SKKN: Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9
lượt xem 128
download
Thể dục thể thao là hình thành nền Thể dục thể thao phát triển, tiến bộ. Do vậy, giáo dục sức khoẻ cho con người là một trong những nội dung quan trọng không chỉ của ngành Giáo dục và Đào tạo mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Bài SKKN về phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9, mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9
- Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9 1
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ :( Lý do chọn đề tài ) Trong xã hội hiện đại, TDTT được coi là một trong những phương tiện quan trọng nhất để phát triển con người một cách toàn diện ( Đức -Trí - Thể - Mỹ). Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành Thể dục thể thao Việt Nam cũng có những thay đổi theo xu hướng phát triển của thời đại. Chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới công tác giáo dục và đào tạo để đáp ứng những yêu cầu cấp bách của xã hội, phấn đấu Thể dục thể thao sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu và yếu kém trong khu vực, tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh và nhảy vọt. Tại Đại hội X, Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “ Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Phát triển Giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững”. Điều đó càng chứng tỏ trách nhiệm to lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo, của các nhà trường và toàn xã hội, phải đảm bảo phát triển con người một cách toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Giúp thế hệ trẻ có kiến thức ngang tầm với thời đại, có tư duy sáng tạo và kĩ năng thực hành giỏi, có ý thức vươn lên trong học tập, có sức khoẻ tốt để có thể làm chủ đất nước trong tương lai. Chỉ thị 36-CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác giáo dục Thể dục thể thao đã nêu rõ: “ Mục tiêu cơ bản và lâu dài của công tác giáo dục Thể dục thể thao là hình thành nền Thể dục thể thao phát triển, tiến bộ. Góp phần nâng cao sức khoẻ thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân, phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong hoạt động Thể thao quốc tế, trước hết là khu vực Đông Nam Á”. Do vậy, giáo dục sức khoẻ cho con người là một trong những nội dung quan trọng không chỉ của ngành Giáo dục và Đào tạo mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Với mục đích: “Đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành một con người mới, có sức khoẻ tốt, có thể lực cường tráng, có dũng khí kiên cường, để tiếp tục sự nghiệp của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh”. Nắm bắt kịp thời ý nghĩa chiến lược trên, công tác Giáo dục và Đào tạo ở nhiều nhà trường THCS đã kịp thời tìm ra những phương sách để thực hiện, đem lại những đổi mới trong chương trình, hình thức và tổ chức quản lý cũng như sự thay đổi về nội dung, cấu trúc hình thức học tập môn học TDTT. 2
- Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không ngừng cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp giảng dạy và tập luyện môn điền kinh nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng. Nhưng với thực tế tại trường THCS Vĩnh Thịnh, do cơ sở vật chất còn hạn chế, đối tượng học sinh nữ đa phần là ngại học nội dung Nhảy xa. Đặc biết là học sinh nữ lớp 9 ở lứa tuổi này các em đang có sự thay đổi, phát triển về tâm sinh lý nên việc lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp cho học sinh nữ lớp 9 của nhà trường luôn làm tôi băn khoăn và trăn trở. Từ những lý do đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9 ”. II. NỘI DUNG: 1/THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Trong những năm học vừa qua tôi được nhà trường phân công giảng dạy khối lớp 9 nhiều năm. Qua thực tế công tác tôi nhận thấy rằng thực trạng học sinh, học môn thể dục nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng, đa phần các em học sinh nữ chưa tích cực tập luyện, chưa xem tập luyện Thể dục thể thao là cách tốt nhất để rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực. Đặc biệt là học sinh nữ ở lứa tuổi 14 - 15 các em đang trong quá trình phát triển tâm sinh lý, vì thế các em hay e thẹn, rụt rè khi tập luyện, hoặc ngại bẩn khi học nội dung nhảy xa. Mặt khác, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập còn nhiều hạn chế nên kết quả học tập môn thể dục nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng chưa cao. Năm học 2010 -2011 và năm học 2011-2012, kết quả kiểm tra đánh giá, quá trình tập luyện nội dung nhảy xa kiểu “Ngồi” ở học sinh nữ khối lớp 9 chỉ có 75 - 80% số học sinh đạt còn lại là chưa đạt. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục thể chất. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn các em rèn luyện phát triển thể chất, qua thực tế công tác tại trường, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các em học sinh nữ chủ động, sáng tạo, tích cực tập luyện trở thành những người có sức khoẻ tốt, có tri thức, có đạo đức và thành người có ích cho xã hội. Từ thực trạng nêu trên, kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp trong những năm học tập và công tác tại trường, để đưa chất lượng giảng dạy và học tập môn thể dục nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng tôi đã 3
- mạnh dạn cải tiến phương pháp tập luyện để giúp học sinh học tập nội dung nhảy xa đạt kết quả cao hơn. 2/ PHƯƠNG PHÁP VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Để giải quyết đề tài trên bản thân tôi đi sâu vào nghiên cứu hai nhiệm vụ chính là: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thực trạng học sinh nữ khối lớp 9 trường THCS Vĩnh Thịnh, tập luyện nội dung nhảy xa. Nhiệm vụ 2: Phương pháp tập luyện và hiệu quả của phương pháp tập luyện nội dung nhảy xa, của học sinh nữ khối lớp 9 trường THCS. Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng hai nhóm phương pháp sau: * Nhóm phương pháp lý thuyết: - Phương pháp phân tích: Trên cơ sở nhận xét thực trạng của học sinh nữ lớp 9 học nội dung nhảy xa ở trường THCS Vĩnh Thịnh, sự góp ý của đồng nghiệp. - Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài. Nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở lý luận tổng hợp ở tất cả các tài liệu cần thiết để đưa ra phương hướng giải quyết đề tài. * Nhóm phương pháp thực tiễn: - Phương pháp quan sát sư phạm: Để tiến hành đề tài này tôi đã quan sát sự phát triển thể lực của học sinh, quan sát các buổi tập nhảy xa của học sinh nữ lớp 9A và 9B. Sử dụng phương pháp này tôi có cơ sở để tìm ra được các bài tập và phương pháp hiệu quả nhất. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sử dụng phương pháp này để kiểm tra đánh giá hiệu qủa trong quá trình thực nghiệm các bài tập. Sau khi đã lựa chọn và xác định được các bài tập tôi đã tiến hành phân nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm: 10 em học sinh nữ lớp 9A nhóm đối chứng, 10 em học sinh nữ lớp 9B nhóm thực nghiệm. - Phương pháp so sánh thống kê Nhằm để xử lý số liệu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. 3/TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 4
