Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />
1; Tên sáng kiến<br />
Một số phương pháp về dạy tác phẩm ký hiện đại Việt Nam (trong <br />
chương trình Ngữ văn 12 ban cơ bản)<br />
2; Lĩnh vực áp dụng sáng kiến môn Ngữ văn<br />
3; Thời gian áp dụng sáng kiến trong học kỳ I năm học 2015 – 2016<br />
4; Tác giả<br />
Họ và tên: Trương Thị Chanh<br />
Ngày tháng năm sinh: 05/11/1979<br />
Hộ khẩu thường trú: Trực Đạo – Trực Ninh – Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ văn<br />
Đơn vị công tác: Trường THPT Trực Ninh<br />
Chức vụ hiện nay: Giáo viên<br />
Điện thoại: 01694865589<br />
5; Đồng tác giả: Không<br />
6; Đơn vị áp dụng sáng kiến<br />
Tên đơn vị: Trường THPT Trực Ninh<br />
Địa chỉ: Thị trấn Cát Thành – Huyện Trực Ninh – Tỉnh Nam Định<br />
Điện thoại: 03503883099<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
<br />
<br />
Đề tài: Một số phương pháp về việc giảng dạy tác phẩm kí hiện đại <br />
Việt Nam (chương trình Ngữ văn 12, ban cơ bản)<br />
A; Lý do chọn đề tài<br />
B; Thực trạng trước khi chọn đề tài<br />
I; Thuận lợi<br />
II; Khó khăn<br />
C; Nội dung đề tài<br />
I; Cơ sở lý luận<br />
II; Nội dung và phương pháp thực hiện<br />
1; Nội dung<br />
1.1; Khái quát về thể kí<br />
1.2; Những đặc điểm cơ bản của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường<br />
1.3; Những đặc điểm cơ bản của tùy bút (kí) Nguyễn Tuân<br />
2; Một số phương pháp về việc giảng dạy tác phẩm kí hiện đại Việt <br />
Nam (Chương trình Ngữ văn 12, ban cơ bản)<br />
2.1; Về phương pháp<br />
2.1.1; Dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại<br />
2.1.2; Rèn luyện phương pháp đọc – hiểu cho học sinh<br />
2.1.3; Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy<br />
2.2; Giáo án tiết dạy thực nghiệm<br />
D; Hiệu quả do sáng kiến đem lại<br />
E; Kết luận<br />
G; Cam kết không sao chép và vi phạm bản quyền<br />
<br />
<br />
2<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
Tư liệu tham khảo <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
A; LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngành giáo <br />
dục đã có những bước tiến khả quan trong cải cách giáo dục, đổi mới nội <br />
dung, phương pháp giảng dạy ở các cấp phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào <br />
tạo. Thông qua các hội nghị chuyên đề môn Ngữ văn được Sở giáo dục , nhà <br />
trường tổ chức hàng năm, chúng tôi đã trao đổi, rút kinh nghiệm về đổi mới <br />
phương pháp dạy học. Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI nêu rõ: “Tiếp <br />
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy <br />
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, <br />
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy <br />
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật <br />
và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực, chuyển từ học chủ yếu trên <br />
lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa, <br />
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông <br />
trong dạy học”.<br />
Một trong những bài học khó của chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông <br />
là: Các văn bản học như thơ ca, truyện ngắn, kịch và kí, trong khuôn khổ hạn <br />
hẹp, sách giáo khoa không thể trích toàn bộ văn bản văn học mà có chỗ đã lược <br />
bỏ (hoặc mỗi tác giả chỉ học một tác phẩm), phần chú thích nhiều khi không <br />
đầy đủ, điều đó gây khó khăn cho học sinh khi tiếp cận văn bản văn học ấy <br />
(hoặc phong cách sáng tác của tác giả ấy), nhất là đối với thể loại kí nói chung, <br />
kí hiện đại nói riêng. Trong bài viết này, tôi xin nêu ra một số ý kiến cùng trao <br />
<br />
3<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
đổi với đồng nghiệp về “Một số phương pháp dạy tác phẩm ký hiện đại <br />
Việt Nam” trong chương trình Ngữ văn 12 (ban cơ bản)<br />
B; THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI CHỌN ĐỀ TÀI<br />
I; Thuận lợi<br />
Trong sách giáo khoa ngữ văn 12 (ban cơ bản), có 2 tác phẩm chính khóa <br />
thuộc thể loại ký, đó là: “Người lái đò Sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân, “Ai <br />
đã đặt tên cho dòng sông” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thông thường <br />
ta vẫn gọi “Người lái đò Sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân là tùy bút, “Ai đã <br />
đặt tên cho dòng sông” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường là bút kí. Do vậy <br />
thể loại kí dùng để chỉ chung cho cả tùy bút và bút kí. Đây là 2 tác phẩm hay <br />
trong chương trình, hơn nữa thể loại này các em học sinh đã được học ở lớp 11 <br />
“Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác, đọc thêm “Vũ trung tùy bút” của Phạm <br />
Đình Hổ. Vì vậy khi tiếp cận với 2 tác phẩm thuộc thể loại này, các em học <br />
sinh gặp nhiều thuận lợi trong việc đọc hiểu tác phẩm hơn.<br />
II; Khó khăn<br />
Thực trạng cho thấy nhu cầu xã hội hiện nay, trào lưu học sinh dự thi vào các <br />
trường đại học thường chọn các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh (như <br />
học sinh các lớp 12A1,2,3,4 của trường THPT Trực Ninh) nên với môn Ngữ <br />
văn, các em không chú ý đầu tư học tập, không có hứng thú học tập. Vì lý do đó <br />
thầy cô cũng mất đi niềm say mê truyền đạt kiến thức cho học sinh. Trong các <br />
tác phẩm là truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ thì việc truyền đạt tương đối thoải <br />
mái và các thầy cô cũng có những cảm hứng để truyền đạt, bởi vì những thể <br />
loại này “chất văn” “chất thơ” phong phú, đã làm cho thầy cô ít nhiều làm tốt <br />
được công việc của mình. Nhưng riêng đối với tác phẩm văn học viết theo thể <br />
loại kí thì ngược lại. Vì lẽ việc giảng dạy ký đòi hỏi người dạy phải bám chắc <br />
đặc điểm cơ bản của thể loại kí, đó là tính xác thực. Tác phẩm kí thường <br />
<br />
4<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
không hư cấu mà tác giả chỉ lựa chọn ngay những sự việc, những con người <br />
vốn đã có giá trị nổi bật trong cuộc sống để phóng bút. Nếu thầy cô chỉ thỏa <br />
mãn với kiến thức có sẵn trong bài văn thì khó mà giảng hay được, dẫn đến giờ <br />
học bài kí muôn thuở vẫn khô khan, học sinh khó tiếp nhận được văn bản. Vì <br />
thế, chúng ta có thể nói rằng: Giảng dạy một tác phẩm kí là sự khó khăn, <br />
vất vả, công phu đối với giáo viên.<br />
Cả 2 tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là 2 <br />
tác phẩm kí dài, sách giáo khoa đã lược bớt nội dung ở một số đoạn văn, điều <br />
đó lại gây khó cho học sinh khi tiếp cận văn bản. Thời lượng số tiết dạy chính <br />
khóa cho 2 tác phẩm này ít (4 tiết), một số học sinh chưa quen phương pháp <br />
học mới, nhất là việc tự học, làm việc theo nhóm, thảo luận, thuyết trình, tìm <br />
tư liệu ở các nguồn, báo chí, intơnet…, một số học sinh còn thụ động, thiếu <br />
nhiệt tình, ỷ lại vào các thầy cô…<br />
Từ thuận lợi và khó khăn trên, tôi mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp về <br />
việc dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 12, <br />
ban cơ bản, mà cụ thể là 2 tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của tác giả <br />
Nguyễn Tuân, “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc <br />
Tường.<br />
C; NỘI DUNG ĐỀ TÀI<br />
I; Cơ sở lý luận<br />
Nghị quyết số 40/2000/QH 10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa <br />
X đổi mới về chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định, mục tiêu của <br />
chương trình đổi mới giáo dục phổ thông lần này là “xây dựng nội dung <br />
chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới, nhằm nâng <br />
cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển <br />
nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với <br />
<br />
5<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ phổ thông các nước phát <br />
triển trong khu vực và trên thế giới” . Văn bản đồng thời yêu cầu “đổi mới <br />
chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, <br />
phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong luật giáo dục, <br />
nhằm khắc phục những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa; tăng cường <br />
thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức xã hội nhân <br />
văn; bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phù hợp với khả <br />
năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự thống nhất kế thừa và phát triển của <br />
chương trình giáo dục”. Xét thấy việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo <br />
khoa, phương pháp dạy và học, phải thực hiện đông bộ với việc nâng cấp, đổi <br />
mới trang thiết bị dạy học, đánh giá, thi cấp, đổi mới trang thiết bị dạy học, <br />
đánh giá thi cử. Đứng trước yêu cầu trên, là một giáo viên môn Ngữ văn, tôi có <br />
những suy nghĩ là làm sao để giờ học phải thực sự hấp dẫn, học sinh nắm <br />
vững bài học, thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tâm hồn, phát triển trí tuệ học sinh, <br />
biết cảm thụ được cái hay, cái đẹp, giá trị của mỗi tác phẩm văn học. Trên cơ <br />
sở đó, tôi xin đưa ra một số ý kiến để cùng chia sẻ, bàn bạc, trao đổi về việc <br />
dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 (ban cơ <br />
bản), mà cụ thể là 2 tái phẩm; đọc hiểu văn bản chính khóa: “Người lái đò <br />
Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà <br />
văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.<br />
II; Nội dung và những phương pháp về việc giảng dạy kí hiện đại Việt <br />
Nam trong chương trình Ngữ văn 12 (ban cơ bản)<br />
1; Nội dung<br />
1.1; Khái quát về thể kí<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
Kí là một loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ kí lịch sử, dùng để ghi chép về <br />
con người, sự vật, phong cảnh…kí bao gồm nhiều thể như: Bút kí, hồi kí, du <br />
kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút…<br />
Trong văn học cổ phương Đông, thể kí vốn có mặt từ thời kỳ tiền Tần và về <br />
sau phân thành 2 nhánh: có kí của sử và kí của truyện. Trong một thời gian khá <br />
dài thì kí là tiền thân của tiểu thuyết, có khi tên gọi kí cũng dùng cho tiểu <br />
thuyết hay một câu chuyện có kịch tính như Tây du kí, Tây sương kí…<br />
Trong nền văn học Việt Nam, kí có từ rất lâu đời, nhưng phải đến thế kỉ <br />
XVII, đặc biệt là từ thế kỷ XIX, khi đời sống các dân tộc ngày càng phát triển <br />
nâng cao, khi kỹ nghệ in ấn và báo chí phát triển, khi văn học cũng đã thâm <br />
nhập vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác của xã hội và nhà văn có ý thức <br />
tham gia vào các cuộc đấu tranh xã hội, kí mới thực sự phát triển và là thể loại <br />
phức tạp nhất trong văn xuôi tự sự thời trung đại.<br />
Kí có những đặc trưng cơ bản sau:<br />
Kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí đòi hỏi sự trung <br />
thực, chính xác. Người viết kí thường quan tâm, tôn trọng những sự kiện xã hội <br />
lịch sử, những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra trong đời sống. Người viết kí <br />
miêu tả thực tại tinh thần của sử học. Mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử <br />
học. Tác giả kí coi trọng việc thuật lại có ngọn ngành, có thời gian, địa điểm, <br />
hành động và không bao giờ quên miêu tả khung cảnh gợi không khí.<br />
Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tư tưởng, cảm thụ, <br />
nhận xét, đánh giá. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự con có những đoạn thể <br />
hiện suy tưởng nhận xét chân thực, tường minh của nhà văn trước sự việc. cái <br />
thú vị của kí là những ý riêng, suy nghĩ riêng của tác giả được đan cài với việc <br />
tái hiện đối tượng. Vì vậy sức hấp dẫn của kí là khả năng tái hiện sự thật một <br />
cách sinh động của tác giả. Kí chấp nhận sự hư cấu, do đó phải dựa vào những <br />
<br />
7<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, tài hoa của tác giả khi phản ánh sự vật, cuộc <br />
sống. Điều đó làm nên cái đẹp của tác phẩm kí.<br />
Nổi bật lên trong tác phẩm kí chính là chất chủ quan, chất trữ tình sâu đậm <br />
của cái tôi tác giả. Cho nên sức hấp dẫn của kí còn phụ thuộc vào sức hấp dẫn <br />
của cái tôi ấy (thường là những cái tôi phong phú, uyên bác, tài hoa, độc đáo…)<br />
1.2; Những đặc điểm cơ bản của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường<br />
Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một trí tuệ sắc sảo, uyên bác: Nhà văn <br />
hiểu tường tận những gì mà mình viết. Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường giàu lượng <br />
thông tin, đọc tác phẩm của ông, người đọc được tiếp xúc với một kho kiến <br />
thức phong phú. Nhà văn hiểu sâu sắc về văn hóa, triết học, lịch sử, địa lý, âm <br />
nhạc, điện ảnh, văn chương nghệ thuật…<br />
Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường thiên về tùy bút. Đọc những trang kí của Hoàng <br />
Phủ Ngọc Tường cảm nhận về thể kí có sự thay đổi thú vị. Thể loại chuyên <br />
ghi chép các sự kiện xác thực qua ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường lại thấm <br />
đẫm chất trầm tư, trữ tình như: “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, “Hoa trái quanh <br />
tôi”…chính là sản phẩm của một phong cách kí độc đáo, với những trang viết <br />
vừa trí tuệ, vừa nặng trĩu trầm tư.<br />
Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có chất tự do, tản mạn. Sự kiện đôi khi chỉ là <br />
cái cớ để nhà văn bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của mình. Cách tổ <br />
chức văn bản mang tính nghệ thuật cao, văn phong giàu chất thơ, hình ảnh gợi <br />
cảm. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một trong những bút kí mang đậm dấu <br />
ấn phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường.<br />
Xuyên suốt các tác phẩm kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường là lòng yêu quê <br />
hương đất nước, là tâm huyết với tinh hoa dân tộc. Ông luôn gắn cái đẹp, gắn <br />
nghệ thuật với những truyền thống văn hóa dân tộc. Những mẩu kí của Hoàng <br />
Phủ Ngọc Tường, dù viết về vùng nào, dù viết về những năm tháng chiến <br />
<br />
8<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
tranh hay cuộc sống đương đại, đều lấp lánh niềm tự hào về những nét đẹp <br />
của quê hương đất nước. Viết về vùng đất Mũi, nhà văn truyền cho người đọc <br />
niềm vui sướng tự hào về “món quà tặng của biển cả dành cho đất nước ta” <br />
(Rừng nước mặn). Viết về Lạng Sơn bằng những con chữ lóng lánh tài hoa, <br />
nhà văn thổi vào người đọc hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ của cây hồi “nó <br />
thân thiết và mơ hồ như một kỉ niệm” (Rừng hồi). Viết về Huế, Hoàng Phủ <br />
Ngọc Tường lại đưa người đọc về vùng đất cố đô trầm mặc, thơ mộng với <br />
những khu vườn xanh, thiên nhiên xanh, dòng sông xanh (Ai đã đặt tên cho dòng <br />
sông?).<br />
1.3; Những đặc điểm cơ bản của tùy bút (kí) Nguyễn Tuân <br />
“Người lái đò Sông Đà” mang đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn <br />
Tuân. Nguyễn Tuân là người đã đóng dấu “cái tôi độc tấu” của ông lên thể loại <br />
tùy bút. Ông là nhà văn đem đến cho tùy bút những phẩm chất nghệ thuật mới <br />
theo cách nói vui vui của ông: Tùy bút là tùy vào bút mà viết, tùy bút của ông có <br />
những đặc điểm in đậm cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của ông. Vì <br />
vậy, khi giảng dạy tác phẩm, thầy cô giáo cần lưu ý một số đặc điểm sau về <br />
tùy bút của nhà văn:<br />
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố truyện. Nguyễn Tuân bén duyên <br />
với truyện trước, sau đó mới gặp gỡ với tùy bút. Vì vậy truyện ngắn của ông <br />
xen chất tùy bút và tùy bút lại pha chất truyện ngắn. Tùy bút của ông thường <br />
phát huy sức mạnh của trí tưởng tượng, liên tưởng, so sánh để dựng cảnh, <br />
dựng truyện, có mô tả tâm lý, khắc họa tính cách nhân vật ở một chừng mực <br />
nhất định.<br />
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân rất đậm chất kí. Ghi chép sự thật và thông tin thời <br />
sự, chính xác, đó là nét riêng của tùy bút Nguyễn Tuân. Cũng do quan niệm đi, <br />
sống và viết, xê dịch nên tùy bút của ông pha chút du kí, kí sự hay phóng sự <br />
<br />
9<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
điều tra. Chính nét riêng này khiến tùy bút của ông có lượng thông tin đáng tin <br />
cậy và có nhiều giá trị tư liệu.<br />
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân giàu tính trữ tình. Những trang tùy bút của Nguyễn <br />
Tuân giàu tính cảm xúc, lắng thấm những cảm nghĩ của ông, thông qua cái “tôi” <br />
chủ quan của ông mà phản ánh hiện thực cuộc sống.<br />
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân đúng nghĩa tự do về phép tắc. Tùy bút là một tác <br />
phẩm tự sự có kết cấu lỏng lẻo, nhưng không buông tuồng dễ dãi. Ở tùy bút <br />
của Nguyễn Tuân, mạch văn cứ theo dòng suy nghĩ mà tràn chảy miên man từ <br />
truyện nọ tạt sang truyện kia. Nhà văn cứ theo hứng bút, cứ nhởn nhơ theo trí <br />
nhớ bông lông, theo năng lực cảm thụ cái đẹp rất tài hoa nghệ sĩ của mình mà <br />
liên tưởng so sánh, tạo những bước nhảy vọt bất ngờ của ý tứ, của hình ảnh, <br />
nhưng không chệch ra ngoài vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật.<br />
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân có phẩm chất văn chương qua sự tìm tòi sáng tạo <br />
về cách diễn ý, tả cảnh, đặt câu, dùng từ. Văn tùy bút của Nguyễn Tuân là cả <br />
một kho tu từ đầy ắp và thú vị những ví von, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng. Nhà <br />
văn tả cảnh theo sự thay đổi cảm giác rất tinh tế “Bờ sông hoang dại như một <br />
bờ tiền sử…hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích thuở xưa” (Người lái đò Sông <br />
Đà). Câu văn tùy bút của Nguyễn Tuân có kiến trúc đa dạng, giàu nhạc tính.<br />
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân là sự kết tinh tài hoa và uyên bác, khi tập trung <br />
miêu tả con Sông Đà bằng sự huy động vốn liếng tri thức chuyên môn cực kỳ <br />
giàu có của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau (sử học, địa lí học, quân <br />
sự, tri thức về võ thuật, nghệ thuật văn chương, hội họa, điêu khắc âm nhạc, <br />
điện ảnh…). Và một khi đã miêu tả thì ông tả đến cùng sự vật hiện tượng, <br />
đúng là tả đến “Sơn cùng thủy tận”, uống rượu cả cấn “Dĩ tận vi độ”.<br />
* Những đặc trưng cơ bản trên đây của các tác phẩm kí sẽ là điểm tựa cho <br />
thầy cô giáo trong việc giảng dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam. <br />
<br />
10<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
2; Một số phương pháp về việc giảng dạy kí hiện đại Việt Nam trong <br />
chương trình Ngữ văn 12 (ban cơ bản) qua 2 tác phẩm “Người lái đò Sông <br />
Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của tác giả <br />
Hoàng Phủ Ngọc Tường.<br />
2.1; Về phương pháp<br />
Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh là những bạn đọc còn hạn chế về vốn <br />
sống, kinh nghiệm thực tế nhưng lại có khả năng rung động và có cảm xúc đặc <br />
biệt với tác phẩm văn học. Vì vậy vai trò của thầy cô giáo là phải bổ sung, bồi <br />
dưỡng vốn sống, phát triển các năng lực cảm thụ cho học sinh và hướng dẫn <br />
họ đến với tác phẩm văn học một cách đúng nhất, gần nhất. Để làm được <br />
nhiệm vụ cao quý và nặng nề này, thầy cô giáo cần có những phương pháp <br />
thích hợp, đồng thời phải biết cách sử dụng phối hợp các phương pháp phân <br />
tích tác phẩm một cách nhuần nhuyễn nhất, nhằm giúp học sinh vừa nắm bắt <br />
tri thức, vừa nắm bắt phương pháp học tập nghiên cứu.<br />
2.1.1; Dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại.<br />
Chú ý đến đặc trưng của thể loại vừa là một yêu cầu vừa là một nguyên tắc <br />
của quá trình phân tích và giảng dạy tác phẩm văn học. Với thể loại kí, việc <br />
tìm hiểu đặc trưng thể loại lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nắm vững và <br />
bám sát vào đặc trưng của thể kí, người đọc sẽ khám phá được cái hay, cái đẹp <br />
của tác phẩm. Qua thực tế giảng dạy, tôi rút ra một số kinh nghiệm cơ bản khi <br />
dạy 2 tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân và “Ai đã <br />
đặt tên cho dòng sông” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường như sau:<br />
2.1.1.1; Cho học sinh phát hiện ra nét tương đồng và khác biệt của đối <br />
tượng được tác giả phản ánh trong 2 tác phẩm kí so với đối tượng tương <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
tự có thật ở ngoài đời. Vì kí viết về sự thật, người thật, việc thật nên đòi hỏi <br />
phải chính xác, trung thực. Việc này là rất cần thiết.<br />
Sông Đà và sông Hương khi đi vào 2 tác phẩm của Nguyễn Tuân và Hoàng <br />
Phủ Ngọc Tường đã trở thành đối tượng thẩm mỹ của nhà văn. Con sông Đà <br />
nếu chỉ được Nguyễn Tuân ghi chép bằng những số liệu đơn thuần như một <br />
nhà địa lý (tên khai sinh, độ dài…) thì cái phần hồn hung bạo và thơ mộng của <br />
nó sẽ không được phát hiện. Dòng sông Hương của xứ Huế thơ mộng cũng <br />
vậy. Nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường chỉ ghi lại các khúc đoạn trong dòng chảy <br />
của nó từ thượng nguồn về với Huế không thôi thì sẽ không có gì hấp dẫn, mà <br />
cái hấp dẫn chính là ở chỗ tác giả tưởng tượng sông Hương như một con <br />
người có số phận, có tâm hồn (cô gái Digan) có hành động cụ thể dưới những <br />
điểm nhìn khám phá khác nhau. Khi thì sông Hương như một cô gái mang trong <br />
mình tình yêu tha thiết với thành phố Huế, khi lại là một người mẹ sản sinh <br />
cho xứ Huế những giá trị văn hóa truyền thống cùng âm nhạc, thi ca, khi lại là <br />
một nhận chứng của lịch sử đầy oai hùng hiển hách.<br />
2.1.1.2; Học sinh phát hiện và đánh giá óc quan sát, trí liên tưởng, tưởng <br />
