SKKN: Một số vấn đề về cách mạng tư sản trong dạy học Lịch sử THCS
lượt xem 53
download
Trong chương trình môn Lịch sử 8 hiện nay, nội dung về các cuộc cách mạng tư sản tương đối nhiều và có vị trí quan trọng trong Lịch sử thế giới cận đại. Thực tế không ít giáo viên đều thừa nhận đó là nội dung khó dạy, khó truyền đạt cho học sinh một cách sinh động, hiệu quả bởi quá nhiều sự kiện và là những sự kiện khó nhớ. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số vấn đề về cách mạng tư sản trong dạy học Lịch sử THCS”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số vấn đề về cách mạng tư sản trong dạy học Lịch sử THCS
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THCS
- Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong dạy học lịch sử, nắm vững kiến thức khoa học, có nghĩa là phải nắm vững các khái niệm khoa học, hệ thống các khái niệm khoa học. Khái niệm lịch sử bao giờ cũng ở mức độ trừu tượng khá cao, vì nó không chỉ phản một sự kiện đa dạng riêng rẽ hay một nhóm sự kiện mà còn phản ánh những hiện tượng phức tạp đa dạng về mặt kinh tế, xã hội, chính trị…, những quan hệ của con người với thiên nhiên, của con người với nhau trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh giai cấp. Trong dạy học chương trình lịch sử THCS nói chung, bộ môn lịch sử lớp 8 nói riêng, giáo viên và học sinh cũng bắt gặp không ít các khái niệm lịch sử như “Cách mạng tư sản”, “cách mạng vô sản”, “cách mạng dân chủ tư sản”, “cách mạng tư sản dân chủ tư sản kiểu mới”…, Trong đó, khái niệm về “cách mạng tư sản” là nội dung còn chứa đựng nhiều vấn đề đáng quan tâm cho nhiều giáo viên hiện nay. Vậy, cách mạng tư sản là gì? Tính chất, nhiệm vụ của cách mạng? giai cấp nào lãnh đạo? động lực cách mạng là ai? Chính quyền nhà nước? và xu thế phát triển của cách mạng?... Giải quyết được các vấn đề trên, giáo viên giúp cho học sinh nhận biết được các hình thức, mức độ và bản chất của cuộc cách mạng tư sản. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong chương trình lịch sử thế giới cận đại lớp 8 THCS, nội dung các bài cách mạng tư sản cũng không ít nhưng được coi là khó nhất về cả nội dung lẫn phương pháp dạy khiến cho giáo viên THCS rất ái ngại, lúng túng khi trực tiếp giảng dạy, thậm chí còn là mơ hồ, chung chung. Do đó, trong kiểm tra đánh giá (cả về trắc nghiệm lẫn tự luận) kết quả mà học sinh đạt được thường không cao và chưa rõ nét. Thậm chí là mơ hồ, không nhận thấy được đâu là cuộc cách mạng tư sản và vì sao? Trên cơ sở đó, tôi đưa ra các vấn đề sau xung quanh việc xác định rõ nội dung và phương pháp giảng dạy trong bộ môn lịch sử về Cách mạng tư sản. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu trong chương trình lịch sử 8.
- Phần 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Vài nét khái quát về cách mạng tư sản. Trước tiên, giáo viên phải thừa nhận khái niệm đúng và chung nhất về cách mạng tư sản, cụ thể là: Cách mạng tư sản là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội phong kiến sang hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Nó được thực hiện bằng cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giành chính quyền giữa tập đoàn phong kiến phản động, bảo thủ với giai cấp tư sản tiến bộ, có sự tham gia của quần chúng nhân dân. Như thế cách mạng tư sản không phải là hiện tượng ngẫu nhiên vì nguyên nhân là một yêu cầu khách quan của lịch sử xã hội, mang tính tất yếu, hợp quy luật. Cách mạng tư sản là một vấn đề lớn của nội dung thời kì lịch sử thế giới cận đại. Nó đánh dấu sự thắng lợi và xác lập của chủ nghĩa tư bản thay thế chế độ phong kiến. Tóm lại: cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. II. Một số cuộc cách mạng tư sản điển hình. 1. Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII. 1.1. Nguyên nhân bùng nổ. 1.1.1. Tiền đề về kinh tế. Vào đầu thế kỉ XVII, nước Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, nhất là miền Đông Nam. Các công trường thủ công sản xuất hàng len dạ, đồ dùng bằng sắt, bằn sứ…ngày càng tăng tiến về số lượng và chất lượng sản phẩm. Ngoại thương cũng phát triển, kể cả việc buôn bán nô lệ da đen. Nhưng nét nổi bật của kinh tế Anh là sự thâm nhập mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản vào nền kinh tế nông nghiệp, nghĩa là nông thôn Anh sớm liên hệ với thị trường, và hàng hóa chủ yếu để sản xuất không phải là lương thực mà là len dạ. Ngành len dạ phát triển làm cho giá lông cừu tăng vọt và nghề nuôi cừu đem lại nhiều lợi nhuận. Thế là nhiều địa chủ vốn quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ, rồi thuê nhân công nuôi cừu lấy len cung cấp cho thị trường. Quá trình “rào đất cướp ruộng”, hay như Tomats Mở đã miêu tả hiện tượng “cừu ăn thịt người” làm nảy sinh tầng lớp quý tộc tư sản hóa và trở nên giàu có. Ngược lại hàng triệu nông dân bị mất đất và phá sản phải bán sức cho nhà tư sản. Ăngghen cũng đã chỉ ra rằng, nếu
- cuộc cách mạng trong nông nghiệp kiểu Anh nảy sinh tầng lớp quý tộc mới, đem lại sự giàu có cho họ, thì ngược lại đã đem đến cho giai cấp nông dân tai họa khủng khiếp ít thấy ở nơi khác. Dừng lại ở tiền đề này, ta thấy: tính tư sản đã được nảy sinh, rằng các địa chủ vốn là quý tộc đã kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, nhờ đó họ đã nhanh chóng giàu lên – điều này có nghĩa không tồn tại trong phương thức sản xuất phong kiến; bởi vậy đã làm nảy sinh và tăng mâu thuẫn giữa các giai cấp tầng lớp ở nước Anh lúc bấy giờ. Điều này được thể hiện cụ thể tiền đề tiếp theo. 1.1.2. Tiền đề về xã hội: Sự thay đổi về kinh tế đã làm làm nảy sinh và gay gắt thêm mâu thuẫn giữa các giai cấp tầng lớp. Mâu thuẫn vốn có giữa nông dân và quý tộc địa chủ nay có thêm mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế. Tất yếu là bùng nổ cuộc cách mạng nhằm giải phóng lực lượng sản xuất mới, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mà đại diện cho phương thức sản xuất mới là giai cấp tư sản. Tuy nhiên, châm ngòi cho cuộc cách mạng là sự kiện nông dân nổi lên chống lại việc Sáclơ I cưỡng bức họ theo Anh giáo. Vì cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa, vua triệu tập quốc hội vào cuối năm 1640. Quý tộc, đã số quý tộc mới không chuẩn y các loại thuế mới do vua đặt ra, công kích chính sách bạo ngược của vua. Cuộc đụng độ giữa nhà vua (Sáclơ I) với quốc hội diễn ra. Sáclơ I chạy lên miền Bắc dựa vào địa chủ quý tộc và tuyên chiến với quốc hội vào tháng 8/1642. Cuộc nội chiến bắt đầu. Như vậy, xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản giữa chế độ quân chủ chuyền chế - đại diện của thức sản xuất cũ với chính sách hà khắc của nó đã làm cho đời sống của nhiều tầng lớp phải cực khổ, điều đứng, nhất là nông dân. Lợi dụng lực lượng đông đảo và sức mạnh của quần chúng, và cũng vốn mâu thuẫn sâu sắc không kém với nhà vua, giai cấp tư sản – đại diện cho phương thức sản xuất mới đã cùng với nhân dân tiến hành một cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến. Tất nhiên vài trò lãnh đạo chính là tư sản. Với hai tiền đề trên, chung quy lại là sự nảy sinh và tồn tại mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp đối lập nhau bên cạnh hai phương thức sản xuất đối lập nhau khó có thể điều hòa được, tất yếu bùng nổ cách mạng. 1.2. Tiến trình cách mạng. Cách mạng diễn ra qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, quân quốc hội thua vì quân đội của nhà vua được trang bị tốt lại thiện chiến. Giai đoạn hai, được sự ủng
- hộ của nhân dân, với “đội quân sườn sắt” và tài thao lược của Ôlivơ Crômoen đã đánh bại quân đội của nhà vua. Dưới áp lực của nhân dân, vua Sáclơ I bị đưa ra xử tử (9/2/1649) tại Lâu đài trắng – một việc chưa từng thấy trong lịch sử nước Anh. Anh trở thành nước cộng hòa. Tuy nhiên, sau cách mạng mọi thành quả lại rơi vào giai tay giai cấp tư sản, không đáp ứng được nguyện vọng của nông dân. Crômoen được đưa lên làm “Bảo hộ công”, thiết lập chế độ quân sự độc tài. Sau khi Crômoen chết, quý tộc mới và tư bản lại đưa con Sáclơ I lên làm vua, thiết lập lại chế độ quân chủ. Trước tình hình đó, quốc hội tổ chức cuộc chính biến và lật đổ dòng Xtiuớt, đưa Vinhem Ôrăngiơ lên làm vua. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời ở Anh. Như vậy, xu hướng quân chủ đã thắng xu thế cộng hòa và thái độ của tư sản đã bộc lộ rõ khi quyền lợi đã được dung hòa trong chế độ quân chủ lập hiến. Tiến trình cách mạng cũng đã cho thấy tính chất phức tạp, vai trò “chủ đạo” và biến cố của sự kiện là tư sản – tùy vào năng lực của mình. 2. Cách mạng Pháp (1789 – 1794) 2.1. Nguyên nhân. 2.1.1. Tiến đề kinh tế. Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước phong kiến, và về cơ bản là một nước nông nghiệp lạc hậu.Công cụ canh tác thô sơ, năng suất cây trồng thấp, gia súc lớn hiếm, phân bón thiếu. Sự bóc lột phong kiến là gánh nặng đối với nông dân. Công nghiệp Pháp đến cuối thế XVIII tuy còn kém Anh nhưng đã phát triển. Các thành thị lớn lên cùng với việc sản xuất và và xuất khẩu tơ lụa, vải, hàng thêu len, thảm, việc sử dụng máy móc đã phổ biến trong công nghiệp… Công nghiệp chiếm vị trí quan trọng nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. Nội thương cũng gặp nhiều khó khăn bởi chế độ thuế quan và hệ thống đo lường chưa thống nhất. 2.1.2. Tiền đề về chính trị: Vua Lu-i có quyền tối cao và vô hạn. 2.1.3. Tiền đề về xã hội: Nền quân chủ duy trì sự phân chia xã hội thành 3 đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba, được thể hiện ở sơ đồ sau:
- Đẳng cấp quý tộc Đẳng cấp tăng lữ Những đẳng cấp có đặc quyền đặc lợi, không phải đóng thuế Đẳng cấp thứ ba Tư sản Nông dân Thợ thủ công Không có quyền chính trị, phải đóng mọi thứ thuế, chịu mọi nghĩa vụ với phong kiến Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Tư sản là giai cấp có thế lực kinh tế và học thức nhưng không có quyền chính trị, và vậy họ chống chế độ phong kiến chuyên chế, chống đặc quyền và có ý thức về vai trò lãnh đạo nhân dân chống phong kiến của mình. Tuy nhiên, hơn nhiều các mạng, cách mạng Pháp được dọn đường bởi cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản đã tố cáo sự áp bức, bóc lột của chế độ quan chủ chuyên chế và công khai đả kích giáo hội Thiên chúa giáo. Các đại biểu của hệ tư tưởng này là Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô. Những quan điểm của họ được thể hiện cụ thể trong bảng sau: Tư tưởng mới Quan điểm cơ bản - Tự do về chính trị của công dân thể hiện ở chỗ: công dân đó không phải lo sợ, ngược lại luôn cảm thấy an toàn. Để có Môngtexkiơ tự do chính trị, chính phủ phải được tổ chức để không một ai có thể đe dọa người khác” – Tinh thần luật pháp - “Hãy đập tan tòa nhà của sự dối trá!” Vônte - “Xéo nát bọn đê tiện” – Những lá thư triết học. “Mọi người sinh ra tự do, nhưng ở khắp nơi họ đều mang Rútxô xiềng xích… Tự do là quyền tự nhiên của con người” – Khế ước xã hội.
- Ba quan điểm trên chính là Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Nếu như cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII diễn ra ngọn cờ của tôn giáo thì cách mạng Pháp được tiến hành dưới trào lưu của triết học ánh sáng – được coi là người đi trước dọn đường cho cách mạng. Do đó, cách mạng tư sản Pháp triệt để hơn cách mạng tư sản Anh. Vào năm 1789, những mâu thuẫn nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến trở nên gay gắt. tài chính của vương quốc cực kì nguy ngập, số nợ nhà nước vay lên tới 5 tỉ Livơ. Lu-i XVII buộc phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp, hy vọng Hội nghị sẽ thỏa thuận cho nhà nước vay tiền và đánh thuế mới. Ngày 5 – 5 – 1789, tại Cung điện Véc-xai, Hội nghị được khai mạc. Diễn văn khai mạc của nhà vua đã dội một gáo nước lạnh vào các đại biểu tư sản, chỉ vì yêu cầu giải quyết vấn đề tài chính. Đại biểu đẳng cấp thứ ba, nhân danh 96% dân tộc, tự tuyên bố là Quốc hội, xem đây là cơ quan duy nhất có thẩm quyền các đạo luật về thuế má, chứ không phải nghe lệnh nhà vua. Ngày 9 – 7 – 1789, Quốc hội tự xem là Quốc hội lập hiến, có quyền soạn thảo hiến pháp. 2.2. Diễn biến. * Sự kiện ngày 14/7/1789 (phá ngục Ba-xti ): Có lẽ, với sự kiện này, một số giáo viên còn ít đề cập cho học sinh, hoặc có đề cập nhưng còn chung chung, chưa nổi bật. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng bởi thông qua đó để thấy được tinh thần chiến đấu của nhân dân Pa-ri cũng như nổi căm phẫn của nhân dân Pháp nói chung đối với Ba-xti – một biểu tượng sự tàn bạo của chế độ chuyên chế. Chính đấu tranh này đã làm cho giai cấp tư sản nhận thấy sức mạnh to lớn của quần chúng và càng mạnh dạn hơn trong cuộc đấu tranh chống lại nhà vua. Giáo viên miêu tả và tường thuật: “Pháo đài Ba-xti được xây dựng để bảo vệ kinh thành Pa-ri, có hào sâu xung quanh ngăn cách, có cầu treo và đại bác phòng giữ. Về sau pháo đài được dùng để giam cầm, giết hại những người chống đối chế độ phon kiến. Ngục Ba-xti là tượng trưng cho uy quyền của chế độ phong kiến. Sáng ngày 13/7, tiếng chuông cấp báo đánh thức cả Pa-ri dậy. Ngày 14/7, khoảng 300 nghìn quần chúng Pa-ri cầm vũ khí kéo đến bao vây, tấn công ngục Ba-xti. Cầu treo bị đóng. Người ta vượt hào mặc cho súng bắn. Cuối cùng cầu treo bị phá. Ngục Ba-xti bị san bằng”. “….Sự kiện 14/7 lan rộng toàn nước Pháp mà ngay cả giai cấp tư sản – đại diện cho Quốc hội lập pháp cũng phải e sợ. Đây cũng là cơ sở để giáo viên đánh giá về vai trò của quần chúng trong cách mạng.
- - Thắng lợi 14/7/1789 đưa đại tư sản lên cầm quyền (phái lập hiến). Đêm 4/8/1789, Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ một số nghĩa vụ phong kiến, quyết định thu ruộng đất của Giáo hội, đem bán cho nông dân với giá cao. Không thỏa mãn, nông dân tiếp tục nổi dậy. Sau đó, Quốc hội thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền. Hai năm sau, Hiến pháp được công bố, thiết lập nền quân chủ lập hiến. Quốc hội lập hiến ra đời. (1/10/1791). Sau cuộc chiến tranh giữa liên minh phong kiến châu Âu với Pháp đã nhanh chóng đưa nước Pháp đến thất bại, tháng 7/192, Quốc hội phải tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”. Hàng vạn nhân dân Pa-ri tòng quân tình nguyện ở các đại phương kéo về bảo vệ thủ đô, hát vang bài Mácxâye (Sau là Quốc ca Pháp) hùng tráng. Trong khi đại tư sản không kiến quyết chống thù trong giặc ngoài thì phái Gia-cô-banh gồm những người tư sản kiên quyết các mạng, đứng đầu là luật sư Rô-be-spi-e đã kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Cuộc tấn công ngày 10/8/1792 của nhân dân Pa-ri cùng với quân các địa phương tấn công cung vua, bắt giam vua và hoành hậu. Nền quân chủ sụp đổ dưới sức ép của quần chúng. Quốc hội lập pháp tổ chức bầu cử theo lối phổ thông đầu phiếu. Cách mạng Pháp bước vào giai đoạn Cộng hòa. Mùa xuân 1793, cách mạng Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đưa nước Pháp đến nguy cơ bị bóp chết. Một lần nữa, quần chúng Pa-ri dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spi-e lại đứng lên khởi nghĩa vào 32/5 và 2/6/1793, phái Gia- cô-banh đã nắm chính quyền, cách mạng chuyển sang giai đoạn chuyên chính Gia-cô-banh. Tuy nhiên, chính quyền Gia-cô-banh khi nắm chính quyền cũng là lúc phải đương đầu chống nguy cơ với một nghị lực phi thường. Ngay sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Quốc hội đã nghĩ đến yêu sách của nông dân, nên quyết định chia đất đai ra từng mảnh nhỏ và bán trả trong thời hạn 10 năm, tạo dễ dàng cho nông dân nghèo; trả vĩnh viễn cho nông dân những đất công bị lãnh chúa chiếm và xóa bỏ hoàn toàn đặc quyền của phong kiến. Cùng với những chính sách khác mà mình đã thực thi vào năm 1793, cuộc bạo động bị chặn lại, quân Pháp dần giành thế chủ động trên chiến trường và đến mùa thu 1794, hoạt động quân sự diễn ra ngoài đất Pháp và Pháp đã giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống liên minh hùng mạnh tập hợp hầu hết các nước châu Âu. Tuy nhiên, sau cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, nội bộ phái Gia-cô-banh bị chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng trầm trọng, không được sự ủng hộ của mọi tầng lớp như trước nên họ đứng trước nguy cơ bị lật đổ - Thực chất, giai cấp tư sản không muốn cách mạng đi xa hơn nữa.
- Ngày 27/7/1794, phái tư sản (phái Tecsmiđo) tổ chức đảo chính, bắt các nhân vật chủ chốt của phái Gia-cô-banh (trong đó có Rô-be-spi-e) và đưa lên máy chém. Cách mạng kết thúc. Tóm lại, cách mạng Pháp 1789 – 1794 phát triển qua các giai đoạn: - Nền quân chủ lập hiến: phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền, nhưng Lu-i vẫn được giữ ngôi vua, mặc dù không có quyền hành gì. - Nền Cộng hòa: phái Lập hiến bị lật đổ, chính quyền chuyển sang tay tư sản công thương nghiệp (phái Ghi-rông-đanh). Quốc hội mới được bầu ra, nền Cộng hòa ra đời. Vua Lu-i bị đưa lên máy chém. - Nền chuyên chính dân chủ: phái Ghi-rông-đanh bị lật đổ, chính quyền thuộc về phái Gia-cô-banh – gồm những người dân chủ cách mạng được quần chúng ủng hộ. Quốc hội của phái này mà đứng đầu là Rô-be-spi-e đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ đối với quyền lợi của quần chúng nhân dân, đã tạo nên sức mạnh to lớn để chính quyền này giành được thắng lợi trong chiến thắng ngoại xâm và nội phản. Cách mạng tư sản Pháp mà đỉnh cao là nền chuyên chính dân chủ Gia-cô- banh đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản và dân chủ. Nó đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế thống trị ở Pháp nhiều thế kỉ, thủ tiêu mọi tàn dư của chế độ phong kiến, người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết thỏa đáng. Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ. Thị trường dân tộc thống nhất được hình thành. Giai cấp tư sản Pháp tỏ ra một giai cấp tiến bộ, song cách mạng thắng lợi là do vai quyết định của nhân dân lao động. III/ Đánh giá vai trò của quần chúng trong Cách mạng tư sản. Khi tồn tại những mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa cái mới và cái cũ, giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến – chế độ mà đã bao trùm nổi ám ảnh lên cuộc sống của quần chúng nhân dân ở bao thế kỉ thì nay họ sẳn sàng đi theo giai cấp tư sản để đập tan chế độ phong kiến và ôm ấp một nguyện vọng nóng bỏng là có được một mảnh đất riêng, tuy nhiên thỏa mãn ấy của họ không phải khi nào, ở đâu cũng được đáp ứng. Ước mơ “Người cày có ruộng” có lúc đã làm cho họ mù quáng bởi thủ đoạn lừa gạt của giai cấp tư sản. Với bản chất đó nên giai cấp tư sản không là đồng minh và đi lâu dài với họ. Tóm lại, ai cũng thừa nhận quần chúng là đông đảo và tiềm năng sáng tạo là vô hạn. Đánh giá vai trò của quần chúng nhân dân trong Cách mạng Pháp:
- - Quần chúng vũ trang tấn công chiếm pháo đài nhà ngục Ba-xti, sau đó làm chủ hầu hết các cơ quan và vị trí quan trọng trong thành phố. - Trước tình hình tổ quốc lâm nguy, ngày 10/8/1792, nhân dân đã đứng lên lật đổ phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến. - Phái Ghi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, nhân dân đã lật đổ phái hi Ghi-rông-đanh (2/6/1793). - Quần chúng nhân hưởng ứng lệnh tổng động viên của phái Gia-cô-banh, chiến thắng thù trong giặc ngoài. Như vậy, trong cuộc cách mạng này, giai cấp tư sản đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đã tham gia vào tiến trình cách mạng và đã đưa cách mạng tiến lên vượt ra ngoài ý muốn của giai cấp tư sản.Chính sự tham gia của quần chúng đã làm cho cách mạng Pháp mang dân chủ rộng rãi và triệt để so với các cuộc cách mạng trước nó. “Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nổi đến trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp”. Từ những cơ sở ấy, giáo viên có thể đưa ra các dấu hiệu sau đây để xác định rõ một cuộc cách mạng tư sản: Nội dung Kết quả Đánh đổ chế độ phong kiến, xóa bỏ đặc Tính chất, nhiệm vụ cách mạng quyền phong kiến, thực hiện dân chủ. Giai cấp lãnh đạo Tư sản Động lực cách mạng Tư sản, nông dân, bình dân thành thị Chính quyền nhà nước Chính quyền tư sản Xu thế phát triển của cách mạng Xây dựng chủ nghĩa tư bản Nhiều lúc ở những mức độ với những hoàn cảnh cụ thể khác nhau, giáo viên có thể vận dụng nó để so sánh nhằm làm sáng tỏ cho học sinh các khái niệm khác có liên quan, như “cách mạng dân chủ tư sản”, “cách mạng vô sản”…Sau đây là một ví dụ. Ví dụ: Lịch sử 8 – Bài 15: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917, ta thấy ở nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng: Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười.
- * Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga – là cuộc cách mạng dân chủ tư sản vì cuộc cách mạng này mới chỉ thực hiện được một phần nhiệm vụ của cách mạng tư sản là lật đổ được chế độ phong kiến. Cục diện chính trị đặc biệt sau cách mạng là hai chính quyền song song tồ tại: Chính phủ lâm thời của tư sản và các Xô viết của công nông binh. * Cách mạng tháng Mười năm 1917 – là cuộc cách mạng vô sản. Cuộc cách mạng này đã thực hiện được nhiệm vụ to lớn tiếp theo của mình là lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, đúng đầu là Lênin. Và, thực sự đã thiết lập được một chính quyền nhà nước vô sản, xây dựng chế độ mới: chủ nghĩa xã hội. Tóm lại, nó là một cuộc cách mạng vô sản và thắng lợi đầu tiên trên thế giới. Không phải họ là người đầu tiên đứng lại chống chủ nghĩa tư bản trong sự nghiệp đấu tranh của củ mình, trước đó nó đã từng diễn ra ở nước Pháp vào năm nửa sau thế kỉ XVIII – Công xã Pa-ri 1871 nhưng chưa giành được thắng lợi bởi họ chưa có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông… IV/ Những điểm giống nhau và khác nhau của cách mạng tư sản. Khi giảng dạy về cuộc cách mạng tư sản trong chương trình Lịch sử 8, giáo viên cần làm nổi bật cái chung và cái đặc thù của mỗi cuộc cách mạng. Sau đây là điểm so sánh về cách thức tiến hành (hình thức) của một số cách mạng tư sản tiêu biểu: Quan sát bảng sau: Tên cách mạng Thời gian Hình thức Cách mạng Hà Lan 1581 - 1648 Chiến tranh giải phóng dân tộc Cách mạng Anh 1642 - 1688 Nội chiến Cách mạng tư sản Pháp 1789 - 1794 Chiến tranh giành độc lập Chiến tranh giành độc lập 1773 - 171783 Chiến tranh giành độc lập dân của các thuộc địa Anh ở tộc Bắc Mĩ. I-ta-li-a 1859 - 1870 Thống nhất quốc gia dân tộc Đức 1864 - 1871 Thống nhất quốc gia dân tộc Nga 1861 Cải cách Nguyên nhân sâu xa của các cuộc cách mạng đều là: Mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa lực lượng sản xuất mới tư bản với quan hệ sản xuất cũ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa thông qua việc thực hiện hai
- nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. - Nhiệm vụ dân tộc: nhằm xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường; bảo vệ tổ quốc khi có sự xâm lược của các thế lực phong kiến bên ngoài. Nhiệm vụ này đều nhằm thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. - Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản với việc thành lập nhà nước cộng hòa tư sản (hay quân chủ lập hiến) và ban bố các quyền tự do dân chủ tư sản, trong đó nhấn mạnh quyền tư hữa, được xem là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Vấn đề ruộng đất là một vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản nhưng tùy theo mức độ, kết quả của việc giải quyết yêu cầu này mà đánh giá tính triệt để của cách mạng tư sản – vấn đề này đã được trình bày ở hai cuộc cách mạng nêu trên. V/ Quyền bình đẳng trong cách mạng tư sản. Quyền bình đẳng – nguyện vọng, ước mơ khát khao của con người và nó có thể tồn tại ở dưới dạng hình thức này hay hình thức khác. Cái gọi là làm chung, ăn chung, cùng hưởng thụ trong xã hội nguyên thủy đã bị phá vỡ khi cái “tư hữa” bắt đầu xuất hiện ở xã hội cổ đại, phong kiến bên cạnh sự ra đời giai cấp, nhà nước. Thời hậu kì Trung đại, giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội tương ứng, do đó giai cấp tư sản đứng dậy đấu tranh chống lại cái lỗi thời, cố thủ của chế độ phong kiến. Phong trào văn hóa Phục hưng là một minh chứng. Đây cũng là gốc rễ để giai cấp tư sau đó đã buộc phải xác lập quyền bình đẳng trong các cuộc cách mạng – không phải hoàn toàn mà còn phụ thuộc vào giai đoạn, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Quyền bình đẳng bao gồm: quyền bình đẳng dân tộc, quyền bình đẳng con người, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bình đẳng trong bầu cử, quyền bình đẳng về ruộng đất. Trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ 1776 tuyên bố: “Tất cả những thuộc địa này có quyền được hưởng và phải được hưởng quyền độc lập tự do” (quyền dân tộc). Cũng trong tuyên ngôn này, đã thừa nhận rằng: “Chúng tôi tin tưởng chắc chắn những nguyên lí sau đây bản thân nó đã là những sự thật hiển nhiên và rõ ràng. Đó là mọi người sinh ra đều quyền bình đẳng, tạo hóa đã ban cho họ những quyền không ai có thế chối cãi được. Trong đó, có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp 1789 cũng nêu: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. (quyền con
- người). Về pháp luật, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp nêu: “…tất cả công dân đều có quyền đóng góp trực tiếp hay qua đại diện của họ để tạo ra pháp luật…” (bình đẳng trong pháp luật), hay “mọi công dân không phân biệt giới tính, nam hay nữ, thành phần xuất thân, học vấn, thành phần dân tộc… đều có quyền tham gia ứng cử khi mình có năng lực. Người phụ nữ cũng có quyền bầu cử…” (bình đẳng trong bầu cử). Về vấn đề ruộng đất cũng đã được giải quyết ở một số cuộc cách mạng. Vậy, tại sao giai cấp tư sản lại thực hiện quyền bình đẳng trong cuộc cách mạng của mình? Trong buổi đầu của thời kì cận đại, khi giai cấp tư sản phát động cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến thì đông đảo quần chúng đi theo. Họ là lực lượng chủ yếu để đưa cách mạng đi đến thắng lợi. Thành quả này không chỉ của giai cấp tư sản mà còn có sự đóng của nhân dân lao đông. Mặt khác, quyền bình đẳng đóng vai trò là ngọn cờ “tinh thần” để huy động quần chúng nhân dân tham gia cách mạng. Quyền bình đẳng được xác lập thông qua hai bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1789) và quyền bình đẳng này được xác lập ngay trong tiến trình của cách mạng. Ở Trung Quốc, cách mạng Tân Hơi (1911) nổ ra và trong cương lĩnh của Trung Quốc đồng minh hội cũng đề cập đến quyền bình đẳng của con người… Quyền bình đẳng từ chỗ được coi như một giá trị tự nhiên đến chỗ thực hiện sự bình đẳng ấy trong cuộc sống hiện thực phải trãi qua quá trình bất bình bất bình đẳng xã hội dai dẳng, bao trùm lên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Giáo viên cần chỉ rõ những bất cập ấy trong cách mạng trư sản để thấy được bản chất của sự kiện. VI/ Những mặt tích cực và hạn chế của cách mạng tư sản. 1. Mặt tích cực. - Cách mạng tư sản đã góp phần phát triển xã hội loài người – từ chế độ phong kiến chuyển sang chủ nghĩa tư bản tiến bộ hơn. - Nó ảnh hưởng và tác động đến phong trào dân tộc và dân chủ trên thế giới. - Xác lập sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên thế giới. 2. Mặt hạn chế. - Mọi thành quả sau cách mạng đều rơi vào tay giai cấp tư sản, nó chỉ thay thế chế độ bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác, vấn đề ruộng đất của nông dân (vấn đề cơ bản của cáh mạng tư sản) vẫn không được giải quyết triệt để, những quyền tự do dân chủ của nhân dân chưa được đảm bảo, thực hiện như quy định.
- - Thực hiện quyền bình đẳng trong các cuộc cách mạng tư sản là hạn chế. - Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới. Vị trí của giai cấp tư sản được củng cố vững chắc, sản xuất của chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển dẫn đến việc xâm lược và bóc lột hệ thống thuộc địa rộng lớn của chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chí Minh viết: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong nó thì tước lục (tức tước đoạt) công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa”. Do đó, về nguyên tắc và bản chất thì cách mạng tư sản khác cách mạng vô sản. VII/ Một số định hướng xác định phương pháp và nội dung để giải quyết vấn đề. 1. Về xác định phương pháp: - Giáo viên nắm chắc các thuật ngữ, khái niệm. - Biết liên kết các sự kiện hợp lí, khoa học và súc tích. - Nắm vững và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và các phương pháp thường gặp trong cách mạng tư sản là: tường thuật, miêu tả, phân tích, so sánh… - Luôn tìm tòi nội dung qua các tài liệu để bổ sung và hoàn chỉnh về mặt nhận thức và lập luận khoa học. - Hướng học sinh vào sự say mê, tìm tòi, khám phá cái chung, cái riêng của thế giới bên ngoài để hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tương lịch sử. 2. Về xác định nội dung: - Các tiền đề dẫn đến cách mạng? - Tiến trình của cách mạng tư sản? - Kết quả và ý nghĩa của cách mạng? - Các hình thức tiến hành của cách mạng? - Vai trò của quần chúng trong các cuộc cách mạng? - Các mức độ của các cuộc cách mạng? - Vai trò của cá nhân?... Từ việc thiết kế đến tổ chức thực hiện ở các mức độ nêu trên rồi giáo viên mới đi đến khái niệm lịch sử. Tuy nhiên, giáo viên phải thấy được tính tư sản luôn mầm mống, xuất hiện và đi đến cụ thể ngay ở trong từng nội dung: nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc cách mạng đó.
- Phân ba: KẾT LUẬN Trong chương trình môn Lịch sử 8 hiện nay, nội dung về các cuộc cách mạng tư sản tương đối nhiều và có vị trí quan trọng trong lịc sử thế giới cận đại. Thực tế không ít giáo viên đều thừa nhận đó là nội dung khó dạy, khó truyền đạt cho học sinh một cách sinh động, hiệu quả bởi quá nhiều sự kiện và là những sự kiện khó nhớ. Do đó, việc lựa chọn và trình bày mấy vấn đề nêu trên để cùng đồng nghiệp tham khảo và xây dựng. Mong ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. Phần bốn: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Lịch sử 8. (NXBGD) 2. Sách giáo viên Lịch sử 8. (NXBGD) 3. Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịc sử. (NXBĐHQGHN) 4. Giáo trình Lịch sử Việt Nam và thế giới (NXBGD) 5. Hướng dẫn học và ôn tập Lịch sử THCS (NXBGD). 6. Phương pháp dạy học Lịch sử (NXBGD). 7. Tài liệu tập huấn. 8. Xác định kiến thức cơ bản và phương pháp giảng dạy các bài cách mạng tư sản trong chương trình Lịch sử 8 THCS (Lê Xuân Diệu).
- MỤC LỤC Trang Phần 1: Đặt vấn đề …………. ………………………………….. 1. 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn 3. Phạm vi nghiên cứu. Phần 2: Giải quyết vấn đề. I/ Vài nét khái quát về cách mạng tư sản. II. Một số cuộc cách mạng tư sản điển hình.…………… 2 1. Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII. 1.1. Nguyên nhân bùng nổ. 1.1.1. Tiền đề về kinh tế. 1.1.2. Tiền đề về xã hội: 1.2. Tiến trình cách mạng. ………………………………… 3 2. Cách mạng Pháp (1789 – 1794) 2.1. Nguyên nhân. 2.1.1. Tiến đề kinh tế. 2.1.2. Tiền đề về chính trị: ………………………………… 4 2.1.3. Tiền đề về xã hội: 2.2. Diễn biến. …………………………………………….. 5 III/ Đánh giá vai trò của quần chúng trong ……………. 7 IV/ Những điểm giống nhau và khác nhau …………….. 8 V/ Quyền bình đẳng trong cách mạng tư sản ………….. 9 VI/ Những mặt tích cực và hạn chế …………………….. 10 1. Mặt tích cực. 2. Mặt hạn chế. VII/ Một số định hướng xác định phương pháp ……….. 11 1. Về xác định phương pháp: 2. Về xác định nội dung: Phần ba. KẾT LUẬN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non
12 p | 5481 | 477
-
SKKN: Một số biện pháp để quản lý, bảo quản tốt công văn đi và công văn đến
10 p | 1249 | 227
-
SKKN: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 4 và 5 học tốt phân môn tập đọc nhạc
15 p | 1275 | 203
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Vẽ trang trí ở trường THCS
16 p | 1207 | 200
-
SKKN: Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Đạo đức lớp 1
18 p | 917 | 157
-
SKKN: Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy tích hợp đối với Ngữ Văn 9
11 p | 884 | 149
-
SKKN: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở bếp ăn tập thể trong trường học
15 p | 1818 | 145
-
SKKN: Một số phương pháp vẽ thêm yếu tố phụ trong giải toán Hình học lớp 7
14 p | 618 | 141
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động làm quen Văn học thể loại truyện kể
7 p | 1297 | 114
-
SKKN: Một số lưu ý khi giảng dạy bài ký "Cô Tô" của Nguyễn Tuân
15 p | 505 | 81
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về văn hóa đọc trong trường phổ thông
20 p | 572 | 56
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt
12 p | 409 | 55
-
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Văn Thuỷ
16 p | 728 | 49
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về chỉ đạo rèn luyện hành vi đạo đức học sinh trong trường THCS
20 p | 264 | 48
-
SKKN: Một số giải pháp xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong trường học
18 p | 594 | 44
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về việc chữa các lỗi trong bài làm văn của học sinh trung học phổ thông
19 p | 181 | 27
-
SKKN: Một số từ ghép có dạng láy trong chương tình Ngữ Văn trung học phổ thông
17 p | 419 | 24
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn