SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN <br />
<br />
<br />
<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VÀ GIẢI NHANH <br />
BÀI TẬP PHẦN HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ CHỨA NITO <br />
TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA<br />
<br />
<br />
Tác giả: Khương Thị Tám<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân khoa học<br />
Chức vụ: Tổ trưởng tổ chuyên môn<br />
Nơi công tác: Trường THPT Lương Thế Vinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Nam Định, ngày 28 tháng 5 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Tên sáng kiến: <br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VÀ GIẢI NHANH BÀI TẬP PHẦN HỢP CHẤT <br />
HỮU CƠ CÓ CHỨA NITO TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA<br />
<br />
<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: <br />
Học sinh THPT ôn luyện thi THPT Quốc gia và thi chọn Học sinh giỏi.<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2014 2015 và 20152016<br />
<br />
4. Tác giả: <br />
Họ và tên: Khương Thị Tám<br />
Năm sinh: 09/12/1974<br />
Nơi thường trú: Thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân khoa học<br />
Chức vụ công tác: Tổ trưởng tổ chuyên môn<br />
Nơi làm việc: Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh, Vụ Bản , Nam Định.<br />
Điện thoại: 0904689291<br />
Tỉ lệ đóng góp sáng kiến: 100%<br />
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:<br />
Tên đơn vị: Trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh.<br />
Địa chỉ: Đường Lương Thế Vinh, Thị trấn Gôi, Vụ Bản, Nam Định.<br />
Điện thoại: 0350820576<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN I: ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
Trong chương trình Hóa học phổ thông và sách giáo khoa hiện hành phần hợp <br />
chất hữu cơ có chứa Nito xếp thành một chương trong sách giáo khoa Hóa học lớp <br />
12, với thời lượng 6 tiết (trong đó có 5 tiết lí thuyết và 1 tiết luyện tập). Đây là phần <br />
kiến thức được được xây dưng dựa trên cơ sở tính chất của amoniac và axit <br />
cacboxylic (trong chương trình Hóa học lớp 11). Với thời lượng ít, nội dung kiến <br />
thức nhiều và đặc biệt là những năm gần đây số lượng câu hỏi trong đề thi Khảo sát <br />
chất lượng của Sở, đề thi chọn Học sinh giỏi, Đề thi Trung học phổ thông Quốc gia <br />
được đề cập nhiều hơn, dạng câu hỏi phong phú hơn và đặc biệt là mức độ câu hỏi <br />
vận dụng cao ngày càng tăng. Vì thế việc học và ôn luyện của học sinh về phần <br />
kiến thức này rất khó khăn. Để giúp các em ôn tập và giải nhanh các bài tập phần <br />
hợp chất hữu cơ có chứa Nito, tôi đã mạnh dạn đưa ra một nội dung ôn luyện và một <br />
số phương pháp giải nhanh bài tập phần hợp chất hữu cơ có chứa Nito nhưng vẫn <br />
đảm bảo đúng, đủ kiến thức để các em ôn tập tốt nhất, làm bài tập một cách nhanh <br />