tượng năng lực sử dụng ngôn ngữ của 2 nhà văn. <br />
Sức hấp dẫn của kí chính là ở khả năng tái hiện sự thật một cách sinh động <br />
của tác giả. Nếu chỉ đơn thuần là ghi chép thì tác phẩm kí hết sức khô khan <br />
không gây được ấn tượng với người đọc. Ở đây Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ <br />
Ngọc Tường đều rất “tài hoa”, luôn nhìn cuộc sống, sự vật, con người ở <br />
phương diện, góc độ văn hóa thẩm mỹ, nên phát hiện ra nhiều vẻ đẹp của hiện <br />
thực cuộc sống. Đồng thời cả 2 nhà văn cũng rất “uyên bác”: hiểu biết sâu <br />
rộng nhiều lĩnh vực, nhiều ngành và có thể cung cấp, đóng góp, lí giải những <br />
kiến thức đó cho người khác.<br />
Với tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân<br />
<br />
12<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
+ Khi khám phá vẻ đẹp hung bạo của con sông, Nguyễn Tuân đã vận dụng tri <br />
thức của nhiều ngành để miêu tả tính cách của con sông mà ông gọi là “loài <br />
thủy quái khổng lồ” là “kẻ thù số một” của con người. Nhà văn đã huy động <br />
vốn kiến thức của điện ảnh, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, thậm chí cả lĩnh <br />
vực quân sự, võ thuật, thể thao để miêu tả thác nước, hút nước và những hòn <br />
đá, tảng đá trên sông Đà mà nó đã bày sẵn những thạch trận trên sông nước để <br />
chờ “ăn chết cái thuyền nào qua đấy”.<br />
Như vậy, nhờ vào khả năng sử dụng ngôn ngữ liên ngành và trí tưởng tượng <br />
tài hoa của tác giả, học sinh vừa hiểu được đặc điểm thực của sông Đà, vừa bị <br />
cuốn hút vào tài năng miêu tả của Nguyễn Tuân.<br />
+ Khi khám phá vẻ thơ mộng, trữ tình của con sông, lại cần phát hiện ra sự <br />
thay đổi, di chuyển điểm nhìn và cách miêu tả. Dòng sông ấy được chiêm <br />
ngưỡng từ trên cao nhìn xuống. Hình dáng con sông Đà được ví như một “sợi <br />
dây thừng ngoằn ngoèo” và dễ thương, đáng yêu biết bao, qua phép so sánh liên <br />
tưởng độc đáo “sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình”. Đó là cái <br />
dáng mềm mại nên thơ như một người phụ nữ kiều diễm đang làm duyên <br />
trước trùng điệp thiên nhiên Tây Bắc…sông Đà không còn là kẻ thù của con <br />
người nữa mà đã là một “cố nhân, tình nhân” đầy nỗi niềm lâu ngày gặp lại. <br />
Cảm nhận sông Đà ở vẻ đẹp trữ tình, nhà văn còn quan sát nước sông Đà thay <br />
đổi theo mùa, của bờ bãi hoang sơ, của mặt nước lặng yên như tờ, hay của đàn <br />
hươu thơ ngộ ngẩng đầu ngốn búp cỏ non.<br />
+ Với hình tượng ông lái đò: Nhân vật này không được khắc họa thành số phận <br />
như trong tác phẩm tự sự. Thực ra đó chỉ là một khoảnh khắc trên sông nước <br />
để qua đó Nguyễn Tuân tôn vinh con người lao động trong thời kỳ mới – thời <br />
kỳ miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Để chứng minh tài nghệ của ông đò, <br />
tác giả đã hư cấu một cuộc vượt thác sông Đà có một không hai để thấy được <br />
<br />
13<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
“tay lái ra hoa” của một người nghệ sĩ có tâm hồn cao thượng, một phong thái <br />
ung dung tự tại, một trí thông minh lão luyện và lòng dũng cảm được tôi luyện <br />
trong lao động và chiến đấu. Viết ông lái đò cũng là cách Nguyễn Tuân tôn vinh <br />
vẻ đẹp của con người lao động bình thường, giản dị nhưng phi thường trong <br />
nghề nghiệp, đó là chất “vàng mười” mà Nguyễn Tuân suốt đời đi tìm cái đẹp <br />
đó.<br />
Với tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường <br />
Ở Hoàng Phủ Ngọc Tường, ông huy động nguồn tri thức phong phú thuộc các <br />
lĩnh vực địa lí, lịch sử, văn hóa để xây dựng một hình tượng sông Hương.<br />
+ Vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương là kết quả của những tri thức địa lí và <br />
khả năng quan sát sắc sảo của người trần thuật.<br />
• Ở thượng nguồn: Sông Hương mang vẻ đẹp hùng vĩ “chảy rầm rộ…”, sông <br />
Hương “phóng khoáng và man dại” như một con người có “bản lĩnh gan dạ…”<br />
• Ra khỏi đại ngàn, sông Hương chuyển dòng, sông Hương giấu kín cuộc hành <br />
trình gian truân giữa lòng Trường Sơn, nhà văn đã sử dụng biện pháp nhân hóa <br />
để biến sông Hương từ một cô gái Digan thành “người gái đẹp nằm mơ màng <br />
giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại…”<br />
• Ra khỏi vùng núi, sông Hương trở nên dịu dàng “uốn mình theo những đường <br />
cong thật mềm”… “dòng sông mềm như tấm lụa…” ở chặng này, sông Hương <br />
trở thành “người mẹ phù sa” mang “vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ”.<br />
• Giữa lòng thành phố Huế, dòng sông trở nên tĩnh lặng, trôi thật chậm in bóng <br />
cầu Tràng Tiền trông “nhỏ nhắn như những vành trăng non” “uốn một cánh <br />
cung rất nhẹ”. Dòng sông như “vui tươi hẳn lên” và đặc biệt chậm rãi, êm dịu <br />
mềm mại…dòng sông như “một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”.<br />
• Trước khi rời khỏi thành phố thân yêu, sông Hương lưu luyến mà nhà văn đã <br />
ví sự “dùng dằng” của sông Hương như nàng Kiều “chí tình trở lại tìm Kim <br />
<br />
14<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả”. Đây đúng là một phát <br />
hiện, một liên tưởng thú vị, độc đáo và đậm màu sắc văn chương của tác giả <br />
về dòng sông thân thương của xứ Huế.<br />
+ Từ góc nhìn văn hóa: <br />
Vẻ đẹp văn hóa của sông Hương là kết quả của những tri thức văn hóa về <br />
một thành phố, từng là cố đô. Sông Hương tự bản thân nó đã mang những <br />
phẩm chất văn hóa độc đáo. Nhà văn có sự liên tưởng độc đáo khi cho rằng <br />
toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước dòng sông <br />
này. Và hơn hết dòng sông thi ca và âm nhạc ấy là nguồn cảm hứng bất tận <br />
của nghệ thuật. Sông Hương không bao giờ tự lặp lại trong cảm hứng của các <br />
nghệ sĩ.<br />
+ Từ góc nhìn lịch sử:<br />
Vẻ đẹp lịch sử của sông Hương là kết quả của những tri thức về lịch sử, sông <br />
Hương gắn với lịch sử anh hùng của xứ Huế, của đất nước…sông Hương gắn <br />
với dòng sông thiêng Linh Giang oai hùng một thuở, gắn với thế kỷ XVIII với <br />
người anh hùng áo vải Quang Trung, gắn với cách mạng tháng Tám hào hùng bi <br />
tráng, gắn với Mậu Thân rung chuyển cả miền Nam. Sông Hương là một minh <br />
chứng của lịch sử từ thời cổ đại, qua trung đại đến hiện đại.<br />
* Thế đấy, sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không đơn thuần chỉ là <br />
một dòng chảy của quê hương, nó còn là dòng sông của lịch sử, của văn hóa, <br />
của tình yêu Huế và con người nơi đây.<br />
2.1.1.3; Học sinh phát hiện được đặc điểm của “cái tôi” tác giả trong mỗi <br />
bài kí.<br />
Nổi bật lên trong tác phẩm kí chính là tính chủ quan, chất trữ tình sâu đậm <br />
của cái tôi tác giả. Cho nên sức hấp dẫn của kí còn phụ thuộc vào sức hấp dẫn <br />
của cái tôi ấy (thường là những cái tôi phong phú, uyên bác, tài hoa, độc đáo)<br />
<br />
15<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
“Cái tôi” của Nguyễn Tuân trong “Người lái đò sông Đà”.<br />
Sở dĩ Nguyễn Tuân tìm đến và thành công với thể tùy bút, bởi vì nó là thể văn <br />
phóng túng, tự do, đáp ứng được cá tính “ngông” trên trang viết của Nguyễn <br />
Tuân. Là nhà văn có phong cách nghệ thuật đặc sắc Nguyễn Tuân hấp dẫn <br />
người đọc bởi “cái tôi” độc đáo, sự tài hoa, uyên bác, giác quan sắc nhọn, tinh <br />
tế, nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện, giàu hình ảnh, cảm xúc. Sức hấp <br />
dẫn của ngòi bút Nguyễn Tuân trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là ở sự <br />
độc đáo, sự giàu có về chữ nghĩa, sự công phu trong quan sát và lựa chọn ngôn <br />
từ…<br />
+ Đó là một cái tôi tài hoa: Luôn nhình cuộc sống, sự vật, con người ở phương <br />
diện, góc độ văn hóa thẩm mỹ nên phát hiện ra nhiều vẻ đẹp hùng vĩ và mỹ lệ <br />
của thiên nhiên, đất nước. Với đôi mắt của nhà văn suốt đời “duy mĩ”, Nguyễn <br />
Tuân đã nhìn sông Đà ở góc độ thẩm mỹ để phát hiện ra vẻ đẹp trữ tình của <br />
con sông: Sông Đà được ông ví như một người con gái đẹp kiều diễm với “áng <br />
tóc mun ngàn ngàn vạn vạn sải” với màu sắc của nước sông Đà thay đổi theo <br />
mùa, sông Đà gợi cảm, sông Đà “hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn <br />
nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Không chỉ nhìn cảnh vật ở điểm <br />
nhìn văn hóa thẩm mỹ, Nguyễn Tuân còn nhìn người lái đò ở góc độ nghệ sĩ để <br />
phát hiện ra tài năng trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh, khi đã nắm chắc <br />
được “binh pháp” của thần sông, thần đá “thuộc lòng các luồng sinh tử” của <br />
các con thác dữ nên chủ động trong mọi tình huống, có thể lái con thuyền vút <br />
vút qua hàng trăm ghềnh đá ngổn ngang hiểm hóc và Nguyễn Tuân đã gọi đó là <br />
“tay lái ra hoa” của một người nghệ sĩ có tâm hồn cao thượng, một phong thái <br />
ung dung, tự tại, một trí thông minh lão luyện và lòng dũng cảm được tôi luyện <br />
trong lao động và chiến đấu.<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
+ Ở Nguyễn Tuân còn là một cái tôi “uyên bác”: “Uyên bác” là sự hiểu biết sâu <br />
rộng nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghệ thuật và có thể cung cấp, đóng góp, lý <br />
giải những kiến thức đó cho người khác.<br />
• Trong tác phẩm ông hay vận dụng những tri thức của rất nhiều ngành nghệ <br />
thuật, thậm chí cả những ngành không liên quan gì đến nghệ thuật để miêu tả, <br />
khám phá hiện thực. Nó có tác dụng làm cho người đọc nhìn nhận hiện thực ở <br />
nhiều góc độ và cung cấp cho người đọc một lượng thông tin hết sức phong <br />
phú ngoài văn chương.<br />
• Chẳng hạn, ông mô tả cái hút nước khủng khiếp của sông Đà bằng kỹ thuật <br />
phim ảnh “tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn <br />
truyền cảm giác lạ cho khán giả…” nhà văn còn sử dụng tri thức của quân sự, <br />
võ thuật để miêu tả nước, đá ở sông Đà: Nào là cửa sinh, của tử, đánh khuýp vu <br />
hồi, đánh du kích, phục kích, đánh giáp lá cà, nào là đòn tỉa, đòn âm, đá trái, thúc <br />
gối, túm thắt lưng…<br />
• Ngoài ra nhà văn còn vận dụng những tri thức của nhiều bộ môn khoa học <br />
trong tác phẩm của mình, một vốn văn hóa phong phú, lịch lãm hiếm thấy, làm <br />
cho bài tùy bút của ông có giá trị văn hóa cao. Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” <br />
đã giúp người đọc hiểu được rất nhiều điều bổ ích về lịch sử, địa lí sông Đà, <br />
về lịch sử cách mạng xung quanh con sông này, về địa hình địa thế của nó, về <br />
những con thác đủ loại, về các tài nguyên đất nước vùng sông Đà, về những <br />
bài thơ của Nguyễn Quang Bích, Tản Đà…về con sông miền Tây của Tổ quốc <br />
này.<br />
* Ở “Người lái đò sông Đà”, lâu nay người ta chỉ quen thấy một cái tôi tài hoa, <br />
uyên bác. Nhưng rõ ràng thông qua cái tôi ấy, người đọc còn nhận thấy được <br />
tác phẩm còn là cảm hứng ngợi ca đầy say mê của một con người yêu tha thiết <br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người như Nguyễn Tuân – suốt đời đi <br />
tìm cái đẹp, cái đẹp của một cây bút tài hoa độc đáo...<br />
“Cái tôi” trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường <br />
+ Cái tôi say mê kiếm tìm cái đẹp, dạt dào cảm xúc và luôn gắn bó với thiên <br />
nhiên.<br />
• Trong kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, cái tôi tác giả gắn kết, hòa nhập thật <br />
sự với sông nước, trời mây, cây cỏ, ngàn thông. Những trang kí của Hoàng Phủ <br />
Ngọc Tường mang đến cho người đọc những miền không gian xanh thắm, ẩn <br />
chìm những viết trầm tích văn hóa từ thiên nhiên. Sự hòa nhập với thiên nhiên <br />
khiến nhà văn đã viết lên những trang văn vừa giàu lượng thông tin, vừa mượt <br />
mà, đẹp như một bài thơ.<br />
• Thiên nhiên trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là phiên bản tâm hồn <br />
của nhà văn. Sông Hương trong thơ ông không chỉ là biểu tượng của thiên nhiên <br />
thuần khiết mà còn lấp lánh chất nhân văn của một triết lí sống. Cái tôi có lúc <br />
thoát hẳn sự ràng buộc của bản thể để hoà nhập vào sông nước.<br />
• Cảm xúc vô cùng phong phú, có khi nó được bộc lộ trực tiếp với các trạng <br />
thái nội tâm: vừa thích thú, vừa lãng đãng, miên man trong vẻ đẹp của dòng <br />
sông đang đổi sắc không ngừng “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” hay cái điệu <br />
chảy “như một điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế” trong trăm nghìn ánh <br />
hoa đăng…có khi cảm xúc yêu thương da diết với xứ Huế lại được bộc lộ dán <br />
tiếp trong cuộc hành trình lặng lẽ với rất nhiều những tìm kiếm và phát hiện: <br />
ngỡ ngàng nhận ra điểm tương đồng giữa con sông và con người ở “nỗi vương <br />
vấn và chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”, đồng thời cùng hoài niệm đến khắc <br />
khoải khi phát hiện ra một sắc màu xưa cũ của chiếc áo cưới ở Huế ngày xưa, <br />
rất xưa “màu áo lục điều…”<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
• Rõ ràng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem tình yêu đằm thắm lắng sâu và <br />
những cảm xúc sôi nổi say sưa phổ vào trang viết để rồi mỗi dòng văn như <br />
một nốt nhạc, bản đàn để tôn vinh vẻ đẹp của sông Hương.<br />
+ Cái tôi yêu quê hương đất nước hướng về cội nguồn: “Ai đã đặt tên cho dòng <br />
sông?” là một bài ca, ca ngợi sông Hương gắn với thiên nhiên văn hóa và con <br />
người xứ Huế. Bằng tấm lòng yêu thương gắn bó với quê hương đất nước, <br />
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trân trọng, tự hào về bề dày lịch sử, bề dày văn hóa <br />
và tâm hòn con người ở vùng đất cố đô. Phải yêu sông Hương lắm, nhà văn <br />
mới xem sông Hương như một cô gái thùy mị mà đa tài, như: “một tài nữ đánh <br />
đàn lúc đêm khuya”. Phải yêu sông Hương lắm nhà văn mới nhìn thấy dòng <br />
sông như một cô gái đa tình, kín đáo và một chút lẳng lơ, duyên dáng chung <br />
tình. Phải yêu dòng sông này lắm nhà văn mới cứ băn khoăn trăn trở “Ai đã đặt <br />
tên cho dòng sông?”, và để trả lời cho câu hỏi này Hoàng Phủ Ngọc Tường <br />
mượn một câu chuyện huyền thoại đẹp khép lại trang kí, tô đậm thêm vẻ đẹp <br />
lấp lánh của dòng sông Hương, đồng thời bộc lộ cái tôi nồng cháy suy tư “có <br />
nhiều cách trả lời câu hỏi ấy. Trong đó tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng <br />
vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người hai bên bờ đã nấu <br />
nước trăm loài hoa đổ xuống lòng sông, để làm nước thơm tho mãi…”, “Ai đã <br />
đặt tên cho dòng sông?”câu hỏi bâng khuâng khơi gợi sự kiếm tìm cái đẹp tiềm <br />
ẩn trong sông Hương và thiên nhiên, con người xứ Huế.<br />
• Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả sông Hương và không gian Huế với tình yêu <br />
nồng thắm, với trái tim thi sĩ đa cảm, đồng thời bằng con mắt của một thi sĩ <br />
tinh tường. Nhà thơ Raxun Hamđatốp đã từng bình luận: “Nếu nhà thơ không <br />
tham gia vào việc hoàn thành thế giới, thì thế giới đã không được đẹp đẽ như <br />
thế này”. Bằng những trang viết tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp phần <br />
tạo nên một thế giới đẹp và thơ.<br />
<br />
19<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
+ Một cái tôi tài hoa uyên bác<br />
Hoàng Phủ Ngọc Tường tỏ ra am hiểu tường tận những gì mình viết. Với xứ <br />
Huế dường như nhà văn hiểu sâu sắc những cành cây ngọn cỏ, tường tận từ <br />
tên đất, tên làng. Với sông Hương, nhà văn thông thuộc từng khúc sông, từng <br />
dòng nước, chỗ ghềnh thác cuộn xoáy, chỗ phẳng lặng như mặt hồ yên tĩnh. <br />
Nhà văn am hiểu sâu sắc về văn hóa Huế, nền âm nhạc cổ điển hay những <br />
trang thơ về sông Hương. Vốn kiến thức uyên bác ở nhiều lĩnh vực, đó là kết <br />
quả của một chuyến đi và một trí nhớ “phi thường”. Bằng những hiểu biết <br />
phong phú, nhà văn cung cấp cho người đọc một lượng thông tin lớn về địa lý, <br />
dòng chảy của sông Hương, về lịch sử, về văn hóa, về văn học nghệ thuật. <br />
Bằng những con chữ lóng lánh tài hoa Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp phần <br />
làm nổi bật dòng sông, thiên nhiên cũng như con người Huế. Cái tôi ấy thật <br />
giàu tình cảm, say mê cái đẹp của cảnh cũng như con người xứ Huế: Tất cả <br />
những phát hiện về vẻ đẹp của sông Hương, xét đến cùng bắt nguồn từ tình <br />
cảm thiết tha đến đắm say của tác giả đối với cảnh và con người xứ Huế. Nếu <br />
không có tình yêu với xứ Huế thì không thể có những trang văn hay và đẹp đến <br />
thế về xứ Huế.<br />
* Như vậy, những dòng sông quê hương chảy về trong tâm tưởng ta qua ngòi <br />
bút và tâm hồn nhà văn, giúp ta yêu hơn những dòng sông đất Việt. Điều mà <br />
chúng ta thấy sở dĩ họ có những điển chung trong việc mang đến hai hình <br />
tượng nghệ thuật đặc sắc ấy là: Cả hai nhà văn đều là người có tài, rất mực tài <br />
hoa uyên bác. Đều là những con người có tâm, là những trí thức giàu lòng yêu <br />
nước và tinh thần dân tộc. Đều là những nhà văn có phong cách nghệ thuật độc <br />
đáo, do đó tìm đến với những thể tùy bút, bút kí như một sự thỏa mãn với tình <br />
yêu lớn, mà chỉ có những thể loại ấy mới chuyên chở được tình yêu của họ. <br />
Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có ý thức cá nhân sâu sắc, có cá tính sáng tạo riêng, <br />
<br />
20<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
Nguyễn Tuân thiên về lối duy mỹ, cảm giác mạnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường <br />
thiên về tự sự trữ tình, cảm xúc nồng nàn yêu thương. Đó cũng chính là quy <br />
luật tất yếu của sáng tạo nghệ thuật.<br />
* Phải xuất phát từ đặc trưng thể loại, đó là một nguyên tắc cơ bản của quá <br />
trình cảm thụ và bình giá tác phẩm văn chương. Điều mà chắc chắn ai cũng <br />
biết. Hơn nữa với thể loại bút kí, chất trữ tình bao giờ cũng chiếm ưu thế của <br />
người viết, nên khi dạy tác phẩm kí thầy cô giáo phải tạo được tình huống <br />
nhiều hơn để khơi gợi cho học sinh sự đồng điệu, ngưỡng vọng trước cái tôi <br />
giàu cảm xúc, tinh tế, chân thành của người nghệ sĩ. Những tình cảm cao đẹp <br />
đối với quê hương xứ sở chắc chắn sẽ có điêu kiện nảy sinh, góp phần vào <br />
việc hoàn thiện nhân cách học sinh và học sinh cũng có điều kiện hơn để rèn <br />
luyện tư duy văn học theo đặc trưng thể loại.<br />
2.1.2; Rèn luyện phương pháp đọc hiểu cho học sinh<br />
Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, môn học bắt buộc ở cả 3 cấp <br />
học, hướng tới việc hình thành phát triển năng lực đọc, viết tiếng Việt (năng <br />
lực tiếp nhận và xử lý thông tin, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực trình <br />
bày, năng lực tạo lập các loại văn bản cần thiết trong cuộc sống). Dạy học đọc <br />
hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học <br />
Ngữ văn trong tiếp nhận văn bản. Nếu như trước đây chúng ta coi phân tích tác <br />
phẩm hay giảng văn là một phương pháp đặc thù của dạy văn, thì hiện nay đã <br />
có những thay đổi trong cách tiếp cận này. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu <br />
không có nghĩa là nhằm cảm thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận của <br />
giáo viên về văn bản được học mà hướng dẫn cung cấp cho học sinh cách đọc, <br />
cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản, <br />
từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có <br />
sắc thái cá nhân. Hoạt động đọc hiểu của học sinh cần được thực hiện theo <br />
<br />
21<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
một trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đọc đúng, đọc thông, đến đọc <br />
hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo. Khi hình thành năng lực đọc hiểu của <br />
học sinh cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ, khơi gợi liên <br />
tưởng, tưởng tượng và tư duy. <br />
Trong quá trình đọc hiểu học sinh cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:<br />
Huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân – là những hiểu biết <br />
về chủ đề hay hiểu biết về các vấn đề văn hóa xã hội có liên quan đến chủ đề, <br />
thể loại của văn bản.<br />
Thể hiện những hiểu biết về văn bản<br />
+ Tìm kiếm thông tin, đọc lướt để tìm ý chính, đọc kỹ tìm các chi tiết<br />
+ Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, phân tích, kết nối, tổng hợp…thông <br />
tin để tạo nên hiểu biết chung về văn bản.<br />
+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản <br />
Vận dụng những hiểu biết về văn bản đã đọc hiểu vào việc đọc các loại văn <br />
bản khác nhau, sẵn sang thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong <br />
đời sống yêu cầu dùng đến hoạt động đọc hiểu.<br />
+ Đọc các văn bản khác (ngoài chương trình, sách giáo khoa) có cùng đề tài/ <br />
chủ đề hoặc hình thức để thực hiện củng cố hiểu biết và rèn luyện kỹ năng <br />
đọc hiểu.<br />
+ Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể từ việc vận <br />
dụng những hiểu biết về văn bản đã đọc hiểu.<br />
Đọc tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân<br />
Học sinh cần làm nổi bật được: <br />
+ Đề tài: Viết về dòng sông quê hương Việt Nam<br />
+ Thể loại: Tùy bút (bút kí) có cấu trúc tự do phóng túng, hầu như không có <br />
luật lệ, quy phạm gì chặt chẽ, câu thúc bởi cốt truyện cụ thể nào…Tùy bút <br />
<br />
22<br />
Người viết: Trương Thị Chanh Giáo viên: Trường THPT Trực <br />
Ninh<br />
mang tính chất chủ quan, chất trữ tình rất đậm, nhân vật chính là cái tôi của <br />
nhà văn, bộc lộ cảm xúc suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người <br />
và cuộc sống hiện tại. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ.<br />
+ Cảm hứng sáng tạo<br />
• Nguyễn Tuân đề từ cho tác phẩm: <br />
“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”<br />
(Wladyslow Broniewski)<br />
“Chúng thủy giai Đông tẩu<br />
Đà giang độc Bắc lưu”<br />