- 1. Thời gian thực hiện : 07 tuần trong học kì II - Năm học 2012-2013 2. Đối tượng nghiên cứu : Gồm 20 học sinh nữ , chia thành 2 nhóm ( Nhóm A1 đối chứng gồm 10 em lớp 9A, nhóm A2 thực nghiệm gồm 10 em lớp 9B). 3. Địa điểm thực hiện : Tại trường THCS Vĩnh Thịnh-Hòa Bình-Bạc Liêu. 4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 4.1. Điều tra thực trạng học sinh nữ học nội dung nhảy xa kiểu “Ngồi”. Từ việc điều tra thực trạng của học sinh học nội dung nhảy xa như: Kỹ thuật thực hiện động tác, thành tích đạt được trước khi nghiên cứu. Qua đó đưa ra nhận định và phương pháp tập luyện cho học sinh thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất. 4.2. Quan sát và trò chuyện cùng học sinh. Quan sát học sinh tập luyện nội dung nhảy xa, trò chuyện cùng với học sinh. Từ đó thấu hiểu tâm lý và sự quan tâm của các em về nội dung nhảy xa trước và sau khi thực nghiệm. 4.3. Đưa các bài dạy thực nghiệm và đối chứng vào tiết dạy. Thực hiện công việc này nhằm tìm ra được phương pháp dạy và học tập có hiệu quả nhất, từ đó rút ra kết luận về việc áp dụng phương pháp đổi mới của bản thân. 5. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: * Điều tra thực trạng học sinh học nội dung nhảy xa kiểu “Ngồi”. Thực hiện được công việc này thực chất chúng ta đã giải quyết xong nhiệm vụ 1. Nhảy xa là hoạt động hết sức cơ bản và rất cần thiết đối với cuộc sống con người. Để phát triển thể chất cho con người, ngay từ thời xa xưa, người ta đã coi nhảy xa là phương tiện giáo dục thể chất hết sức quan trọng. Tuy vậy, xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường cũng như của học sinh hiện nay. Trong quá trình giảng dạy và kiểm tra kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. Tôi thấy học sinh thường thực hiện động tác mà không nắm vững cơ sở lý thuyết kỹ thuật, coi thường môn học, vì thế kết quả đạt được chưa cao nếu không nói là còn thấp. Vì vậy là một giáo viên dạy bộ môn Thể dục trong nhà trường, tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp mới. Qua tham khảo tài liệu, học hỏi ở đồng nghiệp và đặc biệt là qua thực tế giảng dạy tại trường tôi đã áp dụng một số phương 5
- pháp tập luyện và những bài tập, nhằm nâng cao kĩ thuật và thành tích nhảy xa của học sinh nữ khối lớp 9 . Trước khi áp dụng những bài tập và phương pháp mới, tôi chọn 10 học sinh nữ lớp 9A làm nhóm đối chứng(A1) và 10 học sinh nữ lớp 9B làm nhóm thực nghiệm (A2). Để kiểm tra kết quả ban đầu với nội dung kiểm tra kỹ thuật và thành tích nhảy xa kiểu “Ngồi”. Phần kiểm tra kỹ thuật tôi chia thành các mức cho điểm như sau: (Tính theo bảng tiêu chuẩn RLTT). Mức đạt: -Thực hiện đúng kỹ thuật cả bốn giai đoạn và thành tích đạt mức “Giỏi” là : 290 cm trở lên. -Thực hiện đúng kỹ thuật giai đoạn trên không và thành tích đạt mức “Khá” là : 270 cm - 289 cm. -Thực hiện đúng kỹ thuật giai đoạn trên không, nhưng chưa đạt thành tích mức “Đạt”là 230 cm hoặc thành tích đạt mức “Đạt”nhưng kỹ thuật giai đoạn trên không thực hiện ở mức cơ bản đúng. Mức chưa đạt: - Điểm 3 - 4: Thực hiện không đúng kỹ thuật và thành tích không đạt ở mức “Đạt”là 230 cm. *Trước khi thực nghiệm kết quả thu được như sau: Bảng 1: KẾT QUẢ KIỂM TRA BAN ĐẦU(Kết quả tính theo định lượng) (Nhóm đối chứng A1) Thành tích đạt được TT Họ và tên Kỹ thuật đạt được (cm) 1 Trương Lan Anh 5-6 265 2 Phạm Mỹ Chinh 5-6 230 3 Trịnh Kim Xuyến 5-6 288 4 Huỳnh Như Ý 7-8 270 5 Nguyễn Bảo Ngân 5-6 268 6 Mã Mỹ Tho 5-6 270 6
- 7 Nguyễn Hồng Mơ 5-6 270 8 Trần Kim Ngân 3-4 228 9 Nguyễn Kiều Trinh 3-4 215 10 Dương Kim Trí 7-8 290 (Nhóm thực nghiệm A2) TT Họ và tên Kỹ thuật đạt được Thành tích đạt được (cm) 1 Thạch Thị Na 7-8 285 2 Võ Kim Quyên 3-4 227 3 Tô Tài Linh 5-6 273 4 Sơn Thị Ngọc Kiều 7-8 290 5 Trần Bích Thảo 3-4 225 6 Phan Thị Nguyệt 7-8 285 Nguyễn Thị Ngọc 7 5 -6 267 Hiếu 8 Dương Kim Nghía 5-6 270 9 Trương Gia Huệ 3-4 266 10 Nguyễn Kim Đổi 5-6 268 Sau khi tôi tiến hành kiểm tra ban đầu thì thấy thành tích và kỹ thuật của hai nhóm tương đương nhau. Cụ thể nhóm A1 chỉ đạt được 80% điểm trung bình trở lên (Đạt) còn lại là yếu (chưa đạt). Nhóm A2 cũng chỉ đạt được 80% điểm trung bình trở lên ( Đạt)còn lại là yếu (chưa đạt). Tính theo tỷ lệ % Nhóm đối chứng A1 Số Yếu Trung bình Khá Giỏi lượng SL % SL % SL % SL % 10 02 20 03 30 04 40 01 10 Nhóm thực nghiệm A2 Số Yếu, kém Trung bình Khá Giỏi 7
- lượng SL % SL % SL % SL % 10 02 20 03 30 04 40 01 10 Để xây dựng cho học sinh có thái độ học tập đúng, học sinh tích cực chủ động sáng tạo, hiểu kỹ thuật trong từng giai đoạn để tập luyện kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”, của nhóm thực nghiệm ( A2 ), tiết đầu tiên trong chương Nhảy xa, tôi cho học lý thuyết bằng giáo án điện tử, để tiện việc phân tích kĩ thuật từng giai đoạn, qua trình chiếu học sinh dễ nắm bắt được điểm then chốt của động tác. Ví dụ : Giảng giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa là một trong những giai đoạn quan trọng nhất nó quyết định đến thành tích của người nhảy. Góc độ giậm nhảy phải hợp lý đạt từ 70-800 ( số 6, H13a ) a) b) Hình 13 Nếu góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá sẽ ảnh hưởng đến thành tích . Trên hình 14, khi người nhảy giậm nhảy với góc độ 2 đúng góc độ giậm nhảy sẽ đạt thành tích xa nhất, khi giậm nhảy với góc độ 1hoặc 3 chưa đúng góc độ giậm nhảy, do vậy thành tích thấp hơn. Hình 14 Từ cơ sở của lý thuyết, kết hợp với động tác mẫu của giáo viên các em nắm vững kiến thức và biết vận dụng vào thực hành, tạo cho các em tính hứng thú trong học tập, từ đó thực hiện đúng kỹ thuật động tác, thành tích sẽ được nâng cao. 8
- Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng là một trong những phương tiện để đạt được hiệu quả học tập cao hơn. * Phương pháp tập luyện và hiệu quả tập luyện của hai nhóm. Muốn đổi mới phương pháp tập luyện, trước tiên phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy cho học sinh để đạt được kết quả cao, trước khi tập luyện phải xây dựng khái niệm: Thế nào là nhảy xa? Nhảy xa xuất phát từ đâu? Nhảy xa có tác dụng gì cho sức khoẻ?... Sau đó mới tiến hành giảng giải phân tích, làm mẫu động tác đẹp, chính xác, cho học sinh xem tranh ảnh. Cuối cùng tôi mới cho các em tập luyện theo phương pháp mà tôi và các đồng nghiệp đã đúc rút ra trong những năm công tác tại trường. Biện pháp này cũng chính là đi giải quyết nhiệm vụ 2. Để làm tốt công việc này tôi đã bố trí thời gian tập luyện 7 tiết trong 7 tuần (một tiết dạy 2 nội dung), tiết thứ 8 kiểm tra kết thúc cho cả hai nhóm. Trong đó nhóm đối chứng (A1) tập các bài tập theo PPCT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn nhóm thực nghiệm (A2) tập theo phương pháp mới mà tôi và các đồng nghiệp đã đúc rút ra trong quá trình giảng dạy và công tác. Qua 7 tuần áp dụng giảng dạy cho nhóm thực nghiệm theo phương pháp mà tôi đã lựa chọn. Thêm vào đó trong quá trình giảng dạy tôi luôn nhắc nhở động viên các em về nhà tập luyện. Vì điều kiện ở nhà không có sân bãi tập luyện nên các em chỉ tập các bài tập bổ trợ kỹ thuật và tập thể lực do giáo viên đề ra. Trong giờ dạy tôi luôn áp dụng luân phiên các phương pháp tập luyện, đặc biệt là phương pháp trò chơi, thi đấu, gây hứng thú cho học sinh, phát huy được tính tích cực của học sinh trong tập luyện nhảy xa. * Các phương pháp tập luyện: - Làm mẫu kết hợp với giảng giải. - Phân đoạn và hoàn chỉnh. - Luyện tập bắt chước. - Luyện tập lặp lại. - Luyện tập nâng cao dần yêu cầu. - Trò chơi và thi đấu. - Trực quan gián tiếp (xem tranh ảnh), băng hình qua giáo án điện tử. - Sửa sai và giúp đỡ. 9
- 6.NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC NGHIỆM: *Đặc biệt trong quá trình tập luyện cho học sinh hình thành giai đoạn bước bộ trên không tôi sử dụng bục giậm nhảy, để tăng độ cao của cơ thể so với hố cát. Từ đó học sinh có thời gian trên không được lâu hơn để hình thành động tác bước bộ trên không, để củng cố giai đoạn giậm nhảy và giai đoạn trên không, tôi vận dụng bài tập giậm nhảy vượt chướng ngại vật ( sử dụng xà ngang, cột nhảy cao) để đạt được đúng góc dộ giậm nhảy( 70-800) và thu cao 2 gối hình thành tư thế ngồi xổm trên không. Bên cạnh đó tôi luôn áp dụng phương pháp chia nhóm tập luyện, quay vòng để tăng cường lượng vận động, các em sẽ có thời gian tập luyện nhiều hơn, giảm được thời gian chờ đợi, đồng thời cũng phát huy được khả năng tự quản của học sinh trong giờ học. Trước khi chia nhóm tập luyện, tôi thường đưa ra yêu cầu về kỹ thuật và an toàn, hướng dẫn cho học sinh về đội hình tập luyện và các khẩu lệnh.... Đưa những điều này thành một trong những nội dung thi đua cho từng tổ để các em tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau. Điều quan trọng hơn là phải đảm bảo an toàn cho các em trong tập luyện và thi đấu. 7/ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG Áp dụng những phương pháp và các bài tập trên, sau 7 tuần tập luyện tôi đã kiểm tra và thu được kết quả như sau: Bảng 2: KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM (Nhóm đối chứng A1) Thành tích đạt được TT Họ và tên Kỹ thuật đạt được (cm) 1 Trương Lan Anh 7-8 275 2 Phạm Mỹ Chinh 5-6 235 3 Trịnh Kim Xuyến 7-8 295 4 Huỳnh Như Ý 7-8 269 5 Nguyễn Bảo Ngân 5-6 272 6 Mã Mỹ Tho 7- 8 272 7 Nguyễn Hồng Mơ 7-8 272 8 Trần Kim Ngân 5-6 232 9 Nguyễn Kiều Trinh 3-4 220 10
- 10 Dương Kim Trí 9 -10 297 (Nhóm thực nghiệm A2) Thành tích đạt được TT Họ và tên Kỹ thuật đạt được (cm) 1 Thạch Thị Na 9 - 10 295 2 Võ Kim Quyên 5 -6 235 3 Tô Tài Linh 9 - 10 285 4 Sơn Thị Ngọc Kiều 9 - 10 298 5 Trần Bích Thảo 5 -6 232 6 Phan Thị Nguyệt 9 -10 296 7 Nguyễn Thị Ngọc Hiếu 7 -8 270 8 Dương Kim Nghía 7 -8 277 9 Trương Gia Huệ 7- 8 272 10 Nguyễn Kim Đổi 7 -8 273 * Tính theo tỷ lệ % kết quả của 2 nhóm sau thực nghiệm : Nhóm đối chứng A1 Số Yếu Trung bình Khá Giỏi lượng SL % SL % SL % SL % 10 01 10 03 30 04 40 02 20 Nhóm thực nghiệm A2 Số Yếu, kém Trung bình Khá Giỏi lượng SL % SL % SL % SL % 10 0 0 02 20 04 40 04 40 III. KẾT LUẬN: So sánh kết quả của hai nhóm, nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thì ta thấy phương pháp tập luyện của nhóm thực nghiệm có tính ưu việt hơn phương 11
- pháp tập luyện của nhóm đối chứng và có giá trị áp dụng vào thực tiễn trong giảng dạy nội dung Nhảy xa ở trường THCS . Qua kết quả thu được ta thấy nhóm đối chứng A1 thành tích và kỹ thuật thấp hơn so với nhóm thực nghiệm A2, đã có sự khác biệt về kĩ thuật và thành tích giữa hai nhóm. Điều này chứng tỏ phương pháp cải tiến tôi đưa ra là hoàn toàn phù hợp với đối tượng học sinh nữ lớp 9 tại trường THCS Vĩnh Thịnh nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy. * Kết quả giảng dạy năm học 2012-2013 được tính theo định lượng : Tổng số HS nữ : 40 HS . Trong đó : Giỏi (8.010) 14 HS tỷ lệ 33,3 % ; Khá ( 6.5 7.9)16 HS tỷ lệ 39,3 % ; TB (5.0 6.4) 10 HS tỷ lệ 27,4 % ; Yếu : 0. Tỷ lệ được tính theo định tính thì Đạt 100% . NGƯỜI VIẾT HỒ VĂN LƯƠNG NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá, xếp loại ……………. NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá, xếp loại ……………. 12
- MỤC LỤC Trang I. Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài ) 1 II.Nội dung. 2 III. Kết luận. 11 Mục lục. 13 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Sử dụng một số phương pháp nhằm kích thích gây nhiều hứng thú học tập, giúp các em ham thích học tốt môn Thể dục
7 p | 1443 | 510
-
SKKN: Một số phương pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh cấp THCS
19 p | 1430 | 232
-
SKKN: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 4 và 5 học tốt phân môn tập đọc nhạc
15 p | 1275 | 203
-
SKKN: Một số phương pháp giúp học sinh giải bài tập về kiểu xâu
20 p | 770 | 192
-
SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc - hiểu qua phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5A, trường Tiểu học Mỹ Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình
14 p | 1220 | 165
-
SKKN: Một số phương pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh qua môn vật lý
10 p | 1227 | 142
-
SKKN: Một số phương pháp vẽ thêm yếu tố phụ trong giải toán Hình học lớp 7
14 p | 619 | 141
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao nhi đồng
11 p | 938 | 114
-
SKKN: Một số biện pháp học tập tích cực của học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7
18 p | 443 | 112
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 theo hướng bền vững
18 p | 988 | 107
-
SKKN: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng học tốt môn Tập Làm Văn lớp 5
13 p | 541 | 87
-
SKKN: Một số phương pháp kích thích nhiều hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh
14 p | 234 | 68
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8 (tập 1) ở trường THCS Lạc Hoà
14 p | 833 | 63
-
SKKN: Một số phương pháp giải phương trình bậc bốn - GV. Lê Thị Tỵ
17 p | 334 | 57
-
SKKN: Một số phương pháp và quy trình dạy môn Tập đọc lớp 2
16 p | 533 | 46
-
SKKN: Một số biện pháp trong việc dạy Tập viết cho học sinh lớp 2
11 p | 465 | 34
-
SKKN: Đổi mới phương pháp bình giảng thơ trong chương trình THPT
7 p | 101 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn