SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Tên nội dung Trang<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU……………………………………………….… 2 <br />
<br />
I. Đặt vấn đề ……………………………………………………………....... 2<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu ..…………………………………………………... 2<br />
<br />
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ………………………………….…. 3<br />
<br />
I. Cơ sở lí luận ……………………………………………………................. 3<br />
<br />
II. Thực trạng của vấn đề …………………………………………………... 4<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề………………................ <br />
5<br />
<br />
1. Giúp học sinh biết cách quan sát và nhận xét về hình vẽ...………………. 5<br />
<br />
2. Hướng dẫn học sinh kĩ năng vẽ hình trên giấy ô li kết hợp đọc thơ..…….. <br />
5<br />
<br />
3. Sử dụng một số thủ thuật trong các tiết dạy vẽ hình cho học sinh……...... <br />
8<br />
<br />
3.1. Vẽ bằng cách kết hợp hình cơ bản……………………………………… 8<br />
<br />
3.2. Tạo bức tranh từ những bộ phận của cơ thể.……...…............................... <br />
9<br />
<br />
3.3. Vẽ các con vật theo hình bàn tay…………………………….……….... 11<br />
<br />
IV. Tính mới của giải pháp………………………………………….……… 13<br />
<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ………………………………......... <br />
13<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ...………………………….... 14<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 1 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
I. Kết luận………………………………………………………………....… 14<br />
<br />
II. Kiến nghị ……………………………………………………………...... 15 <br />
Tài liệu tham khảo …………………………………………………..... ...... 17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề <br />
Phát triển thẩm mỹ là một trong những lĩnh vực giáo dục toàn diện <br />
trong hệ thống giáo dục hiện nay. Với mỗi trẻ em nói chung, học sinh tiểu <br />
học nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, ở đó chứa <br />
đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn. Trẻ em thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh <br />
vật xung quanh, dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc hay một bức <br />
tranh sinh động. Do đó năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ <br />
tuổi ấu thơ. Vì vậy, việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ <br />
tuổi nhỏ để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai. Nội dung <br />
dạy học môn Mĩ thuật là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ em rất <br />
hữu hiệu.<br />
Thông qua hoạt động dạy học mĩ thuật giúp học sinh mở rộng hiểu <br />
biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành ở các em khả năng tư duy, phát <br />
triển xúc cảm tình cảm nhân cách trí tuệ sự khéo léo tính kiên trì, đặc <br />
biệt là phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ, phát triển khả năng sáng tạo <br />
phản ánh thế giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu quý và trân trọng cái <br />
đẹp (tình yêu con người, yêu thiên nhiên, con vật, cỏ cây, hoa lá …). Nó là <br />
phương tiện hữu hiệu giúp cho thầy và trò trong việc tổ chức các hoạt động <br />
các môn học khác có liên quan trong chương trình dạy và học của lứa tuổi <br />
tiểu học, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống hàng ngày của các em.<br />
Bản chất của giáo dục thẩm mĩ là hoạt động nghệ thuật, con người <br />
luôn vươn tới cái đẹp, vươn tới cái "chân thiện mỹ". Do vậy, người ta <br />
càng quan tâm đến sáng tạo nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật, nó có vai <br />
trò quan trọng trong đời sống tâm hồn trẻ em. Hoạt động tạo hình đòi hỏi bàn <br />
tay khéo léo, óc quan sát tư duy, trí nhớ, sự tưởng tượng…góp phần phát triển <br />
trí tuệ, khi tìm tòi khám phá để tạo ra bức tranh đẹp giúp cho học sinh hiểu <br />
biết thêm những kiến thức cơ bản và sử dụng hiệu quả trong sản phẩm nghệ <br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 2 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
thuật của mình. Trong tác phẩm tạo hình của trẻ em, người ta có thể nhận <br />
thấy được các em muốn nói gì, thể hiện tình cảm gì. <br />
Trên thực tế, chất lượng các giờ dạy mĩ thuật ở trường tiểu học chưa <br />
cao bởi giờ còn học mang tính khuôn mẫu, áp đặt. Nhất là đối với học sinh <br />
lớp 1, sản phẩm của các em còn mang tính rập khuôn, thiếu sự mềm mại và ít <br />
có tính sáng tạo. Hơn nữa, hoạt động giáo dục thẩm mĩ đòi hỏi tính kiên trì và <br />
sự khéo léo của đôi tay. Thiếu những năng khiếu này nhiều học sinh thường <br />
không đủ kiên nhẫn để hoàn thành sản phẩm, việc tạo ra một sản phẩm đúng <br />
như suy nghĩ và mong muốn của các em là rất khó. <br />
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm <br />
hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1”.<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Đề tài đưa ra một số cách vẽ hình đơn giản giúp học sinh lớp 1 nắm <br />
bắt và thực hiện vẽ hình tốt hơn. Đề tài đi sâu nghiên cứu một số cách vẽ <br />
hình đơn giản nhưng vẫn đáp ứng được tính thẩm mĩ, tính sáng tạo, sự hài <br />
hoà không làm mất đi sự hồn nhiên trong các tác phẩm tạo hình của các em, <br />
từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục thẩm mĩ nhằm phát triển và giáo <br />
dục toàn diện cho các em.<br />
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận <br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:<br />
Trẻ em như búp trên cành<br />
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.<br />
Trẻ em được ví như mầm non tương lai của đất nước, cần được chăm <br />
sóc và học tập. Bác rất yêu thương và quan tâm đến thanh thiếu niên đặc biệt <br />
là các em nhi đồng. Câu nói của Bác chứa đựng tất cả tình yêu thương, sự <br />
chăm lo của Bác dành cho các em.<br />
Trẻ em là tương lai của nhân loại, của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, <br />
liên quan chặt chẽ tới những thế hệ kế thừa và tiếp nối. Vì vậy, nâng cao <br />
chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Việc chăm sóc <br />
giáo dục trẻ em phải bắt đầu ngay từ rất sớm và phù hợp với từng độ tuổi. <br />
Việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ em là một yếu tố quan trọng trong chương <br />
trình giáo dục tiểu học, giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện hài hoà. <br />
Danh họa Picasso có câu nói rất nổi tiếng: “Tôi mất bốn năm để vẽ <br />
được như Raphael, nhưng mất cả cuộc đời để vẽ như đứa trẻ”. Mĩ thuật là <br />
một bộ môn đòi hỏi tính kiên trì, khéo léo cũng như năng khiếu. Vì vậy, đối <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 3 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
với những học sinh không có năng khiếu thường tỏ ra ít hứng thú và nhanh bỏ <br />
cuộc. Chính vì những đặc điểm riêng biệt ấy người giáo viên phải nắm vững <br />
các nguyên tắc tạo hình, biết hướng dẫn học sinh tạo ra sản phẩm mà không <br />
gò bó các em. Làm sao để các em cảm nhận việc hoàn thành sản phẩm không <br />
có gì là quá khó với khả năng của mình, các em sáng tạo theo ý tưởng của <br />
chính bản thân mà không rập khuôn máy móc theo cô, không mất đi sự hồn <br />
nhiên của tác phẩm cái mà người lớn không có được.<br />
Picasso cũng nêu ra nhận định“Càng vững về kỹ thuật, càng nên đơn <br />
giản về kỹ thuật”. Nghĩa là, vẽ hình càng đơn giản hình càng đẹp, người xem <br />
dễ cảm nhận mà vẫn không thiếu đi tính sáng tạo, tính thẩm mĩ. Cái quan <br />
trọng ở đây là đối tượng được truyền đạt là học sinh lớp 1, cho nên kỹ năng <br />
vẽ hình càng đơn giản thì học sinh càng dễ tiếp thu và nắm bắt, sau khi nắm <br />
bắt được cách tạo hình các em có thể chủ động tạo ra tác phẩm theo cẩm <br />
nhận của riêng mình bởi vì “Tất cả trẻ con đều là nghệ sĩ”.<br />
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1, đây là giai đoạn <br />
chuyển giao giữa cấp học mầm non và tiểu học, tuy nhiên sự vận động của <br />
các em vẫn ở mức độ thấp (kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán, nặn…còn <br />
vụng). Mặt khác vốn ngôn ngữ của các em còn hạn chế, chưa thể diễn đạt <br />
nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy, hoạt động tạo hình <br />
chính là một thứ ngôn ngữ riêng để biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với <br />
mọi người xung quanh. Là cơ sở để phát triển thẩm mĩ và bước mở đầu vững <br />
chắc cho năng khiếu trong tương lai.<br />
II. Thực trạng của vấn đề<br />
Trường Tiểu học Trần Phú nằm ngay trung tâm thị trấn, được sự quan <br />
tâm của các cấp chính quyền địa phương, đa số giáo viên công tác lâu năm có <br />
nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục. Học sinh đều học 2 buổi/ ngày, đa <br />
số các em trong lớp là con em của người dân trong địa bàn, kinh tế gia đình <br />
tương đối ổn định. Các em được làm quen với môn Mĩ thuật ngay từ bậc học <br />
Mầm non nên khi bước vào cấp Tiểu học các em đã quen với cách cầm bút, <br />
cách vẽ màu và tỏ ra rất yêu thích môn học này. <br />
Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn rất nhiều khó khăn như: Trường <br />
có hai phân hiệu nằm tách biệt. Một số phụ huynh làm kinh tế xa các em sống <br />
chung với ông bà nên việc học của các em ít được quan tâm, còn phó mặc cho <br />
giáo viên và nhà trường. Quan niệm môn Mĩ thuật là môn phụ không cần <br />
thiết. Nhà trường còn thiếu các phòng chức năng nên chưa có phòng học riêng <br />
đối với môn Mĩ thuật.<br />
Tuy trước đó ở cấp học mầm non các em đã được làm quen với môn <br />
Mĩ thuật thông qua giờ học tạo hình, song không có giáo viên chuyên biệt nên <br />
các em không được hướng dẫn cách bố cục bài vẽ sao cho hợp lí, cách cầm <br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 4 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
bút để vẽ màu sao cho màu mịn màng, cách phối màu sao cho có đậm nhạt. <br />
Chính vì thế, những hướng dẫn sai lệch đã ăn sâu vào tâm trí các em làm cho <br />
giáo viên dạy mĩ thuật phải mất một quãng thời gian dài để hướng dẫn và <br />
điều chỉnh lại cho học sinh của mình. <br />
Một số học sinh khi đến lớp quên không mang vở vẽ, màu, bút chì,… <br />
thậm chí không có đồ dùng học tập ; một số học sinh hay nói chuyện riêng <br />
không tập trung, chưa tích cực trong giờ học. Một vài em học sinh người <br />
đồng bào dân tộc thiểu số chưa qua mẫu giáo, tiếp thu còn chậm hơn so với <br />
các học sinh khác. <br />
Kĩ năng vẽ hình của mỗi học sinh không đồng đều, một số em còn thụ <br />
động, kỹ năng cầm bút, tô, vẽ còn vụng về, chưa điều khiển được bàn tay khi <br />
sử dụng bút chì, bút màu…<br />
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh có hứng thú với <br />
giờ học cũng như học sinh hoàn thành tốt bài vẽ rất thấp do kĩ năng vẽ hình <br />
của các em còn yếu. Cụ thể kết quả khảo sát học sinh khối 1 học kì I năm <br />
học 2017 – 2018 (tại điểm chính) như sau:<br />
Tổng số Chưa có kĩ Nắm được kĩ Kĩ năng Có sáng tạo <br />
học sinh năng vẽ hình năng vẽ hình vẽ hình tốt trong bài vẽ<br />
20 em 47 em 20 em 10 em<br />
97 em<br />
20,6% 48,5% 20,6% 10,3%<br />
Từ kết quả khảo sát và qua quá trình nghiên cứu giảng dạy, tôi đã tìm <br />
ra một số giải pháp, biện pháp nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng vẽ hình <br />
như sau.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
1. Giúp học sinh biết cách quan sát và nhận xét về hình vẽ<br />
Quá trình dạy học sinh nhận biết, quan sát và phân tích là một quá trình <br />
quan trọng trong tiết dạy mĩ thuật. Học sinh có nhận biết và nắm vững đối <br />
tượng tạo hình thì mới có thể tạo ra một sản phẩm tốt.<br />
Khi hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích đối tượng tạo hình, tôi đi <br />
vào những đặc điểm đặc trưng nhất của đối tượng, tôi hướng dẫn học sinh <br />
quan sát từ hình ảnh chính đến hình ảnh phụ, từ khái quát đến chi tiết giống <br />
như trình tự vẽ, bỏ qua các chi tiết vụn vặt, rườm rà. Tập trung sự chú ý của <br />
học sinh vào những vấn đề cốt yếu. Nhận biết từng bộ phận theo dạng hình <br />
học, các nét cơ bản.<br />
Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh nhận biết con gà trống, trước tiên tôi <br />
cho quan sát tranh gà trống, gà mái và gà con để giúp các em phân biệt các loại <br />
gà và tên gọi. Sau đó cho các em so sánh sự giống và khác nhau giữa gà trống, <br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 5 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
gà mái và gà con. Từ đó học sinh nắm vững đặc điểm đặc trưng của gà trống. <br />
Khi cho học sinh quan sát con gà trống tôi hướng dẫn các em quan sát nhận <br />
biết các bộ phận chính (thân, đầu, chân và cánh) rồi đến bộ phận phụ (mắt, <br />
mào, mỏ, đuôi…) nhận biết hình dáng của bộ phận chính phụ, màu sắc <br />
chung của gà rồi mới đến màu sắc của từng bộ phận, tránh việc quan sát quá <br />
chi tiết làm các em mất tập trung và cảm thấy phức tạp. Tôi chuẩn bị đồ <br />
dùng dạy học mang tính thẩm mĩ cao, đối với tranh quan sát tranh phải đẹp và <br />
giống thật có phong cảnh xung quanh cho sinh động. Nhưng đối với phần <br />
hướng dẫn cách vẽ tôi vẽ đơn giản không chi tiết cầu kì, dễ hiểu dễ thực <br />
hiện nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của con gà trống. <br />
2. Hướng dẫn kĩ năng vẽ hình trên giấy ô li kết hợp đọc thơ<br />
Đối với học sinh lớp 1, các em bắt đầu học chữ và tập viết chữ nên các <br />
em đã được làm quen với giấy có ô li. Khi dạy tập viết, giáo viên hướng dẫn <br />
cho học sinh nhận biết dòng kẻ, hàng, ô li, điểm bắt đầu, điểm kết thúc, độ <br />
cao, khoảng cách giữa các con chữ, tiếng, từ,… Việc điều khiển nét bút của <br />
các em còn vụng về nên vẽ trên giấy ô li, hoặc giấy có kẻ ô vuông sẽ giúp <br />
các em dễ thực hiện hơn so với vẽ trên giấy trắng ngay từ đầu. <br />
Đầu tiên, tôi dạy các em vẽ bằng bút chì những hình ảnh từ đơn giản <br />
như : ngang, xiên, đứng đến phức tạp như cong, tròn, lượn (tuỳ theo năng lực <br />
của học sinh). Sau đó khuyến khích học sinh tự vẽ màu theo ý thích. Biện <br />
pháp hỗ trợ đắc lực cho giáo viên là đọc thơ khi hướng dẫn cách vẽ nhằm <br />
gây chú ý. Những câu thơ đơn giản, ngộ nghĩnh, dễ thương giàu hình ảnh phù <br />
hợp với nội dung bài học có tác dụng làm hoạt động tạo hình trở nên hấp dẫn <br />
hơn, học sinh sẽ dễ nhớ trình tự thực hiện và cách thực hiện (bài thơ có thể <br />
tự sưu tầm hoặc sáng tác)<br />
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh vẽ những chấm tròn (gọi là giọt mực), <br />
vẽ nét thẳng kết hợp chấm tròn (gọi là hàng cọc), vẽ nét xiên (gọi là hàng rào <br />
nghiêng), vẽ nét cong và nét móc câu (gọi là chiếc dù), vẽ nét uốn lượn gọi là <br />
sóng biển).<br />
Yêu cầu học sinh vẽ dấu chấm tròn ở mỗi góc của ô li một cách đều <br />
đặn. Giáo viên làm mẫu kết hợp đọc bài thơ “Giọt mực”, sau đó yêu cầu các <br />
em vừa đọc thơ vừa thực hiện (Hình 1)<br />
Một giọt mực rơi<br />
Hai giọt mực rơi<br />
Ở mỗi góc vuông<br />
Thành những chấm tròn<br />
Trên nền giấy trắng.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 6 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
Hình 1<br />
Đối với bài 2 “Vẽ nét thẳng” :<br />
+ Yêu cầu học sinh vẽ từng nét xiên chéo trong một ô li hoặc hai ô li <br />
kết hợp đọc bài thơ “Hàng rào xiên” (Hình 2)<br />
Gió thổi, <br />
hàng rào <br />
ngả nghiêng. <br />
Nó không đổ, <br />
mà chỉ nằm xiên.<br />
Hình 2<br />
+ Cho học sinh vẽ nét ngang kéo dài kết hợp với các chấm tròn đều <br />
đặn ở mỗi góc ô li trên nét ngang kết hợp đọc bài thơ “Chuỗi hạt”. (Hình 3)<br />
Ta kéo thẳng một đoạn chỉ dài, <br />
Mỗi góc vuông chấm một chấm son.<br />
Sợi chỉ xuyên qua những viên ngọc <br />
tròn,<br />
Thành chuỗi hạt dài tặng bạn thỏ con.<br />
<br />
Hình 3 <br />
+ Cho học sinh vẽ các chấm tròn đều đặn ở mỗi góc ô li sau đó vẽ các <br />
nét thẳng đứng nối với các chấm tròn kết hợp đọc bài thơ “Hàng cọc”. (Hình <br />
4) <br />
<br />
<br />
Một chấm tròn nằm ở góc<br />
Thêm nét dài thành cái cọc<br />
Một chiếc nữa đứng song song<br />
Vẽ thêm nhiều thành hàng cọc.<br />
<br />
Hình 4 <br />
Sau khi học sinh vẽ thành thạo các nét, tôi chuyển sang hướng dẫn vẽ <br />
kết hợp nét. Hình vẽ được cách điệu hết sức đơn giản, dùng các nét cơ bản <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 7 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
nối lại với nhau tạo thành rau, củ, quả phù hợp với nhận thức theo độ tuổi và <br />
lôi cuốn trí tưởng tượng sáng tạo của các em. <br />
Ví dụ: Khi dạy bài 5 “Vẽ nét cong” tôi hướng dẫn các em như sau :<br />
Vẽ cây nấm thì mũ nấm vẽ nửa hình tròn (thực hiện kết hợp nét cong <br />
và nét ngang), thân nấm có thể vẽ một hình tròn hoặc hình vuông (Hình 5). Và <br />
đọc bài thơ “Cây nấm”. <br />
Nếu bạn vào rừng<br />
Đến những gốc thông<br />
Có nhiều nấm đấy<br />
Còn vẽ lên giấy ?<br />
Một nửa vòng tròn<br />
Như chiếc mũ con<br />
Thành cái tán nấm<br />
Thân thì dễ lắm, <br />
Hình 5<br />
Hình tròn hoặc vuông. <br />
Vẽ quả dưa hấu: tôi hướng dẫn các em vẽ hình ô voan nằm ngang <br />
kết hợp vẽ nét cong và các chấm tròn, dạy các em đọc bài thơ “Quả dưa hấu” <br />
(Hình 6)<br />
Ô – voan xếp thành hàng <br />
Giữa những ô giấy kẻ<br />
Dưa lớn và dưa bé <br />
Đều có cuống cuộn tròn <br />
Như đuôi chú heo con<br />
Đang nằm phơi dưới nắng. Hình 6 <br />
Phương pháp dạy học sinh vẽ trên giấy kẻ ô vuông có kết hợp đọc thơ <br />
sẽ hình thành ở các em sự ham thích, hứng thú bền vững, giúp phát triển vận <br />
động tay làm cho bàn tay ngày càng khéo léo, thị giác ngày càng tinh nhạy, <br />
giúp các em định hướng không gian tốt. Đồng thời đây còn là một phương <br />
tiện tốt giúp phát triển khả năng chú ý, trí nhớ có chủ định và phát triển ngôn <br />
ngữ cho các em.<br />
3. Sử dụng một số thủ thuật trong các tiết dạy vẽ hình cho học <br />
sinh<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 8 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
3.1. Vẽ bằng cách kết hợp hình học cơ bản<br />
Để giúp học sinh khi vẽ biết cách kết hợp hình học cơ bản đòi hỏi giáo <br />
viên phải nắm vững bản chất, quy trình vẽ hình và phải có tính sáng tạo cao. <br />
Tôi cách điệu hình bằng cách kết hợp các dạng hình học cơ bản như hình <br />
tròn, hình tam giác, hình vuông, hình ô voan, tạo thành các hình vẽ đơn giản <br />
để học sinh dễ thực hiện. Tôi cũng linh hoạt trong cách hướng dẫn và nâng <br />
cao dần yêu cầu theo thời gian. Phương pháp này giúp các em cảm thấy hứng <br />
thú hơn không còn cảm thấy các hình vẽ quá phức tạp vượt quá khả năng của <br />
mình, các em cảm thấy mới lạ và thích thú sáng tạo theo cảm nhận.<br />
Ví dụ: <br />
Khi dạy bài 9 “Vẽ hình vuông, hình chữ nhật”, sau khi hướng dẫn cách <br />
vẽ hình vuông, hình chữ nhật tôi hướng dẫn các em tạo ra các sản phẩm như <br />
sau :<br />
<br />
Tên sản phẩm Hướng dẫn cách vẽ Sản phẩm<br />
<br />
Vẽ một hình vuômg<br />
Vẽ hai hình tam giác ở phía <br />
trên hai bên hình chữ nhật <br />
Vẽ cái áo<br />
tạo thành hai ống tay.<br />
Vẽ cổ áo bằng một nét <br />
cong.<br />
<br />
<br />
Vẽ hình chữ nhật đứng. <br />
<br />
Vẽ cái quần Vẽ hình tam giác ở giữa <br />
đáy hình chữ nhật tạo thành <br />
một chiếc quần.<br />
<br />
<br />
Vẽ một hình tam giác cân.<br />
Vẽ một nét cong ngang <br />
đỉnh hình chữ nhật tạo thành <br />
Vẽ cái váy cổ áo<br />
Vẽ hai nét cong ở hai bên <br />
gần đỉnh tạo thành một <br />
chiếc váy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 9 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
Sau khi hoàn chỉnh hình, để bài vẽ đẹp hơn có thể gợi ý để học sinh vẽ <br />
sáng tạo thêm họa tiết hoa lá hoặc viền áo, váy bằng nét cong, nét lượn theo ý <br />
các em. <br />
Khi dạy bài 19 “Vẽ gà” tôi hướng dẫn vẽ hai hình tròn gắn liền nhau <br />
một cao một thấp. Cụ thể: thân hình tròn to, đầu hình tròn nhỏ, mỏ là hình <br />
tam giác, mắt là một chấm tròn, cánh là một hình tam giác lớn hơn mỏ, chân <br />
bằng các nét xiên, đuôi là nét cong tròn tạo thành chú gà con. (Hình 7)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7 <br />
Dạy học sinh vẽ kết hợp các dạng hình các em thường gặp và thường <br />
sử dụng như, dạng hình êlip (khi dạy thì gọi là dạng hình trứng để giúp các <br />
em dễ hiểu), dạng quả hình tròn (gọi là quả bóng)…để tạo thành các hình vẽ. <br />
Ví dụ: <br />
Kết hợp các dạng hình êlip để tạo thành hình: chú heo con, cái kẹo, <br />
con gián, quả dưa hấu…<br />
Kết hợp các dạng hình tròn để tạo thành: chú thỏ, chú sóc, chú gấu <br />
bông, quả cam…<br />
Đây không chỉ là một trong các biện pháp giúp học sinh học tốt môn Mĩ <br />
thuật mà thông qua đó có thể làm giàu vốn hình ảnh, nuôi dưỡng ở các em trí <br />
tưởng tượng và sự sáng tạo, giúp trẻ em phát triển óc thẩm mĩ và phát triển <br />
trí tuệ.<br />
3.2. Tạo bức tranh từ những bộ phận của cơ thể<br />
Khi cho học sinh sử dụng màu nước ngoài việc hướng dẫn các em sử <br />
dụng cọ và phối màu. Tôi hướng dẫn các em tạo ra một số bức tranh bằng <br />
cách dùng các bộ phận của cơ thể như ngón tay, bàn tay, bàn chân bằng cách <br />
chấm màu và in lên giấy tạo nên những bức tranh ngộ nghĩnh<br />
Ví dụ: Khi dạy bài 26 “Vẽ chim và hoa”<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 10 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
Dùng bàn tay để in hình bông hoa, đầu ngón tay để in những chiếc lá <br />
nhỏ, ngón tay để in chiếc lá lớn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8<br />
Kết hợp in bàn tay và bàn chân tạo thành vườn hoa…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9 Hình 10<br />
In đầu ngón tay kết hợp các nét vễ đơn giản tạo ra các con vật ngộ <br />
nghĩnh (chim, thỏ, mèo, cá …). <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 11 <br />
Ngoài ra tôi còn hướng dẫn các em tạo các bức tranh tập thể của cả lớp <br />
cũng bằng hình thức in dấu vân tay.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 11 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
Ví dụ: Bài 15 “Vẽ cây”, tôi vẽ một cái cây không có lá và cho cả lớp in <br />
đầu ngón tay tạo thành những chiếc lá trên cây với nhiêu màu sắc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 12 <br />
Hướng dẫn các em in các bàn tay xoay theo hình vòng tròn đầu các ngón <br />
tay xoay ra ngoài tạo thành ông mặt trời, bàn chân làm những đám mây, in các <br />
ngón tay là cây cỏ, nắm tay lại và in xuống tạo thành bông hoa. <br />
Việc hướng dẫn học sinh tạo tranh in làm các em vô cùng thích thú, thu <br />
hút được sự quan tâm, làm các em sôi nổi hơn hẳn. Qua đó, giáo dục các em <br />
tính tập thể, tinh thần đoàn kết, biết hỗ trợ nhau trong học tập.<br />
3.3. Vẽ các con vật theo hình bàn tay<br />
Để giúp học sinh nắm bắt cách tạo hình con vật bằng bàn tay, đồng <br />
thời lôi cuốn sự tập trung chú ý cũng như hứng thú với giờ học, tôi sử dụng <br />
hình thức “chiếu bóng” dùng bàn tay tạo ra các dáng đặc trưng của con vật <br />
trước đèn hoặc máy chiếu, phần bóng đổ lên mặt phông nền phía sau sẽ rõ <br />
ràng và dễ hình dung hơn, các em nhận ra hình dáng con vật qua việc linh <br />
động thay đổi các ngón tay. Để vẽ theo hình bàn tay dễ dàng tôi dạy học sinh <br />
dùng bàn tay trái tạo dáng và áp phẳng lên giấy, tay phải cầm bút vẽ theo <br />
đường viền ngoài tay của mình, khi nhấc tay ra khỏi hình vẽ, trên giấy sẽ còn <br />
lại hình bàn tay. Chỉ cần thêm thắt chút chi tiết đặc trưng của hình ảnh định <br />
vẽ và vẽ màu phù hợp là các em sẽ có những hình ảnh hết sức sinh động và <br />
vẫn mang tính sáng tạo của riêng mình.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài 13 “Vẽ cá” tôi hướng dẫn các em úp bàn tay theo <br />
chiều ngang, các ngón tay để tự nhiên, ngón cái xòe ra rộng hơn một chút. Vẽ <br />
thêm một nét cong tròn ở phần lòng bàn tay để tạo phần đầu cá, các ngón tay <br />
là vây và đuôi. Xoay bàn tay theo các hướng khác nhau giúp học sinh vẽ cá ở <br />
các hướng khác nhau. Vẽ miệng cá bằng nét ngang, mắt cá là hai chấm tròn <br />
to. Hướng dẫn học sinh vẽ bằng nhiều màu, kết hợp vẽ màu theo vằn ngang <br />
hoặc dọc sẽ tạo ra những chú cá sẽ có sắc màu rực rỡ như cá bảy màu. <br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 12 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 13 <br />
Khi dạy bài 22 “Vẽ con vật nuôi trong nhà”, tôi tiến hành như sau : <br />
+ Vẽ con chó : hướng dẫn các em đặt ngang bàn tay với ngón cái và <br />
ngón út xòe rộng, các ngón khác khép lại rồi lấy bút vẽ theo sẽ là hình một <br />
chú chó đang há miệng. Có thể làm cho hình chú chó sinh động hơn bằng cách <br />
vẽ thêm lưỡi chó đang thè ra bằng nét cong và thêm một vòng xích ở cổ chó <br />
bằng hai nét thẳng (phần cổ tay). Cuối cùng hướng dẫn học sinh chỉ việc vẽ <br />
thêm mắt bằng hai chấm tròn lồng vào nhau, một nét cong ở ngón tay cái để <br />
tạo thành lỗ tai và mũi đen tại vị trí ngón trỏ và ngón giữa cho sinh động. Rồi <br />
hướng dẫn vẽ màu theo ý thích.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 14 <br />
+ Vẽ con mèo : hướng dẫn học sinh nắm bàn tay lại, ngón cái thu gọn <br />
vào lòng bàn tay, ngón trỏ và ngón út nhô lên khỏi nắm tay một chút xíu sẽ <br />
tạo thành hình hai tai mèo. Khi vẽ xong vẽ thêm lòng tai là hai chữ V úp <br />
ngược. Hướng dẫn học sinh vẽ thêm mũi mèo bằng một hình tam giác ngược <br />
và ba nét cong, sau đó vẽ râu mèo bằng những nét xiên và chú ý hướng dẫn <br />
các em vẽ râu hai bên cũng phải đều và đối xứng nhau. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 13 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
Hình 15 <br />
+ Vẽ con thỏ : hướng dẫn các em cách nắm tay như vẽ con mèo, nhưng <br />
ngón trỏ và ngón giữa nhô thẳng lên tạo thành tai. Mắt thỏ là hai hình tròn và <br />
lòng tai là hai nét cong vẽ dài theo dáng tai. Mũi là nửa hình tròn và hai nét <br />
cong để tạo thành miệng, vẽ râu sao cho đối xứng hai bên. Vẽ thêm cái răng <br />
cửa to và dài là đặc trưng của thỏ, còn râu thỏ vẽ ngắn hơn râu mèo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 16 <br />
Khi sử dụng bàn tay để tạo hình giúp các em thấy tác dụng của bàn tay <br />
không chỉ dùng để cầm, nắm, viết, vẽ mà còn có thể tạo ra những hình ảnh <br />
ngộ nghĩnh đáng yêu. Từ đó giúp các em phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo <br />
khi vận dụng các kĩ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm. <br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Đề tài này khắc phục những lỗi chung mà học sinh thường mắc phải <br />
khi vẽ hình, tránh sự rập khuôn máy móc, các em có điều kiện sáng tạo theo ý <br />
thích của bản thân mà vẫn đáp ứng yêu cầu của nội dung bài học, giúp học <br />
sinh nâng cao kĩ năng vẽ hình. Học sinh nắm được quy trình vẽ, cách vẽ khoa <br />
học, lôgic. Không gây khó khăn cho giáo viên và học sinh khi áp dụng trên <br />
phạm vi rộng.<br />
Khi áp dụng đề tài này kĩ năng vẽ hình của học sinh được nâng cao, các <br />
em biết tạo ra sản phẩm sắc nét và ngộ nghĩnh ; giờ học sôi nổi. Thời gian <br />
hướng dẫn các em quan sát nhận xét và hướng dẫn cách vẽ được rút ngắn, <br />
học sinh nào cũng có thể hoàn thành sản phẩm của mình mà không đòi hỏi có <br />
năng khiếu ; giáo viên có nhiều thời gian quan sát, hướng dẫn học sinh khi <br />
thực hành.<br />
V. Hiệu quả của SKKN<br />
Đề tài này đã được tôi áp dụng đối với học sinh lớp 1 trường TH Trần <br />
Phú qua hai năm học 2017 2018 và năm học 2018 2019. Qua hướng dẫn kĩ <br />
năng vẽ hình đơn giản cho học sinh, tôi thấy số lượng học sinh có kĩ năng vẽ <br />
hình tốt được nâng cao, số lượng sản phẩm có tính sáng tạo cũng tăng lên <br />
đáng kể, đồng thời học sinh cũng hứng thú và yêu thích giờ học mĩ thuật hơn, <br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 14 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
từ đó tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với năng lực cũng như khả <br />
năng của học sinh.<br />
Sau khi áp dụng đề tài vẫn còn một số hạn chế như sau: sự khéo léo và <br />
linh hoạt của đôi tay của học sinh còn hạn chế do các em chưa quen cầm bút, <br />
nét vẽ chưa đều và sắc nét. Các em chưa cảm nhận hết vẻ đẹp từ chính nét <br />
vẽ ngây thơ của các em, thường đòi hỏi nét vẽ của mình cũng phải sắc sảo <br />
như của giáo viên khiến các em có sự chán nản và muốn bỏ cuộc. <br />
Để khắc phục hiệu quả cách vẽ hình, trong mỗi giờ học giáo viên cần <br />
động viên các em giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp, tạo ra trong chính sản <br />
phẩm của mình mà không rập khuôn máy móc theo sản phẩm mẫu của cô, <br />
của bạn. Sưu tầm nhiều tư nhiều tranh ảnh, vật mẫu đa dạng phong phú, <br />
hình dáng, màu sắc phù hợp với khả năng của học sinh. Sáng tạo những cách <br />
vẽ hình đơn giản sao cho học sinh dễ nắm bắt, dễ thực hiện nhưng vẫn <br />
không làm mất đi tính lôgíc, tính khoa học, đồng thời tìm hiểu hoàn cảnh và <br />
tâm sinh lý của từng học sinh để có kế hoạch và biện pháp học tập tốt hơn. <br />
Có thể tổ chức các buổi triển lãm tranh của học sinh trong các buổi sinh hoạt <br />
tập thể, các buổi lễ sơ kết, tổng kết để thu hút sự quan tâm chú ý của học <br />
sinh và phụ huynh với môn học.<br />
Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài, bản thân tôi đã tiến hành <br />
khảo sát và thu được kết quả đáng kể như sau : <br />
Thời gian Tổng số Chưa có kĩ Năng được kĩ Kĩ năng vẽ Có sáng tạo <br />
áp dụng học sinh năng vẽ hình năng vẽ hình hình tốt trong bài vẽ<br />
HKI 20 em 47 em 20 em 10 em <br />
năm học 97 em 20,6% 48,5% 20,6% 10,3%<br />
2017 2018<br />
HKI 65 em 38 em 20 em <br />
năm học 123 em 0<br />
52,8% 31,0% 16,2%<br />
2018 2019<br />
Qua kết quả trên cho thấy : sau khi áp dụng các giải pháp, biện pháp, tỉ <br />
lệ học sinh có kĩ năng vẽ hình, kĩ năng vẽ hình tốt và số học sinh có sự sáng <br />
tạo trong bài vẽ cao hơn rất nhiều khi so với khi chưa áp dụng. Kết quả đó đã <br />
chứng tỏ rằng đã có sự khác biệt lớn giữa kết quả của nhóm thực nghiệm và <br />
nhóm đối chứng. Và việc áp dụng đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ <br />
năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1” mang lại hiệu quả thiết thực trong <br />
công tác dạy và học môn Mĩ thuật.<br />
Với những kết quả khả quan như trên, đề tài này có thể áp dụng nhân <br />
rộng đối với học sinh khối lớp 1 và 2 trong các đơn vị trên địa bàn huyện. <br />
Nếu áp dụng trên diện rộng, tôi tin rằng sẽ giúp học sinh nâng cao kĩ năng vẽ <br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 15 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
hình, cũng như bước đầu phát triển khả năng cảm thụ thẩm mĩ và năng khiếu <br />
hội hoạ trong tương lai của các em.<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận<br />
Kĩ năng vẽ hình đơn giản là cơ sở để nâng cao khả năng vẽ hình cho <br />
học sinh nhằm giúp các em vẽ lại đối tượng tạo hình một cách đơn giản, khái <br />
quát nhưng không làm mất đi đặc điểm đặc trưng của đối tượng. Giúp các em <br />
phát triển khả năng tư duy sáng tạo, thể hiện đối tượng tạo hình theo cách <br />
nghĩ của bản thân tránh sự rập khuôn máy móc. Đồng thời là phương tiện <br />
phát triển thẩm mỹ cho học sinh, để các em có lòng đam mê với nghệ thuật, <br />
khơi đậy những tiềm năng nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống. Vì <br />
vậy, mỗi giáo viên chúng ta cần chú ý tạo cho các em cảm nhận được vẻ đẹp <br />
của thiên nhiên, có cảm xúc với cái đẹp trong cuộc sống, bồi dưỡng một số <br />
kỹ năng cơ bản cần thiết như: phân tích đối tượng tạo hình, quy đối tượng <br />
tạo hình về các dạng hình học cơ bản, phối hợp các đường nét cơ bản để tạo <br />
ra hình vẽ, tạo ra sản phẩm mà học sinh yêu thích. Đây là tiền đề, là yếu tố <br />
cần thiết để giúp các em tự tin học tốt ở độ tuổi tiếp theo.<br />
II. Kiến nghị<br />
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo :<br />
Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho các giáo viên tiểu học về chuyên <br />
đề mĩ thuật giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những nội dung và phương pháp <br />
dạy học đổi mới.<br />
Tổ chức các chuyên đề để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, <br />
rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp, đồ <br />
dùng dạy học phù hợp và có hiệu quả.<br />
* Đối với nhà trường.<br />
Tham mưu cấp trên xây phòng học dành riêng cho môn Mĩ thuật.<br />
Thường xuyên tổ chức các cuộc thi vẽ tranh cá nhân và tập thể lớp để <br />
tạo hứng thú và phát triển thẩm mĩ cho học sinh. <br />
<br />
Buôn Trấp, ngày 20 tháng 4 năm 2019<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
Phạm Thị Mai Linh<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 16 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
……………………………………………………………………………...<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG <br />
KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
……………………………………………………………………………...<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG <br />
KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 17 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
TT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
Nhà xuất bản giáo dục Việt <br />
1 Vở tập vẽ lớp 1<br />
Nam<br />
<br />
Sách giáo viên nghệ thuật 1 Nhà xuất bản giáo dục Việt <br />
2<br />
Nam<br />
3 Một số câu nói, nhận định của Trang mạng Internet<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Danh <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 18 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />
SKKN : Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1<br />
<br />
<br />
<br />
họa Picasso<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 19 Đơn vị: Trường TH Trần <br />
Phú<br />