nhất, hiệu quả nhất phù hợp với phương pháp đổi mới kiểm tra đánh giá, đặc biệt là <br />
đạt kết quả cao trong kì thi Trung học phổ thông Quốc gia.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
<br />
PHẦN II: MÔ TẢ GIẢI PHÁP <br />
<br />
<br />
A. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:<br />
Khi dạy học nội dung chương: Amin, Amino axit và Protein, giáo viên thường <br />
tổ chức các hoạt động dạy và học sau:<br />
I. Amin:<br />
I.1. Khái niệm và phân loại amin: <br />
+ Khái niệm về amin: học sinh nêu được khái niệm về amin dựa trên thành <br />
phần của phân tử amin (so sánh với phân tử NH3).<br />
+ Đồng phân của amin: yêu cầu học sinh viết công thức cấu tạo.<br />
+ Phân loại amin: dựa vào bản chất của gốc hidrocacbon, và bậc của amin.<br />
I.2. Tính chất vật lí của amin: <br />
Học sinh nêu được tính chất vật lí của amin dựa vào SGK. <br />
I.3. Cấu tạo và tính chất hóa học của amin:<br />
I.3.1. Cấu tạo amin: GV giải thích cấu tạo phân tử amin tương tự amoniac. <br />
<br />
I.3.2. Tính chất hóa học: GV: từ cấu tạo phân tử amin amin có tính chất hóa học <br />
tương tự NH3<br />
+ Tính bazo của amin: với quì tím; tác dụng với dd axit (học sinh viết phương <br />
trình phản ứng).<br />
4<br />
+ Phản ứng thế vào vòng benzen của anilin (học sinh viết phương trình phản <br />
ứng như phenol).<br />
II. Amino axit:<br />
II.1. Khái niệm:<br />
GV lấy ví dụ một số amino axit<br />
Học sinh dựa trên CTT của amino axit nêu khái niệm về amino axit.<br />
GV giới thiệu cách gọi tên, yêu cầu học sinh ghi nhớ CTCT và tên gọi của <br />
một số amino axit thường gặp (theo 3 cách)<br />
GV đưa ra công thức tổng quát của amino axit.<br />
II.2. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học: <br />
II.2.1. Cấu tạo phân tử: GV phân tích công thức cấu tạo của amino axit<br />
<br />
Là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực, hay muối nội phân tử.<br />
II.2.2. Tính chất hóa học: <br />
<br />
Có tính lưỡng tính (do nhóm COOH nên có tính axit và có nhóm NH2 nên <br />
có tính bazo). <br />
Học sinh viết một số phản ứng minh họa.<br />
Phản ứng trùng ngưng (xảy ra đồng thời ở cả nhóm COOH và nhóm <br />
NH2).<br />
GV: Phân tích cơ chế, và viết phương trình phản ứng một số chất điển hình.<br />
III. Peptit và protein: <br />
III.1. Peptit: <br />
III.1.1. Khái niệm:<br />
GV: lấy ví dụ phản ứng trùng ngưng của 2 phân tử α amino axit; và 1 phân <br />
tử α amino axit và 1 phân tử β amino axit<br />
Học sinh : Nhân về liên kết CO NH<br />
GV: nêu khái niệm về liên kết peptit, hợp chất peptit, phân loại, cách gọi tên <br />
một số peptit đơn giản.<br />
III.1.2.Tính chất hóa học: <br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
GV phân tích đặc điểm của liên kết peptit, nêu tính chất hóa học: Phản ứng <br />
thủy phân trong môi trường axit và môi trường bazo; phản ứng màu Biure<br />
III.2. Protein: <br />
