Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC <br />
KIỂM TRA, DỰ GIỜ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lí, không có <br />
kiểm tra thì quản lí không có hiệu quả. Kiểm tra là một hoạt động nghiệp vụ <br />
mà người quản lí ở bất kì cấp nào, bất kì ngành nghề nào cũng phải thực <br />
hiện, để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra, trên thực tế đã đạt được <br />
đến đâu và như thế nào. Kiểm tra giúp nhà quản lí thu thập thông tin về hoạt <br />
động của đối tượng quản lí, nâng cao trách nhiệm cấp dưới, phát hiện sai sót, <br />
lệch lạc để điều chỉnh kịp thời, phát hiện những gương tốt, kinh nghiệm tốt <br />
để nhân rộng, phát hiện những khả năng tiềm lực của đơn vị chưa được tận <br />
dụng. Ngoài ra, kiểm tra còn giúp nhà quản lí nhận rõ kế hoạch, việc chỉ đạo, <br />
việc điều hành của mình có khoa học hay không, có khả thi hay không, từ đó <br />
có biện pháp điều chỉnh để nâng cao hiệu quả quản lí. Vì thế, có thể khẳng <br />
định rằng: “Quản lí mà không có kiểm tra thì coi như không quản lí”. Thực tế <br />
cho thấy, nếu kiểm tra kịp thời, chính xác sẽ giúp lãnh đạo nhìn thấy được <br />
thực trạng dạy học của nhà trường, từ đó điều chỉnh các biện pháp quản lí <br />
cho phù hợp, nâng cao chất lượng giáo dục cho toàn trường. Hồ Chủ tịch đã <br />
nói: “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta <br />
nhất định tiến bộ gấp muời, gấp trăm lần”.<br />
<br />
Kiểm tra trường học thật sự là công cụ sắc bén, góp phần nâng cao <br />
hiệu quả quản lí nhà trường, là một trong các yếu tố quyết định đến chất <br />
lượng đào tạo của nhà trường. Vì vậy công tác kiểm tra dự giờ trong trường <br />
Mầm non là một vấn đề rất quan trọng, mỗi chúng ta ai ai cũng nhận thấy <br />
rằng sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện <br />
nay đòi hỏi mỗi con người chúng ta phải nhanh nhẹn, linh hoạt, sáng tạo và <br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 1<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
có khả năng ứng xử nhạy bén trong cuộc sống. Chính vì thế mà hệ thống giáo <br />
dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cần phải có những đổi mới <br />
trong công tác quản lý chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng sự phát triển của <br />
xã hội trong thời kỳ đổi mới của đất nước. <br />
<br />
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo dục mầm non là người quản lý <br />
hoặc giáo viên phải đảm bảo chất lượng nội dung giáo dục toàn diện của <br />
việc dạy và học, cải tiến phương pháp dạy học, phù hợp với đặc trưng của <br />
từng chủ đề, chủ điểm của từng bộ môn và phù hợp với tâm lý của học sinh.<br />
<br />
Nhiệm vụ của người làm công tác quản lý phải chỉ đạo tốt các hoạt <br />
động của tập thể sư phạm, từ đó có các biện pháp quản lý phù hợp với điều <br />
kiện cụ thể của nhà trường. Muốn làm tốt được việc đó đòi hỏi người quản <br />
lý phải nắm vững công tác kiểm tra tại đơn vị mình, để nắm được thực trạng <br />
giáo dục về chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất của nhà trường, vì công tác <br />
kiểm tra dự giờ là khâu then chốt để đánh giá chất lượng thực chất nhất, <br />
thông qua việc kiểm tra giúp người quản lý nắm bắt được nhanh nhất thực <br />
trạng của những nội dung công việc, thực tế trình độ chuyên môn của đội ngũ <br />
giáo viên, từ đó có kế hoạch dài hạn, hoặc ngắn hạn để khắc phục tồn tại và <br />
điều chỉnh sự phát triển của nhà trường theo đúng hướng.<br />
<br />
Kiểm tra là chức năng của người quản lý, là một hệ thống quan sát và <br />
so sánh xem thực tế lao động sư phạm có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn <br />
quy tắc đã dự kiến kiểm tra hay không và vạch ra những sai phạm để có <br />
hướng khắc phục. Kiểm tra là một việc làm hết sức quan trọng đối với công <br />
tác dạy và học, cũng như tất cả các mặt hoạt động của nhà trường, kiểm tra <br />
hoạt động giảng dạy của giáo viên nhằm đúc rút kinh nghiệm, đổi mới <br />
phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, tăng cường kiểm <br />
