intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 3 vẽ tốt hình dáng người

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

859
lượt xem
152
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục và rèn luyện cho học sinh yêu thích học môn Mỹ thuật nhằm cho trẻ phát triển toàn diện các kiến thức về tài, đức, mỹ, dục. Trong đó “mỹ” là môn học trừu tượng không phải ai cũng cảm nhận được và đúng cái đẹp.Cho nên việc trang bị cho các em hiểu đúng nghĩa về môn Mỹ thuật là phải rèn luyện cho học sinh một kiến thức thẩm mỹ. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 3 vẽ tốt hình dáng người”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 3 vẽ tốt hình dáng người

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 VẼ TỐT HÌNH DÁNG NGƯỜI
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Giáo dục tiểu học là bậc tiểu học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam. Trong trường Tiểu học, song song với việc học tập các môn học khoa học tự nhiên và xã hội thì môn Mỹ thuật là một môn học không kém phần quan trọng. Môn Mỹ thuật rèn luyện cho các em có tâm hồn thẩm mỹ về bản chất con người. Quy luật cái đẹp luôn gắn liền với giác quan thẩm mỹ. Thông qua đó, các em biểu hiện thái độ đánh giá, nhận xét các hiện thực trong xã hội góp phần làm phong phú hiện thực cuộc sống, trao dồi và phát huy nghệ thuật mỹ thuật một cách khoa học. Học mỹ thuật là mang lại cho các em niềm vui, phát triển khả năng nhận thức thẩm mỹ về hiện thực khách quan trong tự nhiên, trong xã hội biến cái đẹp ấy thành cái đẹp chủ quan qua sự thể hiện nhận thức thẫm mỹ của mình. Môn học Mỹ thuật là cầu nối để học sinh nhận thức thẩm mỹ hiện thực và thể hiện nhận thức thẩm mỹ của mình, làm cho các em say mê hứng thú đón nhận cái đẹp từ bên ngoài lẫn bên trong. Để giúp học sinh hoàn thành và phát triển toàn diện ngay từ những năm học ở bậc tiểu học, với môn học này giáo viên và học sinh cùng nhau dạy tốt và học tốt thì mới có được kết quả như mong muốn. Sau bảy năm cải cách, chương trình ở phân môn Mỹ thuật đã giúp các em làm quen với những đường nét, màu sắc một cách vô tư, hồn nhiên và thể hiện sự thơ ngây của mình vào những bức tranh. Để phát hiện những tài năng, bên cạnh sự hiểu biết về mỹ thuật, giáo viên có những hoạt động tích cực sáng tạo nhằm gây nguồn cảm hứng cho các em học mỹ thuật nhất là với các em có năng khiếu. Một bức tranh đẹp có nhiều yếu tố quyết định như: Bố cục, màu sắc, đường nét. Trong đó, nét vẽ rất ngây thơ, hồn nhiên của các em làm cho bức tranh sinh động, ngộ nghĩnh. Những hình vẽ đó thể hiện cảm nhận của các em về cuộc sống xung quanh mình..
  3. Sau một thời gian giảng dạy, nhận thấy các em còn yếu về cách nắm bắt hình dáng người, đây là hình ảnh chính để tạo cho bức tranh đề tài thêm sinh động. Trên cơ sở đó, xuất phát từ mong muốn những giờ dạy Mỹ thuật của mình sẽ mang lại niểm say mê và sự sáng tạo của học sinh, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 3 vẽ tốt hình dáng người”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận: Mỹ thuật là môn học chính khóa trong chương trình Giáo dục tiểu học. Môn học này rất cần thiết đối với học sinh bậc tiểu học, nó cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về cái đẹp trong cuộc sống mà con người có thể tác động đến và điều khiển chúng phục vụ lợi ích cho mình. Ngoài ra các em còn trang bị những kiến thức cơ bản nhất về nghệ thuật tạo hình, trên cơ sở đó biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, góp phần vào mục tiêu đào tạo con người trong thời đại mới. Giáo dục và rèn luyện cho học sinh yêu thích học môn mỹ thuật nhằm cho trẻ phát triển toàn diện các kiến thức về tài, đức, mỹ, dục. Trong đó “mỹ” là môn học trừu tượng không phải ai cũng cảm nhận được và đúng cái đẹp.Cho nên việc trang bị cho các em hiểu đúng nghĩa về môn Mỹ thuật là phải rèn luyện cho học sinh một kiến thức thẩm mỹ. 2. Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ sự say mê cái đẹp trong hội hoạ, cái đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, trong tự nhiên ngoài xã hội, như say mê vị ngọt của quả, vị thơm của hoa, vị men nồng say của muôn vàng cái đẹp, những nghệ thuật độc đáo của các nước có nền văn minh trên thế giới đã trở thành thần tượng khắc sâu vào tiềm thức của tôi. Việt Nam ta từ thời đồ cổ đã cho ta thấy được một bề dày của nền mỹ thuật nước nhà về nghệ thuật điêu khắc tượng, hình vẽ những dáng người trên các công trình mỹ thuật. Để tiếp bước và phát huy những gì mà tôi đã mơ ước học trò của mình sẽ trở thành những nghệ sĩ trong tương lai. Chính vì vậy mà
  4. tôi chọn đề tài này hướng cho học sinh một số phương pháp và kỹ năng khi vẽ hình dáng người trong tranh. Dạy Mỹ thuật là tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen với cái đẹp của thiên nhiên… và các tác phẩm nghệ thuật. Theo những vấn đề chung về dạy học môn Mỹ thuật là cung cấp kiến thức ban đầu về mỹ thuật và hình thành các kỹ năng cần thiết để học sinh hoàn thành được các bài tập trong chương trình. Tạo không khí học tập thật nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần gợi ý để học sinh tích cực đóng góp ý kiến, tổ chức các hoạt động theo nhóm để các em có dịp thảo luận, học tập lẫn nhau đồng thời cho học sinh được tham gia vào quá trình nhận xét, đánh giá xếp loại kết quả học tập. Học sinh đã được học Mỹ thuật thông qua chương trình cải cách đã được bảy năm. Các em bước đầu đã biết vẽ những bức tranh theo đề tài, cho là những bức tranh ngây thơ, ngộ nghĩnh mà khi xem ta thấy thoải mái, hứng thú. Tuy nhiên trong các nội dung đề tài rất đa dạng, phong phú nhưng cũng rất gần gũi với học sinh chúng ta: trường học, cuộc sống xung quanh các em... Có biết bao điều để nói, để vẽ như sân trường em giờ ra chơi, quê hương, sinh hoạt, môi trường…. trong đó hình ảnh con người luôn là hình ảnh chính làm cho bức tranh sinh động, đầy đủ hơn. Bức tranh có nội dung phong phú, rõ ràng, thú vị hơn, cũng là hình ảnh con người. Để giúp học sinh kĩ năng vẽ người để đưa hình ảnh con người đưa vào tranh vẽ cho hợp lý, đó cũng là lí do để tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp giúp học sinh lớp Ba vẽ tốt hình dáng người” 3. Hình thành tư tưởng tinh thần: Để có thể giảng dạy Mỹ thuật ở trường Tiểu học tốt, giáo viên phải giáo dục học sinh ý thức được môn Mỹ thuật là một môn học bắt buộc như các môn học khác trong chương trình phổ thông. “Mỹ thuật là môn học có tính nghệ thuật” vì vậy giáo viên giảng dạy bộ môn này phải nâng cao nhận thức thẩm mỹ và kĩ năng sáng tạo không chỉ cho mình mà cho cả học sinh, giáo viên không gò ép học sinh theo khuôn mẫu mà phải tạo điều kiện cho học
  5. sinh suy nghĩ, tìm tòi và thể hiện bằng cách nhìn, cách nghĩ và quan trọng hơn cả là bằng cảm xúc và sự thích thú của chính mình. Giáo viên có nhiệm vụ giải thích cho học sinh biết: Khi vẽ người phải có sự sinh động về hình dáng ở các tư thế khác nhau. Để học tốt môn Mỹ thuật, học sinh cần được trang bị đầy đủ các dụng cụ học tập như: Giấy, bút chì, màu, tẩy ngay từ đầu năm học. Để giúp học sinh biết sử dụng hình ảnh con người đưa vào tranh vẽ cho hợp lý, tôi đã từng bước hướng dẫn các em thực hiện được các nội dung từ thấp đến cao trong các bài vẽ dáng người như sau: Nhận biết hình dáng người, biết cách vẽ dáng người, vẽ được hình dáng người đang hoạt động, nhận biết vẽ đẹp, sinh động về hình dáng người đang hoạt động. 4. Thực trạng ban đầu: Việc dạy tốt môn Mỹ thuật ở bậc tiểu học là biết chăm sóc vườn hoa muôn hình muôn vẽ trở thành một màu sắc chung là cùng khoe cái đẹp mang lại cái có ích cho xã hội phục vụ nền văn minh của loài người trong thời đại mới . Tuy nhiên, thực tế để các em học tốt Mỹ thuật hơn còn gặp rất nhiều khó khăn, về mặt khách quan, trường Tiểu học Âu Cơ là ngôi trường nằm trên địa bàn khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí thấp, phụ huynh đa phần là nông dân, công nhân nên ít có thời gian để quan tâm đến việc học tập của con cái. Các em đến trường còn thiếu thốn đồ dùng học tập, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học môn Mỹ thuật. Mặt khác, cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn, chưa có phòng học mỹ thuật riêng nên giờ học Mỹ thuật phải học ở lớp, đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập của các em. Song không vì thế mà khiến tôi nản lòng, ngược lại tôi luôn cố gắng, nỗ lực tìm biện pháp để giúp các em học vẽ tốt hơn. Hiện nay môn Mỹ thuật trong các nhà trường chỉ dạy một tiết trên tuần, đó là thời gian quá ít không đủ cho các em tìm tòi tiếp thu và phát huy được khả năng vẽ sáng tạo của mình. Phần lớn trong các tiết học mỹ thuật là vẽ một cách máy móc để hoàn thành bài mà không có sự tìm hiểu, quan sát. Các em chưa sử dụng các bước của bài vẽ một cách rõ ràng làm cho hình vẽ thiếu cân
  6. đối hoặc vẽ tuỳ thích, ngẫu hứng không cẩn thận nên làm tranh vẽ thiếu hình ảnh sinh động. Học sinh ít tập trung quan sát các hoạt động diễn ra xung quanh nên chưa khắc sâu được những động tác tư thế của con người khi hoạt động. Vì thế bài vẽ còn khô cứng thiếu sinh động. Một số em đã biết chọn nội dung đề tài rất tốt nhưng cách diễn tả hình ảnh chưa sinh động nên bài vẽ chưa đạt hiệu quả cao . Tuy đã được giáo viên cung cấp kiến thức cơ bản và cần thiết, sau đó gợi mở những phương án để các em suy nghĩ tự thể hiện trong quá trình học vẽ dáng người nhưng do các em tiếp nhận còn tản mạn nên hay quên. Tuy nhiên, thực tế các em học Mỹ thuật hơn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đầu năm học, tôi khảo sát thấy kết quả bài vẽ của học sinh như sau: Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành học sinh SL TL SL TL SL TL 38 5 13,1% 25 65,7% 8 21,2% II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Những phương pháp đã áp dụng giúp học sinh lớp 3 vẽ tốt dáng người: - Trước hết tôi xác định dạy Mỹ thuật là không phải dạy các em trở thành nghệ sĩ, học Mỹ thuật giúp các em nâng cao khả năng nhận thức thẩm mỹ của mình để học tập có hiệu quả hơn. Trên cơ nắm được đặc điểm học sinh tiểu học là các đối tượng rất dễ theo dõi hướng dẫn, tôi chia thành các em thành các nhóm đối tượng: Nhóm 1: Nhóm các đối tượng học sinh không biết vẽ, tôi cho các em xem nhiều tranh có hình dáng người rất gần gũi do chính các bạn học sinh lớp khác vẽ để các em dễ cảm nhận hơn. Cho các em xem các động tác, biểu hiện của khuôn mặt: cười, khóc, v..v qua giờ quan sát nhận xét, giáo viên hướng dẫn các em vẽ từng nét, và uốn nắn hướng dẫn thêm. Cụ thể như sau:
  7. Nhóm 2: Nhóm các đối tượng học sinh thích vẽ nhưng không có năng khiếu, học qua tranh ảnh, hình ảnh thực là các bạn ở lớp. Nhất là trong các giờ tập nặn nên động viên các em thật nhiều, hướng dẫn cụ thể, gợi mở các em trả lời trên cơ sở tranh minh họa mà giáo viên đã giới thiệu. Nhóm 3: Nhóm các đối tượng học sinh có năng khiếu, các em rất thích sáng tạo theo suy nghĩ của mình, đối tượng học sinh này thực hành rất nhanh, giáo viên chú ý bồi dưỡng hơn để nâng cao sự sáng tạo của các em. Những phương pháp cụ thể trong công tác dạy học giúp học sinh vẽ tốt dáng người, tôi đặc biệt đi sâu vào các phương pháp sau: 1. Phương pháp quan sát: Nhằm tập cho các em thói quen tập trung quan sát hình thành trong trí nhớ những vốn kiến thức giúp học sinh tái hiện hình ảnh thực tế vào trong tranh. - Quan sát để nắm được đối tượng (người): có quan sát tốt, ghi nhận rõ ràng bài vẽ các em mới đạt hiệu quả cao. - Quan sát tranh, ảnh: sau khi nhận biết nội dung của tranh, giáo viên gợi mở để học sinh quan sát hình ảnh có tác dụng như thế nào? Có phù hợp không?
  8. - Quan sát mẫu thật: Trong những tiết học tạo dáng, giáo viên cho học sinh làm mẫu từng động tác động: đi, chạy, nhảy, mang, vác, ngồi…cho các em nhận xét của mình để các em dễ khắc sâu, đi từ khái quát đến chi tiết. - Giáo viên vừa hướng dẫn vẽ vừa phân tích cách vẽ phát thảo cụ thể cho từng động tác.
  9. 2. Phương pháp vấn đáp, gợi mở: - Giáo viên sử dụng phương pháp này một cách khéo léo thì sẽ tạo cho các em sự đam mê hứng thú và sáng tạo, hướng các em phối hợp hành động bên ngoài và hành động bên trong chặt chẽ với nhau. Giúp các em thể hiện được bài vẽ và khả năng sáng tạo trong mọi tình huống. - Khi dạy học, giáo viên thường nêu lên các câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời nội dung. Các câu hỏi đều được chuẩn bị trước. Câu hỏi cần phù hợp với khả năng của học sinh, phải rõ ràng dễ hiểu, câu hỏi theo cấp độ từ thấp đến cao. Có câu hỏi đơn lẻ, có câu hỏi là một hệ thống, logic. Phương pháp này giúp học sinh suy nghĩ những vấn đề của bài học, qua câu hỏi giáo viên nhận biết được khả năng hiểu của học sinh từ đó giáo viên củng cố bổ sung. Một số dạng câu hỏi như: câu hỏi khái niệm, câu hỏi giải quyết bài tập, câu hỏi gợi ý suy nghĩ sáng tạo... Có những câu hỏi học sinh trả lời, nhưng có những câu hỏi chỉ mang tính chất tác động cho học sinh suy nghĩ vào nội dung bài tập. 3. Phương pháp trực quan: Trong tiết dạy Mỹ thuật thì phương pháp trực quan là phương pháp thường xuyên. Để các em nhớ lâu, khắc sâu giáo viên chuẩn bị lại đồ dùng và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ phát huy được hiệu quả và ngược lại. danh mục các trang cần sử dụng trong giảng dạy: Tranh có dáng người và không có dáng người, tượng có hình dáng phong phú, phải thể hiện tự nhiên... Phần hướng dẫn ở bảng giáo viên vẽ rõ ràng, dễ hiểu, màu sắc của tranh (tượng) người dễ thấy, có trọng tâm, đồ dùng phải có minh họa đẹp và (bài vẽ của học sinh các lớp trước)
  10. Ví dụ: Vẽ người có dụng cụ làm việc lao động, xô, chổi, vải lau,… người có dụng cụ hoạt động thể thao: tay cầm vợt, chân đá bong.
  11. 4. Phương pháp luyện tập thực hành: Phương pháp này được áp dụng trong mỗi tiết dạy, sau khi học sinh nắm được kiến thức một cách cụ thể về lí thuyết thì sẽ vận dụng và thể hiện kĩ năng của mình qua bước thực hành. Đó là thông tin hai chiều mà ta có thể xem là thông tin ngược vì nó giúp cho người học thể hiện khả năng và sự tiếp thu của mình trong quá trình học, qua đó học sinh còn tìm ra những điều mới mẻ, phong phú. Người dạy cũng từ đó mà rút ra kinh nghiệm về bài dạy có hiệu quả hơn trong quá trình nhận xét, đánh giá bài vẽ của các em. Mỗi học sinh luyện tập thể hiện cụ thể ở vở vẽ, giáo viên theo dõi quan sát giúp đỡ, củng cố cho học sinh. Cái chính là đưa vào mục tiêu các em cần vẽ đủ đầu mình chân tay, chú ý các tư thế khi hoạt động đi, đứng, chạy, nhảy… giáo viên đến từng nhóm, từng học sinh để chỉ dẫn thêm, có thể cho học sinh vẽ ở bảng có bạn làm mẫu. Học sinh khác chú ý theo dõi, nhận xét. Nếu được chỉ dẫn gợi ý, các em nhận ra sẽ tự mình vẽ được, các em sẽ hứng thú hơn, có em sẽ nâng cao chất lượng bài vẽ.
  12. VÍ DỤ: Quan sát cảnh học sinh đang chơi bắn bi: (ảnh chụp)
  13. - Quan sát minh họa: Giáo viên hướng dẫn ở bảng hoặc trên giấy cách vẽ phát hoạ.
  14. 5. Phương pháp làm việc theo nhóm: Phương pháp này rất tối ưu, nhất là đối với môn Mỹ thuật, điều thú vị bất ngỡ sẽ đem đến cho ta, các em sẽ học tập lẫn nhau trong lúc thảo luận vì mỗi bộ óc có một chủ quan riêng, nên nhận xét, góp ý một cách sáng tạo.Với hoạt động này nhất là giờ tập nặn, nội dung học tập sẽ vô cùng phong phú và hấp dẫn. Mỗi thành viên của nhóm nặn một dáng, các em sẽ tạo dáng theo đề tài: Thể thao, du lịch, lễ hội ... có như vậy các em thấy hình dáng người quan trọng như thế nào. Các em nhớ lâu, vận dụng vào tranh vẽ, các em có thể liên hệ thực tiễn cuộc sống, như vậy các em vẽ dễ dàng, nhẹ nhàng hơn, làm cho học sinh thấy kiến thức môn mỹ thuật rất gần gũi, cần thiết cho học tập, sinh hoạt, cho cuộc sống hằng ngày. Khi học sinh làm bài giáo viên đến từng nhóm quan sát gợi ý, hướng dẫn, bổ sung, phát triển cho từng đối tượng học sinh, nhằm nâng cao chất lượng cho bài vẽ, cho sự hiểu biết của học sinh. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Với những phương pháp trên, tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả nhất định như sau: Các em đã rất thích vẽ dù chưa đẹp, nhưng các em rất thích, một số em đã vẽ thích vẽ bằng ngay cây màu mà không cần vẽ chì. Hiện nay đa số học sinh rất thích giờ học Mỹ thuật, khả năng nhận thức thẩm mỹ của các em từng bước đã được nâng cao, chất lượng bài vẽ của các em đã từng bước được cải thiện, thể hiện qua kết quả kiểm tra cuối học kì I như sau: Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành học sinh SL TL SL TL SL TL 38 10 26,3% 25 65,7% 3 7,8%
  15. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Dạy Mỹ thuật không có công thức rõ ràng, các em có thể cầm một cái que, viên phấn, bút chì để vạch ngang, dọc … Dạy các em hoạt động vẽ là dạy để các em phát triển một hoạt động các em phải ham thích nên giáo viên chúng ta không nhận xét tranh của trẻ bằng cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ của người lớn, không chê bai, không nhận xét tranh của các em như nhận xét tranh của một hoạ sĩ. Với học sinh phương pháp lấy học sinh làm trọng tâm, học sinh tự nhận xét, tự gợi mở…. tôi tin rằng học Mỹ thuật không làm các em bị gò bó, nặng nề. Những kinh nghiệm tôi đã nêu trên đã áp dụng ngay tại trường học của mình và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, rất nhiều học sinh đã học tốt hơn bài học mà trước kia đối với các em vô cùng khó khăn. Hy vọng những biện pháp tôi vừa nêu trên sẽ ít nhiều giúp các bạn đồng nghiệp thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn trong việc dạy Mỹ thuật ở bậc tiểu học. Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi xuất phát từ việc giảng dạy trong thực tế, chắc chắn đề tài còn có nhiều hạn chế. Tôi mong được sự đóng góp ý kiến đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ! Hoà Khánh Bắc, ngày 10 tháng 12 năm 2009 Người viết Hồ Thị Thơm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2