III.2.1.Khái niệm về protein, phân loại: GV cho học sinh tự nghiên cứu trong sách giáo <br />
khoa và vận dụng kết thức liên môn để nêu khái niệm và phân loại về protein.<br />
III.2.2.Tính chất của protein: tính chất vật lí (tính tan và sự đông tụ), tính chất hóa học <br />
(phản ứng thủy phân, phản ứng màu biure).<br />
<br />
<br />
Các cách giải bài tập phần hợp chất hữu cơ của học sinh khi chưa có sáng kiến<br />
Vì thế khi làm bài tập phần này, học sinh thường chỉ làm được các dạng bài <br />
tập đơn giản nhưng trình bày mất rất dài dòng mất rất nhiều thời gian, thậm trí có <br />
những bài học sinh làm không ra kết quả, có những bài học sinh phải bỏ qua. Ví dụ <br />
như: <br />
1. Xác định số CTCT và phân loại đồng phân amin: <br />
Bài 1: : Hãy cho biết số đồng phân amin của hợp chất có CTPT C4H11N.<br />
A. 7. B. 8. C. 4. D. 5.<br />
Học sinh sẽ viết CTCT<br />
CH3CH2CH2CH2NH2; CH3CH(NH2)CH2CH3<br />
CH3CH(CH3)CH2NH2; CH3C(CH3)(NH2)CH3;<br />
CH3CH2CH2NHCH3; CH3CH2NHCH2CH3.<br />
CH3CH(CH3)NHCH3; CH3N(CH3)CH2CH3.<br />
Đáp án: B. (Thời gian khoảng 2 phút)<br />
Bài 2: Hãy cho biết số đồng phân amin bậc III ứng với CTPT: C5H13N?<br />
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.<br />
(Đề thi Đại học khối A năm 2014)<br />
Học sinh viết CTCT: <br />
CH3N(C2H5)CH2CH3; CH3N(CH3)CH2 CH2CH3<br />
CH3N(CH3)CH(CH3)2<br />
Đáp án: B. (Thời gian khoảng 1,5 phút).<br />
<br />
6<br />
Bài 3: Cho biết số đồng phân amin thơm ứng với CTPT C7H9N.<br />
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.<br />
Học sinh viết CTCT:<br />
CH3<br />
<br />
CH3<br />
CH3<br />
<br />
NH2<br />
NHCH3<br />
<br />
<br />
NH2 NH2<br />
<br />
Đáp án:C. (Thời gian khoảng 2 phút).<br />
2. Bài toán về amin tác dụng với dd axit.<br />
Bài 1: Cho 10 gam một amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với dd HCl dư thu <br />
được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là:<br />
A. 4. B. 5. C. 7. D. 8.<br />
(Đề thi Đại học khối A 2009).<br />
Phương trình phản ứng: (giả sử đó là amin bậc I)<br />
RNH2 + HCl RNH3Cl<br />
Mol x x x<br />
Khối lượng (g) 10 36,5x 15.<br />
10<br />
10 + 36,5x = 15 x = .<br />
73<br />
<br />
Mamin = 73 = MR + 16 MR = 57 R là C4H9 CTPT: C4H11N<br />
CH3CH2CH2CH2NH2; CH3CH(NH2)CH2CH3<br />
CH3CH(CH3)CH2NH2; CH3C(CH3)(NH2)CH3;<br />
CH3CH2CH2NHCH3; CH3CH2NHCH2CH3.<br />
CH3CH(CH3)NHCH3; CH3N(CH3)CH2CH3.<br />
Đáp án : D. (Thời gian khoảng 4 phút).<br />
3. Bài tập về amino axit tác dụng với dd axit và dd kiềm.<br />
3. 1. Một amino axit tác dụng với dd chứa 1 axit hoặc dd chứa 1 bazo:<br />
<br />
7<br />
Bài 1: Amino axit X trong phân tử có chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 26,7 <br />
gam X phản ứng với lượng dư dd HCl thu được dd có chứa 37,65 gam muối. CT của <br />
X là<br />
A. NH2CH2COOH. B. NH2[CH2]4COOH.<br />
C. NH2[CH2]2COOH. D. NH2[CH2]3COOH.<br />
(Đề thi THPTQG năm 2015)<br />
Phương trình phản ứng:<br />
R(COOH)(NH2) + HCl R(COOH)(NH3Cl)<br />
Mol x x x<br />
Khối lượng (g): 26,7 36,5x 37,65.<br />
26,7 + 36,5x = 37,65.<br />
x = 0,3.<br />
MX = 89 = MR + 45 + 16 MR = 28 R là: C2H4.<br />
Đáp án : C. (Thời gian khoảng 2,5 phút).<br />
Bài 2: Cho 100 ml dd amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dd <br />
NaOH 0,5M thu được dd chứa 5 gam muối. Công thức của X là<br />
A. NH2C3H5(COOH)2. B. (NH2)C4H7COOH.<br />
C. NH2C3H6COOH. D. NH2C2H4COOH.<br />
(Đề thi Đại học khối A năm 2013)<br />
Phương trình phản ứng : <br />
R(COOH)a(NH2)b + a NaOH R (COONa)a(NH2)b + a H2O<br />
Mol 0,04 0,04 0,04<br />
Khối lượng (g) : mX 0,04. 40 5 0,04. 18<br />
mX + 0,04. 40 = 5 +0,04. 18<br />
mX = 4,12 (gam).<br />
4,12<br />
MX = = 103 = MR + 45a + 16b<br />
0, 04<br />
<br />
và nNaOH = 0,04.a = 0,04 a = 1 MR + 16b = 58<br />
b= 1, MR = 42R là C3H6 <br />
<br />
8<br />
Đáp án : C. (Thời gian khoảng 4 phút).<br />
Bài 3: Cho 0,02 mol aminoaxit X tác dụng vừa đủ với dd có chứa 0,04 mol <br />
NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dd có chứa 0,02 mol HCl thu đươc <br />
3,67 gam muối . CT của X là<br />
A. HOOCCH2CH(NH2)COOH. B. CH3CH(NH2)COOH.<br />
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. D. NH2CH2CH(NH2)COOH.<br />
(Đề thi Đại học khối A năm 2014)<br />
Phương trình phản ứng:<br />
R(COOH)a(NH2)b + a NaOH R (COONa)a(NH2)b + a H2O<br />
Mol: 0,02 0,02a<br />
0,02a = 0,04 a= 2.<br />
Khi tác dụng với dd HCl:<br />
R(COOH)2(NH2)b + b HCl R(COOH)2(NH3Cl)b<br />
Mol 0,02 0,02b 0,02<br />
0,02b= 0,02 b= 1.<br />
mX = mmuối mHCl = 3,67 – 0,02. 36,5= 2,94.<br />
MX = 2,94 : 0,02 = 147 = MR + 45 . 2 + 16 MR = 41 R là: C3H5.<br />
Đáp án : C. (Thời gian khoảng 4 phút).<br />
Bài 4: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn <br />
toàn với dd NaOH lấy dư thu được dd Y có chứa (m+ 30,8) gam muối. Mặt khác cho <br />
m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với dd HCl dư thu được dd Z có chứa (m <br />
+36,5) gam muối. Giá trị của m là<br />
A. 112,2. B. 165,6. C. 123,8. D. 171.<br />
(Đề Đại học khối B năm 2013):<br />
Lập hệ theo số mol của mỗi chất dựa vào phương trình phản ứng:<br />
<br />
<br />
CH3CH(NH2)COOH : x mol<br />
Hh X gôm<br />
C3H5(COOH)2(NH2) : y mol<br />
<br />
<br />
9<br />
m = 89 x +147 y (I)<br />
Khi phản ứng với dd NaOH có phản ứng: Đặt<br />
CH3 CH (NH2)COOH + NaOH CH3 CH(NH2)COONa + H2O<br />
Mol x x <br />
C3H5(NH2)(COOH)2+ 2NaOH C3H5(NH2)(COONa)2+ 2H2O<br />
Mol y y <br />
111x + 191 y = m + 30,8 (II)<br />
Khi phản ứng với dd HCl có phản ứng:<br />
CH3 CH(NH2)COOH + HCl CH3 CH(NH3Cl)COOH <br />
Mol x x <br />
<br />
<br />
C3H5(NH2)(COOH)2+ HCl C3H5(NH3Cl)(COOH)2<br />
Mol y y <br />
125,5 x + 183,5 y = m + 36,5. (III).<br />
Giải hệ : (I,II,III) tìm m = 112,2 <br />
Đáp án: A. (Thời gian khoảng 6 phút).<br />
3.2. Amino axit tác dụng với dd axit, dd thu được tác dụng với dd kiềm; hoặc <br />
