Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Giáo dục ở tiểu học được coi là quan trọng nhất. Mỗi một môn học ở <br />
tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những nhân cách <br />
cũng như tri thức con người, nó là nền tảng cho bậc học tiếp theo. Chính <br />
vì vậy mà phát triển giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu. Trong các <br />
môn học thì môn Toán là một trong những môn học rất quan trọng vì: Các <br />
kiến thức kĩ năng của môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống <br />
hằng ngày, trong các ngành khoa học hiện đại cũng như các môn học khác. <br />
Việc đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt <br />
động học tập tích cực cho người học. Khơi dậy và thúc đẩy lòng ham <br />
muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, phát huy khả năng tự học của <br />
học sinh. Trước vấn đề đó, người giáo viên không ngừng nghiên cứu, <br />
khám phá, xây dựng hoạt động, vận dụng phối hợp các phương pháp dạy <br />
học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng <br />
cho học sinh hướng phát huy chủ động, sáng tạo.<br />
Trong những năm qua, do đặc thù nơi tôi công tác là vùng có điều <br />
kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, một số các em thuộc gia đình có hộ <br />
nghèo hoặc cận nghèo và một số ít là học sinh mồ côi bố hoặc mẹ nên <br />
phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học tập của các em. Điều quan <br />
trọng là một số em có ý thức học tập chưa cao. Chính vì thế, một vài học <br />
sinh kết quả học tập còn thấp, các em giải bài toán có lời văn chưa thành <br />
thạo, đặc biệt là dạng toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3 có hai kiểu <br />
bài toán khác nhau mà các em rất dễ nhầm lẫn. Đó là điều mà tôi luôn băn <br />
khoăn, suy nghĩ, tìm tòi những biện pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao <br />
nhất.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Xuất phát từ tình hình thực tế và dựa trên nội dung giải bài toán có <br />
lời văn nói chung, dạng toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng, tôi <br />
muốn đưa ra một số kinh nghiệm đổi mới, giúp các em thành thạo trong <br />
giải toán, tránh được những sai sót không đáng có và không bị nhầm lẫn <br />
giữa các dạng toán, giúp các em cẩn thận, kiên trì, tự tin. Từ đó, các em <br />
nắm vững bài và yêu thích môn Toán hơn. Vì vậy, tôi lần lượt nghiên cứu <br />
phương pháp dạy giải dạng toán này theo từng bước sau: <br />
Bước 1: Giúp các em nắm chắc phương pháp chung để giải bài toán <br />
có lời văn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
1 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
Bước 2: Hướng dẫn học sinh nhận dạng tốt hai kiểu bài toán của <br />
dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.<br />
Bước 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, nhận diện các dạng toán.<br />
Để giải quyết nhiệm vụ trên, tôi bám sát các phương pháp, hình thức <br />
tổ chức dạy học toán ở Tiểu học nói chung, của lớp 3 nói riêng sao cho <br />
phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các em hứng thú, chủ động tiếp <br />
thu, không khí lớp học sôi nổi, chất lượng cao.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải bài toán có lời văn nói <br />
chung và bài toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này ở lớp 3C trường tiểu học Lý Tự <br />
Trọng với một số nội dung sau: Cách tóm tắt, phân tích, tổng hợp, kiểm <br />
tra lời giải và đánh giá kết quả của bài toán có lời văn nói chung và bài <br />
toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng. Nghiên cứu nội dung điều chỉnh <br />
và cách soạn giáo án đối với bài toán rút về đơn vị. Điểm giống nhau và <br />
khác nhau của hai kiểu bài toán liên quan đến rút về đơn vị.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu, lí luận: Đọc tài liệu cần thiết, tìm hiểu <br />
sách hướng dẫn học,…<br />
Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu.<br />
Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại: Phỏng vấn giáo viên, học sinh <br />
và phụ huynh.<br />
Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình làm bài, học tập của học <br />
sinh…<br />
Phương pháp thiết kế bài dạy.<br />
Phương pháp thực hành, luyện tập.<br />
Phương pháp kiểm tra thống kê kết quả:<br />
+ Kiểm tra chất lượng qua mỗi giai đoạn.<br />
+ Thống kê kết quả qua từng giai đoạn.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung cơ bản của giáo dục là phải <br />
đào tạo những con người “vừa hồng vừa chuyên” cho nên giáo dục có ý <br />
nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy, mỗi thầy cô giáo phải là những chiến sĩ <br />
trên mặt trận, phải nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo <br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
2 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. <br />
Từ đó, mỗi thầy cô giáo ý thức được trách nhiệm của bản thân là phải <br />
luôn trau dồi đạo đức, không ngừng rèn luyện chuyên môn, nâng cao năng <br />
lực bản thân, cụ thể là thường xuyên nghiên cứu các phương pháp giảng <br />
dạy phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao chất lượng học tập và <br />
giáo dục đạo đức cho học sinh. <br />
Chính vì thế, bản thân tôi qua nhiều năm nghiên cứu, tôi đã nhận ra <br />
rằng: Bằng phương pháp dạy học mới theo mô hình VNEN, giáo viên <br />
phải hướng dẫn cho các nhóm trưởng điều hành các bạn suy nghĩ, học tập <br />
và làm việc hiệu quả, có thể giúp đỡ các em huy động các kiến thức sẵn <br />
có, tìm ra con đường hợp lí nhất để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, để tổ <br />
chức được các hoạt động học tập có hiệu quả, giáo viên phải giúp các em <br />
hiểu được: Yêu cầu học sinh cần nắm được qua nội dung bài học là gì ? <br />
Các em phải biết cách giải quyết nhiệm vụ học tập như thế nào? Xử lí <br />
tình huống trong các hoạt động học tập ra sao? Nên việc giúp đỡ các em <br />
giải bài toán có lời văn nói chung và dạng toán liên quan đến rút về đơn vị <br />
nói riêng là cả một quá trình, không những giúp các em nắm chắc kiến <br />
thức Toán học mà còn giúp các em nâng cao trình độ ngôn ngữ, khả năng <br />
tư duy.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1 Thuận lợi, khó khăn<br />
Được sự quan tâm, giúp đỡ của Phòng giáo dục cùng với Lãnh đạo <br />
nhà trường, giáo viên đã kịp thời tiếp thu và đổi mới phương pháp dạy <br />
học theo mô hình VNEN nên không những nâng cao chất lượng giải toán <br />
cho học sinh mà còn giúp các em khả năng giao tiếp tốt, tự tin nêu ý kiến <br />
trước tập thể.<br />
Học sinh chưa chịu khó ôn luyện ở nhà, cha mẹ học sinh cũng ít chú ý <br />
việc học tập của các em nên một số em có tình trạng học trước quên sau. <br />
Một vài em khả năng tư duy chưa cao, chưa phân biệt được các dạng toán, <br />
các kiểu bài nên kết quả học tập còn thấp.<br />
2.2 Thành công, hạn chế <br />
Khi vận dụng đề tài này tôi thấy học sinh giải quyết các hoạt động <br />
học tập khá nhanh, không bị nhầm lẫn giữa hai kiểu bài, kết quả đạt <br />
được cao hơn so với trước rất nhiều. <br />
Tuy nhiên, vẫn còn một vài em quá nhút nhát, chưa mạnh dạn nêu ý <br />
kiến trước nhóm nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập.<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
3 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
Nội dung đề tài mà tôi đang nghiên cứu đã truyền đạt một cách ngắn <br />
gọn, đơn giản, dễ hiểu. Cách thiết kế bài giảng thể hiện rõ mục tiêu cần <br />
đạt được, giúp giáo viên dễ vận dụng và học sinh cũng dễ giải quyết vấn <br />
đề. Nội dung điều chỉnh đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu giúp học sinh tích cực <br />
làm việc.<br />
Phương pháp dạy học này hướng dẫn học sinh đi từ dễ đến khó <br />
nhằm giúp các em nắm được các bước giải bài toán có lời văn, từ đó rèn <br />
kĩ năng phân biệt tốt hai kiểu bài toán trên.<br />
Việc hướng dẫn cho học sinh nắm được cách tóm tắt, cách giải bài <br />
toán có lời văn không chỉ khi dạy dạng toán này mà bất kì lúc nào có thể. <br />
Đồng thời, giáo viên phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung đề tài <br />
và các bài toán có liên quan trong quá trình giảng dạy.<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Một số em chưa ham học, từ đó chưa tích cực tiếp thu bài giảng <br />
không biết tự nghiên cứu hay trao đổi, học hỏi bạn bè, có em trí nhớ <br />
không tốt, chỉ trong một thời gian ngắn, các em không còn nhớ gì nữa nên <br />
hoàn thành nhiệm vụ học tập còn chậm. Bên cạnh đó, vài em có bố mẹ đi <br />
làm ăn xa phải ở với ông bà giúp đỡ việc nhà, có em hoàn cảnh gia đình <br />
khó khăn, việc chăm sóc sức khỏe còn hạn chế nên đôi khi còn nghỉ học <br />
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập.<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Môn Toán là môn học cần rất nhiều thời gian học tập và rèn luyện <br />
để khắc sâu kiến thức. Nhưng hầu hết các em đều là con em nhà nông, bố <br />
mẹ còn ít quan tâm đến việc học tập của con em mình nên các em chưa có <br />
tính tự giác học tập ở nhà, không chịu khó học bài, xem bài trước khi đến <br />
lớp. Hơn nữa, trí nhớ của một vài em còn hạn chế dẫn đến tình trạng <br />
học trước quên sau. Một số học sinh còn có tính tự ti, rụt rè, không mạnh <br />
dạn trao đổi, nêu ý kiến trước tập thể, thao tác làm việc còn chậm chạp <br />
nên hoàn thành nhiệm vụ học tập chưa đạt hiệu quả cao.<br />
Để hoạt động dạy học có hiệu quả, giáo viên luôn lấy học sinh làm <br />
trung tâm, áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của <br />
học sinh. Trong đó môn Toán là môn học được giáo viên và học sinh đầu <br />
tư thời gian và trí tuệ nhiều nhất. Giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu, linh <br />
hoạt vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau: Phương pháp trực <br />
quan, gợi mở, vấn đáp… tùy theo mức độ ở từng đối tượng học sinh. <br />
Trong những năm học trước, khi dạy bài toán có lời văn, tôi thấy các <br />
em có một thói quen không tốt cho lắm đó là: đọc đầu bài qua loa, sau đó <br />
giải bài toán ngay, làm xong không cần kiểm tra lại kết quả, cho nên, khi <br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
4 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
trả bài các em mới biết là mình sai. Đặc biệt, dạng toán có liên quan đến <br />
rút về đơn vị các em còn chưa phân biệt được điểm giống và khác nhau <br />
của hai kiểu bài toán, hay nhầm lẫn giữa hai kiểu bài. Các em làm việc <br />
không có kế hoạch, chưa biết thực hiện tốt các bước khi giải một bài toán <br />
có lời văn, không xác định được những “dữ kiện”, “điều kiện”, “ẩn số” <br />
mà bài toán đã nêu, khả năng tóm tắt, phân tích, tổng hợp bài toán còn <br />
kém, trình bày một bài giải toán có lời văn còn chưa lôgic. <br />
Căn cứ vào tình hình thực tế như vậy, tôi đã mạnh dạn đổi mới <br />
phương pháp dạy dạng toán này nhằm giúp các em chủ động không rập <br />
khuôn mà phải dựa vào tư duy, biết cách phân tích bài toán để tìm ra cách <br />
giải đúng.<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Giúp học sinh hiểu được nội dung, biết cách tóm tắt, phân tích và <br />
tổng hợp được bài toán có lời văn.<br />
Phân biệt được điểm giống nhau và khác nhau của hai cách giải ở <br />
hai kiểu bài toán, từ đó giải được bài toán thuộc dạng toán có liên quan <br />
đến rút về đơn vị.<br />
Rèn kĩ năng giải thành thạo dạng toán trên. Nâng cao chất lượng <br />
học tập môn Toán.<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
a. Hướng dẫn học sinh phương pháp chung để giải bài toán có lời văn<br />
Trong các hoạt động yêu cầu giải bài toán có lời văn, giáo viên phải <br />
soạn trước nội dung điều chỉnh bổ sung hoạt động cá nhân – cặp đôi – <br />
nhóm cả lớp. Trong nội dung điều chỉnh, giáo viên đưa ra một số yêu <br />
cầu của hoạt động như: Tìm các “dữ kiện”, “điều kiện” và “ẩn số” của <br />
bài toán. Bài toán thuộc dạng toán nào? Tóm tắt như thế nào? Em hãy <br />
phân tích sau đó tổng hợp bài toán. Sau khi học sinh thực hiện các hoạt <br />
động cá nhân – cặp đôi – nhóm để giải quyết vấn đề thì giáo viên chuyển <br />
sang hoạt động chung để hướng dẫn các em nắm chắc các bước sau: <br />
+ Bước 1: Đọc kĩ đề toán.<br />
+ Bước 2: Tóm tắt bài toán.<br />
+ Bước 3: Phân tích bài toán.<br />
+ Bước 4: Tổng hợp bài toán.<br />
+ Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá kết quả.<br />
Cụ thể yêu cầu đối với học sinh như sau:<br />
* Đọc kĩ đề toán:<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
5 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
Học sinh đọc ít nhất 3 lần nội dung bài toán. H ướng dẫn học sinh <br />
xác định các “dữ kiện”, “điều kiện” và “ẩn số” của bài toán. “Dữ kiện” là <br />
những cái đã cho, “ẩn số” là cái cần tìm, “điều kiện” là quan hệ giữa cái <br />
cần tìm và cái đã cho (hay nói cách khác là quan hệ giữa “ẩn số” và “dữ <br />
kiện”). <br />
Yêu cầu học sinh gạch chân các yếu tố cơ bản để dễ dàng phân <br />
tích và xác định các dữ kiện và điều kiện liên quan đến cái cần tìm, gạch <br />
bỏ các tình tiết không liên quan đến câu hỏi.<br />
* Tóm tắt bài toán: Tùy theo từng dạng toán mà có cách tóm tắt khác <br />
nhau.<br />
Cách 1: Tóm tắt bằng ngôn ngữ.<br />
Ví dụ: Mẹ mua 5 chiếc bút hết 7500 đồng. Hỏi mẹ mua 3 chiếc bút <br />
như thế hết bao nhiêu tiền?<br />
Tóm tắt:<br />
5 chiếc bút: 7500 đồng<br />
3 chiếc bút: ... đồng?<br />
Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.<br />
Ví dụ: Mẹ mua 5 chiếc bút hết 7500 đồng. Hỏi mẹ mua 3 chiếc bút <br />
như thế hết bao nhiêu tiền?<br />
Tóm tắt: 7500 đồng<br />
<br />
<br />
? đồng<br />
<br />
<br />
Cách 3: Tóm tắt bằng bảng (vẽ).<br />
Ví dụ: Trong một buổi học nữ công hai bạn Cúc, Mai làm 2 bông hoa <br />
cúc, mai. Mai nói với Cúc: Thế là trong chúng ta chẳng có ai làm loại hoa <br />
trùng với tên mình cả. Hỏi ai đã làm hoa nào ?<br />
Tóm tắt:<br />
Loại cúc mai<br />
hoa<br />
Tên người<br />
Cúc 0 1<br />
Mai 1 0<br />
Cách 4: Tóm tắt bằng sơ đồ Graph (đồ thị).<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
6 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
Ví dụ: Tìm một số biết rằng số đó lần lượt cộng với 1 rồi nhân với 2 <br />
được bao nhiêu đem chia cho 3 rồi trừ đi 4 thì được 5.<br />
Tóm tắt:<br />
+ 1 x 2 : 3 4 <br />
? 5<br />
Cách 5: Tóm tắt bằng sơ đồ Ven.<br />
Ví dụ: Nhà bạn Nam trồng 335 cây cam và quýt. Nhà bạn Khanh <br />
trồng 300 cây cam và bưởi, biết số cam và bưởi của nhà bạn Khanh bằng <br />
nhau và bằng số cam nhà bạn Nam. Tính số cây cam, quýt và bưởi của <br />
mỗi nhà ?<br />
Tóm tắt:<br />
<br />
<br />
<br />
335 cây ? cây<br />
quýt ? cây<br />
? cây 300 cây<br />
cam <br />
b ưởi <br />
<br />
<br />
• Lưu ý: <br />
Sơ đồ Graph, sơ đồ Ven là tên gọi của các cách tóm tắt. Tên gọi tuy không có <br />
trong sách hướng dẫn học (kiến thức mở rộng) nhưng nội dung của hai cách tóm tắt <br />
này rất đơn giản, dễ hiểu. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ cần giúp học sinh <br />
nhớ tên gọi của hai cách tóm tắt này thì học sinh có thể dễ dàng tóm tắt được bài toán <br />
thuộc dạng này. <br />
* Phân tích bài toán: Hướng dẫn học sinh đi từ cái chưa biết đến cái <br />
đã biết. <br />
Ví dụ: Một cửa hàng trong hai ngày bán được 1 kg đường. Ngày đầu <br />
bán được 200g đường. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán được nhiều hơn <br />
ngày thứ nhất bao nhiêu gam đường?<br />
Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán bằng cách đặt một số câu hỏi <br />
như sau:<br />
Đề bài yêu cầu gì ? > Trả lời: Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán được <br />
bao nhiêu gam ?<br />
Đề bài cho chúng ta biết gì ? >Trả lời: Một cửa hàng trong hai ngày <br />
bán được 1 kg đường. Ngày đầu bán được 200g. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
7 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
Muốn tính ngày thứ hai cửa hàng bán được nhiều hơn ngày thứ nhất <br />
bao nhiêu gam đường ta phải tính gì trước ? >Trả lời: Tính số gam đường <br />
đã bán ngày thứ hai.<br />
* Tổng hợp bài toán:<br />
Tổng hợp bài toán là đi từ cái đã biết đến cái chưa biết. <br />
Ví dụ bài toán trên: Một cửa hàng trong hai ngày bán được 1 kg <br />
đường. Ngày đầu bán được 200g đường. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán <br />
được nhiều hơn ngày thứ nhất bao nhiêu gam đường?<br />
Hướng dẫn học sinh tổng hợp bài toán bằng cách đặt một số câu hỏi <br />
như sau:<br />
Trước khi giải bài toán ta phải làm gì? > Trả lời: Đưa về cùng đơn <br />
vị đo. <br />
Bài toán gồm có mấy phép tính, mấy lời giải. > Trả lời: Hai phép <br />
tính, hai lời giải.<br />
Thứ nhất ta phải tính gì ? >Trả lời: Ngày thứ hai bán được bao <br />
nhiêu gam đường.<br />
Ta thực hiện phép tính gì ? >Trả lời: Thực hiện phép tính trừ.<br />
Thứ hai ta phải tính gì ? >Trả lời: Ngày thứ hai cửa hàng bán được <br />
bao nhiêu gam đường.<br />
Ta thực hiện phép tính gì ? >Trả lời: Thực hiện phép tính trừ.<br />
* Sau khi tổng hợp bài toán, giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình <br />
bày bài giải. Trình bày bài giải của một bài toán phải đúng, đẹp, ngắn <br />
gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Bài giải gồm có lời giải, phép tính và đáp số. Lời <br />
giải không được viết tắt, sau mỗi lời giải phải có dấu hai chấm “:”. Phép <br />
tính đặt hàng ngang, trong phép tính không ghi đơn vị mà chỉ ghi đơn vị ở <br />
sau kết quả của phép tính và để trong dấu ngoặc đơn. Đáp số ghi hơi lệch <br />
về bên phải nhưng lúc này đơn vị không đặt trong ngoặc đơn.<br />
Ở một số bài toán đơn vị ghi sau kết quả của phép tính khác với <br />
đơn vị ghi ở phần đáp số.<br />
Mỗi bài toán có thể có nhiều cách giải khác nhau nên khi giải bằng <br />
nhiều cách thì đáp số chỉ ghi ở cách giải cuối cùng.<br />
Ví dụ: Một cửa hàng trong hai ngày bán được 1350 quả cam. Ngày <br />
đầu bán được 250 quả cam. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán được nhiều <br />
hơn ngày thứ nhất bao nhiêu quả cam?<br />
Bài giải:<br />
Ngày thứ hai cửa hàng bán được số quả cam là:<br />
1350 – 250 = 1100 (quả)<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
8 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
Ngày thứ hai cửa hàng bán được nhiều hơn ngày thứ nhất số quả cam <br />
là:<br />
1100 – 250 = 850 (quả)<br />
Đáp số: 850 quả cam<br />
* Kiểm tra lời giải và đánh giá kết quả: Giáo viên cần nhắc nhở <br />
học sinh thực hiện các bước sau:<br />
Đọc lời giải. Kiểm tra các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng <br />
chưa.<br />
Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa. <br />
Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.<br />
Thử lại đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu chưa.<br />
Nếu giải bài toán theo nhiều cách thì phải đối chiếu kết quả cuối <br />
cùng của các cách giải đó. <br />
b. Hướng dẫn học sinh nhận dạng tốt hai kiểu bài toán của dạng toán <br />
liên quan đến rút về đơn vị <br />
Để học sinh giải tốt kiểu bài toán 1 tôi tiến hành dạy theo các <br />
phương pháp và hình thức sau:<br />
Tôi soạn sẵn nội dung điều chỉnh phát cho mỗi em một tờ. Nội dung <br />
điều chỉnh như sau: <br />
Bài 68: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiết 1)<br />
(trang 67)<br />
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:<br />
Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. <br />
Kỹ năng giải toán thành thạo.<br />
Nâng cao khả năng tư duy, lí luận, phát triển ngôn ngữ.<br />
II. Hoạt động dạy học<br />
A. Hoạt động cơ bản: <br />
Hoạt động 1: Đọc bài toán<br />
<br />
<br />
Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán<br />
Việc 2: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:<br />
Em hãy tìm những dữ kiện đã cho ? <br />
Em hãy nêu cái cần tìm ?<br />
Điều kiện liên quan giữa cái đã cho và cái cần tìm ?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
9 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
Việc 1: Em và bạn cùng nhau phân tích bài toán:<br />
Đề bài yêu cầu tính gì ?<br />
Đề bài đã cho biết gì ?<br />
<br />
<br />
Việc 1: Em và các bạn cùng nhau tổng hợp bài toán:<br />
Muốn biết số lít mật ong trong một can ta phải tính như thế nào?<br />
Muốn biết số lít mật ong trong 5 can ta phải tính ra sao?<br />
Em và bạn cùng nhau đi đến thống nhất điền số thích hợp vào chỗ <br />
chấm.<br />
Việc 2: Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.<br />
Hoạt động 2: Đọc bài toán dưới đây và viết tiếp vào chỗ chấm:<br />
<br />
<br />
Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán<br />
Việc 2: Em suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:<br />
Em hãy tìm những dữ kiện đã cho ? <br />
Em hãy nêu cái cần tìm ?<br />
Điều kiện liên quan giữa cái đã cho và cái cần tìm ?<br />
<br />
<br />
Việc 1: Em và bạn cùng nhau phân tích bài toán:<br />
Đề bài đã cho biết gì ?<br />
Đề bài yêu cầu tính gì ?<br />
<br />
<br />
Việc 1: Em và các bạn cùng nhau tổng hợp bài toán:<br />
Muốn biết số đường chứa trong mỗi túi ta phải tính như thế nào?<br />
Muốn biết số đường chứa trong 3 túi ta phải tính ra sao?<br />
Em và bạn cùng nhau đi đến thống nhất điền số thích hợp vào chỗ <br />
chấm.<br />
Việc 2: Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.<br />
<br />
<br />
<br />
Việc 1: Để giải được bài toán phải thực hiện mấy bước?<br />
Bước 1 ta tính gì? Ta thực hiện phép tính gì?<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
10 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
Bước 2 ta tính gì? Ta thực hiện phép tính gì?<br />
Với nội dung điều chỉnh như trên, tôi chuẩn bị giáo án theo mô hình <br />
VNEN như sau:<br />
Hoạt động dạy Hoạt động học<br />
Chuẩn bị đồ dùng.<br />
Giới thiệu bài . Ghi bài vào vở.<br />
Đọc mục tiêu.<br />
A. Hoạt động cơ bản:<br />
Hoạt động 1: Đọc bài toán dưới Hoạt động cá nhân – cặp đôi – <br />
đây: nhóm.<br />
Có 35 l mật ong đựng đều vào 7 Cá nhân đọc kĩ đề bài toán.<br />
can. <br />
a) Hỏi mỗi can đựng bao nhiêu lít <br />
mật ong? Làm việc cặp đôi, nhóm theo <br />
b) Hỏi 5 can như thế đựng bao yêu cầu nội dung điều chỉnh.<br />
nhiêu lít mật ong?<br />
Nêu 1 số câu hỏi để lưu ý học <br />
sinh cách trình bày bài giải. Hỏi:<br />
+ Sau lời giải phải có dấu gì ? Dấu hai chấm.<br />
+ Phép tính phải viết như thế nào Viết hàng ngang.<br />
? Sau kết quả, trong dấu <br />
+ Đơn vị đặt ở đâu ? ngoặc đơn.<br />
Ghi bên phải, đơn vị không <br />
+ Đáp số ghi như thế nào ? có dấu ngoặc đơn, gạch dưới từ <br />
đáp số.<br />
Bài giải:<br />
a) Mỗi can đựng số lít mật ong <br />
là:<br />
35 : 7 = 5 (l)<br />
b) Năm can đựng số lít mật ong <br />
là: <br />
5 x 5 = 25 (l)<br />
<br />
Đáp số: a) 5 l mật ong<br />
b) 25 l mật ong<br />
Nhóm trưởng báo cáo kết <br />
Nhận xét, tuyên dương. quả làm việc với giáo viên.<br />
Hoạt động 2: Đọc bài toán và Hoạt động cá nhân – cặp đôi <br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
11 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
điền vào chỗ chấm: – nhóm – cả lớp.<br />
Có 25kg đường đựng đều vào 5 <br />
túi. Hỏi 3 túi như thế đựng bao <br />
nhiêu kilôgam đường?<br />
* Hướng dẫn học sinh thực hiện <br />
các bước:<br />
Bước 1: Đọc kĩ đề toán Cá nhân đọc kĩ bài toán và <br />
trả lời câu hỏi:<br />
Nêu những dữ kiện đã cho ? Có 25 kg đường đựng vào 5 <br />
túi.<br />
Nêu cái cần tìm ? Hỏi 3 túi như thế đựng bao <br />
nhiêu kilôgam đường.<br />
Điều kiện liên quan giữa cái đã Các túi đựng số kilôgam <br />
cho và cái cần tìm ? đường như nhau.<br />
Học sinh dùng bút chì gạch <br />
chân các yếu tố cơ bản.<br />
Bước 2: Tóm tắt đề toán: Tóm tắt:<br />
5 túi: 25 kg đường.<br />
Nhận xét, sửa chữa. 3 túi: ………kg đường ?<br />
Bước 3: Phân tích bài toán: Trao đổi cặp đôi trả lời câu <br />
hỏi.<br />
Đề bài yêu cầu tính gì ? Tính số kilôgam đường <br />
đựng trong 3 túi.<br />
Đề bài đã cho biết gì ? 25 kilôgam đường đựng <br />
trong 5 túi.<br />
.Bước 4: Tổng hợp bài toán: Hoạt động nhóm.<br />
Theo kiểu bài toán 1 thì chúng ta Số kilôgam đường đựng <br />
phải tính gì trước ? trong một túi.<br />
Chúng ta phải thực hiện phép Phép tính chia.<br />
tính gì ? <br />
Sau đó chúng ta phải tính gì ? Số kilôgam đường đựng trong <br />
3 túi.<br />
Ta thực hiện phép tính gì ? Phép tính nhân.<br />
Nhóm thống nhất bài giải <br />
sau đó điền số thích hợp vào chỗ <br />
chấm. <br />
Đáp số: 15 kg đường.<br />
Nhận xét, tuyên dương. Báo cáo với giáo viên.<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
12 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
Học sinh tự kiểm tra bài giải <br />
của mình.<br />
* Hướng dẫn HS chốt bài toán: Hoạt động cả lớp.<br />
Để giải được bài toán phải 2 bước.<br />
thực hiện mấy bước?<br />
Bước 1 ta tính gì? Ta thực hiện Số kilôgam đường trong <br />
phép tính gì? một túi. Thực hiện phép tính <br />
> Đây là bước rút về đơn vị. chia.<br />
Bước 2 ta tính gì? Ta thực hiện <br />
phép tính gì? Số kilôgam đường trong ba <br />
>Bài toán thuộc dạng toán rút túi. Thực hiện phép tính nhân.<br />
về đơn vị.<br />
Bài 88 (trang 56), tôi cũng soạn nội dung điều chỉnh và giáo án tương <br />
tự như trên để học sinh làm việc. Sau đó, tôi tiến hành cho học sinh so <br />
sánh giữa hai kiểu bài:<br />
Các Kiểu bài 1 (Bài 68 trang 67) Kiểu bài 2 (Bài 88 trang 56)<br />
bước (Tìm giá trị của các phần) (Tìm số phần)<br />
Bước 1 Tìm giá trị của một phần.<br />
(Giống Thực hiện phép tính chia.<br />
nhau) Đây là bước rút về đơn vị.<br />
Bước 2 Tìm giá trị của một phần. Tìm số phần. <br />
(Khác Thực hiện phép tính nhân Thực hiện phép tính chia (lấy <br />
nhau) (lấy giá trị một phần nhân với giá trị các phần chia cho giá trị <br />
số phần). một phần).<br />
Như vậy, cả hai bài toán đều thuộc dạng toán rút về đơn vị. Tuy <br />
nhiên, khi bài toán yêu cầu tìm giá trị của các phần là thuộc kiểu bài toán <br />
1. Khi bài toán yêu cầu tìm số phần là thuộc kiểu bài toán 2. Cách giải hai <br />
kiểu bài toán tôi đã hướng dẫn như trên.<br />
c. Hướng dẫn học sinh luyện tập<br />
Khi học sinh nắm được 2 cách giải của hai kiểu bài toán, tôi lại tiến <br />
hành ra một số bài tập cho học sinh làm, giúp các em rèn kĩ năng nhận <br />
diện các dạng toán.<br />
Bài 1: Một thùng bánh đựng 1550 hộp bánh. Hỏi 5 thùng như thế <br />
đựng bao nhiêu hộp bánh ?<br />
Bài 2: Một thợ xây trong 3 ngày thì xây được 1245 viên gạch. Hỏi <br />
trong 5 ngày thợ xây đó xây được bao nhiêu viên gạch, biết mỗi ngày thợ <br />
xây đó xây được số viên gạch như nhau?<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
13 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
Bài 3: Cứ 4 thùng đựng được 1228 l xăng. Hỏi 1842 l xăng thì cần <br />
mấy thùng để đựng hết số lít xăng đó, biết mỗi thùng đựng số lít xăng <br />
như nhau?<br />
Hướng dẫn học sinh luyện tập thực hiện tương tự như các bước đã <br />
nêu ở mục 3.2.a và mục 3.2.b<br />
* Trên đây là phương pháp hướng dẫn các em lớp 3 giải các bài toán <br />
có lời văn nói chung và bài toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng. Nếu <br />
chúng ta có thể thực hiện tốt phương pháp này thì tôi tin chắc kết quả học <br />
tập của các em sẽ cao như ta mong muốn.<br />
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Để thực hiện giải pháp, biện pháp trên có hiệu quả thì yêu cầu đầu <br />
tiên là người giáo viên phải nắm được kiến thức cơ bản, hiểu và vận <br />
dụng tốt phương pháp này.<br />
Dạy toán cho học sinh là cả một quá trình lâu dài, người giáo viên <br />
phải biết sáng tạo, có tính kiên trì và chịu khó, kích thích tư duy sáng tạo <br />
giúp các em biết phân tích, tổng hợp bài toán, biết tự kiểm tra đánh giá kết <br />
quả. Giáo viên cần phải quan sát quá trình làm bài của học sinh, phát hiện <br />
ra chỗ hổng để kịp thời hướng dẫn cho các em. Kịp thời tuyên dương các <br />
em có tiến bộ dù kết quả bài tập chưa đạt yêu cầu. Phải tạo sự đoàn kết, <br />
thương yêu giúp đỡ của học sinh, tạo cho các em động cơ ham học. Trong <br />
việc uốn nắn các em, giáo viên phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không dùng <br />
lời lẽ nặng nề với các em, hòa hợp với các em, xem học sinh là con em <br />
của mình, chia sẽ vui buồn, lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện <br />
pháp giáo dục phù hợp. Giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, <br />
nhiệt tình giảng dạy, thường xuyên động viên, giúp đỡ các em khi gặp <br />
khó khăn.<br />
Là học sinh lớp 3 các em phải đọc, viết tốt và thực hiện được bốn <br />
phép tính cơ bản cộng, trừ, nhân, chia. Đồng thời, các em phải biết giúp <br />
đỡ nhau, biết tranh thủ sự giúp đỡ của bạn, biết hợp tác, trao đổi, làm <br />
việc theo nhóm. <br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị thuộc một trong các dạng toán <br />
có lời văn. Vì vậy muốn giải được dạng toán này thì yêu cầu đầu tiên là <br />
học sinh phải nắm được phương pháp chung để giải bài toán có lời văn. <br />
Đây là cơ sở, nền tảng để thực hiện các biện pháp tiếp theo. Học sinh chỉ <br />
dừng lại ở mức độ hiểu được nội dung, biết tóm tắt, phân tích, tổng hợp <br />
và cách trình bày bài giải không là chưa đủ mà phải giúp các em biết phân <br />
biệt hai kiểu bài của dạng toán này, giữa dạng toán này với dạng toán <br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
14 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
khác, đó là vấn đề then chốt mà các em cần nắm được trong nội dung đề <br />
tài này nên việc soạn giảng giúp học sinh không nhầm lẫn giữa hai kiểu <br />
bài là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để hỗ trợ các em nhớ lâu hơn, khắc <br />
sâu kiến thức, hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt hơn, các em cần phải <br />
thường xuyên luyện tập, làm nhiều bài tập, dạng toán tương tự.<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Muốn thực hiện thành công đề tài, điều đầu tiên là giáo viên phải <br />
nắm được tình hình học tập của học sinh. Tôi đã dành thời gian 30 phút và <br />
tiến hành cho các em làm hai bài toán thuộc hai kiểu bài của dạng toán này <br />
như sau:<br />
* Bài toán 1: Có 8 can chứa 160 lít dầu. Hỏi 4 can như thế chứa bao <br />
nhiêu lít dầu ?<br />
* Bài toán 2: Mua 3 quyển vở hết 7500. Hỏi có 10 000 thì mua được <br />
bao nhiêu quyển vở, biết mỗi quyển vở có giá tiền như nhau?<br />
Sau khi chấm bài, kết quả các em làm bài như sau:<br />
Một số em còn nhầm lẫn ở bước 2 từ kiểu bài 1 sang kiểu bài 2 và <br />
ngược lại.<br />
Một số em tính sai.<br />
Một số em sai cả hai bài, chưa biết cách trình bày: sai lời giải, phép <br />
tính, cách ghi đơn vị, đáp số.<br />
* Kết quả cụ thể đạt được như sau:<br />
Năm học 2015 – 2016:<br />
Tổng Điểm 1 > 4 Điểm 5 > 6 Điểm 7 > 8 Điểm 9 > 10<br />
Lớp số học <br />
SL % SL % SL % SL %<br />
sinh<br />
3C 29 6 20,7 16 55,2 5 17,24 2 6,9<br />
Với tình hình thực tế như trên, tôi đã mạnh dạn vận dụng đề tài. Sau <br />
khi vận dụng đề tài kết quả đạt được cao hơn so với trước. Cụ thể như <br />
sau:<br />
Năm học 2015 – 2016:<br />
Tổng Điểm 1 > 4 Điểm 5 > 6 Điểm 7 > 8 Điểm 9 > 10<br />
Lớp số học <br />
SL % SL % SL % SL %<br />
sinh<br />
3C 29 2 6,9 12 41,4 10 34,5 5 17,24<br />
Các em rất hứng thú học tập, tích cực, chủ động tiếp thu bài khá <br />
nhanh, kết quả bài làm cao hơn so với trước, tiết học diễn ra một cách <br />
nhẹ nhàng và tự nhiên, không còn bị nhàm chán.<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
15 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn <br />
đề nghiên cứu<br />
Phương pháp dạy học này có thể giúp các em nắm được các bước <br />
giải bài toán có lời văn. Đặc biệt là học sinh có thể nhận diện một cách <br />
dễ dàng giữa 2 kiểu bài toán từ đó giải thành thạo bài toán liên quan đến <br />
rút về đơn vị.<br />
Qua quá trình học tập, tôi thấy các em không những giải tốt môn <br />
Toán, thích thú học tập mà còn nâng cao trình độ ngôn ngữ, phát triển trí <br />
tuệ, hình thành thói quen làm việc nhanh nhẹn, sôi nổi, hoạt bát.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Để nâng cao khả năng giải toán cho học sinh, bản thân tôi đã luôn <br />
tìm tòi nghiên cứu các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau, <br />
giúp các em hứng thú, say mê trong học tập. Tôi đã kịp thời soạn nội dung <br />
điều chỉnh dạy học phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em làm việc <br />
có hiệu quả. <br />
Trên đây là kết quả nghiên cứu của tôi trong những năm học vừa <br />
qua. <br />
Tôi đã tiến hành vận dụng giải pháp trên trong công tác giảng dạy và các <br />
em đã làm bài khá tốt. Tôi mong rằng phương pháp này sẽ được áp dụng <br />
trên tất cả các đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng học tập của <br />
các em. Đây là mục tiêu của giáo dục đề ra mà mỗi chúng ta cần hướng <br />
tới. <br />
2. Kiến nghị:<br />
* Đối với giáo viên: <br />
Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, các Công văn, Thông tư và Quyết <br />
định của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục để kịp thời vận dụng <br />
vào công tác chuyên môn. <br />
Kết hợp với chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh để nâng <br />
cao ý thức học tập của các em cũng như sự quan tâm của gia đình các em.<br />
* Đối với tổ chuyên môn: <br />
Thường xuyên tổ chức chuyên đề về phương pháp dạy học để giáo <br />
viên kịp thời nắm bắt những phương pháp đổi mới và học hỏi kinh <br />
nghiệm của đồng nghiệp.<br />
* Đối với lãnh đạo nhà trường:<br />
Ban lãnh đạo nhà trường phải tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ để <br />
giáo viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
16 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm này đã mang lại hiệu quả thiết thực cho lớp <br />
học tôi đã giảng dạy. Quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu <br />
sót mong quý đồng nghiệp tham khảo, nhận xét, bổ sung những kinh <br />
nghiệm bổ ích để chúng ta cùng nhau học hỏi. Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
<br />
Krông Ana, ngày 10/02/2016<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
Phạm Thị Ba<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
…………………………………………………………………………...<br />
………….<br />
……………………………………………………………………...<br />
……………..……………..…………………………………………………..<br />
…………………….…….…..………..<br />
………………………………………..…………………………...<br />
…………………..……………………………….<br />
…………………………………..………..<br />
….......................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................<br />
...........................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
17 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
CH Ủ T ỊCH H ỘI ĐỒNG SÁNG <br />
KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
N ội dung <br />
Trang <br />
I. Phần mở đầu<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
18 ường TH Lý Tự Trọng<br />
Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… <br />
1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài…………………………………………… <br />
1<br />
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………. <br />
2<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu……………………………………………. <br />
2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… <br />
2<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………....... <br />
2<br />
2. Thực trạng……………………………………………………………….. <br />
3<br />
3. Giải pháp, biện pháp…………………………………………………….. <br />
4 <br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu………………………………………………………………………… 14<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận………………………………………………………………… <br />
14<br />
2. Kiến nghị……………………………………………………………….. <br />
15<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
1 Sách hướng dẫn học Toán 3. Nhà xuất bản giáo dục Việt <br />
Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Ba Tr<br />
19 ường TH Lý Tự Trọng<br />