tra số giáo viên trẻ, giáo viên năng lực chuyên môn hạn chế, để có nội dung <br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 2<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
tư vấn cải tiến năng lực giảng dạy; đối với giáo viên chưa hoàn thành nhiệm <br />
vụ giảng dạy.<br />
<br />
Bản thân từ khi mới đảm nhận trọng trách là Hiệu trưởng, tôi nhận <br />
thấy rằng muốn có chất lượng trong công tác quản lý trước hết chúng ta phải <br />
tăng cường công tác kiểm tra dự giờ, vì vậy tôi mới có điều kiện nắm bắt <br />
được mọi vấn đề, trong công tác chuyên môn và các hoạt động của giáo viên, <br />
học sinh, nắm bắt kịp thời, mặt mạnh để phát huy có hiệu quả đồng thời <br />
khắc phục và bồi dưỡng những phần còn thiếu sót cho giáo viên và học sinh, <br />
với biện pháp này tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua tại Trường Mầm <br />
non Hoa Sen và đạt kết quả rất khả quan. Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn <br />
chọn đề tài “Một số kinh nghiệm về công tác kiểm tra dự giờ” nhằm giúp <br />
giáo viên có trách nhiệm hơn về công tác chủ nhiệm cũng như nâng cao chất <br />
lượng dạy và học đạt hiệu quả cao hơn, qua các đợt kiểm tra dự giờ chúng ta <br />
đánh giá đúng từng giáo viên, động viên khen thưởng đối với giáo viên có <br />
thành tích, tìm cách khắc phục và hướng dẩn một số biện pháp đối với giáo <br />
viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
* Mục tiêu: Thực hiện công tác kiểm tra dự giờ tại trường học nhằm <br />
phát huy những năng lực sư phạm của từng giáo viên và có biện pháp bồi <br />
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được <br />
giao.<br />
<br />
* Nhiệm vụ: Để thực hiện tốt việc kiểm tra dự giờ đòi hỏi người quản <br />
lý phải xây dựng kế hoạch cụ thể sát với tình hình thực tế của địa phương và <br />
nhất là từng phân hiệu của đơn vị mình nhằm phát huy nâng cao chất lượng <br />
giáo dục và ý thức trách nhiệm, đối với cán bộ giáo viên – nhân viên trong nhà <br />
trường nhằm đẩy mạnh các hoạt động cũng như công tác chăm sóc và giáo <br />
dục trẻ ngày một tốt hơn.<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 3<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu Một số kinh nghiệm về công tác kiểm tra dự giờ <br />
nâng cao chất lượng giáo dục, của nhà trường trong việc thực hiện chức <br />
trách, nhiệm vụ được giao<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Một số kinh nghiệm về công tác kiểm tra dự giờ nâng cao chất lượng <br />
giáo dục.<br />
<br />
Đối tượng khảo sát: Tất cả giáo viên trong nhà trường.<br />
<br />
Thời gian: Năm học: 20162017<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:<br />
<br />
Phương pháp phân tích<br />
<br />
b. Phương pháp trao đổi qua thực tiễn, <br />
<br />
Phương pháp kiểm tra đánh giá <br />
<br />
Phương phát nghiên cứu tài liệu.<br />
<br />
Phương pháp điều tra.<br />
<br />
c. Phương pháp thống kê toán học.<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Trường MN Hoa Sen nằm trên địa bàn xã EaBông, toàn trường có 5 <br />
phân hiệu, các phân hiệu cách xa nhau khoảng 3 7 km nên việc khiểm tra dự <br />
giờ gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù địa bàn rộng nhưng việc kiểm tra dự giờ <br />
theo đúng kế hoạch đề ra, kiểm tra là phương thức thu nhận thông tin. Đó là <br />
một hệ thống quan sát và so sánh xem lao động sư phạm thực tế có phù hợp <br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 4<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
với kế hoạch, tiêu chuẩn quy tắc đã dự kiến trước hay không. Vạch rõ kết <br />
quả tác động của chủ thể đến khách thể, những lệch lạc phạm phải. Kiểm <br />
tra có tầm quan trọng đối với hoạt động dạy và học cũng như tất cả các mặt <br />
hoạt động của nhà trường. Qua kiểm tra giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn <br />
trong công việc được giao, đánh giá đúng thực chất nhiệm vụ của từng giáo <br />
viên, khen giáo viên có thành tích, tìm hiểu những nguyên nhân của sự tồn tại, <br />
hướng dẫn một số biện pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công việc được <br />
giao. <br />
<br />
2. Thực trạng<br />
Công tác chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường mầm non là khâu rất quan <br />
trọng trong tác giáo dục toàn diện cho trẻ, hoạt động của trẻ trung tâm, là cơ <br />
sở khoa học GD của các hoạt động giáo dục khác. Trong những năm qua việc <br />
kiểm tra dự giờ còn mang nặng hình thức, đối phó. Kiểm tra nhằm đánh giá <br />
chất lượng chuyên môn của từng giáo viên và các hoạt động khác của nhà <br />
trường. Từ đó tìm ra nguyên nhân của những thiếu sót và lệch lạc trong toàn bộ <br />
các mặt hoạt động giáo dục của mỗi cá nhân do nhà trường phân công, kịp thời <br />
khắc phục, sửa chữa, uốn nắn để cá nhân được kiểm tra tiếp tục đổi mới trong <br />
công tác và nâng cao chất lượng giáo dục, giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ <br />
năm học một cách có kỷ cương và nề nếp trong nhà trường nhằm nâng cao <br />
hiệu quả giảng dạy và công tác quản lý chỉ đạo ngày càng chặt chẽ hơn<br />
<br />
Kiểm tra đánh giá theo đúng ưu điểm, tồn tại, khuyết điểm của từng bộ <br />
phận, từng cá nhân để kịp thời khắc phục, sửa chữa những thiếu sót nhằm <br />
giúp cán bộ giáo viên nâng cao kiến thức của bản thân một cách thiết thực. <br />
Nhiệm vụ của người làm công tác quản lý trường học là phải đảm bảo chất <br />
lượng nội dung giáo dục toàn diện của việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Quản <br />
lý việc cải tiến phương pháp, phù hợp với đặc trưng của từng hoạt động phù <br />
hợp với tâm lý của từng trẻ để có các biện pháp quản lý phù hợp để tìm ra <br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 5<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
những biện pháp nâng cao tay nghề cho giáo viên ó thuận lợi và khó khăn như <br />
sau;<br />
<br />
*. Thuận lợi và khó khăn;<br />
Thuận lợi<br />
+ Công đoàn vững mạnh, luôn là chỗ dựa vững chắc để nhà trường <br />
triển khai nhiệm vụ năm học. <br />
+ Đội ngũ CBGV năng nổ, có tinh thần đoàn kết. Trình độ chuyên môn <br />
đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 33%, tay nghề đạt từ khá trở lên 100%. Tỉ lệ giáo <br />
viên dạy giỏi các cấp cao, giáo viên trẻ khỏe năng động, nhiệt tình yêu nghề <br />
mến trẻ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.<br />
<br />
+ Nhà trường đã thực hiện công tác kiểm tra dự giờ hàng tuần, tháng và <br />
hàng năm<br />
<br />
Khó khăn<br />
<br />
Bên cạnh đó về trình độ chuyên môn không đồng đều, một số giáo <br />
viên lớn tuổi, giáo viên mới ra trường việc tiếp cận chương trình mầm non <br />
mới chậm, tỉ lệ giáo viên trên chuẩn còn ít, phương pháp giảng dạy đổi mới <br />
còn mang tính rập khuôn, đồ dùng đồ chơi còn hạn chế, các phân hiệu cách xa <br />
3 – 7 km được nằm rải rác trên toàn xã<br />
<br />
Từ những thuận lợi và khó khăn trên Để nâng cao tay nghề cho giáo <br />
viên tôi mạnh dạn suy nghĩ và đưa ra một số biện pháp thường xuyên kiểm <br />
tra dự giờ của giáo viên trong nhà trường dần dần từng bước đưa nhà trường <br />
cùng đi lên với xu thế mới của giáo dục huyện nhà.<br />
<br />
Thành công<br />
<br />
Sau một năm thực hiện công tác kiểm tra dự giờ tôi nhận thấy rằng <br />
hầu hết các giáo viên được kiểm tra dự giờ nhất là đối với giáo viên mới ra <br />
trường và giáo viên còn yếu về chuyên môn, đến nay trình độ giáo viên được <br />
nâng lên rõ rệt, đội ngũ giáo viên khá, giỏi ngày một tăng, chất lượng của học <br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 6<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
sinh ngày càng cao cũng từ đó sự phối hợp giữa các đoàn thể và thống nhất <br />
khối đoàn kết nội bộ tốt hơn.<br />
<br />
Hạn chế<br />
<br />
Khi mới thực hiện công tác kiểm tra dự giờ một số giáo viên không <br />
đồng tình và nêu ra những lý do không hợp lý, nhưng sau khi thực hiện và <br />
được sự trao đổi kỹ giữa các giáo viên qua một thời gian, số giáo viên nhận ra <br />
và đi đến thống nhất cao trong Hội đồng.<br />
<br />
*. Nguyên nhân<br />
<br />
Nguyên nhân chủ quan<br />
<br />
Hầu hết giáo viên nhận thức rõ về vấn đề kiểm tra và dự giờ nhằm <br />
thúc đẩy giáo viên nâng cao trình độ, có ý thức nâng cao trách nhiệm và ý chí <br />
tự học tự rèn nhằm hoàn thiện mình hơn và xây dựng đưa phong trào nhà <br />
trường ngày một đi lên.<br />
<br />
Nguyên nhân khách quan<br />
<br />
Một số giáo viên lớn tuổi và giáo viên là người đồng bào DT nên việc <br />
tiếp cận phương pháp và chương trình mầm non mới còn chậm, tiếp nhận <br />
công nghệ thông tin còn hạn chế.<br />
<br />
Số giáo viên được kiểm tra cụ thể năm học trước:<br />
<br />
Tổng số Đạ t Chưa <br />
giáo viên đạt<br />
NÔI DUNG<br />
̣<br />
kiểm tra <br />
<br />
Xây dựng kế hoạch hoạt động 7 3 4<br />
<br />
Thực hiện chương trình theo kế hoạch 8 4 4<br />
<br />
Thực hiện dự giờ đột xuất, chuyên đề 5 2 3<br />
<br />
Kiểm tra công tác chủ nhiệm 6 4 2<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 7<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
Công tác kiểm tra nề nếp, trang trí, VS, SK 7 3 4<br />
<br />
Kiểm tra hồ sơ cá nhân 10 5 5<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp <br />
<br />
Nhằm nâng cao tay nghề và phát huy khả năng sáng tạo, đầu đầu tư vào <br />
chất lượng, công tác chăm sóc và giáo dục, giảng dạy của giáo viên trong toàn <br />
trường.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch cụ thể<br />
<br />
Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra là một việc hết sức quan trọng trong <br />
việc chỉ đạo, vì vậy ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của phòng <br />
GD&ĐT. Để nắm chắc tình hình nhà trường và có kế hoạch chỉ đạo phù <br />
hợp, người Hiệu trưởng cần làm tốt công tác kiểm tra nội bộ với nhiều hình <br />
thức kiểm tra khác nhau, phân công các lực lượng kiểm tra từ tổ để thực hiện <br />
nhiệm vụ kiểm tra, dựa trên tình hình thực tế của đơn vị, từ đó đưa ra những <br />
nội dung kiểm tra trong một năm học, từ đó tôi dựa vào kế hoạch của nhà <br />
trường để xây dựng theo từng tháng, tuần và cụ thể, từng tháng tôi tổ chức <br />
sinh hoạt chuyên môn đánh giá kết quả thanh tra trong tháng và triển khai kế <br />
hoạch thanh tra của tháng, tuần tiếp theo cụ thể để trong Hội đồng nhà <br />
trường biết và nghiêm túc thực hiện.<br />
<br />
* Biện pháp 2: Kiểm tra cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học<br />
<br />
Việc nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi một sự chuyển biến thực sự <br />
về cơ sở vật chất trong nhà trường là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp <br />
đến quá trình giáo dục trẻ, việc chuẩn bị đồ dùng trực quan nhằm tạo cơ hội <br />
giúp trẻ học những khái niệm mới, bằng sự khám phá thông qua các giác quan <br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 8<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
trẻ nhìn thấy, sờ, nắm thực tế, vì vậy việc kiểm tra đồ dùng trước khi lên lớp <br />
là hết sức quan trọng như môi trường học tập trong lớp, đồ dùng phải phong <br />
phú, phù hợp với từng độ tuổi từng tiết dạy...<br />
<br />
Để sử dụng có hiệu quả về đồ dùng dạy học biện pháp tối ưu nhất <br />
Ban kiểm tra chọn nội dung kiểm tra thực tế như trên các hoạt động của từng <br />
chủ đề chủ điểm, qua kiểm kê báo cáo của giáo viên chủ nhiệm như: bàn ghế <br />
hư hỏng, trang thiết bị dạy học đã đủ chưa, tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi của <br />
lớp mất hay hư hỏng nêu rõ lý do, để nhà trường tìm cách khắc phục.<br />
<br />
Trước đây việc dạy học của giáo viên lên lớp thường dạy chay và sau <br />
khi được kiểm tra nhắc nhở thường xuyên thì việc lên lớp của giáo viên có sử <br />
dụng đồ dùng thường xuyên, đặc biệt là dùng máy tính soạn bài và dạy trực <br />
tiếp trên máy kết hợp với đồ dùng dạy học có hiệu quả rất cao.<br />
<br />
* Biện pháp 3: Kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên<br />
Kiểm tra việc thực hiện chương trình: Nội dung kiểm tra: Dự giờ một <br />
tiết dạy, kiểm tra chương trình, kế hoạch bài dạy. Nhằm giúp giáo viên thực <br />
hiện đúng, đủ Chương trình của từng môn học, ở từng khối. Đảm bảo truyền <br />
thụ đủ, đúng nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của từng hoạt động của <br />
từng dạng bài. Có hình thức tổ chức dạy phù hợp cho từng môn học, giúp giáo <br />
viên nắm vững chương trình của lớp mà mình phụ trách. Việc thực hiện kiểm <br />
tra chương trình nhằm giúp giáo viên thực hiện đúng chương trình thời gian <br />
biểu và thời khóa biểu của các hoạt động diển ra trong ngày, kiểm tra kế <br />
hoạch giảng dạy theo định kỳ một tháng 2 lần theo chủ đề, chủ điểm của <br />
từng khối trước buổi sinh hoạt chuyên môn sau đó mới triển khai đến từng <br />
giáo viên. Về giáo viên Ban Giám hiệu trực tiếp kiểm tra việc thực hiện <br />
chương trình, thời gian biểu thời khóa biểu bằng nhiều hình thức như quan <br />
sát bảng các hoạt động trên lớp trên trẻ của từng giáo viên, dự giờ thăm lớp <br />
để kiểm tra việc triển khai chuyên đề thanh tra theo đúng định kỳ và kịp thời <br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 9<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
nhắc nhở hoặc bồi dưỡng giúp giáo viên thực hiện tốt chương trình theo quy <br />
định của bậc học mầm non bằng 2 hình thức (kiểm tra đột xuất và báo trước) <br />
<br />
* Biện pháp 4: Kiểm tra thực hiện chuyên đề giáo viên<br />
<br />
Kiểm tra nề nếp – vệ sinh – trang trí lớp.<br />
<br />
Thông qua việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, ban <br />
kiểm tra quan sát đánh giá xem nề nếp học sinh trong lớp cũng như các hoạt <br />
động như thế nào, vệ sinh lớp, cá nhân có sạch không? Việc trang trí lớp có <br />
phù hợp với chủ đề chủ điểm không? đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh màu sắc <br />
đẹp trang trí đúng tầm mắt của trẻ không? các góc truyên truyền có thay đổi <br />
cho phù hợp với tâm lý của trẻ hay không?<br />
<br />
Kiểm tra thông qua các hoạt động chung<br />
<br />
Kế hoạch kiểm tra của từng giáo viên, được lên kế hoạch ngay từ đầu <br />
tháng nên việc kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên tôi thường nắm bắt được <br />
cũng như nề nếp học tập của trẻ thông qua tiết hoạt động, chúng tôi mới biết <br />
được giáo viên truyến thụ kiến thức, phương pháp dạy học cho trẻ có phù <br />
hợp với chủ đề hay tiết dạy theo chương trình mầm non mới hay không.<br />
<br />
Việc kiểm tra giáo viên được vận dụng bằng nhiều hình thức dự giờ <br />
khác nhau, để so sánh và đánh giá trình độ của họ và rút ra những ưu điểm, <br />
khuyết điểm chính của mỗi người, phát hiện ra vấn đề cần điều chỉnh trong <br />
phương pháp hay nội dung của hoạt động đó.<br />
<br />
Để thống nhất những việc cần làm khi dự giờ Ban kiểm tra đã thống <br />
nhất tiến hành theo các quy trình như chuẩn bị.<br />
<br />
Lập kế hoạch dự giờ, xác định hoạt động trong chương trình của ngày <br />
hôm đó là gì?<br />
<br />
Mục đích của hoạt động và dự kiến hoạt động của cô và trẻ dự kiến <br />
nội dung cần quan sát và ước định những tiêu chuẩn đánh giá.<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 10<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
Dự giờ đột xuất: Quan sát diễn biến thực tế của bài lên lớp, thu thập <br />
thông tin phục vụ cho mục đích dự giờ. Quá trình quan sát này thực hiện theo <br />
tiến trình các tình huống dạy và học, hoạt động của cô và trò, chuẩn bị của <br />
giáo viên và trẻ, xử lý các tình huống sư phạm... Phân tích, trao đổi người <br />
được kiểm tra, đồng thời khi kiểm tra tôi luôn luôn có thái độ giúp đỡ, chỉ ra <br />
những hạn chế, có nhận xét đánh giá và giúp giáo viên khắc phục những hạn <br />
chế. Kết quả tay nghề giáo viên năm 2016; trường không còn giáo viên tay <br />
nghề yếu. Ngoài việc kiểm tra giờ lên lớp kiểm tra khảo sát theo định kỳ <br />
cũng rất quan trọng, đánh giá chất lượng dạy của giáo viên qua kết quả học <br />
tập của trẻ. <br />
<br />
Dự giờ quan sát diển biến của tiến trình các tình huống dạy và học theo <br />
nội dung cô và trẻ, đồ dùng dạy học và cách tổ chức giờ học như nề nếp lớp, <br />
tính thân thiện giữa cô và trẻ cách phân phối thời gian có hợp lý không , trong <br />
giờ học trẻ có tự tin, có phát huy được tích tích cực, sáng tạo của trẻ không? <br />
kết quả trẻ nắm bắt được những gì, trên cơ sở đó tùy từng thành viên trong <br />
ban kiểm tra phân tích các hoạt động để nhận xét về giờ dạy đảm bảo tính <br />
khoa học, tính giáo dục trọng tâm của bài dạy, trao đổi giữa nội dung dạy học <br />
và phương pháp, việc phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo ở trẻ có đạt kết <br />
quả không. .<br />
<br />
Việc đánh giá kết quả và chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của người <br />
dạy tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập để phát huy mặt làm được và rút <br />
kinh nghiệm học hỏi nhằm nâng cao tay nghề ngày một tốt hơn.<br />
<br />
Trong năm học mỗi giáo viên phải được kiểm tra chuyên đề, thao giảng <br />
ít nhất 1 lần, đối với giáo viên mới ra trường và giáo viên còn yếu kiểm tra <br />
dự giờ 2 3 lần/ năm, khi kiểm tra phải thông báo rõ mục đích của việc kiểm <br />
tra dự giờ đồng thời khi kiểm tra phải có thái độ giúp đỡ cùng nhau tiến bộ, <br />
sau khi kiểm tra phải nhận xét giúp giáo viên khắc phục những tồn tại.<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 11<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
Kiểm tra hồ sơ giáo viên và việc học tập bồi dưỡng chuyên môn <br />
nghiệp vụ:<br />
<br />
Kiểm tra hồ sơ cá nhân theo Điều lệ trường MN.<br />
<br />
Kiểm tra việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo từng độ tuổi và <br />
việc đánh giá kết quả quan sát xem nề nếp sinh hoạt của trẻ, kiểm tra đồ <br />
dùng học tập hàng ngày của bé, sổ theo dõi sức khỏe trẻ như cân nặng và theo <br />
dõi chiều cao của trẻ.<br />
<br />
Kiểm tra việc thực hiện chuyên đề của từng giáo viên của tổ khối, <br />
chuyên đề những phần rút kinh nghiệm và phát huy sự sáng tạo giáo viên.<br />
<br />
Kiểm tra việc học tập tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề như dự giờ, <br />
thao giảng, chuyên đề, hội giảng...<br />
<br />
Kiểm tra hoạt động góc<br />
<br />
Ở lứa tuổi này với hình thức chơi mà học – học mà chơi với phương <br />
châm như vậy, hoạt động góc là 1 hoạt động không thể thiếu được vì thông <br />
qua chơi trẻ lĩnh hội những tri thức thông thường hàng ngày, trẻ tái diển lại <br />
cuộc sống công việc hàng ngày của người lớn ở đây trẻ được nhập vai kỹ sư, <br />
nhạc sĩ, cô giáo, bác sĩ...Qua kiểm tra hoạt động góc giúp thanh tra nắm bắt <br />
về tình hình đồ dùng đồ chơi của các lớp như thế nào? cần bổ sung đồ dùng <br />
gi, nhằm giúp cho giáo viên và học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng <br />
chăm sóc và giáo dục ngày một tốt hơn và cũng qua đó giúp giáo viên biết <br />
cách bố trí các góc chơi, thỏa thuận chơi và quá trình tổ chức cho trẻ ở các <br />
góc có logic và sáng tạo không? với trẻ nhập vào chơi có thành thạo không? <br />
kỹ năng chơi của trẻ đạt mức độ nào? Từ đó đề nghị giáo viên bổ sung những <br />
phần còn thiếu sót, phát huy những việc mình đạt được.<br />
<br />
Kiểm tra hoạt động ngoài trời:<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 12<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài trời là tạo điều kiện cho trẻ được <br />
tiếp xúc và hoạt động trong điều kiện môi trường sống thực tế, trẻ được thực <br />
hiện các hoạt động đa dạng, phong phú trong tập thể, trong và ngoài nhà <br />
trường, nhằm gắn lý thuyết với thực tiễn, nhằm củng cố những tri thức đã <br />
được học, phát triển tư duy, phát triển nhận thức bồi dưỡng tình cảm, rèn <br />
luyện ý thức năng lực làm chủ tập thể, làm chủ thiên nhiên, rèn luyện các <br />
chuẩn mực hành vi và thói quen đạo đức, việc kiểm tra dự giờ giáo viên tổ <br />
chức hoạt động ngoài trời phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các hoạt động <br />
học, hoạt động vui chơi, đi dạo đi thăm... được tổ chức bằng nhiều hình thức <br />
khác nhau, hoạt động ngoài trời là một nghệ thuật dẩn dắt logich đòi hỏi <br />
người giáo viên sử dụng linh hoạt và những tình huống khéo léo khi sử dụng <br />
đồ dùng đồ chơi kết hợp với lời nói, phân bố thời gian phải cân nhắc sao cho <br />
mổi nội dung phải gắn kết với nhau nhuần nhuyển, hoạt động càng phong <br />
phú càng đa dạng thì sự phát triển ngày càng hài hòa hơn. <br />
<br />
Việc kiểm tra dự giờ giáo viên tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm tạo <br />
điều kiện cho trẻ tiếp xúc trong điều kiện môi trường thực tế, trẻ hòa đồng <br />
vào tập thể, ôn kiến thức đã được học gợi mở kiến thức mới, phát triển tư <br />
duy, phát triển nhận thức, rèn luyện ý thức tổ chức kỹ luật, rèn luyện các <br />
chuẩn mực hành vi và thói quen đạo đức cho trẻ. Từ đó nhận xét góp ý và rút <br />
kinh nghiệm trong hoạt động ngoài trời được tốt hơn.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp<br />
<br />
Các mối quan hệ giữa các biện pháp nó liên quan mật thiết với nhau, nó <br />
hổ trợ cho nhau từ hoạt động này tới hoạt động khác, nhằm phát huy tính tự <br />
giác, nâng cao tay nghề chuyên môn cho giáo viên. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 13<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Qua khảo nghiệm về giá trị của vấn đề nghiên cứu tôi nhận thấy rằng <br />
hầu hết giáo viên nhận thức rõ về vấn đề kiểm tra và dự giờ nhằm thúc đẩy <br />
giáo viên nâng cao trình độ và có ý thức tự học tự rèn nhằm hoàn thiện mình <br />
hơn và xây dựng đưa phong trào nhà trường ngày một đi lên.<br />
<br />
Do việc tổ chức kiểm tra thường xuyên nên tất cả giáo viên lên lớp đều <br />
có đồ dùng dạy học, giáo án, soạn bài đầy đủ đúng quy định và nhiều giáo án <br />
đã thực sự đầu tư có hiệu quả, đã đổi mới về phương pháp dạy học theo <br />
chương trình mầm non mới một cách linh hoạt và sáng tạo, công tác sinh hoạt <br />
chuyên môn được tiến hành thường xuyên và đi vào nề nếp đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
Sau một năm thực hiện công tác kiểm tra dự giờ tôi nhận thấy rằng <br />
hầu hết các giáo viên được kiểm tra dự giờ nhất là đối với giáo viên mới ra <br />
trường và giáo viên còn yếu về chuyên môn, đến nay trình độ giáo viên được <br />
nâng lên rõ rệt, đội ngũ giáo viên khá, giỏi ngày một tăng, chất lượng của học <br />
sinh ngày càng cao cũng từ đó sự phối hợp giữa các đoàn thể và thống nhất <br />
khối đoàn kết nội bộ tốt hơn. <br />
<br />
<br />
<br />
Tổng số Đạt Đạt Đạt Ghi <br />
giáo viên chú<br />
NÔI DUNG<br />
̣ Loại Loại Loại <br />
Được tốt Khá TB<br />
KT <br />
<br />
Xây dựng kế hoạch hoạt động 19 9 8 1<br />
<br />
Thực hiện chương trình theo kế 19 16 3 0<br />
hoạch<br />
<br />
Thực hiện dự giờ đột xuất, chuyên 19 10 7 2<br />
đề<br />
<br />
Kiểm tra công tác chủ nhiệm 19 16 3 0<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 14<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
Công tác kiểm tra nề nếp, trang trí, 19 14 5 0<br />
VS, SK<br />
<br />
Kiểm tra hồ sơ cá nhân 19 11 7 1<br />
<br />
Kiểm tra các hoạt động khác 19 16 3 0<br />
<br />
<br />
<br />
III. Kết luận và kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Kiểm tra là chức năng của người quản lý, là một hệ thống quan sát và <br />
so sánh xem thực tế lao động sư phạm của giáo viên có phù hợp với kế <br />
hoạch, tiêu chuẩn quy tắc đã dự kiến kiểm tra hay không kiểm tra là một việc <br />
làm hết sức quan trọng đối với công tác dạy và học, cũng như tất cả các mặt <br />
hoạt động của nhà trường, kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên nhằm <br />
đúc rút kinh nghiệm, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy <br />
của giáo viên, tăng cường kiểm tra số giáo viên trẻ, giáo viên năng lực chuyên <br />
môn hạn chế, để có nội dung tư vấn cải tiến năng lực giảng dạy; đối với <br />
giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy. Kiểm tra thường xuyên giúp <br />
giáo viên có ý thức được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, chịu khó tìm tòi, <br />
suy nghĩ và tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, chăm sóc trẻ năm sau <br />
cao hơn năm trước.<br />
<br />
Việc kiểm tra dự giờ phải thường xuyên và liên tục theo như kế hoạch <br />
đã đề ra, phải sử dụng các loại hình thức kểm tra, sau kiểm tra phải có đánh <br />
giá công khai cụ thể, khách quan và thông qua cả Hội đồng sư phạm cùng <br />
biết.<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Trong những năm qua việc kiểm tra dạy và học được lãnh đạo phòng <br />
giáo dục và đào tạo rất quan tâm và mong rằng những năm tiếp theo Phòng <br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 15<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
giáo dục tiếp tục việc kiểm tra bằng nhiều hình thức, để nhà trường có điều <br />
kiện học tập và lắng nghe sự đóng góp, góp ý của lãnh đạo nhằm thúc đẩy <br />
sự phát triển giáo dục của huyện nhà ngày một đi lên. <br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền<br />
<br />
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG<br />
<br />
....................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................ <br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG <br />
KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 16<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Điều lệ trường Mầm non.<br />
<br />
2. Chỉ thị số; 3399/CTBGD&ĐT ngày 16/8/2010 về nhiệm vụ trọng <br />
tâm của bậc học MN<br />
<br />
3. Chương thình GD trẻ 3 độ tuổi.<br />
<br />
4. Căn cứ Nghị định số 85/2006/NĐCP ngày 18 tháng 8 năm 2006 của <br />
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục;<br />
<br />
5. Căn cứ Nghị định số 42/2013/NĐCP ngày 09/5/2013 của Chính phủ <br />
về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục;<br />
<br />
6. Căn cứ Công văn số 1284/SGDĐTTTr ngày 13/9/2016 của Sở <br />
GD&ĐT Đăk Lăk về Hướng dẫn công tác kiểm tra đối với Phòng GD&ĐT; <br />
<br />
7. Căn cứ Văn bản số 180/BCUBND ngày 12/9/2016 của Ủy ban nhân <br />
dân huyện Krông Ana về Báo cáo Tổng kết năm học 20152016 và phương <br />
hướng nhiệm vụ năm học 20162017 ngành GD&ĐT,<br />
<br />
8. Căn cứ vào kế hoạch số 30/KHPGDĐT ngày 5 tháng 10 năm 2016 vè <br />
kế hoạch công tác thanh – kiểm tra năm học 20162017 của Phòng giáo dục <br />
và Đào tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 17<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
I. Phần mở đầu <br />
<br />
........................................................................................<br />
<br />
1<br />
1. Lý do chọn đề tài <br />
<br />
.................................................................................<br />
<br />
1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
<br />
..........................................................<br />
<br />
3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
.........................................................................<br />
<br />
4<br />
4. Giới hạn của đề tài <br />
<br />
.............................................................................<br />
<br />
4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu. <br />
<br />
...................................................................<br />
<br />
4<br />
II. Phần nội dung <br />
<br />
.....................................................................................<br />
<br />
4<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
<br />
........................................................................................<br />
<br />
4<br />
2. Thực trạng <br />
<br />
............................................................................................<br />
<br />
5<br />
*. Nguyên nhân <br />
<br />
..........................................................................................<br />
<br />
7<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp <br />
<br />
................................................<br />
<br />
8<br />
a. Mục tiêu của giải pháp <br />
<br />
.......................................................................<br />
<br />
8<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp <br />
<br />
......................................<br />
<br />
8<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp <br />
<br />
................................<br />
<br />
13<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu . 14<br />
<br />
2. Kiến nghị <br />
<br />
.............................................................................................<br />
<br />
15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 18<br />
Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hiền Trường Mầm non Hoa Sen 19<br />