amino axit tác dụng với dd kiềm, dd thu được tác dụng với dd axit.<br />
Bài 1: Cho 0,15 mol NH2C3H5 (COOH)2 vào 175 ml dd HCl 2M thu được dd X. Cho <br />
dd NaOH dư vào X sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol NaOH tham gia <br />
phản ứng là<br />
A. 0,7. B. 0,5. C. 0,65. D. 0,55.<br />
(Đề Đại học khối A năm 2010)<br />
Phương trình phản ứng: <br />
NH2C3H5 (COOH)2 + HCl C3H5 (COOH)2(NH3Cl)<br />
Mol : 0,15 0,15 0,15 <br />
<br />
HCl du: 0,2 mol<br />
Dd X gôm:<br />
C3H5(COOH)2(NH3Cl) : 0,15 mol<br />
<br />
<br />
10<br />
Cho dd X tác dụng với dd NaOH có phương trình phản ứng:<br />
C3H5 (COOH)2(NH3Cl) + 3 NaOH C3H5 (COONa)2(NH2) + NaCl + H2O<br />
Mol: 0,15 0,45 <br />
HCl + NaOH NaCl + H2O<br />
Mol: 0,2 0,2.<br />
nNaOH = 0,65. <br />
Đáp án: C. ( Thời gian khoảng 4 phút).<br />
Bài 2: Cho 0,15 mol NH2C3H5 (COOH)2 vào 400 ml dd NaOH 2M thu được dd Y. Cho <br />
dd HCl dư vào Y sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl tham gia phản <br />
ứng là<br />
A. 0,7. B. 0,95. C. 0,65. D. 0,55.<br />
Phương trình phản ứng: <br />
NH2C3H5 (COOH)2 + 2 NaOH C3H5 (COONa)2(NH2)<br />
Mol : 0,15 0,3 0,15 <br />
<br />
NaOH du: 0,5 mol<br />
Dd Y gôm<br />
C3H5(COONa)2(NH2) : 0,15 mol<br />
<br />
Cho dd Y tác dụng với dd HCl có phương trình phản ứng:<br />
C3H5 (COONa)2(NH2) + 3 HCl C3H5 (COOH)2(NH3Cl) + 2NaCl <br />
Mol: 0,15 0,45 <br />
NaOH + HCl NaCl + H2O<br />
Mol: 0,5 0,5.<br />
nHCl = 0,95. <br />
Đáp án: B. ( Thời gian khoảng 4 phút).<br />
Bài 3: Amino axit X có công thức NH2 CxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dd <br />
H2SO4 0,5M thu được dd Y. Cho Y pu vừa đủ với dd gồm NaOH 1M và KOH 3M thu <br />
được dd chứa 36,7 gam muối. % về khối lượng của N trong X là<br />
A. 11,966%. B. 10,526%. C. 9,524%. D. 10,687%.<br />
(Đề Đại học khối B năm 2013)<br />
<br />
11<br />
Phương trình phản ứng: <br />
2NH2CxHy (COOH)2 + H2SO4 [CxHy (COOH)2(NH3)]2SO4<br />
Mol : 0,1 0,05 0,05 <br />
<br />
H2SO4 du: 0,05 mol<br />
Dd X gôm<br />
[CxHy(COOH)2(NH3)]2SO : 0,05 mol<br />
4<br />
<br />
<br />
KOH: 3a mol<br />
Cho dd Xtd dd<br />
NaOH: a mol<br />
<br />
CT chung: MOH : 4a mol<br />
có phương trình phản ứng:<br />
[CxHy (COOH)2(NH3)]2SO4 + 6MOH 2 CxHy (COOM)2(NH2) + M2SO4 + 6H2O<br />
Mol: 0,05 0,3 0,3<br />
H2SO4 + 2 MOH M2SO4 + 2H2O<br />
Mol: 0,05 0,1 0,1<br />
nMOH = 0,4 = 4a a = 0,1.<br />
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:<br />
mA + mH2SO4 dư + mNaOH + mKOH = mhh muối thu được + mH2O sinh ra<br />
Hay mX + mH2SO4 + mNaOH + mKOH = mhh muối thu được + mH2O sinh ra<br />
mX = 36,7 + 0,4 . 18 – 0,1.40 – 3.0,1.56 0,1.98= 13,3.<br />
0,1.14<br />
nN (trong X) = 0,1 mol % N (trong X)= = 10,526%<br />
13,3<br />
<br />
Đáp án: B. ( Thời gian khoảng 7 phút).<br />
4. Bài tập về phản ứng thủy phân peptit.<br />
4.1. Thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường axit:<br />
VD : Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X ( được tạo từ hai <br />
aminoaxit có công thức dạng: NH2CxHyCOOH ) bằng dd NaOH dư thu được 6,38 gam <br />
muối . Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dd HCl dư thu được m gam <br />
muối. Giá trị của m là<br />
A. 6,53. B. 7,25. C. 8,25. D. 5,06.<br />
<br />
<br />
12<br />
(Đề Đại học khối A năm 2014)<br />
Học sinh tìm CT của amino axit, xác định khối lượng muối.<br />
Học sinh lập sơ đồ: <br />
<br />
Đặt CT của tripepti là: NH2C x H y CONHC x H y CONHC x H y COOH : a mol<br />
<br />
MX = (147+ 3MC x H y ) . a= 4,34. (I).<br />
Khi tác dụng với dd NaOH có: <br />
<br />
NH2C x H y CONHC x H y CONHC x H y COOH 3 NH2C x H y COONa.<br />
NaOH<br />
<br />
<br />
<br />
Mol a 3a <br />
<br />
(83 + MC x H y ). 3a = 6,38 (II).<br />
70<br />
Từ (I) và (II): tìm được: a = 0,02; MC x H y = <br />
3<br />
Khi tác dụng với dd HCl có: <br />
<br />
NH2C x H y CO NHC x H y CO NHC x H y COOH 3 C x H y (COOH)(NH3Cl)<br />
HCl<br />
<br />
<br />
<br />
Mol a 3a <br />
70<br />
Khối lượng muối thu được m = 3. 0,02 .( + 97,5) = 7,25<br />
3<br />
Đáp án: B. (Thời gian khoảng 7 phút).<br />
4.1. Thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường kiềm:<br />
VD: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit <br />
mạch hở Y với 600 ml dd NaOH 1M vừa đủ. Sau khi kết thúc các phản ứng cô cạn <br />
dd thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có 1 nhóm –COOH và 1 <br />
nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là<br />
A. 54,3. B. 66,0. C. 51,72. D. 44,48.<br />
(Đề Đại học khối B năm 2012)<br />
Học sinh đặt công thức chung của các amino axit, viết phương trình phản ứng, <br />
lập hệ tìm được m.<br />
<br />
Đặt công thức chung của các amino axit có dạng: NH2C x H y COOH.<br />
Có sơ đồ phản ứng: <br />
<br />
<br />
13<br />
NH2C x H y CONHC x H y CONHC x H y CONHCxHyCOOH 4NH2C x H y COONa.<br />
NaOH<br />
<br />
<br />
<br />
Mol: a 4 a.<br />
<br />
NH2C x H y CO NHC x H y CO NHC x H y COOH 3 NH2C x H y COONa.<br />
NaOH<br />
<br />
<br />
<br />
Mol: 2a 6a<br />
nNa+ = 10a = 0,6 a = 0,06.<br />
<br />
m muối = (83 + MC x H y ). 10a = 72,48.<br />
<br />
MC x H y ) = 37,8.<br />
<br />
m = (190 + 4 MC x H y ). a + ( 147 + 3 MC x H y ) .2a = 51,72.<br />
Đáp án: C. ( Mất khoảng 6 phút).<br />
Còn lại hầu hết các bài tập dạng: đốt cháy peptit, đốt cháy amino axit, <br />
xác định số liên kết peptit trong phân tử, hợp chất hữu cơ có chứa N tác dụng <br />
với dd NaOH thu được khí làm xanh quì tím ẩm, … (đây là dạng câu hỏi vận <br />
dụng cấp độ cao giúp các em đạt từ điểm 8,0 trở lên trong các đề thi đại học <br />
trước đây và đề thi THPT Quốc gia năm 2015) là học sinh không làm được.<br />
Trước thực tế đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp giúp học sinh <br />
học ôn tập lí thuyết về phần hợp chất hữu cơ có chứa Nito một cách hiệu quả <br />
