Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I/PHẦN MỞ ĐẦU <br />
<br />
....................................................................................<br />
<br />
2<br />
I.1. Lý do chọn đề tài <br />
<br />
..................................................................................................<br />
<br />
2<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
<br />
...........................................................................<br />
<br />
2<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu. <br />
<br />
........................................................................................<br />
<br />
2<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu. <br />
<br />
.............................................................................................<br />
<br />
2<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
.....................................................................................<br />
<br />
3<br />
II/ PHẦN NỘI DUNG <br />
<br />
...............................................................................<br />
<br />
3<br />
II.1. Cơ sở lí luận <br />
<br />
........................................................................................................ <br />
3<br />
II.2. Thực trạng <br />
<br />
........................................................................................................... <br />
3<br />
II.3. Giải pháp thực hiện <br />
<br />
........................................................................................... <br />
7<br />
II.4. Kết quả quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
16<br />
.. <br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
<br />
.....................................................<br />
<br />
17<br />
III.1. Kết luận <br />
<br />
.......................................................................................................... <br />
17<br />
III.2. Kiến nghị <br />
<br />
..........................................................................................................<br />
<br />
17<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
<br />
.......................................................................<br />
<br />
20<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang 1<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
I/PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
I.1. Lý do chọn đề tài<br />
Việc nâng cao chất lượng giáo dục đã đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ <br />
lâu. Muốn vậy trong học tập học sinh phải biết kết hợp “Học đi đôi với hành”. Việc <br />
học sinh biết “Học đi đôi với hành” không những giúp học sinh nắm vững kiến thức. <br />
Mà còn tạo cho học sinh có những sáng tạo, những cách giải và kĩ năng khi làm bài tập, <br />
đặc biệt là đối với bộ môn Vậy lý lới 6, một bộ môn mới mà các em mới tiếp cận khi <br />
lên cấp THCS. Thế nhưng việc học sinh tích cực, tự giác làm bài tập Vật lý còn rất ít, <br />
chưa được như mong muốn so với yêu cầu môn học. Tuy rằng sau các tiết dạy giáo <br />
viên luôn dặn dò và nhắc nhở học sinh về nhà làm bài tập trong sách bài tập. Nếu cứ <br />
tiếp tục như vậy sẽ không đáp ứng được những yêu cầu mới của giáo dục.<br />
Vậy để làm sao giúp cho học sinh tích cực, tự giác và có các phương pháp làm <br />
các bài tập môn Vậy lý 6 để đạt hiệu quả theo yêu cầu của ngành đã thôi thúc tôi làm <br />
đề tài này. Với mong muốn được học hỏi, trao đổi. Bên cạnh đó đã qua những năm <br />
trực tiếp dạy môn Vật lý 6 ở trường THCS Lê Quý Đôn bản thân đã rút ra một số kinh <br />
nghiệm muốn được mọi người cùng tham khảo. <br />
<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục đích của dạy học môn Vật lý THCS nói chung cũng như môn Vật lý 6 nói <br />
riêng không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức lí thuyết cho học sinh mà phải <br />
còn bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự giác độc lập suy nghĩ, sáng tạo. Không dập <br />
khuôn, máy móc, mà phải biết áp dụng lí thuyết vào làm các bài tập. Qua đó học sinh <br />
sẽ tạo ra những kiến thức mới nhạy bén, hiệu quả, thiết thực và phù hợp với hoàn <br />
cảnh thực tế. Tạo cho học sinh hứng thú, tiếp thu kiến thức thông qua việc tự giác làm <br />
bài tập.<br />
<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Đề tài mang phạm khá vi rộng, nhưng đối tượng nghiên cứu trong đề tài của tôi <br />
chỉ thuộc các lớp Vật lý 6 ở trường THCS Lê Quý Đôn mà tôi trực tiếp giảng dạy.<br />
<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu.<br />
Môn Vật lý lớp 6 ở trường THCS Lê Quý Đôn.<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang 2<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp chủ yếu giúp tôi thực hiện đề tài này là dựa trên những kiến thức, <br />
kinh nghiệm, thực tiễn của bản thân qua những năm trực tiếp giảng dạy Vật lý 6 và <br />
qua việc thu thập thông tin phản hồi của học sinh sau những tiết học, qua kết quả của <br />
bài kiểm tra thống kê, khảo sát chất lượng, kiểm tra một tiết và kiểm tra học kì, qua <br />
sự góp ý của đồng nghiệp, tổ chuyên môn sau những tiết dự giờ, thao giảng, chuyên <br />
đề, qua nghiên cứu tài liệu tham khảo.<br />
<br />
II/ PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
II.1. Cơ sở lí luận<br />
Cơ sở chính là xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, chủ thể quan <br />
trọng của quá trình giáo dục vì lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi có sự thay đổi lớn, <br />
chuyển giao giữa cấp Tiểu học và THPT, lứa tuổi không còn là trẻ con cũng không <br />
phải là người lớn. Nên việc tự giác học và làm bài tập của các em cũng có sự thay đổi.<br />
Từ những năm có thay đổi chương trình sách giáo khoa mới đến nay tôi luôn đổi <br />
mới phương pháp giảng dạy và sau mỗi tiết học luôn nhắc học sinh về làm bài tập <br />
nhưng kết quả thu được cũng chưa được như mong muốn qua mỗi năm học và từng <br />
lớp học khác nhau. Qua đó tôi đã có những phương pháp và ý tưởng để giúp học sinh <br />
làm bài Vật lý 6 ở học sinh của trường mình theo yêu cầu đổi mới phương pháp kiểm <br />
tra, đánh giá.<br />
<br />
II.2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
Thuận lợi : <br />
Môn Vật lý 6 chủ yếu là quan sát các hiện tượng từ thí nghiệm, lập công thức <br />
và một số kiến thức liên quan đến các hiện tượng xảy ra trong thực tế, nên học sinh <br />
nắm được kiến thức sẽ vận dụng vào để làm các bài tập liên quan đến bài học cũng <br />
như giải thích các hiện tượng trong thực tế cuộc sống. Qua đó làm tăng tính tò mò, <br />
sáng tạo, kích thích học sinh hứng thú làm bài tập. <br />
Khó khăn : <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang 3<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
Mới chuyển lên lớp 6 cấp THCS và tiếp cận môn học mới là môn Vật lý, cũng <br />
như thầy cô mới, cách học mới, bạn mới. Nên học sinh còn rụt rè, chưa tích cực, tự <br />
giác trong các hoạt động học tập: Phát biểu ý kiến xây dựng bài, trao đổi, thảo luận <br />
nhóm, học nhóm nên dẫn đến việc tự giác làm bài tập Vật lí chưa cao, mà chỉ mang <br />
tính đối phó khi vào các ngày có kiểm tra 15 phút đầu giờ của ban cán sự lớp. Trong lúc <br />
kiểm tra bài cũ giáo viên kiểm tra vở làm bài tập của học sinh thì thấy chủ yếu các em <br />
chỉ làm các bài tập trắc nghiệm chứ còn các bài tập tự luận thì rất ít làm, hay chỉ làm <br />
qua loa: Chỉ ghi phép tính và kết quả, không có lời giải, lập luận, công thức hay đơn <br />
vị... Thậm chí có em còn không có vở làm bài tập. <br />
<br />
b. Thành công, hạn chế<br />
Sau khi vận dụng đề tài này thì thấy đa số các em đã tực giác làm bài tập, trên <br />
lớp hăng hái trả lời câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn, thích phát biểu <br />
ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra.<br />
Bên cạnh những thàng công đạt được khi áp dụng đề tài này vẫn có một số bài <br />
tập mà một số học sinh vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn như: Học sinh <br />
chưa biết phân biệt, phương pháp giải các dạng bài tập do không chú ý nghe giảng, <br />
hỗng kiến thức, chưa tích cực thảo luận, hoạt động. Thậm chí có một số học sinh <br />
không biết thực hiện các phép tính toán cơ bản, đổi đơn vị hay biến đổi công thức.<br />
<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
Khi vận dụng đề tài này thì giáo viên trở thành người hướng dẫn, định hướng <br />
hoạt động độc lập suy nghĩ, sáng tạo để học sinh tự giác làm bài tập. Học sinh hoạt <br />
động là chính, không chỉ tự làm bài tập, mà tự trả lời ngay trong tiết học Vật lý có sự <br />
hướng dẫn của giáo viên qua các câu hỏi C1,C2,C3,.. hay phần vận dụng, phần có thể <br />
em chưa biết... <br />
Tuy vậy vẫn còn một số học sinh chưa tự giác, chưa chịu suy nghĩ làm bài tập, <br />
còn lười : Một bài toán giáo viên đã thiết lập ra công thức, yêu cầu thay số, thậm chí đã <br />
thay số và chỉ yêu cầu học sinh tính toán để tìm kết quả mà một số em vẫn không chịu <br />
làm.<br />
<br />
d. Nguyên nhân<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang 4<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
Những nguyên nhân của thành công của đề tài là giáo viên tạo cho học sinh có <br />
động cơ học tập, hứng thú và học sinh phải có thói quen độc lập, tính tự giác làm bài <br />
tập và sự ham học hỏi. <br />
Giáo viên phải đầu tư công sức và thời gian nhiều cho việc làm đề cương, phân <br />
ra các dạng bài tập và phương pháp giải cơ bản để học sinh dể biết áp dụng vào làm <br />
các bài tập có liên quan.<br />
Những hạn chế, yếu kém khi thực hiện đề tài này là đối với những học sinh <br />
không tích cực, ỉ lại, mất kiến thức cơ bản, không có tính tự giác, chỉ chờ khi nào giáo <br />
viên hoặc các bạn giải bài tập xong trên bảng thì chép lại.<br />
<br />
e. Phân tích, đánh giá <br />
<br />
Tới năm học 20142015 đã hơn một thập kỉ áp dụng chương trình và SGK mới, <br />
mà với bộ môn Vật lý lớp 6 có 1 quyển bài tập nhưng trong phân phối chương trình lại <br />
không có tiết bài tập, cách đây vài năm mới có sự điều chỉnh nên trong phân phối <br />
chương trình được 2 tiết bài tập kết hợp trong hai tiết dạy của bài Khối lượng riêng – <br />
Trọng lượng riêng. Đến tháng 9 năm học 20152016 thì PGD&ĐT đã có hướng mở cho <br />
các trường tự xây dựng Phân phối chương trình cho phù hợp thực tế của từng trường <br />
dựa trên khung phân phối chương trình và áp dụng từ tháng 10/2015. Nhưng vận dụng <br />
vào hiệu quả ở một số trường THCS chưa được như mong muốn, học sinh chưa tích <br />
cực, tự giác làm bài tập hoặc làm tắt theo kiểu toán học.<br />
Các trường học luôn đổi mới phương pháp dạy học nhưng chất lượng và hiệu <br />
quả ở một số trường THCS chưa cao, trong đó có trường THCS Lê Quý Đôn. Một ngôi <br />
trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất và trình độ nhận thức của học sinh không <br />
đồng đều đặc biệt là học sinh người đồng bào dân tộc. Nên việc học sinh tự giác làm <br />
bài tập còn ít. Muốn nâng cao chất lượng giáo viên cần phải hướng cho học sinh tính <br />
độc lập, tự giác và sáng tạo khi làm bài tập. Trong hoạt động học tập về thực chất là <br />
tự giác làm bài tập sẽ giúp cho học sinh củng cố được kiển thức. Tự giác làm bài tập <br />
liên quan trước hết đến động cơ làm bài tập, động cơ làm bài tập tạo ra hứng thú, <br />
hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác sản sinh ra tư duy độc lập. Suy <br />
nghĩ độc lập tạo ra sáng tạo. Tóm lại tính tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự <br />
giác, có hứng thú và có động cơ làm bài tập.<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang 5<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
Tính tự giác, tích cực làm bài tập từ những cấp độ từ thấp đến cao, từ dể đến <br />
khó.<br />
Bắt chước: Làm theo các bài tập mẫu của giáo viên, của bạn…<br />
Tìm tòi: Độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác <br />
nhau về một vấn đề trong khi làm bài tập.<br />
Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.<br />
Giáo viên phải thấy được muốn đạt được mục đích mới trong dạy học Vật lý <br />
thì việc dạy học Vật lý phải được tiến hành thông qua việc làm bài tập của học sinh. <br />
Học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức lí thuyết suông mà phải vận dụng vào làm các <br />
bài tập. Muốn vậy giáo viên phải đặt học sinh vào những tình huống của bài học, của <br />
đời sống thực tế. <br />
Người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo <br />
cách suy nghĩ của mình. Từ đó vừa nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được <br />
cách “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu có sẵn, mà <br />
được bộc lộ và phát huy tính sáng tạo và vận dụng vào làm bài tập. Việc vận dụng <br />
kiến thức lý thuyết vào làm các bài tập thể hiện sự độc lập, tự giác của học sinh cần <br />
được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, không chỉ ở sách giáo khoa, sách bài tập mà có thể ở <br />
sách tham khảo hoặc báo... không những ở trường lớp mà có thể những tình huống, các <br />
hiện tượng trong thực tế cuộc sống hằng ngày.<br />
Giáo viên cần phải hướng cho học sinh biết được học tập là phài kết hợp “Học <br />
đi đôi với hành”. Trong đó hoạt động học tập thực chất là tự nhận thức, đặc trưng ở <br />
khả năng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. <br />
Trong dạy học và hướng dẫn làm bài tập Vật lý THCS nói chung và Vật lý 6 nói <br />
riêng, giáo viên phải phân ra cho học sinh biết và phương pháp làm hai dạng bài tập <br />
này là: Bài tập định tính và bài tập định lượng. <br />
Bài tập định tính là những bài tập mà khi giải, học sinh không cần thực hiện các <br />
phép tính phức tạp mà phải sử dụng những phép suy luận lôgic trên cơ sở hiểu rõ bản <br />
chất của các khái niệm, định luật Vật lí và nhận biết được những biểu hiện của <br />
chúng trong các trường hợp cụ thể. Đối với loại bài tập này, việc xác lập lời giải <br />
thường gây cho Học sinh nhiều khó khăn vì nó đòi hỏi phải lập luận một cách lôgic, có <br />
căn cứ đầy đủ và xác đáng về mặt kiến thức.<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang 6<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
Bài tập định lượng là những bài tập mà khi giải, học sinh cần thực hiện các <br />
phép tính, biến đổi công thức để tình ra kết quả . Đối với loại này, việc biến đổi công <br />
thức và tính toán thường gây cho học sịnh nhiều khó khăn vì nó đòi hỏi học sinh phải <br />
có trí nhớ kiến thức lí thuyết cũ và khả năng tư duy sáng tạo.<br />
<br />
II.3. Giải pháp thực hiện<br />
II.3.1.Phương pháp làm bài tập định tính<br />
Để làm được tốt các bài toán định tính thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh <br />
thực hiện như sau:<br />
a. Tìm hiểu đề bài, nắm vững giả thiết của bài tập<br />
Yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu các thuật ngữ chưa biết, tên <br />
gọi... xác định ý nghĩa Vật lý của các thuật ngữ vật lý, tóm tắt đầy đủ các giả thiết và <br />
nêu bật câu hỏi chính của bài tập (cần xác định cái gì? mục đích cuối cùng của bài giải <br />
là gì?). <br />
b. Phân tích hiện tượng<br />
Yêu cầu học sinh nghiên cứu các dữ kiện ban đầu của bài tập (những hiện <br />
tượng gì, sự kiện gì, những tính chất gì...) để nhận biết chúng có liên quan đến những <br />
khái niệm nào, quy tắc nào đã học trong Vật lý 6.<br />
c. Xây dựng lập luận và suy luận kết quả<br />
Có thể phân loại các bài tập định tính theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên về <br />
cơ bản ta thường gặp hai dạng, đó là giải thích hiện tượng và dự đoán hiện tượng sẽ <br />
xảy ra:<br />
– Đối với loại câu hỏi giải thích hiện tượng, phải thiết lập được mối quan hệ <br />
giữa một hiện tượng cụ thể với một số đặc tính của sự vật hay định luật Vật lý, tức là <br />
phải thực hiện được phép suy luận lôgic, trong đó cơ sở kiến thức phải là một đặc tính <br />
chung của sự vật hoặc định luật Vật lý có tính tổng quát áp dụng vào điều kiện cụ thể <br />
của đề bài mà kết quả cuối cùng chính là hiện tượng đã được nêu ra trong đề bài.<br />
– Đối với loại câu hỏi dự đoán hiện tượng, trước hết cần phải “khoanh vùng” <br />
kiến thức bằng cách căn cứ vào những dấu hiệu ban đầu (các dụng cụ thí nghiệm, <br />
dạng đồ thị, cấu tạo vật thể, trạng thái ban đầu của hệ ...) để liên tưởng, phán đoán <br />
chúng có thể liên quan đến những quy tắc Vật lý nào đã biết. Từ những phân tích về <br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang 7<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
diễn biến của quá trình và việc vận dụng các kiến thức Vật lý liên quan đã tìm được ta <br />
có thể dự đoán hiện tượng một cách chính xác.<br />
d. Kiểm tra kết quả tìm được<br />
Kiểm tra kết quả tìm được thực chất là phân tích kết quả cuối cùng để xem kết <br />
quả tìm được có phù hợp với điều kiện nêu ra ở bài tập hay không. Đối với các bài tập <br />
định tính có nhiều cách để kiểm tra, trong đó hai cách thường dùng là thực hiện các thí <br />
nghiệm có liên quan để đối chiếu với kết luận về dự đoán hiện tượng hoặc đối chiếu <br />
câu trả lời với các nguyên lí hay định luật Vật lý tổng quát xem chúng có thoả mãn hay <br />
không.<br />
<br />
Ví dụ: Bài tập 20.6* (Sách BTVL6). Trong một ống thủy tinh nhỏ đặt ngang đã <br />
được hàn kín hai đầu và hút hết không khí, có một giọt thủy ngân nằm ở giữa (hình <br />
20.3). Nếu đốt nóng một một đầu ống thì giọt thủy ngân có dịch chuyển không? Tại <br />
sao?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trước khi hướng dẫn tôi kiểm tra bài làm của học sinh thì thấy đa số các em <br />
đều làm như sau: Giọt thủy ngân không chuyển, vì ống thủy tinh đã được hàn kín hai <br />
đầu và hút hết không khí. Hoặc một số học sinh trả lời giọt thủy ngân chuyển động vì <br />
ống thủy tinh bị nóng lên giọt thủy ngân chuyển động giống như giọt nước màu trong <br />
ống thủy tinh khi áp tay vào bình cầu ở thí nghiệm hình 20.2 SGK Vật lý 6. <br />
Sau khi kiểm tra bài làm của học sinh tôi thấy đa số các em trả lời chưa chính <br />
xác hoặc một số em trả lời đúng nhưng chưa giải thích được. Nên tôi đưa ra hướng <br />
dẫn làm bài tập này như sau:<br />
Hướng dẫn:<br />
Đây là loại bài tập định tính có yêu cầu dự đoán và giải thích hiện tượng xảy ra.<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang 8<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
Tìm hiểu đầu bài ta thấy: Do có giọt thủy ngân nằm ở giữa mà ống thủy tinh <br />
được chia làm hai phần, dung tích ban đầu của mỗi phần là bằng nhau, bên trong mỗi <br />
phần là chân không. Chi tiết đáng lưu ý trong đầu bài thuật ngữ “đốt nóng”.<br />
Chỉ riêng việc “đốt nóng” đã có thể đó làm ta liên tưởng đến một loạt các hiện <br />
tượng Vật lý xảy ra như ống thủy tinh và giọt thủy ngân nóng lên bị dãn nở, giọt thủy <br />
ngân bị bay hơi...<br />
Câu hỏi thứ nhất đặt ra là: Ống thủy tinh và giọt thủy ngân có bị dãn nở không? <br />
giọt thủy ngân có bị bay hơi không? Như vậy diễn biến đáng chú ý của hiện tượng là <br />
ở hai phần của ống thủy tinh có chứa hơi thủy ngân.<br />
Câu hỏi thứ hai đặt ra là: Hơi thủy ngân ở hai phần của ống thủy tinh như thế <br />
nào? Dữ kiện của đầu bài cho biết ngọn nến được đốt nóng một đầu, điều đó làm lộ <br />
ra về tác động làm bay hơi thủy ngân về phía đầu kia, có thể kết luận lượng thủy ngân <br />
bay hơi về phía đầu kia.<br />
Cuối cùng, căn cứ vào các điều kiện về hơi thủy ngân, thể tích hơi thủy ngân <br />
trong ống, học sinh dễ dàng liên tưởng đến việc sử dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt <br />
của chất khí để suy luận ngay sau khi nung nóng giọt thủy ngân có dịch chuyển. Tuy <br />
trong ống không có không khí nhưng lại có hơi thủy ngân. Hơi thủy ngân ở một đầu bị <br />
hơ nóng lên, nở ra đẩy giọt thủy ngân dịch chuyển về phía đầu kia.<br />
e. Kết quả khảo nghiệm. <br />
Trước hướng dẫn<br />
Lớp Số học sinh Số học sinh dự đoán đúng Số học sinh giải thích đúng <br />
6A 33 8 3<br />
6B 33 2 0<br />
6C 32 6 2<br />
6D 33 5 1<br />
6E 34 4 0<br />
Tổng cộng 165 25 6<br />
Sau hướng dẫn<br />
Lớp Số học sinh Số học sinh dự đoán đúng Số học sinh giải thích đúng <br />
6A 33 30 25<br />
6B 33 26 18<br />
6C 32 29 24<br />
6D 33 29 22<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang 9<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
6E 34 29 23<br />
Tổng cộng 165 143 122<br />
*Phương pháp này có thể áp dụng gần như hầu hết cho các bài tập ở chương <br />
trình Vật lí lớp 6. <br />
<br />
II.3.2.Phương pháp làm bài tập định lượng:<br />
Để làm được tốt các bài toán định lượng thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh <br />
thực hiện như sau:<br />
a. Tìm hiểu đề:<br />
Đọc kĩ đề bài.<br />
Tìm hiểu ý nghĩa Vật lý của các từ ngữ trong đề bài bằng ngôn ngữ Vật lý.<br />
Tóm tắt đề bài bằng các kí hiệu Vật lý.<br />
Vẽ hình (nếu cần)<br />
Xác định điều “cho biết” đã cho, điều “phải tìm” ẩn số của bài tập, điều kiện <br />
trung gian “cần tìm”.<br />
b. Phân tích hiện tượng Vật lý theo đề bài:<br />
Xác định xem hiện tượng đã nêu trong bài tập thuộc phần kiến thức Vật lý nào? <br />
khái niệm nào?<br />
Nếu gặp hiện tượng Vật lý phức tạp thì phân tích ra thành những hiện tượng <br />
đơn giản. Tìm hiểu xem hiện tượng Vật lý diễn biến qua những giai đoạn nào?<br />
c. Xây dựng lập luận cho việc giải bài tập<br />
Trình bày có hệ thống, lập luận chặt chẽ, logic để tìm ra mối liên hệ giữa <br />
những điều cho biết và điều phải tìm.<br />
Đổi các đơn vị cho phù hợp.<br />
Lập các công thức liên quan đến các đại lượng cho biết, đại lượng cần tìm. <br />
Thực hiện các phép biến đổi để tìm ẩn số là đại lượng Vật lý phải tìm. <br />
*Có thể lập luận theo hai phương pháp sau:<br />
Phương pháp phân tích: Bắt đầu từ điều phải tìm (ẩn số) xác định mối liên hệ <br />
giữa những điều cho biết và điều phải tìm và các điều kiện trung gian. Tìm mối liên hệ <br />
giữa các điều kiện trung gian đã biết. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang <br />
10<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
Phương pháp tổng hợp: Từ những điều đã cho biết, xác định mối liên hệ giữa <br />
những điều đã cho biết với các điều trung gian, sau đó tìm mối liên hệ giữa những điều <br />
kiện trung gian và những điều phải tìm. <br />
d. Giải bài tập.<br />
Dựa vào các phân tích trên học sinh tìm ra mối liên hệ giữa những điều đã cho <br />
biết và điều phải tìm, học sinh tìm được công thức áp dụng cho việc giải bài tập đó <br />
thông qua các công thức đã học:<br />
Ghi lời giải.<br />
Sắp xếp công thức và thay số, tính toán, tìm kết quả.<br />
Ghi đơn vị.<br />
Thử lại kết quả: Kiểm tra lại kết quả thu được là chính xác. Học sinh cần dùng <br />
các phép tính để kiểm tra kết quả hoặc có thể dùng cách giải khác sau đó so sánh kết <br />
quả của các cách giải.<br />
<br />
Ví dụ 1. Bài tập 11.3 (Sách BTVL6). Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg.<br />
a) Tính thể tích của 1 tấn cát<br />
b) Tính trọng lượng của 1 đống cát 3m3.<br />
Trước khi hướng dẫn tôi kiểm tra bài làm của học sinh thì thấy một số học sinh <br />
làm như sau: 15:10 = 1,5<br />
1: 1,5 = 0,666<br />
15 x 3 = 45<br />
Đáp số: 1,5; 0,666; 45<br />
Một số học sinh khác làm như sau:<br />
1,5 : 0,01 = 1500<br />
1000 : 1500 = 0,666<br />
10 x 1500 = 15.000<br />
15.000 x 3 = 45.000<br />
Đáp số: 1500; 0,666; 15.000; 45.000<br />
Một số học sinh khác lại làm như sau:<br />
1,5 : 0,01 = 1500 kg/m3<br />
1000 : 1500 = 0,666 m3<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang <br />
11<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
10 x 1500 = 15.000 N/m3<br />
15.000 x 3 = 45.000 N<br />
Đáp số: 1500 kg/m3; 15.000 N/m3; 45.000 N<br />
Một số học sinh khác làm cụ thể hơn như sau:<br />
Khối lượng riêng của cát là: 1,5 : 0,01 = 1500 kg/m3<br />
Thể tích của 1 tấn cát là: 1000 : 1500 = 0,666 m3<br />
Trọng lượng riêng của cát là: 10 x 1500 = 15.000 N/m3<br />
Trọng lượng của 1 đống cát 3m3 là 15.000 x 3 = 45.000 N<br />
Đáp số: 1500 kg/m3; 15.000 N/m3; 45.000 N<br />
Sau khi kiểm tra bài làm của học sinh tôi thấy một số học sinh làm bài tập chưa <br />
đúng hoặc một số học sinh làm đúng nhưng chưa đầy đủ các bước: Lời giải, lập luận <br />
(nếu có), đổi đơn vị, công thức hoặc biến đổi công thức (nếu cần), ghi đơn vị .. . Nên <br />
tôi đưa ra hướng dẫn làm bài tập này như sau:<br />
Hướng dẫn<br />
Đề bài đã cho biết gì? <br />
Tóm tắt bài toán bằng các kí hiệu Vật lý đã học?<br />
Đổi đơn vị theo các đại lượng Vật lý đã học?<br />
Phải tìm gì, bằng công thức nào? Muốn vậy cần tìm điều kiện trung gian nào, <br />
bằng công thức nào?<br />
Đề bài đã cho biết thể tích 10l cát có khối lượng 15kg. <br />
m<br />
Phải tìm thể tích của 1 tấn cát bằng công thức: V . Cần tìm khối lượng <br />
D<br />
m<br />
riêng của cát bằng công thức D .<br />
V<br />
Phải tìm trọng lượng của 1 đống cát có thể tích 3 m3, bằng công thức <br />
P<br />
d P d .V . Cần tìm trọng lượng riêng của cát, bằng công thức d=10.D<br />
V<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang <br />
12<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
Giải<br />
Tóm tắt : a. Khối lượng riêng của cát: <br />
V1=10l = 0,01m3; m1 15<br />
D 1500(kg / m 3 )<br />
m1 = 15kg V1 0,01<br />
m2= 1 tấn = 1000kg Thể tích 1 tấn cát: <br />
a. V2=? ; m2 1000<br />
b. P =? ; V=3m3 V2 0,667( m 3 )<br />
D 1500<br />
b. Trọng lượng riêng của cát:<br />
d=10.D = 10.1500=15000(N/m3)<br />
Trọng lượng 1 đống cát 3m3:<br />
P<br />
d P d .V = 15000 x 3 = 45000(N)<br />
V<br />
<br />
Ví dụ 2. Bài tập 11.5 (Sách BTVL6). Mỗi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6kg. <br />
Hòn gạch có thể tích 1200 cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và <br />
trọng lượng riêng của gạch (h.11.1)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trước khi hướng dẫn tôi kiểm tra bài làm của học sinh thì thấy không biết làm <br />
bài tập này<br />
Một số học sinh làm như sau:<br />
192 x 2 = 384<br />
1200 384 = 816<br />
1,6 : 186 = 0,001960<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang <br />
13<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
0,001960 x 10 = 0,01960<br />
Đáp số: 0,001960; 0,01960<br />
Một số học sinh khác lại làm như sau:<br />
1200 – (192 x 2) = 816 m3 = 0,000816 m3<br />
1,6 : 0,000816 m3= 1960,078 kg/m3<br />
10 x 1960,078 kg/m3 = 19607,84N/m3<br />
Đáp số: 1960,078 kg/m3; 19607,84N/m3<br />
Một số học sinh khác làm theo cách sau sau:<br />
Thể tích của hòn gạch: 1200 – (192 x 2) = 816 m3= 0,000816 m3<br />
Khối lượng riêng của gạch: 1,6 : 0,000816 m3= 1960,078 kg/m3<br />
Trọng lượng riêng của gạch: (1,6 x 10) : 0,000816 = 19607,84N/m3<br />
Đáp số: 1960,078 kg/m3; 19607,84N/m3<br />
Cũng giống như bài tập ở ví dụ 1 trên sau khi kiểm tra bài làm của học sinh tôi <br />
thấy một số học sinh làm bài tập chưa đúng hoặc một số học sinh làm đúng nhưng <br />
chưa đầy đủ các bước: Lời giải, lập luận (nếu có), đổi đơn vị, công thức hoặc biến <br />
đổi công thức (nếu cần), ghi đơn vị .. . Nên tôi đưa ra hướng dẫn làm bài tập này như <br />
sau:<br />
Hướng dẫn<br />
Đề bài đã cho biết gì? <br />
Tóm tắt bài toán bằng các kí hiệu Vật lý đã học?<br />
Đổi đơn vị theo các đại lượng Vật lý đã học?<br />
Phải tìm gì, bằng công thức nào?Muốn vậy cần tìm điều kiện trung gian nào, <br />
bằng công thức nào?<br />
Đề bài đã cho biết hòn gạch “hai lỗ”, có khối lượng 1,6kg, có thể tích 1200 <br />
cm3, mỗi lỗ có thể tích 192cm3.<br />
m<br />
Phải tìm khối lượng riêng của gạch, bằng công thức: D . Cần tìm thể tích <br />
V<br />
thực của gạch bằng cách lấy thể tích của hòn gạch trừ thể tích của hai lỗ gạch. Đổi <br />
đơn vị từ cm3 sang m3.<br />
P<br />
Phải tìm trọng lượng riêng của gạch, bằng công thức d= 10.D hay d . Cần <br />
V<br />
tìm khối lượng của gach, bằng công thức P=10.m<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang <br />
14<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
Giải<br />
Tóm tắt : Thể tích thực của hòn gạch:<br />
m = 1,6kg V = 1200 – (192 x 2) = 816 cm3<br />
Vhòn gạch =1200cm3 Đổi 816cm3 = 0,000816m3<br />
V1 lỗ gạch =192cm3 Khối lượng riêng của gạch: <br />
D = ? m 1,6<br />
D 1960,8(kg / m 3 )<br />
d = ? V 0,000816<br />
Trọng lượng riêng của gạch:<br />
Cách 1.<br />
d=10 x D = 10 x 1960,8=19608(N/m3)<br />
Cách 2. P= 10 x m = 10 x 1,6 = 16N<br />
P 16<br />
d 19608( N / m 3 )<br />
V 0,000816<br />
<br />
e. Kết quả khảo nghiệm<br />
Trước hướng dẫn<br />
Lớp Số học sinh Số HS làm đúng Số HS làm được, trình bày rõ ràng<br />
6A 33 16 3<br />
6B 33 14 1<br />
6C 32 17 3<br />
6D 33 15 1<br />
6E 34 16 2<br />
Tổng cộng 165 76 10<br />
Sau hướng dẫn<br />
Lớp Số học sinh Số HS làm đúng Số HS làm được, trình bày rõ ràng<br />
6A 33 27 20<br />
6B 33 23 14<br />
6C 32 25 21<br />
6D 33 24 16<br />
6E 34 24 17<br />
Tổng cộng 165 123 88<br />
<br />
*Phương pháp này có thể áp dụng cho các bài: Trọng lực – Đơn vị lực; Khối <br />
lượng riêng Trọng lượng riêng và các bài tập nâng cao trong phần Máy cơ đơn giản: <br />
Ròng rọc, Mặt phẳng nghiêng, Đòn bẩy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang <br />
15<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
II.4. Kết quả quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
Việc làm bài tập Vật lý lớp 6 là đối với học sinh mới chỉ mang tính vận dụng, <br />
làm các bài tập đơn giản bước đầu hình thành các bước và kĩ năng làm bài tập. Nhưng <br />
với những phương pháp và các bước thực hiện trên học sinh sẽ khắc sâu được những <br />
kiến thức trong đầu vì trong qua trình làm bài tập các em đã tự suy nghĩ, tìm tòi, sáng <br />
tạo, nên khi giáo viên hỏi lại các kiến thức cũ học sinh sẽ tái hiện lại ở trong đầu của <br />
mình. Môn Vật lý 6 chủ yếu là thực hành và thí nghiệm nên với các phương pháp làm <br />
bài tập như trên sẽ giúp cho học sinh có thói quen và kĩ năng làm bài tập kết hợp nhuần <br />
nhuyễn và áp dụng tốt giữa lý thuyết vào làm bài tập xuyên suốt trong quá trình học. <br />
Qua đó kết quả học tập hàng năm và của từng lớp học ngày càng được nâng lên.<br />
Vật lý là Khoa học thực nghiệm, không phải chỉ làm thí nghiệm đơn thuần mà <br />
ngoài việc làm thí nghiệm cần có sự phân tích sâu sắc các sự kiện thực nghiệm, tổng <br />
quát lý thuyết và phát hiện ra bản chất sự vật. Do đó sau trước hoặc sau khi làm thí <br />
nghiệm giáo viên cần giúp cho học sinh có sự thống nhất giữa thí nghiệm, lý thuyết và <br />
làm bài tập, hay tóm lại là gồm cả quá trình tìm tòi ý tưởng ban đầu đến kết luận cuối <br />
cùng.<br />
Phải rèn luyện cho học sinh hoạt động nhận thức tìm tòi, sáng tạo trong khi làm <br />
bài tập và phải lựa chọn mức độ thích hợp từ dể đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: <br />
Mức độ biết mức độ hiểu mức độ vận dụng (vận dụng thấp vận dụng cao); <br />
Câu hỏi phân tích câu hỏi tổng hợp câu hỏi đánh giá. Từ đó sẽ khích thích và tạo <br />
cho các em có hứng thú trong việc làm bài tập môn Vật lý 6.<br />
Giáo viên cần phải có một số kĩ năng:<br />
+Kĩ năng hỏi: Tích cực hoá tất cả các học sinh; Đưa câu hỏi và bài tập cho tất <br />
cả các học sinh từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.<br />
+Kĩ năng nên làm: Tập trung vào trọng tâm; Giải thích; Vận dụng.<br />
+Hướng cho học sinh dần có được năng lực thích ứng với các phương pháp làm <br />
bài tập: Giác ngộ mục đích của việc làm bài tập, tự giác làm bài tập, có ý thức về kết <br />
quả học tập của mình và kết quả chung của cả nhóm, lớp. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang <br />
16<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
III.1. Kết luận <br />
Trong luật giáo dục có điều đã viết: Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích <br />
cực, tự giác, chủ động sáng tạo cho học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, <br />
môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự giác làm bài tập, rèn luyện kĩ năng vận <br />
dụng kiến thức vào thực tiễn khi làm bài tập qua đó đem lại niềm vui, hứng thú cho <br />
học sinh. <br />
Đổi mới dạy và học nhưng phải hướng tới hoạt động độc lập, sáng tạo, tự giác <br />
làm bài tập, chống lại thói quen thụ động, ỉ lại. Nhằm tạo nên động lực, động viên, <br />
thúc đẩy khuyến khích học sinh phải có ý thức tự giác, năng động, sáng tạo khi làm bài <br />
tập.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng trong những năm <br />
học qua. Để có được kết quả đó, đòi hỏi mỗi người giáo viên hãy phấn đấu qua mỗi <br />
tiết học để học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều <br />
hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn, tự giác làm bài tập nhiều hơn để chiếm <br />
lĩnh kiến thức.<br />
Đây mới chỉ là bước khởi đầu, trong tương lai nhu cầu của học sinh còn đòi hỏi <br />
cao hơn. Trong quá trình thực hiện đề tài có gì sơ xuất, mong được đón nhận sự thông <br />
cảm và góp ý, giúp đỡ và trao đổi để tôi hoàn thiện thiệt tốt hơn trong công tác giảng <br />
dạy môn Vật lý 6. <br />
<br />
III.2. Kiến nghị<br />
Phân phối chương trình cần thêm một số tiết bài tập tạo để tạo điều kiện cho <br />
giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập .<br />
Việc kiểm tra, đánh giá phải theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của <br />
học sinh. Khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào bài tập <br />
trong thực tế.<br />
Việc làm bài tập Vật lý của học sinh không chỉ có riêng thầy và trò thực hiện <br />
được mà cần phải có sự kết hợp chặt giữa học trên lớp và ở nhà. Vì vậy cần phải có <br />
sự quan tâm của phụ huynh học sinh: Tạo điều kiện cho con em có thời gian làm bài <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang <br />
17<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
tập ở nhà. Phụ huynh phải đôn đốc và kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của con em <br />
mình.<br />
Giáo viên chủ nhiệm trong 15 phút sinh hoạt đầu giờ cần yêu cầu ban cán sự <br />
lớp kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.<br />
Giáo viên bộ môn chọn cán sự bộ môn Vật lý để những học sinh này có thể giải <br />
hoặc hướng dẫn các học sinh khác làm bài tập vào những lúc sinh hoạt hay những giờ <br />
ra chơi, học nhóm …<br />
Nhà trường cần khuyến khích, ủng hộ mỗi sáng kiến cải tiến dù nhỏ của giáo <br />
viên và giúp đỡ, tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá <br />
mới phù hợp với môn học: Một số phần mềm soạn đề kiểm tra, cách kiểm tra, đánh <br />
giá…<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Văn Điệp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang <br />
18<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang <br />
19<br />
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6<br />
<br />
<br />
<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
STT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ<br />
1 Sách giáo khoa Vật lý 6 Nhà xuất bản giáo dục<br />
2 Sách giáo viên Vật lý 6 Nhà xuất bản giáo dục<br />
3 Sách bài tập Vật lý 6 Nhà xuất bản giáo dục<br />
4 Luật Giáo dục Nhà xuất bản giáo dục VN<br />
5 Một số tư liệu sưu tầm trên Internet<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Văn Điệp Bộ môn Vật lý 6 Trường THCS Lê Quý Đôn Krông Ana Trang <br />
20<br />