intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số phương pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh cấp THCS

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

1.430
lượt xem
232
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như ta biết, học sinh luyện tập TDTT nhằm nâng cao sức khỏe đây là một tiềm năng rất quan trọng và cần thiết đối với nước ta. Những vận động viên đạt thành tích cao qua các kỳ thi đấu TDTT trong khu vực và quốc tế, đều là những tài năng trẻ được phát hiện và bồi dưỡng từ những trường trung học. Mời các bạn tham khảo tài liệu SKKN một số phương pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh cấp THCS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số phương pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh cấp THCS

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM TÊN ĐỀ TÀI: “Một số phương pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh cấp THCS” Người thực hiện:Triệu Thanh Hùng Nhiệm vụ: Giáo viên dạy lớp. Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn 1 NĂM HỌC: 2011- 2012 1
  2. Phần mở đầu 1. Bối cảnh của đề tài Giáo dục thể chất trong nhà trường hiện nay là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền giáo dục Việt Nam, là phương tiện nâng cao sức khỏe, phát triển thành tích thể thao, đồng thời góp phần hình thành nhân cách cho học sinh nhằm kế tiếp sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Chính vì vậy nhà trường phổ thông là cái nôi để các em rèn luyện, nhằm góp phần vào việc nâng cao tầm vóc con người Việt Nam ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới. 2. Lý do chọn đề tài Học sinh luyện tập TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển năng khiếu vốn có của bản thân, đây là một tiềm năng rất quan trọng và cần thiết đối với các nước đang phát triển. Những quốc gia có nền TDTT phát triển mạnh đã khẳng định: “Những vận động viên đạt thành tích cao qua các kỳ thi đấu TDTT trong khu vực và quốc tế, đều là những tài năng trẻ được phát hiện và bồi dưỡng từ những trường trung học”. Điền kinh môn thể thao “Nữ hoàng” không chỉ phong phú, đa dạng hấp dẫn, phù hợp mọi lứa tuổi, giới tính, mà còn là một nội dung thi đấu chủ yếu (bao gồm nhiều cự ly 60m, 100m, 200m, đều được đưa vào thi đấu) trong các kỳ Hội thao, Hội khỏe, Đại hội TDTT ... ở trường trung học cơ sở nội dung chạy cự ly ngắn được giảng dạy xuyên suốt trong chương trình thể dục chính khóa từ lớp 6 đến lớp 9. Trong quá trình công tác tại đơn vị trường THCS, cùng với công tác đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa học sinh. Bản thân đã vận dụng giảng dạy bộ môn chạy ngắn hằng năm đạt kết quả khả quan. Xin nêu một vài kinh nghiệm tích lũy được, nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn ở các trường THCS trong huyện, góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy bộ môn và huấn luyện học sinh tham dự HKPĐ các cấp, bản thân tôi quyết định chọn đề 2
  3. tài “Một số phương pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh cấp THCS” 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu lựa chọn tìm ra một số phương pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh cấp THCS mà đặc biệt là học sinh Trường THCS Thị Trấn 1. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số phương pháp, bài tập phát triển tố chất nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh trường THCS Thị Trấn 1, tạo lực lượng đội tuyển tham dự HKPĐ đạt thành tích tốt. 4. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh và đội tuyển điền kinh của trường. Từ đó lựa chọn những phương pháp tập luyện hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn. 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trước đây phần lớn các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực này chỉ nghiên cứu các bài tập bổ trợ hay rèn luyện kỹ năng chạy, ít chú ý đến hiệu quả vận dụng các phương pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh. Đề tài này có thể xem là điểm mới trong kết quả nghiên cứu. 3
  4. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận “Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, trong đó Đức-Trí-Mỹ được xem là những vấn đề quan trọng nhằm giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh-những người chủ nhân tương lai của đất nước. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần VII có nêu rõ: “Giáo dục và Đào tạo cùng với Khoa học và Công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỹ 21”. Hiện nay, với nhu cầu ngày càng cao của xã hội về công tác TDTT nói chung công tác giáo dục thể chất nói riêng đòi hỏi nhà trường, những người giáo viên làm công tác giáo dục thể chất phải nâng cao chất lượng đào tạo, ngoài ra người học phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thể lực cần thiết. Nên việc vận dụng một số phương pháp nhằm nâng cao thành tích môn chạy ngắn, trước mắt giúp các em học sinh tham gia kiểm tra bộ môn chạy cự ly ngắn đạt TC RLTT, đồng thời qua quá trình luyện tập giáo viên sẽ tuyển chọn được đội tuyển của trường là những học sinh có thành tích xuất sắc để tham dự hội thao các cấp. 2. Thực trạng của việc luyện tập nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh trường THCS Thị Trấn 1 hiện nay 2.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo sâu sát của Chi bộ, BGH Nhà trường. - BGH phân công hợp lý, đúng yêu cầu, chức năng, nghiệp vụ. - Có 5/8 giáo viên trong tổ có trình độ Đại học (62.5%), (có 2 giáo viên đang đăng ký học Đại học), tất cả giáo viên đều có năng lực chuyên môn vững vàng, xếp loại chuyên môn từ khá trở lên. - Tập thể giáo viên đều được đào tạo chính quy, có năng lực, nhiệt tình, tinh thần thái độ làm việc hăng hái, tích cực, ham thích bộ môn có ý thức trách nhiệm, tham gia tích cực đầy đủ các phong trào do trường, ngành đề ra. 4
  5. - Sân tập đảm bảo thực hiện tất cả các nội dung trong phân phối chương trình hiện hành, dụng cụ giảng dạy đầy đủ, hợp lý. - Học sinh đa số ham thích bộ môn, tham gia tập luyện tích cực, thường xuyên, đã đạt nhiều thành tích qua các kỳ hội thao do huyện, tỉnh tổ chức. 2.2. Khó khăn - Điều kiện sân tập còn thiếu bóng mát, ảnh hưởng đến giờ dạy và tiếp thu bài học của học sinh. - Lớp hỗn hợp (nam-nữ) nên trong quá trình thực hành các động tác thiếu sự đồng bộ, hài hòa tâm sinh lý, giới tính. - Tài liệu tham khảo bộ môn thể dục cho học sinh còn ít, số học sinh có năng khiếu bộ môn lại không có điều kiện tham gia tập luyện thường xuyên. - Số giáo viên dạy thể dục chuyên môn chưa đồng đều, có một số bài tập luyện học sinh chưa đảm bảo yêu cầu thể lực. - Trong những năm học trước, trường THCS Thị Trấn 1 có tham gia thi đấu môn Điền kinh trong các kỳ hội thao, trong đó có môn chạy cự ly 100m, 200m nhưng thành tích của các em không được tốt. Vì vậy, trong năm học 2011- 2012 để giúp học sinh có thành tích tốt trong học tập bộ môn chạy ngắn và thi đấu đạt kết quả cao tại HKPĐ các cấp thì trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, người giáo viên, huấn luyện viên cần phải rèn luyện để học sinh có thể lực tốt, lĩnh hội được kiến thức đầy đủ, nắm vững kỹ thuật nhằm nâng cao thành tích. 3. Các biện pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh cấp THCS. - Một trong những điều kiện chủ yếu để đạt được thành tích cao trong môn chạy cự ly ngắn là trình độ huấn luyện về sức mạnh - tốc độ của người tập. - Việc phát triển sức nhanh là khó nhất, vì có nhiều nhân tố làm ổn định tốc độ của người tập. Thí dụ: trong chạy ngắn, ta thường gặp trường hợp ngừng phát triển thành tích mặc dù vẫn tập với khối lượng lớn. Về nhiều mặt có thể do hệ thống huấn luyện sức nhanh chưa tốt, phương pháp tập luyện chủ yếu là lặp lại. Phương pháp huấn luyện nêu trên có nhược điểm chính là việc thực hiện 5
  6. nhiều lần chỉ một động tác, dẫn đến hình thành động lực của động tác đó, do vậy các đặc tính không gian của động tác như tốc độ và tần số bị ổn định và tạo nên hàng rào tốc độ cản trở việc nâng cao đáng kể khả năng tốc độ của người tập. - Chính vì vậy cùng với việc nâng cao thành tích của người tập, việc huấn luyện thể lực ngày càng trở chuyên sâu và định hướng hơn. Vì vậy giáo viên và học sinh cần phải hình dung rõ ràng sự hoạt động của cơ bắp trong tất cả những bài tập chủ yếu, xác định những nhóm cơ chịu lượng vận động chủ yếu, biết phát triển sức mạnh đến mức nào là cần thiết đối với từng nhóm cơ riêng biệt. Nhiệm vụ của giáo viên là sử dụng đúng các phương tiện, xác định được các phương pháp áp dụng trên từng giai đoạn (những bài tập nào có số lượng bao nhiêu, trọng lượng lực cản bao nhiêu…). - Cần chú ý giáo dục tư tưởng, việc giáo dục tư tưởng phải gắn liền với giáo dục phẩm chất đạo đức và các phẩm chất tâm lý tập luyện chuyên môn, rất cần thiết cho HS THCS, những phẩm chất này, giúp HS tham gia tập luyện một cách tập trung, có mục đích, tự giác, bền bỉ. Chính vì thế, cần giáo dục cho HS hiểu rằng: những người tập luyện tích cực, thường xuyên luôn là tấm gương sáng cho thanh thiếu niên tham gia tập luyện thể thao noi theo, và thông qua sự tập luyện xuất sắc của họ thì danh dự của họ được tôn vinh và được mọi người tôn trọng. - Hàng loạt các ảnh hưởng giáo dục sâu sắc gia đình, trường học, các tổ chức thiếu niên, nhi đồng đã tác động đến người tập. Như vậy việc phát triển các phẩm chất ý chí ngay từ buổi đầu tập luyện có một ý nghĩa to lớn, vì thế cần thiết phải phát triển và củng cố. 3.1. Phương pháp chung 3.1.1. Đối với thầy Trong những điều kiện cụ thể khác nhau, mỗi phương pháp tập luyện giảng dạy cần tuân theo các yêu cầu sau: + Điều quan trọng là dạy các em học sinh nắm và hiểu được những điểm cơ bản về lợi ích, tác dụng tích cực của việc thường xuyên tập luyện thể dục thể 6
  7. thao nói chung và chạy cự li ngắn 60m, 100m, 200m nói riêng. Từ đó giúp người giáo viên xác định được động cơ, thái độ và ý thức học tập của các em trong giờ thể dục, trong các hoạt động thể thao ngoại khoá. Đồng thời giúp học sinh thấy được việc tập luyện TDTT là quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh đối với nhà trường và xã hội. + Cung cấp cho học sinh kiến thức để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động. + Phát triển toàn diện các tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, linh hoạt. + Thông qua tiết học giáo dục và rèn luyện cho các em tính tổ chức kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn, tính thật thà, dũng cảm... + Thực hiện tốt các nội dung phù hợp với trình độ của học sinh và phù hợp với thực tế giờ học để nâng cao chất lượng cũng như thành tích môn học. 3.1.2. Đối với trò Trong quá trình tập luyện các em phải thực hiện các yêu cầu sau: + Biết và thực hiện một số kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực. + Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác tập luyện TDTT, giữ vệ sinh. + Biết vận dụng ở mức độ nhất định những gì đã được học vào nếp sống sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường. + Thực hiện chính xác các động tác bổ trợ kĩ thuật và nâng cao thành tích. 3.2. Phương pháp quan sát sư phạm Trong quá trình giảng dạy GV cần trang bị cho HS: tư thế thân người khi chạy, cách đặt chân chạm đất (nửa trước bàn chân) đánh tay cần phối hợp ăn nhịp với bước chạy của chân... Yêu cầu giữ vững kỹ thuật trong điều kiện tập luyện. Bởi vậy việc phát triển sức nhanh mạnh và kỹ thuật luôn gắn bó với nhau. Trong mối quan hệ này, phải phát triển các khả năng phối hợp vận động cần thiết cho việc sử dụng kỹ thuật một cách hợp lý nhất. Bên cạnh công tác chuẩn bị về mọi mặt, GV khi giảng dạy chạy cự ly ngắn cần chú ý: 7
  8. + Liên hệ chặt chẽ với gia đình các em học sinh, để nắm bắt tâm lý, tính tình, sở thích, trạng thái và ý thức của từng đối tượng. + Nghiên cứu trình độ phát triển, đặc điểm giới tính, lứa tuổi. + Cần thay đối cảnh quan, sân tập, lòng ghép các trò chơi phát triển thể lực chung, chuyên môn, tạo không khí hứng thú qua từng buổi tập. + Tập luyện TDTT nhưng cần thiết phải coi trọng việc học tập các môn văn hóa. + Đảm bảo sức khỏe cho từng buổi tập, phân phối thời gian luyện tập và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. + Chú ý học sinh nữ những ngày ''bệnh'' thì không bố trí tập luyện. 3.3. Phương pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 3.3.1. Bài tập để nắm vững kỹ thuật chạy Mặc dầu động tác chạy rất đơn giản và tự nhiên song điều quan trọng là các động tác khi chạy phải có hiệu quả và tiết kiệm. Để đạt được điều này cần phối hợp để căng những cơ hoạt động đến mức cực đại trong lúc đạp sau được luân phiên với thả lỏng hoàn toàn trong lúc bay. Để nắm vững sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động cơ cũng như để phối hợp tay và chân tốt, những người bắt đầu tập chạy cần thực hiện các bài tập sau: 1. Chạy các đoạn 40 – 50m trên đường thẳng, bàn chân đặt trên đất song song với đường chạy (4 – 6 lần) 2. Cũng như bài tập 1 song khi đặt xuống đất bàn chân tiếp xúc bằng nửa trước bàn chân. 3. Cũng như bài tập 2 cần chú ý nâng đùi (gối) mạnh về trước – lên trên. 4. Chạy nâng cao đùi. Đầu tiên thực hiện tại chỗ, sau đó di chuyển (cự ly 20 – 30m). Lặp lại 4 – 6 lần. Cần chú ý vai không ngửa ra sau và không bị căng thẳng. Muốn vậy tay có thể nâng để ngang thắt lưng, đùi được nâng cao song song với mặt đất còn chân chống lúc này được duỗi thẳng hoàn toàn. 5. Chạy vượt qua các chướng ngạy vật, có thể thay đổi khoảng cách giữa các vật và độ cao của chúng nhằm làm thay đổi độ cao của việc nâng đùi, độ dài 8
  9. và tần số bước, vì vậy cả nhịp điệu chạy và tốc độ chạy cũng thay đổi (thực hiện 3 – 5 lần) 6. Chạy đá gót sau cho chạm mông. Thực hiện 2 – 4 lần, khoảng cách từ 15 – 20m. Chú ý để thân trên và vai không đổ về phía trước. 7. Chạy đạp sau nhằm tạo lực đạp sau mạnh và nhấc cao gối (gốc độ đạ sau nhỏ). Thực hiện 3-5 lần cự ly 20-30m. 3.3.2. Bài tập phát triển sức nhanh 1. Chạy 40 – 50m. Thực hiện 3 – 5 lần trên đường thẳng tốc độ tăng dần đến giới hạn song vẫn giữ được sự thoải mái và nhẹ nhành của động tác. 2. Chạy 30 – 40m xuất phát cao, chú ý bước chạy dài nhưng vẫn giữ tầng số bước nhanh. Thực hiện 4 – 6 lần. 3. Chạy 60 - 80m xuất phát với nhiều tính hiệu (cờ, còi, tiếng vỗ tay...). Thực hiện 4-6 lần. 4. Chạy xuất phát cao (cự li 40 – 50m. Thực hiện 3 – 5 lần. Chú ý đến độ ngả của thân trên khi lao ra và chạy nhanh để nâng và hạ đùi tích cực cũng như đạp sau mạnh. 5. Chạy xuất phát thấp cự li 30 – 40m. Thực hiện 4 – 6 lần. Chú ý đạp sau nhanh, mạnh đồng thời giữ độ nghiêng của thân lúc xuất phát. 6. Chạy 40 – 60m làm động tác chạm vào dây đích bằng các cách khác nhau: bằng ngực, bằng cách xoay vai phải hoặc vai trái để chạm đích. Thực hiện 3 – 5 lần. 7. Xuất phát thấp-chạy lao cự ly 20-30m. Thực hiện 3-5 lần, chú ý thực hiện nhanh đúng lệnh xuất phát và giữ tư thế chạy lao khoảng 18-20m. 3.3.3. Phương pháp sử dụng trò chơi trong các buổi tập Hình thức trò chơi vận động là một trong những hình thức đầu tiên có tác dụng kích thích tập luyện và phù hợp với tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh cần được sử dụng nhiều (GV nên thay đổi trò chơi dưới nhiều hình thức, tránh trường hợp lặp lại trò chơi, dễ gây nhàm chán trong học sinh ). Khi hướng dẫn trò chơi, giáo viên cần lựa chọn các trò chơi có tác động thu hút sự chú ý cao của học sinh, bảo đảm tính nhịp điệu, vừa sức phù hợp với đặc điểm của các em. 9
  10. Qua đó hướng dẫn, giáo dục các em biết sử dụng các kĩ năng vận động trong khi chơi và thi đấu đạt hiệu quả giáo dục. Các trò chơi thường được sử dụng nhằm phát triển tố chất nhanh, mạnh: + Lò cò tiếp sức + Chạy tiếp sức chuyển vật + Chạy tiếp sức + Chạy đuổi tiếp sức + Ai nhanh hơn + Hoàng Anh, Hoàng Yến + Chạy tiếp sức nhảy dây ngắn 3.3.4. Để nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn người tập cần lưu ý: - Việc khởi động rất quan trọng trước khi chạy, cần làm đủ các động tác khởi động toàn thân, khi chạy thì chú trọng động tác chân, nhưng cũng không có nghĩa là các bộ phận khác không được dùng đến, thêm nữa là nếu không khởi động đầy đủ sẽ bị co rút ở bộ phận nào đó thì không nhất thiết là chân đau, người chạy cũng vẫn phải đứng lại. Cần khởi động thật kỹ các khớp để cảm thấy cơ thể thích nghi với việc vận động, không nên khởi động qua sức, sẽ làm giảm thành tích khi chạy. - Giày chạy ta nên chọn loại giày vải, nhẹ, ôm sát vào chân nhưng không quá chật tới mức làm đau chân. Chạy với giày rộng sẽ khiến kết quả bị giảm đáng kể. - Ngoài các kĩ thuật chạy, người chạy cần bồi dưỡng cho cơ thể, không để bị đói hay no trước và trong khi chạy. Cần thiết thư giãn đầu óc và cơ thể trước khi đến đường chạy, vì tinh thần không tốt, cơ bắp chưa sẵn sàng... thì chạy thành tích cũng không tốt. - Xuất phát đúng lệnh (đây là điều quan trọng vì nếu xuất phát trước lệnh người chạy sẽ bị phạm quy, xuất phát sau lệnh thành tích bị giảm). - Phải sử dụng kỹ thuật xuất phát thấp để xuất phát vì tư thế xuất phát thấp tạo bước đà tốt hơn. 10
  11. - Khi chạy cự ly ngắn (100m) chỉ cần nín một hơi không cần thở (hoặc thở nhẹ) và chạy về tới đích. - Chú ý đừng để giành sức cho đoạn giữa hay đoạn cuối mà nên chạy hết khả năng của mình từ khi xuất phát. Ngoài ra tư thế chạy cũng quyết định nhiều đến thành tích, vì vậy nên để thân người hơi đổ về đằng trước, tay đánh tạo góc phía trước khoảng 450, tạo góc phía sau khoảng 600 (cần thiết đánh tay phải ăn nhịp với bước chạy của chân). - Muốn có được phản xạ tốt khi xuất phát, trước ngày thi đấu khoảng 2 đến 3 tuần, giáo viên nên tập xuất phát rồi chạy thật nhanh khoảng 30m để tạo thói quen, sẽ không bị bất ngờ với lệnh xuất phát khi thi đấu thật. - Không ít học sinh có quan niệm sai lầm: Khi cách vạch đích khoảng 2m- 3m có xu hướng giảm tốc độ rồi nhảy bước thật dài để chạm tới đích. Những tưởng cách đó sẽ giúp cho chặng về đích nhanh hơn, nhưng thực ra cách đó sẽ lấy mất đi 0,1s-0,2s so với việc giữ nguyên tốc độ ban đầu lao nhanh qua vạch đích. Vì thế cần chạy theo một đường thẳng và duy trì hết sức lực của mình cho tới khi vượt qua đích, sau đó giảm tốc độ khoảng 5m-10m rồi mới dừng lại. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm - Trong khi triển khai thực hiện đề tài này, bản thân nhận thấy học sinh tham gia học bộ môn Thể dục rất hào hứng, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập ở lớp và tự tập luyện hằng ngày ở nhà, mỗi tiết lên lớp lại được các em hỏi về những bài tập mới, mỗi tiết chạy ngắn trong giờ TD chính khoá là thêm một lần tôi thấy được sự tiến bộ của các em về thành tích cũng như kỹ thuật của từng bước chạy. - Các em học sinh của nhà trường qua luyện tập kỹ thuật và thành tích đã được nâng cao. Điều đáng nói là những em chạy ngắn thành tích tốt đã tạo tiền đề cho học phân môn nhảy xa thành tích tốt. * Chất lượng giảng dạy môn chạy ngắn khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường THCS Thị Trấn 1 với kết quả như sau: Năm học Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Phụ chú 2008-2009 52% 42% 6% Không có học 11
  12. 2009-2010 68% 29% 03% sinh chưa đạt 2010-2011 72% 26% 02% TC RLTT * Thành tích môn chạy ngắn (100m, 200m) khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường THCS Thị Trấn 1, kết quả học sinh tham dự Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện tổ chức tháng 12 năm 2011 đạt: - Nội dung chạy 100m (Nam): 01 hạng nhất + 01 hạng nhì - Nội dung chạy 200m (Nam): 01 hạng nhất + 01 hạng nhì - 02 học sinh được tuyển chọn vào đội tuyển Điền kinh (chạy 100m, 200m) của huyện tham dự HKPĐ cấp tỉnh tổ chức trong tháng 01 năm 2012. 12
  13. Phần kết luận 1. Những bài học kinh nghiệm - Để giảng dạy theo chương trình một cách có hiệu quả GV cần tự nghiên cứu, tập luyện theo sách GV, các tài liệu có liên quan và một số luật bổ sung sữa đổi … - Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn và trao đổi với nhóm bộ môn của trường và đồng nghiệp đi trước để nắm vững chương trình, các phương pháp phù hợp để dạy HS. - Rèn luyện cho HS tự quản tốt, chọn những em cán sự có năng khiếu, hướng dẫn các em chỉ huy nhóm và giao nhiệm vụ cho các em tập tốt hướng dẫn các em học yếu. Nhằm giúp HS biết điều khiển và tự điều khiển quá trình tập luyện. - Tích cực tham gia tập luyện TDTT nâng cao khả năng thực hành động tác của người giáo viên. 2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu thông qua quá trình thực nghiệm cho phép tôi rút ra những kết luận sau: Qua nghiên cứu vận dụng các phương pháp giảng dạy cho học sinh Trường THCS Thị Trấn 1 trong đề tài phản ánh đúng việc lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm phát triển thể lực, kỹ thuật chạy ngắn đồng thời nâng cao thể lực cho học sinh. Kết quả nghiên cứu cho ta thấy việc lựa chọn một số phương pháp tập luyện cho học sinh Trường THCS Thị Trấn 1 đã được xác định có ảnh hưởng rất tốt đến việc nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh trường THCS Thị Trấn 1 huyện Mỏ Cày Nam-tỉnh Bến Tre. 3. Khả năng ứng dụng triển khai Thực tế quá trình giảng dạy áp dụng các phương pháp trên cho thấy đã có tác dụng rất tốt, đã giúp cho học sinh dễ hiểu hơn trong luyện tập, từ đó thể lực 13
  14. của các em cũng được nâng lên rõ rệt. Một vấn đề quan trong là học sinh biết cách áp dụng các bài tập này trong việc tự luyện tập và góp phần sửa sai cho bạn mình để cùng nhau tiến bộ. Sáng kiến kinh nghiệm đã trình bày hệ thống các phương pháp, bài tập dùng để giảng dạy và hướng dẫn HS luyện tập có hiệu quả nội dung chạy ngắn. Bản thân tôi hy vọng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người viết, cũng như giúp các bạn đồng nghiệp đang giảng dạy tại các trường THCS trong huyện Mỏ Cày Nam nói riêng và trong tỉnh Bến Tre có thêm những phương pháp tập luyện hợp lý, nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh cấp THCS, góp phần bồi dưỡng đào tạo vận động viên trẻ nội dung chạy cự ngắn đạt thành tích cao trong các kỳ hội thao, HKPĐ... 4. Những kiến nghị, đề xuất Từ kết quả nghiên cứu đề tài tôi có một số kiến nghị sau đây: - Mong muốn được sự quan tâm của các cấp các ngành, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT trang bị cho các trường học đầy đủ đồ dùng dạy học của bộ môn TD để giáo viên có điều kiện giảng dạy tốt hơn, và các em học sinh có đồ dùng, dụng cụ tập luyện như: Bóng các loại, cọc lưới bóng chuyền, cầu lông... - Tổ chức lớp năng khiếu bộ môn chạy cự ly ngắn tại các trường THCS trong huyện nhằm triển khai ứng dụng có hiệu quả một số phương pháp tập luyện trên đã được nêu trong đề tài. 14
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chỉ thị về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới, số 36 CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 của ban Bí Thư TW Đảng. 2. Các văn bản về công tác Thể dục Thể thao. NXB – TDTT – 1993 3. Đảng và Nhà nước về Thể dục Thể thao. NXB – TDTT Hà Nội 1991. 4. “Đảng và nhà nước về TDTT” – Nhà xuất bản TDTT – Hà Nội 1991 5. PGS-TS. Trịnh Hùng Thanh – “Sinh lý TDTT” – Nhà xuất bản TDTT, TP. Hồ Chí Minh- 2004 6. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Thể Dục lớp 6,7,8,9 dành cho giáo viên của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo 7. Văn kiện Đại hội Đảng Lần thứ VIII. NXB – Chính trị Quốc gia – 1996. 8. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc Lần thứ IX của Đảng. NXB – Chính trị Quốc Gia – 2001. 15
  16. MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Danh mục các từ và thuật ngữ viết tắt Phần mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 1 1. Bối cảnh của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 1 2. Lý do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 2 4. Mục đích nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 2 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Phần nội dung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 3 1. Cơ sở lý luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 3 2. Thực trạng của việc luyện tập nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh trường THCS Thị Trấn 1 hiện nay . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 3 3. Các biện pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh cấp THCS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 4 3.1. Phương pháp chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 5 3.1.1. Đối với thầy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 5 3.1.2. Đối với trò . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 6 3.2. Phương pháp quan sát sư phạm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 6 3.3.. Phương pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 7 3.3.1. Bài tập để nắm vững kỹ thuật chạy . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 7 3.3.2. Bài tập phát triển sức nhanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 8 3.3.3. Phương pháp sử dụng trò chơi trong các buổi tập . . . . . Trang 8 3.3.4. Để nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn người tập cần lưu ý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 9 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 10 Phần kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 12 16
  17. 1. Những bài học kinh nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 12 2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 12 3. Khả năng ứng dụng, triển khai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 12 4. Những kiến nghị, đề xuất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 13 Tài liệu tham khảo 17
  18. TÓM TẮT KẾT CẤU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang bìa Trang phụ bìa Danh mục các từ và thuật ngữ viết tắt Phần mở đầu 1. Bối cảnh của đề tài 2. Lý do chọn đề tài 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4. Mục đích nghiên cứu 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận 2. Thực trạng của việc luyện tập nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh trường THCS Thị Trấn 1 hiện nay 3. Các biện pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh cấp THCS 3.1. Phương pháp chung 3.2. Phương pháp quan sát sư phạm 3.3.. Phương pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Phần kết luận 1. Những bài học kinh nghiệm 2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 3. Khả năng ứng dụng, triển khai 4. Những kiến nghị, đề xuất 18
  19. DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TỪ VÀ THUẬT NGỮ DIỄN GIẢI VIẾT TẮT THCS Trung học cơ sở NXB Nhà xuất bản BGH Ban giám hiệu GV Giáo viên HS Học sinh TDTT Thể dục thể thao CT – TW Chỉ thị – Trung ương TCRLTT Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể GDTC Giáo dục thể chất HKPĐ Hội khỏe Phù Đổng GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2