intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN : Hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng Atlat trong học tập Địa lí

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

659
lượt xem
75
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng Atlat trong học tập Địa lí” hướng dẫn học sinh nắm được và có các kĩ năng khai thác tốt các kiến thức Địa lí từ Atlat Địa lí Việt Nam: Học sinh thấy được nguồn tri thức chứa đựng trong Atlat, khả năng khai thác các kiến thức từ Atlat vào việc học tập và làm bài thi Địa lí. Biết cách khai thác, sử dụng Atlat để giảm được thời gian học tập, đỡ phải ghi nhớ máy móc, làm bài đạt kết quả tốt hơn. Giúp các giáo viên có thể tham khảo, vận dụng kinh nghiệm vào trong quá trình dạy học Địa lí. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN : Hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng Atlat trong học tập Địa lí

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC SỬ DỤNG ATLAT TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Xuất phát từ thực tế giảng dạy địa lí lớp 12, đặc biệt là việc hướng dẫn học sinh ôn tập và thi tốt nghiệp THPT môn địa lí trong những năm qua đạt hiệu quả còn chưa cao, một trong những nguyên nhân là giáo viên chưa biết hướng dẫn học sinh sử dụng tốt Atlat trong quá trình học tập và ôn tập. Học sinh muốn đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra và bài thi địa lí, cần biết cách khai thác sử dụng có hiệu quả Atlat địa lí Việt Nam. Các em phải biết ghi nhớ kiến thức địa thông qua Atlat, từ Atlat địa lí Việt Nam kết hợp với các kiến thức đã học để rút ra được các sự kiện, các hiện tượng và quá trình địa lí, trình bày và giải thích các hiện tượng địa lí trong mối quan hệ tác động qua lại biện chứng, làm rõ được những vấn đề mà đề thi yêu cầu. Để học sinh có thể sử dụng tốt Atlat địa lí Việt Nam vào học tập và làm bài thi môn địa lí, đòi hỏi giáo viên phải biết cách giúp học sinh có các kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ Atlat, tìm được những kiến thức địa lí có sẵn hoặc tiềm ẩn trong Atlat, đó là lí do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài này. II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12, các giáo viên đều quan tâm đến vấn đề hướng dẫn học sinh cách sử dụng Atlat ôn tập để thi tốt nghiệp đạt kết quả cao. Đây là một vấn đề khó, trong nhiều hội thảo chuyên môn theo chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các giáo viên thường chỉ đi vào các ví dụ cụ thể về khai thác Atlat địa lí Việt Nam. Tuy nhiên chưa có sự tổng kết chung, để rút ra những kinh nghiệm mang tính tổng thể về các giải pháp và biện pháp hướng dẫn học sinh cách sử dụng Atlat trong quá trình học tập, ôn thi và làm bài thi môn địa lí như thế nào để đạt kết quả tốt nhất. Do vậy việc tổng kết những kinh nghiệm chung đã nêu ở trên là vấn đề có ý nghĩa quan trong về lí luận và thực tiễn cấp bách, nhằm gíup học sinh dễ ôn tập, đỡ mất thời gian, công sức những vẫn đạt điểm cao khi thi tốt nghiệp, ôn thi học sinh giỏi môn địa lí. III. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: - Hướng dẫn học sinh nắm được và có các kĩ năng khai thác tốt các kiến thức địa lí từ Atlat địa lí Việt Nam: + Học sinh thấy được nguồn tri thức chứa đựng trong Atlat, khả năng khai thác các kiến thức từ Atlat vào việc học tập và làm bài thi địa lí. + Biết cách khai thác, sử dụng Atlat để giảm được thời gian học tập, đỡ phải ghi nhớ máy móc, làm bài đạt kết quả tốt hơn.
  3. - Giúp các giáo viên có thể tham khảo, vận dụng kinh nghiệm vào trong quá trình dạy học địa lí. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Đốí tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 12 trong học tập, ôn tập và làm bài thi môn địa lí. - Giáo viên trong giảng dạy đặc biệt là trong việc dạy học sinh ôn tập và làm bài 2. Phạm vi nghiên cứu: - Chương trình địa lí lớp 12, liên quan tới thi tốt nghiệp THPT, thi học sinh giỏi - Giới hạn trong các phương pháp dạy học sinh nắm chắc các kĩ năng và khả năng vận dụng các kĩ năng: Khai thác Atlat địa lí Việt Nam, từ việc hiểu được vai trò của Atlat, nắm được cấu trúc, các kí hiệu trong Atlat, biết cách khai thác biểu đồ các lược đồ trong Atlat, tìm được các kiến thức từ Atlat để giải quyết các câu hỏi và bài tập địa lí. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo các kĩ năng sử dụng Atlat trong quá trình học tập và làm bài thi. - Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho học sinh rèn luyện các kĩ năng sử dụng Atlat, qua đó đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài. - Tổng kết thành chuyên đề chung về dạy học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam vào quá trình học tập và làm kiểm tra, bài thi tốt nghiệp môn địa lí để có thể giúp các đồng nghiệp nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG: - Trong quá trình dạy học, hướng dẫn học sinh ôn tập môn địa lí, giáo viên cần nhận thức được Atlat địa lí Việt Nam là tài liệu rất hữu ích cho cả thày và trò: + Atlat địa lí Việt Nam cung cấp nguồn tri thức địa lí tổng hợp cả về tự nhiên, kinh tế-xã hội của một địa phương, một khu vực (vùng), họăc cả nước …. Do vậy nó rất tiện lợi cho việc học tập, cũng như việc làm bài thi, bài kiểm tra môn địa lí. + Sử dụng Atlat học sinh có thể trình bày về sự phân bố sản xuất, nói rõ được ngành đó phân bố ở đâu ? vì sao lại phân bố như vậy. Qua các số liệu ở biểu đồ trong Atlat, học sinh có thể trình bày tình hình phát triển các ngành mà không cần nhớ số liệu sách giáo khoa một cách máy móc.
  4. + Atlat còn là phương tiện để rèn luyện trí thông minh, năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh trong học tập môn địa lí. Như vậy nhờ Atlat các em đỡ mấy thời gian và công sức mà vẫn đạt kết quả học tập cao. Tuy nhiên để sử dụng tốt Atlat, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức và kĩ năng cần thiết để hướng dẫn học sinh biết sử dụng và khai thác Atlat, đây là những vấn đề xin được đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm này. II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1. Hướng dẫn học sinh các kiên thức chung để sử dụng và khai thác Atlat. Để giúp học sinh nhanh chóng sử dụng được Atlat vào việc học bài, trả lời các câu hỏi và làm các bài tập địa lí, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững những yêu cầu sau: - Tìm hiểu, nắm chắc các kí hiệu chung (ở trang bìa) gồm các kí hiệu về tự nhiên, kinh tế công nghiệp, nông nghiệp (nông, lâm, thuỷ sản)….. để khi sử dụng đỡ mất thời gian tra cứu. - Nắm vững các kí hiệu ở các bản đồ chuyên ngành thông qua (nền chất lượng) mầu sắc thể hiện của kí hiệu (Ví dụ: các miền khí hậu, các vùng khí hậu …… trong bản đồ khí hậu; các nhóm và các loại đất chính trong bản đồ đất đai …. ) - Biết cách khai thác các biểu đồ từng ngành (cho các bài học liên quan) như: các loại biểu đồ hình tròn, hình cột, biểu đồ đường …. để nhận xét về tình hình phát triển, tổng sản lượng của các ngành, xu hướng phát triển của ngành …. Biết cách tính toán diện tích, năng suất, sản lượng một số ngành sản xuất qua biểu đồ. - Biết sử dụng Atlat cho các loại câu hỏi khác nhau: + Loại câu hỏi yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc cho biết ngành đó phân bố ở đâu, vì sao ở đó ?…. đều có thể dùng các bản đồ trong Atlat để trả lời. + Loại câu hỏi yêu cầu trình bày về tình hình phát triển sản xuất, quá trình phát triển của ngành sản xuất nào đó …. đều có thể sử dụng số liệu ở các biểu đồ trong Atlat (thay cho việc phải ghi nhớ số liệu của SGK) + Biết sử dụng đủ số trang Atlat cần thiết để giẩi quyết các câu hỏi cụ thể. Học sinh phải biết phân tích yêu cầu của câu hỏi, xác định được câu hỏi đó có liên quan đến một hay nhiều vấn đề, từ đó xác định số trang Atlat cần thiết để trả lời câu hỏi đó. -> Có câu hỏi chỉ cần sử dụng một trang Atlat để giải quyết như: các câu hỏi về khoáng sản, đặc điểm phát triển và phân bố dân cư ….. -> Với các câu hỏi cần dùng nhiều trang bản đồ Atlat để trả lời thì cần phải xác định và loại bỏ những trang không phù hợp với yêu cầu của câu hỏi. ví dụ: “Đánh giá những tiềm năng để sản xuất lwong thực”, có thể dùng các trang bản đồ: địa hình, đất, khí hậu, dân cư, … nhưng không cần sử dụng trang bản đồ khoáng sản.
  5. - Khi hướng dẫn sử dụng Atlat cần nhắc lại, khắc sâu các kiến thức cần thiết học sinh đã học trong SGK để liên hệ. Ví dụ: trước khi khai thác trang khí hậu cần giúp học sinh tái hiện lại các kiến thức về khí hậu mà học sinh đã học, đã có trong SGK để học sinh có thể ghi nhớ kiến và khai thác thức qua Atlat, mà không cần ghi nhớ máy móc. - Giúp học sinh thấy đựơc mối quan hệ qua lại giữa bản đồ treo tường (có tính chất định hướng về vị trí), bản đồ trong Atlat, lược đồ trong SGK để nhanh chóng khai thác được những nội dung cần tìm trong Atlat. Ví dụ: Xác định hướng của các dãy núi, học sinh có thể nhận thấy rất dễ dàng qua lược đồ địa hình trong SGK, căn cứ vào đó để nhận biết lại trong Atlat. - Khi làm bài thi địa lí học sinh cần biết sử dụng kết hợp giữa Atlat địa lí và vốn kiến thức đã học. Dựa vào Atlat địa lí sẽ thấy được những kiến thức về sự phân bố cụ thể, mối quan hệ về không gian lãnh thổ của các sự vật hiện tượng địa lí ... và các em đỡ phải mất công ghi nhớ máy móc. Nhưng nếu chỉ dựa vào Atlat địa lí thì nhiều kiến thức về tình hình phát triển, nguyên nhân phát triển, về đường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của dân cư …. không được đề cập một cách đầy đủ và hợp lí. 2. Một số ví dụ cụ thể về khai thác sử dụng Atlat. Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat, giáo viên cần đưa ra các loại câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh làm quen dần và hình thành được các kĩ năng sử dụng Atlat cho học sinh. * Ví dụ 1: sử dụng Atlat trang hành chính (trang4, 5) để nêu: các đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam. Dựa vào Atlat kết hợp với kiến thức đã học học sinh dễ dàng nêu được 3 đặc điểm của vị trí địa lí phần lãnh thổ trên đất liền của nước ta: - Toạ độ địa lí phần phần đất liền của nước ta (kinh độ, vĩ độ là bao nhiêu; địa danh của các địa phương có các điểm cực đó). - Dựa vào lược đồ Việt Nam trong Đông Nam Á trong Atlat -> sẽ thấy Việt Nam nằm ở phía của bán đảo Đông Dương gần trung tâm Đông Nam Á ….. - Căn cứ vào sự phân bố -> kinh tuyến 1050Đ qua gần giữa lãnh thổ => Việt Nam thuộc múi giờ số 7. * Ví dụ 2: dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Hướng dẫn học sinh sử dụng các bản đồ khí hậu trang 9, kết hợp với kiến thức đã học học sinh có thể làm rõ được các đặc điểm trên của khí hậu. - Tính chất nhiệt đới: + Bản đồ nhiệt độ trung bình năm trong Atlat cho thấy khắp nơi trên lãnh thổ nước ta (trừ vùng núi cao) đều có nhiệt độ trung bình năm trên 200C, đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới. + Kiến thức trong bài học -> Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm, số giờ nắng nhiều từ 1400 đến 3000 giờ/năm.
  6. - Tính chất ẩm: + Bản đồ lượng mưa trung bình năm trong Atlat cho thấy hầu khắp mọi nơi trên lãnh thổ nước ta đều có lượng mưa lớn, từ 1600 mm trở lên, tại các sườn núi đón gió (Sa Pa, Kon Tum …) lượng mưa rất lớn trên 2800 mm. + Kiến thức trong bài học -> độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương. - Gió mùa: Bản đồ khí hậu chung trong Atlat cho thấy trên lãnh thổ nước ta có sự hoạt động của các loại gió hướng và tính chất thay đổi theo mùa. + Gió tháng I (gió mùa mùa đông) có hướng đông bắc, gắn với mùa ít mưa và mùa đông lạnh ở miền Bắc. + Gió tháng VII (gió màu mùa hạ) hướng gió tây nam, gắn với mùa mưa và nóng ở 2 miền Bắc và Nam. Riêng vùng duyên hải Trung Bộ do tác động của địa hình, gió mùa mùa hạ đầu mùa sau khi vượt qua dãy núi Trường Sơn trở thành gió phơn khô nóng, tạo nên mùa khô kéo dài cho vùng này. Như vậy dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, với sự hướng dẫn của giáo viên học sinh dễ dàng chứng minh được các đặc điểm của khí hậu Việt Nam. * Ví dụ 3: dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày các đặc điểm của dân số nước ta. - Lấy số liệu dân số ở biểu đồ cột trang dân số: năm 2007 nước ta có 85,17 triệu người, thống kê các dân tộc (54 dân tộc) trang dân tộc -> trình bày được đặc điểm Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc…….. - Tính toán số liệu theo biểu đồ, phân tích biểu đồ (tháp dân số) -> làm rõ được đặc điểm dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. + Số liệu ở biểu đồ -> số dân năm 1960: 30,17 triệu người đến năm 1989: 64,41 triệu người tăng hơn 2 lần trong khoảng 30 năm, chứng tỏ sự bùng nổ dân số nước ta ở nử cuối thế kỉ XX trước đây. Dân số năm 2005: 83,11 triệu người, năm 2007: 85,17 triệu người -> cho thấy số dân tăng thêm hàng năm còn lớn ( 1 triệu người) mặc dù tỉ lên tăng dân số đã giảm nhiều. + Phân tích tháp dân số 1999 và 2007, nếu so sánh với tháp dân số của các nước dân số già (Hoa kì,….) cả 2 tháp dân số Việt Nam: tỉ lệ người già trên 60 tuổi chưa nhiều, tỉ lệ người trong tuổi lao động rất lớn, tỉ lệ trẻ em dưới 14 tuổi còn khá nhiều -> Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ. Hình dạng tháp dân số năm 2007 so với năm 1999 cho thấy tỉ lệ phần nhóm tuổi dưới tuổi lao động thu nhỏ lại, tỉ lệ các nhóm tuổi già tăng lên -> chứng tỏ đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. * Ví dụ 4: dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta. - Về tình hình chung: + Khai thác các số liệu về tổng sản lượng thuỷ sản năm 2000, 2005, 2007 sẽ nêu được sự phát triển đột phá của ngành thuỷ sản.
  7. + Chia tổng sản lượng thuỷ sản cho dân số sẽ thấy số lượng thuỷ sản trên đầu ngưòi là khá lớn ...... + Dựa vào số liệu biểu đồ tính tốc độ tăng trưởng của thuỷ sản nuôi trồng, thuỷ sản khái thác sẽ thấy -> nuôi tròng thuỷ sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành thuỷ sản. - Khai thác thuỷ sản: + Sử dụng số liệu ở biểu đồ về khai thác thuỷ sản năm 2000 (1660,9 nghìn tấn), 2007 (2074,5 nghìn tấn), sẽ nêu được về sự phát triển, tính số lần tăng thêm về sản lượng khai thác sẽ nêu đựơc về mức độ tăng trưởng của ngành khai thác thuỷ sản. + Dựa vào lược đồ khai thác thuỷ sản sẽ trình bày được về phân bố -> tất cả các tỉnh giáp biển đề đẩy mạnh đánh bắt thuỷ sản, nhưng tập trung nhất là các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tầu, Bình Thuận, Cà mau. - Nuôi trồng thuỷ sản: + Sử dụng số liệu ở biểu đồ về nuôi trồng thuỷ sản năm 2000 (589,6 nghìn tấn), 2007 (2123,3 nghìn tấn), sẽ nêu được về sự phát triển, tính số lần tăng thêm về sản lượng nuôi trồng sẽ nêu đựơc về mức độ tăng trưởng của ngành nuôi trồng thuỷ sản. + Nhiều lào thuỷ sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, nhưng quan trọng hơn cả là nuôi tôm và nuôi cá nước ngọt. + Dựa vào lược đồ khai thác thuỷ sản sẽ trình bày được về phân bố -> nghề nuôi tôm, nuôi cá nước ngọt tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, sau đó là đồng bằng sông Hồng ......... * Ví dụ 5: dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước. Giải quyết câu hỏi này học sinh cần dựa vào nhiều trang Atlat kết hợp với các kiến thức đã học, để khai thác những nhân tố thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng với phát triển công nghiệp. - Trang bản đồ các vùng kinh tế cho thấy Đông Nam Bộ có vị trí bản lề, tiếp giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, liền kề Đồng bằng sông Cửu Long …. ; trang bản đồ giao thông cho thấy mạng lưới giao thông của vùng rất phát triển, có các cảng biển sân bay lớn nhất nước, là đầu mối giao thông vận tải quan trọng …… Vị trí địa lí đó cùng với giao thông vận tải phát triển đã tạo lợi thế rất lớn cho vùng trong phát triển công nghiệp. - Về tự nhiên: + Trang khoáng sản -> Vùng có nguồn khoáng sản quan trọng là dầu khí, trữ lượng lớn ở vùng thềm lục, ngoài ra là đất sét, cao lanh -> C. Nghiệp + Các trang Atlat địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, sinh vật …. -> vùng có nhiều đất badan, đất phù sa cổ; khí hậu cận xích đạo; tài nguyên sinh vật phong
  8. phú (hải sản); tiềm năng thuỷ điện => Tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và khai thác thuỷ năng. - Về kinh tế-xã hội: + Trang Atlat dân cư -> Đông Nam Bộ có các thành phố và đô thị lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh => có thị trường lớn cho công nghiệp, nhất là tập trung nguồn lao động có kĩ thuật và tay nghề cao….. + Các trang Atlat kinh tế giao thông, công nghiệp ……. Cho thấy vùng có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin, điện, nước), tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn và rất lớn của cả nước, có sự phát triển đa dạng các ngành công nghiệp với nhiều ngành kĩ thuật cao ……. + Kiến thức bài học vùng còn thu hút được nguồn vốn lớn và sự đầu tư ở trong và ngoài nước, chính sách của Nhà nước với phát triển công nghiệp của vùng … Tất cả các yếu tố thuận lợi trên đã tạo điều kiện để Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất ta. III.. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI: - Trong nhiều năm qua, trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã áp dụng sáng kiến này để rèn luyện kĩ năng cho học sinh và giúp các em làm bài kiểm tra, làm bài thi môn địa lí. Tôi nhận thấy việc áp dụng sáng kiến này đã mang lại hiệu quả thiết thực. - Với sự hướng dẫn của tôi các em đã đỡ mất nhiều thời gian ghi nhớ kiến thức máy móc, nắm chắc và thành thạo các kĩ năng năng khai thác sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong quá trình học, ôn tập và làm bài thi bài kiểm tra đạt kết quả cao. - Các lớp 12 học sinh tôi được phân công giảng dạy, các em đều nắm được những kiến thức cơ bản của môn địa lý và những kỹ năng cơ bản trong sử dụng bản đồ, Atlat…….. Cụ thể là: 100% học sinh lớp 12 tôi giảng dạy đều biết sử dụng thành thạo Atlat để làm bài thi tốt nghiệp THPT, và biết cách sử dụng các ứng dụng của bản đồ, biết cách vận dụng các kiến thức địa lí đã học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày. - Trong kì thi tốt nghiệp năm 2011, mặc dù thời gian ôn tập không nhiều nhưng kết quả tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên khá cao, trong đó có nhiều học sinh đạt kết quả khá, giỏi. Tôi hi vọng trong kì thi tốt nghiệp này nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, kết quả thi tốt nghiệp của các lớp 12 sẽ tốt hơn, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi môn địa lí sẽ cao hơn năm học trước.
  9. C. - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I . KẾT LUẬN CHUNG: Trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12, đặc biệt là trong việc hướng dẫn học sinh ôn thi tốt nghiệp môn địa lí, những vấn đề cần quan tâm trong việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng Atlat là: - Tìm hiểu, nắm chắc các kí hiệu chung (ở trang bìa). - Nắm vững các kí hiệu ở các bản đồ chuyên ngành thông qua (nền chất lượng) mầu sắc thể hiện của kí hiệu. - Biết cách khai thác các biểu đồ, bản đồ trong Atlat. Biết cách tính toán diện tích, năng suất, sản lượng qua biểu đồ. - Biết sử dụng đủ số trang Atlat cho các loại câu hỏi khác nhau. - Khi hướng dẫn sử dụng Atlat cần liên hệ với các kiến thức đã học trong SGK, thấy đựơc mối quan hệ qua lại giữa bản đồ treo tường , bản đồ trong Atlat, lược đồ trong SGK. - Khi làm bài thi địa lí học sinh cần biết sử dụng kết hợp giữa Atlat địa lí và vốn kiến thức đã học. - Kĩ năng vận dụng kiến thức và Atlat địa lí Việt Nam vào làm bài thi, trong thời gian 90 phút như thế nào để đạt kết quả cao nhất theo khả năng của từng học sinh. Trong quá trình áp dụng sáng kiến tôi đã thu được những kết quả đáng mừng, qua kết quả bài thi tốt nghiệp của học sinh. Từ đó có thể thấy ràng trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12 việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng địa lí về biểu đồ, Atlat, kĩ năng về ôn tập các kiến thức lí thuyết và vận dụng vào làm bài thi là việc làm rất quan trọng. II. KIẾN NGHỊ - Đối với giáo viên giảng dạy địa lí cần tạo mọi điều kiện về thời gian trên lớp để hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng cần thiết sử dụng bản đồ, Atlat để khai thác kiến thức; kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng ôn tâp và vận dụng kiến thức kĩ năng vào làm bài thi môn địa lí. - Nhà trường cần đầu tư mua thêm một số bản đồ còn thiếu và bổ sung thêm cuốn Atlat mới để tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy địa lí đạt kết quả cao. - Trên đây là toàn bộ những nội dung sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi,
  10. rất mong ý kiến đóng góp bổ sung của các đồng nghiệp, để sáng kiến có giá trị tốt hơn đối với công tác giảng dạy hướng dẫn học sinh ôn tập thi tốt nghiệp, thi đại học và cao đẳng môn địa lí. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Hướng dẫn ôn tập và trả lời câu hỏi địa lí – Lê Thông. 2. Tuyển chọn những bài ôn luyện kĩ năng thực hành môn địa lí - Đỗ Ngọc Tiến 3. Địa lí kinh tế Việt Nam – Lê Thông 4. Nh÷ng vÊn ®Ò chung vÒ ®æi míi gi¶ng d¹y trung häc phæ th«ng m«n ®Þa lÝ – Nhµ xuÊt b¶n Gi¸o dôc. 5. Atlat ®Þa lÝ ViÖt Nam. 6.Hướng dẫn thực chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lí - Bộ Giáodục và Đào tạo. 7. Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp môn địa lí - Phạm Thị Sen .........
  11. MỤC LỤC Chuyên đề gồm: A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU III. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1. Hướng dẫn học sinh các kiên thức chung để sử dụng và khai thác Atlat. 2. Một số ví dụ cụ thể về khai thác sử dụng Atlat. III.. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI C. - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I . KẾT LUẬN CHUNG II. KIẾN NGHỊ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2