SKKN: Hướng dẫn ôn tập kiến thức Sinh thái học – cá thể và quần thể sinh vật
lượt xem 3
download
Định hướng, giải pháp của đề tài là Giáo viên hướng dẫn học sinh học kiến thức cơ bản sách giáo khoa. Kiểm tra thường xuyên mỗi bài để liên tục nhắc nhở, yêu cầu học sinh phải học bài. Kết thúc mỗi chương, giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đều phải làm bảng tóm tắt cả chương đó vào giấy A4.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Hướng dẫn ôn tập kiến thức Sinh thái học – cá thể và quần thể sinh vật
- MỤC LỤC MỤC TÊN MỤC TRANG I. LỜI GIỚI THIỆU 1 II. TÊN SÁNG KIẾN 1 III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 1 IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN 1 V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1 VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC DÙNG THỬ 1 VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP 2 1. Thực trạng 2 2. Định hướng, giải pháp 2 CHƯƠNG II: NỘI DUNG 2 1.TÓM TẮT LÍ THUYẾT 2 2. CÂU HỎI ÔN TẬP 5 2.1. Môi trường và nhân tố sinh thái 5 2.2. Quần thể sinh vật 10 3. HƯỚNG DẪN GIẢI 25 3.1. Môi trường và nhân tố sinh thái 25 3.2. Quần thể sinh vật 29 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KẾT QUẢ CỤ THỂ VỀ GIÁ TRỊ, LỢI ÍCH CỦA VIỆC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “MỘT SỐ KỸ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 35 VỀ HÀM SỐ BẬC HAI” 1. Về phương diện lý luận 38 2. Về phương diện thực tiễn 39 3. Một vài số liệu cụ thể về giá trị lợi ích khi áp dụng sáng kiến 40 KẾT LUẬN 42 VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT 42 IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 42 X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO SÁNG KIẾN 42 DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP XI. 43 DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông
- NTST Nhân tố sinh thái TV Thực vật ĐV Động vật VSV Vi sinh vật QTSV Quần thể sinh vật
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. LỜI GIỚI THIỆU Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và toàn thế giới. Vai trò của sinh học ngày càng quan trọng và tăng lên không ngừng thể hiện ở sự tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ, sản xuất và đời sống xã hội.Trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, Bộ GD&ĐT tổ chức thi môn Sinh học theo hình thức trắc nghiệm. Về kiến thức hàn lâm thì không thay đổi nhưng cách giải quyết vấn đề hoàn toàn thay đổi. Trong một bài thi học sinh phải giải quyết một lượng nhiều câu hỏi trải rộng trên nhiều vấn đề chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện nhiều cách hỏi mới lạ đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản trọng tâm và phải có kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm. Đặc biệt với các em học sinh lớp 12 cuối cấp và làm quen với cách học, cách nghiên cứu của các cấp học cao hơn đòi hỏi các em cần có cách học, cách tiếp cận, xu hướng tư duy nghiên cứu và sáng tạo. Sinh thái học là một phần rất quan trọng trong chương trình sinh học 12, trong đề thi trung học phổ thông quốc gia có 7 hoặc 8 câu hỏi thuộc phần này. Để học sinh hiểu sâu, lấy trọn điểm phần này tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là “Hướng dẫn ôn tập kiến thức Sinh thái học – cá thể và quần thể sinh vật”. II. TÊN SÁNG KIẾN “Hướng dẫn ôn tập kiến thức Sinh thái học – cá thể và quần thể sinh vật”. III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Họ và tên: Phạm Thị Mến. Địa chỉ: Trường THPT Yên Lạc. Số điện thoại: 0368805579. Email: phammen021@gmail.com. IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư của sáng kiến kinh nghiệm. 3
- V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến được áp dụng đối với dạy học phần Sinh thái học lớp 12 THPT. VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC DÙNG THỬ Ngày 10 tháng 01 năm 2019. VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Thực trạng: +) Kiến thức Sinh thái học dễ để tiếp cận, tuy nhiên hầu hết là kiến thức lí thuyết, học sinh thường có tâm lí ngại học lí thuyết. +) Trong đề thi trung học phổ thông quốc gia có 7 hoặc 8 câu hỏi thuộc phần Sinh thái học. +) Khó khăn của học sinh khi làm bài thi bằng hình thức trắc nghiệm là số câu nhiều, đa dạng, kiến thức rộng, thời gian ngắn. +) Trong quá trình học, học sinh phải học đồng thời nhiều môn học, mỗi môn đều có kiến thức và yêu cầu đặc trưng. 2. Định hướng, giải pháp. +) Giáo viên hướng dẫn học sinh học kiến thức cơ bản sách giáo khoa. +) Kiểm tra thường xuyên mỗi bài để liên tục nhắc nhở, yêu cầu học sinh phải học bài. +) Kết thúc mỗi chương, giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đều phải làm bảng tóm tắt cả chương đó vào giấy A4. +) Cho học sinh làm các câu hỏi tự luận, trắc nghiệm cơ bản và nâng cao. +) Cho học sinh làm bài kiểm tra, chấm, chữa và rút kinh nghiệm. CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT 1. TÓM TẮT LÍ THUYẾT. 1.1. Môi trường và nhân tố sinh thái Môi trường là khoảng không gian bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật. Có 4 loại môi trường (môi trường đất, môi 4
- trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật). Ví dụ: Giun đũa kí sinh trong ruột lợn thì lợn là môi trường sinh vật của Giun đũa. Tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật thì được gọi là nhân tố sinh thái (nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh). Nhân tố vô sinh (nước, ánh sáng, nhiệt độ, tia phóng xạ....); Nhân tố hữu sinh (chất hữu cơ và quan hệ giữa các sinh vật với nhau). Nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của nó. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật về mỗi nhân tố sinh thái; Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tổn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Khoảng thuận lợi: là vùng giới hạn sinh thái mà sinh vật sống tốt nhất. Khoảng thuận lợi nằm trong giới hạn sinh thái. Khoảng chống chịu: Gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật. Trong giới hạn sinh thái có 1 khoảng thuận lợi và 2 khoảng chống chịu. Sinh vật có giới hạn sinh thái càng rộng thì khả năng phân bố càng rộng (thích nghi hơn các sinh vật khác). Giới hạn sinh thái của sinh vật rộng hơn biên độ giao động của môi trường thì sinh vật mới tồn tại và phát triển được. Ổ sinh thái là không gian sinh thái đảm bảo cho loài tồn tại và phát triển. Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài; còn nơi ở là nơi cư trú của loài. Các loài sống chung trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái trùng nhau một phần; Ổ sinh thái trùng nhau là nguyên nhân dẫn tới sự cạnh tranh khác loài. Cạnh tranh khác loài làm phân hóa ổ sinh thái của mỗi loài → thu hẹp ổ sinh thái của loài. Sinh vật chỉ sống ở môi trường có giới hạn của các nhân tố sinh thái hẹp hơn giới hạn chịu đựng của sinh vật về các nhân tố sinh thái đó. Môi trường của sinh vật có nhân tố sinh thái thay đổi rộng thì giới hạn sinh thái của loài đó rộng. Những loài nào có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố rộng. 5
- 1.2. Quần thể sinh vật a. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Quần thể là một tập hợp cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một môi trường, tại một thời điểm, có khả năng sinh sản. Quần thể được hình thành do sự phát tán của một nhóm cá thể đến một vùng đất mới thiết lập thành quần thể mới. Quần thể là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản, đơn vị tiến tiến hoá của loài. Các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau hoặc cạnh tranh nhau. Quan hệ hỗ trợ: Đảm bảo cho quần thể tổn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Cạnh tranh cùng loài xuất hiện khi mật độ cá thể cao và môi trường khan hiếm nguồn sống. Cạnh tranh cùng loài thúc đẩy sự tiến hóa của loài. Các biểu hiện của cạnh tranh cùng loài: ăn lẫn nhau ở động vật, tự tỉa thưa ở thực vật. Cạnh tranh cùng loài làm cho số lượng cá thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa môi trường (vì khi mật độ cao thì xảy ra cạnh tranh, mật độ càng cao thì cạnh tranh càng khốc liệt. Sự cạnh tranh làm giảm số lượng cá thể và đưa mật độ về mức phù hợp với sức chứa của môi trường). b. Các đặc trưng cơ bản của quần thể * Tỷ lệ giới tính: Thay đổi tuỳ theo môi trường, tuỳ loài, tuỳ mùa và tập tính của sinh vật. * Nhóm tuổi (tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản) Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường. Dựa vào tháp tuổi sẽ biết được quần thể đang phát triển hay đang suy vong. Muốn biết quần thể đang ổn định hay suy vong thì phải so sánh số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản với số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản (nếu nhóm tuổi đang sinh sản nhiều hơn nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang suy thoái, số lượng cá thể đang giảm dần). Tuổi sinh lý là thời gian sống theo lý thuyết, tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế, tuổi quần thể là tuổi thọ bình quân của các cá thể. 6
