T<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phßng gd& ®t huyÖn §«ng TriÒu<br />
Trêng tiÓu häc quyÕt th¾ng<br />
===***===<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm:<br />
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THƯ VIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở <br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT THẮNG, HUYỆN ĐÔNG TRIỀU".<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Bùi Thị Hải Thu<br />
<br />
Chức vụ: Hiệu trưởng<br />
<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quyết Thắng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm học: 20142015<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU:<br />
<br />
1<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Thư viện, thiết bị dạy học trong nhà trường có một vai trò rất quan <br />
trọng. Nó là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn <br />
hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện, thiết bị dạy học góp phần nâng cao <br />
chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, <br />
xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của giáo viên, đọc sách của học sinh <br />
và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường.<br />
Thư viện là nơi cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách <br />
giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển để tra cứu, các loại <br />
sách báo, tạp chí các loại tài liệu cần thiết của Đảng, Nhà nước và của các <br />
cấp, các ngành phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ <br />
sung kiến thức các môn khoa học, góp phần vào vieecjang cao chất lượng giáo <br />
dục toàn diện của nhà trường.<br />
Giáo dục và đào tạo muốn phát triển tốt thì đòi hỏi phải phát triển CSVC <br />
nói chung và Thư viện TBDH nói riêng cả về chất là lượng. Trong báo cáo của <br />
ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII được trình bày tại Đại hội Đảng <br />
toàn quốc lần thứ IX có đoạn: "Tăng cường CSVC và từng bước hiện đại hoá <br />
nhà trường, lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng internet, thiết bị học <br />
tập và giảng dạy hiện đại…" và "Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư <br />
duy sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm <br />
chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay…".<br />
Hiện nay, một số trường vẫn còn xem nhẹ công tác thư viện, thiết bị <br />
dạy học. Chưa có sự quan tâm đúng mức về các hoạt động của thư viện nhà <br />
trường. Cán bộ thư viện kiêm nhiệm quá nhiều việc, Cán bộ quản lý còn thiếu <br />
sự chỉ đạo và quản lý sát sao về công tác này, hoặc quản lý còn lỏng lẻo dẫn <br />
đến hiệu quả công tác thư viện chưa đạt hiệu quả cao.<br />
Vì vậy, cần phải làm thế nào để xây dựng thư viện trường học đạt hiệu <br />
quả chủ động khai thác vốn sách, tổ chức các hoạt động của thư viện, quản lý <br />
2<br />
thư viện, để kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu mới, sử dụng và quản lý <br />
chặt chẽ kinh phí đầu tư cho thư viện nhà trường đúng mục đích. Đó là điều <br />
mà tôi băn khoăn, trăn trở trong vai trò công tác quản lý của mình. Chính vì vậy <br />
tôi chọn đề tài về “Một số biện pháp quản lý thư viện, thiết bị dạy học ở <br />
trường tiểu học Quyết Thắng” để nghiên cứu.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
2.1. Mục tiêu:<br />
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thư viện, thiết bị dạy học ở <br />
trường Tiểu học Quyết Thắng, huyện Đông Triều, những vấn đề đặt ra trước <br />
mắt, đề ra những giải pháp nhằm chỉ đạo, quản lý công tác thư viện, thiết bị <br />
dạy học trong nhà trường đạt hiệu quả.<br />
2.2. Nhiệm vụ:<br />
Qua khảo sát tình hình thực tế, đánh giá thực trạng công tác thư viện, thiết bị <br />
dạy học của nhà trường. Nêu ra những giải pháp tích cực để chỉ đạo, quản lý công <br />
tác thư viện nhà trường qua các việc làm cụ thể hàng tuần, hàng tháng. Nêu được <br />
kết quả thực hiện trong 02 năm học, năm học 20132014 và năm học 20142015. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Công tác thư viện, thiết bị của trường Tiểu học Quyết Thắng huyện <br />
Đông Triều từ năm học 20132014 và năm học 20142015. <br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2015.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:<br />
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp qui về thư viện, thiết <br />
bị.<br />
Phương pháp khảo sát, điều tra biểu mẫu, số liệu.<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
II. PHẦN NỘI DUNG:<br />
<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
Năm học 20142015, toàn ngành tập trung kế hoạch hành động thực hiện <br />
Nghị quyết số 29/NQTW về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và Đào tạo, <br />
đáp ứng yêu cầu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị <br />
trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Mục tiêu trong giai đoạn hiện <br />
nay là phải tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học coi <br />
trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa <br />
học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.<br />
Trong Điều 2. Chương 1, Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06 <br />
tháng 11 năm 1998 về qui chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông <br />
đã nêu: “Thư viện có nhiệm vụ cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các <br />
loại SGK, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh <br />
điển để tra cứu, các loại sách báo cần thiết khác, góp phần nâng cao chất <br />
lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học <br />
sinh”.<br />
Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những <br />
sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục Đào tạo, phục <br />
vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của <br />
các bộ phận khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy toàn <br />
diện “Công tác tổ chức và hoạt động của thư viện phải là một nội dung quan <br />
trọng trong đánh giá để công nhận trường chuẩn quốc gia và Danh hiệu thi đua <br />
hàng năm” (Quyết định số 61/1998/QĐ – BGD&ĐT). <br />
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, giáo dục là quốc sách hàng đầu của <br />
quốc gia trong việc đào tạo con người mới phát triển toàn diện ... Không thể nào <br />
4<br />
hình dung được một chiến lược phát triển giáo dục phổ thông mà không có sự tham <br />
gia tích cực của thư viện trường học cũng như các cơ quan thông tin. Thư viện còn <br />
giúp cho cán bộ giáo viên – nhân viên – học sinh xây dựng phương pháp học tập, <br />
phong các làm việc khoa học, biết kỹ năng sử dụng sách, báo, tài liệu... <br />
<br />
<br />
2. Cơ sở thực tiễn:<br />
Công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay, người cán bộ quản <br />
lý không chỉ nắm vững pháp luật mà còn phải có các kỹ năng quản lý. Vì vậy, <br />
việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ của nhà trường. Xây <br />
dựng thư viện, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức thu hút mọi thành <br />
viên trong nhà trường tham gia hoạt động thư viện nhằm khai thác triệt để kho <br />
sách, nhất là sách nghiệp vụ và sách tham khảo là góp phần để nâng cao chất <br />
lượng giáo dục của nhà trường. Thực tiễn hoạt động thư viện của những năm <br />
trước đây: cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, có phòng đọc, có trang thiết bị tối <br />
thiểu, nhưng sách, tài liệu tham khảo, báo chí còn hết sức nghèo nàn... còn rất <br />
nhiều hạn chế trong công tác thư viện trường học. Nhận thức công tác thư viên <br />
trường học đóng một vai trò quan trọng, trong công tác chỉ đạo, quản lý tôi đã <br />
có những cách làm, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư <br />
viện nhà trường.<br />
3. Thực trạng:<br />
3.1. Đặc điểm chung:<br />
Trường Tiểu học Quyết Thắng là trường hạng I nằm trên địa bàn thị <br />
trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều. Được tách ra từ trường THCS Mạo khê I từ <br />
năm 1992 và mang tên là trường Tiểu học Quyết Thắng. Đến nay trường đã <br />
trải qua gần 23 năm xây dựng và trưởng thành. Ngay từ những ngày đầu thành <br />
lập trường đã gặp không ít những khó khăn. Số lượng học sinh đông, CSVC <br />
của nhà trường chưa đầy đủ, đời sống kinh tế của nhân dân địa phương nơi <br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
trường đóng đang gặp nhiều khó khăn nên đã phần nào ảnh hưởng đến nhà <br />
trường. <br />
Chính vì vậy trong một thời gian dài trường chúng tôi gặp không ít khó <br />
khăn, nhưng với lòng nhiệt tình của sức trẻ và tinh thần đoàn kết của CB,GV, <br />
NV nhà trường đã từng bước khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và <br />
học của nhà trường. Và sau gần 23 năm phát triển và trưởng thành hiện nay <br />
trường Tiểu học Quyết Thắng không chỉ có CSVC phát triển ngày càng đáp <br />
ứng nhu cầu học tập nghiên cứu của giáo viên cũng như học sinh mà nhà <br />
trường đã xây dựng thành công trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. <br />
Từ những năm học, trước được sự hỗ trợ của Nhà nước, cùng với nguồn <br />
huy động đóng góp của nhân dân đã xây dựng được phòng học và các phòng <br />
chức năng khá khang trang, cảnh quan, môi trường xanh sạch đẹp.<br />
Hiện nay, nhà trường có 20 lớp với 674 học sinh, đội ngũ cán bộ quản lí, <br />
giáo viên, nhân viên trong nhà trường có 38 người.<br />
3.2.Thuận lợi:<br />
Trường Tiểu học Quyết Thắng có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, nhiều giáo viên giảng <br />
dạy lâu năm có kinh nghiệm; đội ngũ giáo viên trẻ giàu nhiệt huyết, chuẩn về trình độ chuyên <br />
môn.<br />
Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng uỷ, của chính <br />
quyền thị trấn Mạo Khê và của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông <br />
Triều.<br />
Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo được một khối đoàn kết nhất trí cao trong <br />
tập thể sư phạm. Chi bộ nhà trường chỉ đạo kịp thời, sâu sát. Chính quyền, công <br />
đoàn, đoàn thanh niên phối hợp với nhau nhịp nhàng, chặt chẽ, trên cơ sở tôn <br />
trọng lẫn nhau, đã góp phần thúc đẩy nhà trường thực hiện tốt kế hoạch năm học <br />
do hội nghị cán bộ, viên chức đề ra. Hội Khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học <br />
sinh hoạt động có hiệu quả góp phần thúc đẩy nhà trường không ngừng phát <br />
triển.<br />
<br />
<br />
6<br />
Nhân viên thư viện có trình độ Đại học thư viện và đã nhiều năm làm <br />
công tác thư viện và giữ thiết bị dạy học. Cơ sở vật chất nhà trường đến nay <br />
tương đối hoàn thiện, đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để nhà <br />
trường thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và học tập đạt kết quả tốt trong những <br />
năm gần đây.<br />
3.3. Khó khăn:<br />
Mét sè gia ®×nh cha quan t©m ®Õn viÖc häc tËp cña con em<br />
m×nh. V× vËy viÖc huy ®éng, ®Çu t cho sù nghiÖp gi¸o dôc cha cao do<br />
®ã phÇn nµo còng ¶nh hëng viÖc häc tËp cña häc sinh.<br />
Trường nằm trên Quốc lộ 18A và một số học sinh ở xa trường, nên việc <br />
đi lại của học sinh nhỏ tuổi còn gặp nhiều khó khăn khi đến trường.<br />
Nhân viên thư viện còn làm công tác kiêm nhiệm giữa giữ thư viện và <br />
giữ thiết bị dạy học. (vì là trường Tiểu học hạng I nên được biên chế 01 nhân <br />
viên làm công tác thư viện, 01 nhân viên giữ TBDH). Phòng TBDH diện tích <br />
nhỏ chưa đủ để các thiết bị dạy học trong nhà trường.<br />
Ban giám hiệu chưa có sự quan tâm đúng mức, nhận thức về công tác <br />
thư viện chưa đầy đủ nên trong công tác chỉ đạo và quản lý chưa sát sao.<br />
3.4. Nguyên nhân của thực trạng:<br />
Chưa huy động được các nguồn lực trong nhà trường, các tổ chức đoàn <br />
thể địa phương để tham gia xây dựng thư viện vững mạnh.<br />
Ban giám hiệu chưa có sự quan tâm đúng mức, nhận thức về công tác <br />
thư viện chưa đầy đủ nên trong công tác chỉ đạo và quản lý chưa sát sao.<br />
Trong những năm học gần đây, trường Tiểu học Quyết Thắng đã có cơ <br />
sở vật chất tương đối đầy đủ và đồng bộ. Tuy nhiên, công tác quản lý thư <br />
viện, TBDH của cán bộ quản lí, nhân viên còn gặp khó khăn. Mặc dù nhân viên <br />
làm công tác quản lý TBDH có lòng nhiệt tình với công việc nhưng do phải <br />
kiêm nhiệm vừa làm Thư viện lại vừa làm TBDH vì vậy mà hiệu quả chưa <br />
cao. Khi nhà trường phát động phong trào làm đồ dùng dạy học thì hầu hết giáo <br />
viên đều hưởng ứng tham gia, nhưng chất lượng các đồ dùng dạy học chưa <br />
7<br />
cao. Khi có tiết thao giảng thì giáo viên mới sử dụng thiết bị dạy học, phần lớn <br />
những tiết còn lại là dạy chay hoặc do giáo viên đã sử dụng CNTT vào trong <br />
giảng dạy. <br />
Hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục hưởng ứng <br />
phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện tốt đường lối chủ <br />
trương của Đảng và nhà nước “Học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền <br />
với thực tiễn”, một vấn đề cấp thiết đặt ra cho lãnh đạo nhà trường là phải <br />
xây dựng CSVC, thư viện, thiết bị đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; đề ra <br />
một số biện pháp quản lí thư viện, TBDH hữu hiệu để công tác dạy và học <br />
của trường thực sự đi vào chiều sâu, có hiệu quả, thiết thực, góp phần đưa <br />
giáo dục của địa phương lên tầm cao mới, góp phần vào công cuộc đổi mới đất <br />
nước, đưa đất nước từng bước đi lên theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại <br />
hoá.<br />
Từ thực trạng công tác thư viện, nhận thức được tầm quan trọng của <br />
thư viện trong trường học là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện <br />
của nhà trường. Đặc biệt sự quan tâm chỉ đạo, quản lý của người Hiệu trưởng <br />
với công tác thư viện là vô cùng quan trọng nó quyết định sự thành công hay <br />
thất bại trong nhà trường. Do đó tôi chọn đề tài về “Một số biện pháp quản <br />
lý thư viện, thiết bị dạy học ở trường Tiểu học Quyết Thắng” để nghiên <br />
cứu.<br />
4. Giải pháp, biện pháp:<br />
4.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.<br />
Quản lí CSVC, TBDH là một nội dung lớn trong những nội dung quản lí <br />
ở trường. Nội dung này bao gồm: quản lí, sử dụng và bảo quản. Tuy nhiên, <br />
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa <br />
phương, của nhà trường chủ yếu đi sâu vào phân tích, lí giải thực trạng về <br />
công tác quản lí thư viện, TBDH tại trường. Từ đó đề ra một số biện pháp <br />
thích hợp để có thể áp dụng vào quản lí trong trường, từng bước đưa thư viện <br />
<br />
8<br />
vào quy củ và nề nếp hơn; TBDH được bảo quản tốt, ngăn nắp, khoa học, để <br />
thuận lợi trong việc sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của <br />
nhà trường. Cụ thể tập trung vào các giải pháp chính như sau:<br />
Thứ nhất: Cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên <br />
về công tác quản lí thư viện, TBDH ở trường Tiểu học.<br />
Thứ hai: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ, <br />
giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện, TBDH.<br />
Thứ ba: Tổ chức quản lí thư viện, TBDH hiệu quả, khoa học, qui củ, nề <br />
nếp, có kế hoạch.<br />
4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
4.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên<br />
Như tôi đã trình bày ở trên, cán bộ làm công tác thư viện, TBDH ở <br />
trường Tiểu học Quyết Thắng phải kiêm nhiệm nên việc thực hiện công việc <br />
của mình còn nhiều hạn chế. Một thói quen đã trở thành cố hữu, người quản lí, <br />
nhiều giáo viên, nhân viên đã xem nhẹ vai trò của thư viện, xem thường tác <br />
dụng của TBDH trong công việc dạy và học. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức <br />
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện, TBDH là một một vấn đề <br />
cấp thiết. Cần làm cho họ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng <br />
thường xuyên các thiết bị này. Phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong các giờ <br />
học là điều cần thiết. Ý thức được vai trò của sách báo trong thư viện sẽ góp <br />
phần bồi dưỡng cho họ về kiến thức chuyên môn, kĩ năng sư phạm phục vụ <br />
tốt cho công tác giảng dạy.<br />
Để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhà trường cần <br />
phải thực hiện được những công việc sau:<br />
Thường xuyên triển khai các văn bản pháp luật, các quyết định, chỉ thị, <br />
hướng dẫn... của các cấp liên quan đến vấn đề cơ sở vật chất, thư viện, <br />
TBDH để cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, nhận thức đầy đủ, đúng đắn, <br />
kịp thời.<br />
<br />
<br />
9<br />
Kịp thời giới thiệu được các loại sách báo có trong thư viện, các danh <br />
mục, các TBDH mà trường hiện có hoặc mới được cung cấp.<br />
Tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có hiệu quả, trong đó phải <br />
sử dụng TBDH.<br />
Biểu diễn các tính năng đưa lại hiệu quả dạy học đối với các TBDH đang <br />
có.<br />
Trong kế hoạch năm học, nhà trường phải đưa ra những qui định về sử <br />
dụng, bảo quản sách báo thư viện; kế hoạch sử dụng, bảo quản TBDH. Đây là <br />
một việc làm rất cần thiết cho công tác quản lí, vừa bắt buộc, vừa khích lệ <br />
giáo viên phải sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp.<br />
Đầu năm học cho các tổ chuyên môn họp lại, kiểm tra và tổng hợp <br />
những tiết trong chương trình môn học cần sử dụng TBDH để từ đó cán bộ <br />
phụ trách thiết bị dựa vào đó để chuẩn bị thì hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. <br />
Đây cũng là cơ sở để Ban giám hiệu nhà trường giám sát tốt hơn việc giáo viên <br />
có sử dụng TBDH trong tiết dạy hay không.<br />
Tổ chức hội thảo thường xuyên công tác đổi mới phương pháp dạy <br />
học, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về cách khai thác sách báo trong <br />
thư viện, việc sử dụng TBDH có hiệu quả trong công tác dạy và học.<br />
Tổ chức các đợt tham quan học hỏi về lĩnh vực này tại các đơn vị có <br />
kinh nghiệm, có thành tích trong huyện, tỉnh, ngoại tỉnh.<br />
4.2.2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ, <br />
giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện, TBDH.<br />
a. Đối với cán bộ quản lí<br />
Nắm vững cơ sở pháp lí, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác thư viện, <br />
TBDH.<br />
Lập ra kế hoạch, biện pháp quản lí thư viện, TBDH khoa học và có hiệu <br />
quả.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi thư viên, TBDH trên các mặt: xây dựng, bảo <br />
quản, sử dụng.<br />
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những kế hoach đã đề ra theo tuần, tháng, quí, kì, <br />
năm.<br />
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của nhân viên thư viện, TBDH, của <br />
giáo viên để kịp thời uốn nắn, sửa chữa.<br />
Đánh giá việc triển khai, thực hiện kế hoạch. Rút ra kinh nghiệm để <br />
quản lý tốt hơn các năm học kế tiếp.<br />
b. Đối với nhân viên phụ trách thư viện, TBDH.<br />
Nhân viên thư viện vừa là người quản lý trực tiếp thư viện, TBDH vừa <br />
là người phụ tá giúp việc cho giáo viên thực hiện tốt bài giảng với việc sử <br />
dụng, khai thác tốt thư viện, TBDH. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu dạy và học <br />
hiện nay, điều cấp thiết là phải đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ cho <br />
nhân viên, giáo viên phụ trách thư viện, TBDH.<br />
4.2.3. Tổ chức quản lí thư viện, TBDH hiệu quả, khoa học, quy củ, <br />
nề nếp, có kế hoạch.<br />
a. Quản lí thư viện<br />
Xây dựng, củng cố thư viện: Phải làm được những việc sau:<br />
+ Từ đầu năm học, nhà trường phải có kế hoach mua sắm các loại tủ, <br />
bàn ghế thư viện, kệ đựng sách báo…<br />
+ Huy động những nguồn vốn khác nhau: ngân sách nhà nước, ngân sách <br />
từ công tác xã hội hoá giáo dục, từ những nguồn thu hợp pháp trong trường để <br />
xây dựng thư viện.<br />
+ Phát động cho giáo viên, phụ huynh học sinh trong nhà trường... ủng hộ <br />
sách, báo, truyện cho thư viện nhà trường.<br />
Bảo quản và sử dụng:<br />
+ Thư viện phải đảm bảo an toàn, mưa, bão không ướt.<br />
+ Hệ thông điện phải đủ ánh sáng, đảm bảo cho việc đọc sách báo…<br />
<br />
<br />
11<br />
+ Khoảng cách các tủ, giá sách, bàn ghế phải hợp lí, khoa học đảm bảo <br />
cho việc đi lại, tìm sách thuận lợi…<br />
+ Xây dựng nội qui thư viện.<br />
+ Rà soát, kiểm kê tất cả các loại sách báo có trong thư viện. Xử lý kỹ <br />
thuật như đăng ký, đóng dấu, phân loại sách, mô tả, sắp xếp sách... Loại bỏ <br />
những sách báo cũ không còn giá trị. Phân loại sách báo. Có thể phân loại thành <br />
sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo… Từ đó có thể phân loại theo <br />
bộ môn, theo khối lớp. Báo có thể phân loại thành: Báo Nhân dân, Tuổi trẻ, <br />
Thanh niên, nhi đồng ...và được sắp xếp theo từng loại để người đọc dễ tìm.<br />
+ Xây dựng thư mục sách của thư viện.<br />
+ Xây dựng các loại sổ sách theo dõi của thư viện: Sổ tổng hợp các loại <br />
sách báo có trong thư viện, sổ theo dõi giáo viên, học sinh mượn sách, các loại <br />
sổ cần thiết khác.<br />
+ Lập bảng giới thiệu sách, báo mới .<br />
+ Làm thẻ thư viện cho người mượn, đọc sách.<br />
Những công việc trên, người cán bộ quản lí lên kế hoạch, chỉ đạo nhân viên <br />
thư viện phải thực hiện. Hàng tuần, hàng tháng người quản lí phải kiểm tra các <br />
loại sổ mà thư viện có, nhân viên phải báo cáo việc quản lí thư viện cho cán bộ <br />
quản lí. Nếu như nhân viên thực hiện chưa tốt thì cán bộ quản lí phải thường <br />
xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở. Nếu người đọc, người mượn làm rách hoặc <br />
mất sách... thì nhân viên thư viện căn cứ vào nội qui thư viện mà xử phạt thích <br />
đáng.<br />
b. Quản lí TBDH<br />
* Sắp xếp, phân loại TBDH.<br />
Từ đầu năm học, nhà trường có kế hoạch để nhân viên TBDH phân loại <br />
TBDH: Thiết bị dạy học của từng bộ môn, thiết bị dùng chung, bàn ghế thí <br />
nghiệm..., sau đó sắp xếp khoa hoc, ngăn nắp. Việc sắp xếp phân loại này giúp <br />
nhân viên thiết bị dễ quản lí, giáo viên sử dụng TBDH trong giờ dạy của mình <br />
cũng dễ tìm, mỗi phòng thực hành sẽ do một giáo viên bộ môn đó quản lí.<br />
12<br />
* Lên kế hoạch sử dụng TBDH theo khung phân phối chương trình của <br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo do tổ chuyên môn xây dựng, các tổ chuyên môn thảo <br />
luận và lên kế hoạch sử dụng TBDH của bộ môn mình dạy cho từng tiết, từng <br />
bài, từng chương cụ thể. Trong kế hoạch này tổ chuyên môn phải nêu được:<br />
+ Sẽ sử dụng thiết bị gì cho tiết nào, bài nào, chương nào.<br />
+ Thiết bị dạy học đó sẽ khai thác ở đâu? (Thiết bị hiện có của trường hay tự <br />
làm).<br />
+ Những kiến nghị, đề xuất với trường.<br />
Dựa vào kế hoạch của từng tổ chuyên môn nhà trường sẽ có kế hoạch <br />
chung về việc sử dụng TBDH cho toàn trường.<br />
* Tổ chức chỉ đạo thực hiện<br />
+ Lập sổ theo dõi<br />
Để quản lí TBDH hiệu quả, việc cần thiết đầu tiên là phải lập sổ theo <br />
dõi.<br />
Dựa vào sổ theo dõi trên, người cán bộ quản lí dễ dàng biết được hiện <br />
tại trường có bao nhiêu TBDH của từng bộ môn, từng khối lớp.<br />
Căn cứ vào kế hoạch sử dụng TBDH được xây dựng, dựa vào sổ theo <br />
dõi mượn TBDH của nhân viên TBDH đối với từng giáo viên, người quản lí <br />
biết được tiết nào, bài nào, thuộc bộ môn nào, giáo viên có sử dụng TBDH; tiết <br />
nào giáo viên không sử dụng. Người quản lí dễ dàng thống kê được tổng số <br />
lượt mượn TBDH của mỗi giáo viên trong tháng, học kì. Theo cách này, có thể <br />
thống kê tổng lượt mượn, sử dụng TBDH của toàn trường trong học kì, năm <br />
học.<br />
* Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm:<br />
+ Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc sử dụng TBDH trong <br />
giảng dạy, người quản lí thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở nhân viên TBDH <br />
thực hiện đúng những qui trình, thủ tục nêu trên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
+ Thường xuyên nhắc nhở, động viên những giáo viên chưa hoặc sử <br />
dụng chưa đều TBDH vào trong giờ dạy. Khuyến khích, tuyên dương những <br />
giáo viên sử dụng tốt TBDH.<br />
+ Tổng kết kết quả sử dụng TBDH theo tháng, theo kì, từ đó có kế <br />
hoạch khen thưởng, kỉ luật kịp thời, đúng mức đối với từng giáo viên.<br />
4.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
Để thực hiện tốt các vấn đề đã được đề cập trong nội dung sáng kiến <br />
kinh nghiệm. Với cương vị là người quản lí, bản thân tôi luôn xác định cho <br />
mình những điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp sau đây:<br />
<br />
<br />
* Về cơ sở vật chất:<br />
Phòng Thư viện TBDH phải đủ rộng, đảm bảo đủ ánh sáng, các trang <br />
thiết bị và sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo đầy đủ để phục vụ cho <br />
việc giảng dạy.<br />
* Đối với cán bộ làm công tác Thư viện TBDH: Cần xác định được tầm <br />
quan trọng của cán bộ làm công tác Thư viện TBDH trong nhà trường để có <br />
kế hoạch cụ thể, xây dựng được một thư viện xuất sắc.<br />
* Đối với cán bộ quản lí:<br />
Nắm vững cơ sở pháp lí, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác thư viện, <br />
TBDH.<br />
Lập ra kế hoạch, biện pháp quản lí thư viện, TBDH khoa học và có hiệu <br />
quả.<br />
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những kế hoach đã đề ra theo tuần, tháng, quí, kì, <br />
năm.<br />
Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi thư viên, TBDH trên các mặt: xây dựng, bảo <br />
quản, sử dụng.<br />
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của nhân viên thư viện, TBDH, của <br />
giáo viên để kịp thời uốn nắn, sửa chữa.<br />
<br />
<br />
14<br />
4.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Từ thực trạng công tác thư viện, TBDH, có sự chỉ đạo, quản lý của Hiệu <br />
trưởng đặc biệt là đề ra các giải pháp nên hiệu quả đạt được như sau:<br />
4.4.1. Về đầu tư kinh phí cho thư viện (ngàn đồng).<br />
<br />
Năm học Kinh phí mua sách Kinh phí mua Ghi chú<br />
báo, tài liệu, tạp sắm CSVC<br />
chí<br />
20132014 35.056.000 45.059.000 Trường tiết kiệm từ nguồn chi <br />
thường xuyên<br />
<br />
<br />
20142015 16.069.000 11.369.000 Trường tiết kiệm từ nguồn chi <br />
thường xuyên<br />
Phân tích số liệu:<br />
Năm học 20132014 là năm tiếp theo xây dựng thư viện nên kinh phí <br />
đầu tư ban đầu khá lớn.<br />
Năm học 20142015 tiếp tục đầu tư bổ sung thêm về CSVC và mua <br />
sách, báo, tài liệu nên nguồn kinh phí giảm đi.<br />
4.4.2. Tình hình bạn đọc của thư viện và số lần mượn ĐDDH:<br />
<br />
Số lượt bạn <br />
Số lượt sách đưa ra phục vụ <br />
đọc đến thư <br />
TS TS Ghi <br />
Năm học viện/ mượn <br />
GV HS trong năm chú<br />
ĐDDH<br />
GV HS GV HS GV HS GV HS<br />
20132014 36 612 3280/253 6236 658 1256 1203 0 125 2689<br />
20142015 38 674 4052/212 7253 721 1320 1324 0 325 3256<br />
<br />
4.4.3. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách:<br />
<br />
Năm học Số lần Kể chuyện Điểm Thi vui đọc Đọc to nghe Ghi chú<br />
giới thiệu theo sách sách sách (lần) chung (lần)<br />
<br />
<br />
15<br />
sách (lần) (lần)<br />
20132014 8 4 1 3 3<br />
20142015 6 3 1 2 2 Tính đến tháng <br />
3/2015<br />
<br />
<br />
4.4.4. Danh hiệu thư viện đạt được qua 2 năm trở lại đây:<br />
<br />
Năm học Danh hiệu thư viện<br />
20132014 Đạt xuất sắc<br />
20142015 Đạt xuất sắc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:<br />
1. Kết luận:<br />
Thư viện là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác giáo dục. Nhìn <br />
vào phòng thư viện, phòng TBDH của nhà trường có thể đánh giá được sự quan <br />
tâm của người Hiệu trưởng đối với chất lượng giảng dạy của giáo viên và học <br />
tập của học sinh trong nhà trường. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, <br />