hơn, làm bài tập nhanh hơn, chính xác hơn phù hợp với thời gian, kiến thức <br />
trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia và đề thi chọn Học sinh giỏi. <br />
<br />
<br />
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN <br />
Khi dạy học sinh chương này tôi thường hướng dẫn học sinh cách <br />
nghiên cứu bài học như sau:<br />
I. Amin: <br />
I.1. Khái niệm, phân loại và danh pháp:<br />
I.1.1. Khái niệm và phân loại:<br />
* Khái niệm:<br />
Yêu cầu học sinh viết CTCT của phân tử amoniac.<br />
<br />
14<br />
GV: Hướng dẫn học sinh thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc <br />
hidrocabon (no, không no, hoặc thơm): đó là amin.<br />
Học sinh tự rút ra kết luận về amin.<br />
* Phân loại: <br />
GV: Thông báo cách phân loại amin:<br />
Theo gốc hidrocacbon: <br />
+ Amin no: Nguyên tử N liên kết trực tiếp với nguyên tử Cacbon no.<br />
+ Amin thơm: Nguyên tử N liên kết trực tiếp với nguyên tử Cacbon trong <br />
vòng benzen.<br />
Theo bậc amin:<br />
+ Amin bậc I: thay thế 1 nguyên tử H trong NH3 bằng 1 gốc hidrocacbon, có <br />
dạng: RNH2.<br />
+ Amin bậc II: thay thế 2 nguyên tử H trong NH3 bằng 2 gốc hidrocacbon, có <br />
dạng : RNHR’.<br />
+ Amin bậc III: Amin bậc I: thay thế 3 nguyên tử H trong NH 3 bằng 3 gốc <br />
hidrocacbon, có dạng: RN(R’’) R’.<br />
(Có thể phân tử amin có nhiều nhóm chức amin).<br />
CT chung của amin: CnH2n + 2 2a+ kNk (n 1, a 0, k 1 , nguyên)<br />
Amin no, hở: CnH2n + 3N (n 1, nguyên)<br />
* Đồng phân amin:<br />
Theo bậc amin: amin bậc I, amin bậc II và amin bậc III.<br />
Theo gốc hidrocacbon (mạch không nhánh, mạch có nhánh, ....)<br />
( Lưu ý: số CTCT của 1 số gốc hidrocacbon: CH 3 có 1 CTCT; C2H5 có 1 <br />
CTCT; C3H7 có 2 CTCT; C4H9 có 4 CTCT, C5H11 có 8 CTCT). <br />
I.1.2. Danh pháp: <br />
GV: Lấy ví dụ 1 amin, phân tích, học sinh tự rút ra cách gọi tên.<br />
Học sinh nhớ phân tử khối của 1 số amin đơn giản.<br />
I.2. Tính chất vật lí:<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Cho học sinh nghiên cứu SGK, và các chất có trong thực tế ( trong cây thuốc lá, cây <br />
cacao, …) rút ra tính chất vật lí và tác hại của một số amin đối với sức khỏe con <br />
người. GV: Yêu cầu học sinh rút ra kết luận:<br />
Có 4 amin là chất khí điều kiện thường, độc, có mùi khai, tan nhiều trong <br />
nước (giống NH3).<br />
Tính chất vật lí riêng của anilin.<br />
I.3. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học:<br />
I.3.1. Cấu tạo phân tử: <br />
<br />
Học sinh so sánh điểm giống nhau về CT electron của NH 3 và các amin tính chất <br />
hóa học giống nhau: có tính chất của bazo yếu.<br />
GV: Tính chất của amin là tính bazo và tính chất của gốc hidrocacbon.<br />
I.3.2. Tính chất hóa học: <br />
I.3.2.1. Tính bazo: <br />
* Với chất chỉ thị màu:<br />
+ GV: thông báo tính bazo của các amin, so với cả dd kiềm.<br />
Tính bazo tăng dần: Amin thơm bậc III