm <br />
sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực <br />
giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Bằng hoạt động trải nghiệm của bản <br />
thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức <br />
các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực <br />
hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ <br />
chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách <br />
nhiệm”.<br />
Với cách hiểu như vậy thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động <br />
giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, từng cá nhân <br />
học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của <br />
đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể <br />
của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và <br />
phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt <br />
động được coi trọng trong từng môn học.<br />
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo không gọi là môn học mà là hoạt động <br />
giáo dục. Môn học được tạo nên bởi một hoặc một vài lĩnh vực khoa học nên <br />
nội dung của nó được cấu trúc chặt chẽ còn hoạt động giáo dục sử dụng tích <br />
hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực để thực hiện mục tiêu hoạt động <br />
của mình.<br />
2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với đổi mới phương pháp <br />
dạy học.<br />
̣ ̣ ươi dang hoat đông trai nghiêm la ph<br />
Hoc tâp d ́ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ̀ ương pháp thực hiên hoc<br />
̣ ̣ <br />
đi đôi vơi hanh, hoc qua lam, hoc giai quyêt cac vân đê th<br />
́ ̀ ̣ ̀ ̣ ̉ ́ ́ ́ ̀ ực tiên trong cuôc<br />
̃ ̣ <br />
sông ngay trong l<br />
́ ơp, trong tr<br />
́ ương. Đây đ<br />
̀ ược đánh giá là phương phap <br />
́ ưu viêṭ <br />
cho sự phat triên năng l<br />
́ ̉ ực sang tao, giup h<br />
́ ̣ ́ ọc sinh tự chiêm linh kiên th<br />
́ ̃ ́ ức, hinh<br />
̀ <br />
́ ̣ ̀ ̉ ́ ̉ ̉<br />
thanh các ki năng, gia tri va phâm chât cua ban thân.<br />
̀ ̃<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
3<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
Với xu thế phát triển của giáo dục hiện nay thì hoạt động TNST đã và <br />
đang được triển khai như một biện pháp hữu hiệu trong việc đổi mới PPDH <br />
góp phần đổi mới giáo dục nói chung.<br />
Tại văn bản số 27/HD/PGD&ĐTcủa Phòng Giáo dục và đào tạo huyện <br />
Krông Ana về việc hướng dẫn các trường THCS triển khai thực hiện nhiệm <br />
vụ Giáo dục THCS năm học 20182019 cũng đã nêu một trong những nhiệm <br />
vụ trọng tâm là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học phù <br />
hợp với yêu cầu hiện nay. Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học; Dạy <br />
học trải nghiệm sáng tạo; kích thích HS nghiên cứu khoa học; Dạy học tài <br />
liệu địa phương” …. Như vậy dạy học hoạt động TNST được xem là một <br />
nội dung quan trọng trong đổi mới dạy học và đây cũng là một phương pháp <br />
dạy học mới nhằm tiếp cận dần với nội dung chương trình giáo dục phở <br />
thông mới. Thông qua hoạt động TNST học sinh sẽ nâng cao khả năng vận <br />
dụng kiến thức từ các bài học vào từng tình huống thực tiễn của cuộc sống. <br />
Chính điều này đã làm cho học sinh tiến gần hơn đến với những chân lí khoa <br />
học. <br />
Như vậy có thể thấy rằng: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được xem là <br />
một phần quan trong của việc đổi mới phương pháp dạy học. Kết quả hoạt <br />
động trải nghiệm của học sinh có thể được sử dụng để đánh giá kết quả quá <br />
trình học tập của học sinh.<br />
II. Thực trạng.<br />
1. Chương trình hoạt động TN ST trong môn học Ngữ văn 9.<br />
Trường THCS Lê Văn Tám nằm trên địa bàn xã Bình Hòa, huyện Krông <br />
Ana, tỉnh ĐăkLăk. Năm học 20182019, trường có tổng số 427 học sinh, định <br />
biên thành 12 lớp trong đó khối 9 có 3 lớp với tổng số 94 học sinh.<br />
Những năm qua, dạy học hoạt động TNST đã được giáo viên áp dụng <br />
vào trong quá trình dạy học như một phần của nội dung chương trình giảng <br />
dạy nhất là đối với môn học Ngữ văn. Trong chương trình lớp 9 có 2 chủ đề <br />
hoạt động là:<br />
Chủ đề 1: Phụ nữ xưa và nay.<br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
4<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
Chủ đề 2: Người lính.<br />
Giáo viên có thể lựa chọn một trong hai hình thức tổ chức các hoạt động <br />
là: Lồng ghép trong tiết học hoặc tổ chức dưới dạng một buổi sinh hoạt <br />
ngoại khóa. <br />
2. Thực trạng dạy học hoạt động TNST trong môn Ngữ văn 9 tại <br />
trường THCS Lê Văn Tám.<br />
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng việc tổ chức hoạt động trải <br />
nghiệm sáng tạo có những thuận lợi và khó khăn như sau:<br />
Thuận lợi: <br />
Các chủ đề hoạt động đã được quy định trong phân phối chương trình là <br />
cơ sở để giáo viên dạy học hoạt động TN ST bám sát chương trình giảng <br />
dạy.<br />
Hoạt động giảng dạy trong nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao <br />
của lãnh đạo, sự chỉ đạo trực tiếp từ bộ phận chuyên môn, sự phối hợp chặt <br />
chẽ của các tổ chức trong nhà trường. Giáo viên đã rất tích cực trong việc <br />
hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm.<br />
Khó khăn: <br />
Về cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn: Chưa có Hội <br />
trường và sân khấu nên mỗi khi tổ chức hoạt động tập thể phải tận dụng <br />
không gian, sân khấu ngoài trời.<br />
Việc dạy học hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn chủ yếu dựa vào khâu <br />
tổ chức của giáo viên ở trên lớp, chủ yếu các em trải nghiệm là thông qua <br />
việc tìm hiểu thông tin và báo cáo nội dung hiểu biết, thực tế hoạt động TN<br />
ST còn nặng về lý thuyết.<br />
Đối với học sinh, các em là học sinh nông thôn nên việc được tham gia <br />
hoặc chứng kiến các hoạt động của địa phương liên quan đến chủ đề người <br />
lính hay người phụ nữ là tương đối hạn chế. Ở địa phương không có cở sở <br />
hay địa điểm nào để đáp ứng nhu cầu về trải nghiệm tham quan điều này <br />
cũng gây nên nên hạn chế cho các em khi tìm hiểu học tập, trải nghiệm về <br />
hai chủ đề nói trên.<br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
5<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
Việc hướng dẫn học sinh ở một số giáo viên còn mang tính chủ quan, một <br />
chiều – tức là giáo viên giao nhiệm vụ và học sinh thực hiện rồi báo cáo, làm <br />
như vậy chưa thực sự phát huy được tiềm năng sáng tạo của học sinh. Chưa <br />
tạo cho các em nhận thức về hoạt động TNST là một nhu cầu của cuộc <br />
sống, giáo viên chưa bám sát được học sinh, không nắm bắt hết được những <br />
khó khăn vướng mắc của học sinh để giúp các em tháo gỡ. Một số học sinh <br />
cũng chưa nhận thức đầy đủ được những yêu cầu cụ thể của hoạt động như: <br />
Hoạt động này để làm gì? Cần phải đạt được gì? Vì vậy mà một số em <br />
không thực sự hào hứng tham gia, nhiều khi không hoàn thành được nhiệm vụ <br />
của cá nhân.<br />
Để làm rõ hơn về những tồn tại và hạn chế của vấn đề này, ngay từ đầu <br />
năm, tôi đã thực hiện một khảo sát đối với 94 em học sinh lớp 9 trong năm <br />
học 20182019 với nội dung và kết quả như sau: <br />
Câu hỏi 1. Em có thích học môn Ngữ văn không? Vì sao?<br />
Câu hỏi 2. Em thấy hoạt động TNST trong dạy học Ngữ văn có cần thiết <br />
không?<br />
Câu hỏi 3. Em có hứng thú khi tham gia các hoạt động trải nghiệm trong môn <br />
Ngữ văn không?<br />
Kết quả khảo sát cho thấy vẫn có khoảng 20% học sinh không thích học <br />
bộ môn Ngữ văn vì cho rằng đây là môn học có khối lượng kiến thức nhiều, <br />
bài học văn bản dài nên khó nhớ. Điều này cho thấy rằng học sinh vẫn cảm <br />
nhận việc học và tiếp thức kiến thức trên lớp có phần khó khăn. Tuy nhiên <br />
95% học sinh lại rất đồng tình và hứng thú với việc tham gia hoạt động trải <br />
nghiệm nhất là trải nghiệm theo hình thức hội thi hoặc tham quan, dã ngoại... <br />
Cũng từ kết quả khảo sát cho thấy đa số học sinh thích tham gia các hoạt <br />
động TNST , hoạt động ngoại khóa trong khi học môn Ngữ văn song việc các <br />
em tham gia chưa được chủ động và tích cực. Nếu xét về tâm lí học sinh thì <br />
thấy một thực tế là học sinh thích những tiết học này vì được vui chơi, được <br />
tự do hơn so với những bài học trên lớp.<br />
Nguyên nhân: <br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
6<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
Một số học sinh không thích học môn Ngữ văn vì các em cho rằng bài <br />
học dài, kiến thức nhiều khó nhớ. Một số học sinh khi có học lực yếu bộ <br />
môn này thường tỏ ra nhút nhát, thếu tự tin khi phải thể hiện mình trước số <br />
đông. Hoặc là các em chưa được tạo cơ hội để thể hiện mình trước tập thể: <br />
ví dụ có em kể chuyện không hay nhưng lại hát rất tốt; có em lực học tốt <br />
song thể hiện ý kiến trước tập thể lại tỏ ra nhút nhát, nếu trong quá trình <br />
giảng dạy giáo viên chỉ đánh giá về năng lực học tiếp thu kiến thức thì dễ <br />
làm cho học sinh bị nản chí vì luôn thấy mình “không bằng ai”, từ đó tạo nên <br />
thói quen ỉ lại, dựa dẫm người khác.<br />
Phần vì của hoạt động rộng, yêu cầu hướng dẫn học sinh phải tỉ mỉ, <br />
phần vì cơ sở vật chất và điều kiện của đơn vị còn thiểu thốn nên giáo viên <br />
chưa thực sự nhiệt trình hướng dẫn học sinh thực hiện các chủ đề trải <br />
nghiệm.<br />
Thực trạng trên đặt ra vấn đề: Làm thế nào để tổ chức và hướng dẫn cho <br />
HS tham gia hoạt động TNST một cách có hiệu quả, phát huy được năng lực <br />
sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, làm cho bộ môn Ngữ văn trở <br />
nên gần gũi và nhẹ nhàng hơn với học sinh.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.<br />
Dạy học định hướng phát triển năng lực ở học sinh thì giáo viên cần <br />
phải nhận biết được khả năng, năng lực của học sinh thông qua nhiều kênh <br />
thông tin khác nhau. Có học sinh thì kể chuyện hay; có học sinh viết văn hay; <br />
có học sinh diễn kịch tốt, có em mạnh dạn nhưng có em nhút nhát..vv.. trong <br />
dạy học giáo viên cần phải kích thích được học sinh để các em có thể tham <br />
gia trải nghiệm một cách chủ động, nhiệt tình. <br />
Từ thực tế giảng dạy, trên cơ sở đánh giá những nội dung và kết quả <br />
tổ chức triển khai các hoạt động TNST trong những năm học trước, hướng <br />
đến những điều chỉnh tích cực đổi mới phương pháp dạy học tôi đã tiến <br />
hành những biện pháp sau đây:<br />
1. Biện pháp 1. <br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
7<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
Giúp học sinh nhận thức đầy đủ về hoạt động trải nghiệm sáng <br />
tạo trong học tập môn Ngữ văn 9. <br />
Ngay từ đầu năm học giáo viên phải định hướng cho học sinh hiểu rõ <br />
được Thế nào là hoạt động trải nghiệm sáng tạo? Tham gia hoạt động để làm <br />
gì? Học sinh phải làm gì trong mỗi hoạt động đó?... <br />
Đồng thời để kích thích các em sự tò mò, hào hứng tham gia các hoạt <br />
động giáo viên cần phải hướng dẫn giúp các em có được cái nhìn tổng thể <br />
về những yêu cầu cho mỗi hoạt động theo chủ đề hoặc yêu cầu về hoạt <br />
động trải nghiệm cho mỗi bài học.<br />
Đối với chủ đề hoạt động trải nghiệm “Phụ nữ xưa và nay” được triển <br />
khai từ khi học xong tiết 41 và học sinh báo cáo kết quả sau khi học tiết 57. <br />
Yêu cầu học sinh phải có được những cảm về những vẻ đẹp của người phụ <br />
nữ Việt Nam qua từng thời kỳ: trong thời kỳ đất nước còn chế độ phong kiến <br />
và trong thời kỳ ngày nay. Qua các văn bản đã được học gồm: “Chuyện người <br />
con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ; “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; <br />
truyện “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu, học <br />
sinh cần thể hiện được những cảm nhận của bản thân về người phụ nữ Việt <br />
Nam trong xã hội cũ. Từ nhừng hiểu biết và liên hệ ở với vẻ đẹp của người <br />
phụ nữ trong thời đại ngày nay. Kết quả của hoạt động học sinh phải thể <br />
hiện bằng một “sản phẩm” cụ thể mang dấu ấn cá nhân, thể hiện quan điểm <br />
riêng của bản thân. Học sinh cần kết hợp những kiến thức hiểu biết đã được <br />
tìm hiểu ở chương trinh đã học ở các lớp 6;7;8. <br />
Với chủ đề hoạt động trải nghiệm về “Người lính”, chủ đề này được <br />
triển khai từ khi học xong tiết 58 và học sinh báo cáo kết quả sau khi học tiết <br />
72. Thông qua kiến thức của các bài học gồm: “Đồng chí” của Chính Hữu; <br />
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật”; “Ánh trăng” của <br />
Nguyễn Duy, học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm bằng những hình thức <br />
khác nhau như: tham quan những di tích lịch sử; gặp gỡ trực tiếp với các cựu <br />
chiến binh hay nghe kể chuyện về hay thể hiện tình cảm của mình với những <br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
8<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
người lính, người chiến sĩ cách mạng trong từng thời kì lịch sử thông qua <br />
những bài hát, những câu chuyện kể .vv.. <br />
Trong bộ môn Ngữ văn, khi tiếp cận với một tác phẩm văn học, học <br />
sinh có thể có những cách nhìn khác nhau, tuy nhiên giáo viên là người định <br />
hướng cho các em thể hiện quan điểm mang tính nhân văn. Học sinh là chủ <br />
thể của hoạt động TNST, các em cần thể hiện quan điểm, ý kiến của cá <br />
nhân, của nhóm đối với những vấn đề liên quan đến bài học. Kết quả hoạt <br />
động của học sinh phải được thể hiện thành “sản phẩm” mang dấu ấn của cá <br />
nhân.<br />
Cũng cần định hình cho học sinh thấy được hình thức tổ chứchoạt <br />
động trải nghiệm sáng tạo sẽ được tiến hành. Đối với trường Lê Văn Tám, <br />
do đặc điểm của địa phương và tình hình thực tế của nhà trường, giáo viên có <br />
thể chọn một số hình thức hoạt động trải nghiệm như: Hội thi; Tham quan <br />
thực địa; <br />
2. Biện pháp 2. <br />
Giúp giáo viên bộ môn nâng cao chất lượng trong việc xây dựng kế <br />
hoạch, thiết kế chương trình cho mỗi hoạt động trải nghiệm sáng tạo.<br />
Có thể nói vai trò của người giáo viên được xem là một tổng đạo diễn. <br />
Để chuẩn bị cho mỗi hoạt động cần phải tiến hành xây dựng kế hoạch chi <br />
tiết để hướng dẫn cho học sinh tham gia hoạt động theo một kịch bản nhất <br />
định. Các nội dung trải nghiệm cần phải phù hợp với chủ đề, đúng quan <br />
điểm đường lối giáo dục.<br />
Kế hoạch cho một chủ đề hoạt động trải nghiệm cần đảm bảo các yêu <br />
cầu sau:<br />
Đáp ứng đúng nhu câu tô ch<br />
̀ ̉ ức hoat đông trai nghiêm sang tao.<br />
̣ ̣ ̉ ̣ ́ ̣<br />
Đặt tên cho hoạt động<br />
Xác định mục tiêu của hoạt động TNST<br />
Xác định nội dung và phương phap, ph<br />
́ ương tiên, hình th<br />
̣ ức của hoạt <br />
động<br />
Lập kế hoạch<br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
9<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
Thiết kế chi tiết hoạt động trên ban giây.<br />
̉ ́<br />
Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động<br />
Kế hoạch tổng thể này cần xác định cụ thể về nội dung và hình thức tổ <br />
chức hoạt động (tham khảo phụ lục 1)<br />
Người giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch chi tiết có sự tham khảo ý <br />
kiến của nhóm giáo viên cùng bộ môn. Kế hoạch này phải được thông qua tổ <br />
chuyên môn góp ý và duyệt trước khi thực hiện.<br />
3. Biện pháp 3. <br />
Giúp học sinh trở thành chủ thể của hoạt động.<br />
Hoạt động TNST là hoạt động mà chính học sinh là chủ thể, vì vậy <br />
giáo viên tuyệt đói không được làm thay các em. Giáo viên chỉ là người hướng <br />
dẫn.<br />
Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần định hình cho học sinh thấy được <br />
nhiệm vụ sắp tới là có những hoạt động trải nghiệm nào. Các em nhận thức <br />
được nhiệm vụ trước mắt và phấn đấu để hướng tới. Hai chủ đề hoạt động <br />
trải nghiệm trong chương trình Ngữ văn 9 đều được thực hiện trong học kì I <br />
nên việc định hướng cho học sinh phải được tiến hành từ đầu năm, giúp các <br />
em có ý tưởng sáng tạo và ý thức tích lũy kiến thức cho mỗi hoạt động. Giáo <br />
viên nên hướng cho học sinh lựa chọn nội dung thực hiện trong cả học kì dựa <br />
vào điều kiện, khả năng của bản thân, của lớp, của nhà trường, của địa <br />
phương có thể tổ chức được. Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn sàng thực hiện cho <br />
học sinh. <br />
Để thực hiện nội dung này cần làm tốt các bước sau:<br />
Bước 1. Lập nhóm học sinh.<br />
Nội dung của một hoạt động có thể rất phong phú và nhiệm vụ của mỗi <br />
nhóm có thể cũng khác nhau, vì vậy khi lập nhóm học sinh giáo viên cần phải <br />
dựa vào một số tiêu chí như: nhóm theo sở trường; nhóm theo năng lực các <br />
nhân..vv và phải phát huy vai trò của ban cán sự lớp trong việc lập nhóm.<br />
Để có được một nhóm tối ưu giáo viên cần chú ý những nội dung sau:<br />
Mục đích: Hoạt động này hướng đến trải nghiệm học tập nào?<br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
10<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
Thời lượng: Hoạt động nhóm này diễn ra trong bao lâu?<br />
Đặc điểm học sinh: Những đặc điểm nào ảnh hưởng đến nhiệm vụ <br />
hoặc <br />
trải nghiệm học tập này?<br />
Thành phần tham gia: Nhóm gồm các học sinh có đặc điểm giống nhau <br />
hay không giống nhau?<br />
Hình thức tổ chức / Quy mô: Hình thức tổ chức nào phù hợp nhất với <br />
hoạt <br />
động học tập? Quy mô như nào thì đạt được mục đích?<br />
Cách thức tiến hành: Các nhóm sẽ được tiến hành như thế nào?<br />
Nhóm tối ưu là nhóm có khả năng kết hợp và hỗ trợ tốt cho nhau trong quá <br />
trình làm việc. Mỗi thành viên có ý thức trách nhiệm và hoàn thành tốt phần <br />
nhiệm vụ của mình giúp nhóm dễ đạt được mục tiêu của hoạt động. (Tham <br />
khảo phụ lục 2)<br />
Bước 2. Hướng dẫn nhóm học sinh xây dựng kế hoạch.<br />
Kế hoạch của nhóm là một phần cụ thể hóa kế hoạch tổng thể của giáo viên.<br />
Giáo viên tránh làm thay, làm hộ học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người <br />
tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả năng của bản <br />
thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết. <br />
Học sinh phải định hình những công việc cần làm làm là gì? Tổ chức ở <br />
đâu ? Những ai thực hiện ? Cần có sự giúp đỡ của ai ở trong hoặc ngoài nhà <br />
trường ? Cần những gì về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng… để thực hiện? <br />
Các em vừa là người thu thập và xử lý thông tin, phân tích tình hình và tổ chức <br />
lớp để bàn bạc đi đến thống nhất nội dung công việc cần làm. Ở bước này <br />
giáo viên cần phải tư vấn hướng dẫn chi tiết cho mỗi nhóm, giúp các em <br />
nhận thấy được mục tiêu và cần đạt được sau khi kết thúc hoạt động.<br />
Bước 3.Tổng duyệt chương trình<br />
Sau khi hướng dẫn và góp ý cho các nhóm, mõi nhóm học sinh sẽ chọn <br />
nội dung và phương pháp thực hiện hoạt động của nhóm mình, kế hoạch này <br />
được xem là “kế hoạch con” của chủ đề hoạt động trải nghiệm. Vì vậy kế <br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
11<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
hoạch của các nhóm được kết nối với nhau phải có sự thống nhất, có tính <br />
khái quát làm toát lên nội dung chủ đề của hoạt động.<br />
Giáo viên bộ môn là người tổng duyệt chương trình của các nhóm và <br />
để hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch cần có sự thống nhất ý kiến của tổ <br />
chuyên môn. <br />
Bước 4. Học sinh tiến hành báo cáo hoạt động trải nghiệm. <br />
Sau quá trình chuẩn bị, thu thập và xử lý thông tin, hoặc tập luyện cho những <br />
nội dung mang tính kết hợp các thành viên trong nhóm, học sinh sẽ tham gia <br />
trực tiếp vào hoạt động. Toàn bộ ý tưởng, ý kiến của các em sẽ được chính <br />
các em chủ động trình bày, báo cáo. <br />
Khi tham gia hoạt động TN ST đòi hỏi học sinh phải huy động kiến <br />
thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực <br />
tiễn. Có nhiệm vụ của cá nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự hợp sức của <br />
cả nhóm. Các em phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Do vậy <br />
điều quan trọng với mỗi giáo viên là phải hướng dẫn các em các kĩ năng như: <br />
kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi <br />
chép, thu thâp xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định. Đồng thời xây dựng niềm <br />
tin đối với học sinh. Giáo viên chỉ có thể tin tưởng các em thì mới có thể giao <br />
việc cho các em. Và ngược lại, học sinh chỉ có tin yêu giáo viên, tin yêu bạn <br />
của mình mới có thể tự tin chia sẻ với chính giáo viên và bạn bè trong lớp <br />
nhưng suy nghĩ của mình..<br />
Bước 5. Học sinh tự dánh giá.<br />
Đây là bước cuối cùng của hoạt động, học sinh tự đánh giá lại quá trình hoạt <br />
động. Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng <br />
đến tất cả các bước tổ chức thực hiện; kết quả công việc và ý nghĩa của nó; <br />
những bài học kinh nghiệm về mọi mặt. … Thông qua đây, giúp học sinh sẽ <br />
có khả năng tư duy sâu hơn; việc giao tiếp được mạnh dạn, tự tin; ý thức <br />
trách nhiệm của các em được bộc lộ.<br />
Dưới đây là phần thiết kế cho hoạt động TN ST chủ đề Người lính.<br />
Hoạt động TNST chủ đề: NGƯỜI LÍNH<br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
12<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
Hình thức hoạt động: Ngoại khóa: Hội thi và trình diễn <br />
1. Mục tiêu hoạt động <br />
Về kiến thức: Giúp học sinh:<br />
+ Nắm vững được bản chất, đặc điểm, vai trò của nội dung chủ đề <br />
học trải nghiệm.<br />
+ Giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp về hình ảnh người lính được khắc <br />
họa trong các tác phẩm mà các em đã được học, được đọc, được xem.<br />
Về kĩ năng:<br />
+ Học sinh thể hiện được kĩ năng diễn xuất, biểu diễn, thuyết trình, kĩ <br />
năng vẽ.<br />
+ Biết vận dụng lí thuyết đã học vào thực hành.<br />
+ Biết vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học để giải quyết các <br />
tình huống học tập và cuộc sống.<br />
Tư tưởng, thái độ:<br />
+ Giáo dục lòng biết ơn đối với những hi sinh của thế hệ cha anh.<br />
+ Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm xây dựng và <br />
bảo vệ tổ quốc.<br />
+ Có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân.<br />
Năng lực <br />
+ Năng lực hợp tác nhóm<br />
2. Chuẩn bị cho hoạt động<br />
Lực lượng tham gia: giáo viên, học sinh.<br />
Thời gian: 7 giờ 30 phút ngày 20/12/2018<br />
Không gian, địa điểm: tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm tại <br />
UBND xã Bình Hòa.<br />
Tài liệu được sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho <br />
các chủ thể hoạt động: sách trải nghiệm sáng tạo GV HS, các tư liệu trên <br />
các kênh thông tin.<br />
Chuẩn bị của GV: xây dựng kế hoạch tổng thể; hướng dẫn học sinh <br />
chuẩn bị các nội dung liên quan ch hoạt động trải nghiệm.<br />
<br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
13<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
HS về các phương tiện, tài liệu sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt <br />
động học tập trải nghiệm: giấy A3, máy chiếu, bút màu, một số tranh ảnh và <br />
các nguồn tư liệu tham khảo khác …. <br />
3. Nội dung và phương pháp và tiến trình thực hiện tiết chuyên đề trải <br />
nghiệm<br />
Nội dung: nhiệm vụ cho HS chuẩn bị cho chủ đề “ Người lính”<br />
Thời gian chuẩn bị: 4 tuần<br />
Phân công nhóm, tìm kiếm thông tin, chuẩn bị nội dung của từng nhóm <br />
cụ thể như sau:<br />
Nhóm 1: Vẽ tranh, thuyết minh về người lính qua hai cuộc kháng chiến <br />
chống Pháp và chống Mỹ.<br />
Nhóm 2: Thực hiện một số tiết mục văn nghệ hát múa ca ngợi người <br />
lính.<br />
Nhóm 3: Tiểu phẩm kịch: “Chiếc lược ngà” (chuyển thể từ tác phẩm <br />
cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng)<br />
Nhóm 4: Phim tư liệu tổng hợp: Người lính qua các thời kì và lồng <br />
thuyết minh.<br />
Nhóm 5. Sưu tầm hình ảnh: Người lính trong lòng nhân dân. <br />
Phương pháp: <br />
Học sinh xây dựng ý tưởng, lựa chọn nội dung phù hợp<br />
Học sinh thu thập và xử lí thông tin<br />
Tập luyện và hoàn thiện sản phẩm<br />
Học sinh báo cáo sản phẩm trải nghiệm <br />
Cách thức tiến hành:<br />
Học sinh tiến hành “báo cáo” các hoạt động đã chuẩn bị theo kịch bản một <br />
chương trình hội thi, trình diễn đan xen các tiết mục:<br />
Xem phim tư liệu. (Nhóm 4)<br />
Hát tốp ca “Lá xanh”. (Nhóm 2)<br />
Thuyết trình sản phẩm Kể chuyện theo tranh .(nhóm 1, nhóm 5)<br />
Đơn ca: “Nơi đảo xa” (nhóm 2) trình bày.<br />
Nhóm 3 thực hiện tiểu phẩm kịch “Chiếc lược ngà” <br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
14<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
Múa: “Linh thiêng Việt Nam” (nhóm 2)<br />
4. Đánh giá kết quả hoạt động <br />
Các nhóm nhận xét nhóm mình, đồng thời nhận xét góp ý cho kết quả <br />
của nhóm khác .<br />
Giáo viên đánh giá học sinh: Thông qua kết quả đánh giá của ban giám <br />
khảo và phần theo dõi các hoạt động, giáo viên bộ môn đưa ra những nhận <br />
xét khách quan về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi nhóm, trên cơ sở đó <br />
đánh giá quá trình tham gia của học sinh. Lưu kết quả cho phần đánh giá chất <br />
lượng học tập bộ môn.<br />
Như vậy toàn bộ quá trình hoạt động và đánh giá kết quả của nhóm <br />
được chính các em thực hiện. Việc đánh giá này không nặng về điểm số mà <br />
đánh giá về mức độ và khả năng tham gia, đống góp của mỗi thành viên. Có <br />
thể thấy rằng: Khi để cho các em chủ động trong các nhiệm vụ thì kết quả <br />
đạt được là khá cao, các em thể hiện được khả năng và sở trường của mình. <br />
Cũng từ đây mà học sinh nhận thấy vai trò, trách nhiệm của mình trong nhóm, <br />
trong lớp.<br />
IV. Tính mới của giải pháp.<br />
Trên cơ sơ những nội dung và phương pháp đã được áp dụng trong những <br />
năm học trước, những giải pháp nêu ra trên đây có sự đổi mới nhiều hơn ở <br />
chỗ:<br />
Phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động TNST được thực hiện <br />
theo chủ đề ngoại khóa, tập trung. Với hình thức một cuộc thi, học sinh được <br />
chia thành các đội dự thi nên các em rất hào hứng tham gia vì sản phẩm của <br />
mỗi đội thi sẽ được thể hiện trước học sinh và giáo viên toàn trường.<br />
<br />
<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.<br />
Với cách thức tiến hành như trên, họat động này đã từng bước đi sâu và ý <br />
thức của học sinh, các em học sinh nhận thức được rằng: Hoạt động TNST <br />
là một phần thưởng mà các em được hưởng trong quá trình học tập. Vì vậy <br />
các em luôn trông chờ để được trực tiếp tham gia vào các hoạt động.<br />
Cũng thông qua hoạt động này các em đã cảm nhận được sự nhẹ nhàng trong <br />
học tập. Tham gia một hoạt động mang tính ngoại khóa học sinh cảm thấy <br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
15<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
vui hơn, không bị gò bó. Trải nghiệm mang tính vừa học vừa chơi sẽ kích <br />
thích được học sinh trong quá trình học tập.<br />
<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận<br />
Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục thực <br />
tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt <br />
động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục được tổ <br />
chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ <br />
trợ cho hoạt động dạy học.<br />
Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh <br />
sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của <br />
bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động <br />
từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả. Bên cạnh đó, các em còn <br />
được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính mình. Do vậy <br />
mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt <br />
động trải nghiệm sáng tạo.<br />
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thường diễn ra trong không gian mở, <br />
có nhiều lực lượng giáo dục tham gia, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công <br />
sức, nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính vụ cho <br />
hoạt động của các em; khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực và <br />
sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động.<br />
Tổ chức HĐTNST trong nhà trường góp phần thực hiện dạy học theo <br />
định hướng phát triển năng lực, tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng <br />
sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết <br />
chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh.<br />
Thực hiện tốt việc dạy học hoạt động TNST cũng chính là thực hiện tốt <br />
Nghị quyết 29NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp <br />
phần thực hiện tốt mục tiêu: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm <br />
chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng <br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
16<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng <br />
giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng <br />
lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả <br />
năng sáng tạo, tự học…” của người học. Mỗi nhà trường cần căn cứ vào khả <br />
năng, điều kiện của học sinh, của trường, của cộng đồng địa phương để tổ <br />
chức hoạt động TNST sao cho học sinh được chủ động, phấn khởi, tích cực <br />
tham gia.<br />
II. Kiến nghị<br />
Đối với giáo viên: Sự tích cực và nhiệt tình, gần gũi, gắn bó, trách <br />
nhiệm với học sinh sẽ giúp định hướng cho học sinh có được những giờ học <br />
trải nghiệm bổ ích. <br />
Đối với nhà trường: Cần có trang bị tốt hơn về mặt cơ sở vật chất <br />
nhằm đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động TNST được thiết thực và đi <br />
vào cuộc sống của học sinh.<br />
Đối với Cụm tổ bộ môn và Phòng giáo dục: Thường xuyên tổ chức các <br />
chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học trong đó chú trọng đến dạy học <br />
trải nghiệm sáng tạo giúp cho giáo viên có môi trường học tập trao đổi kinh <br />
nghiệm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học.<br />
<br />
<br />
Bình Hòa, ngày 25 tháng 4 năm 2019<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cao Đình Cường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP TRƯỜNG<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
17<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
…………………………………………………………………………………………...<br />
…………………………………………………………………………………………...<br />
…………………………………………………………………………………………...<br />
…………………………………………………………………………………………...<br />
…………………………………………………………………………………………...<br />
………………………………………………………………………………………….<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP HUYỆN<br />
…………………………………………………………………………………………...<br />
…………………………………………………………………………………………...<br />
…………………………………………………………………………………………...<br />
…………………………………………………………………………………………...<br />
…………………………………………………………………………………………...<br />
…………………………………………………………………………………………...<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
18<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO.<br />
<br />
<br />
1. Hoàng Phê (2008), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.<br />
2. Bộ GDĐT (2018), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.<br />
3. Huỳnh Xuân Nhựt – Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang (2016), Giáo dục kĩ <br />
năng <br />
sống cho học sinh phổ thông bằng phương pháp trải nghiệm sáng tạo.Tạp chí <br />
Dạy và học ngày nay (số 52016.<br />
4. Kế hoạch số 27/ KHPGD ĐT(2018) về triển khai nhiệm vụ năm học <br />
20182019<br />
5. Các trang Web:<br />
http: //www.google.com.vn/search<br />
http: //www.youtube.com/watch<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
19<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
PHỤ LỤC 1. Mẫu thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo:<br />
TUẦN LỄ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO:<br />
CHỦ ĐỀ: …<br />
Họ và tên giáo viên: …………………….<br />
Lớp thực hiện: ……………<br />
I. MỤC TIÊU<br />
1. Kiến thức<br />
2. Kỹ năng<br />
3. Thái độ, tình cảm<br />
4. Định hướng phát triển năng lực<br />
5. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn (nếu có)<br />
Để giải quyết các vấn đề đạt ra, học sinh cần vận dụng các kiến thức <br />
liên môn:<br />
Môn Bài liên quan đến chủ đề<br />
<br />
II. THỜI GIAN THỰC HIỆN<br />
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH<br />
1. Giáo viên<br />
2. Học sinh<br />
IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN<br />
Dạy học theo hình thức….<br />
Quan sát, đàm thoại…<br />
V. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN<br />
Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Cao Đình Cường.<br />
20<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TNST trong dạy học môn ngữ <br />
văn<br />
<br />
Tiết 1 Hoạt động 1 (.. phút)<br />
<br />
Hoạt động 2 (.. phút)<br />
<br />
<br />
Hoạt động 1 (.. phút)<br />
Tiết 2 <br />
Hoạt động 2 (.. phút)<br />
<br />
<br />
Hoạt động 1 (.. phút)<br />
Tiết 3 <br />
Hoạt động 2 (.. phút)<br />
<br />
<br />
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA HỌC SINH<br />
VII. RÚT KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC 2. Kỹ thuật lập nhóm hoạt động TN –ST theo chủ đề<br />
<br />
<br />
∙ Luyện tập / vận dụng kĩ <br />
Mục đích năng<br />
Hoạt động này hướng đến trải nghiệm ∙ Tìm hiểu nội dung mới<br />
học tập nào? ∙ Kiểm tra một văn bản, một <br />
tài liệu,…<br />
∙ Làm dự án<br />
∙ Ít hơn thời lượng một tiết <br />
Thời lượng học<br />
Hoạt động nhóm này diễn ra trong bao ∙ Một tiết học<br />
lâu? ∙ Ít hơn một tuần<br />
∙ Nhiều hơn một tuần<br />
∙ Sự sẵn