sách, tài liệu cho thư viện, tổ chức khai thác nguồn sách để phục vụ giảng dạy <br />
và học tập trong nhà trường là những vấn đề đang được các nhà trường quan <br />
tâm.<br />
Xuất phát từ cở sở lí luận, cơ sở thực tiễn, sau khi phân tích thực trạng <br />
công tác quản lí CSVC nói chung, quản lí thư viện, TBDH nói riêng tại trường <br />
Tiểu học Quyết Thắng, huyện Đông Triều. Qua thực tiễn làm công tác quản lý <br />
nhà trường, nhận thức được tầm quan trọng của công tác thư viện, TBDH bản <br />
thân tôi đã có những giải pháp để chỉ đạo, quản lý thư viện của nhà trường đạt <br />
được hiệu quả cao, đó là:<br />
Thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà <br />
trường.<br />
<br />
<br />
16<br />
Thứ hai: Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng, nghiệp vụ cho cán bộ <br />
quản lí, giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện, TBDH.<br />
Thứ ba: Tổ chức quản lí thư viện, TBDH hiệu quả, khoa học, quy củ, nề <br />
nếp, có kế hoạch khoa học cụ thể.<br />
Thứ tư: Hàng năm tiết kiệm được nguồn chi thường xuyên của nhà <br />
trường để mua sắm thêm trang thiết bị, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, tạp <br />
chí...để đầu tư cho thư viện.<br />
2. Kiến nghị:<br />
Hàng năm Phòng GD&ĐT cần tư vấn, hỗ trợ cho nhà trường một phần <br />
kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị và tài liệu cho thư viện nhà trường.<br />
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách bằng nhiều hình <br />
thức khác nhau để cán bộ thư viện tham gia, rút kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau.<br />
Nhân điển hình cán bộ thư viện giỏi, cho cán bộ thư viện đi học ở những <br />
trường xuất sắc trong và ngoài tỉnh.<br />
Trên đây là "Một số biện pháp quản lý thư viện, thiết bị dạy học ở <br />
trường Tiểu học Quyết Thắng, huyện Đông Triều", rất mong nhận được sự <br />
đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.<br />
Mạo Khê, ngày 20 tháng 3 năm <br />
2015<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 03 tháng 01 năm 2003 của <br />
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện <br />
trường phổ thông.<br />
<br />
2. Thông tư 35/2006/TTLTBGD&ĐTBNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 <br />
của Bộ giáo dục và Đào tạo Bộ nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên <br />
chức ở cơ sở giáo dục phổ thông công lập.<br />
<br />
3. Hướng dẫn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Bộ <br />
GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.<br />
17<br />
4. Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 của <br />
Bộ GD&ĐT về việc Ban hành qui chế về tổ chức hoạt động thư viện trường <br />
phổ thông.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC Trang<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU 12<br />
1. Lý do chọn đề tài 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
II. PHẦN NỘI DUNG 313<br />
1. Cơ sở lý luận 3<br />
2. Cơ sở thực tiễn 4<br />
3. Thực trạng 47<br />
<br />
18<br />
4. Giải pháp, biện pháp 7<br />
4.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 78<br />
4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7<br />
4.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBGV, NV 7<br />
4.2.2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ 8<br />
cho CB,GV,NV phụ trách thiết bị, Thư viện<br />
4.2.3. Tổ chức quản lý thư viện, TBDH hiệu quả, khoa 9<br />
học, quy củ, nề nếp có kế hoạch<br />
4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 1112<br />
4.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của 1213<br />
vấn đề nghiên cứu<br />
4.4.1. Đầu tư kinh phí cho thư viện 13<br />
4.4.2. Tình hình bạn đọc của thư viện và số lần mượn 13<br />
ĐDDH<br />
4.4.3. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách 13<br />
4.4.4. Danh hiệu thư viện đạt được 13<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 14<br />
1. Kết luận 14<br />
2. Kiến nghị 14<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />