intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

415
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Toàn bộ nền giáo dục hướng vào mục tiêu là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam. Bài SKKN "Một số phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS", mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS

  1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS 1
  2. PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: Đất nước ta trong thời kì đổi mới, thời kì CNH-HĐH đất nước. Sự phát triển về kinh tế-xã hội đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục. NQTW 4 khóa VII (tháng 11/1993) về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo đã chỉ rõ: “Phải xác định lại mục tiêu, thiết chế chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo”. Toàn bộ nền giáo dục phải hướng vào mục tiêu đào tạo những con người mới có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, yêu CNXH, sống lành mạnh, có lí tưởng đúng, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Đó là những con người có trí tuệ phát triển thể chất cường tráng, tinh thần phong phú, đạo đức trong sáng…Trong đó đạo đức với tư cách là một bộ phận cấu thành nhân cách, luôn đứng ở vị trí trung tâm và giữ vai trò định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Chính vì vậy giáo dục đạo đức luôn là một bộ phận của quá trình giáo dục và là một bộ phận có tính chất cốt lõi, là nền tảng của công tác giáo dục thế hệ trẻ. II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Một trong những tư tưởng đổi mới GD&ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, luật giáo dục và các văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo luật năm 2005 đã xác định. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là : giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân (điều 23 Luật giáo dục). Xuất phát từ lý luận trên để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức học sinh THCS hiện nay, bản thân là người làm công tác Đội trong trường học phải làm gì và làm như thế nào để giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nhất là lứa tuổi thiếu niên đạt kết quả tốt. Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề tài:”Một số phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong trường THCS”. 2
  3. Hy vọng với đề tài nầy sẽ giúp cho những người làm công tác đội trong trường học và thầy cô giáo, các bậc PHHS có thêm những kinh nghiệm đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Tất cả học sinh độ tuổi THCS nhưng do điều kiện về thời gian có hạn nên việc nghiên cứu đề tài được giới hạn trong phạm vi của Liên Đội Trường THCS Long Thới. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giáo dục đạo đức của đội TNTP Hồ Chí Minh, học sinh trường THCS và một số giải pháp cho vấn đề nầy. IV.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Với đề tài nầy chúng ta sẽ nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức của cho học sinh THCS (gồm những biểu hiện và nguyên nhân).Qua đó chúng ta đề xuất những biện pháp để định hướng về đạo đức, nhân cách của học sinh THCS, nâng cao kết quả giáo dục đào tạo của cho học sinh THCS V. ĐIỂM ĐỔI MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Công tác giáo dục đạo đức cho đội viên học sinh từ lâu đã được các bậc phụ huynh học sinh và nhà trường quan tâm. Song hiệu quả của công tác nầy còn nhiều hạn chế do chưa được nâng cao nhận thức sâu sắc. Cơ sở lí luận của đề tài dựa trên đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THCS. Quyền và bổn phận trẻ em, luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em Việt Nam, công tác đội trong trường học để phát huy hiệu quả giáo dục đạo đức PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1.Khái niệm về đạo đức: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, 3
  4. hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người, và con người với tự nhiên 2. Chức năng của đạo đức: Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt qui định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội, mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau: Chức năng giáo dục Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. Chức năng phản ánh 3.Ý nghĩa: Giaó dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách hoc sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi cư xử đúng mực trong các mối quan hệ: cá nhân với xã hội, cá nhân với lao động, cá nhân với mọi người xung quanh và cá nhân với chính mình. II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 1. Tình hình chung từ thực tế: Thông qua quan sát thực tế, lấy ý kiến, nắm bắt thông tin của GVCN và GVBM, những người buôn bán, những người sống gần địa bàn trường học và những ghi nhận của đội cờ đỏ trường về việc vi phạm đạo đức của học sinh diễn ra rất đa dạng (tuy nhiên một số ít) như: văng tục chửi thề, chia băng nhóm tổ chức đánh nhau, thích giao du với người ngoài trường, uống rượu bia, hút thuốc lá, đua đòi theo mốt, tác phong không chuẩn mực, quan hệ bạn bè (khaùc phaùi) không lành mạnh… - Bảng thống kê tình hình đạo đức học sinh 2 năm gần đây: 4
  5. XẾP LOẠI HANH KIEM NĂM HỌC TỐT KHÁ TB YẾU SL TL SL TL SL TL SL TL HKI 525 84,7% 95 15,3% 2008-2009 HKII 550 88,7% 70 11,3% HKI 499 78,7% 97 21,3% 2009-2010 HKII 515 86% 81 14% 2. Những khó khăn trong việc giáo dục đạo đức học sinh: Tính nhất quán chưa cao, chưa đồng bộ, chưa có sự kết hợp chặt chẽ từ nhiều phía. 3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên: a) Chủ quan: Sự biến đổi về tâm sinh lí của lứa tuổi THCS (Từ 11 đến 15) tăng về chiều cao, cân nặng, xương, hệ tim mạch, sự phát dục và đặc biệt là hệ thần kinh chưa biến đổi kịp thời để đáp ứng khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu kéo dài dẫn đến bị ức chế hay ngược lại xảy ra tình trạng bị kích động mạnh có thể làm cho các em có tâm lí uể oải, thờ ơ… và một số em khác thực hiện hành vi xấu không đúng với bản chất các em. b) Khách quan: * Gia đình: Mỗi học sinh được sinh ra và lớn lên trong mỗi hoàn cảnh khác nhau và trình độ học vấn khác nhau, kinh tế, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của cha mẹ, phương pháp giáo dục con cái, quan hệ láng giềng… Tất cả những vấn đề trên đều ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Đơn cử như có những trường hợp cha mẹ đi làm ăn xa các em phải sống với ông bà,chú bác … sự dạy bảo con cái bằng roi vọt, những bất hòa của gia đình, sự nuông chiều quá mức của những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khá giả. 5
  6. * Nhà trường: Nhà trường là cơ sở quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh.Đặc biệt là vai trò của tổ chức đội mà cụ thể là ban phụ trách. Do những đặc điểm về tâm sinh lí của lứa tuổi nên đòi hỏi cán bộ TPT Đội phải hiểu rõ những kinh nghiệm về giáo dục đạo đức học sinh, phải phong phú đa dạng trên cơ sở lí luận chặt chẽ… Đặt biệt là trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh tránh tạo ảnh hưởng làm mất lòng tin ở các em. * Yếu tố xã hội: Đây là yếu tố quan trọng nhất và ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phát triển nhân cách của học sinh. Những chuẩn mực của xã hội đang có những giảm sút nên từ đó có những ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ trẻ. Thật vậy trong xã hội hiện nay có rất nhiều người tốt và cũng không ít những kẻ xấu, nếu chúng ta biết nêu gương tốt và phân tích những kẻ xấu cho học sinh thì giúp học sinh hình thành nhân cách. Ngày nay với xu thế thị trường, tự do mậu dịch nên không ít các loại hình ăn uống, vui chơi, giải trí… cũng góp phần dẫn đến tiêu cực của học sinh Nói tóm lại xã hội là một “ lò luyện” có thể giúp các em học sinh trở thành con ngoan trò giỏi, hoàn thiện nhân cách và cũng dễ dàng lôi kéo các em đi vào con đường vi phạm các hành vi đạo đức. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYÉT VẤN ĐỀ: Xuất phát từ thực trạng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Long Thới qua việc nghiên cứu lý luận, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn,đơn vị đã đề ra các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của trường năm học 2010- 2011 như sau : 1. Đặc điểm của đạo đức: Trong tất cả giáo dục, giáo dục đạo đức luôn giữ một vị trí rất quan trọng vì Hồ Chủ Tịch đã nêu “ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là 6
  7. đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng” bởi vì đạo đức là hệ thống chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ lợi ích của bản thân với người khác và lợi ích của xã hội. Những chuẩn mực đạo đức chi phối và quyết định hành vi, cử chỉ của cá nhân và được thể hiện với quan niệm thiện và ác. Những chuẩn mực đạo đức thay đổi tùy theo hình thái kinh tế xã hội và chế độ kinh tế chính trị khác nhau nhưng cũng có vấn đề đạo đức giống nhau như lòng nhân ái, lương tâm, tự trọng. 2. Vai trò của TPT Đội : Vai trò của TPT Đội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS là rất quan trọng, mang một ý nghĩa quyết định trong việc hình thành nhân cách cho trẻ sau nầy để giáo dục đạt hiệu quả người phụ trách đội phải tìm hiểu và nắm được những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ: - Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm từ 11 đến 15 (từ lớp 6 đến 9) còn gọi là lứa tuổi thiếu niên, nó có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển tâm lí của trẻ. Đây là thời kì chuyển từ trẻ em sang người lớn. Thời kì nầy bao gồm một loạt những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ cơ thể của trẻ, sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi nầy có những đặc điểm: sự tích cực hóa hoạt động xã hội nhằm lĩnh hội những chuẩn mực của xã hội, nhằm xây dựng những mối quan hệ thỏa đáng với người lớn, bạn bè và nhằm vào bản thân mình, cũng như sự thiết kế nhân cách tương lai cho mình: ý định, mục đích, nhiệm vụ một cách độc lập. Tuy nhiên, sự phát triển tính người lớn của trẻ còn phụ thuộc vào thời gian kéo dài, tùy thuộc vào điều kiện sống và hoạt động của các em.Vì thế sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi nầy không đồng đều về mọi mặt, cho nên ở lứa tuổi nầy thường thể hiện “ vừa là trẻ con, vừa là người lớn”. Mặt khác ở các em cùng lứa tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển ở những khía cạnh khác nhau do hoàn cảnh sống khác nhau. 7
  8. Trong lứa tuổi nầy các em còn có sự phát triển trí tuệ, các em có tính tò mò của lứa tuổi chuyển tiếp. Sang đến tuổi thiếu niên, óc tò mò của trẻ có những nét độc đáo của nó. Chúng rất tò mò về những vấn đề mà chúng đang cần biết rõ để “trở thành người lớn” Tất nhiên sự tìm tòi, hiểu biết sẽ phải được chúng ta định hướng, giáo dục tránh sự chệch hướng và cũng phải thực hiện công việc nầy cho phù hợp tránh việc được gọi là “ vẽ đường cho hươu chạy” 3. Các biện pháp giáo dục: - Nhận thức đúng đắn về công tác đội trong trường học, về trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh. Nhờ đó người TPT Đội mới xây dựng cho mình những suy nghĩ và những hành động theo lí tưởng cách mạng, lí tưởng nghề nghiệp. Dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh với những khó khăn khi gặp phải, không ngừng hoàn thiện các phẩm chất và năng lực của mình. Niềm tin đó sẽ làm cho người TPT Đội có sức mạnh thuyết phục to lớn đối với đội viên, học sinh của mình, trong việc hình thành nhân cách con người mới. -Bên cạnh những phẩm chất thuộc lĩnh vực chính trị, đạo đức thì người giáo viên TPT Đội phải có hàng loạt những phẩm chất khác để giúp họ có đủ bản lĩnh, vững vàng, có nghệ thuật khéo léo trước đối tượng giáo dục của mình là những con người đang trưởng thành với những đặc điểm tâm sinh lí đang phát triển. Đó là sự thống nhất giữa tính mục đích và tính khoa học trong việc thiết kế và tổ chức các mô hình hoạt động, giũa tính kỉ luật và tính chủ động trong việc chấp hành đường lối, chủ trương giáo dục, đoàn- đội, giữa tính kiên quyết và tính sáng tạo, tính mềm dẽo và tính chắt chắn trong việc giải quyết các vấn đế giáo dục, các tình huống sư phạm, giữa tính nghiêm khắc và lòng yêu thương nhẫn nại trong việc đối xử với đối tượng được giáo dục. -Chăm sóc giáo dục cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ của mỗi chúng ta nhất là những người làm công tác trồng người, ai cũng muốn tạo ra được những “ hoa thơm quả ngọt” Muốn được kết quả tốt là một chuyện, còn có làm được hay không lại là 8
  9. chuyện khác. Sự thật là như vậy chỉ có những mong muốn tốt đẹp không là chưa đủ, chúng ta cần phải có những kiến thức cần thiết về mục đích và nội dung giáo dục, về tâm lí của học sinh, nắm được và biết vận dụng các phương pháp giáo dục thì mới đảm bảo giáo dục học sinh đạt được kết quả cao Thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức học sinh là điều hết sức quan trọng. Nhưng dạy cái gì ? giáo dục ra sao ? chúng ta cần phải giải quyết đúng vấn đề nầy. Nhận thức được vai trò giáo dục đạo đức cho đội viên và học sinh laø raát quan troïng bản thân kết hợp với taát caû giaùo vieân tröôøng vaø ñaëc bieät laø GVCN lớp : nắm chắc đối tượng học sinh của từng lớp, nắm được cả đặc điểm, tâm lí của các em và có những giải pháp thích hợp cho từng đối tượng vi phạm đạo đức. Nhöõng hoaït ñoäng mang tính giaùo duïc ñaïo ñöùc mang laïi hieäu quaû ñöôïc toå chöùc ôû tröôøng nhö sau: - Tổ chức nhiều buổi hoạt động ngoài trời để phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh như: Ai nhanh hơn, sắm vai tình huống, xử lí tình huống, tieáng noùi hoïc sinh hình thöùc toå chöùc: hoaït ñoäng theo nhoùm ñoái töôïng, hoaït ñoäng taäp theå, hoøm thö noùng… Qua ñoù ñaùp ứng phần naøo những taâm tö, nguyện vọng cần thiết cuûa hoïc sinh trong phạm vi cho pheùp của nhaø trường. -Đề cao vai trò của các em như giao một số nhiệm vụ khá quan trọng cho những học sinh hiếu động trong các buổi sinh hoạt tập thể: Quản trò, giữ trật tự, bảo vể an ninh lớp…làm như thế các em thấy mình có uy tín với mọi người và vai trò của mình trong lớp, từ đó các em cố gắng bảo vệ uy tín, ích gây phiền phức , ích bỏ ra ngoài chơi riêng lẻ, hay tụ tập nhóm chơi riêng.. ( đặc điểm của học sinh cá biệt) - Giáo dục học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy qua việc chủ động phối hợp với GVCN, GVBM tổ chức tốt phong trào thi đua học tập, rèn luyện đội viên theo 5 điều Bác Hồ dạy có tổng kết thi đua tuyên dương tập thể và cá nhân thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. 9