- * Sự phân bố cá thể của quần thể (phân bố đồng đều, ngẫu nhiên, theo nhóm). Phân bố đồng đều: Xảy ra khi môi trường đồng nhất và các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt (hoặc các cá thể có tính lãnh thổ cao) Phân bố ngẫu nhiên: Xảy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt Phân bố theo nhóm (là kiểu phân bố phổ biến nhất): Xảy ra khi môi trường sống phân bố không đều, các cá thể tụ họp với nhau. * Mật độ cá thể của quần thể (là số lượng cá thể trên một đơn vị điện tích hoặc thể tích của môi trưởng) Mật độ là đặc trưng cơ bản nhất vì nó ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, tỉ lệ sinh sản và tử vong. Mật độ cá thể không ổn định mà thay đổi theo mùa, theo điều kiện môi trường. Mật độ quá cao thì sự cạnh tranh cùng loài xảy ra gay gắt. * Kích thước quần thể (là số lượng cá thể của quần thể) Cá thể có kích thước càng lớn thì kích thước quần thể càng bé (ví dụ quần thể voi có kích thước bé hơn quần thể kiến). Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Kích thước tối đa là số lượng cá thể lớn nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường. Quần thể phát triển tốt nhất khi có kích thước ở mức độ phù hợp (không quá lớn và không quá bé). Kích thước của quần thể luôn thay đổi và phụ thuộc vào mức độ sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư. Các nhân tố điều chỉnh kích thước quần thể: Cạnh tranh cùng loài; dịch bệnh; vật ăn thịt. Khi quần thể có kích thước quá bé (dưới mức tối thiểu) muốn bảo tổn quần thể thì phải tiến hành thả vào đó một số cá thể để đảm bảo kích thước trên mức tối thiểu). | * Tăng trưởng của quần thể (tăng số lượng cá thể của quần thể) Khi môi trường có nguồn sống vô tận thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. Trong thực tế, sự tăng trưởng của quần thể thường có 7
- giới hạn và quần thể chỉ đạt đến một kích thước tối đa thì ngừng tăng trưởng. Dân số thế giới tăng trưởng liên tục là nguyên nhân chủ yếu làm giảm chất lượng dân số. c. Biến động số lượng cá thể của quần thể Sự tăng hay giảm số lượng cá thể được gọi là biến động số lượng. Gồm có biến động không theo chu kì (tăng hoặc giảm số lượng đột ngột) và biến động theo chu kì (tăng hoặc giảm theo chu kì). Quần thể bị biến động số lượng là do thay đổi của các nhân tố vô sinh (khí hậu) và các nhân tố hữu sinh. Quần thể có khả năng điều chỉnh số lượng cá thể về trạng thái cân bằng để phù hợp với nguồn sống của môi trường (thông qua tỉ lệ sinh sản và tử vong). Biến động theo chu kì thường không có hại cho quần thể nhưng biến động không theo chu kì thì có khi làm tuyệt diệt quần thể (do số lượng cá thể giảm đột ngột xuống dưới mức tối thiểu gây hủy diệt quần thể). 2. CÂU HỎI ÔN TẬP 2.1. Môi trường và nhân tố sinh thái Câu 1: Khi nói về nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học của môi trường xung quanh sinh vật. C. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật. D. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật. Câu 2. Những quan hệ nào sau đây không phải là quan hệ cạnh tranh? (1) Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1 cây (cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm. 8
- (2) Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng (3) Khi thiếu thức ăn, nơi ở, các động vật dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác) làm cho cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn. (4) Bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản → Mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải đi nơi khác. (5) Ong, kiến, mối sống thành xã hội, có phân chia cấp bậc và chức năng rõ ràng. Tổ hợp câu trả lời đúng là: A.(1), (2), (4). B.(1), (3), (4). C. (2), (5). D. (2), (3), (4). Câu 3. Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21 oC đến 35°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào? A. Môi trường có nhiệt độ đao động từ 20 đến 35°C, độ ẩm từ 75% đến 95%. B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 40oC, độ ẩm từ 85 đến 95%. C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 30°C, độ ẩm từ 85% đến 95%. D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 30°C, độ ẩm từ 90 đến 100%. Câu 4. Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. khoảng chống chịu. Câu 5. Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, điều nào sau đây không đúng? A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái. B. Các loài đều có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái. 9
- C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau. D. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, sinh vật có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái. Câu 6. Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng? A. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng. B. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực. C. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành. D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn. Câu 7. Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8 đến 32°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80% đến 98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào sau đây. A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 35oC, độ ẩm từ 75% đến 95%. B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 35oC, độ ẩm từ 85 đến 95%. C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10 đến 30°C, độ ẩm từ 85% đến 95%. D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 30°C, độ ẩm từ 90 đến 100%. Câu 8. Mức độ ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật trước tác động của nhân tố sinh thái phụ thuộc vào: 1. cường độ tác động. 2. liều lượng tác động. 3. cách tác động. Phương án đúng: A.1,2. B.1, 3. C. 2, 3. D. 1, 2, 3. Câu 9. Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây là đúng? A. Giới hạn sinh thái là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái mà 10
- trong khoảng đó sinh vật tổn tại và phát triển. B. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tổn tại và phát triển ổn định theo thời gian. C. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật. D. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. Câu 10. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Lúc đang thực hiện sinh sản, sức chống chịu của động vật thường giảm. B. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lý của sinh vật thường bị ức chế. C. Ở ngoài giới hạn sinh thái về một nhân tố nào đó, sinh vật vẫn có thể tồn tại nếu các nhân tố sinh thái khác đều ở vùng cực thuận. D. Sinh vật luôn sinh trưởng phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ cực thuận. Câu 11. Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật. B. Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật. C. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. D. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất. Câu 12. Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, kết luận nào sau đây là đúng? A. Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu sinh. 11
- B. Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh. C. Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi trường. D. Những nhân tố vật lý, hóa học có liên quan đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh. Câu 13. Những nhân tố sinh thái nào sau đây được xếp vào nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ? A. Quan hệ cùng loài, quan hệ cạnh tranh, nguồn thức ăn. B. Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm, quan hệ vật kí sinhvật chủ. D. Chế độ dinh dưỡng, quan hệ vật ăn thịtcon mồi. Câu 14. Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây đúng? A. Trong cùng một môi trường, tất cả các loài có giới hạn sinh thái giống nhau. B. Đối với mỗi nhân tố sinh thái, tất cả các loài có giới hạn sinh thái giống nhau. C. Trong cùng một loài, các cá thể khác nhau có giới hạn chịu đựng khác nhau về từng nhân tố sinh thái. D. Ở vùng chống chịu, sinh vật thường sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với khi ở vùng cực thuận. Câu 15. Khi nói về nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây đúng? A. Các nhân tố sinh thái tác động riêng rẽ lên sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật. B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật. C. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh chỉ gồm các chất hữu cơ của môi trường xung quanh sinh vật. D. Trong nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật. Câu 16. Khi nói về ổ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? 12
- A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh nhau. B. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái. C. Sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới. D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài. Câu 17: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lý của sinh vật. B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được. C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau. Câu 18. Có 4 loại môi trường sống. Giun đũa kí sinh sống ở trong môi trường nào sau đây? A. Đất. B. Sinh vật. C. N ước. D. Trên cạn. Câu 19. Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất? A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800m 2 và có mật độ 34 cá thể/1m2. B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150m2 và có mật độ 12 cá thể/1m2. C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835m 2 và có mật độ 33 cá thể/1m2. D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050m 2 và có mật độ 9 cá thể/1m2. Câu 20. Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, điều nào sau đây không đúng? A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái. 13
- B. Các loài đều có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái. C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau. D. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, sinh vật có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái. Câu 21. Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Quan hệ cộng sinh. B. Sinh v ật kí sinh sinh vật chủ. C. Sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Nhiệt độ môi trường. 2.2. Quần thể sinh vật Câu 1. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống. D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. Câu 2. Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. B. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài. C. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể. D. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao. 14
