intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao nhi đồng

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

924
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như các bạn biết, mục địch của Sao nhi đồng là để nâng cao kết quả học tập, rèn luyện nhân cách. Giúp cho các nhi đồng yêu thích sinh hoạt Sao và phấn đấu trở thành những người đội viên gương mẫu. Bài SKKN về một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao nhi đồng, mời các bạn theo dõi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao nhi đồng

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN MỎ CÀY Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao nhi đồng Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục tiểu học Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Phương Nhiệm vụ: Giáo viên Tổng phụ trách Đội Sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ Văn Phòng Mỏ Cày Nam, tháng 3 năm 2012 - 1-
  2. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh đề tài Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001- 2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định: “ Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân , những người làm chủ tương lai đất nước sau này . 2. Lý do chọn đề tài Ngoài các môn học chính khóa giúp hình thành nhân cách trẻ thì hoạt động ngoại khóa nói chung, sinh hoạt Sao nhi đồng nói riêng cũng góp phần quan trọng hình thành nên nhân cách của trẻ và cũng nhằm để đáp ứng mục tiêu đào tạo của ngành là đào tạo con người phát triển toàn diện. Do đó, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao nhi đồng” 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao trong trường tiểu học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nhi đồng khối 1, 2. 3.3. Thời gian nghiên cứu: - Tháng 9: Đăng kí sáng kiến kinh nghiệm - Tháng 10: Nghiên cứu lí luận, thực tế và xây dựng đề cương. - Tháng 11 đến tháng 2: Thực hiện đề tài. - 2-
  3. - Tháng 3: Tổng hợp kết quả. 4. Mục đích nghiên cứu Nâng cao kết quả học tập, rèn luyện nhân cách. Giúp cho các nhi đồng yêu thích sinh hoạt Sao và phấn đấu trở thành những người đội viên gương mẫu. Giúp cho tổng phụ trách và giáo viên, BGH nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh hoạt Sao nhi đồng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phong trào ngoài giờ lên lớp. 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu - Nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng cả về mặt kiến thức lẫn kĩ năng về tổ chức hoạt động sinh hoạt Sao nhi đồng; một số kiến thức và kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể của lớp mình. - Nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng với nhiều hình thức tổ chức phong phú thu hút hầu hết các em nhi đồng tham gia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường tiểu học. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Khái niệm Sao nhi đồng: Sao nhi đồng là một hình thức tập hợp nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi, để giáo dục nhi đồng theo 5 điều Bác Hồ dạy, hướng dẫn nhi đồng làm quen với tập thể, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, bạn tốt, cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh. 2. Về mặt tâm lí học: Thiếu nhi là giai đoạn mà các nhà chuyên môn gọi là Troisième Enfance, lứa tuổi bắt đầu theo học Tiểu học. Các em luôn có sự mặc cảm, tin tưởng người lớn tuyệt đối, ôm ấp nhiều giấc mơ, rất đa cảm, dễ xúc động, rất hiếu động, có thể trung thành đến cùng và rất thích được khen tặng. - 3-
  4. 3. Về mặt giáo dục học: Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà trường, sẽ hình thành nên nhân các nhi đồng thông qua các môn học giáo dục đạo đức cũng như các hoạt động ngoại khoá. 4. Về mặt xây dựng đội: Đội TNTP Hồ Chí Minh giáo dục nhi đồng thông qua hoạt động thực tiễn và tự rèn luyện. II. Thực trạng 1. Cơ sở vật chất: - Diện tích khuôn viên nhà trường là: 9388,6 m2; trung bình: 8,53 m2/hs. - Toàn trường có 24 phòng học, 1 phòng Đoàn Đội, 1 phòng tin học, 1 phòng ngoại ngữ, 1 phòng nghệ thuật, 1 thư viện. 2. Số lượng : Tổng số học sinh : 1.097, Trong đó : - Nhi đồng : 428 - Sao nhi đồng : 62 - Đội viên đầu năm : 354 - Chi đội : 13 - Ban chỉ huy LĐ : 13 - Ban chỉ huy Chi đội : 39 3. Thuận lợi : - Được sự quan tâm của HĐĐ huyện, Đảng ủy, UBND Thị trấn, Thị trấn đoàn, sự quan tâm của Chi bộ, Chi đoàn đặc biệt Ban giám hiệu luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Đội. - Hội PHHS và tập thể sư phạm nhà trường nhiệt tình hỗ trợ. - Đội viên hiếu động, chăm học, ham thích sinh hoạt Đội, đặc biệt BCH Liên chi đội đã phát huy tốt vai trò tự quản. - Lực lượng đoàn viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình và tâm huyết với công việc của mình. - 4-
  5. - Phụ trách Sao năng nổ, là những Đội viên ưu tú, chăm học, hăng say với công việc. - Tổng phụ trách nhiệt tình trong hoạt động Đội – Sao trong trường học. 4. Khó khăn - Tổng phụ trách là giáo viên mới nhận công tác, chưa được đào tạo chính quy về công tác Đội. - Đội ngũ phụ trách còn rụt rè, chưa mạnh dạn. - Còn một số gia đình khó khăn về kinh tế nên ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt của các em. - Xã hội tiến bộ, đời sống vật chất ngày càng đầy đủ, nhiều hình thức vui chơi giải trí như: phim ảnh, trò chơi điện tử,... thu hút các em nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập và sinh hoạt của em. Xuất phát từ những thực trạng trên của Liên đội với yêu cầu ngày càng đòi hỏi chất lượng của hoạt động Đội - Sao đáp ứng với sự phát triển của xã hội cho nên cần phải nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao nhi đồng cụ thể là: - Nâng cao nhận thức cho giáo viên, gia đình, xã hội. - Phối hợp với Chi bộ, Chi đoàn bồi dưỡng các phụ trách Sao. - Thường xuyên kiểm tra đánh giá qua các buổi sinh hoạt Sao. - Tập huấn nghiệp vụ cho phụ trách Sao. - Tổ chức thi đua khen thưởng giữa các Sao, các lớp nhi đồng. II. Biện pháp thực hiện 1. Các phương pháp đã sử dụng: - Phương pháp tham khảo, nghiên cứu tài liệu có liên quan; - Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm; - Phương pháp kiểm tra, đánh giá; - Phương pháp thống kê. 2. Các bước thực hiện: 2.1. Nâng cao hoạt động nhận thức: - 5-
  6. Công tác Đội và công tác giáo dục trong nhà trường là hai lĩnh vực có cùng mục tiêu giáo dục, không chỉ là mang ý nghĩa vui chơi mà thông qua đó để phát triển nhân cách cho các em. Qua các buổi sinh hoạt Sao nhi đồng các em biết được, hiểu được để các em phát triển vững vàng hơn. Chính vì vậy ngay từ buổi đầu cắp sách tới trường song song với việc học văn hoá là hoạt động sinh hoạt Sao. Tuyên truyền cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh…hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động Sao nhi đồng. Hình thức tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, các buổi sinh hoạt Sao, sinh hoạt Đội, kể cả các buổi sinh hoạt lớp,… 2.2. Phối hợp chọn phụ trách Sao: Yêu cầu đối với Phụ trách Sao nhi đồng: - Học lực từ khá trở lên. - Đạo đức tốt. - Hiểu biết về các hoạt động Sao nhi đồng. - Khả năng điều hành các hoạt động theo mô hình sinh hoạt. - Có uy tín trước các em nhi đồng. - Nhanh nhẹn, chủ động, sáng tạo và nhiệt tình với công việc gần gũi yêu mến các em. * Đối với GVCN trường tiểu học, tổng phụ trách đưa ra các tiêu chí để giáo viên chọn mỗi chi đội 3 đội viên (39 đội viên). Sau đó, tổng phụ trách tiến hành bồi dưỡng, cuối khóa tiến hành kiểm tra và chọn lại 1 lần nữa những em đạt yêu cầu trên tốt nhất (20 đội viên). * Đối với trường THCS, tổng phụ trách lập kế hoạch phối hợp sinh hoạt Sao, nêu rõ cáccác yêu cầu chọn phụ trách sao, tổng phụ trách trường THCS chọn đội viên lập danh sách gởi cho tổng phụ trách trường tiểu học để theo dõi (42 phụ trách Sao). Tổng phụ trách trường tiểu học chia phụ trách Sao thành 3 nhóm, bầu trưởng nhóm, phó nhóm. Giao nhiệm vụ cho trưởng nhóm theo dõi lịch tham gia sinh hoạt của các bạn và báo cáo cho trổng phụ trách trường tiểu học sau mỗi buổi sinh hoạt. - 6-
  7. 2.3. Tập huấn nghiệp vụ cho các phụ trách Sao. Lựa chọn phụ trách Sao ngoài những yêu cầu trên đòi hỏi các em còn có những phẩm chất, năng lực tiếp thu và hình thành trong quá trình rèn luyện. Do vậy, lựa chọn bao giờ cũng phải đi đôi với bồi dưỡng. Ngay từ đầu năm học tổng phụ trách phải tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ phụ trách Sao, như: - Bồi dưỡng phương pháp sinh hoạt. - Cách triển khai buổi sinh hoạt Sao. - Phương pháp xây dựng kế hoạch theo chủ điểm hàng tháng. - Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của đội ngũ phụ trách Sao theo định kỳ. - Ngoài những buổi tập huấn do Tổng phụ trách bồi dưỡng, các em còn được bồi dưỡng hàng ngày thông qua giờ lên lớp hoặc ở gia đình của các em. Để củng cố kiến thức sinh hoạt Sao nhi đồng cho Phụ trách Sao thì bồi dưỡng trong thời gian nghỉ giữa kì I, sau Tết. 2.4. Kiểm tra đánh giá qua các buổi sinh hoạt Sao. Kiểm tra đánh giá là một khâu hết sức quan trọng. Vì vậy để kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm thì Tổng phụ trách phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tiến hành làm như sau: - Theo dõi sát việc thực hiện các buổi sinh hoạt Sao, các nhóm trưởng theo dõi các bạn trong nhóm và báo cáo về tổng phụ trách sau mỗi buổi sinh hoạt Sao. - Tiến hành dự buổi sinh hoạt để rút kinh nghiệm sau mỗi buổi sinh hoạt Sao để kịp thời động viên nhắc nhở. - Tổ chức kiểm tra để đánh giá kết quả tiếp thu của nhi đồng vào cuối mỗi tháng. - Hàng tháng tổng phụ trách trường tiểu học báo cáo cho trường THCS tình hình sinh hoạt của phụ trách Sao để tổng phụ trách trường THCS kịp thời nhắc nhở động viên các em tham gia sinh hoạt đầy đủ và tích cực hơn. 2.5. Tổ chức thi đua khen thưởng - 7-
  8. Công tác thi đua, khen thưởng góp phần thúc đẩy chất lượng sinh hoạt Sao, chủ yếu là khen những nội dung làm tốt để động viên khích lệ các em bởi vì tâm lý thiếu nhi thường thích được khen tặng, còn những hạn chế nhắc nhở khéo léo để không làm mất lòng tin của các em. - Tổ chức hội thi “Phụ trách Sao giỏi” nhân các ngày lễ lớn như 26/3 giữa các khối lớp Sao nhi đồng. - Đề các mức thưởng cho các phụ trách sao xuất sắc: + Phụ trách Sao tham gia sinh hoạt thường xuyên và tích cực + Phụ trách Sao sinh hoạt sáng tạo, linh hoạt. - Tuyên dương các Sao nhi đồng sinh hoạt sôi nổi. - Ngoài ra trong các buổi sinh hoạt Sao, PTS khen ngợi nhi đồng tham gia tích cực dưới hình thức tuyên dương để khích lệ tinh thần các em, giúp nhi đồng yêu thích sinh hoạt Sao hơn. IV. Kết quả Từ sự nghiên cứu thực tế, sự nổ lực của các nhi đồng nên qua học kì 1 đã đạt được một số kết quả khả quan như sau: 1. Chất lượng nhi đồng và phong trào thiếu nhi tiến bộ rõ rệt: - Nhi đồng tỏ ra ham thích các buổi sinh hoạt Sao hơn thể hiện qua số buổi vắng sinh hoạt Sao của các em ngày một giảm dần và ngày càng tham gia đầy đủ hơn. - Hành vi đạo đức của nhi đồng có nhiều chuyển biến tốt, được đánh giá qua kết quả của giáo viên phụ trách và Phụ trách Sao nhi đồng. - 100% Nhi đồng lớp 1, 2 được sinh hoạt Sao nhi đồng nên chất lượng nhi đồng có rất nhiều tiến bộ; cụ thể qua kết quả thực hiện chương trình rèn luyện nhi đồng chăm ngoan. - Hầu hết nhi đồng hiểu rõ lợi ích của việc tham gia sinh hoạt Sao nhi đồng trong trường học và các em rất ham thích tham gia sinh hoạt. - Đội ngũ Phụ trách Sao nhi đồng được bồi dưỡng tốt và thể hiện được vai trò dẫn dắt các em thiếu nhi trong sinh hoạt, học tập. 2. Kết quả rèn luyện nhi đồng chăm ngoan: - 8-
  9. Nội Những dung Tổng Kính Vệ điều Yêu Noi Nhi số yêu Chăm Con sinh cần Đội, gương đồng Xếp nhi Bác học ngoan sạch biết yêu ngươi là Loại đồng Hồ sẽ khi ra Sao tốt CNBH đường Đạt 411 410 411 391 404 423 428 364 Chưa 428 17 18 17 37 24 5 0 64 đạt 3. Kết quả học lực: (Nhi đồng lớp 1 và 2) - Giữa học kì 1 (GHKI) năm học 2011-2012: 431 nhi đồng - Cuối học kì 1 (CHKI) năm học 2011-2012: 428 nhi đồng Môn Toán Tiếng Việt Xếp loại Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 180 136 89 26 257 106 46 22 Giữa HKI (41,8%) (31,6%) (20,6%) (6%) (59,6%) (10,7%) (5,1%) (24,6%) 303 82 34 9 288 89 33 18 Cuối HKI (70,8%) (19,2%) (7,9%) (2,1%) (67,3%) (20,8%) (7,7%) (4,2%) PHẦN KẾT LUẬN I. Bài học kinh nghiệm: Sau khi thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao nhi đồng” bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: - Trong hoạt động Đội nói chung và sinh hoạt Sao nhi đồng nói riêng đòi hỏi người tổng phụ trách phải không ngừng học hỏi tự bồi dưỡng bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn. - Kế hoạch của một sáng kiến phải được tổng phụ trách nghiên cứu căn cứ vào tình hình thực tế phù hợp với tình hình của Liên đội. Kế hoạch phải lên từ đầu năm học và đặt ra những chỉ tiêu hoàn thành hay chương trình kiểm tra đánh giá một cách đầy đủ, rõ ràng và cụ thể. - 9-
  10. - Việc lập kế hoạch và tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường là vô cùng quan trọng, để từ đó tranh thủ sự chỉ đạo và sự giúp đỡ của các lực lượng trong nhà trường, chủ động khắc phục và giải quyết những khó khăn trong công việc cũng như những nảy sinh trong quá trình triển khai đề tài. - Để thành công thì ngoài những yếu tố trên còn cần đến một yếu tố không nhỏ là phải có một đội ngũ Ban chỉ huy liên đội và đội ngũ Phụ trách Sao nhiệt tình, yêu công tác Đội, nắm vững các kiến thức về công tác Đội nói chung, công tác sinh hoạt Sao nhi đồng nói riêng, có kỹ năng về tổ chức hoạt động Đội và sinh hoạt Sao nhi đồng. II. Ý nghĩa - Nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng cả về mặt kiến thức lẫn kĩ năng tổ chức hoạt động sinh hoạt Sao nhi đồng và một số kiến thức về kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể của lớp mình. - Nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng với nhiều hình thức tổ chức phong phú, thu hút hầu hết các em nhi đồng tham gia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng học tập và củng cố nề nếp nhà trường. III. Khả năng ứng dụng và triển khai Kết quả của sáng kiến mới chỉ là bước đầu nhưng với kết quả đó tôi tin rằng cùng với sự tiếp tục đổi mới cả về phương pháp tổ chức lẫn nội dung sinh hoạt thì kết quả của sáng kiến còn cao hơn nữa trong năm học này cũng như trong các năm học tới. Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng có hiệu quả ở trường của tôi, có thể nhân rộng cho các trường tiểu học trong huyện nhà. IV. Đề xuất và kiến nghị 1. Đối với giáo viên: - Tổng phụ trách phải luôn tự học hỏi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội, sưu tầm những hình thức sinh hoạt mới nhằm từng - 10-
  11. bước nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng phụ trách Sao, từ đó nâng cao hiệu quả của các buổi sinh hoạt Sao nhi đồng. - Quan tâm động viên, khích lệ kịp thời đội ngũ phụ trách sao, hiểu và nắm được các tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em, lắng nghe và giải thích cụ thể những vướng mắc trong công tác phụ trách Sao của các em nhằm giúp các em thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn. - Giáo viên chủ nhiệm các lớp phải luôn quan tâm đến công tác đội nói chung, công tác nhi đồng nói riêng, nhằm chỉnh sửa nội dung cũng như hình thức sinh hoạt sao làm cho công tác này có chất lượng hơn. 2. Đối với cấp quản lý. - Đề ra kế hoạch và nội dung sinh hoạt kịp thời, thường xuyên bổ sung những nội dung và hình thức sinh hoạt mới để đề ra đường lối cho cơ sở thực hiện. - Mở lớp tập huấn về công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng cho tổng phụ trách Đội thường xuyên nhằm làm cho hoạt động này có định hướng và phương pháp thực hiện đúng đắn hơn, trọng tâm và hiệu quả hơn. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao nhi đồng” trong trường tiểu học. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lí để tôi thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGƯỜI VIẾT - 11-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0