  10. - Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống vẻ vang của Đảng, Bác Hồ, của Đoàn, Đội của những anh hùng liệt sĩ ….Đặc biệt ở lứa tuổi các em THCS giáo dục suông thì không thuyết phục nên chúng ta cần phải tổ chức các hoạt động mang tính thực tiễn,chính xác, gợi chút tư duy cho các em và cũng không kém phần sinh động nhưng phải có tính tổ chức, kỉ luật cao như: tổ chức cho các em tham quan về nguồn nôi caên cöù caùch maïng Mieàn Nam (TW cuïc MN), giaùo duïc truyeàn thoáng ñaáu tranh cuûa Tænh: höôùng daãn cho hoïc sinh veà xaõ Định Thủy Mỏ Cày để các em tận mắt được nhìn thấy nơi làm nên phong trào Đồng Khởi của đội quân tóc dài, cho các em về thăm Đền thờ cô Ba Định tại Lương Hòa Giồng Trôm để các em tường tận vẻ nhân từ nhưng đầy khí khách đã dũng cảm lãnh đạo và làm nên phong trào Đồng Khởi Bến Tre. Đưa các em đến viếng tượng đài anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn để giáo dục tinh thần yêu nước đấu tranh bảo vệ nền độc lập cho nước nhà khi còn là học sinh, sinh viên… Tuy nhiên đây là việc làm khó đòi hỏi tính tổ chức cao, khi tổ chức phải đặt ra những tình hưống có thể xảy ra như: Đau ốm, tai nạn thương tích trên đường, việc quản lí ăn uống đảm bảo ATTP không, mục đích giáo dục có mang tính khả quan không,việc quản lí học sinh phải tốt vì các em thích tùy tiện hơn là được quản lí chặt chẽ…. Nhưng tổ chức thành công thì công tác giáo dục truyền thống cho học sinh đạt hiệu quả cao. - Giáo dục cho các em biết được những quyền và bổn phận của các em như bổn phận là đứa con ngoan trong gia đình, học trò ngoan của lớp, của trường, chấp hành tốt nội qui trường, thực hiện theo đúng pháp luật nhất là luật ATGT, luật BV.CSGD.TE. Công việc nầy cũng phải tổ chức thường xuyên vì đa số các em chỉ thấy “quyền” mà không thấy “nghĩa vụ” của mình trong các hoạt động. - Đưa các hoạt động vui chơi lành mạnh vào trường nhằm lôi kéo các em tham gia như: tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian, văn nghệ, hội thao, cắm trại, tìm hiểu chủ điểm…Khi tổ chức nên chú trọng đến học sinh có biểu hiện vi phạm 10
  11. đạo đức, khuyến khích các em đăng kí tham gia và kể cả cho các em phụ trách một số việc thích hợp để phát huy tính tích cực của các em. -Thực hiện chương trình “thân thiện đến trường” như : giáo dục cho các em kỉ năng giao tiếp, kó naêng soáng, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe cho trẻ ,giúp các em thấy tự tin hơn khi giao tiếp với bạn khác phái tạo điều kiện cho các em hòa đồng hơn trong hoạt động tập thể (vì taâm lí ôû ñoä tuoåi các em thường hay mắc cỡ không chịu nắm tay vôùi baïn khaùc phaùi khi sinh hoạt tập thể) -Hướng dẫn các em tham gia công tác xã hội như: ủng hộ đồng bào lũ lụt, nạn nhân chất độc da cam, phong trào “ giúp bạn nghèo vượt khó”, phong trào “ nói lời hay làm nghìn việc tốt”….Tổ chức tốt hoạt động nầy sẽ giúp các em thể hiện lối sống có văn hóa trong giao tiếp, ứng xử, lối sống có đạo đức, tôn trọng và quý trọng lẫn nhau của con người, góp phần hình thành nhân cách tốt ở các em THCS, giúp các em gần nhau hơn trong cuộc sống hằng ngày. - Nêu gương tốt, điển hình thông qua phát thanh măng non trước trường cũng là một biện pháp giáo dục hiệu quả vì giáo dục mang tính thuyết phục cao, nhẹ nhàng, ít nhàm chán, tổ chức một lần /tuần do các em trong liên đội viết hoặc sưu tầm đọc, hoặc kể chuyện. Muốn làm được thì TPT Đội phải tiến hành bồi dưỡng cho đội phát thanh măng non của trường, hướng dẫn các em “ đọc và làm theo báo đội”(báo KQĐ, Mực tím, báo người phụ trách đội..) - Thường xuyên tuyên truyền các tác hại của ma túy, thuốc lá, việc gây gỗ đánh nhau làm mất đoàn kết, chạy theo mốt: kiểu tóc, quần áo, ngôn phong thiếu lễ độ với mọi người …. Qua các tiểu phẩm do các em tự viết và thực hiện, thông qua tranh ảnh tranh ảnh và cập nhật thông tin chính xác cung cấp cho các em cũng mang tính khả quan. -Phối hợp tốt với các cấp hữu quan trên địa bàn. Đặc biệt trong giáo dục phải kết hợp chặt chẽ ba môi trường: gia đình, nhà trường, xã hội. Không thể thiếu môi trường giáo dục nào bởi vì “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục 11 tuyù
  12. mà nên” (Bác Hồ). Năm học nầy TPT Đội đã cùng nhà trường kết hợp với PHHS, lực lượng Công an xã tìm hiểu nguyên nhân, giải quyết 3 vụ việc người ngoài vào trong trường gây gỗ với HS làm ảnh hưởng đến học tập của các em và hiện nay trường không còn hiện tượng trên, học sinh đã coù yù thöùc toát trong vieäc tieáp xuùc vôùi ngöôøi ngoaøi tröôøng. - Nắm được những đặc điểm tâm lí của học sinh THCS là thích được khen thích được Thầy Cô, bạn bè, cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu điểm, những thành tích của mình. Nên khi giáo dục nếu như chúng ta nhấn mạnh quá về cái xấu, về khuyết điểm của HS thì vô tình sẽ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, chán nãn thiếu tự tin, thiếu sư vươn lên. Do đó người giáo dục đạo đức phải hết sức thận trọng những mặt tốt, những thành tích của HS dù chỉ là nhỏ, hoặc dùng gương tốt khác để giáo dục. - Trong giáo dục đạo đức HS đòi hỏi phải yêu thương nhưng cũng phải nghiêm khắc vì nếu yêu thương mà không nghiêm khắc thì sẽ nhờn và ngược lại các em sẽ sợ sệt, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm làm cho người giáo dục khó uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cãm đúng đắn cho HS được, nên đòi hỏi phải có sự khéo léo trước đối tượng được giáo dục - Điểm quan trọng nhất của người làm công tác giáo dục là phải thật bình tĩnh khi xử lí tình huống vi phạm của học sinh, không nóng vội, xử lí ngay mà không cần biết rõ nguyên nhân, không được có thành kiến với trẻ cá biệt vì các em dễ mặc cảm khi bị phân biệt đối xử. - Giáo dục bằng thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của hoc sinh nghĩa là: phải có sự thuyết phục cao hơn là cưỡng ép, mệnh lệnh, dọa nạt, biến học sinh thành những đứa trẻ thụ động sợ sệt , rụt rè . Nguyên tắc nầy đòi hỏi người giáo dục phải kiên trì nhẩn nại sâu sắc, không thể qua loa cho xong việc. Mọi đòi hỏi thỏa đáng của học sinh phải giải thích cặn kẽ cho các em hiểu để các em tự giác thực hịên. 12
  13. -Phương pháp giáo dục đạo đức kết hợp cũng là yếu tố quan trọng vì GVCN có vai trò rất lớn trong công tác quản lí giáo dục đạo đức HS, là người quản lí toàn diện hoc sinh mình phụ trách, là cầu nối giữa BGH với các tổ chức trong nhà trường, các GVBM với tập thể lớp, mục đích phương pháp nầy nhằm đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tránh giáo dục rập khuôn máy móc nhàm chán. -TPT Đội luôn làm nồng cốt trong công tác tham mưu đề xuất với BGH, Chi đoàn trong việc tổ chức thực hiện, biết tranh thủ sự ủng hộ của các đoàn thể khác trong và ngoài trường để cùng có trách nhiệm cao trong việc quản lí giáo dục, giúp học sinh thành người công dân tốt trong xã hội. Vì đây là một hoạt động có tính chất chung của trường, của toàn xã hội, hoạt động đồng bộ là biện pháp cần thiết và tốt nhất cho công tác giáo dục đạo đức hoc sinh THCS Nhận xét chung : Kết quả đạt được của HS phần lớn các em có được những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực , hành vi đạo đức, từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào bản thân, có trách nhiệm về hành động của mình .Những biểu hiện này thể hiên qua sự hòa nhã với bạn bè “ biết gọi bạn , xưng tôi”, lễ phép với Thầy Cô , mọi người xung quanh, biết nhận và sửa chửa lỗi lầm khi được giáo viên phân tích sự việc sai trái của mình , nhận lỗi và không còn tái phạm. Nghiêm túc chấp hành những qui định chung nơi công cộng, cũng như những nội quy của trường, lớp IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: - Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi THCS là một việc làm không dễ chút nào vì “ giang sang dễ đổi, bản tính khó dời” công tác nầy phải được tiến hành bền bỉ dài lâu, vừa mềm dẽo vừa kiên quyết và phải mang tính thuyết phục cao thì giáo dục mới đạt. - Với phương pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS đã nêu trên nhiều năm liền các phong trào hoạt động và đạo đức của trường THCS Long Thới đã có những kết quả như sau: 13
  14. Thực hiện cuộc vận động “ thiếu nhi Bến Tre thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” trường đã có trên 80% đội viên thực hiện tốt, và 20% thực hiện đạt khá, không có đội viên vi phạm nghiêm trọng 5 điều Bác dạy. Thực hiện tốt 5 chuyên hiệu của chương trình RLĐV mà các em đăng kí. Kết quả của năm học 2010-2011 đạt: TT CHUYÊN HIỆU TS ĐỘI VIÊN HẠNG I HẠNG II HẠNG III 1 Chăm học 580 186 214 180 2 Nghi thức đội 580 120 220 240 3 An toàn GT 580 225 215 140 4 VĐV nhỏ tuổi 580 161 259 160 5 Nhà sử học nhỏ tuổi 580 155 112 313 -Phong trào “ nói lời hay, làm nghìn vịêc tốt” đã được HS thực hiện cao năm học 2010-2011 trường có 73 gương người tốt việc tốt như: nhặt của rơi trả lại người mất, giúp bạn khi gặp khó khăn , ban giỏi kèm bạn yếu, giúp đỡ gia đình chính sách neo đơn… -Nhiều năm học gần đây không có đội viên đạo đức yếu, năm học 2010-2011 xếp loại đạo đức của toàn trường đạt khá tốt 100% không có đạo đức trung bình. Không có xảy ra các tệ nạn xã hội nào nghiêm trọng, đa số các em có sự chuyển biến tốt về tác phong, ngôn phong cũng như các cách giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh có ý thức nơi công cộng, ý thức đoàn kết tập thể tốt. - Vượt chỉ tiêu đề ra theo GUTĐ của huyện về đạo đức là: 9% ( chỉ tiêu 90% khá, tốt,đạt 99%) - Tổ chức tham quan về nguồn khu di tích Củ Chi thăm và thắp hương đền thờ Bến Dượt với tổng số ĐV, HS 150 em trong đó có 10 ĐV, HS nghèo được hỗ trợ miễn phí toàn bộ, chuyến đi tổ chức thành công mang tính giáo dục cao. - Công tác xã hội tổ chức rất tốt: Kế hoạch nhỏ đạt 100%, ủng hộ NNCĐDC đạt cao tổng số tiền : 435.500đ, giúp bạn nghèo với tổng số tiền 800.000đ… 14
  15. - Nhiều năm liền Liên đội được công nhận liên đội mạnh cấp huyện, cấp Tỉnh về việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác đội và phong trào thiếu nhi PHẦN KẾT LUẬN I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM : - Giáo dục đạo đức trong trường THCS có ý nghĩa lâu dài, phải được tổ chức thường xuyên liên tục trong mọi tình huống, chứ không phải chỉ được tổ chức thực hiện khi có tình huống phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách. - Giáo dục đạo đức không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thực hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. Do vậy TPT Đội cần phải tìm hiểu thông tin khái quát về gia đình học sinh như : nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình với láng giềng. Với việc tìm hiểu nầy giúp TPT Đội kết hợp tốt với gia đình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. - Ở trường nắm đặc điểm học sinh như: sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, năng khiếu hoạt động và sở trường yêu thích, mối quan hệ với bạn bè, Thầy Cô trong trường, những người xung quanh. Việc tìm hiểu học sinh về mọi mặt là rất cần thiết nhưng TPT Đội phải thấy được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. -Gần gũi và trao đổi thường xuyên với học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em từ đó có hướng giải quyết vấn đề tốt nhất. -Khi giải quyết vấn đề đột xuất xảy ra về hành vi vi phạm đức của học sinh TPT Đội phải xử lý khéo léo, liên hệ PHHS để kịp thời giải quyết mau lẹ và có hiệu quả. -TPT Đội là tấm gương cho học sinh noi theo bởi vì đạo đức của người phụ trách sẽ tác động trực tiếp vào việc học tập, rèn luyện nhân cách cho học sinh 15
  16. -Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có sự kiên trì, liên tục, và lặp di lặp lại nhiều lần. II.Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm nầy góp phần vào việc tìm ra nguyên nhân, biểu hiện hành vi vi phạm đạo đức của HS ở trường THCS. Đồng thời đề ra được những giải pháp phù hợp làm hạn chế tình trạng vi phạm đạo đức hiện nay ở trường THCS góp phần vào việc phát triển hình thành nhân cách cho HS. III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm nầy có thể ứng dụng cho tất cả giáo viên, Tổng phụ trách Đội ở trường THCS về công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động đội, hoạt động giáo dục NGLL IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: 1.Đối với Phòng giáo dục và Huyện đoàn: - Tổ chức nhiều sân chơi hơn nữa để các em có điều kiện giao lưu học hỏi nhằm rèn luyện các đức tính tốt. - Trong họp mặt tài năng trẻ của Huyện cần đề nghị cho mỗi trường chọn một học sinh tiêu biểu nhất về tấm gương đạo đức cùng họp mặt để biểu dương thành tích của các em từ đó khuyến khích các em khác trong trường. 2. Đối với chính quyền địa phương: - Chỉ đạo Công an xã giải quyết dứt điểm các trò chơi không lành mạnh xung quanh trường học. - Tạo một số tụ điểm sinh hoạt vui chơi lành mạnh thu hút học sinh tham gia. - Giải quyết dứt điểm tình hình thanh thiếu niên bên ngoài tụ tập xung quanh trường để lôi cuốn học học sinh. - Hạn chế việc mua bán hàng rong trước trường làm ảnh hưởng vẽ mỹ quan và không ATTP, ngăn ngừa các tệ nạn mua bán các chất kích thích khác. 3. Đối với nhà trường: 16
  17. - Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ với PHHS trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa NQTW : Nghị quyết Trung ương PHHS : Phụ huynh học sinh THCS :Trung học cơ sở TNTP : Thiếu niên tiền phong 17
  18. GVCN : Giaó viên chủ nhiệm GVBM : Giáo viên bộ môn ATGT : An toàn giao thông BVCSGDTE : Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em RLĐV : Rèn luyện đội viên GUTĐ : Giao ước thi đua NGLL : Ngoài giờ lên lớp TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nắm tình hình đạo đức một số trường THCS trong Huyện 2. Tìm hiểu từ thực tế của trường và địa bàn dân cư ở Long Thới 3. Cẩm nang cho phụ trách đội 4. Trích một số lời dạy của Bác vế công tác giáo dục đạo đức. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG MANG LẠI HIỆU QUẢ 18
  19. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Hoäi thi tìm hieåu ma tuyù HIV/AIDS Naáu côm chaïy Hoäi thi kieán thöùc “Rung chuoâng vaøng” Veà nguoàn TW cuïc 19 Hoäi thi caám hoa Vieáng moä Nguyeãn Ñình Chieåu
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2