SKKN: Một số vấn đề khó khăn gặp phải khi giảng dạy bài “Lực đẩy Asimet” Vật lý 8 và hướng khắc phục khó khăn
lượt xem 49
download
Tạo cho học sinh hứng thú trong việc học tập môn Vật lý cũng như việc áp dụng các hiểu biết của mình vào cuộc sống, có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội. Có thái độ trung thực, cẩn thận, chính xác trong việc thu nhận thông tin, trong quá trình quan sát và thực hành thí nghiệm. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số vấn đề khó khăn gặp phải khi giảng dạy bài “Lực đẩy Asimet” Vật lý 8 và hướng khắc phục khó khăn”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số vấn đề khó khăn gặp phải khi giảng dạy bài “Lực đẩy Asimet” Vật lý 8 và hướng khắc phục khó khăn
- PHÒNG GIÁO DỤC NÔNG CỐNG TRƯỜNG THCS THĂNG LONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN GẶP PHẢI KHI GIẢNG DẠY BÀI “LỰC ĐẨY ASIMET” VẬT LÝ 8 VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN Họ và tên: Hà Thị Hằng Đơn vị: Trường THCS Thăng Long Tháng 3 / 2010
- A. Đặt vấn đề Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước phù hợp với yêu cầu CNH-HĐH đất nước, nghành giáo dục đào tạo phải đào tạo ra những con người có đức, có tài năng động sáng tạo làm việc có khoa học kỷ luật và hiệu quả.Những năm gần đây nghành đã không ngừng đổi mới nội dung học của trò, cách dạy của thầy nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục Môn Vật lý có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, qua lại với các môn học khác. Nhiều kiến thức và kỉ năng đạt được qua môn Vật lý là cơ sở đối với việc học tập các môn học khác, đặc biệt là môn Sinh học, Hoá học, công nghệ. Mặt khác, ví Vật lý học là môn khoa học thực nghiệm đã được toán học hoá ở mức độ cao, nên nhiều kiến thức và kỹ năng toán học được sử dụng rộng rãi trong việc học tập môn Vật lý. Môn Vật lý là cơ sở của nhiều nghành khoa học kỹ thuật, vì vậy người học hiểu và nhận thức được các hiện tượng, quy luật vật lý là rất quan trọng. Vai trò của sách giáo khoa cung cấp nội dung kiến tức cơ bản hiện đại sát với thực tế là một điều không thể thiếu cho người học. Bên cạnh đó vai trò chủ đạo của người thầy trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội những kiến thức cũng rất quan trọng. Người thầy trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh thấy đựơc, hiểu được,và biết áp dụng những cái mình đã học vào cuộc sống thường ngày. Nội dung sách giáo khoa , vai trò chủ đạo của thầy ngoài việc cung cấp thông tin kiến thức cơ bản còn phải rèn cho học sinh tác phong suy nghĩ , phân tích hiện tượng và làm việc có khoa học nhầm phất triển nhân cách của mình. Người thầy phải tạo cho học sinh lòng yêu khoa học, yêu cuộc sống và nghị lưc vươn lên trước những khó khăn khi đúng trước tình huống có vấn đề. Qua giảng dạy vật lý bậc THCS tôi thấy đa số nội dung kiến thức học sinh dễ học , dễ hiểu và mang lại nhiều thong tin mới cho học sinh.tuy nhiên vẫn còn gặp phải một số khó khăn cho người dạy , người học dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao ở môn vật lý 8. qua thực tế giảng dạy, suy nghĩ trăn trở tôi mạnh dạn nghĩ ra một vài hướng khắc phục theo ý chủ quan của mình sao cho có hiệu quả qua bài dạy “ Lực đẩy Asimet”
- B. Nội dung I. Cơ sở lý luận 1. Những mục tiêu của chhương trình Vật lý THCS: - Về kiến thức: Chương trình Vật lý THCS phải cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức Vâtj lí phổ thông, cơ bản ở trình độ THCS. Đó là: + Kiến thức về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lí quan trọng trong đời sống và sản xuất. + Các khái niệm vật lý cơ sở, các nguyên lý, định luật vật lý cơ bản. Những ứng dụng quan trọng của Vật lý trong đời sống và sản xuất. + Những hiểu biết ban đầu về một số phương pháp nhận thức đặc thù của Vật lý học đó là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. - Về năng lực: Cần rèn luyện cho học sinh đạt được: + Các kỹ năng thực hiện và quan sát thí nghiệm, kỹ năng quan sát các hiện tượng và quà trình Vật lí, kỹ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, kỹ năng phân tích, xử lí thông tin. + Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý đơn giản. + Kỹ năng đề xuất các dự đoán hoặc giả thuyết đơn giản về cá mối quan hệ hay bản chất các hiện tượng hoặc sự vật Vật lý. + Khả năng đè xuất các phương án thí nghiệm đơn giảnđẻ kiểm tra giả thuyết hoặc dự đoán đã đề ra. + Kỹ năng diễn đạt chính xác, rõ ràng bằng ngôn ngữ Vật lý. - Về tháI độ: Tạo cho học sinh hứng thú trong việc học tập môn Vật lý cũng như việc áp dụng các hiểu biết của mình vào cuộc sống, có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội. Có thái độ trung thực, cẩn thận, chính xác trong việc thu nhận thông tin, trong quá trình quan sát và thực hành thí nghiệm. 2. Đặc điểm và cấu trúc chương trình Vật lý 8. Chương trình Vật lý THCS được trình bày theo dạng xoắn ốc. Chương trình Vật lý lớp 6, lớp 7 tìm hiểu lần lượt các kiến thức về: Cơ học, Nhiệt học, Quang học, Điện học. Chương trình Vật lý lớp 8, lớp 9 tìm hiểu lần lượt lại c kiến thức đó ở mức độ cao hơn. Chương trình Vật lý 8 thuộc giai đoạn 2 của chương trình Vật lý THCS. Chương trình Vật lý lớp 8 tạo điều kiện phát triển các năng lực của học sinh lên mức độ cao hơn và yêu cầu cao hơn đối với học sinh. Đó là những yêu cầu về khả năng phân tích, tổng hợp các thông tinvà dữ liệu thu thập được;
- khả năng tư duy trừu tượng, khái quát trong xử lí thông tinđẻ hình thành khái niệm, rút ra các quy tắc, quy luật và định luật Vật lý. Đó là những yêu cầu về khả năng quy nạp, diễn dịch để đè xuất các giả thuyết, rút ra các hệ quả có thể kiểm tra, xây dựng các phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết hoặc hệ quả của nó. Đó là những yêu cầu về khả năng phát hiện các mối quan hệ định lượngđối với một đại lượng Vật lý, đối với các đại lượng trong một định luật Vật lý. Dựa vào kinh nghiệm sống và vốn hiểu biết về phần cơ học mà học sinh đã học ở chương trình Vật lý lớp 6 học sinh có thwr nắm được một cách định lượng các đại lượng Vật lý như: Vận tốc, Lực … Đó là những kiến thức có khả năng rèn luyện cho học sinh cách xác định định lượng các đại lượng Vật lý. Ngoài ra có thể sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản để rèn luyện khả năng thực hành thí nghiệm cho học sinh. II. Cơ sở thực tiễn Trong những năm giảng dạy chương trình Vật lý 8, bản thân tôi nhận thấy việc làm cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức mà không cảm thấy bị áp đặt là một viẹc rất khó, nó đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian cho việc xây dựng bài giảng và biết cách điều khiển học sinh sử dụng thiết bị thí nghiệm một cách hợp lí, ngoài ra phảI lựa chọn phương pháp dạy cho phù hợp với từng bài, từng phần của bài. Việc sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng bài là mục tiêu của mỗi giáo viên. Trong chương trình Vật lý 8 khi giảng dạy bài “ Lực đẩy Acsimet” giáo viên thường gặp phải ở mục “II. Độ lớn của lực đẩy ác si mét” một số khó khăn. A. Trình tự các bước đi của sách giáo khoa I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó (sgk) II. Độ lớn của lực đẩy ác si met 1. Dự đoán Truyền thuyết kể rằng một hôm Ac si met đang nằm trong bồn tắm đầy nước chợt phát hiện ra rằng ông ta nhấn chìm người trong nước càng nhiều thì lực đẩy do nước tác dụng lên ông càng mạnh. Nghĩa là thể tích phần nước bị chiếm chỗ càng lớn thì lực đẩy của nước càng mạnh. Dựa vào nhận xét mà Ac si mét dự đoán độ lớn của lực tác dụng lên vật nhúng chìm trong chất lỏngbằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- 2. Thí nghiệm kiểm tra Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau người ta đã khẳng định được dự đoán trên là đúng. Sau đây là một trong những thí nghiệm này ( Hình 10.3 a, b, c) C3: Hãy chứng minh rằng thí nghiệm ở hình 10.3 chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy ác si met nêu trên là đúng. 3. Công thức tính độ lớn của lực đẩy acsimet Nếu gọi V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và d là trọng lượng riêng của chất lỏng thì độ lớn của lực đẩy acsmet được tính bằng công thức FA=d.V B. Những khó khăn gặp phải. - Khi dạy bài này giáo viên thường lúng túng trong việc hướng đẫn học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng để rút ra lực đẩy của chất lỏng tác dụng lên vật bằng trọng lượng khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( FA= P) - Khi học bài này học sinh khó hình dung một cách cụ thể nếu giáo viên chỉ diễn tả bằng lời đẫn đến học sinh hiểu bài một cách mơ hồ về độ lớn của lực đẩy Acsimet - Khi xây dựng công thức FA = d.V thì giáo viên thường áp đặt cho học sinh dẫn đến học sinh khó hiểu. III. Biện pháp thực hiện Theo cá nhân tôi khi dạy bài này thì giáo viên có thể làm như sau: - Yêu cầu học sinh tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm và chú ý học sinh khi làm thí nghiệm sao cho vật nặng ở mục b, c phải ngập trong nước và không chạm vào đáy hay thành cốc. - Giáo viên phân công nhóm học sinh làm thí nghiệm và phát dụng cụ cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. - Trước khi dạy giáo viên chuẩn bị sẵn bảng phụ các bước thí nghiệm ở nhà.
- - Giáo viên yêu cầu nhóm học sinh làm thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm của nhóm mình theo các bước. Sau khi học sinh làm thí nghiệm xong giáo viên cho học sinh nhận xét kết quả làm thí nghiệm của các nhóm. Đa số học sinh sẽ so sánh ở bước B4 là Fd = Pn ( Fđ là lực đẩy của nước tác dụng lên vật, Pn là trọng lượngcủa nước tràn ra cũng chính là trọng lượng phần nước bị vật chiém chỗ). Nếu làm sai thì giáo viên có thể chỉ ra nguyên nhân sai. - Khi xây dựng công thức FA = d.V thì giáo viên căn cứ vào bước 4 và làm như sau: + Chúng ta gọi V là thể tích nước tràn ra, d là trọng lượng riêng của nước vậy trọng lượng nuớc tràn ra sẽ là P = d.V + Theo bước 4 ta kiểm chứng dự đoán Fđ = Pn nên suy ra FA= d. V + Công thức trên không những dùng trong trường hợp nhúng vật vào nươc mà còn đúng cho các trường hợp khi nhúng vật vào chất lỏng khác và công thức đó chính là công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac si met. + Từ công thức F = d.V giáo viên cho học sinh thấy đượ lực đẩy Ac si mét tác dụng lên vật không phụ thuộc vào chất làm vật mà chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chõ. - Giáo viên cho học sinh thấy không những chất lỏng có lực đẩy Ac si mét mà có cả trong chất khí. Công thức trên vẫn được áp dụng cho lực đẩy Ac si mét của chất khí. Sau khi vận dụng kinh nghiệm đó vào giảng dạy ở lớp 8E, tôi đã thấy rằng: + 100% học sinh hứng thú trong học tập. + 90% học sinh biết cách sử dụng các thiết bị thí nghiệm để tiến hành thí nghiệm. + 100% học sinh có thái độ nghiêm túc và tinh thần hợp tác trong khi tiến hành thí nghiệm cũng như quan sát thí nghiệm. + 90% học sinh nắm được kiến thức ngay tại lớp học. Giáo án cụ thể bài. Tiết 12. – Bài 10: Lực đẩy Acsimet.
- I- mục tiêu 1. Kiến thứ c: - Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy của chất lỏng( Lực đẩy Acsimét), chỉ rõ đặc điểm của lực này - Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet, nêu được tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp đối với vật nhúng trong chất lỏng. - Vận dụng được công thức tính lực đẩy Acsimét để giải thích các hiện tượng đơn giản. 2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm cẩn thận để đo được lực tác dụng lên các vật để xác định độ lớn của lực đẩy Acsimét. 3.Thái độ, tình cảm. - Tích cực, hợp tác trong nhóm. - Trung thực, cẩn thận trong khi làm thí nghiệm. II-chuẩn bị Cho mỗi nhóm học sinh : - 1 lực kế, - 1 giá đỡ, - 1 cốc nước, - 1bình tràn, - 1 quả nặng (1N). Cho giáo viên: - Bảng phụ ghi nội dung các bước tiến hành thí nghiệm. Nội dung bảng phụ: B1: Đo P1 của cốc,vật. B2: Nhúng vật vào cốc nước,nước tràn ra đo: P2 B3: So sánh P2 , và P1 , P2 < P1 Þ P1 = P2 + Pd B4: Đổ nước tràn ra vào cốc : P1 = P2 + P chất lỏng chiếm chỗ B5: Kết quả thí nghiệm : Fđẩy = P chất lỏng chiếm chỗ - Phiếu học tập cho các nhóm. Nội dung phiéu học tập
- Các bước tiến hành Nhóm B1: đo trọng lượng vật nặng P1 P1 = …. N =? N B2: nhúng vật ngập vào nước P2 = …. N trong bình tràn đo P2 = ?N Fđ = P 1 - P2 = ... N Fđ = P1 – P2 = ? N B3: đổ nước tràn ra ở cốc B P1’ =.. N vào cốc A đo P’ = ? N Pnước tràn ra = P1’ - P2 Pn =P1’-P2 = .. N B4: so sánh Fđ và Pnước tràn ra III-tiến trình dạy học: 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới:Tổ chức tình huống học tập như SGK III. Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động củaGV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm I. Tác dụng của chất lỏng lên hình 10.2 những vật nhúng chìm trong nó. ?Thí nghiệm gồm có những dụng cụ gì? 1.Thí nghiệm: h.10.2 Cách tiến hành TN? Lực td lên vật: ur HS: P : Hướng xuống. ur GV: Phát dụng cụ, hướng dẫn HS tiến hành F đẩy : Hướng lên. thí nghiệm quan sát nhận xét HS : Tiến hành Þ P = P - Pd < P 1 thí nghiệm , đo trọng lượng của vật khi ở ngoài không khí và khi ở trong nước. HS: GV: Hãy so sánh P và P1 ? HS: GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1?
- HS: GV: Em hãy cho biết đặc điểm của lực tác dụng lên vật trong trường hợp trên? 2.Kết luận: HS: - Một vật nhúng trong chất lỏng bị GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu C2 chất lỏng tác dụng một lực đẩy HS: Rút ra kết luận. hướng từ dưới lên GV: giới thiệu lực này do nhà bác học acsimet phát hiện ra đầu tiên nên người ta gọi là lực đẩy acsimét Hoạt động 2: Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Acsimet GV: Yêu cầu HS đọc và mô tả tóm tắt dự II. Độ lớn của lực đẩy acsimét đoán. 1. Dự đoán HS: Trả lời - Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm trong chất lỏng bằng trọng lượng kiểm tra dự đoán. của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. HS: Tiến hành thí nghiệm ghi kết quả vào 2. Thí nghiệm kiểm tra bảng - Dụng cụ thí nghiệm: GV: Hướng dẫn HS từ kết quả thí nghiệm - Cách tiến hành thí nghiệm chứng minh dự đoán của Acsimet là đúng. 3.Công thức tính độ lớn của lực HS: đẩy acsimét GV: Thông báo công thức tính độ lớn của lức FA = d.V đẩy Acsimet. +V là thể tích của phần chất lỏng bị HS: vật chiếm chỗ (m 3 ) GV: Đơn vị của các đại lượng có mặt trong + d là trọng lượng riêng của chất công thức? lỏng(N/m 3 ) HS : +FA là độ lớn của lực đẩy acsimét GV: ? Độ lớn của lực đẩy Acsimet phụ thuộc (N) những yếu tố nào? HS: Hoạt động 3: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà. 1 . Vận dụng III. Vận dụng GV: Yêu cầu HS làm các câu C4, C5, C6 HS: Thực hiện Yêu cầu của GV. GV: Nhận xét và đưa ra câu Trả lời đúng. 2.Củng cố: -Lực đẩy ác – si – mét xuất hiện trong môi trường nào? Nó có phương và chiều như
- thế nào? -Nêu công thức tính độ lớn lực đẩy ác – si – mét. Dựa vào công thức hãy cho biết độ lớn lực đẩy ác – si – mét phụ thuộc vào những yếu tố nào? 3.Hướng dẫn về nhà : Học thuộc phần ghi nhớ (SGK) Trả lời lại các câu hỏi trong SGK Làm hết các bài tập trong SBT Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết” Đọc trước bài 11 (SGK) C. Bài học kinh nghiệm Trước khi giảng dạy giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài dạy nhất là những bài khó, những nội dung khó hiểu giáo viên có thể tìm ra một phương án tối ưu để giảng day sao cho học sinh dễ hiểu, dễ học và hiệu quả giảng dạy cao hơn. Khi lên lớp giáo viên kết hợp nhều phương pháp, nhiều cách thức dạy học nhằm tạo sự say mê ham học của người học. Trong quá trình giảng dạy cần thưòng xuyên đặt những câu hỏi tác động đồng thời ba đối tượng khá, trung bình, yếu. Các câu hỏi đưa ra sát với nội dung bài học rõ ràng dễ hiểu. Nếu khó có thể sử dụng câu hỏi hợi mở để học sinh trả lời. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi, với tôi đó là bài học kinh nghiệm. Nó có thể chưa chính xác lắm rất mong sự gúp đỡ của đồng nghiệp để tôi nâng cao trình độ chuyên môn kính mong sự đóng góp ý kiến của mọi người. Tôi xin chân thành cám ơn. Thăng Long, ngày 18/3/2010. Người viết Hà Thị Hằng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Khắc phục một số sai lầm cho học sinh lớp 10 khi giải phương trình và bất phương trình
14 p | 868 | 193
-
SKKN: Bàn về một số phương pháp giảng dạy thơ trung đại Việt Nam ở môn Ngữ Văn 7 trong nhà trường THCS
19 p | 866 | 164
-
SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp của trẻ ở trường mầm non
12 p | 1222 | 143
-
SKKN: Một số phương pháp vẽ thêm yếu tố phụ trong giải toán Hình học lớp 7
14 p | 621 | 141
-
SKKN: Một số giải pháp “ Tăng cường công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm” bậc THCS
15 p | 739 | 123
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh yếu kém môn Hóa học
7 p | 437 | 120
-
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 hệ thống kiến thức môn Ngữ Văn để ôn thi tốt nghiệp
18 p | 530 | 104
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh tự làm một số dạng bài tập Sinh học về xác suất
16 p | 387 | 69
-
SKKN: Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng
17 p | 310 | 58
-
SKKN: Một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Đẩy tạ ở trường THPT Trấn Biên
12 p | 406 | 58
-
SKKN: Một số vấn đề về cách mạng tư sản trong dạy học Lịch sử THCS
16 p | 248 | 53
-
SKKN: Biện Pháp giúp HS lớp 1 tăng nhanh vốn từ và hiểu nghĩa khi học môn Tiếng Việt
10 p | 315 | 36
-
SKKN: Phương pháp tìm tham số để hàm số biền thiên trên một miền
11 p | 136 | 23
-
SKKN: Tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự từ khía cạnh nội tâm nhân vật
10 p | 272 | 19
-
SKKN: Về một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Trần Văn Thời
11 p | 139 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn