Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN I. MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Trong thời đại hiện nay, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, hội nhập <br />
kinh tế ngày càng mở rộng đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng được <br />
quan tâm, cải tiến, đổi mới phù hợp với thế giới và các quốc gia trong khu <br />
vực. Những năm qua, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, sách giáo <br />
khoa cũng được quan tâm chỉnh sữa, đổi mới để phù hợp hơn với yêu cầu của <br />
thực tiễn, đi liền với đó là lượng kiến thức mà học sinh phải tiếp thu tương <br />
đối lớn. Do đó tất cả các môn học đều đòi hỏi ở các em sự chủ động trong <br />
từng nội dung kiến thức, tư duy sáng tạo và không ngừng học hỏi để nâng cao <br />
sự hiểu biết. Đặc biệt đối với môn toán, một trong những bộ môn yêu cầu độ <br />
chính xác cao, trình bày khoa học và phải có tính logic chặt chẽ thì yêu cầu đó <br />
lại càng được chú trọng. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục còn có những bất <br />
cập về chất lượng giáo dục, nhiều giáo viên sử dụng phương pháp dạy học <br />
lạc hậu đã gây nên tình trạng thụ động trong học tập của học sinh dẫn đến <br />
hiệu quả dạy học chưa cao. Học sinh ít được lôi cuốn, động viên khích lệ để <br />
hứng thú, tự giác học tập, gây nên tình trạng chán học, bỏ học ở một số bộ <br />
phận học lực yếu kém. Vì vậy, bản thân người giáo viên không chỉ là người <br />
có kiến thức vững vàng, nhiệt huyết với công việc, với vai trò là người tổ <br />
chức hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết <br />
người giáo viên cần phải nghiên cứu, phải tìm và phải biết tiếp cận với cái <br />
mới trên cơ sở kế thừa cái hay, cái đẹp của cái cũ để phát huy tính tích cực, <br />
sáng tạo của người học, tạo hứng thú, hưng phấn, khơi gợi niềm đam mê học <br />
tập của học sinh. Thật vậy, đó không chỉ là điều mà các thầy cô giáo mong <br />
muốn mà còn là mục tiêu chung của bộ giáo dục đang đề ra và được triển khai <br />
rộng khắp cả nước. <br />
Bản thân là một giáo viên đã đứng trên bục giảng hơn 8 năm, thời gian <br />
không phải quá dài nhưng cũng ít nhiều rút ra được vài kinh nghiệm quý báu <br />
trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt khi trực tiếp giảng dạy bộ môn toán 8, tôi <br />
nhận thấy nội dung kiến thức về Giải bài toán bằng cách lập phương trình là <br />
một trong những dạng bài tập gây cho học sinh rất nhiều khó khăn, số lượng <br />
bài tập vô cùng nhiều và phong phú có trong sách giáo khoa cũng như trong các <br />
<br />
<br />
2Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
tài liệu tham khảo có liên quan. Tuy nhiên để phân loại từng dạng bài tập <br />
cũng như phương pháp đi tìm lời giải cho từng dạng bài tập đóng vai trò quan <br />
trọng trong việc phụ đạo học sinh yếu cũng như bồi dưỡng và nâng cao kiến <br />
thức cho các em học sinh giỏi. Tôi nghĩ cần phải làm như thế nào đó để học <br />
sinh có thể vận dụng được tốt trong việc phân chia được các dạng, tìm được <br />
phương pháp giải và không có sự nhầm lẫn giữa các dạng bài tập. Và đây <br />
cũng là tiền đề để các em chủ động hơn trong việc vận dụng vào kiến thức <br />
Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình khi được học lên lớp 9. Kiến <br />
thức về dạng bài tập này tương đối lớn, tuy nhiên ở đây tôi xin đưa ra một số <br />
kinh nghiệm của mình tích lũy được trong quá trình phụ đạo cũng như ôn thì <br />
học sinh giỏi về việc đưa ra “ Một số phương pháp giải bài toán bằng <br />
cách lập phương trình”.<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Điều 24, luật giáo dục (do Quốc hội khoá X thông qua) đã chỉ rõ <br />
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của <br />
học sinh; phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự <br />
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình <br />
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là mục tiêu <br />
không phải chỉ riêng đối với bộ môn toán mà còn là mục tiêu chung của toàn <br />
bộ các môn học.<br />
Từ xưa đến nay môn toán luôn là một trong những môn học được học <br />
sinh và phụ huynh xem như là môn học chính vì nó được vận dụng nhiều <br />
trong đời sống cũng như là tiền đề quan trọng đối với một số môn học khác. <br />
Tuy nhiên, môn toán là một môn học khô khan, đòi hỏi tính chính xác cao, tính <br />
logic chặc chẽ, và độ khó càng ngày càng được nâng lên trong từng nội dung <br />
kiến thức theo từng cấp học. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây nên tình <br />
trạng một phần lớn học sinh không hứng thú, cảm thấy áp lực trong mỗi giờ <br />
học Toán. <br />
Từ thực tế giảng dạy bộ môn Toán ở THCS trên địa bàn xã nhà trong <br />
nhiều năm, tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền <br />
đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải tìm ra phương pháp để gây hứng <br />
thú học tập cho học sinh, làm cho tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động, học <br />
sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Hơn nữa, đối với <br />
môn toán, từng nội dung kiến thức đều liên quan chặt chẽ với nhau, nếu nắm <br />
vững nội dung kiến thức này, thì đây cũng là tiền đề để vận dụng vào nội <br />
dung tiếp theo. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và áp dụng nhiều biện pháp <br />
<br />
<br />
3Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
vào lớp mình dạy nhằm mục đích lôi cuốn học sinh vào mỗi tiết học, giúp <br />
học sinh hiểu bài dễ dàng, vận dụng giải bài tập tốt hơn, biến mỗi giờ học <br />
toán trở nên thú vị, giúp các em cảm thấy yêu thích môn học hơn, cảm giác <br />
nội dung bài học nhẹ nhàng, đơn giản, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến <br />
thức và vận dụng nó sau này.<br />
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Trong mọi thời đại, mục tiêu của ngành giáo dục chính là đào tạo ra <br />
một thế hệ con người mới có sự phát triển toàn diện cả về phẩm chất và đạo <br />
đức, năng lực và trí tuệ để đáp ứng mọi yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy, người <br />
giáo viên phải là người biết vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại, <br />
luôn luôn không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ của bản thân, nhằm mục <br />
đích phát huy tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực của học sinh trong các môn <br />
học, đặc biệt là môn Toán.<br />
Tích cực là một trạng thái của hành động trí óc hoặc chân tay của người <br />
có mong muốn hoàn thành tốt một công việc nào đó. Tính tích cực học tập là <br />
một phẩm chất, nhân cách của người học, được thể hiện ở tình cảm, ý chí <br />
quyết tâm giải quyết các vấn đề mà tình huống học tập đặt ra để có tri thức <br />
mới, kĩ năng mới.<br />
Môn Toán còn có sự hấp dẫn riêng vì sự thông thái ẩn chứa trong môn <br />
học này. Người giáo viên Toán cần làm cho học sinh thấy được cái hay, cái <br />
đẹp, cái ý nghĩa của mỗi nội dung toán học mà các em được học. Nếu giáo <br />
viên không làm cho học sinh cảm thụ được những điều đó, thì các em sẽ cảm <br />
thấy toán học rất khô khan, mất hết ý nghĩa của việc học toán.<br />
Chính vì vậy, việc giúp học sinh giải quyết những khó khăn trong quá <br />
trình học, tìm ra được những phương pháp để giải quyết các bài toán khó, thì <br />
người giáo viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đây cũng chính là vấn <br />
đề mà bản thân tôi luôn trăn trở khi giảng dạy cho các em.<br />
Chương trình học của môn Toán vô cùng rộng lớn, đặc biệt là kiến <br />
thức về phương trình, một trong những kiến thức mà các em thường xuyên <br />
gặp phải từ những dạng đơn giản đến phức tạp. Đến năm học lớp 8, dạng <br />
toán này mở rộng ra là bài toán có lời giải, các em phải là những người đọc <br />
đề bài toán sau đó lập cho mình một phương trình để giải quyết, dạng toán <br />
này tương đối mới mẻ, các em phải biết liên hệ với các môn học khác, các <br />
tình huống xảy ra trong thực tế để tìm ra cho mình một hướng giải quyết bài <br />
<br />
<br />
4Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
toán, do đó gây cho các em khá nhiều khó khăn. Đa số các em không thể dễ <br />
dàng giải quyết được bài toán này, đây chính là vấn đề mà tôi luôn trăn trở khi <br />
trực tiếp giảng dạy các em. “Lập phương trình đối với một bài toán cho trước <br />
là biện pháp cơ bản để áp dụng toán học vào khoa học tự nhiên và kỹ thuật. <br />
Không có phương trình thì không có toán học, nó như phương tiện nhận thức <br />
tự nhiên” (P.X.Alêkxanđơrôp).<br />
Vì những lẽ trên, tôi đã tích góp tất cả kinh nghiệm và nghiên cứu của <br />
bản thân để tìm ra: Một số phương pháp giải quyết bài toán bằng cách <br />
lập phương trình.<br />
II. Thực trạng của vấn đề<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh là trường có nền tảng giáo dục lâu đời, <br />
nhiều giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác <br />
giảng dạy, luôn luôn tìm tòi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. <br />
Mặc khác, Trường vừa đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1 nên cơ sở vật chất <br />
của nhà trường cũng ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực, để phục <br />
vụ nhu cầu dạy và học của thầy trò trong trường.<br />
Về công tác chuyên môn, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các <br />
buổi chuyên đề, thao giảng dự giờ, đóng góp ý kiến cho nhau, để tiết dạy <br />
được hoàn thiện hơn. <br />
Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục của huyện nhà cũng tổ chức định kì các <br />
chuyên đề để trao đổi công tác chuyên môn theo các cụm giáo dục. Đây cũng <br />
là dịp để các thầy cô giáo trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các trường với <br />
nhau để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy. <br />
Về học sinh, các em học sinh của trường đa phần là con em nông dân, <br />
người Quảng Nam, nên tính tình hiền lành, ngoan ngoãn, chăm chỉ mặc dù <br />
điều kiện gia đình còn khó khăn nhưng các em luôn nỗ lực, cố gắng phấn đấu <br />
khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập. Phụ huynh học sinh cũng có <br />
sự phối hợp nhịp nhàng với giáo viên trong công tác quản lý và giáo dục học <br />
sinh.<br />
Ngoài những thuận lợi kể trên thì hiện tại trường vẫn gặp nhiều khó <br />
khăn nhất định. Cơ sở vật chất của trường tuy đã được đầu tư hơn trước, <br />
nhưng so với nhu cầu sử dụng thì vẫn còn nghèo nàn và thiếu thốn khá nhiều. <br />
Lực lượng giáo viên trẻ còn nhiều nên còn thiếu kinh nghiệm trong việc <br />
giảng dạy. Gia đình học sinh chủ yếu là lao động chân tay nên điều kiện học <br />
tập của các em còn hạn chế, ngoài thời gian đến lớp, đa phần các em còn phải <br />
<br />
5Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
phụ giúp gia đình trong công việc đồng án ở nhà, do đó thời gian học tập ở <br />
nhà còn hạn hẹp. Không những vậy, nhiều gia đình học sinh có hoàn cảnh hết <br />
sức khó khăn nên một bộ phận học sinh có tư tưởng bở học đi làm thêm kiếm <br />
tiền phụ giúp gia đình gây nên khó khăn không nhở trong việc vận động học <br />
sinh đến lớp của giáo viên. <br />
Năm học 20182019 được phân công giảng dạy môn Toán 8, sau khi <br />
nhận nhiệm vụ tôi đã tiến hành điều tra, sát hạch về hứng thú học tập và kết <br />
quả học tập môn Toán của học sinh ba lớp 8A1, 8A2, 8A3 bằng phiếu điều <br />
tra và bài kiểm tra 90 phút với hình thức trắc nghiệm, tự luận ngay từ đầu <br />
năm học với kết quả thu được như sau:<br />
Về hứng thú học tập:<br />
<br />
Tổng số HS Yêu thích Không yêu thích<br />
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ<br />
94<br />
28 29,8% 66 70,2%<br />
Về kết quả học tập:<br />
<br />
Tổng Trung <br />
Giỏi Khá Yếu<br />
số HS bình<br />
Số Số Số Số <br />
Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ<br />
94 lượng lượng lượng lượng<br />
7 7.4% 15 16% 65 69,2% 7 7.4%<br />
Đây là kết quả chưa thật sự tốt đối với một trong những bộ môn được <br />
xem như khá quan trọng trong chương trình học của học sinh, đặc biệt trong <br />
quá trình giảng dạy vẫn còn một phần lớn học sinh khá thụ động trong việc <br />
tiếp thu kiến thức, cũng như giải bài tập, không hăng say phát biểu bài, đa số <br />
mỗi tiết học là giáo viên say sưa giảng bài, một phần nhỏ học sinh tiếp thu, <br />
phát biểu còn lại đa số học sinh ngồi chép bài một cách thụ động. Chính vì <br />
vậy, việc tìm ra một phương pháp mới để thay đổi thực trạng trên là vấn đề <br />
mà tôi luôn băn khoăn và suy nghĩ.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành<br />
Khi trực tiếp giảng dạy cho các em học sinh, tôi nhận thấy những khó <br />
khăn mà các em gặp phải đến từ các yếu tố chủ quan cho đến khách quan, <br />
việc giải quyết những khó khăn đó đòi hỏi người giáo viên phải luôn theo sát <br />
<br />
<br />
6Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
những bước đi của các em. Nắm được tâm lý ngại khó, ngại suy nghĩ của các <br />
em nên tôi đã phân chia các bài tập ra từng dạng cụ thể, phân chia các bài tập <br />
theo từng cấp độ phù hợp với từng đối tượng học sinh, đồng thời kích thích, <br />
gây sự hứng thú cho các em học sinh khá giỏi.<br />
Ngoài việc yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, chúng ta còn có thể cho <br />
học sinh nghiên cứu giải quyết bài toán theo hình thức hoạt động cặp đôi, <br />
hoạt động nhóm, thi đua giữa các tổ để tạo nên không khí thoải mái, kích <br />
thích sự tự giác, chủ động, sáng tạo của các em học sinh, bên cạnh đó, các em <br />
còn có thể giúp đỡ nhau trong quá trình học tập.<br />
Bên cạnh đó, bản thân tôi luôn quan sát, hướng dẫn các em trong cách <br />
trình bày bài giải, sửa lỗi cho các em ngay trực tiếp khi giải quyết bài toán, <br />
điều đó sẽ giúp các em ghi nhớ, và khắc sâu hơn nội dung bài toán, tránh việc <br />
các em thấy khó mà nản chỉ, không chịu suy nghĩ, đồng thời có thể nhận ra <br />
những khó khăn mà các em gặp phải, để rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong <br />
quá trình giảng dạy.<br />
Khi học xong giải bài toán bằng cách lập phương trình, bản thân tôi còn <br />
dùng phương pháp trò chuyện gợi mở để thu thập thêm một số thông tin , <br />
phân loại đối tượng học sinh trong việc giải toán bằng cách lập phương <br />
trình . <br />
Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp mới, phương pháp tích cực đến <br />
mấy thì cũng phải và luôn kế thừa những phương pháp truyền thống. Phải <br />
biết xen kẽ bổ sung cho nhau để phù hợp với tình hình thực tế và từng đối <br />
tượng học sinh.<br />
Dưới đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện:<br />
Giải pháp 1. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu đề bài.<br />
Mỗi bài tập đều thuộc các dạng bài tập khác nhau, giáo viên cần hướng <br />
dẫn học sinh đọc thật kĩ đề bài để nắm được các thông tin trong đề bài, thông <br />
qua đó xác định được các đại lượng nào đã cho, đại lượng nào phải đi tìm để <br />
đặt ẩn cho phù hợp ( kèm theo đơn vị và điều kiện hợp lý), bài toán cần áp <br />
dụng các công thức nào có liên quan để giải quyết bài toán.<br />
Giải pháp2. Quy định tiến trình chung để giải bài toán bằng cách <br />
lập phương trình.<br />
Mặc dù mỗi học sinh đều có khả năng tư duy, năng lực của mỗi cá nhân <br />
khác nhau, tuy nhiên, trong bất kỳ bài toán giải bằng cách lập phương trình <br />
<br />
<br />
7Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
nào thì chúng ta cần phải thống nhất cho học sinh một trình tự để giải quyết <br />
nó. Qua đó có thể rèn cho học sinh cách trình bày bài toán một cách logic, khoa <br />
học hơn. Cụ thể như sau:<br />
* Bước 1: Chọn ẩn số ( ghi rõ đơn vị ) và đặt điều kiện cho ẩn;<br />
* Bước 2: Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã <br />
biết;<br />
* Bước 3: Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.<br />
* Bước 4: Giải phương trình, chọn nghiệm và kết luận.<br />
Lưu ý: Trong 3 bước trên, cần chỉ ra cho học sinh bước 1 là quan trọng <br />
nhất, nó quyết định bài giải có đúng hay không, các em cần xác định xem bài <br />
toán thuộc dạng bài tập nào để lựa chọn ẩn cho phù hợp. Từ đó xác định đơn <br />
vị và điều kiện của ẩn phải đúng với thực tế cuộc sống hằng ngày của chúng <br />
ta. Tìm ra mối quan hệ với các đại lượng khác để lập ra được phương trình <br />
đúng.<br />
Ngoài ra, sau khi tìm được nghiệm của phương trình, phải đối chiếu <br />
với điều kiện xác định ở bước 1 rồi mới đi tới kết luận của bài toán.<br />
Ví dụ: Một người đi xe máy từ A đến B với vân tốc 40 km/h . Lúc về, <br />
người đó đi với vận tốc 30 km/h, nên thời gian về nhiều hơn thời gian đi là 45 <br />
phút. Tính quãng đường AB. <br />
Giải:<br />
<br />
Bước 1: Gọi x (km) là quãng đường AB ( x > 0)<br />
Bước 2: Thời gian đi: (giờ) ; thời gian về: (giờ)<br />
Bước 3: Vì thời gian về nhiều hơn thời gian đi là 45 phút = giờ nên ta có <br />
phương trình: – = <br />
Bước 4: – = <br />
4x – 3x = 90<br />
x = 90 (thỏa đ/k) <br />
Vậy quãng đường AB là: 90 km<br />
Giải pháp 3. Phân loại từng dạng bài tập cho học sinh<br />
<br />
<br />
<br />
8Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
Tùy theo từng dạng bài tập cụ thể mà người giáo viên có thể hướng <br />
dẫn cho học sinh cách giải quyết cho phù hợp. Giúp học sinh giải quyết các <br />
bài toán một cách chủ động, không bỡ ngỡ khi gặp các bài toán khác nhau, tạo <br />
sự hứng thú cho học sinh. Mỗi dạng toán sẽ có cách giải quyết và hướng <br />
dẫn khác nhau, ta sẽ xét từng dạng cụ thể như sau:<br />
* Dạng 1: Dạng toán về chuyển động:<br />
<br />
Trong chương trình toán lớp 8 mà các em học sẽ gặp rất nhiều bài toán <br />
thuộc dạng toán chuyển động này như: các bài toán về chuyển động cùng <br />
chiều, ngược chiều trên cùng một quảng đường, hoặc chuyển động xuôi <br />
dòng, ngược dòng nước….<br />
Vì vậy, để giải quyết các bài toán này, các em cần phải nắm vững các <br />
kiến thức, công thức liên quan. Như đối với bài toán về chuyển động thì các <br />
em phải nắm rõ mối liên hệ giữa các đại lượng về quãng đường, thời gian, <br />
vận tốc và mối liên hệ của chúng qua công thức: s=v.t. Từ đó suy ra: ; . Hay <br />
đối với bài toán chuyển động xuôi dòng, ngược dòng nước các em phải nắm <br />
được: <br />
vxuôi = vThực + v dòng nước ; vngược = vThực v dòng nước<br />
Từ đó mới có thể suy luận để lập ra được phương trình phù hợp.<br />
Ví dụ: Đối với bài toán: Một ca nô xuôi dòng từ bến A đến bến B mất 6 giờ <br />
và ngược dòng từ bến B về bến A mất 7 giờ. Tính khoảng cách giữa hai bến <br />
A và B, biết rằng vận tốc của dòng nước là 2 km/h. <br />
Phân tích bài toán: <br />
Đối với các dạng toán về chuyển động này thì ta có thể hướng dẫn học <br />
sinh lập bảng hay vẽ sơ đồ về mối liên hệ giữa các đại lương, khi đó các em <br />
sẽ dễ dàng tìm được hướng giải quyết bài toán hơn. Cụ thể:<br />
Nếu ta gọi x (km/h) là vận tốc của ca nô ( x > 2) thì dựa vào mối liên hệ <br />
giữa quảng đường, vận tốc, thời gian và vận tốc khi đi xuôi dòng, ngược <br />
dòng nước ta có bảng tóm tắt sau:<br />
Ca nô S(km) V (km/h) t(h)<br />
Xuôi dòng 6(x+2) x +2 6<br />
Ngược dòng 7(x2) x2 7<br />
Qua bảng tóm tắt ta dễ dàng lập ra được phương trình: 6(x+2) = 7(x2).<br />
<br />
<br />
9Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
Giải: <br />
Gọi x (km/h) là vận tốc của ca nô ( x > 2).<br />
Vận tốc khi ca nô đi xuôi dòng nước là: x+2 (km/h)<br />
Quảng đường ca nô đi khi xuôi dòng là: 6(x+2) (km)<br />
Vận tốc khi ca nô đi ngược dòng nước là: x 2 (km/h)<br />
Quảng đường ca nô đi khi ngược dòng là: 7(x 2) (km)<br />
Vì quảng đường khi đi và về giống nhau nên ta có phương trình:<br />
6(x+2) = 7(x2)<br />
6x +12=7x – 14<br />
x = 26 ( Thỏa mãn Đ/k).<br />
( Đến đây học sinh dễ mắc sai lầm là đi kết luận bài toán: Vận tốc của <br />
ca nô là 26 km/h. Do đó cần hướng dẫn các em xác định rõ yêu cầu của bài <br />
toán là tìm cái gì để có đáp án hợp lý).<br />
Vậy quảng đường từ A đến B là: 6.( 26+2) =168 km<br />
Lưu ý: Trong một bài toán sẽ có nhiều đại lượng chưa biết, ta phải căn <br />
cứ vào đề bài để lựa chọn ẩn cho phù hợp. Ưu tiên chọn trực tiếp đại lượng <br />
bài toán yêu cầu làm ẩn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không thể chọn <br />
trực tiếp ta phải chọn đại lượng trung gian làm ẩn như trong ví dụ nêu trên.<br />
<br />
Một số bài toán tương tự:<br />
<br />
Bài 1: Một người dự định đi từ Hà Nội về Thanh Hóa. Ban đầu Người đó dự <br />
định đi xe máy với vận tốc 50km/h. Nhưng sau đó người đó lại đi ô tô với vận <br />
tốc 60km/h nên đã đến sớm hơn dự định là 1 giờ. Tính quãng đường từ Hà <br />
Nội vào đến Thanh Hóa<br />
Bài 2: Một người đi từ A đến B. Lúc đầu người đó dự định đi với vận tốc là <br />
40km/h, nhưng đi được ½ quãng đường thì người đó dừng xe nghỉ 20 phút. Để <br />
đến B đúng dự định người đó phải đi với vận tốc mới lớn hơn vận tốc cũ là <br />
10km/h. Tính quãng đường AB.<br />
<br />
<br />
10Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
Bài 3: Một xe máy khởi hành từ A đến B vào lúc 10 h sang với vận tốc là <br />
45km/h. Lúc 11h sang, một ô tô cũng xuất phát từ A đến B với vận tốc là <br />
60km/h. Hỏi 2 xe gặp nhau lúc mấy h ?<br />
Bài 4: Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 50km/h. Đến B người đó nghỉ <br />
15 phút rồi quay về A với vận tốc 40km/h. Biết thời gian tổng cộng h ết 2 gi ờ <br />
30 phút. Tính quãng đường AB.<br />
Bài 5: Một người đi ôtô từ A đến B dài 240 km ,trên nửa quãng đường đầu đi <br />
với vận tốc dự định , trên nửa quãng đương sau người đó đi với vận tốc bằng <br />
3/2 vận tốc dự định .Tính vận tốc dự định ,biết thời gian đi trên cả quãng <br />
đườg là 5 giờ ?<br />
Bài 6: Đường sông từ thành phố A đến thành phố B ngắn hơn đường bộ là 10 <br />
km. Canô đi từ A đến B hết 3h20’ còn ôtô đi hết 2h. Vận tốc của canô nhỏ <br />
hơn vận tốc của ôtô là 17 km/h. Tính vận tốc của canô ? <br />
Bài 7:Một ca nô chạy trên một khúc sông từ bến A đến bến B, khi đi xuôi <br />
dòng thì mất 5 giờ, khi đi ngược dòng thì mất 6 giờ. Tính khoảng cách từ bến <br />
A đến bến B, biết vân tốc của ca nô khi đi xuôi dòng hơn vân tốc của ca nô <br />
khi đi ngược dòng là 6km/giờ?<br />
Bài 8:Một ca nô xuôi dòng từ A đến B hết 4 giờ và ngược dòng từ B về A hết <br />
6 giờ. Biết vận tốc của dòng nước 50m/phút. Tính<br />
a, Chiều dài quãng sông AB<br />
b, Vận tốc ca nô trong nước yên lặng.<br />
Bài 9: Một ca nô xuôi dòng từ A đến B hết 2 giờ và ngược dòng từ B về A <br />
hết 4 giờ. Hỏi một cụm bèo trôi theo dòng nước từ A đến B hết mấy giờ?<br />
Bài 10: Lúc 6 giờ sáng một chuyến tàu thuỷ chở khách xuôi dòng từ A đến B <br />
nghỉ lại 2 giờ để trả và đón khách rồi lại ngược dongngf về đến A lúc 3 giờ <br />
20 phút chiều cùng ngày. Hãy tính khoảng cách giữa hai bến A và B, biết rằng <br />
thời gian xuôi dòng nhanh hơn thời gian ngược dòng 40 phút và vận tốc của <br />
dòng nước là 50m/phút.<br />
Bài 11:Một nhóm các bạn bơi thuyền đi chơi xuôi dòng sông với vận tốc là <br />
6km/giờ và bơi ngược dòng với vận tốc là 3km/giờ. Hỏi<br />
<br />
<br />
11Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
a, Nếu chuyến đi chơi kéo dài 4 giờ thì khi rời bến bao xa thì các bạn <br />
phải quay lại để trở về đúng giờ?<br />
b, Vận tốc của dòng sông?<br />
c, Vận tốc thực của thuyền?<br />
* Dạng 2: Dạng toán liên quan đến số học<br />
Đối với các bài tập dạng này các em cần phải phân tích đề bài để tìm ra <br />
quy luật của hai số đó. Thông thường ta coi hai số là số lớn và số bé rồi tìm <br />
mối liên hệ giữa chúng để lập ra phương trình cụ thể và giải.<br />
Ví dụ: Hiệu hai số là 15. Nếu chia số bé cho 5 và số lớn cho 10 thì <br />
thương thứ nhất lớn hơn thương thứ hai là 2 đơn vị. Tìm hai số đó.<br />
Phân tích bài toán:<br />
Bài toán có hai đại lượng chưa biết là số lớn và số bé.<br />
Nếu gọi số lớn là x thì số bé biểu diễn bởi biểu thức nào? <br />
Hướng dẫn học sinh lập bảng để tìm mối liên hệ giữa các đại lượng<br />
Giá trị Thương<br />
Số bé x 15<br />
Số lớn x<br />
<br />
Từ bảng vừa lập ta có thể tìm ra lời giải cho bài toán.<br />
Giải: <br />
Gọi số lớn là x.<br />
Số bé là: x 15<br />
Chia số bé cho 5 ta được thương là : .<br />
Chia số lớn cho 10 ta được thương là: <br />
Vì thương thứ nhất lớn hơn thương thứ hai 2 đơn vị nên ta có phương <br />
trình:<br />
= 2 <br />
Giải phương trình ta được x = 50<br />
<br />
<br />
12Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
Vậy số lớn là 50.<br />
Số bé là: 50 15 =35.<br />
Một số bài toán tương tự:<br />
<br />
Bài 1. Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố <br />
bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?<br />
Bài 2. Hai ông cháu hiện nay có tổng số tuổi là 68, biết rằng cách đây 5 năm <br />
cháu kém ông 52 tuổi. Tính số tuổi của mỗi người.<br />
Bài 3. Hai thùng dầu có tất cả 116 lít. Nếu chuyển 6 lít từ thùng thứ nhất sang <br />
thùng thứ hai thì lượng dầu ở hai thùng bằng nhau. Hỏi mỗi thùng có bao <br />
nhiêu lít dầu ?<br />
Bài 4. Cha hơn con 32 tuổi. Biết 4 năm nữa tổng số tuổi của 2 cha con là 64 <br />
tuổi. Tính tuổi 2 cha con hiện nay.<br />
Bài 5. Tổng của hai số là một số lớn nhất có 3 chữ số chia hết cho 5. Biết <br />
nếu thêm vào số bé 35 đơn vị thì ta được số lớn. Tìm mỗi số.<br />
Bài 6. Trên một bãi cỏ người ta đếm được 100 cái chân vừa gà vừa chó. Biết <br />
số chân chó nhiều hơn chân gà là 12 chiếc. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu <br />
con chó ?<br />
Bài 7. Trên một bãi cỏ người ta đếm được 100 cái mắt vừa gà vừa chó. Biết <br />
số chó nhiều hơn số gà là 12con. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó ?<br />
Bài 8. Một phép trừ có tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 7652. Hiệu lớn <br />
hơn số trừ 798 đơn vị. Hãy tìm phép trừ đó.<br />
Bài 9. An và Bình mua chung 45 quyển vở và phải trả hết số tiền là 72000 <br />
đồng. Biết An phải trả nhiều hơn Bình 11200. Hỏi mỗi bạn đã mua bao nhiêu <br />
quyển vở.<br />
Bài 10. Ba bạn Lan, Đào, Hồng có tất cả 27 cái kẹo. Nếu Lan cho Đào 5 cái, <br />
Đào cho Hồng 3 cái, Hồng lại cho Lan 1 cái thì số kẹo của ba bạn bằng nhau. <br />
Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu cái kẹo ?<br />
* Dạng 3: Dạng toán về công việc làm chung, làm riêng, năng suất lao <br />
động, tỉ lệ chia phần<br />
Khi gặp dạng toán này, cần lưu ý cho học sinh phải đọc đề bài cho cụ <br />
thể, tìm đúng ẩn để đặt, biểu thị qua các đơn vị quy ước. từ đó lập phương <br />
trình để giải.<br />
Ví dụ 1: Một tổ sản xuất theo kế hoạch mỗi ngày phải sản xuất 50 sản <br />
phẩm. Khi thực hiện, mỗi ngày tổ đã sản xuất được 57 sản phẩm. Do đó tổ <br />
<br />
<br />
<br />
13Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
đã hoàn thành trước kế hoạch 1 ngày và còn vượt mức 13 sản phẩm. Hỏi theo <br />
kế hoạch, tổ phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm?<br />
Lập bảng phân tích:<br />
Năng suất 1 ngày Số ngày ( ngày ) Số sản phẩm <br />
( sản phẩm/ ( sản phẩm)<br />
ngày)<br />
Kế hoạch 50 x<br />
Thực hiện 57 x+ 13<br />
Phương trình : = 1 <br />
Giải:<br />
Gọi x ( sản phẩm) là số sản phẩm theo kế hoạch mà tổ sản xuất phải hoàn <br />
thành <br />
(xϵΝ, x > 0).<br />
Theo kế hoạch tổ sản xuất phải hoàn thành trong ( ngày)<br />
Số sản phẩm hoàn thành theo thực tế là x+ 13 ( sản phẩm) và thời gian hoàn <br />
thành là ( ngày).<br />
Theo đề ra tổ đã hoàn thành trước 1 ngày nên ta có phương trình = 1<br />
Giải phương trình ta được x = 93<br />
Vậy số sản phẩm mà tổ sản xuất phải hoàn thành theo kế hoạch là 93 sản <br />
phẩm.<br />
Ví dụ 2: Số công nhân của hai xí nghiệp trước kia tỉ lệ với 3 và 4. Nay <br />
xí nghiệp 1 thêm 40 công nhân, xí nghiệp 2 thêm 80 công nhân. Do đó số công <br />
nhân hiện nay của hai xí nghiệp tỉ lệ với 8 và 11. Tính số công nhân của mỗi <br />
xí nghiệp hiện nay.<br />
Phân tích bài toán:<br />
Có hai đối tượng tham gia trong bài toán, đó là xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2. <br />
Nếu gọi số công nhân của xí nghiệp 1 là x, thì số công nhân của xí nghiệp 2 <br />
biểu diễn bằng biểu thức nào? Học sinh lập bảng và điền vào các ô trống còn <br />
lại và căn cứ vào giả thiết: Số công nhân của hai xí nghiệp tỉ lệ với 8 và 11 để <br />
lập phương trình.<br />
Số công nhân Trước kia Sau khi thêm<br />
<br />
<br />
14Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
Xí nghiệp 1 x x + 40<br />
Xí nghiệp 2 + 80<br />
<br />
Giải:<br />
Gọi x (công nhân) là số công nhân xí nghiệp I trước kia (xϵΝ, x > 0).<br />
Số công nhân xí nghiệp II trước kia là x (công nhân).<br />
Số công nhân hiện nay của xí nghiệp I là: x + 40 (công nhân).<br />
Số công nhân hiện nay của xí nghiệp II là: + 80 (công nhân).<br />
Vì số công nhân của hai xí nghiệp tỉ lệ với 8 và 11 nên ta có phương trình: <br />
<br />
Giải phương trình ta được: x = 600 (thỏa mãn điều kiện).<br />
Vậy số công nhân hiện nay của xí nghiệp I là: 600 + 40 = 640 công nhân.<br />
Số công nhân hiện nay của xí nghiệp II là: .600 + 80 = 880 công nhân.<br />
Một số bài toán tương tự:<br />
<br />
Bài 1. Theo kế hoạch mỗi ngày tổ Quyết Thắng phải may được 120 cái áo . <br />
Khi thực hiện , mỗi ngày tổ may được 130 cái áo . Nên tổ đã hoàn thành kế <br />
hoạch sớm hơn hai ngày. Hỏi theo kế hoạch , tổ phải may bao nhiêu cái áo?<br />
Bài 2. Trong tháng đầu hai tổ công nhân của một xí nghiệp dệt được 800 tấm <br />
thảm len. Tháng thứ hai tổ I vượt mức 15%, tổ 2 vượt mức 20% nên cả hai tổ <br />
dệt được 945 tấm thảm len. Tính xem trong tháng thứ hai mỗi tổ đã dệt được <br />
bao nhiêu tấm thảm len<br />
<br />
Bài 3. Hai đội công nhân cùng sửa một con mương hết 24 ngày. Mỗi ngày <br />
<br />
1<br />
2<br />
phần việc làm được của đội 1 bằng 1 phần việc của đội 2 làm được. Nếu <br />
làm một mình, mỗi đội sẽ sửa xong con mương trong bao nhiêu ngày?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15Đào Thị Nữ – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk<br />
Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
<br />
Bài 4. Một xí nghiệp hợp đồng dệt tấm thảm len trong 20 ngày. Do cải tiến <br />
kỹ thuật, năng suất dệt của xí nghiệp đã tăng 20%. Bởi vậy, chỉ trong 18 ngày, <br />
không những xí nghiệp đã hoàn thành số thảm cần dệt mà còn dệt thêm được <br />
24 tấm nữa. Tính số thảm mà xí nghiệp phải dệt theo kế hoạch.<br />
<br />
Bài 5. Một công nhân dự định sẽ hoàn thành công việc được giao trong 5 giờ. <br />
Lúc đầu mỗi giờ người đó làm được 12 sản phẩm. Khi làm được một nửa số <br />
lượng công việc được giao, nhờ cải tiến kỹ thuật nên mỗi giờ người đó làm <br />
thêm được 3 sản phẩm nữa. Nhờ vậy, công việc hoàn thành trước thời hạn 30 <br />
phút. Tính số sản phẩm người đó dự định làm.<br />
<br />
* Dạng 4: Dạng toán liên quan đến các môn học khác.<br />
Đối với dạng toán này các em cần phải nắm được các công thức của <br />
từng môn học, mối liên hệ giữa các yếu tố trong các môn học đó để đặt ẩn <br />
và lập phương trình thích hợp.<br />
Ví dụ: một hợp kim của đồng và kẽm có khối lượng 124g và có thể tích <br />
15cm . Tính xem trong hợp kim này có bao nhiêu gam đồng và bao nhiêu gam <br />
3<br />
<br />
<br />
kẽm, biết rằng cứ 90g đồng có thể tích 10 cm3 và 7 gam kẽm có thể tích 1 <br />
cm3.<br />
( Đối với bài toán này các em cần nhớ lại các công thức tính khối lượng <br />
riêng và suy ra ).<br />
Giải:<br />
Gọi x là số gam đồng trong hợp kim ( 0