Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Một nhà văn pháp đã từng nói "Nếu không có mục đích, anh không làm <br />
được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường". <br />
Thật vậy, chúng ta sống và luôn bắt đầu bằng một ngày mới, ngày mới <br />
phải có mục đích, có lý tưởng và lí tưởng sống phải chân chính, thanh cao thì <br />
cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa. <br />
Thế nhưng dưới tác động của nền kinh tế thị trường, một bộ phận <br />
thanh thiếu niên luôn thể hiện rõ hai đặc tính quan trọng là hướng ngoại và <br />
năng động. nên đã xuất hiện nhiều hiện tượng bất thường, phá cách, lệch <br />
chuẩn. Họ có lối sống lệch lạc, sống thiếu lý tưởng, thiếu trách nhiệm với <br />
chính bản thân, gia đình và xã hội. Họ không có động lực phấn đấu và thiếu <br />
nguồn năng lượng phấn đấu, thiếu niềm tin bền vững. Vì vậy phải đề cao vai <br />
trò của giáo dục đối với giới trẻ hiện nay.<br />
Nói đến học sinh là nói đến lực lượng hùng hậu, có sức khỏe, có trình <br />
độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp thu những tiến bộ của xã <br />
hội. Nhất là trong giai đoạn cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay, trong bối <br />
cảnh thế giới có rất nhiều biến động phức tạp. Nói đến học sinh tức là nói <br />
đến thế hệ đang nắm trong tay tri thức cùng với những hiểu biết về tiến bộ xã <br />
hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. <br />
Tuy mang trên mình một sứ mệnh to lớn nhưng trong thời đại ngày nay <br />
Thời đại được gọi là văn minh thì một bộ phận không nhỏ học sinh, thanh <br />
thiếu niên vẫn còn biểu hiện tiêu cực như trốn học, bỏ tiết, vô lễ với giáo <br />
viên.Tình trạng lười học, không có mục đích học tập đúng đắn. Biểu hiện bỏ <br />
học nửa chừng, bỏ giờ trốn tiết ngày càng gia tăng. Đa phần các em rất lười <br />
vận động, lười suy nghĩ, ít hào hứng khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên <br />
lớp như chăm sóc công trình măng non, bảo vệ môi trường...Không những thế, <br />
các em còn thờ ơ với những vẫn đề mà cả xã hội đang quan tâm, dễ dàng xả <br />
rác bừa bãi, vẫn thản nhiên làm bẩn môi trường của chính họ.<br />
Mặc khác, với mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo thế hệ trẻ phát <br />
triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần thì thầy cô giáo chưa thực sự đạt <br />
được yêu cầu trên. Phần lớn giáo viên khi lên lớp chỉ mãi mê dạy chữ, cố gắng <br />
nhồi nhét kiến thức cho học sinh, Không chú trọng đến việc giáo dục đạo đức <br />
và nhân cách các em ngày càng giảm sút, thái độ học tập ngày càng thiếu đi <br />
tính tích cực. <br />
Đối với đề tài này sau hai năm học (năm 2016 2017; 2017 2018) tôi đã <br />
tiến hành nghiên cứu một số vấn đề quan trọng hiện nay trong cuộc sống và <br />
áp dụng những phương pháp dạy học hiệu quả hơn trong môn Địa lí, giúp học <br />
<br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 1<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
sinh nâng cao nhận thức gắn liền với những hành động và việc làm tích cực <br />
đối với học sinh trong đơn vị.<br />
<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Tìm hiểu một số vấn đề quan trọng hiện nay trong cuộc sống như: vấn <br />
đề gia tăng dân số, bảo vệ môi trường, vấn đề việc làm và vấn đề tảo hôn...có <br />
ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh. Đồng thời giáo dục học sinh tình yêu quê <br />
hương đất nước, yêu bản thân, yêu gia đình và có trách nhiệm, có ý chí vươn <br />
lên trong học tập và rèn luyện.<br />
Rèn luyện kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trải <br />
nghiệm thông qua tiết học Địa lí.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại đã viết: “Cái quí <br />
nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống <br />
sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí”. Để nâng <br />
cao tầm quan trọng của một con người ta thường nhìn vào cách sống, suy nghĩ <br />
và hành động của họ. Người sống có lý tưởng sống, có suy nghĩ và hành động <br />
tích cực sẽ dẫn đường cho họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận <br />
mọi nghịch cảnh để hoàn thiện bản thân. <br />
Ngày 14 tháng 2 năm 2016 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch <br />
triển khai quyết định số 1501/QĐTTG phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục <br />
lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng <br />
giai đoạn 2015 – 2020” của Ngành giáo dục. Vì vậy giáo dục không đơn thuần <br />
là truyền thụ tri thức, mà còn phải giáo dục đạo đức, lối sống để nâng cao <br />
nhận thức và hành động đúng đắn cho học sinh trong thời đại ngày nay.<br />
Ngày 17 tháng 9 năm 2018 Phòng GD và ĐT Krông Ana ban hành kế <br />
hoạch số 109/BCPGDĐT trong đó có nội dung đổi mới giáo dục giáo dục phổ <br />
thông; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo <br />
dục phổ thông: Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng <br />
sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường; chú trọng giáo dục bản sắc văn hóa <br />
dân tộc; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng <br />
chống bạo lực học đường hiệu quả; Triển khai thực hiện Quyết định số <br />
522/QĐTTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giáo dục <br />
hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.<br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
Xin mượn lời của một tác giả khuyết danh “Mục đích chính là dạy cho <br />
trẻ biết nhiều, mà cái chính là dạy cho trẻ biết hành động”.Chính vì vậy <br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 2<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
những người làm công tác giáo dục luôn hiểu rõ nhiệm vụ của bản thân là <br />
phải giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện cả về nhận thức lẫn tinh thần.<br />
Trường THCS Lương Thế Vinh nằm trên địa bàn thôn Quỳnh Tân 2 <br />
thuộc thị trấn Buôn Trấp huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Trường có điều <br />
kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện. Nhà trường là một <br />
khối đoàn kết, đội ngũ giáo viên có chuyên môn vững vàng, thường xuyên <br />
được tập huấn chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp. Đặc biệt trong <br />
những năm trở lại đây nhà trường đang tiếp cận dạy học theo mô hình trường <br />
học mới, là mô hình dạy học chú trọng đến việc giáo dục học sinh phát triển <br />
toàn diện hơn. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh hoạt động của học sinh tại trường THCS Lương Thế <br />
Vinh<br />
Nhà trường có chất lượng đầu vào khá tốt nên có điều kiện thu hút <br />
nguồn học sinh khá giỏi từ các trường tiểu học trên địa bàn huyện nên khả <br />
năng tiếp thu kiến thức khá tốt, nhiều em nhanh nhạy trong các hoạt động <br />
phong trào của nhà trường.<br />
Dưới sự quản lý chỉ đạo chặt chẽ của ban lãnh đạo nhà trường, sự phối <br />
kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và sự nổ lực của <br />
giáo viên và học sinh, chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt <br />
qua các năm.<br />
<br />
<br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 3<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
Tuy nhiên, trong thời đại phát triển, sự bùng nổ về công nghệ thông tin <br />
thì nhân cách và lối sống một số học sinh bị xuống cấp trầm trọng. Một bộ <br />
phận học sinh sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, thiếu trách <br />
nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội. Các em có nhiều thời gian cho <br />
học tập, giải trí, nhưng không ít bạn dùng thời gian vào những việc vô bổ. <br />
Phải chăng khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì các <br />
em dần trở nên ích kỷ hơn, khó bảo hơn, chỉ biết nghĩ cho riêng mình. <br />
Các em thản nhiên xả rác bừa bãi, vô tư làm bẩn môi trường xung quanh, <br />
vẫn còn đâu đó hình ảnh vứt rác, giấy loại, bao bì, vỏ kẹo cao su xung quanh <br />
trường, hành lang, trong ngăn bàn, gây ảnh hưởng đến cảnh quan khuôn viên <br />
trường học và làm ô nhiễm bầu không khí học tập và giảng dạy. Trong khi ở <br />
một số quốc gia phát triển trên thế giới có hẳn môn học riêng về môi trường <br />
để nâng cao ý thức tự bảo vệ môi trường của chính học sinh của họ, thì ở <br />
nước ta chỉ được lồng ghép trong các môn học và tiết học ngoại khóa. Song <br />
nhìn chung, vẫn còn mang nặng tính hình thức.<br />
Thế hệ học sinh hiện tại là công dân tương lai, v ới nhận thức công tác <br />
dân số vừa là vấn đề xã hội, vừa rất thiết thực với đời sống của mỗi gia đình <br />
và chính bản thân các em sau này. Liên quan đến vấn đề dân số, hiện nay nạn <br />
tảo hôn đang diễn ra khá phổ biến. Nhiều học sinh lười học, chán học, nghỉ <br />
học sớm, thậm chí có những học sinh đang đi học cũng phải dừng mọi hi vọng <br />
và ước mơ để bước vào cuộc sống gia đình trẻ. <br />
Định hướng nghề nghiệp không tốt cũng làm ảnh hưởng lớn đến việc <br />
tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập của các em học sinh. Vấn đề thất <br />
nghiệp, thiếu việc làm của đội ngũ sinh viên khi ra trường đã tác động tiêu cực <br />
đến suy nghĩ của các bậc cha mẹ và học sinh hiện nay. Các em không còn thấy <br />
hào hứng với việc học văn hóa, thiếu đi ước mơ thi vào các trường đại học, <br />
chuyên nghiệp, Theo số liệu thống kê hàng năm cho thấy một thực trạng đáng <br />
báo động tại các trường học là tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng tăng, đặc biệt là <br />
học sinh lớp cuối cấp.<br />
Xã hội càng phát triển, công nghệ mới ra đời thì những vấn đề mới <br />
ngày càng nảy sinh. Giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng chính là đối tượng <br />
chịu sự tác động mạnh mẽ của biến đổi xã hội. Dưới tác động của Internet các <br />
em ngày càng lười đọc, khả năng tư duy độc lập ngày càng hạn chế, thích <br />
chạy theo những giá trị ảo và càng ngày càng sống "vô cảm" hơn. Cho nên để <br />
chuẩn bị hành trang bước vào đời các bạn không chỉ mang theo vốn kiến thức <br />
mà phải có đạo đức tốt, hay nói cách khác đi là "trước khi thành tài phải thành <br />
nhân". Tiếp xúc với những nền văn hóa đa dạng nên nhiều học sinh sống trong <br />
thế giới ảo, vô cảm trước truyền thống văn hóa dân tộc, tình yêu quê hương, <br />
yêu gia đình…. Chính vì thế giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ <br />
trẻ luôn là việc làm cần thiết của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.<br />
<br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 4<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
Đứng trước những vấn đề được đề cập ở trên bản tôi nhận thấy rằng: <br />
các thầy cô giáo hiện nay đã thực hiện đổi mới phương pháp nhưng chưa triệt <br />
để. Chủ yếu chú trọng vào truyền đạt kiến thức cho các em theo sách giáo <br />
khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng, chạy đua với thành tích bằng những điểm số, <br />
giải thưởng, kì thi mà chúng ta chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục nhân <br />
cách, nhận thức để nâng cao lý tưởng sống tích cực giúp học sinh phát triển <br />
toàn diện hơn. <br />
Đối với học Địa lý, là một bộ môn trong hệ thống các môn văn hóa ở <br />
trường phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về <br />
trái đất, môi trường sống của con người, về thiên nhiên, các hoạt động của con <br />
người trên phạm vi khu vực, quốc gia, thế giới…Vì vậy hệ thống kiến thức <br />
rất rộng và đa dạng. Cho nên việc tích hợp, lồng ghép giáo dục đạo đức, lối <br />
sống cho các em không dễ dàng, không thuận lợi như các môn khoa học xã hội <br />
khác. Chính vì vậy giáo viên chưa thực sự đầu tư vào soạn giảng theo hướng <br />
rèn luyện, giáo dục kĩ năng và lý tưởng, lối sống tích cực cho các em, chưa đáp <br />
ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. <br />
Do đó yêu cầu đặt ra đối với giáo viên hiện nay là phải biết tự tìm tòi, <br />
nghiên cứu chương trình, tìm hiểu nội dung và đổi mới phương pháp dạy học <br />
phù hợp để làm thế nào đó giúp học sinh nâng cao nhận thức và biết hành động <br />
đúng đắn để giải quyết một số vấn đề tiêu cực trong xã hội hiện nay trong các <br />
tiết dạy trong các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
1. Giải pháp 1. Định hướng nội dung, hình thức thực hiện để nâng <br />
cao hiệu quả giáo dục trong chương trình môn Địa lí <br />
Lần đầu tiên thực hiện việc lồng ghép nội dung để giáo dục học sinh <br />
tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường, thái độ học tập đúng <br />
đắn và phòng chống, bài trừ một số hũ tục lạc hậu còn tồn tại của địa phương. <br />
Tôi đề xuất một số định hướng trong môn địa lí khối 6,7,8,9 cụ thể như sau:<br />
<br />
Tên bài Lớ Mục tiêu giáo dục Hình thức <br />
p thực hiện<br />
<br />
Bài 22: Việt Nam – 8 Giáo dục học sinh tình yêu Sử dụng phim <br />
Đất nước, con người quê hương đất nước tư liệu<br />
<br />
Bài 33: Đặc điểm 8 Tình yêu quê hương gắn bó Giới thiệu <br />
chung của tự nhiên với tình yêu gia đình, làng xóm. nhân vật nhỏ <br />
Việt Nam Xuất phát từ tình yêu đó giáo tuổi điển hình <br />
dục học sinh luôn đóng góp về tinh thần <br />
Bài 1: Cộng đồng 9 một phần công sức của mình yêu nước để <br />
các dân tộc Việt để xây dựng quê hương đất giáo dục học <br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 5<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
<br />
Nam nước ngày càng giàu đẹp thông sinh.<br />
qua việc không ngừng học tập <br />
và rèn luyện để trở thành con <br />
ngoan trò giỏi. Nêu cao tinh <br />
thần đoàn kết, tạo nên sức <br />
mạnh để xây dựng và bảo vệ <br />
tổ quốc. <br />
<br />
Bài 17: Lớp vỏ khí 6 Giáo dục học sinh bảo vệ Xây dựng tình <br />
môi trường huống và giải <br />
Bài 17: Ô nhiểm 7 quyết tình <br />
môi trường ở đới ôn Giúp học sinh tìm hiểu nguyên <br />
huống trong <br />
hòa nhân và giáo dục ý thức bảo vệ <br />
quá trình dạy <br />
môi trường. Những tình cảm, <br />
học để giáo <br />
Bài 39: Đặc điểm 8 mối quan tâm của các em trong <br />
dục học sinh ý <br />
sông ngòi Việt Nam việc bảo vệ môi trường sẽ <br />
thức bảo vệ <br />
giúp các em có những kĩ năng <br />
Bài 38: Phát triển 9 môi trường<br />
giải quyết cũng như cách <br />
tổng hợp kinh tế và thuyết phục các thành viên khác <br />
bảo vệ tài nguyên, cùng tham gia.<br />
môi trường biển – <br />
đảo<br />
<br />
<br />
Bài 10: Dân số và 7 Giáo dục học sinh về vấn đề Thống kê <br />
sức ép của dân số dân số và tình trạng tảo hôn Tuyên truyền <br />
tới tài nguyên môi thông qua các <br />
Giúp học sinh biết được tình <br />
trường ở đới nóng tiết học trên <br />
hình dân số nước ta hiện nay. <br />
lớ p<br />
Bài 2: Dân số và 9 Tác động của dân số đối với <br />
gia tăng dân số một số vấn đề xã hội hiện nay, <br />
trong đó đáng báo động là nạn <br />
Bài 7: Vùng Trung 9 tảo hôn<br />
du và miền núi Bắc <br />
Nhằm hạn chế tác hại của <br />
bộ<br />
một số phong tục, hũ tục lạc <br />
Bài 28: Vùng Tây 9 hậu của một số dân tộc thiểu <br />
Nguyên số ở vùng núi, tây nguyên nói <br />
chung và địa phương nói riêng.<br />
Bài 4: Lao động và 9 Phân luồng và định hướng Xây dựng tình <br />
việc làm. Chất nghề nghiệp đối với học sinh huống<br />
lượng cuộc sống cuối cấp Giải quyết <br />
Hiểu rõ hơn về vấn đề việc tình huống<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 6<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
<br />
làm hiện nay đối với giới trẻ, Tuyên truyền <br />
xây dựng mục tiêu cho bản giáo dục<br />
thân khi đang ngồi trên ghế nhà Trải nghiệm <br />
trường. Sống tích cực, học thực tế<br />
hành nghiêm túc để tạo ra việc <br />
làm ổn định cho bản thân, góp <br />
phần vào sự phồn vinh của đất <br />
nước.<br />
<br />
2. Giải pháp 2. Tổ chức một sô tiết dạy có nội dung lồng ghép giáo <br />
dục đạo đức, nâng cao nhận thức học sinh.<br />
2.1. Yêu cầu chung<br />
Để thực hiện giảng dạy bộ môn theo yêu cầu trên, đồng thời nâng cao <br />
chất lượng dạy học bộ môn, rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong hoạt động dạy <br />
và học cần chú ý những nội dung sau:<br />
<br />
<br />
+ Xác định vấn đề cần giải quyết<br />
+ Chọn nội dung phù hợp<br />
+ Xác định mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ<br />
+ Thiết kế bài dạy<br />
+ Thực hiện tiến trình dạy học, phân bố thời gian hợp lý, thực hiện vào <br />
đầu hoặc cuối tiết học. Lưu ý phải đảm bảo thời gian, hoàn cảnh thực hiện, <br />
hạn chế lan man, dài dòng, lạm dụng quá nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến <br />
tiết học.<br />
Đối với yêu cầu này giáo viên phải xây dựng được tình huống tốt. Tình <br />
huống xuất phát từ thực tế và được chỉnh sửa để mang tính điển hình, phục vụ <br />
tốt cho mục tiêu dạy học. <br />
Thực hiện đầy đủ quy trình tiết dạy có lồng ghép nội dung giáo dục như: <br />
+ Bước 1: Tìm chủ đề, xác định mục tiêu của chủ đề<br />
+ Bước 2: Lựa chọn tình huống phù hợp với nội dung của từng chủ đề, <br />
từng bài.<br />
+ Bước 3: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh<br />
+ Bước 4: Thực hiện dạy học có nội dung xử lý tình huống theo chủ đề đã <br />
xây dựng.<br />
2.2. Ví dụ minh họa<br />
<br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 7<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
Ví dụ 1: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua <br />
giải quyết tình huống (Phạm vi áp dụng trong các bài được minh họa ở mục <br />
1. Giải pháp 1)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mục tiêu: Thông qua tình huống học sinh trình bày được nguyên nhân <br />
dẫn đến sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường là do con <br />
người khai thác quá mức và gia tăng chất thải vào môi trường. Phương pháp <br />
dạy học nhẹ nhàng, linh hoạt, dễ dàng tạo hứng thú trong học tập bộ môn. <br />
Qua đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường giáo viên có <br />
thể chọn tình huống sau:<br />
Trong thời gian qua em được cử đại diện tham gia hội thảo quốc gia về <br />
vấn đề suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Các nhà khoa <br />
học đã phân tích nguyên nhân của hiện trạng này như sau:<br />
<br />
"Tiến sĩ Trần Văn Chiến Phó Tổng cục <br />
trưởng Tổng cục Dân số cho rằng: Việt <br />
Nam là nước đất chật, người đông với <br />
tổng số dân và mật độ ở mức cao báo <br />
động so với tài nguyên đang có. Việc sử <br />
dụng môi trường chưa hợp lý như hiện <br />
nay, tài nguyên đất, nước, không khí... của <br />
Việt Nam đang có nguy cơ bị tàn phá, cạn <br />
kiệt. "Dân số gắn với môi trường, trong <br />
đó có kinh tế, xã hội và thiên nhiên. Sinh <br />
càng nhiều, càng nhanh thì tài nguyên càng <br />
bị thu hẹp và con người càng phải đối mặt <br />
với nhiều thách thức. Việt Nam không nằm <br />
ngài quy luật đó". <br />
<br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 8<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
<br />
"Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh Chủ tịch Hội <br />
Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt <br />
Nam lại phân tích mức tăng dân số bao <br />
nhiêu và mật độ cao thế nào không ảnh <br />
hưởng tới môi trường bằng chính cách con <br />
người đối xử với môi trường sống của <br />
mình. Năm 1945, Việt Nam có 20 triệu <br />
dân. Hiện tại, con số này đã gấp hơn 4 <br />
lần. Cùng với đó, chất lượng cuộc sống <br />
của người dân được nâng lên, tuổi thọ <br />
người Việt cũng tăng lên gấp 23 lần. Như <br />
vậy, nếu tổ chức tốt, biết sử dụng hợp lý <br />
những gì mình có thì một khu vực nhỏ <br />
nhiều người sống vẫn có thể có môi <br />
trường trong lành, phát triển tốt". <br />
<br />
Với tư cách là người đại diện đến lượt mình phát biểu, em sẽ nói gì? <br />
Em sẽ gửi thông điệp gì đến các bạn học sinh về vấn đề bảo vệ tài nguyên và <br />
môi trường hiện nay?<br />
Thông qua tình huống trên học sinh nắm được một số nguyên nhân làm <br />
ô nhiễm môi trường.<br />
Nêu quan điểm của bản thân và thông điệp gửi đến các bạn học sinh <br />
về ý thức bảo vệ môi trường, làm tốt công tác tuyên truyền trong gia đình đến <br />
bên ngoài xã hội về việc thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường như:<br />
+ Tiết kiệm điện, nước mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử <br />
dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện.<br />
+ Hạn chế sử dụng túi nilon, xử lí rác thải phù hợp, gom lại bán phế <br />
liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên.<br />
+ Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài <br />
đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác <br />
sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, <br />
lòng đường, hè phố.<br />
+ Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà <br />
cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và <br />
bảo vệ cây xanh nơi công cộng.<br />
+ Tuyên truyền mọi người hạn chế đi xe máy, tăng cường đi xe đạp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 9<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
+ Hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, <br />
cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các <br />
thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ <br />
chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm <br />
sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh học sinh chăm sóc <br />
công trình măng non<br />
Ví dụ 2: Giáo dục học sinh về vấn đề dân số và tình trạng tảo hôn <br />
thông qua phương pháp thống kê, tuyên truyền (Phạm vi áp dụng trong các <br />
bài được minh họa ở mục 1. Giải pháp 1)<br />
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tiến hành tìm số liệu thống kê về <br />
tình trạng tảo hôn ở các tỉnh miền núi phía bắc, tây nguyên và huyện Krông <br />
Ana<br />
Theo thống kê năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 toàn tỉnh Đăk Lăk có <br />
915 cặp vợ chồng tảo hôn. Tập trung chủ yếu ở các huyện Krông Bông, Lắk; <br />
Ea Kar; Krông Ana...<br />
Huyện Krông Ana hiện nay có khoảng 17 trường hợp tảo hôn; Riêng <br />
trường THCS Lương Thế Vinh có đến 2 trường hợp tảo hôn trong năm 2017 <br />
2018.<br />
Thực trạng một số tỉnh có tỷ lệ kết hôn dưới 20 tuổi và dưới 18 tuổi <br />
cao nhất cả nước năm 2009 được minh họa ở bảng sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 10<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
<br />
TT Tỉnh/thành phố Nam 1519 Nữ 1519 Nữ 1517<br />
<br />
Cả nước 2,19 8,51 3,12<br />
<br />
1 Hà Giang 17,25 25,52 14,31<br />
2 Cao Bằng 10,70 16,73 8,64<br />
3 Bắc Cạn 5,49 13,08 5,86<br />
4 Lào Cai 11,37 23,16 11,83<br />
5 Điện Biên 14,40 27,60 17,53<br />
6 Lai Châu 18,65 33,83 21,20<br />
7 Sơn La 14,03 29,08 17,14<br />
8 Yên Bái 5,16 16,11 6,15<br />
<br />
9 Kon Tum 4,69 15,75 7,85<br />
10 Gia Lai 5,46 17,26 7,83<br />
Để tuyên truyền giáo dục học sinh xóa bỏ hũ tục lạc hậu của các dân <br />
tộc miền núi, tây nguyên. Hoặc tình trạng yêu đương và kết hôn quá sớm, giáo <br />
viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận và trả lời một số câu hỏi sau:<br />
Qua bảng số liệu em có nhận xét gì về thực trạng nạn tảo hôn của các <br />
dân tộc miền núi nói chung và địa phương em nói riêng? <br />
Nếu được chấp nhận cho kết hôn ở tuổi 16 thì liệu rằng các em đã đủ <br />
chín chắn, đủ hiểu biết để đảm đương cho vai trò người vợ, người chồng, <br />
người bố, người mẹ, người con dâu rể trong gia đình chưa? <br />
Em có những đề xuất gì với các bạn trẻ hiện nay?<br />
Ví dụ 3: Phân luồng, định hướng nghề nghiệp và giáo dục thái độ <br />
học tập đối với học sinh cuối cấp. (Phạm vi áp dụng trong các bài được <br />
minh họa ở mục 1. Giải pháp 1)<br />
Mục tiêu: Suy nghĩ về vấn đề lao động và việc làm, đây là vấn đề báo <br />
động đối với xã hội hiện nay. Giúp cho học sinh có cách nhìn nhận đúng về <br />
vấn đề việc làm trong tương lai. Từ đó có thái độ học tập đúng đắn. Đề ra <br />
một số biện pháp khắc phục, kêu gọi mọi người và chính bản thân biết nâng <br />
cao kĩ năng tay nghề, năng động, sáng tạo trong lao động, học tập, trau dồi <br />
kinh nghiệm bản thân ngay khi còn học THPT. <br />
Đối với nội dung này giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề như sau:<br />
<br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 11<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
Trong một lần đi học về qua một phiên chợ nhỏ ở địa phương em bất <br />
chợt để ý đến một bé gái còm nhom, quần áo rách tươm, cáu bẩn như lâu rồi <br />
chưa tắm. Em đang nằm thiu đi trong một bên tay mẹ trạc khoảng 45 – 46 tuổi, <br />
đầu tóc bù xù ngồi bệt trên tấm vải với gương mặt nhợt nhạt. Tay kia mẹ bé <br />
đưa chiếc bát nứt hướng về phía dòng người xuôi ngược với mong mỏi một <br />
chút tiền của người qua đường. Lòng em le lói lên cái gì đó đến nghẹn ngào <br />
không nói nên lời vì em không thể làm gì giúp cô. Em tự hỏi rằng tại sao cô ấy <br />
lại không kiếm được một công việc ổn định mà lo cho bé gái? Vì sao? Còn bao <br />
nhiêu mảnh đời bất hạnh cần lắm một việc làm lo cho bản thân, gia đình trong <br />
khi đất nước chúng ta còn chưa thực sự phát triển? bản thân em rất khúc mắc <br />
và trăn trở quyết định tìm hiểu để nắm bắt về vấn đề lao động và việc làm ở <br />
nước ta. Em rút ra bài học gì cho mình qua tình huống trên?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh minh họa thực trạng thiếu việc làm hiện nay (Nguồn: internet)<br />
Qua tình huống trên giúp học sinh xác định được lao động việc làm là <br />
một vấn đề hết sức cần thiết giúp nâng cao kiến thức trong lao động học tập <br />
để tương lai có được một công việc tốt, mức thu nhập cao có thể trang trải <br />
cho cuộc sống bản thân và gia đình. Vì vậy giáo dục học sinh ngay từ bây giờ <br />
phải luôn trau dồi kiến thức, học tập chăm chỉ, thu lượm được những kinh <br />
nghiệm nhỏ nhặt, tự tạo được cơ hội cho bản thân phát triển, rèn luyện toàn <br />
diện để chuẩn bị hành trang vào đời, xác định được lí tưởng lao động làm việc <br />
đúng đắn, vạch ra được các kế hoạch rõ ràng cho tương lai, hành động tích cực <br />
<br />
<br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 12<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
hướng đến công việc lao động mơ ước. Tránh việc học vẹt, học đối phó với <br />
bố mẹ, thầy cô,... <br />
Phối hợp với nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế tại <br />
các cơ sở tại địa phương như: trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, cơ sở làm <br />
nấm, trồng rau sạch; làm đồ mĩ nghệ, cơ sở sản xuất gạch...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh đang tham quan và thực hành chăm sóc vườn rau sạch tại<br />
địa phương (diệt sâu ăn lá bằng nước cây giã quỳ)<br />
Ví dụ 4: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước cho học <br />
sinh bằng phương pháp nêu gương, sử dụng công nghệ thông tin trong <br />
dạy học (Phạm vi áp dụng trong các bài được minh họa ở mục 1. Giải pháp 1)<br />
Giáo viên sưu tầm, lựa chọn video clip có nội dung phù hợp như: về <br />
khẳng định chủ quyền biển đảo, danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta, những <br />
công trình kiến trúc... Giới thiệu cho học sinh vẻ đẹp của địa phương, các lễ <br />
hội đặc sắc mang đậm nét văn văn hóa dân tộc thông qua bài dự thi "Dư địa chí <br />
Việt Nam" đã được tổ chức từ các năm học trước.<br />
Sưu tầm tư liệu giới thiệu những tấm gương thanh thiếu niên tiêu biểu <br />
trong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc như: Kim Đồng; Võ Thị Sáu; Lê <br />
Văn Tám để liên hệ giáo dục học sinh tinh thần nêu gương.<br />
Tuyên truyền giáo dục học sinh: Biết tự hào về đất nước và con người <br />
Việt Nam. Niềm tự hào, tự tôn dân tộc sẽ phát triển thành tình yêu quê hương <br />
đất nước. Từ đó các em sẽ xác định được nhiệm vụ của bản thân để giúp quê <br />
hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Biểu hiện bằng những việc làm cụ thể <br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 13<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
như: phải lên kế hoạch học tập và rèn luyện để có đủ tài và sức làm những <br />
công việc có ích cho gia đình và xã hội. Mặt khác, các em phải tích cực tham <br />
gia các hoạt động xã hội chính trị, hòa nhập với cộng đồng, giúp bản thân phát <br />
huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, vận dụng tốt những điều đã học <br />
vào thực tế.<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Trước khi thực hiện các giải pháp, như đã đề cập ở phần thực trạng của <br />
vấn đề, giáo viên bộ môn nói chung và giáo viên Địa lí nói riêng khi lên lớp chủ <br />
yếu chú trọng vào truyền đạt kiến thức cho các em theo sách giáo khoa và <br />
chuẩn kiến thức kĩ năng, chạy đua với thành tích bằng những điểm số, giải <br />
thưởng, kì thi mà chúng ta chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục nhân cách, <br />
giáo dục toàn diện cho học sinh. <br />
Mặc dù đã có sự đổi mới nhất định nhưng việc vận dụng các phương <br />
pháp dạy học vẫn còn thụ động, máy móc, rập khuôn, chưa phát huy khả năng <br />
sáng tạo và tạo hứng thú cho người học.<br />
Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên tôi nhận thấy rằng: <br />
Giáo viên: <br />
+ Đã chủ động, linh hoạt hơn trong việc vận dụng các phương pháp dạy <br />
học. Đặc biệt là có khả năng sáng tạo trong tổ chức tiết dạy như: Tạo tình <br />
huống và giải quyết tình huống, dạy học gắn liền với tham quan, thực <br />
địa...Nhưng không làm ảnh hưởng đến chương trình và thời lượng của mỗi <br />
tiết học.<br />
+ Giáo viên đồng thời thực hiện nhiệm vụ truyền đạt kiến thức bộ môn, <br />
vừa giáo dục học sinh về nhận thức và ý thức trước một số vấn đề mà trước <br />
đây chưa được chú trọng, hoặc có đề cập đến nhưng chưa sâu.<br />
Học sinh: <br />
+ Có nhận thức tốt hơn trong học tập bộ môn, không còn coi nhẹ hoặc <br />
thờ ơ khi đến tiết học Địa lí. Đồng thời có những chuyển biến tích cực hơn <br />
trong nhận thức và ý thức hơn trong việc tham gia các phong trào thi đua do nhà <br />
trường và Liên đội pháp động.<br />
+ Từ cách học tập thụ động, nhút nhát, ngại phát biểu thì giờ đây các em <br />
cảm thấy tự tin hơn, hứng thú hơn, có những trải nghiệm thú vị hơn khi được <br />
trực tiếp tham gia các mô hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương.<br />
V. Hiệu quả SKKN<br />
Sau quá trình vận dụng các biện pháp, giải pháp như trên, Để đánh giá <br />
mức độ nhận thức của học sinh tôi tiến hành khảo sát một số nội dung sau:<br />
Phiếu học tập 1: Áp dụng cho lớp 9A1<br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 14<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
Sau khi học xong chương trình Địa Lý dân cư em có đồng tình với việc <br />
đưa nội dung giáo dục giới tính, bài trù tệ nạn tảo hôn, yêu sớm vào chương <br />
trình hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh không?<br />
Kết quả:<br />
Tổng số học sinh Kết quả<br />
tham gia khảo sát Đồng ý Tỉ lệ (%) Không đồng ý Tỉ lệ(%)<br />
40 32 80 8 20<br />
<br />
Phiếu học tập số 2: Áp dụng cho lớp 7A1<br />
Viết một báo cáo ngắn gọn đề xuất giải pháp của em về bảo vệ môi <br />
trường tại địa phương, gia đình, nhà trường và nơi công cộng<br />
Kết quả:<br />
Tổng số học Kết quả<br />
sinh tham gia Đạt yêu cầu Tỉ lệ (%) Không đạt yêu Tỉ lệ(%)<br />
khảo sát cầu<br />
33 27 81.8 6 18.2<br />
<br />
Phiếu học tập số 3: Áp dụng cho lớp 8A3<br />
Vẽ một sơ đồ tư duy tóm tắt mô hình phát triển kinh tế của huyện Krông <br />
Ana mà em biết.<br />
Tổng số học Kết quả<br />
sinh tham gia Đạt yêu cầu Tỉ lệ (%) Không đạt yêu Tỉ lệ(%)<br />
khảo sát cầu<br />
32 25 78.1 7 21.9<br />
Như vậy, đối với học sinh: Nhận thức tốt hơn đối với một số vấn đề <br />
mà toàn xã hội quan tâm. Có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội. <br />
Biết tạo cho mình một động lực, mục tiêu và lí tưởng sống. <br />
Biết lên án, phê phán những biểu hiện, hành động thiếu lành mạnh, <br />
thiếu ý chí.<br />
Kết quả các em tham gia tích cực, bài viết tốt, các em cảm thấy thích thú <br />
khi đến tiết Địa lý. <br />
Các em củng cố lại mục đích sống của bản thân, luôn kiểm soát bản <br />
thân trong học tập và rèn luyện, giúp các em định hình cho mình một tương lai <br />
tốt đẹp hơn khi còn ngồi trên ghế nhà trường.<br />
Đối với giáo viên: Phương pháp dạy học ngày càng tốt kết, trình độ <br />
chuyên môn vững vàng, kết quả học tập bộ môn ngày càng cao hơn. Thực hiện <br />
tốt hơn nhiệm vụ giáo dục hiện nay. Góp phần cùng với giáo viên chủ nhiệm, <br />
giáo viên bộ môn và các tổ chức trong và ngoài nhà trường giáo dục học sinh <br />
trở thành con người mới, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 15<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
Sự thành công của đề tài là nhờ sự đóng góp to lớn của sức mạnh tổng <br />
hợp giữa ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và <br />
các đồng nghiệp và tất cả các em học sinh cùng với sự nhiệt tình nỗ lực và cố <br />
gắng của bản thân. Tôi tin tưởng rằng sự giúp đỡ và liên kết chặt chẽ và có <br />
hiệu quả sẽ đem lại thành công rực rỡ trong hoạt động giáo dục của trường <br />
THCS Lương Thế Vinh nói riêng và nền giáo dục huyện nhà nói chung. Để <br />
góp phần vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của <br />
đất nước ở thế kỷ 21. <br />
Trong quá trình thực hiện đề tài và trình bày đề tài cũng như những kết <br />
quả đã thu được chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót và chưa đáp ứng được một <br />
số tiêu chuẩn đề ra. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp phê bình <br />
của các đồng nghiệp để kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm trong công tác <br />
giáo dục học sinh một cách toàn diện mà đề tài đã nêu được bổ sung và hoàn <br />
thiện hơn trong những năm học tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn!<br />
Buôn Trấp, ngày 25 tháng 4 năm 2019<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Nga<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 16<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Tài liệu sách giáo khoa Địa lý lớp 6,7,8,9 NXB GD năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
TT Nội dung Trang<br />
<br />
1 Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU 1<br />
<br />
2 I. Đặt vấn đề 1<br />
<br />
3 II. Mục đích nghiên cứu 2<br />
<br />
4 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2<br />
<br />
5 I. Cơ sở lý luận của vấn đề 2<br />
<br />
6 II. Thực trạng vấn đề: 3<br />
<br />
7 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải 5 13<br />
<br />
quyết vấn đề<br />
<br />
8 IV. Tính mới của giải pháp: 13<br />
<br />
9 V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 1415<br />
<br />
10 Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 17<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 18<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018 2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Nguyễn Thị Thanh Nga Trường THCS Lương Thế Vinh 19<br />