MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mục Nội dung Trang<br />
I Phần mở đầu 2<br />
1 Lý do chọn đề tài 3<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 3<br />
4 Giới hạn nghiên cứu 3<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 3<br />
II Phần nội dung 3<br />
1 Cơ sở lý luận 3<br />
2 Thực trạng 4<br />
3 Nội dung và hình thức của giải pháp 7<br />
III Phần kết luận và kiến nghị 19<br />
1 Kết luận 19<br />
2 Kiến nghị 19<br />
Tài liệu tham khảo 21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý trong nhà <br />
trường. Đó là công việc, là hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý phải thực <br />
hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến <br />
đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn <br />
nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển. Kiểm tra <br />
nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, <br />
điều kiện dạy học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục <br />
đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển <br />
người giáo viên và học sinh nói riêng.<br />
Trong quá trình kiểm tra nội bộ, một trong những nội dung quan trọng <br />
cần trao đổi, bàn bạc cách thực hiện để công việc vừa đảm bảo tính thống <br />
nhất, vừa mang tính chất tư vấn thúc đẩy lại vừa giữ vững được khối đoàn <br />
kết nhất trí đó chính là giải quyết tốt các tình huống xẩy ra trong hoạt động. <br />
Bởi vì nhà trường là nơi diễn ra một cách sinh động các tình huống giáo dục <br />
phải ứng xử để giải quyết. Công việc này đòi hỏi người kiểm tra phải hết <br />
sức linh hoạt, biết lựa chọn, sử dụng sáng tạo những vấn đề tiêu biểu nhất <br />
và hơn hết phải nhạy cảm, tinh tế để có thể khéo léo xử lý mọi việc một <br />
cách hoàn hảo. Các tình huống được xử lý phù hợp góp phần làm cho các <br />
hoạt động chuyên môn nói riêng và hoạt động giáo dục của nhà trường nói <br />
chung đạt hiệu quả.<br />
Tuy vậy có rất nhiều trường hợp xảy ra khiến không những người <br />
kiểm tra mà cả Ban kiểm tra nội bộ cũng lúng túng vì không thể sử dụng <br />
phương pháp thông thường, rập khuôn mà cần phải có tầm nhìn và hiểu thấu <br />
đáo vấn đề mới có thể giải quyết đạt kết quả tốt. <br />
Qua việc tổ chức hoạt động kiểm tra nội ở trường Tiểu học Krông <br />
Ana những năm học trước đây cho thấy, các nội dung kiểm tra tập trung vào <br />
những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục <br />
học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo chuyên môn, nhiệm vụ năm <br />
<br />
2<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
học...Các vấn đề mang tính chất thực tiễn, các tình huống sư phạm xẩy ra <br />
hàng ngày chưa được đưa ra thảo luận, phân tích, trao đổi và rút ra những kết <br />
luận mang tính thống nhất, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào <br />
thực tiễn để xử lý linh hoạt và phù hợp. Kĩ năng xử lý tình huống của Ban <br />
kiểm tra nội bộ chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu về các mức độ nhận thức <br />
của học sinh, của cha mẹ học sinh và của cán bộ viên chức. <br />
Làm thế nào để Ban kiểm tra nội bộ có những kĩ năng cần thiết giải <br />
quyết hợp lý những tình huống diễn ra trong nhiệm vụ kiểm tra của mình. <br />
Trong khuôn khổ bài viết này tôi trình bày một số biện pháp định hướng kĩ <br />
năng xử lý tình huống trong việc kiểm tra nội bộ nhằm giúp người kiểm tra <br />
hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công đồng thời góp phần nâng cao chất <br />
lượng công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Giúp Ban kiểm tra nội bộ có được một số kỹ năng cơ bản giải quyết <br />
linh hoạt và hợp lý các tình huống trong việc kiểm tra.<br />
Đánh giá các vấn đề về thực trạng, qua đó đưa ra một số kinh nghiệm <br />
tư vấn cách xử lý tình huống trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ <br />
trường học.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Tình huống trong kiểm tra nội bộ trường học.<br />
4. Giới hạn nghiên cứu<br />
Kỹ năng xử lý tình huống trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội <br />
bộ tại trường Tiểu học Krông Ana.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp điều tra, <br />
Phương pháp quan sát,<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế,<br />
Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm,<br />
3<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu,…<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Kiểm tra nội bộ là một chức năng cần thiết, một nội dung quan trọng của <br />
nhiệm vụ quản lý. Hoạt động kiểm tra nội bộ phải đảm bảo khách quan, công <br />
khai, dân chủ, kịp thời và mang tính giáo dục. Kết quả kiểm tra phải đạt hiệu <br />
quả thiết thực góp phần nâng cao hiệu lực quản lý và chất lượng giáo dục <br />
trong nhà trường.<br />
Công văn số 186/PGDĐTTKTr Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra <br />
nội bộ năm học 20162017 ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Phòng Giáo dục và <br />
Đào tạo Krông Ana xác định mục đích của việc kiểm tra nội bộ trường học là:<br />
Thường xuyên theo dõi, xem xét, đánh giá toàn bộ các mặt hoạt động <br />
giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm xác định mức độ phù hợp giữa <br />
kết quả giáo dục với mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và <br />
quy định của Ngành.<br />
Tìm ra nguyên nhân của những sơ hở, sai sót và lệch lạc trong toàn bộ <br />
các mặt hoạt động giáo dục của nhà trường, kịp thời khắc phục, sửa chữa và <br />
uốn nắn để tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, <br />
giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học một cách có kỷ cương và nền <br />
nếp.<br />
Đánh giá đúng các ưu điểm và khuyết điểm của từng bộ phận, cá nhân <br />
để kịp thời động viên, nhắc nhở, xử lý, khắc phục; giúp cán bộ, giáo viên nhận <br />
ra từng điểm mạnh, điểm yếu của mình để tăng cường hoạt động tự kiểm tra, <br />
tự bồi dưỡng một cách thiết thực và bổ ích.<br />
Thực tế cho thấy, để việc kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực, giúp <br />
hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như <br />
xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân <br />
và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Muốn vậy, đòi hỏi <br />
người kiểm tra phải có các kĩ năng xử lý tình huống trong kiểm tra một cách <br />
<br />
4<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
phù hợp. Việc sử dụng tình huống trong kiểm tra sẽ tạo điều kiện cho người <br />
kiểm tra được tiếp xúc với những thực tiễn phong phú, hướng dẫn cho họ <br />
bước đầu có những kĩ năng giải quyết vấn đề. Đồng thời thông qua việc xử <br />
lý những tình huống và việc trao đổi những phương án giải quyết sẽ giúp <br />
người kiểm tra học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Vì vậy việc vận dụng những <br />
tình huống trong giáo dục nói chung và trong kiểm tra nội bộ nói riêng là một <br />
trong những việc làm quan trọng và cần thiết đáp ứng yêu cầu thực tiễn <br />
nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trong nhà trường. <br />
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu<br />
Ưu điểm: <br />
Trong các năm học, Ban giám hiệu nhà trường nghiên cứu, quán triệt <br />
thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm <br />
học, văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học. Căn cứ tình <br />
hình, điều kiện cụ thể của nhà trường, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm <br />
tra nội bộ nhà trường; ra Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ với các <br />
thành viên cốt cán, có uy tín về chuyên môn; chỉ đạo Ban kiểm tra thực hiện <br />
nhiệm vụ kiểm tra nội bộ trường học một cách nghiêm túc và hiệu quả. Tập <br />
trung ý chỉ đạo kiểm tra hoạt động quản lí giáo dục, quản lý chuyên môn, quản <br />
lý hành chính,…<br />
Lãnh đạo nhà trường có năng lực, có kinh nghiệm; tham mưu kịp thời <br />
sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; chỉ đạo sát sao, đồng bộ <br />
mọi nhiệm vụ; quan tâm đến chế độ của cán bộ viên chức. <br />
Tập thể cán bộ giáo viên tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, có ý <br />
thức xây dựng tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt sự mọi sự phân <br />
công của nhà trường.<br />
Ban kiểm tra nội bộ có năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp, có tinh <br />
thần trách nhiệm cao trong các hoạt động chuyên môn của nhà trường; gương <br />
mẫu đi đầu trong phong trào thi đua “Hai tốt”, chấp hành nghiêm túc quy chế <br />
chuyên môn và chương trình giảng dạy; tiến hành kiểm tra theo quy trình, <br />
đảm bảo sự công bằng, khách quan, đúng tiến độ.<br />
5<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
Hoạt động chuyên môn của nhà trường có nền nếp, chất lượng dạy và <br />
học được đánh giá là lá cờ đầu cấp Tiểu học của huyện nhà. Các tổ chuyên <br />
môn, các bộ phận thực hiện nghiêm túc và hiệu quả kế hoạch kiểm tra của <br />
nhà trường.<br />
Hạn chế: <br />
Một số thành viên trong Ban kiểm tra chưa phát huy hết nhiệm vụ và <br />
quyền hạn của mình; chưa mạnh dạn đề xuất các ý kiến trong việc xử lý các <br />
tình huống có vấn đề trong quá trình kiểm tra. <br />
Ban kiểm tra chưa thường xuyên đổi mới phương pháp và hình thức <br />
kiểm tra; chưa linh hoạt trong việc xử lý các tình huống, kỹ năng xử lý một <br />
số tình huống còn cứng nhắc, thiếu tính pháp lý; đôi lúc còn có tư tưởng bị gò <br />
bó, chiếu lệ dẫn đến hiệu quả chưa cao.<br />
Trong các đợt kiểm tra, giáo viên ít phát biểu ý kiến, chưa dám đưa ra <br />
những đề xuất, những vấn đề mới và khó để bàn bạc, thảo luận, thống nhất.<br />
Một số cán bộ viên chức còn xem nhẹ công tác kiểm tra nội bộ, chưa <br />
nhận thức được tầm quan trong của công tác kiểm tra. Một số giáo viên thực <br />
hiện quy chế chuyên môn chưa thật sự nghiêm túc.<br />
Nguyên nhân và yếu tố tác động:<br />
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng <br />
công tác kiểm tra của nhà trường đó là: Nhà trường thành lập Ban kiểm tra <br />
nội bộ với các thành viên là Ban giám hiệu nhà trường, các tổ trưởng, trưởng <br />
đoàn thể, trưởng ban thanh tra nhân dân trong đó hiệu trưởng làm trưởng ban. <br />
Ban kiểm tra có năng lực, có ý thức trách nhiệm, bố trí sắp xếp thời gian và <br />
công việc phù hợp, hoạt động tương đối hiệu quả. Tập thể cán bộ giáo viên <br />
có trình độ cao, năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm, sẵn sàng nhận và <br />
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công.<br />
Học sinh số nhiều là con em cán bộ công chức. Đa số các em chăm <br />
ngoan, ý thức học tập nghiêm túc, số lượng học sinh có năng khiếu, sở <br />
trường tương đối đông. Cha mẹ học sinh quan tâm, thường xuyên phối kết <br />
hợp với thầy giáo, cô giáo chăm lo cho việc giáo dục, bồi dưỡng vì sự tiến <br />
6<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
bộ của học sinh; đầu tư đầy đủ các loại đồ dùng học tập phù hợp với việc <br />
bồi dưỡng nâng cao kiến thức môn học và các hoạt động giáo dục khác.<br />
Công tác xã hội hóa giáo dục trong trường đã được chú trọng, huy động <br />
được nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, tạo được sự đồng thuận cao trong các <br />
hoạt động giáo dục của nhà trường. <br />
Quá trình quản lí chỉ đạo chặt chẽ, đúng mục đích, coi trọng việc kiểm <br />
tra góp ý vì sự phát triển. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện một cách <br />
linh hoạt, khoa học, phù hợp với điều kiện trường lớp nhằm nâng cao hiệu <br />
quả hoạt động giáo dục nói chung. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, hội ý, <br />
đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện. <br />
Bên cạnh các yếu tố tác động tích cực nêu trên thì trong quá trình tổ <br />
chức kiểm tra nội bộ vẫn còn một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế như: <br />
Ban kiểm tra nội bộ còn phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với lượng <br />
công việc tương đối nhiều nên thời gian để đầu tư cho việc nghiên cứu các <br />
văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra còn ít; một số thành viên kỹ năng xử lý <br />
tình huống còn hạn chế. Phương pháp và hình thức kiểm tra còn đơn điệu, <br />
rập khuôn. Công tác kiểm tra đánh giá, góp ý rút kinh nghiệm còn nể nang, <br />
đôi lúc còn mang tính đối phó, hình thức, chưa phát huy được tinh thần tự giác <br />
nhận khuyết điểm của giáo viên. <br />
Mặt khác do trường dạy học 2 buổi/ngày, công việc của giáo viên ở <br />
trường lớp còn quá tải; học sinh phải dành thời gian cho việc học tập tương <br />
đối nhiều...Tất cả các yếu tố đó đã phần nào ảnh hưởng đến các hoạt động <br />
kiểm tra nói riêng và hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Những giải pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp người kiểm tra phân <br />
tích được các hướng tiếp cận tình huống; xác định được quy trình và kỹ năng <br />
giải quyết tình huống từ đó có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực <br />
cho bản thân trong việc xử lý tình huống xẩy ra khi thực hiện hoạt động <br />
kiểm tra nội bộ trường học một cách khoa học và phù hợp.<br />
7<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
b.1) Xác định tâm lý trước khi xử lý tình huống trong kiểm tra<br />
Trong quá trình kiểm tra có rất nhiều tình huống, sự việc, hiện tượng <br />
nảy sinh trong các hoạt động. Nó chứa đựng những khó khăn, mâu thuẫn <br />
buộc phải suy nghĩ tìm tòi cách giải quyết, tháo gỡ và xử lý phù hợp với các <br />
đối tượng cũng như phù với hợp không gian và thời gian, qua đó thể hiện <br />
được đúng chức năng nhiệm vụ của người kiểm tra. Cùng một tình huống, <br />
nhưng với các đối tượng khác nhau, ở những thời điểm khác nhau sẽ đòi hỏi <br />
những cách xử lí khác nhau. Điều này cho thấy mức độ các yếu tố tâm lí <br />
tham gia vào việc xử lí tình huống là khác nhau. Có thể thấy, giải quyết tình <br />
huống vừa thể hiện chức năng nhiệm vụ, vừa thể hiện năng lực của người <br />
kiểm tra. Vì vậy trong quá trình thực hiện, căn cứ vào đối tượng, không gian <br />
và thời gian diễn ra tình huống, người kiểm tra phải trang bị cho mình một <br />
yếu tố tâm lý vững vàng để có cách xử lý tình huống phù hợp với các điều <br />
kiện hoàn cảnh, đúng mục đích đảm bảo tính hợp lý và hợp tình. <br />
Để có yếu tố tâm lý ổn định, vững vàng, tập trung bồi dưỡng cho <br />
người kiểm tra các năng lực về:<br />
Kiến thức: nắm vững các kiến thức chuyên môn, hiểu được đặc <br />
điểm tâm lí người được kiểm tra, quy trình xử lí tình huống sư phạm...<br />
Kĩ năng: biết nhận diện tình huống, phát hiện mâu thuẫn, sử dụng <br />
kinh nghiệm, lựa chọn phương án...<br />
Thái độ: điềm tĩnh trong kiểm tra, kiềm chế cảm xúc, quan tâm tôn <br />
trọng và lắng nghe...<br />
b.2) Rèn luyện năng lực xử lí tình huống cho Ban kiểm tra<br />
Ban kiểm tra nội bộ là những người trực tiếp kiểm tra các mặt hoạt <br />
động của cán bộ, giáo viên và học sinh, là người chịu trách nhiệm trước Hiệu <br />
trưởng về chất lượng và kết quả của các đợt kiểm tra. Chính vì thế, việc rèn <br />
luyện năng lực xử lý tình huống trong kiểm tra là việc làm quan trọng và cần <br />
thiết. <br />
<br />
8<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
Để làm tốt vấn đề này, Ban giám hiệu phải nắm bắt và triển khai kịp <br />
thời các văn bản chỉ đạo. Giải thích thỏa mãn những vấn đề mà các thành <br />
viên chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ ràng. Xây dựng các chuyên đề và tổ chức <br />
tập huấn, hướng dẫn một cách cụ thể về các lĩnh vực như xây dựng và tổ <br />
chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ, nghiệp vụ kiểm tra, kỹ năng tổ <br />
chức, kỹ năng xử lý tình huống, việc báo cáo tình hình kiểm tra, tham mưu đề <br />
xuất kịp thời các công việc liên quan... <br />
Như đã nêu ở trên, trong quá trình kiểm tra nội bộ có rất nhiều tình <br />
huống xẩy ra cần xem xét giải quyết đòi hỏi người kiểm tra phải có kỹ năng <br />
xử lí tình huống. Bên cạnh việc phải có tâm lý vững vàng, ổn định để có cách <br />
ứng xử phù hợp thì người kiểm tra còn phải biết thay đổi vai trò của chính <br />
mình để hiểu hơn về tâm lý của người được kiểm tra. Như vậy để phát huy <br />
vai trò của Ban kiểm tra nội bộ, cần quán triệt cho các thành viên nắm vững <br />
chức năng, nhiệm vụ của mình. Thường xuyên nhắc nhở động viên các thành <br />
viên phải biết rèn luyện tính cách bản thân, luôn luôn trau dồi tính kiên nhẫn, <br />
cách sử dụng ngôn ngữ, sử dụng cử chỉ và các hành vi,...bởi đây là yếu tố vô <br />
cùng quan trọng khi thực hiện nhiệm vụ của người kiểm tra. Qua việc rèn <br />
luyện tính cách bản thân nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử và năng <br />
lực xử lí tình huống. Ngoài ra, người kiểm tra còn phải thường xuyên tự bồi <br />
dưỡng, trau dồi tình cảm nghề nghiệp của bản thân như: trách nhiệm, lương <br />
tâm, lòng yêu nghề,...Thái độ tiếp cận các đối tượng kiểm tra cần thể sự <br />
chân thành, trung thực, bao dung, gương mẫu, không ác ý để từ đó có cách <br />
ứng xử phù hợp, hiệu quả, ngay trong cả những tình huống phức tạp nhất.<br />
b.3) Tư vấn cách tiếp cận tình huống<br />
Trong quá trình kiểm tra, nếu xẩy ra một tình huống có vấn đề, người <br />
kiểm tra trước hết phải thu thập thông tin về nguyên nhân của tình huống <br />
(nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, các yếu tố tác động) và các <br />
vấn đề nảy sinh trong tình huống.<br />
Nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp hợp lý việc xác định tình huống, phát <br />
hiện vấn đề, phát hiện các yếu tố liên quan đến tình huống, tìm cách giải <br />
quyết tình huống phù hợp.<br />
9<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
b.4) Tư vấn các bước giải quyết tình huống<br />
Bước 1. Mô tả tình huống<br />
Xác định vấn đề kiểm tra, đối tượng kiểm tra, thời gian kiểm tra; nêu <br />
lên tên của tình huống xẩy ra trong kiểm tra, kết luận vấn đề và dự kiến đề <br />
xuất phương án giải quyết. <br />
Bước 2. Đưa ra kinh nghiệm giải quyết tình huống<br />
Tìm hiểu những nguyên nhân và hậu quả của tình huống đưa lại:<br />
Thu thập và xem xét các thông tin có sẵn; thu thập thêm thông tin mới <br />
qua khảo sát, tìm hiểu; sắp xếp, phân tích và xử lí thông tin.<br />
Xác định mục tiêu của xử lý tình huống:<br />
Mục tiêu của xử lý tình huống là giúp người được kiểm tra thấy rõ <br />
được những khuyết điểm của mình trong công việc được giao và sự cần <br />
thiết phải chấp hành quy chế chuyên môn, thực hiện tốt các quy định của <br />
ngành và của đơn vị. Từ đó có ý thức khắc phục khuyết điểm và điều chỉnh <br />
các hoạt động của bản thân.<br />
Đề xuất các phương án giải quyết tình huống:<br />
Đây là bước đề ra những giả thiết các phương án giải quyết trên cơ sở <br />
vấn đề cần giải quyết đã được ý thức rõ ràng. Ở bước này, có thể hình dung <br />
ra tất cả các cách giải quyết, kể cả các cách giải quyết được coi là thiếu tính <br />
sư phạm. Trong khi hình dung các cách giải quyết thì cách giải quyết hợp lý <br />
nhất cùng với các lý do bảo vệ cho cách xử lý này đã lộ ra.<br />
Lựa chọn phương án giải quyết tình huống: <br />
Tìm kiếm các mối quan hệ có liên quan trong tình huống, tìm điểm <br />
giống và khác nhau giữa các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt nhất.<br />
Đánh giá kết quả:<br />
Dựa trên lập luận đã trình bày, đề ra những bài học kinh nghiệm, nêu <br />
lên thành công, hạn chế và nguyên nhân; nêu lên những nguyên tắc giải quyết <br />
khái quát nhất, áp dụng giải quyết các tình huống tương tự.<br />
10<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
b.5) Vận dụng giải quyết tình huống cụ thể<br />
Tình huống thứ nhất: Giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn<br />
Bước 1. Mô tả tình huống<br />
Thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường trong năm học, <br />
ngày ... tháng .... năm..., Ban kiểm tra nội bộ tiến hành thanh tra hoạt động sư <br />
phạm của giáo viên đối với đồng chí Nguyễn Thị A. <br />
Trong đợt kiểm tra, Ban kiểm tra nội bộ phát hiện giáo viên Nguyễn <br />
Thị A không soạn giáo án một tuần liền trước thời điểm thực hiện chương <br />
trình.<br />
Qua đợt kiểm tra, Ban kiểm tra nội bộ kết luận giáo viên Nguyễn Thị <br />
A chưa nghiêm túc trong việc thực hiện quy chế, có biểu hiện vi phạm quy <br />
chế chuyên môn. Đề nghị Trưởng ban có hình thức kỷ luật phù hợp. <br />
Bước 2. Kinh nghiệm giải quyết tình huống<br />
Tình huống đặt ra Ban kiểm tra cần có hình thức xử lý thế nào cho <br />
đúng với quy định của ngành, nhưng phù hợp với thực tế. Tức là vừa phải <br />
giải quyết tốt mối quan hệ giữa người kiểm tra và người được kiểm tra vừa <br />
phải đảm bảo tính nguyên tắc trong việc thực hiện quy chế của ngành và của <br />
đơn vị. Để giải quyết có hiệu quả tình huống này, Ban kiểm tra trước hết <br />
cần:<br />
Tìm hiểu những nguyên nhân và hậu quả của tình huống đưa lại<br />
+ Tìm hiểu nguyên nhân:<br />
Nguyên nhân từ phía nhà trường: Do quá trình quản lý của Ban giám <br />
hiệu và tổ chuyên môn chưa chặt chẽ, chưa thực hiện đúng vai trò trách <br />
nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công. Công tác kiểm tra nội bộ của nhà <br />
trường chưa tiến hành thường xuyên, chưa đảm bảo đúng quy định nên giáo <br />
viên còn lợi dụng sơ hở và vi phạm. <br />
Nguyên nhân từ ý thức của giáo viên Nguyễn Thị A: Giáo viên Nguyễn <br />
Thị A lơ là trong công việc, chưa có ý thức trách nhiệm với công việc, chưa <br />
<br />
11<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
khắc phục khó khăn để vươn lên, chưa thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm <br />
vụ của một giáo viên. <br />
Nguyên nhân thuộc về hoàn cảnh gia đình giáo viên Nguyễn Thị A: <br />
Giáo viên Nguyễn Thị A đang có những khó khăn trở ngại trong cuộc sống <br />
gia đình nên ảnh hưởng đến công tác. <br />
+ Hậu quả của tình huống: Mặc dù tình huống xẩy ra vì nguyên nhân <br />
nào nêu trên thì cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quy chế của ngành nói chung, <br />
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, từ đó làm ảnh hưởng đến uy tín của <br />
nhà trường.<br />
Xác định mục tiêu của xử lý tình huống<br />
Qua việc xử lý tình huống, làm cho giáo viên Nguyễn Thị A thấy được <br />
những khuyết điểm của mình và việc chấp hành các quy định của đơn vị, từ <br />
đó có ý thức rèn luyện về mọi mặt có những biện pháp khắc phục khuyết <br />
điểm, phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành <br />
nhiệm vụ được giao. <br />
Giải quyết tình huống đảm bảo được sự hợp lý, hợp tình bởi nguyên <br />
nhân của tình huống. Qua việc xử lý cũng là một bước để cho đội ngũ cán bộ <br />
viên chức trong nhà trường thấy được tính nghiêm minh trong việc chấp hành <br />
quy chế và các quy định của ngành, từ đó tự nhìn nhận, tự đánh giá lại công <br />
việc của bản thân mình để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đồng thời <br />
để giữ lấy lòng tin của cha mẹ học sinh và nhân dân.<br />
Sau khi xử lý vi phạm của giáo viên Nguyễn Thị A, chất lượng giáo <br />
dục học sinh, uy tín của nhà trường được nâng lên.<br />
Đề xuất các phương án giải quyết tình huống<br />
+ Phương án 1: Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thi đua của ngành <br />
và các văn bản có liên quan, Ban kiểm tra nội bộ đề nghị cuối năm không xếp <br />
loại thi đua đối với giáo viên Nguyễn Thị A.<br />
+ Phương án 2: Đề xuất Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp Hội <br />
đồng sư phạm, chỉ rõ sai phạm của giáo viên Nguyễn Thị A, góp ý phê bình <br />
<br />
12<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
nhắc nhở giáo viên Nguyễn Thị A không được tái phạm. (không có hình thức <br />
kỷ luật)<br />
+ Phương án 3: Căn cứ vào các văn bản pháp lý có liên quan, xét về số <br />
lần vi phạm của giáo viên Nguyễn Thị A là lần đầu, Ban kiểm tra đề xuất kỷ <br />
luật giáo viên Nguyễn Thị A với hình thức khiển trách, tạo điều kiện cho <br />
giáo viên Nguyễn Thị A sửa chữa khuyết điểm nâng cao tinh thần trách <br />
nhiệm, vượt qua khó khăn, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao.<br />
Lựa chọn phương án giải quyết tình huống: Trong 3 phương án đề <br />
xuất trên thì phương án thứ ba tức là xử lý giáo viên Nguyễn Thị A với mức <br />
khiển trách là phù hợp nhất. <br />
Cách giải quyết như sau:<br />
Ban kiểm tra nội bộ (bao gồm Ban giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn nhà <br />
trường, Tổ trưởng chuyên môn) họp để thống nhất kế hoạch và hướng giải <br />
quyết sai phạm của giáo viên Nguyễn Thị A; yêu cầu giáo viên Nguyễn Thị A <br />
soạn giáo án bổ sung cho tuần chưa soạn đồng thời viết bản tự kiểm điểm, <br />
tự nhận hình thức kỷ luật. <br />
Yêu cầu Tổ chuyên môn tổ chức họp kiểm điểm giáo viên Nguyễn Thị <br />
A sau đó báo cáo kết quả lên Ban kiểm tra nội bộ.<br />
Tổ chức họp hội đồng sư phạm, phân tích rõ sai phạm và rút kinh <br />
nghiệm cho giáo viên Nguyễn Thị A và cho cả Hội đồng sư phạm về quản lý <br />
hoạt động của Tổ và của Trường.<br />
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, căn cứ vào quy chế nội bộ, căn cứ vi <br />
phạm của giáo viên và ý kiến của Hội đồng, Hiệu trưởng (Trưởng ban) <br />
quyết định hình thức kỷ luật khiển trách với giáo viên Nguyễn Thị A.<br />
Thông báo hình thức kỷ luật giáo viên Nguyễn Thị A trong Hội đồng <br />
sư phạm nhà trường.<br />
Kiểm tra lại toàn bộ quá trình xem xét, tiến hành các thủ tục xử lý vi <br />
phạm của giáo viên Nguyễn Thị A.<br />
<br />
<br />
13<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
Họp hội đồng sư phạm nhà trường để rút kinh nghiệm, bài học từ tình <br />
huống trên kết hợp làm công tác giáo dục tư tưởng trong toàn trường.<br />
Tiếp tục công tác kiểm tra nội bộ trường học nhằm tăng cường kỷ <br />
cương, nề nếp để ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong nhà <br />
trường. Kiểm tra lại đối với giáo viên Nguyễn Thị A để thấy được việc khắc <br />
phục khuyết điểm và những tiến bộ của đồng chí sau kiểm tra.<br />
Thành công và nguyên nhân<br />
+ Thành công: Với mức kỷ luật khiển trách, giáo viên Nguyễn Thị A <br />
thấy được sự cần thiết phải xử lý vi phạm của mình, từ đó thực hiện nghiêm <br />
túc quy chế chuyên môn và có tinh thần trách nhiệm, cố gắng hoàn thành <br />
nhiệm vụ được phân công.<br />
Hình thức khiển trách đối với giáo viên Nguyễn Thị A còn là bài học <br />
cho đội ngũ cán bộ viên chức trong nhà trường, đặc biệt là đối với những <br />
người ít học hỏi, không có chí tiến thủ.<br />
+ Nguyên nhân: Ban kiểm tra nội bộ có những đề xuất xử lý phù hợp <br />
với các văn bản pháp luật hiện hành cũng như trong điều kiện thực tế của <br />
nhà trường và của bản thân giáo viên A, đảm bảo hình thức kỷ luật đúng <br />
mức với vi phạm của giáo viên Nguyễn Thị A. <br />
Với hình thức khiển trách đối với giáo viên Nguyễn Thị A, thể hiện <br />
Ban kiểm tra nội bộ có những đề xuất xử lý tình huống có lý, có tình, tạo cơ <br />
hội để người khi mắc sai lầm, khuyết điểm có điều kiện để sửa chữa và <br />
phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và trong công việc. <br />
Chưa thành công và nguyên nhân<br />
+ Chưa thành công: Chưa động viên được giáo viên Nguyễn Thị A kịp <br />
thời vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình để thực hiện tốt nhiệm vụ <br />
nhà trường giao. <br />
+ Nguyên nhân: Sự quan tâm của Ban giám hiệu và tổ chức công đoàn <br />
cơ sở đối với giáo viên Nguyễn Thị A chưa thật sự sâu sát. Việc kiểm tra góp <br />
ý rút kinh nghiệm chưa thường xuyên.<br />
<br />
14<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
* Tình huống thứ hai: Giáo viên tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà <br />
trường<br />
Bước 1. Mô tả tình huống<br />
Qua việc phối hợp các môi trường giáo dục, nhà trường được cha mẹ <br />
học sinh phản ánh: Một số thầy cô trong trường tổ chức dạy thêm, thu mức <br />
học phí cao, phòng học không đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất. <br />
Bước 2. Kinh nghiệm giải quyết tình huống<br />
Tìm hiểu những nguyên nhân và hậu quả của tình huống đưa lại<br />
+ Tìm hiểu nguyên nhân: <br />
Nguyên nhân khách quan: Việc học thêm là nhu cầu của rất nhiều cha <br />
mẹ học sinh. Trình độ dân trí ngày càng cao, mọi gia đình đều cho rằng đầu <br />
tư học hành cho con cái là sự đầu tư chính đáng và có hiệu quả. Về chương <br />
trình học tập thì học sinh phải học nhiều môn với lượng kiến thức quá tải so <br />
với khả năng tiếp thu của học sinh. Với thời gian cho phép của tiết học, giáo <br />
viên khó có thể truyền tải hết nội dung kiến thức của bài một cách kỹ lưỡng, <br />
sâu sắc.<br />
Nguyên nhân chủ quan: Cha mẹ học sinh nhận thức chưa đúng đắn về <br />
việc học hành của con cái, lo lắng một cách thái quá. Giáo viên còn chạy theo <br />
mục đích kiếm thêm thu nhập, bất chấp các qui định về dạy thêm, học thêm. <br />
Thậm chí số ít giáo viên còn có biểu hiện thiếu công bằng, không quan tâm <br />
đến những học sinh không đi học thêm ở nhà mình. <br />
Sự quản lý chỉ đạo của nhà trường về công tác dạy thêm, học thêm còn <br />
lỏng lẻo. Đời sống và chính sách đãi ngộ đối với giáo viên chưa đáp ứng với <br />
vai trò vị trí. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa tốt.<br />
Nhiều cha mẹ học sinh do phải đi làm cả ngày, đi làm xa nên cho con <br />
đến nhà thầy cô để vừa học thêm vừa gửi con.<br />
+ Hậu quả: Việc dạy thêm học thêm vượt quá sức tiếp thu của học <br />
sinh, giảm thời gian vui chơi giải trí, thể dục thể thao, học sinh bị nhồi nhét <br />
kiến thức, không có thời gian tự học, dẫn đến giảm khả năng độc lập suy <br />
15<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
nghĩ và tư duy sáng tạo. Nhà trường không quản lý được chất lượng dạy và <br />
học của các buổi dạy thêm học thêm bên ngoài nên giáo viên dạy một cách <br />
hời hợt, có trường hợp giáo viên chủ yếu ra bài cho học sinh làm để tranh thủ <br />
làm việc nhà. <br />
Việc dạy thêm học thêm gây tốn tiền cho gia đình học sinh, nhất là đối <br />
với những gia đình có thu nhập thấp. Giáo viên có sự cạnh tranh trong việc <br />
thu nhập, mạnh ai người ấy làm, người chấp hành tốt thì không có thu nhập <br />
thêm, dẫn đến mất đoàn kết nội bộ trong giáo viên, ảnh hưởng xấu đến môi <br />
trường sư phạm.<br />
Những tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm đã làm giảm lòng tin <br />
của nhân dân đối với đội ngũ nhà giáo, đối với nhà trường và các cấp lãnh <br />
đạo. <br />
Xác định mục tiêu của xử lý tình huống<br />
Khắc phục hậu quả của việc dạy thêm học thêm nêu trên, giải quyết <br />
những bức xúc của nhân dân để đưa các hoạt động giáo dục của nhà trường <br />
vào nề nếp, có kỷ luật, đúng qui định. <br />
Đề xuất các phương án giải quyết tình huống<br />
+ Phương án 1: Cho giáo viên tự liên hệ với cha mẹ học sinh để thực <br />
hiện việc dạy thêm học thêm.<br />
+ Phương án 2: Quán triệt giáo viên không tổ chức dạy thêm, học thêm <br />
trong nhà trường và ngoài. Không tổ chức kiểm tra.<br />
+ Phương án 3: Quán triệt giáo viên không tổ chức dạy thêm, học thêm <br />
ngoài nhà trường. Yêu cầu thực hiện đúng các văn bản hiện hành về thực <br />
hiện nhiệm vụ năm học và các văn bản về quản lý chỉ đạo công tác dạy thêm <br />
học thêm. Chỉ đạo Ban kiểm tra nội bộ tiến hành kiểm tra cơ sở dạy thêm <br />
học thêm của giáo viên, lập biên bản và đề xuất hình thức kỉ luật phù hợp.<br />
Lựa chọn phương án giải quyết tình huống: <br />
Trong 3 phương án nêu trên, thì phương án thứ ba là phương án tối ưu, <br />
khoa học và hiệu quả nhất. Cách thực hiện như sau: <br />
16<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
Bước 1: Ban kiểm tra nội bộ kiểm tra xác minh thông tin<br />
Sau khi nhận được phản ánh của cha mẹ học sinh về việc giáo viên <br />
trong trường tổ chức dạy thêm, thu mức học phí cao, phòng học không đảm <br />
bảo về điều kiện cơ sở vật chất, Ban kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ sau: <br />
Trưởng ban kiểm tra nội bộ triệu tập họp Ban, thông báo về thông tin <br />
phản ánh của cha mẹ hoc sinh, chỉ đạo cho các thành viên tiến hành kiểm tra <br />
tìm hiểu và xác minh thông tin.<br />
Sau khi kiểm chứng phản ánh của cha mẹ học sinh là đúng, Ban kiểm <br />
tra nội bộ mời những giáo viên liên quan lên làm việc, yêu cầu giải trình sự <br />
việc, đồng thời quán triệt lại các văn bản chỉ đạo về công tác dạy thêm học <br />
thêm.<br />
Bước 2: Tiến hành kiểm tra, xử lý<br />
Trưởng Ban kiểm tra chỉ đạo các thành viên tiến hành kiểm tra các cơ <br />
sở dạy thêm học thêm ngoài nhà trường, lập biên bản đối với giáo viên vi <br />
phạm.<br />
Đề xuất về phương án giải quyết và hình thức kỉ luật là khiển trách <br />
đối với giáo viên vi phạm công tác dạy thêm học thêm.<br />
Bước 3: Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo các hoạt động dạy học, <br />
và kiểm tra nội bộ.<br />
Tổ chức họp hội đồng sư phạm nhà trường tiếp tục quán triệt các văn <br />
bản chỉ đạo của cấp trên về công tác dạy thêm học thêm (Thông tư số <br />
17/2012/QĐBGD&ĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo <br />
dục & Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định số <br />
08/2013/QĐUBND ngày 01 tháng 02 năm 2013 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh <br />
Đắk Lắk quy định về công tác dạy thêm học thêm trên địa bàn Tỉnh; Công văn <br />
số 230/PGDĐT ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo <br />
về việc chấn chỉnh vi phạm dạy thêm, học thêm đối với học sinh Tiểu học <br />
trên địa bàn huyện; Hướng dẫn số 34/HDPGDĐTTHCS ngày 17/10/2016 về <br />
việc hướng dẫn công tác dạy thêm, học thêm năm học 20162017,…và các <br />
văn bản hướng dẫn dạy thêm, học thêm của các cấp). <br />
17<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
Yêu cầu các tổ chuyên môn, các đoàn thể và tất cả giáo viên kí cam kết <br />
không dạy thêm học thêm.<br />
Họp ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, ban đại diện cha mẹ <br />
học sinh của các lớp để thông qua các văn bản chỉ đạo về công tác dạy thêm <br />
học thêm và kế hoạch tổ chức dạy học 2 buổi/ngày của nhà trường.<br />
Làm tốt công tác tuyên truyền đến toàn thể giáo viên, học sinh, cha mẹ <br />
học sinh và nhân dân để họ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của <br />
việc dạy học 2 buổi/ngày đối với học sinh tiểu học cũng như những vấn đề <br />
bất cập, nhạy cảm trong công tác dạy thêm học thêm. <br />
Tăng cường kiểm tra, dự giờ thường xuyên, dự giờ đột xuất giáo viên, <br />
thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra các cơ sở của giáo <br />
viên dạy thêm ngoài nhà trường để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Xử lý <br />
nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm các <br />
quy định về dạy thêm, học thêm. <br />
Kiểm tra sát sao việc cung cấp kiến thức cho học sinh trong mỗi giờ <br />
học, tránh tình trạng giáo viên bớt lại kiến thức để dạy thêm tại nhà. <br />
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên <br />
cho giáo viên, đặc biệt là công tác soạn và giảng nhằm nâng cao chất lượng <br />
dạy và học. Đảm bảo cung cấp đủ, đúng kiến thức của bài học, chú trọng <br />
khắc sâu kiến thức cho học sinh và quan tâm đến đủ các đối tượng học sinh <br />
ngay tại lớp. <br />
Tổ chức khảo sát chất lượng học sinh định kỳ. Kiểm tra công tác đánh <br />
giá xếp loại học sinh. <br />
Tiếp tục thực hiện kiểm tra công tác dạy thêm học thêm, xử lý tùy theo <br />
mức độ vi phạm của giáo viên (nếu có).<br />
Thành công và nguyên nhân<br />
+ Thành công: Với hình thức khiển trách, giáo viên tự thấy được vi <br />
phạm của bản thân trong việc thực hiện các quy định của ngành, của đơn vị <br />
về công tác dạy thêm học thêm. Khắc phục được việc dạy thêm, học thêm <br />
<br />
18<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
tràn lan. Hạn chế được việc đóng góp của cha mẹ học sinh, đồng thời làm <br />
thay đổi nhận thức của cha mẹ học sinh về vấn đề dạy thêm, học thêm. <br />
100% giáo viên của trường không còn tổ chức dạy thêm tại nhà.<br />
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày đảm bảo học <br />
sinh được học đủ giờ học chính khoá do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định <br />
vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, không gây áp lực về thời gian, <br />
kiến thức cho học sinh. Học sinh được tự học ngay trên lớp dưới sự hướng <br />
dẫn, tổ chức của giáo viên, từ đó rèn được cho học sinh kỹ năng tự học, tự <br />
nghiên cứu ngay từ cấp tiểu học, khơi dậy và phát huy được năng khiếu cho <br />
học sinh, tạo nền móng cho việc học tập các bậc học tiếp theo. <br />
+ Nguyên nhân: Ban giám hiệu thực hiện đúng theo các văn bản chỉ đạo <br />
của cấp trên, có kế hoạch quản lý công tác dạy thêm học thêm một cách chặt <br />
chẽ, công khai. Công tác kiểm tra giám sát được thực hiện thường xuyên và <br />
nghiêm túc. Việc xử lý kết quả kiểm tra phù hợp, đảm bảo tính nguyên tắc. <br />
Giáo viên ngày càng nhận thức được những bất cập của vấn nạn dạy thêm <br />
học thêm trái quy định.<br />
Chưa thành công và nguyên nhân<br />
+ Chưa thành công: Chưa ngăn chặn được hết số học sinh của trường <br />
tham gia học thêm. Số buổi học/tuần nhiều, do đó việc đi lại của học sinh <br />
còn gặp nhiều khó khăn. <br />
+ Nguyên nhân: Vẫn còn tình trạng giáo viên trường khác tổ chức dạy <br />
thêm nên một số cha mẹ học sinh còn cho con cái đi học. <br />
Học sinh phải học nhiều môn học chính khoá nên thời gian nghỉ ngơi <br />
vui chơi còn ít. Nhà trường chưa có điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh để <br />
các em giảm bớt thời gian đi lại.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
Các biện pháp trong đề tài có mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ <br />
với nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc giải quyết các vấn đề. Một khi Ban <br />
kiểm tra nội bộ có tâm lý vững vàng, có năng lực chuyên môn, có kỹ năng <br />
kiểm tra, nắm bắt được các bước trong việc xử lý tình huống thì việc giải <br />
19<br />
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường <br />
học<br />
Nguyễn Thị ThuTH Krông <br />
Ana<br />
quyết các tình huống, xử lý các vi phạm của giáo viên trở nên nhẹ nhàng và <br />
hiệu quả. <br />