Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ KĨ NĂNG <br />
SOẠN THẢO VĂN BẢN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Văn bản là phương tiện chủ yếu, quan trọng để ghi lại, chuyển tải <br />
các thông tin quản lý; là hình thức để cụ thể hóa pháp luật nhằm điều chỉnh <br />
những quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lý hành chính nhà nước hoặc <br />
trình bày ý kiến của cá nhân về một vấn đề nào đó. Nhà nước ta không thể <br />
quản lý xã hội nếu thiếu các loại hình văn bản. Tuy nhiên, qua khảo sát <br />
thực tế tại một số trường học cho thấy vẫn còn tình trạng văn bản ban <br />
hành không đúng thẩm quyền, sai thể thức, chưa thể hiện hết nội dung <br />
trong văn bản... Nguyên nhân là do người trực tiếp soạn thảo văn bản ở <br />
phương diện nào đó vẫn còn hạn chế nhất định trong nhận thức đối với <br />
việc soạn thảo văn bản dẫn tới chất lượng của văn bản chưa cao. <br />
<br />
Trong thời đại nền kinh tế tri thức đang ngày một khẳng định vị trí <br />
hàng đầu, khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng cao đòi hỏi chúng ta cần <br />
phải có tính chính xác tuyệt đối. Vì vậy việc xây dựng văn bản và phương <br />
pháp soạn thảo văn bản cần phải vận dụng công nghệ thông tin nhằm đạt <br />
được hiệu quả cao nhất. <br />
<br />
Để có một văn bản mang tính chính xác cao đòi hỏi người soạn thảo <br />
phải có những kĩ năng, kĩ thuật về xây dựng văn bản, phương pháp soạn <br />
thảo văn bản theo đúng thể thức của mỗi loại văn bản cụ thể do nhà nước <br />
quy định. Trình bày văn bản trong trường học đúng theo mẫu quy định là <br />
một việc làm rất quan trọng đòi hỏi người làm công tác này phải thận <br />
trọng, tỉ mỉ và chính xác. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 1<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
Thực tế trong những năm học qua, công tác soạn thảo văn bản đã <br />
góp phần tích cực đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực <br />
của đời sống xã hội. Đặc biệt sau khi Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số <br />
01/2011/TT BNV ngày 19/01/2011 hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật <br />
trình bày văn bản, công tác soạn thảo văn bản hành chính ngày càng được <br />
đưa vào nề nếp, phần nào khắc phục những nhược điểm và hạn chế trước <br />
đây. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều văn bản hành chính bộc lộ những <br />
khiếm khuyết về cả nội dung lẫn thể thức: thiếu mạch lạc, không đảm <br />
bảo tính pháp lí…<br />
<br />
Những tồn tại, yếu kém trên đều do nguyên nhân khách quan và chủ <br />
quan, nhưng không thể không nói đến năng lực và trình độ hạn chế về kỹ <br />
thuật soạn thảo văn bản cũng như sự tùy tiện, thiếu cẩn thận của một số <br />
cán bộ, viên chức trong nhà trường. Do đó, yêu cầu đặt ra trước mắt là cán <br />
bộ, viên chức một mặt phải được trang bị kiến thức và kinh nghiệm làm <br />
việc, mặt khác cũng cần rèn luyện thái độ nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật <br />
và nhiệt tình đối với công việc.<br />
<br />
Xuất phát từ những lí do trên, nhằm góp phần nâng cao tính pháp lí <br />
các văn bản trong nhà trường, tôi quyết định chọn đề tài: “ Một số kinh <br />
nghiệm về kĩ năng soạn thảo văn bản trong trường tiểu học.”<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Chấn chỉnh công tác trình bày văn bản trong trường học theo Thông <br />
tư 01/2011/TT BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thể <br />
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.<br />
<br />
Nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác trình bày văn bản.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 2<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
Kĩ năng soạn thảo, trình bày văn bản của cán bộ, viên chức, nhân <br />
viên một số trường Tiểu học trong huyện. <br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu thực trạng soạn thảo văn bản của cán bộ, viên chức, <br />
nhân viên một số trường Tiểu học trên địa bàn huyện Krông Ana từ năm <br />
học 2012 2013 đến nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu <br />
quả của việc soạn thảo, ban hành văn bản trong nhà trường.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp phân tích;<br />
<br />
Phương pháp quan sát;<br />
<br />
Phương pháp điều tra;<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu;<br />
<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế; <br />
<br />
Phương pháp thống kê.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Trình bày văn bản là công việc nhằm đảm bảo thông tin phục <br />
vụ hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan, tổ chức. Nội dung này bao <br />
gồm các việc về soạn thảo, ban hành, quản lý văn bản và các tài liệu khác <br />
hình thành trong quá trình hoạt động của các nhà trường. <br />
<br />
Hiện nay, công tác soạn thảo và ban hành văn bản đang được Nhà <br />
nước, các cơ quan nói chung hết sức chú trọng. Đặc biệt, sau khi Bộ Nội <br />
vụ ban hành Thông tư số 01/2011/TTBNV ngày 19/01/2011 về việc <br />
Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản thì công tác soạn thảo <br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 3<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
văn bản hành chính ngày càng được các cấp quan tâm, khắc phục được <br />
nhiều nhược điểm và những hạn chế trước đây. <br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn<br />
<br />
* Thuận lợi<br />
<br />
Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, có giáo viên phụ trách công <br />
nghệ thông tin và giảng dạy ở các trường học.<br />
<br />
Một số viên chức đã có Chứng chỉ tin học văn phòng, có khả năng <br />
soạn thảo văn bản. <br />
<br />
* Khó khăn<br />
<br />
Hầu hết giáo viên đã lớn tuổi, chưa có Chứng chỉ tin học văn phòng <br />
nên kỹ năng trình bày, soạn thảo văn bản còn hạn chế. <br />
<br />
Một số giáo viên chưa hiểu được tác dụng của văn bản cũng như <br />
chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc soạn thảo văn bản trong nhà <br />
trường.<br />
<br />
2.2. Thành công, hạn chế<br />
<br />
* Thành công<br />
<br />
Một số cán bộ, giáo viên, nhân viên đã thành thạo trong việc soạn <br />
thảo, kĩ thuật trình bày văn bản, xác định đúng mục đích, yêu cầu, thẩm <br />
quyền của người ban hành.<br />
<br />
* Hạn chế<br />
<br />
Lãnh đạo một số trường chưa thực sự quan tâm đến công tác soạn <br />
thảo văn bản. Không ít cán bộ quản lí không phân biệt được đâu là văn bản <br />
Quy phạm pháp luật, đâu là văn bản hành chính thông thường, các quy định <br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 4<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
về thể thức trình bày văn bản… Hệ thống thuật ngữ, văn phong trong văn <br />
bản hành chính vẫn còn nhiều hạn chế, ít nhiều ảnh hưởng đến việc sử <br />
dụng từ ngữ làm cho văn bản không đảm bảo tính khả thi. <br />
<br />
Việc quản lí văn bản còn thiếu chặt chẽ. Bộ phận văn thư nhà <br />
trường chưa phát huy vai trò trách nhiệm trong việc lưu trữ văn bản.<br />
<br />
Việc xác định thẩm quyền ban hành văn bản còn chưa thống nhất.<br />
<br />
Trình độ công nghệ thông tin còn thấp, nhiều cán bộ, giáo viên, <br />
nhân viên không nắm được quy trình, kỹ năng soạn thảo văn bản. <br />
<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
<br />
* Mặt mạnh<br />
<br />
Một số trường đã tổ chức tập huấn trình bày văn bản cho cán bộ, <br />
giáo viên theo Thông tư số 01/2011/TT BNV ngày 19/01/2011 của Bộ nội <br />
vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.<br />
<br />
* Mặt yếu<br />
<br />
Trong quá trình soạn thảo văn bản, lỗi chính tả còn nhiều, sử dụng <br />
câu từ không chính xác. Sai về thể thức của văn bản như ở mục số, ký hiệu <br />
văn bản. Kỹ thuật trình bày văn bản còn chưa thống nhất về cỡ chữ, kiểu <br />
chữ, định lề văn bản...<br />
<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
<br />
* Nguyên nhân của thành công<br />
<br />
Công nghệ thông tin phát triển nhanh, cơ hội và điều kiện tiếp cận <br />
thuận lợi đến tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 5<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
Cán bộ quản lí các trường đã chú trọng và có sự quan tâm, nhận <br />
thức đúng mức tầm quan trọng của việc soạn thảo văn bản trong quản lý, <br />
điều hành các hoạt động của nhà trường.<br />
<br />
* Nguyên nhân của hạn chế<br />
<br />
Đội ngũ giáo viên các trường đa phần đã lớn tuổi nên ngại học hỏi; <br />
việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn nhiều lúng túng, hạn chế.<br />
<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt <br />
ra<br />
<br />
* Thành công, ưu điểm, mặt mạnh<br />
<br />
Thường xuyên nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo, chuyên viên <br />
phòng Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là: nhiều trường được trang bị phòng <br />
máy vi tính, các trang thiết bị liên quan đến công nghệ thông tin. Hầu hết <br />
các đơn vị trường học đều kết nối mạng internet từ đó tạo điều kiện thuận <br />
lợi cho giáo viên được khai thác mạng tham khảo tài liệu để phục vụ cho <br />
việc soạn thảo văn bản. Các trường được biên chế giáo viên phụ trách <br />
công nghệ thông tin giảng dạy, đội ngũ giáo viên được hướng dẫn các thao <br />
tác nên không còn lúng túng khi soạn thảo văn bản. Nhiều giáo viên đã <br />
không ngừng nâng cao ý thức tự học tự rèn, ngoài việc giảng dạy trên lớp <br />
còn tham gia bồi dưỡng chương trình Chứng chỉ tin học văn phòng để nâng <br />
cao chuyên môn nghiệp vụ. <br />
<br />
Ngay từ khi Thông tư số 01/2011/TT BNV ngày 19/01/2011 hướng <br />
dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Bộ Nội vụ được ban <br />
hành, có hiệu lực, cán bộ quản lí một số trường đã tiến hành tập huấn cho <br />
giáo viên về kĩ năng soạn thảo và trình bày văn bản, nhờ đó các văn bản <br />
đều được trình bày đảm bảo đúng quy định.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 6<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
* Tồn tại, hạn chế, mặt yếu<br />
<br />
Lãnh đạo một số trường chưa thật chú trọng đến công tác soạn thảo <br />
văn bản dẫn đến nhiều văn bản ban hành còn sai sót cả về hình thức lẫn <br />
nội dung.<br />
<br />
Việc xác định thẩm quyền ban hành văn bản còn chưa thống nhất. <br />
Trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản có nhiều trường hợp đáng <br />
lẽ nên ban hành bằng công văn thì lại ban hành bằng kế hoạch.<br />
<br />
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản chưa đúng quy định. Công <br />
tác tự kiểm tra, rà soát lại văn bản trước khi ban hành chưa được coi trọng. <br />
Chính vì vậy có nhiều văn bản sau khi đưa vào vận dụng gặp nhiều sai sót.<br />
<br />
Việc quản lý văn bản còn chưa chặt chẽ. Cán bộ văn thư nhiều <br />
trường không làm nhiệm vụ phân loại công văn đi, công văn đến; xử lí văn <br />
bản không kịp thời.<br />
<br />
Ngôn ngữ trong nhiều văn bản sử dụng không phù hợp với đặc trưng <br />
văn phong hành chính (từ địa phương, từ lóng, từ hoa mỹ, thừa từ, lặp <br />
từ…), câu chữ rườm rà, tối nghĩa, không đủ thành phần ngữ pháp, diễn đạt <br />
câu thiếu mạch lạc, rõ ràng, không đảm bảo tính nhất quán, logic v.v… Từ <br />
đó, làm cho người đọc khó hiểu hoặc hiểu theo nhiều cách khác nhau và <br />
làm giảm đi tính trang trọng, nghiêm túc cũng như hiệu quả tác động của <br />
văn bản hành chính trong hoạt động giao tiếp, điều hành, quản lý.<br />
<br />
Về thể thức và kỹ thuật trình bày, một số văn bản hành chính được <br />
ban hành vẫn còn những sai sót cơ bản, không tuân thủ những quy định tại <br />
Thông tư số 01/2011/TT BNV ngày 19/01/2011 như: ghi tên loại công văn <br />
(CV) vào ký hiệu văn bản; trích yếu nội dung văn bản dài dòng nhưng <br />
không khái quát được nội dung chủ yếu của văn bản; viết tắt, viết hoa <br />
trong văn bản tùy tiện, không theo quy tắc chính tả tiếng Việt; bố cục văn <br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 7<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
bản không hợp lý theo điều, khoản, điểm … đối với từng loại văn bản <br />
hành chính cụ thể; khoảng cách giữa các đoạn văn và khoảng cách giữa các <br />
dòng không đúng quy định; sử dụng không thống nhất loại chữ (in hoa, in <br />
thường), kiểu chữ (đứng, đậm), số thứ tự (chữ số La Mã, chữ số Ảrập <br />
hoặc chữ cái tiếng Việt theo thứ tự abc) trong các văn bản được bố cục <br />
theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm v.v… <br />
<br />
Nhiều văn bản không thể hiện đúng các yếu tố thể thức theo quy <br />
định (bao gồm các thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và <br />
các thành phần bổ sung đáp ứng yêu cầu hành chính trong những trường <br />
hợp cụ thể).<br />
Chẳng hạn:<br />
<br />
Tên cơ quan chủ quản<br />
<br />
Thực tế có một số trường do không xác định được tên cơ quan chủ <br />
quản của cơ quan ban hành văn bản nên thường xảy ra những sai sót như <br />
sau:<br />
<br />
UBND THỊ TRẤN BUÔN TRẤP<br />
<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC …<br />
<br />
<br />
Số và ký hiệu văn bản<br />
<br />
Do không hiểu được tác dụng của số và kí hiệu văn bản nên nhiều <br />
trường văn thư vào sổ các loại văn bản rất tùy tiện, có khi văn bản ra trước <br />
thì đánh số lớn hơn văn bản ra sau, cũng có trường hợp hai văn bản khác <br />
nhau nhưng cùng chung một số. Đa số các trường đánh số văn bản không <br />
tuân theo quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BNV mà tính theo thời gian <br />
năm học. <br />
<br />
Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 8<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
Một số giáo viên khi xây dựng kế hoạch, ghi địa danh, lấy ngay tên <br />
trường mình đang công tác, chẳng hạn: <br />
<br />
Lý Tự Trọng, ngày … tháng … năm…<br />
<br />
Hoặc:<br />
<br />
Trần Phú, ngày … tháng … năm…<br />
<br />
Chữ kí của người có thẩm quyền<br />
<br />
Rất nhiều trường học, người kí văn bản giữ chức phó Thủ trưởng <br />
nhưng khi kí văn bản vẫn không ghi chữ KT (kí thay) trước chức danh thủ <br />
trưởng. Chẳng hạn: <br />
<br />
PHÓ HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
Nguyễn Thị B<br />
<br />
Nơi nhận<br />
<br />
Hầu hết văn bản của các trường viết xong đều kết thúc bằng cách <br />
thủ trưởng kí tên và đóng dấu của cơ quan chứ không ghi nơi nhận, hoặc <br />
có chăng thì cũng ghi không đúng địa chỉ.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Đề tài đưa ra một số giải pháp, biện pháp nhằm thống nhất về nội <br />
dung cũng như hình thức một số loại văn bản hành chính trong nhà trường. <br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Để đạt hiệu quả, trước hết tôi cung cấp cho mọi người hiểu được <br />
khái niệm về văn bản, tầm quan trọng của việc ban hành văn bản trong <br />
trường tiểu học, sau đó tổ chức các chuyên đề về kĩ năng soạn thảo văn <br />
bản trong nhà trường bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Trong quá trình <br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 9<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
thực hiện chuyên đề, chú trọng hướng dẫn thể thức trình bày văn bản một <br />
cách chi tiết kèm theo ví dụ minh học cụ thể.<br />
<br />
3.2.1. Khái niệm văn bản<br />
<br />
Văn bản nói chung là một loại phương tiện ghi tin và truyền đạt <br />
thông tin bằng ngôn ngữ (hay một loại kí hiệu) nhất định. Văn bản được <br />
hình thành trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tùy theo từng lĩnh vực <br />
mà văn bản có những nội dung và hình thức thể hiện khác nhau.<br />
<br />
Văn bản trong nhà trường là văn bản hành chính thông thường, bao <br />
gồm nhiều loại như: công văn, kế hoạch, báo cáo, quyết định, biên bản, <br />
thông báo, tờ trình, hợp đồng…<br />
<br />
3.2.2. Thể thức trình bày văn bản<br />
<br />
Một văn bản được coi là trình bày đúng thể thức khi có đầy đủ các <br />
yếu tố tạo thành văn bản và được thiết lập, bố trí khoa học theo đúng các <br />
quy định hiện hành. Đây là yêu cầu cần phải được tôn trọng và tuân thủ <br />
nghiêm ngặt trong hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản. Bởi vì, thể thức <br />
là điều kiện đảm bảo hiệu lực pháp lý cho văn bản. Do đó, cần phải nghiên <br />
cứu kỹ nội dung, vị trí, ý nghĩa các yếu tố thể thức để thể hiện đúng với <br />
từng loại hình văn bản. <br />
<br />
Theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT BNV của Bộ Nội vụ ban <br />
hành ngày 19 tháng 01 năm 2011 hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình <br />
bày văn bản, thể thức văn bản bao gồm các thành phần chung áp dụng đối <br />
với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ <br />
thể hoặc đối với mỗi loại văn bản nhất định. <br />
<br />
a) Về kết cấu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 10<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
Thường được thể hiện gồm 3 phần: phần mở đầu (phần viện dẫn), <br />
phần nội dung chính (phần triển khai) và phần kết luận (quy định hiệu lực <br />
pháp lý), Trong đó: <br />
<br />
* Phần mở đầu: Nêu các căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn và lý do, <br />
mục đích ban hành văn bản. <br />
<br />
* Phần nội dung chính: Lần lượt trình bày các nội dung vấn đề phù <br />
hợp với chủ đề văn bản. Tùy vào từng loại hình (hình thức) văn bản mà <br />
phần này được trình bày theo "văn điều khoản" hoặc "văn nghị luận".<br />
<br />
* Phần kết luận: Nêu các quy định về hiệu lực pháp lý hoặc những <br />
yêu cầu trách nhiệm thực hiện văn bản. <br />
<br />
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của mỗi loại hình văn bản để thể <br />
hiện nội dung từng phần phản ánh tính liên kết với nhau theo chủ đề nhất <br />
định nhằm tạo nên một chỉnh thể thống nhất. <br />
<br />
b) Về ngôn ngữ <br />
<br />
Văn bản hành chính thông thường được thể hiện bằng ngôn ngữ <br />
viết, tiếng Việt (tiếng Việt phổ thông). Đây là phương tiện để chủ thể <br />
quản lý thể hiện và truyền đạt ý chí của mình dưới dạng văn bản tới đối <br />
tượng có liên quan. <br />
<br />
Ngôn ngữ trong văn bản hành chính thông thường cần đảm bảo: tính <br />
nghiêm túc, chính xác; tính phổ thông; tính khách quan; tính trang trọng, lịch <br />
sự. Để ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phản ánh đầy đủ các đặc điểm đó <br />
đòi hỏi người soạn thảo văn bản phải sử dụng từ, câu và dấu câu đúng quy <br />
tắc ngữ pháp tiếng Việt. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 11<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
Một văn bản hành chính thông thường chỉ được coi là hợp lệ và có <br />
tính khả thi khi ban hành phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và tuân <br />
thủ các yêu cầu về thể thức, nội dung, ngôn ngữ. <br />
<br />
c) Thể thức của một văn bản <br />
<br />
Cần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau đây:<br />
<br />
* Tiêu ngữ <br />
<br />
Khái niệm: Là thành phần biểu thị tên quốc gia và chế độ chính trị <br />
mà Nhà nước của quốc gia đó thực thi.<br />
<br />
Ví dụ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
(Đối với văn bản của nhà trường)<br />
<br />
Hoặc: ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
(Đối với văn bản của Đoàn thanh niên)<br />
<br />
<br />
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
(Đối với văn bản của Liên đội)<br />
<br />
<br />
Tác dụng: Thể hiện quyền quản lý hành chính của một nhà nước <br />
trên phương diện văn bản hành chính.<br />
<br />
* Tên cơ quan ban hành văn bản<br />
<br />
Khái niệm: Là tên cơ quan, đơn vị soạn thảo ra văn bản. Vì trường <br />
học là đơn vị trực thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo (cơ quan chủ quản) <br />
nên cần phải ghi thêm tên cơ quan chủ quản của cơ quan ban hành văn bản.<br />
<br />
Ví dụ: PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 12<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG<br />
<br />
<br />
Hoặc: <br />
<br />
HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN KRÔNG ANA<br />
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG<br />
<br />
Tác dụng: <br />
+ Cho biết cơ quan (đơn vị) ban hành văn bản.<br />
<br />
+ Cho biết vị trí của cơ quan (đơn vị) ban hành văn bản trong hệ <br />
thống tổ chức.<br />
<br />
+ Thể hiện mối liên hệ giữa các cơ quan.<br />
<br />
+ Giúp cho việc sử dụng, quản lý và tra tìm văn bản được thuận lợi, <br />
chính xác.<br />
<br />
* Số và ký hiệu văn bản<br />
<br />
Khái niệm: Số văn bản là số thứ tự của văn bản được ban hành <br />
trong một năm đối với một cơ quan công tác (một nhiệm kỳ với các cơ <br />
quan làm việc theo nhiệm kỳ). Số văn bản được bắt đầu từ số 01 tính từ <br />
ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.<br />
<br />
Ví dụ: Số: 10/KHTHLTT<br />
Trong đó: KH: Tên gọi của một kế hoạch<br />
THLTT: Tên đơn vị ban hành văn <br />
bản (Tiểu học Lý Tự Trọng)<br />
* Lưu ý: Có 02 cách đánh số cho một văn bản phù hợp với phương <br />
pháp đăng ký quản lý văn bản.<br />
<br />
Cách 1: <br />
<br />
Đánh số tổng hợp: Nghĩa là đánh số chung cho tất cả các văn bản <br />
của cơ quan ban hành, không phân biệt theo tên loại của văn bản, văn bản <br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 13<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
nào ra trước thì số nhỏ, văn bản nào ra sau thì số lớn. Phương pháp này <br />
thường dùng cho các cơ quan có số văn bản không nhiều, chẳng hạn các <br />
trường học.<br />
<br />
Cách 2: <br />
<br />
Đánh số theo tên loại văn bản: Nghĩa là đánh số riêng cho từng loại <br />
văn bản. Trong mỗi loại văn bản thì văn bản nào ra trước thì đánh số nhỏ, <br />
văn bản nào ra sau đánh số lớn. Thường các cơ quan đánh số theo phương <br />
pháp này lập thành hai hệ thống số thứ tự: một cho các văn bản quy phạm <br />
pháp luật, một cho các văn bản thông thường.<br />
<br />
Tác dụng: Số và ký hiệu của văn bản tiện cho việc đăng ký, phân <br />
loại và sắp xếp văn bản trong hồ sơ, giúp cho việc tìm kiếm được dễ dàng <br />
và nắm được số lượng văn bản mà cơ quan ban hành.<br />
<br />
* Tên loại và trích yếu<br />
<br />
Khái niệm: Là tên gọi chính thức của một văn bản do cơ quan, tổ <br />
chức ban hành như báo cáo, kế hoạch, quyết định… trừ công văn, còn lại <br />
các loại văn bản khác khi ban hành đều phải ghi tên loại. Trích yếu là câu <br />
hay cụm từ phản ánh khái quát, ngắn gọn nội dung cơ bản của văn bản.<br />
<br />
Trích yếu văn bản phải được viết ngắn gọn, đủ ý và phản ánh đúng <br />
nội dung chính của văn bản và được trình bày dưới tên loại, riêng đối với <br />
công văn thì yếu tố này nằm ở vị trí dưới số và kí hiệu. <br />
<br />
Chẳng hạn:<br />
<br />
Trích yếu một Quyết định (đặt dưới tên loại)<br />
<br />
QUYẾT ĐỊNH<br />
<br />
Về việc thành lập Ban Chỉ đạo Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 14<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
Trích yếu một Công văn (đặt dưới số và kí hiệu)<br />
<br />
Số: 12/THLTT<br />
V/v Thành lập tổ Tư vấn thực hiện Thông tư 30/2014 <br />
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
Quy định đánh giá học sinh tiểu học<br />
<br />
<br />
* Địa danh và ngày tháng năm<br />
<br />
Khái niệm: Địa danh là nơi cơ quan soạn thảo văn bản; thời gian <br />
ban hành văn bản là ngày tháng năm văn bản được hoàn tất, bắt đầu có giá <br />
trị pháp lý và hiệu lực thi hành.<br />
<br />
Ví dụ: Buôn Trấp, ngày 10 tháng 12 năm 2014<br />
<br />
Tác dụng: Cho ta biết được văn bản được thiết lập ở đâu, thời gian <br />
văn bản có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành.<br />
<br />
* Nội dung văn bản<br />
<br />
Khái niệm: Là toàn bộ thông tin mà văn bản cần đề cập đến. Tùy <br />
theo mỗi loại văn bản khác nhau mà thể hiện nội dung phù hợp.<br />
<br />
Tác dụng: <br />
<br />
+ Giúp cho công tác lãnh đạo, điều hành và quản lý các hoạt động <br />
của cơ quan một cách hữu hiệu. Nó phản ánh đầy đủ tình hình, kết quả <br />
hoạt động quản lý của cơ quan.<br />
<br />
+ Góp phần thực hiện tốt các mục tiêu về quản lý như: tính khả thi, <br />
chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan. Ngược lại, nếu làm không <br />
tốt công tác văn bản sẽ hạn chế kết quả hoạt động quản lý, làm giảm hiệu <br />
lực chỉ đạo điều hành của cơ quan nói riêng và ảnh hưởng đến chất lượng <br />
cũng như hiệu quả công tác của các cơ quan trong hệ thống quản lý nhà <br />
nước nói chung (các trường, Phòng, Sở, Bộ GD&ĐT).<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 15<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
* Chữ ký của người có thẩm quyền<br />
<br />
Thể hiện thẩm quyền của người quản lí trong cơ quan đơn vị.<br />
<br />
Ví dụ: HIỆU TRƯỞNG<br />
(Chữ ký)<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn A<br />
<br />
Trong trường hợp người ký văn bản giữ chức phó Thủ trưởng cơ <br />
quan phải ghi chữ (KT) trước chức danh thủ trưởng.<br />
<br />
Ví dụ: KT. HIỆU TRƯỞNG<br />
PHÓ HIỆU TRƯỞNG<br />
(Chữ ký)<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị B<br />
<br />
Tác dụng: Giúp cho văn bản có hiệu lực thi hành.<br />
<br />
* Dấu cơ quan<br />
<br />
Thể hiện tư cách pháp nhân của cơ quan (đơn vị) trong giao dịch với <br />
các cơ quan và trước pháp luật của Nhà nước.<br />
<br />
Tác dụng: Đảm bảo tư cách hợp pháp của văn bản và của chữ ký <br />
trên văn bản.<br />
<br />
* Nơi nhận<br />
<br />
Ghi tên cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân tiếp nhận và xử lý văn bản.<br />
<br />
Ví dụ: Nơi nhận:<br />
Phòng GD&ĐT Krông Ana;<br />
Lãnh đạo nhà trường;<br />
Tổ trưởng tổ chuyên môn;<br />
Lưu: VT.<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 16<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
Tác dụng: Giúp cho chúng ta gửi văn bản đúng đối tượng tiếp nhận <br />
và xác định rõ yêu cầu xử lý văn bản đối với đơn vị, cá nhân tiếp nhận văn <br />
bản.<br />
<br />
3.2.5. Phương pháp soạn thảo Quyết định <br />
<br />
Quyết định hành chính cá biệt là loại hình văn bản áp dụng pháp luật <br />
do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết <br />
công việc cụ thể, do đó, phải được viết dưới dạng điều, khoản (thông <br />
thường có từ 03 đến 05 điều), trong đó mỗi điều chứa đựng những nội <br />
dung nhất định. <br />
<br />
Quyết định gồm có 2 phần: Phần mở đầu và phần nội dung <br />
<br />
a) Phần mở đầu <br />
<br />
Gồm 3 loại căn cứ:<br />
<br />
+ Căn cứ thẩm quyền <br />
<br />
+ Căn cứ áp dụng<br />
<br />
+ Căn cứ thực tế (thực tiễn)<br />
<br />
Căn cứ thẩm quyền là loại căn cứ phải nêu đầu tiên, đây là cơ sở <br />
pháp lý chứng minh thẩm quyền được ban hành Quyết định của chủ thể <br />
ban hành Quyết định.<br />
<br />
Ví dụ: Đối với Quyết định của Hiệu trưởng nhà trường, viện dẫn <br />
căn cứ thẩm quyền là: <br />
<br />
Căn cứ Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số <br />
41/2010/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo <br />
dục và Đào tạo; <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 17<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
Căn cứ áp dụng là loại căn cứ được nêu ngay sau căn cứ thẩm quyền <br />
dùng để chứng minh nội dung điều chỉnh trong Quyết định dựa trên cơ sở <br />
pháp lý là các văn bản của hệ thống luật hiện hành.<br />
<br />
Căn cứ nhiệm vụ năm học 20152016 của trường Tiểu học Lý <br />
Tự Trọng;<br />
<br />
Căn cứ thực tiễn là loại căn cứ nêu sau cùng dựa trên các văn bản, đề <br />
nghị của cơ quan, đơn vị tổ chức có thẩm quyền quản lý có liên quan đến <br />
nội dung điều chỉnh của Quyết định. Nêu tên cơ quan, đơn vị, cá nhân đề <br />
nghị (tại văn bản nào?) hoặc dựa vào cơ sở thực tiễn nào? và thường được <br />
bắt đầu bằng cụm từ mang tính khuôn mẫu: "Xét đề nghị của..."; " Xét nhu <br />
cầu..."; "Căn cứ biên bản họp...", <br />
<br />
Xét nhu cầu và khả năng công tác của viên chức;<br />
<br />
Theo đề nghị của Chuyên môn,<br />
<br />
* Cách trình bày các căn cứ<br />
<br />
Mỗi căn cứ là một (hoặc hai) dòng, sau mỗi căn cứ là một dấu chấm <br />
phẩy(;), căn cứ cuối cùng là dấu phẩy(,) <br />
<br />
Căn cứ pháp lý trình bày trước căn cứ thực tiễn.<br />
<br />
b) Phần nội dung chính của Quyết định<br />
<br />
Thông thường nội dung một Quyết định gồm từ 3 đến 5 Điều, song <br />
về cơ bản gồm 3 Điều với các chức năng cụ thể như sau:<br />
<br />
Điều 1. Thể hiện đối tượng, thành phần tham gia giải quyết công <br />
việc<br />
<br />
Điều 2. Nêu lên các quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng đã được <br />
điều chỉnh ở điều 1.<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 18<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
Điều 3. Nêu thời gian có hiệu lực, đối tượng có trách nhiệm thi hành <br />
văn bản và quy định về xử lý văn bản cũ (nếu có). <br />
<br />
Chẳng hạn, đối với Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Hội thi giáo <br />
viên dạy giỏi cấp trường "văn điều khoản" để diễn đạt nội dung các điều <br />
như sau: <br />
<br />
Điều 1. Thành lập Ban chỉ đạo Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường <br />
(nêu tên gọi đầy đủ gồm: họ tên, chức vụ hiện giữ, phân công trách <br />
nhiệm).<br />
<br />
Điều 2. Ban chỉ đạo Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường có nhiệm <br />
vụ chỉ đạo Hội thi theo đúng quy định của Ngành (nêu nhiệm vụ quyền <br />
hạn).<br />
<br />
Điều 3. Phụ trách Chuyên môn, Tài vụ nhà trường và cá nhân có <br />
tên tại Điều 1 căn cứ Quyết định thi hành./.<br />
<br />
Mẫu Quyết định:<br />
<br />
Mẫu 1:<br />
<br />
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
Số: /QĐ (1) Địa danh, ngày….tháng….năm …<br />
<br />
QUYẾT ĐỊNH CỦA (Chủ thể ra quyết định) (2)<br />
(V/v:……………………….)<br />
<br />
THẨM QUYỀN BAN HÀNH<br />
Căn cứ…………..;<br />
<br />
Căn cứ…………..;<br />
<br />
Căn cứ…………..;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 19<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
Theo đề nghị của……….,<br />
<br />
QUYẾT ĐỊNH:<br />
<br />
Điều 1. ……………<br />
<br />
Điều 2.… ………...<br />
<br />
Điều 3.… …………<br />
<br />
<br />
Nơi nhận: CHỦ THỂ KÍ VĂN BẢN<br />
Tên cơ quan đơn vị nhận văn bản;<br />
Lưu: VT. <br />
<br />
<br />
Họ tên người kí văn bản<br />
(3)<br />
Ghi chú:<br />
(1) Phần ký hiệu ghi tên cơ quan đơn vị ban hành văn bản (viết tắt, <br />
bằng chữ in hoa)<br />
(2) Nếu cơ quan hoạt động theo chế độ lãnh đạo thủ trưởng (Hiệu <br />
trưởng) phần tên cơ quan được ghi bằng chức danh của thủ trưởng cơ <br />
quan.<br />
<br />
(3) Phần này ghi thể thức ký văn bản và chức danh người ký<br />
<br />
Sau đây là một số ví dụ cụ thể đối với Quyết địnhcủa Nhà trường và <br />
của Liên đội <br />
<br />
PHÒNG GD & ĐT K RÔNG ANA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT <br />
NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
Số: 82/QĐTHLTT Buôn Trấp, ngày 05 tháng 12 năm <br />
2014<br />
<br />
QUYẾT ĐỊNH<br />
Về việc Thành lập Hội đồng chấm thi chữ viết đẹp học sinh cấp trường <br />
Năm học 20142015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 20<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG<br />
<br />
Căn cứ Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số <br />
41/2010/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo;<br />
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2014 – 2015;<br />
Xét khả năng, phẩm chất cán bộ, viên chức;<br />
Theo đề nghị của Chuyên môn,<br />
<br />
QUYẾT ĐỊNH:<br />
Điều 1. Thành lập Hội đồng chấm thi chữ viết đẹp học sinh cấp <br />
trường năm học 20142015 gồm các ông, bà có tên sau:<br />
01. Bà Nguyễn Thị A Hiệu trưởng Chủ tịch<br />
02. Bà Lê Thị B Phó Hiệu trưởng Phó Chủ tịch<br />
03. Ông Đinh Văn T Giáo viên Thư kí<br />
04. Bà Trần Thị H Tổ trưởng tổ 1 Thành viên <br />
05. Bà Đậu Thị P Tổ trưởng tổ 2 Thành viên<br />
06. Bà Hồng Thị M Tổ trưởng tổ 4 Thành viên<br />
07. Bà Lê Thị C Giáo viên Thành viên<br />
Điều 2. Hội đồng chấm thi chữ viết đẹp học sinh có nhiệm vụ <br />
tổ chức và điều hành Hội thi theo đúng quy định.<br />
Thời gian: Từ 07 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 ngày 12 tháng 01 năm <br />
2015.<br />
Điều 3. Bộ phận Tài vụ và các ông, bà có tên tại Điều 1 căn cứ <br />
Quyết định thi hành.<br />
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí./.<br />
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG<br />
Như Điều 3;<br />
Lưu: VT. (Đã kí)<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị A<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 21<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN KRÔNG ANA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH <br />
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TH LÝ TỰ TRỌNG <br />
<br />
Số: 27/QĐ LĐTHLTT Buôn Trấp, ngày 08 tháng 9 năm 2014<br />
<br />
QUYẾT ĐỊNH<br />
(Về việc Thành lập Ban phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng <br />
Hồ Chí Minh Năm học 20142015<br />
<br />
<br />
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG<br />
<br />
Căn cứ Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số <br />
41/2010/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục <br />
và Đào tạo;<br />
<br />
Căn cứ vào Điều lệ và hướng dẫn thực hiện điều lệ Đội TNTP Hồ Chí <br />
Minh của Hội Đồng Đội Trung Ương;<br />
<br />
Căn cứ vào chương trình công tác Đội và phong trào Thiếu nhi năm học <br />
2014 – 2015;<br />
<br />
Xét khả năng và nhu cầu công tác của cán bộ, giáo viên.<br />
<br />
Theo đề nghị của Tổng phụ trách đội,<br />
<br />
QUYẾT ĐỊNH:<br />
<br />
Điều 1. Thành lập Ban phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao Nhi <br />
đồng Hồ Chí Minh năm học 2014 –2015 (Có danh sách kèm theo)<br />
<br />
Điều 2: Ban Phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí <br />
Minh có nhiệm vụ tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động <br />
của Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao Nhi Đồng Hồ Chí Minh ở nhà trường thông <br />
qua công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá theo các chủ đề <br />
năm học, chủ điểm từng tháng.<br />
<br />
Điều 3: Các ông (bà) có tên ở điều I căn cứ quyết định thi hành.<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 22<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký .<br />
<br />
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG<br />
Như Điều 3;<br />
Lưu: VT. (Đã kí)<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị A<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DANH SÁCH BAN PHỤ TRÁCH ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH VÀ <br />
SAO NHI ĐỒNG HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 20142015 <br />
(Ban hành kèm theo quyết định số 27 ngày 08 tháng 9 năm 2014 của <br />
Hiệu trưởng trường TH Lý Tự Trọng)<br />
<br />
<br />
<br />
CHỨC <br />
STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÂN CÔNG<br />
VỤ<br />
TPT <br />
01 Phạm Lê Đăng K Trưởng ban<br />
Đội<br />
Bí thư <br />
02 Thân Thị T Phó Trưởng ban<br />
đoàn <br />
<br />
03 Nguyễn Thị Kim D GV Ủy viên Phụ trách Chi đội 5A<br />
<br />
04 Hoàng Thị H GV Ủy viên Phụ trách Chi đội 5B<br />
<br />
05 Nguyễn Thị Đ GV Ủy viên Phụ trách Chi đội 4A<br />
<br />
06 Nguyễn Thị H GV Ủy viên Phụ trách Chi đội 4B<br />
<br />
07 Trần Thị L GV Ủy viên Phụ trách Sao Nhi đồng 3A<br />
<br />
08 Nguyễn Thị Bích L GV Ủy viên Phụ trách Sao Nhi đồng 3B<br />
<br />
09 Dương Thị H GV Ủy viên Phụ trách Sao Nhi đồng 2A<br />
<br />
10 Nguyễn Thị H GV Ủy viên Phụ trách Sao Nhi đồng 2B<br />
<br />
11 Hồng Thị H GV Ủy viên Phụ trách Sao Nhi đồng 1A<br />
<br />
12 Trịnh Thị N GV Ủy viên Phụ trách Sao Nhi đồng 1B<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 23<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
(Danh sách này gồm có 12 người)<br />
<br />
<br />
<br />
3.2.6. Phương pháp soạn thảo Kế hoạch<br />
<br />
Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích yêu cầu, chỉ tiêu của <br />
nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện <br />
pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ <br />
đó.<br />
Khác với Quyết định, khi soạn thảo Kế hoạch ta không sử dụng cách <br />
diễn đạt "văn điều khoản" với ngôn ngữ cứng rắn, mệnh lệnh mà lại sử <br />
dụng "văn nghị luận" với ngôn ngữ mềm mỏng mang tính thuyết phục cao <br />
(nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu ngôn ngữ hành chính công vụ) để hình <br />
thành nội dung văn bản. Bởi vì, công văn không chứa đựng các quy tắc xử <br />
sự mà được sử dụng trao đổi thông tin hình thành trong quản lý giữa các cơ <br />
quan, tổ chức với nhau hoặc giữa cơ quan, tổ chức với công dân nhằm thực <br />
hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. <br />
<br />
Kế hoạch có rất nhiều loại khác nhau.<br />
Ví dụ:<br />
+ Kế hoạch điều chỉnh nội dung dạy học;<br />
+ Kế hoạch Bồi dưỡng học sinh năng khiếu;<br />
+ Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu;<br />
+ Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên…<br />
Mẫu của một loại Kế hoạch:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 24<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Tên cơ quan chủ quản CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT <br />
NAM<br />
Tên cơ quan ban hành văn bản Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
Số: /KH (1) Địa danh, ngày…tháng... năm …<br />
<br />
KẾ HOẠCH<br />
(V/v: ……………………….)<br />
<br />
̣ ̀<br />
Ho va tên: <br />
Chức vụ: <br />
Đơn vị công tác: <br />
<br />
I. Căn cứ<br />
<br />
+ Căn cứ áp dụng<br />
+ Căn cứ thực tế (thực tiễn)<br />
<br />
II. MUC ĐICH, YÊU CÂU<br />
̣ ́ ̀<br />
<br />
Nêu mục đích, yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch<br />
<br />
III. NÔI DUNG, TH<br />
̣ ƠI L<br />
̀ ƯỢNG <br />
<br />
<br />
IV. KÊ HOACH CU THÊ<br />
́ ̣ ̣ ̉<br />
<br />
<br />
( 2)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ghi chú:<br />
<br />
(1) Phần ký hiệu ghi tên cơ quan đơn vị ban hành văn bản. <br />
<br />
(2) Phần này ghi thể thức ký văn bản (Họ và tên người xây dựng kế <br />
hoạch).<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ – Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 25<br />
Một số kinh nghiệm về kỹ năng soạn thảo văn bản trong trường Tiểu học<br />
<br />
Sau đây là một ví dụ về kế hoạch cá nhân:<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
TRƯỜNG TIỂU H ỌC LÝ TỰ TRỌNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
Số: /KH (1) Buôn Trấp, ngày…tháng…năm 2014<br />
<br />
KẾ HOẠCH<br />
Bồi dưỡng thường xuyên <br />
Năm 2014 2015<br />
<br />
̣ ̀<br />
Ho va tên: Trần Thị M<br />
<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trương ti<br />
̀ ểu học Lý Tự Trọng<br />
<br />