- Câu 3. Có 4 quần thể của cùng một loài được kí hiệu là A, B, C, D với số lượng cá thể và điện tích môi trường sống tương ứng như sau: Quần thể Số lượng cá thể Diện tích môi trường sống (ha) A 350 120 B 420 312 C 289 205 D 185 180 Mật độ cá thể của các quần thể theo thứ tự tăng dần là: A. B. C. D. Câu 4. Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể. (2) Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản. (3) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. (4) Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự chọn lọc tự nhiên. (5) Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản. (6) Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài. A.4. B.3. C.5. D.2. Câu 5. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? (1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. 15
- (2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. (3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tổn tại và phát triển của quần thể. (4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể. A. 4. B.1. C.3. D.2. Câu 6. Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài. B. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống. D. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống. Câu 7. Quá trình nào sau đây xảy ra do sự trùng lặp ổ sinh thái giữa các loài và kết quả cuối cùng sẽ làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài? A. Cạnh tranh cùng loài. B. Cạnh tranh khác loài. C. Cộng sinh giữa hai loài. D. Sự phân tầng trong quần xã. Câu 8. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điểu nào sau đây không đúng? A. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự hỗ trợ cùng loài giảm. B. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường. C. Hỗ trợ cùng loài làm tăng hiệu quả khai thác nguồn sống của quần thể. D. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể. Câu 9. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? 16
- A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài B. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tổn tại và phát triển. C. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường. D. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Câu 10. Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây? A. Nguồn sống trong môi trường, không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa. B. Nguồn sống trong môi trường rất đổi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể. C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể. D. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hẹn chế về khả năng sinh sản của loài. Câu 11. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau đây: (1) Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra; đe dọa sự tổn tại của quần thể. (2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọt với những thay đổi của môi trường. (3) Khả năng sinh sản suy giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái. (4) Sự cạnh tranh cùng loài làm suy giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong. Có bao nhiêu nguyên nhân đúng? A.3. B. 2. C. 1. D.4. Câu 12. Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây. 17
- A. Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể. B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới. C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân thành các loài mới. D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp. Câu 13. Trong một đầm lầy tự nhiên, cá chép và cá trê sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn, cá chép lại là thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho kích thước của các quần thể nói trên đều giảm mạnh và đạt đến kích thước tối thiểu. Một thời gian sau, nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất là A. quần thể cá chép. B. quần thể ốc bươu vàng. C. quần thể rái cá. D. quần thể cá trê. Câu 14. Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong, kết luận nào sau đây không đúng? A. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định. B. Mức sinh sản là số cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định. C. Mức sinh sản và mức tử vong luôn có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. D. Sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong là cơ chế chủ yếu để điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. Câu 15. Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp. B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn loài sống ở vùng cửa sông. C. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh. D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái. 18
- Câu 16. Khi nói về kích thước quần thể, điều nào sau đây không đúng? A. Khi kích thước quần thể dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ bị tuyệt diệt. B. Kích thước tối thiểu của quần thể thuộc các loài khác nhau đều giống nhau. C. Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được. D. Kích thước tối đa phụ thuộc vào môi trường và tuỳ từng loài sinh vật. Câu 17: Trong trường hợp nào sau đây kích thước của quần thể sẽ tăng lên? A. Giảm số lượng loài trong quần xã. B. Tăng số lượng loài trong quần xã. C. Khu phân bố của quần thể được mở rộng. D. Tỉ lệ sinh sản tăng hoặc tỉ lệ tử vong giảm. Câu 18. Trong quần thể, sự phân bố ngẫu nhiên của các cá thể có ý nghĩa A. giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trưởng. B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C. giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. D. làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. Câu 19. Ở tổ chức sống nào sau đây, các cá thể đang ở tuổi sinh sản và có giới tính khác nhau có thể giao phối tự do với nhau và sinh con hữu thụ? A. Quần thể. B. Quần xã. C. Hệ sinh thái. D. Sinh quyển. Câu 20. Theo lý thuyết, trường hợp nào sau đây sẽ dẫn tới làm tăng mức độ xuất cư của quần thể? A. Môi trường cạn kiện về nguồn sống, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra gay gắt. B. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu, các cá thể xuất cư để tìm đến quần thể có kích thước lớn hơn. C. Kích thước quần thể ở mức độ phù hợp nhưng các cá thể cùng loài không có cạnh tranh. 19
- D. Môi trường dổi dào về nguồn sống nhưng kích thước của quần thể quá lớn. Câu 21. Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, kết luận nào sau đây là đúng? A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản. B. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp. C. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển. D. Quần thể có thể diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản. Câu 22. Khi nói về hỗ trợ cùng loài, kết luận nào sau đây không đúng? A. Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản,… B. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tổn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. C. Ở quần thể thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão là biểu hiện của hỗ trợ cùng loài. D. Hỗ trợ cùng loài làm tăng mật độ cá thể nên dẫn tới làm tăng sự cạnh tranh trong nội bộ quần thể. Câu 23. Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong cùng một quần thể, cạnh tranh diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để tranh giành về thức ăn, nơi sinh sản... B. Khi cạnh tranh xảy ra gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau. C. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của các cá thể trong quần thể. D. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tổn tại và phát triển của quần thể. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
34 p | 781 | 224
-
SKKN: Dùng các kỹ thuật dạy học tích cực để ôn tập và mở rộng từ
22 p | 1132 | 138
-
SKKN: Hướng dẫn ôn tập Địa lý 10 - chủ đề Địa lý tự nhiên đại cương
46 p | 662 | 109
-
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 hệ thống kiến thức môn Ngữ Văn để ôn thi tốt nghiệp
18 p | 530 | 104
-
SKKN: Sơ đồ hóa các dạng toán chuyển động để ôn tập và bồi dưỡng học sinh giỏi
12 p | 209 | 50
-
SKKN: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và sử dụng từ vựng hiệu quả trong Tiếng Anh 7 mới
25 p | 93 | 16
-
SKKN: Chuyên đề cảm ứng điện từ bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11, 12
48 p | 109 | 12
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh ôn tập và giải nhanh bài tập phần hợp chất hữu cơ có chứa nito trong kì thi THPT quốc gia
54 p | 60 | 9
-
SKKN: Hướng dẫn ôn tập chuyên đề Một số quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật của môn Giáo dục công dân lớp 10
30 p | 73 | 4
-
SKKN: Hướng dẫn ôn tập phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh trường THPT Thạch Thành 4 thi THPT quốc gia
22 p | 36 | 4
-
SKKN: Hệ thống kiến thức theo chủ đề-phần sóng cơ
36 p | 43 | 3
-
SKKN: Ứng dụng CNTT vào đổi mới hình thức dạy học các tiết Ôn tập bộ môn Công nghệ 12
31 p | 66 | 3
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập phần đọc - hiểu văn bản theo hướng thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn
19 p | 51 | 3
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh khai thác và vận dụng một bài tập sách giáo khoa hình học 12 nhằm rèn luyện năng lực tư duy lôgíc cho học sinh
21 p | 63 | 2
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh khai thác tính chất hình học để giải toán về tam giác trong hình học tọa độ phẳng
26 p | 32 | 2
-
SKKN: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh THPT ôn tập kiến thức và giải toán véc tơ
20 p | 70 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn