intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản lý thuyết Đồng diễn Thể dục nhằm thực hiện tốt các hoạt động Đồng diễn cho trường THPT Thống Nhất B

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

261
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản lý thuyết Đồng diễn Thể dục nhằm thực hiện tốt các hoạt động Đồng diễn cho trường THPT Thống Nhất B” giúp giáo viên có được cơ sở lý luận, khái niệm tương đối rộng về ĐDTD để có thể biên soạn, huấn luyện, chỉ đạo hoạt động ĐDTD đạt hiệu quả mong muốn. Động viên, tập hợp toàn thể học sinh tích cực rèn luyện thân thể, tạo không khí tươi vui, biểu dương tinh thần… Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản lý thuyết Đồng diễn Thể dục nhằm thực hiện tốt các hoạt động Đồng diễn cho trường THPT Thống Nhất B

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT B Mã số: ....................... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ THUYẾT ĐỒNG DIỄN THỂ DỤC NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỒNG DIỄN CHO TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT B Người thực hiện: Võ Huy Phiệt Bộ môn: Thể dục Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục:  Phương pháp dạy học bộ môn:  Phương pháp giáo dục:  Lĩnh vực khác:  Có đính kèm :  Mô hình Phần mềm Phim ảnh  Hiện vật khác
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Võ Huy Phiệt 2. Ngày tháng năm sinh: 17/06/1984 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Trường THPT Thống Nhất B 5. Điện thoại: 0613867623 (CQ) / ĐTDĐ: 0906017246 6. Fax: E-mail: vohuyphiet@gmail.com.vn 7. Chức vụ: Giáo viên – Bí thư Chi đoàn Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất B II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2008 - Chuyên ngành đào tạo: Thể dục III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Thể dục thể thao Số năm có kinh nghiệm: 05 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011 -2012: “Phương pháp dạy học theo nhóm nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy Thể dục”
  3. MỤC LỤC Trang  Trang bìa ................................................................................................. 1  Sơ yếu lý lịch khoa học ........................................................................... 2  Mục lục ................................................................................................... 3  Danh từ chữ cái viết tắt ........................................................................... 4 I. Phần mở đầu .................................................................................................. 5 1. Đặt vấn đề ........................................................................................... 5 2. Phạm vi, giới hạn và mục đích của đề tài ............................................. 6 II. Phần cơ bản .................................................................................................. 7 1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 7 2. Thực trạng của vấn đề ......................................................................... 9 3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 10 4. Thiết kế chương trình đồng diễn trường THPT Thống Nhất B chào mừng 28 năm ngày nhà giáo việt nam 20 - 11 ........................................ 21 5. Một số hình ảnh đồng diễn của trường THPT Thống NHất B……….26 III. Phần kết thúc ............................................................................................. 27 1. Kết luận ............................................................................................. 27 2. Kiến nghị ........................................................................................... 27 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 29 Phiếu đánh giá, nhận xét SKKN ...................................................................... 30
  4. DANH TỪ CHỮ CÁI VIẾT TẮT  ĐDTD: Đồng diễn thể dục  ĐD: Đồng diễn  TDTT:Thể dục thể thao  GDTC: Giáo dục thể chất  KT – XH: kinh tế, xã hội  THPT: Trung học phổ thông  TT: Thể thao  X: Biểu tượng hình người
  5. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Từ cổ xưa, để sinh tồn, con người luôn phải chống chọi với thiên tai, thú giữ, phải biết leo trèo, săn bắn, lội qua sông vượt qua suối…. Từ thực tiễn này mà thể dục đã sớm được hình thành. Cùng với sự phát triển của con người, thể dục ngày càng hoàn thiện hơn, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và có tính thực dụng hơn. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, tính thực dụng cũng mang những đặc trưng khác nhau Ngày nay, TDTT không chỉ là phương tiện tập luyện để đem lại sức khỏe cho con người mà nó còn được tổng hòa vào các mối quan hệ xã hội: Dùng để thi đấu, biểu diễn, giao lưu, tăng cường tình hửu nghị, đoàn kết giữa mọi người với nhau, giữa các vùng miền vầ các nước trên thế giới. Có thể nói TDTT ngày càng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Vì mục đích khác nhau, tính thực dụng khác nhau mà ngày nay TDTT được chia ra thành rất nhiều bộ môn, nội dung, hình thức khác nhau. Trong đó Đồng diễn thể dục là một hình thức rất riêng và đặc thù của TDTT: Là một loại hình biểu diễn tập thể độc đáo thuộc lĩnh vực nghệ thuật của TDTT, thu hút được số lượng đông người tham gia biểu diễn liên hợp các động tác của thể dục cơ bản trong những đội hình và đội ngũ được chọn Từ khi ra đời (1891), ĐDTD thể hiện ngay được ý nghĩa tuyên truyền và giáo dục, động viên người biểu diễn thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khỏe và thể hình đẹp, phát triển các tố chất thể lực và hình thành các kỹ năng phối hợp, vận động một cách khéo léo, nhịp điệu. Rèn được ý thức tập thể cao, tinh thần đồng đội gắn bó và tính tổ chức kỹ luật chặt chẽ ĐDTD có sức hấp dẫn và mang tính tuyên truyền giáo dục cao, vì thế ngày nay ĐDTD thường được đưa vào chương trình các hoạt động ngày hội TDTT trên qui mô toàn quốc, tỉnh thành, ngành, Hội khỏe Phù Đổng và trong trường học ĐDTD được xem như một nội dung trong nghi lễ chào mừng, góp phần không nhỏ biểu hiện khí thế quần chúng, hưởng ứng phong trào rèn luyện thân thể, giáo dục tòan diện, xây dựng cuộc sống văn hóa tươi vui, lành mạnh. ĐDTD hiện đang phát triển theo xu hướng nhằm mục đích phản ánh phong phú nguyện vọng của loài người, đường lối chính trị quốc gia và quốc tế. Đó là những chủ đề tư tưởng được thuyết minh trong kết cấu nội dung và hình thức diễn tả. Vì thế ngày nay ĐDTD Được sử dụng ở các đại hội TT lớn mang tầm quốc tế như Olympic, World Cup, Seagame.. Đặc biệt là chương trình ĐDTD mang tên Arirang của cường quốc về Đồng diễn - Triều Tiên. Thấy được ý nghĩa lớn của ĐDTD nên những năm gần đây Đảng, nhà nước cũng như ngành TDTT rất quan tâm phát triển hình thức này. Đặc biệt tại Seagames 22 lần đầu được tổ chức tại Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc với nhiều màn ĐD rất hoành tráng, đầy âm thanh và màu sắc, để lại nhiều ấn tượng sâu đậm, lòng tự hào trong mỗi người dân Việt Nam và sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế. Cho thấy được
  6. khát vọng hòa bình, sự vươn lên mạnh mẽ về KT – XH của đất nước chúng ta sau chiến tranh. Hiện nay ĐDTD có sức hấp dẫn rất lớn đối với học sinh. Ban Giám Hiệu ở các trường phổ thông cũng rất quan tâm, vì thế ĐDTD phát triển rất mạnh mẽ trong các trường học. Xuất hiện thường xuyên ở các Hội khỏe Phù Đổng, các ngày lễ lớn của nhà trường: Thành lập trường, ngày Nhà Giáo Việt Nam, thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…. Nhiều Giáo viên Thể dục đã có thể thực hiện được các chương trình ĐDTD cho trường mình. Tuy nhiên khi thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng, chưa đạt được hiệu quả như mình mong muốn. Thậm chí một số giáo viên không thể thực hiện được. Đây là hạn chế mà tại Hội thảo khoa học quốc gia bàn về giáo dục âm nhạc, mỹ thuật và GDTC ở trường phổ thông Việt Nam diễn ra tại Hải Phòng ( 12/2012) đã nêu: “Trong đào tạo giáo viên các môn nghệ thuật và GDTC chưa chú trọng đến việc rèn luyện cho giáo sinh năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình. Giáo viên âm nhạc phải rèn luyện để tổ chức được hội diễn, giáo viên GDTC phải tổ chức được những màn đồng diễn, hội thao hay những hoạt động tại địa phương nơi nhà trường đóng chân. Người giáo viên phải đóng vai trò nòng cốt trong công tác tổ chức”. Nhiều trường ở các ngày lễ lớn rất muốn thực hiện chương trình ĐD để chào mừng nhưng giáo viên lại không thực hiện được. Có rât nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: ĐDTD là một nội dung khó, phức tạp, tổng hợp nhiều kiến thức về thể dục, âm nhạc, hội họa, sân khấu….Mặt khác ĐDTD đòi hỏi nhiều người tham gia, kinh phí lớn, thời gian tập luyện nhiều…Tuy nhiên nguyên nhân cơ bản nhất là do khi được đào tạo chưa được chú trọng rèn luyện các năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn liên quan đến ĐDTD dẫn đến thiếu lý thuyết cơ bản về ĐDTD Với mong muốn bổ sung một số kiến thức cơ bản về lý thuyết ĐDTD nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên trường THPT Thông Nhất B khi thực hiện các chương trình Đồng diễn cho nhà trường tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản lý thuyết Đồng diễn Thể dục nhằm thực hiện tốt các hoạt động Đồng diễn cho trường THPT Thống Nhất B” 2. Phạm vi, giới hạn đề tài và mục đích nghiên cứu a. Phạm vi, giới hạn đề tài: - Nghiên cứu về lý thuyết ĐDTD - Nghiên cứu và áp dụng trong trường THPT Thống Nhất B b. Mục đích nghiên cứu: - Giúp giáo viên có được cơ sở lý luận, khái niệm tương đối rộng về ĐDTD để có thể biên soạn, huấn luyện, chỉ đạo hoạt động ĐDTD đạt hiệu quả mong muốn. - Động viên, tập hợp toàn thể học sinh tích cực rèn luyện thân thể, tạo không khí tươi vui, biểu dương tinh thần… II. PHẦN CƠ BẢN
  7. 1. Cơ sở lý luận: Tuy cách giải thích khác nhau, song lý thuyết được hiểu là hệ thống kiến thức, tri thức khoa học, các khái niệm, phạm trù và qui luật về bản chất sự việc và mối liên hệ cơ bản giữa các sự vật trong thế giới hiện thực. Lý thuyết là nền tảng cho các công trình nghiên cứu ở mọi lĩnh vực. Bởi lẽ lý thuyết là kinh nghiệm, kiến thức, tri thức, trí tuệ của các thế hệ tích lũy lại, cung cấp cho người nghiên cứu cơ sở kiến thức để lập luận và kiến giải các vấn đề nghiên cứu Lý thuyết ĐDTD là hệ thống kiến thức, tri thức khoa học được khái quát từ thực tiễn sáng tác về ĐDTD. Trước hết, lý thuyết là những nghiên cứu về ĐDTD, đúc kết thành các vấn đề lý thuyết mang tính phổ quát. Tiếp theo, lý thuyết ĐDTD là nghiên cứu vận dụng các lý thuyết để xem xét ĐDTD dựa trên giả thuyết được xây dựng trên cơ sở của lý thuyết đó và tập trung vào vấn đề mà người nghiên cứu cho là quan trọng. ĐDTD là lọai hình biểu diễn tập thể độc đáo thuộc lĩnh vực nghệ thuật của TDTT. Đồng diễn thể dục xuất hiện như một hiện tượng văn hóa được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX (1891). Cùng với các hình thức thao diễn khác mang tính nghệ thuật của TDTT, đồng diễn thể dục trở thành độc đáo vì nó thu hút được số lượng đông người tham gia biểu diễn các liên hợp động tác của thể dục cơ bản. Bài biểu diễn được thực hiện với các động tác khỏe, đẹp trong nền âm nhạc có tính tiết tấu, nhịp điệu phù hợp. Người biểu diễn phải nắm vững động tác và phương pháp di chuyển, biến đổi đội hình: Phối hợp tập thể một cách chặt chẽ theo nhịp chuyển động để tạo ra đường nét trên mặt bằng hay hình khối trong không gian. Sự hấp dẫn của ĐDTD là hình ảnh khỏe đẹp, sự phối hợp khéo léo, chính xác và thống nhất giữa các động tác. Sự kết hợp hài hòa giữa vận động và âm nhạc, sự lựa chọn thành công trong sắc phục và đạo cụ, thiết bị dùng trong đồng diễn. Sự hấp dẫn còn thể hiện ở ý nghĩa tuyên truyền của chủ đề màn đồng diễn Xu hướng thể dục cho mọi người đã sớm hình thành thông qua các tổ chức có nhiệm vụ tập hợp quần chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên. Có thể nói công lao to lớn của những nhà giáo dục thể chất cuối thế kỷ XIX – Đặt yêu cầu rèn luyện thân thể toàn dân vào vị trí có tính chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và đặc biệt trong phát triển văn hóa giáo dục. Ngay từ khi ra đời, ĐDTD liên tục phát triển với qui mô ngày một lớn, trình độ tổ chức không ngừng được nâng cao, các yếu tố chuyên môn về kỷ thuật và nghệ thuật ngày càng hoàn thiện Trong khái niệm về ĐDTD cần có nhận thức đúng đắn đối với những đặc điểm của loại hình nghệ thuật này. Mặc dù ĐDTD mang nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật như: Múa, nhạc, trang trí nhưng vẫn có đặc trưng riêng của TDTT – Đội ngũ, đội hình, động tác. Cũng vì sự kết hợp giữa các yếu tố giống và khác nhau ấy nên ĐDTD đã trở thành bộ phận hữu cơ của nền văn hóa chung. Và ĐDTD không phải là “cùng tập” với nghĩa đen của nó. Cần phải hiểu rằng ĐDTD là biểu diễn cho người xem, vì thế người biểu diễn phải có nội tâm thích hợp với chủ đề ( Ví dụ: Niềm
  8. tự hào dân tộc, lao động sáng tạo, hửu nghị hòa bình, vươn tới đỉnh cao, nhà giáo và mái trường…..) Về hình thức diễn xuất phải coi trọng hành vi vận động và sử dụng có hiệu quả sắc phục, đạo cụ âm nhạc. Sự không thích đáng hoặc thiếu hợp lý thiết kế bài ĐDTD sẽ dẫn đến hạ thấp tác dụng tuyên truyền, làm cho ĐD trở nên kém hiệu quả, lãng phí. ĐDTD bao gồm nhiều lọai hình dựa trên cơ sở kết cấu, qui mô, đặc điểm đối tượng tham gia, đặc điểm sử dụng phương tiện. Về kết cấu, bài ĐDTD được thể hiện theo một qui trình, diễn biến theo thứ tự các phần mở đầu, cơ bản và kết thúc. Ở các phần ấy thể hiện rất đa dạng các hình thức cấu trúc khác nhau: Giản đơn hay phức tạp, thời gian thực hiện, nội dung, chủ đề chính và chương mục Về qui mô, sự huy động số lượng người tham gia nhiều hay ít phụ thuộc vào sự tính toán khi xác định nhiệm vụ biểu diễn, diện tích sân bãi và các điều kiện thực hiện khác. Trong trường học số lượng học sinh ĐDTD có thể vài chục, vài trăm hoặc cả trường trên dưới ngàn người. Số lượng còn phải phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể như quĩ thời gian tập luyện, sân bãi… cũng như yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi ( Ví dụ: Xếp hình, xếp chữ phải có nhiều người ). Đối với bài ĐD được biên soạn cho đối tượng có trình độ tương đối cao không thể huy động học sinh toàn trường mà chỉ chon một số khá còn lại có thể tham gia làm phông nền hay chỉ tham gia một phần nào đó của bài. ĐDTD cổ điển là hoạt động biểu diễn của nhiều người cùng thực hiện theo nhịp đếm ( sau đó được thay bằng nhịp nhạc ). Biến hóa đội hình tương đối đơn giản, có sử dung. Các đạo cụ nhỏ nhẹ. Ngày nay ĐDTD hiện đại đã kế thừa những ưu thế vốn có của đồng diễn cổ điển, bên cạnh đó đã và đang phát triển theo xu hướng sử dụng các phương tiện hiện đại. Số lượng người biểu diễn không nhiều như ở các bài cổ điển nhưng vẫn thể hiện được qui mô lớn, trình độ phối hợp cao và có lợi thế trong biểu hiện bằng hình tượng, âm thanh, ánh sáng màu. Sự kế thừa và sáng tạo đang thúc đẩy ĐDTD phát triển với xu hướng hiện đại hóa, tận dụng mọi điều kiện thuận lợi để dàn dựng những màn đồng diễn có qui mô thích hợp, trình độ kỷ thuật và nghệ thuật cao, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng thị hiếu của quần chúng. 2. Thực trạng của vấn đề Giáo viên GDTC của trường hiện nay 100% đã đạt chuẩn, nhiệt tình trong công việc và có trình độ chuyên môn tốt. Hầu hết giáo viên đã tham gia biên soạn và thực
  9. hiện các chương trình đồng diễn chào mừng các ngày lễ lớn của nhà trường nên ít nhiều đã có một số kinh nghiệm trong ĐDTD. Học sinh của trường rất năng động, tiếp thu động tác nhanh, cảm thụ âm nhạc tốt, thích tham gia các hoạt động phong trào, tập thể, có tính tổ chức kỷ luật. Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến hoạt động văn hóa, TDTT. Trường có truyền thống tổ chức các chương trình đồng diễn chào mừng các ngày lễ lớn của Trường. Sân trường tương đối rộng, thoáng mát Những điều kiện trên rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động đồng diễn trong nhà trường. Ngoài tác dụng rèn luyện sức khỏe, tạo không khí vui tươi cho học sinh, ĐDTD còn biểu dương mạnh mẽ khí thế vươn lên của một ngôi trường đã đạt chuẩn quốc gia, lòng tự hào khi được học tập dưới mái trường này nên mỗi khi trường tổ chức các hoạt động Đồng diễn học sinh rất háo hức tham gia. Công tác biên soạn một bài ĐDTD được hình dung như xây dựng một tác phẩm nghệ thuật. Sản phẩm là một bản thiết kế tỉ mỷ có chủ đề của bài, bố cục, nội dung, đặc điểm đối tượng, các phương tiện thực hiện, số lượng, tính chất đội hình, động tác và âm nhạc, nên để thực hiện được một chương trình ĐDTD là tất phức tạp và tốn kém nhất là ở trường THPT ( kinh phí cho ĐDTD thường rất hạn chế ). Cũng vì sự qui mô cũng như tính chất phức tạp đòi hỏi rất khoa học và phải huy động nhiều lực lượng mà không phải ai cũng thực hiện được và giám thực hiện nhất là khi bản thân chưa nắm được cơ sở lý luận và lý thuyết về ĐDTD. Hiện nay các bài viết cũng như các nghiên cứu về ĐDTD đang rất thiếu, vì thế khi nghiên cứu có rất ít thông tin để tham khảo, chủ yếu là xem qua các video, băng hình, hoặc xem các chương trình nghệ thuật có hình thức tương đồng rồi tiến hành biên soạn, thực hiện theo cảm nhận chủ quan của bản thân mà thiếu tính khoa học nên các chương trình ĐDTD ở các trường phổ thông hiệu quả chưa cao hoặc làm kinh phí phình lên quá lớn nên không thực hiện được. Vì thế, giáo viên rất cần được xây dựng một cơ sở lý luận, một lý thuyết cơ bản về ĐDTD làm chổ dựa khi thực hành phương pháp. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Đội hình đồng diễn thể dục
  10. Hình 1 3.1.1. Khái niệm về đội hình đồng diễn thể dục Đội hình trong ĐDTD là những đường nét được hình thành trên mặt sân thông qua sự sắp xếp các cá nhân trong mối liên kết tập thể
  11. Trong ĐDTD mỗi cá nhân ở bất kỳ một thời điểm nào nó đều có vị trí của mình trên mặt sân. Sự liên kết ấy với những người khác ( cũng có vị trí riêng của họ ) tạo thành quan hệ vị trí. Khi mật độ sắp xếp dày, người nọ cách người kia không xa ( gần 50cm ) có thể nhìn thấy rõ nét đội ngũ, đội hình và phân biệt được so với khi đứng dàn đều trên sân. Để thống nhất về thuật ngữ dùng trong đội hình đồng diễn cần có qui ước chung và thống nhất về vị trí trên mặt phẳng của sân ( Hình 1 ). Sân biểu diễn thường là mặt phẳng hình vuông hay hình chữ nhật. Trên các đường biên dọc thường được chia đều khoảng cách ( chẳng hạn 2m ) và được đánh dấu bằng chữ cái A, B, C, D, E…cho đến tận góc 2 và 4. Còn trên đường biên ngang thường được chia dều khỏang cách ( chẳng hạn 2m) cũng theo như ở đường biên dọc và được đánh dấu bằng số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5… cho đến tận góc 3 và 4. Như vậy, ở mỗi lô khi nối các điểm chia đều này ở hai biên dọc với nhau và nối các điểm chia đều ở hai biên ngang với nhau, sân sẽ được phân thành các ô vuông diện tích 2m x 2m = 4m2. Tùy theo yêu cầu biểu diễn, sân có thể chia rộng hơn hoặc hẹp hơn. Trường hợp số người biểu diễn rất đông, vài ngàn người, để vẽ các điểm chuẩn trên sân người ta chỉ cần qui định ở lô mẫu, đánh đúng số thứ tự A, B, C…và 1, 2, 3…từ góc 1 sang 2 và từ góc 1 xuống 3 sẽ có số điểm chuẩn ở lô mẫu thống nhất cho các lô khác.
  12. Hình 2 Cũng theo nguyên tắc phân chia như vậy, tùy theo số người biểu diễn và thiết kế các đội hình trên sân để vẽ các điểm chuẩn cách đều nhau ( còn gọi là đội hình cơ bản dàn đều trên sân với giản cách trái phải và cự ly trước, sau hợp lý 1,5 → 3,0m x 1,5 → 3,0m ). Điểm chuẩn có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là mốc cơ bản đánh dấu vị trí cá nhân dàn đều trên sân với khoảng cách yêu cầu, dùng để chỉnh đốn các lọai đội hình trong khi thiết kế bài đồng diễn. mỗi điểm chuẩn đều có tên, ( Ví dụ: C3, E5, K7 ) trong (Hình 2). Có thể hình dung trên mặt phẳng sân đồng diễn mỗi điểm chuẩn luôn được cố định và tất cả các đội hình cũng như các cá nhân di chuyển vị trí đều căn cứ vào mốc chuẩn đó. 3.1.2. Mẫu đội hình đồng diễn thể dục Có hai dạng đội hình chính là thanh và khối. Đội hình thanh là sự liên kết đơn ( 1 hàng ) hoặc cá cá nhân với nhau. Đội hình khối là sự liên kết kép ( nhiều hàng ) các cá nhân với nhau ( hoặc ngồi, nằm, chồng người…) như (Hình 3). Trên sân đội hình 3a, 3c dạng thanh và 3b, 3d dạng khối.
  13. Trong dạng đội hình thanh sự liên kết cá nhân thường có hai đầu mở, còn đội hình khối được khép kín hoàn toàn. Tuy nhiên giữa hai dạng đội hình ấy còn có hình thức trung gian ( vừa mang tính thanh vừa mang tính khối ) Hình 3 Hình 4
  14. Những đội hình thường được sử dụng trong đồng diễn thể dục có tên gọi như sau: a. Cơ bản (dàn đều như hình 2) b. Cột dọc (quan hệ trước, sau thẳng hướng) c. Hàng ngang (quan hệ trái, phải thẳng hàng) d. Gấp khúc (góc) ( 6a ) e. Sóng (cung) ( 6b ) f. Vòng tròn ( 6c ) g. Hỗn hợp ( 6d ) Ở đội hình cột dọc hoặc hàng ngang có thể hướng chếch ( xem Hình 5 ), có thể thay chữ dọc bằng chéo để phân biệt hàng ngang và hàng chéo, cột dọc và cột chéo. Cột dọc 5a Liên kết trước sau Cột chéo 5b Hàng ngang 5c Liên kết trái phải Hàng chéo 5d Hình 5
  15. Hình 6 Để phân biệt với thuật ngữ đội ngũ trong thể dục, đội hình cột dọc có thể mang thêm luống dọc ( gồm luống đơn hoặc luống kép ), hàng ngang đứng sát nhau còn gọi là luống ngang ( gồm luống đơn hoặc luống kép ) Trong ĐDTD việc lựa chọn các đội hình phải xuất phát từ yêu cầu mục đích và dựa vào số lượng người, màu sắc phục cũng như số lượng người nam, nữ. Ngoài ra, phải hết sức coi trọng đến cách thức di chuyển biến đổi để giữ được tính nghệ thuật và kỹ thuật của bài tập đội ngũ đội hình thể dục, phải hết sức tránh xếp đội hình mà không có tính mục đích và phải cân nhắc đến vẽ đẹp cảnh quan trên sân – đó là bức tranh toàn cảnh ở từng thời điểm khác nhau. 3.2. Động tác đồng diễn thể dục Trong ĐDTD động tác chiếm giữ vị trí rất quan trọng. Động tác trong bài biểu diễn được xem như vật liệu kiến trúc công trình. Tất cả các loại bài đồng diễn mang tính thể dục thể thao đem đến cho người xem cảm giác khỏe, đẹp, nghệ thuật và vận động chính xác, nhịp điệu, đa dạng có tính thống nhất và phối hợp một cách khéo léo giữa những người cùng biểu diễn với nhau. Bài đồng diễn cơ bản nhất thông thường là một bài thể dục gồm 8 – 12 động tác do một tập thể đã tập thuộc thực hiện. Mỗi động tác được thực hiện 2l x 8n và được liên kết để không có nhịp thừa. Người biểu diễn được xếp vào một đội hình nào đó ( ví dụ đội hình cơ bản ) Để đảm bảo tính đồng đều, người ta thay hô, đếm bằng nhịp nhạc, trống, bộ gõ… và người biểu diễn được trang bị trang phục, đạo cụ khi cần thiết. Cái đáng xem
  16. ở loại bài đơn giản này là ở nội dung, động tác có đều, chính xác, khỏe đẹp hay không? Thực hiện đúng nhip hay không, trạng thái tinh thần biểu diễn như thế nào? Cũng có thể coi những bài đồng diễn đơn giản này là “đồng tập”. Ngày nay trình độ dân trí đã phát triển hơn trước rát nhiều, người ta không hài lòng với loại “đồng tập” như vậy nữa mà đòi hỏi cao hơn. Động tác phải được cách điệu, biến tấu, phá cách, phải có các đội hình vui mắt chứ không phải tại chỗ và động tác được thực hiện trong nền âm nhạc hấp dẫn, hợp thị hiếu. Cần nhận thức rõ động tác trong ĐDTD không phải lấy bài tập nguyên bản ra biểu diễn mà người soạn phải ý thức rằng đồng diễn là để cho khán giả thưởng thức, do vậy động tác phải thuộc dạng biểu diễn nghệ thuật. Trong quá trình tập đồng diễn, các bài tập sẽ có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, thể lực, kỹ năng, phát triển năng lực thẩm mỹ và rèn luyện trạng thái…Nhờ đó, bài biểu diễn mới đạt kết quả cao. Đó là tác dụng hai chiều của chủ thể khách quan. Phải lấy khách quan làm tiêu chuẩn cho yêu cầu chủ thể. Chính quan điểm lý luận này chưa được nhiều người thừa nhận và cũng chính vì lẽ đó mà nhiều bài đồng diễn sáng tác đã không mấy giá trị, không để lại mấy ấn tượng cho người xem và khá tốn kém, ít hiệu quả. Ngay đối với những bài đồng diễn đơn giản nhất, các động tác được đưa vào nội dung phải thực hiện rất đều, chính xác, có biên độ rộng và nhịp điệu, tính chỉnh chu, điêu luyện là những yếu tố kích thích, hấp dẫn người xem. Đôi khi trong ĐDTD còn phải thực hiện không cùng nhau mà cách pha, cách nhịp, lần lượt để cho khác với “đồng tập” mang tính đồng diễn. Cần phải phân biệt bài tập thông thường với bài tập ĐDTD về tính chất mục đích. Đối với các động tác rèn luyện thân thể, người ta biên soạn các động tác để phát triển toàn diện ( tất cả các bộ phận của cơ thể ) Trong số những động tác ấy có không ít những động tác có biên độ nhỏ ( gập, duỗi cổ, xoay vai, xoay hông, xoay cổ tay….) nếu đưa vào trong bài đồng diễn thì người xem không nhận thấy rõ, tai cũng không nghe thấy nhịp ăn nhập với vận động. Vì vậy, động tác ĐDTD phải đáp ứng được nguyện vọng của khán giả là thường muốn thấy cái mới lạ, sáng tạo, thể hiện được sự hấp dẫn nghệ thuật điêu luyện. Các động tác không những cần biên độ rộng, phối hợp hài hòa, thực hiện chính xác mà còn phải mang tính nghệ thuật cao. Động tác đồng diễn ở các đối tượng khác nhau phải mang đặc điểm tâm sinh lý phù hợp ( Ví dụ: Nhí nhảnh ở trẻ em, mạnh mẽ ở thanh niên, mểm mại duyên dáng ở thanh thiếu nữ, khoan thai bền bỉ ở người cao tuổi…) Trong đồng diễn kỹ thuật cao người ta thường chọn một số vận động viên, diễn viên múa, xiếc tham gia biểu diễn ở một số điểm chính trên sân. Các động tác của họ cần thể hiện trình độ kỹ thuật điêu luyện, nghệ thuật tinh xảo. Không nên quan niệm rằng ĐDTD chỉ gồm động tác thể dục, có như vậy, mới tận dụng được các yếu tố nghệ thuật của nền văn hóa chung và mới có nhiều sản phẩm sáng tạo phục vụ người xem ( ví dụ múa sap., múa nón, xếp hình, xếp chữ…) Hiện nay rất nhiều ý kiến tranh luận trong lĩnh vực đồng diễn. Tiết mục như múa, nhạc mang đặc trưng văn hóa nghệ thuật, còn các tiết mục TDTT ( động tác kỹ
  17. thuật TDTT, hoặc các động tác mang tính chất rèn luyện thân thể). Cũng có thể vì sự lồng ghép với chủ định làm tăng thêm tính nghệ thuật trong biểu diễn mà người ta thừa nhận hết sức tự giác – đồng diễn là một hoạt động rộng, còn ĐDTD là một hoạt động trình diễn có thêm tính chất của TDTT. Rất tiếc vì sự tranh luận đã không được kết thúc bởi vì đồng diễn cũng theo trường phái – một trường phái nhằm thể hiện khỏe đẹp bằng động tác, bài tập, còn một trường phái khác cho rằng đồng diễn là nghệ thuật vận động khéo léo, đồng diễn trong đội ngũ, đội hình ( vận dụng thể dục nghệ thuật và kỷ thuật vận động cơ bản ở tất cả các môn thể dục thể thao kết hợp với văn hóa ). Không nên vội kết luận, cần thông qua thực tế kiểm định và có thể lấy thị hiếu của quần chúng làm tiêu chuẩn. Đồng diễn như thế nào đó để quần chúng xem thấy nhiều cái đẹp trong đó, thực hiện được nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục và gây được cảm hứng lạc quan, vui tươi, động viên sự phấn đấu, hướng tới chân – thiện – mỹ - lý tưởng cao đẹp ở con người hiện đại. Hoạt động đồng diễn phải được thực hiện theo đơn đặt hàng của người xem chứ không phải có gì diễn nấy ( coi ĐDTD chỉ là bài tập thể chất rèn luyện thân thể ). Đương nhiên phải tránh xu hướng không dựa vào các đặc điểm vận động của TDTT mà chỉ thiên về các điệu vũ và kịch đơn thuần diễn ngoài trời. Trong ĐDTD phải hết sức coi trọng tính đa dạng của động tác, tránh hết sức lặp đi lặp lại nhiều lần để kéo dài thời gian, phải bỏ đi những động tác thiếu tính nghệ thuật và kém hiệu quả., khi thực hiện không có hướng chính, biên độ nhỏ, nhịp điệu rời rạc… cũng có thể sử dụng hình thức thay đổi tư thế ( đứng, quỳ, ngồi, nằm, chồng người…) để thực hiện cùng một động tác, coi đó là phương án đa dạng hóa khi mà động tác ở người biểu diễn có hạn và thời gian tập luyện không cho phép để tập thêm các động tác mới. Ví dụ: Động tác cơ bản ở tư thế đứng: - Nhịp 1 và 2 tay lên ngang vai - Nhịp 3 và 4 tay từ ngang vai lên cao - Nhịp 5 và 6 bắt chéo tay lên cao 1 lần - Nhịp 7 và 8 tay hạ từ trên cao xuống, đứng thẳng Động tác biến hóa: - Nhịp 1 tay trái lên ngang vai - Nhịp 2 tay phải lên ngang vai - Nhịp 3 tay trái từ ngang đưa lên cao - Nhịp 4 tay phải đưa lên cao - Nhịp 5 và 6 hai tay vòng rộng qua ngang bắt chéo ở phía trước ( trước gối ) rồi dang ngang. - Nhịp 7 hạ tay trái xuống, nhịp 8 hạ tay phải xuống. Vấn đề đa dạng hóa động tác trong đồng diễn là vấn đề biến hóa các vận động cơ bản theo nhịp điệu. Sự thay đổi tính chất vận động ( thời gian, không gian, dùng sức ) nhờ
  18. các hình thức có tính biến hóa có tính nghệ thuật làm cho động tác trở nên phong phú và đẹp hơn. 3.3. Âm nhạc trong đồng diễn thể dục Trong ĐDTD, âm nhạc kèm theo không với ý nghĩa lồng ghép miễn cưỡng mà là phối hợp lựa chọn làm tăng tính nghệ thuật của bản thân tác phẩm. Âm nhạc vừa là tín hiêu âm thanh để duy trì nhịp điệu động tác cho tất cả mọi người cùng biểu diễn, đảm bảo mọi người cùng thực hiện đồng đều. Quan trọng hơn là âm nhạc đem đến cho người thưởng thức cảm giác dễ chịu, được truyền cảm bằng nội dung và nghệ thuật trình diễn. Khán giả xem đồng diễn được thưởng thức đồng thời hình ảnh sinh động trên sân và âm thanh hòa quyện với động tác nhịp nhàng bằng tai nghe cùng lời thuyết minh cho một chủ đề nào đó sẽ làm tăng lên gấp bội tính hấp dẫn của biểu diễn. Âm nhạc đưa vào ĐDTD được lựa chon như một nội dung sáng tác đồng diễn, bởi âm nhạc không chỉ là giai điệu thay đổi âm sắc, âm lượng mà là ngôn ngữ của ngôn ngữ. Khả năng âm nhạc rất lớn để diễn tả tâm trạng, tình cảm, cảnh quan… vì vậy, thế mạnh của nó đã làm cho đồng diễn thể dục coi âm nhạc là nửa phần của tác phẩm đồng diễn hoàn hảo. Một màn đồng diễn từ khi vào sân đến khi kết thúc với muôn hình ảnh đã diễn ra trên sân trong nền nhạc hòa quyện và có chủ đề biểu diễn thống nhất sẽ gây cảm xúc mạnh mẽ hơn. Sự tươi vui, yêu đời, tình bạn bè thân ái, tính hiếu động và hồn nhiên… phải nhờ đến âm nhạc rất nhiều mới có thể làm nổi bật được chủ đề diễn xuất. Chỉ có đội hình và động tác không thôi, với nhịp hô đếm “tập thể dục” thì thật là khó đạt được mục đích một cách hoàn hảo. 3.4. Trang phục và đạo cụ trong đồng diễn thể dục Trong ĐDTD, trang phục và đạo cụ có ý nghĩa rất quan trọng. Có những bài đồng diễn lớn, người biểu diễn sử dụng quần áo rất đơn giản, bình thường, hoặc ở trần. Cũng có bài biểu diễn không cần đạo cụ. Những bài như thế này yêu cầu cao về tính tổ chức kỷ luật, cách biến đổi đội hình và sự khỏe đẹp trên cả hai mặt thể chất cũng như tinh thần. Ở những năm gần đây những bài đồng diễn như thế này rất ít gặp. Có thể coi trang phục và đạo cụ là những phương tiện trang trí, là hình thức nhưng xét kỹ thì không phải chỉ như vậy, nó có thể phản ánh chủ đề. Ví dụ: Các đạo cụ như kiếm, côn, cung, giáo… thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. Những màn đồng diễn có trang phục có nhiều màu sắc khác nhau có lợi thế tạo ra các mảng màu rực rỡ trên bức tranh và nỗi rõ trên nền sân, dưới bầu trời. Đồng phục phân biệt ở những vị trí biểu diễn khác nhau có thể làm các họa tiết đẹp hơn, thể hiện rõ chủ đề và đem đến cho khán giả cảm giác hài lòng, thán phục về nghệ thuật xếp hình qua màu sắc trang phục. Đạo cụ trong đồng diễn cũng là loại phương tiện, thường là dụng cụ nhỏ nhẹ cầm ở tay như cờ, hoa, vòng, khăn, các tấm biển màu.. giúp cho biểu diễn đẹp hơn, động tác biên độ lớn hơn, nghệ thuật tạo hình độc đáo hơn so với tay không. Những
  19. đạo cụ lớn do một nhóm người cùng sử dụng như ván cầu, vòng lăn, thang, sào…. Làm cho bài đồng diễn thể hiện vẽ đẹp của phối hợp tập thể. Một số vận động viên có trình độ kỹ thuật thực hiện động tác trên một số dụng cụ như xà đơn, xà kép, ngựa vòng, cầu thăng bằng…( không phải toàn mặt sân ) thể hiện tài nghệ của con người và rất hấp dẫn khán giả. Chính nhờ sử dụng đạo cụ mà nhiều màn đồng diễn trở nên hấp dẫn và có giá trị nghệ thuật cao hơn. Người ta coi trọng đạo cụ lâu nay đã sử dụng thành công nhưng nhiều nhà thiết kế đang tìm tòi sáng tạo ra những đạo cụ mới để khi ghép hình tạo ra được vẽ đẹp có tính ảo thuật. Chọn trang phục ( kiểu cách, màu sắc ) và đạo cụ ( loại hình, kích thước, tính năng) không chỉ để đẹp mà còn phải thuyết minh tích cực cho chủ đề, phản ánh đặc tính tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính và biểu hiện sinh động muôn vẽ cuộc sống xã hội Song kinh phí cho hoạt động đồng diễn, các khoản chi về đạo cụ và trang phục thường rất tốn kém, vì vậy tùy thuộc vào qui mô và điều kiện cho phép để chon trang phục và đạo cụ. 3.5. Sân bãi đồng diễn thể dục Hiệu quả của ĐDTD phụ thuộc một phần nào vào điều kiện sân bãi. Mặt bằng biểu diễn có thể là sân đất, sân cỏ hay nền lát có độ rộng đủ để có số lượng người biểu diễn dễ dàng thực hiện động tác, biến đổi đội hình, sắp hình, xếp chữ. Sân đồng diễn thường thấp nên khán giả có thể từ trên cao quan sát được diện rộng của mặt sân. Thông thường sân có mặt tiền hướng về khán đài A, đó là hướng chính phục vụ quan khách. Các khu vực quanh sân cũng có thể là các khán đài ( B – hướng đối diện A, C bên trái và D bên phải ), nếu các khán đài này cao hơn mặt sân sẽ tạo điều kiện cho quan khách thấy bao quát toàn cảnh. Trong trường hợp có xếp phối cảnh trên khán đài B thì đòi hỏi có độ dốc cao hơn và có số lượng bậc ngồi tương đối nhiều để đảm bảo cách xếp tinh tế hơn. Việc thiết kế bài bản và lựa chọn trang phục, đạo cụ phải gắn liền với yêu cầu sân bãi. Những điều kiện về địa hình, kích thước, màu sắc của nền sân và cảnh quan chung quanh đều chi phối hiệu quả của đồng diễn. Do biểu diễn đông người nên cần phải có diện tích sân rộng, mặt khác đòi hỏi phải có mật độ cao và có độ xa nhất định để khi quan sát người biểu diễn không bị che lấp lẫn nhau. Cần hết sức khắc phục tình trạng đồng diễn ngay sát khán giả, như vậy đội hình bị xóa nhòa không còn rõ nét, động tác tập thể trở nên kém hiệu quả thể hiện, các nét hình, chữ do người xếp sẽ không thể hiện ra được.Một điểm cần lưu ý trong khi chọn sân bãi là hướng ra sân, các cữa ( đủ rộng và thuận hướng cho người biểu diễn vào sân, ra sân đổi các màn biểu diễn có tính liên tục). Sân được sử dụng vào mùa mưa hay mùa khô đều phải sửa sang sạch đẹp, khô mịn, vì chính nền sân là không gian của cảnh, nền và khung của nó làm tôn vẽ đẹp rất nhiều cho cảnh ĐDTD. Đối với những màn đồng diễn có số lượng ít, có khi 8 – 12 người thường biểu diễn trên sân khấu. chính vì thế nên khán giả có thể ngồi thấp hơn sàn biểu diễn. 3.6. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động đồng diễn Tất cả các hoạt động tập thể đều gắn liền với công tác tổ chức và chỉ đạo. Lý luận trên lĩnh vực tổ chức và quản lý có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong hoạt động
  20. đồng diễn. Trước hết phải thấy hoạt động đồng diễn thể dục là sự huy động tập thể rất đông người của một hay nhiều đơn vị, cơ quan, trường học… tham gia, là hoạt động có định mức chặt chẽ và tính kế hoạch rất cao, đòi hỏi lãnh đạo đơn vị tham gia và chỉ đạo các cấp có liên quan phối hợp với nhau một cách thống nhất mới có thể đảm bảo hoạt động đồng diễn thể dục đạt kết quả mong muốn. ĐDTD thường chi phí rất lớn nên công tác chỉ đạo về chuyên môn cũng như kinh phí phải rất hợp lý, cần nhiều thời gian để chuẩn bị…các cấp chỉ đạo từ trung ương đến địa phương được xếp vào các ban, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công việc cụ thể. Chính bộ máy tổ chức được hình thành kịp thời có chức năng chỉ đạo cụ thể sẽ làm cho hoạt động ĐDTD trở nên suôn sẽ, các mặt tổ chức lực lượng, huy động phối hợp và huấn luyện, giáo dục, đáp ứng hậu cần… đều hoạt động hết sức khoa học, chủ động, không có sự chồng chéo và bị động phải chữa cháy. Có thể giới thiệu một mô hình về bộ máy tổ chức và công tác chỉ đạo ĐDTD như sau: Ban chỉ đạo gồm: Trưởng ban và hai phó ban Trưởng ban là một cán bộ cao cấp trong cơ quan nhà nước thuộc cấp tổ chức chịu trách nhiệm toàn diện từ khi chẩn bị cho đến khi đồng diễn được công diễn chính thức . Là người có quyết định cao nhất trong phạm vi tổ chức hoạt động: Duyệt thiết kế, phê chuẩn kế hoạch về huy động lực lượng, biên chế, huấn luyện và kinh phí. Hai phó trưởng ban là người giúp việc chuyên trách hai ban lớn, được phân công phụ trách các phần việc. Phó trưởng ban phụ trách tổ chức, huy động lực lượng, huấn luyện và phó trưởng ban phụ trách hậu cần. Các phó trưởng ban chọ một nhóm cán bộ chuên môn phụ trách cho mình, giới thiệu để trưởng ban bổ nhiệm bằng quyết định văn bản Hai ban chuyên môn có thể chia thành nhiều tổ để phụ trách, điều hành công việc cụ thể Ví dụ: - Các bộ phận huy động lực lượng, biên chế đơn vị, sắp xếp huấn luyện - Các cán bộ cấp phát kinh phí, mang trang phục, sắm đạo cụ, kẻ sân, loa đài…. Sự phối hợp trong tổ chức và chỉ đạo nhằm đảm bảo cho các hoạt động cụ thể được tiến hành nhịp nhàng, đúng tiến độ và có chất lượng. Trong hoạt động ĐDTD chỉ cần có những sơ suất nhỏ về mặt tổ chức và chỉ đạo sẽ dẫn tới hậu quả không nhỏ trong biểu diễn chính thức ( chỉ một lần ), do đó cần tính toán thận trọng để không xảy ra bất cứ trục trặc nào. 4. Thiết kế chương trình đồng diễn Thể dục của trường THPT Thống Nhất B chào mừng 28 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 – 20/11/2010 Chủ đề: Nhà giáo và mái trường - Trưởng ban chỉ đạo: Thầy Hà Huy Kiếm – Hiệu Trưởng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2