Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng<br />
môn Ngữ văn 6<br />
<br />
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Nhà văn M.Gorki từng nói “Văn học là nhân học”, văn học là cuộc sống – <br />
thông qua ngôn từ và hình tượng nghệ thuật sinh động, nó cung cấp cho con <br />
người kiến thức về cuộc sống cũng như khám phá cái đẹp trong tâm hồn con <br />
người. Đến với văn học chúng ta tìm thấy vẻ đẹp nhân văn qua mỗi sự vật, hình <br />
tượng trong tác phẩm mà từ đó tác động tâm tư tình cảm, góp phần để hình <br />
thành và phát triển nhân cách. Vậy nhưng, không phải ai cũng hiểu vai trò của <br />
văn chương trong đời sống con người, hiện nay giá trị văn học đang dần bị lãng <br />
quên. Nhất là với học sinh. Xu hướng xem nhẹ các môn xã hội nói chung, môn <br />
Ngữ văn nói riêng là điều mà bất cứ giáo viên đứng lớp nào cũng có thể dễ dàng <br />
cảm nhận. Học sinh học Văn như một sự bắt buộc để đủ điều kiện lên lớp hay <br />
để có được tấm bằng tốt nghiệp cuối cấp chứ không phải bởi sự đam mê. Học <br />
văn là phải đọc, thậm chí là đọc đi đọc lại nhiều lần, phải ngẫm nghĩ, tìm tòi, <br />
liên hệ…Có lẽ vì vậy mà học sinh đang dần dần “quen” môn Văn.<br />
Tác phẩm văn chương là bức tranh về cuộc sống, con người trong lao <br />
động, trong đấu tranh được tái hiện một cách chuẩn xác mà không hề khô khan, <br />
tẻ nhạt. Học văn, bên cạnh cái cơ bản là học về ngôn ngữ, tiếng nói văn chương <br />
của tiếng Việt để có thể nói, viết, xây dựng ngôn ngữ diễn đạt cho riêng mình <br />
thì còn học về văn hóa, tình cảm, tư duy nghệ thuật của nhân loại thông qua <br />
những tác phẩm văn chương đặc sắc. Và từ đây, ta học cách làm người, học <br />
cách chia sẻ, yêu thương.Văn học giúp ta bồi dưỡng tình đời, tình người, làm cho <br />
tâm hồn tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm. Học tốt môn văn là nền tảng vững <br />
chắc giúp các em tự tin trong giao tiếp hàng ngày, góp phần cho những thành <br />
công trong cuộc sống mai sau.<br />
Để học sinh thấy được giá trị to lớn của văn học, để thắp sáng và thổi <br />
bùng ngọn lửa đam mê văn học trong các em, từ đó nâng cao chất lượng bộ môn <br />
Ngữ Văn, bản thân tôi đã luôn không ngừng nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, thực hiện <br />
những biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh lớp 6 và bước đầu nhận thấy <br />
được những chuyển biến rất tích cực. Các em trở nên hào hứng hơn với các tiết <br />
văn, tích cực hơn trong việc học bài ở nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp nên <br />
chất lượng bộ môn cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số giải <br />
pháp nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn 6” với mong muốn được chia sẻ <br />
những kinh nghiệm riêng của cá nhân trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ <br />
văn.<br />
<br />
Trang 1<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Khi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng <br />
bộ môn Ngữ Văn 6”, bản thân tôi muốn bày tỏ những suy nghĩ, trăn trở của mình <br />
về thực trạng việc dạy và học môn Ngữ văn 6 hiện nay, đồng thời cũng mạnh <br />
dạn đề xuất những giải pháp được rút ra từ thực tiễn giảng dạy của mình. Thực <br />
sự tôi rất mong được các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm, trao <br />
đổi, bàn luận để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất, giúp học sinh có cái nhìn <br />
đúng đắn hơn về giá trị của môn học, say mê, hứng thú với bộ môn, từ đó nâng <br />
cao chất lượng hiệu quả của môn Ngữ văn. Mục đích cụ thể mà đề tài hướng <br />
đến là:<br />
Tìm hiểu thực trạng thái độ của học sinh với môn học Ngữ Văn và chất <br />
lượng của bộ môn này.<br />
Phát hiện những nguyên nhân dẫn đến chất lượng bộ môn Ngữ văn chưa <br />
cao.<br />
Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ <br />
văn.<br />
Rút ra những bài học kinh nghiệm riêng cho bản thân để vận dụng vào <br />
việc giảng dạy Ngữ văn ở các khối lớp để nâng cao chất lượng của bộ <br />
môn này<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh lớp 6A1, 6A7 năm học <br />
20172018 và học sinh lớp 6A3, 6A6 của học kì 1 năm học 20182019 tại trường <br />
THCS Nguyễn Trãi.<br />
2. Phạm vi của đề tài<br />
Đề tài nghiên cứu tập trung vào một số giải pháp mới để giúp học sinh có <br />
cái nhìn đúng đắn hơn về giá trị của môn học, say mê, hứng thú với bộ môn, từ <br />
đó nâng cao chất lượng hiệu quả của môn Ngữ văn 6.<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Định hướng cách tân biện pháp dạy và học đã được chính xác trong quyết <br />
nghị Trung ương 4 khóa VII (1 – 1993), quyết nghị Trung ương 2 khóa VIII (12 – <br />
1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 – 1998), được cụ thể hóa trong <br />
các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo , đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 – 1999). Văn <br />
Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiêp t<br />
́ ục khẳng định “giáo dục là quốc <br />
sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng<br />
môn Ngữ văn 6<br />
<br />
nhân lực, bồi dưỡng nhân tai. Chuy<br />
̀ ển mạnh quá trinh giáo d<br />
̀ ục chủ yếu từ trang <br />
bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi <br />
đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”.<br />
Trước hết ta phải hiểu rõ được bản chất của những phương pháp dạy <br />
học mới đó là:<br />
Dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo<br />
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự <br />
hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia <br />
trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà <br />
trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát <br />
triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo <br />
của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng <br />
môn học.<br />
Phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực<br />
Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có <br />
nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH. Trong tài liệu này, PPDH <br />
được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa giáo viên và học <br />
sinh, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.<br />
Kĩ thuật dạy học gồm có: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ <br />
thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh <br />
ghép, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ,...<br />
Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những biện pháp, cách thức hành động của <br />
giáo viên trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá <br />
trình dạy học.<br />
Bản đồ tư duy (sơ đồ tư duy) <br />
Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII khẳng định “Phải đổi mới phương <br />
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp <br />
tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và <br />
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự <br />
học, tự nghiên cứu cho học sinh...”.<br />
Sơ đồ tư duy (SĐTD) sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, <br />
chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỷ <br />
lệ, chi tiết khắt khe và định khuôn sẵn như các loại bản đồ thông dụng khác. <br />
Như vậy cùng một chủ đề, bài học nhưng mỗi người có thể vẽ theo một cách <br />
Trang 3<br />
khác nhau và hoàn toàn có thể thêm hoặc bớt các nhánh dễ dàng. Nếu muốn ghi <br />
chép bằng SĐTD cũng có nhiều ưu điểm hơn như: Lôgíc, mạch lạc; trực quan, <br />
sinh động, dễ nhìn, dễ hiểu; vừa nhìn được tổng thể, vừa biết được chi tiết; <br />
giúp hệ thống hóa kiến thức dễ dàng; và giúp việc ôn tập khoa học, nhớ kiến <br />
thức lâu hơn...<br />
Dạy học phát triển năng lực <br />
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý <br />
tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải <br />
quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp , đồng <br />
thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường <br />
việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng <br />
tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. <br />
Giáo dục an ninh và quốc phòng<br />
Quốc phòng: là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân <br />
tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm <br />
nòng cốt.<br />
An ninh: là tình hình trật tựxã hội bình thường, yên ổn, không có rối loạn.<br />
Giáo dục an ninh và quốc phòng nhằm mục đích hình thành, bồi dưỡng ở <br />
học sinh tình yêu quê hương, đất nước. Giáo dục học sinh ý thức công dân trong <br />
việc bảo vệ xã hội, xây dựng nền quốc phòng vững mạnh để bảo vệ đất nước.<br />
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Trong những năm gần đây, rất nhiều những phương phápđổi mới dạy học <br />
được đưa vào áp dụng, nhằm phát huy tối đa tính chủ động, tích cực của học <br />
sinh. Các buổi tập huấn, họp tổ chuyên môn cũng đưa vấn đề phương pháp dạy <br />
học cùng thảo luận, trao đổi nhằm mục đích nâng cao chất lượng bộ môn. Tuy <br />
nhiên, vị thế của môn Văn ngày càng giảm sút, tình trạng học sinh chán học văn <br />
ngày càng tăng thực sự là một vấn đề đáng lo ngại. Từ thực tế giảng dạy, tôi <br />
nhận thấy để dẫn đến tình trạng này do một số nguyên nhân sau:<br />
1. Đối với người dạy<br />
Nhìn chung, hầu hết các thầy cô đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm <br />
lo quan tâm đến học sinh, tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế nhất định sau:<br />
+ Nhiều thầy cô ngại đổi mới, có áp dụng phương pháp mới nhưng chậm, <br />
ít hoặc chưa phù hợp với nội dung bài học, phương pháp giảng dạy chưa thực <br />
sự phù hợp với đa phần đối tượng học sinh.<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng<br />
môn Ngữ văn 6<br />
<br />
+ Nhiều giáo viên còn gặp khó khăn khi chương trình sách giáo khoa mới <br />
với yêu cầu truyền đạt mộtkhối lượng khổng lồ của tri thức nhưng thời gian <br />
thực học của học sinh với bộ môn ngày càng ít.<br />
+ Với đặc thù của bộ môn, các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh <br />
ảnh minh họa trong sách không nhiều.<br />
+ Trong một lớp, mức tiếp thu nội dung bài học của học sinh nhanh, chậm <br />
khác nhau cũng là một rào cản trong việc nâng cao chất lượng bộ môn.<br />
2. Đối với học sinh<br />
Với địa bàn tập trung lượng dân cư đông đúc, tỉ lệ đồng bào ở các buôn <br />
Eana, buôn Drai, buôn Tơ Lơ phần đa phần điều kiện kinh tế còn khó khăn, <br />
ngoài giờ lên lớp, các em còn phải phụ giúp gia đình, ít dành thời gian cho việc <br />
học. Nhất là vào mùa vụ, sự chuyên cần của các em các giảm.Điều đó càng <br />
khiến cho chất lượng bộ môn càng khó đảm bảo.<br />
+ Ý thức tự học, vượt khó trong học tập của nhiều em chưa cao. Với môn <br />
Văn, tương lai để chọn ngành nghề, kiếm việc cũng khó hơn nên nhiều gia đình <br />
chỉ hướng con em vào các môn học “thời thượng” như Toán, Lí, Hóa, Tiếng Anh. <br />
Vì vậy, không ít học sinh xem nhẹ môn học, không dành thời gian cho bộ môn <br />
này, hoặc có học cũng chỉ là học lấy lệ hoặc đối phó. Điểm này thể hiện rõ ở <br />
việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Có nhiều <br />
em giáo viên hỏi bài cũ cả 4,6 lần thì tất cả cũng chỉ nhận được câu trả lời duy <br />
nhất “Thưa cô, em không thuộc”, “em chưa thuộc”….<br />
+ Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, nhu cầu giải trí như xem <br />
ti vi, chơi game, lướt facebook . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý <br />
thức học bị lôi cuốn, xao nhãng việc học.<br />
+ Lười học, chán học nên học yếu. Học yếu lại càng lười học, chán học, <br />
cứ xoay vòng như một quy luật tất yếu, khiến cho giờ học với các em trở rất <br />
nên nặng nề. <br />
Năm học 20172018, tôi phụ trách giảng dạy môn Văn ở 2 lớp: 6A1, <br />
6A7.Và năm học 20182019 dạy hai lớp: 6A3, 6A6. Dù là học sinh đầu cấp và <br />
mới chỉ là những tuần học đầu tiên, nhưng học sinh đã tỏ ra thờ ơ, không hào <br />
hứng với môn học. Tôi hướng dẫn các em cách soạn bài, học bài, song ở tiết học <br />
mới, có rất ít em chịu thực hiện. <br />
Kết quả bài kiểm tra định kì lần 1 học kì I môn Ngữ văn 6 trường THCS <br />
Nguyễn Trãi khi chưa thực hiện đề tài trong hai năm học gần đây như sau: <br />
<br />
Trang 5<br />
Năm học 2017 2018:<br />
<br />
Lớp Điểm Ghi chú<br />
Sĩ số Trung <br />
Năm học Giỏi Khá Yếu Kém<br />
bình<br />
6A1 29 0 1 15 8 5<br />
6A7 36 2 7 17 8 2<br />
20172018 Tổng <br />
65 2 8 32 16 7<br />
cộng<br />
Tỉ lệ 3% 12,5% 49% 24,5% 11%<br />
<br />
Năm học 2018 – 2019:<br />
Điểm Ghi chú<br />
Lớp Sĩ số Trung <br />
Năm học Giỏi Khá Yếu Kém<br />
bình<br />
6A3 26 0 1 14 6 5<br />
6A6 35 2 6 16 9 2<br />
20182019 Tổng <br />
61 2 7 30 15 7<br />
cộng<br />
Tỉ lệ 3,4% 11,3% 49,3% 24,6% 11,4%<br />
<br />
<br />
<br />
Từ kết quả thống kê cho thấy kết quả bài kiểm tra định kì của học sinh đối <br />
với bộ môn Ngữ văn vẫn còn thấp cụ thể như sau:<br />
Năm học 2017 2018: số học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên đạt tỉ lệ <br />
64,5%, còn lại là học sinh có điểm yếu và kém.<br />
Năm học 2018 2019: số học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên đạt tỉ lệ <br />
64%, còn lại là học sinh có điểm yếu và kém.<br />
Vậy làm thế nào để học sinh có hứng thú, tích cực đồng thời phát triển <br />
được tư duy, tìm tòi, óc sáng tạo của học sinh. Xuất phát từ vấn đề đó bên cạnh <br />
việc thực hiện tốt việc dạy học theo hướng đổi mới, bản thân tôi không ngừng <br />
học hỏi, tìm tòi sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau với hi vọng học <br />
sinh sẽ yêu môn Ngữ văn hơn và từ đó nâng cao được chất lượng bộ môn của <br />
mình.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
1. Các bước tiến hành một tiết học:<br />
1.1. Tạo bầu không khí thoải mái, thân thiện khi vào giờ học<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng<br />
môn Ngữ văn 6<br />
<br />
Trong mỗi tiết học, người đóng vai trò chủ đạo để điều tiết không khí lớp <br />
học chính là giáo viên.Thái độ, tâm lí, tác phong của người đứng lớp có ảnh <br />
hưởng rất lớn đến tâm lí học sinh. Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh <br />
tích cực” phải bắt đầu từ “Lớp học thân thiện” và “Mỗi thầy cô là một tấm <br />
gương sáng về đạo đức và tự học”. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải luôn mẫu <br />
mực trong thái độ, tác phong, cách ứng xử.<br />
Sự thân thiện, tích cực của giáo viên sẽ tạo nên sự gần gũi, thân tình, yêu <br />
mến ở học sinh, xóa bỏ cảm giác áp lực mỗi khi đến tiết học Ngữ văn. Yêu mến <br />
thầy cô, đồng nghĩa với việc các em có hứng thú với môn học. Ngược lại, nếu <br />
giáo viên tỏ ra lạnh nhạt, thiếu thiện cảm với học sinh thì các em sẽ xa lánh, <br />
không tương tác với những bài học, và đồng nghĩa với việc, mục đích của giáo <br />
dục coi như thất bại.<br />
Cuộc sống của giáo viên cũng như bao nhiêu người khác với những lo <br />
toan, gánh nặng bộn bề của cuộc sống đời thường.Nhưng khi lên lớp, đứng trên <br />
bục giảng, chúng ta phải tự mình điều chỉnh tâm lí, gạt bỏ những lo âu, buồn <br />
bực, bởi những tâm lí nặng nề sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tiết học, đến tâm lí <br />
học sinh. Không làm chủ được cảm xúc, không chỉ không có cảm hứng truyền <br />
tải nội dung bài học, mà còn có thể có những thái độ, hành động không chuẩn <br />
mực, đánh mất hình ảnh của chính mình. Vì thế, tạo một không khí vui vẻ, thân <br />
thiện, nhẹ nhàng là tiền đề quan trọng để tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu bài <br />
học.<br />
1.2. Coi trọng việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới <br />
Kiểm tra việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới ở nhà của học sinh phải là <br />
hoạt động mang tính bắt buộc thường nhật của giáo viên khi bắt đầu tiết học.Có <br />
khi tự tôi đi một vòng quanh lớp, yêu cầu các em giở vở soạn lên bàn, có khi cho <br />
chính học sinh kiểm tra chéo nhau, có khi là bằng cách lấy ý thức tự giác, trung <br />
thực của học sinh…Để tránh tình trạng không học bài, soạn bài hoặc có nhưng <br />
chỉ mang tính chất đối phó, lấy lệ, vài tuần, tôi sẽ thu vở kiểm tra, có thể là 510 <br />
em, nửa lớp, hoặc cả lớp, có chấm điểm, nhận xét rõ ràng theo hướng động <br />
viên, khích lệ sự cố gắng, nỗ lực của các em để học sinh rút kinh nghiệm trong <br />
các bài soạn sau. Với những học sinh yếu hơn, tôi thường có thêm điểm cộng ở <br />
sau, khi trả bài, tôi sẽ nói luôn ở trước lớp, rằng “những bạn đó có nhiều cố <br />
gắng nên cô đã cộng thêm 1 điểm khuyến khích”.Với những trường hợp không <br />
tiến bộ thì tôi cũng kiểm điểm nghiêm khắc, có những hình thức kỉ luật nhất <br />
định, từ nhẹ nhàng nhắc nhở đến việc viết bản kiểm điểm, mời phụ huynh.<br />
<br />
<br />
Trang 7<br />
Để việc học bài cũ, soạn bài mới có hiệu quả, điều quan trọng là giáo viên <br />
cần có những hướng dẫn cụ thể cho học sinh tự học.Giúp các em có tinh thần tự <br />
học, phát huy tính chủ động trong việc tìm hiểu nội dung bài học. Vì thế, trong <br />
buổi học đầu tiên của năm học mới, tôi dành một khoảng thời gian cho việc đưa <br />
ra nội quy riêng của bộ môn, trong đó tất nhiên không thể thiếu quy định việc <br />
học bài cũ, chuẩn bị bài mới. Tôi hướng dẫn khái quát cách soạn bài của từng <br />
phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn để học sinh nắm rõ phương pháp <br />
học ở nhà. Phần dặn dò sau mỗi tiết học, tôi đều dành vài phút để nêu những <br />
hướng dẫn, gợi ý cho việc học bài cũ, soạn bài mới. Với việc học bài cũ, tôi <br />
thường dặn dò các em về xem lại nội dung bài giảng, chỉ ra những nội dung <br />
trọng tâm để học sinh lưu ý nắm vững kiến thức.Với việc yêu cầu học sinh <br />
soạn bài mới, tôi thường cụ thể hóa những yêu cầu của nội dung bài học theo <br />
từng phân môn.<br />
Phần văn bản: Yêu cầu học sinh đọc kĩ văn bản, xem phần chú thích từ <br />
khó để hiểu đúng nội dung; nắm khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra <br />
đời, bố cục; trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu văn bản, lưu ý về nội dung, nghệ <br />
thuật và ý nghĩa của văn bản. và một số lưu ý cụ thể ở từng bài.<br />
Ví dụ, khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài “Bài học đường đời đầu tiên” <br />
của Tô Hoài tôi thường yêu cầu:<br />
+ Tìm hiều thêm về tác giả Tô Hoài và tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”. <br />
+ Đọc phần chú thích, nắm những nét chính về tác giả, tác phầm; đọc kĩ <br />
đoạn trích, nắm vững các từ khó;tìm các chi tiết miêu tả về ngoại hình, hành <br />
động, tính cách của Dế Mèn; tìm chi tiết thể hiện thái độ của Dế Mèn sau khi <br />
gây ra cái chết cho dế Choắt.<br />
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi phần Đọc hiểu văn bản trong sách <br />
giáo khoa.<br />
Phần Tiếng Việt và Tập làm văn: Yêu cầu học sinh chú ý trước hết ở <br />
từng mục. Đọc ví dụ, trả lời các câu hỏi để từ đó tự hình thành khái niệm và làm <br />
trước các bài tập phần luyện tập.<br />
Nếu xét thấy nội dung nào quá khó với năng lực của học sinh, tôi sẽ phân <br />
chia công việc theo từng nhóm để các em trao đổi, thảo luận, giúp đỡ những bạn <br />
yếu hơn. Giáo viên cần chú ý để tránh tạo áp lực về điểm số cho học sinh. Học <br />
bài cũ, chuẩn bị bài mới mục đích chính là tạo tâm thế để học sinh tiếp thu bài <br />
tốt hơn.<br />
2. Các giải pháp:<br />
2.1. Soạn giảng và đổi mới phương pháp dạy học<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng<br />
môn Ngữ văn 6<br />
<br />
Đây là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học nói <br />
riêng, chất lượng giáo dục nói chung. Dù dạy – học là hai hoạt động có tính độc <br />
lập tương đối nhưng lại là hai mặt của một quá trình: giáo viên truyền đạt kiến <br />
thức, kỹ năng, hình thành, bồi dưỡng nhân cách, tình cảm cho học sinh, học sinh <br />
là người lĩnh hội, làm chủ kiến thức. Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu <br />
bắt buộc, người giáo viên phải thực sự không ngừng học hỏi, dám nghĩ dám làm, <br />
chấp nhận rủi ro và rút kinh nghiệm từ thất bại. Tuy nhiên, với suy nghĩ của cá <br />
nhân, tôi cho rằng, đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ hoàn <br />
toàn phương pháp truyền thống, mà cần biết kế thừa, phát huy trên cơ sở vận <br />
dụng phương pháp mới một cách sáng tạo, có hiệu quả như:<br />
2.1.1. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng sơ đồ tư duy <br />
vào giảng dạy<br />
Công nghệ thông tin là một phương tiện dạy học hiện đại với những tính <br />
năng ưu việt, tiện ích nổi trội của nó so với các phương tiện dạy học khác. Giáo <br />
án điện tử là bước cải tiến lớn giúp giáo viên mang lại cho học sinh nhiều thông <br />
tin hơn và các thông tin đó có thể được chứa đựng trong nhiều kênh khác nhau <br />
như văn bản, hình ảnh, âm thanh và các đoạn video. Có thể nói, công nghệ thông <br />
tin đã cung cấp điều kiện và phương tiện thuận lợi hỗ trợ đắc lực cho công việc <br />
giảng dạy của giáo viên môn Ngữ văn nói riêng, các bộ môn khác nói chung. <br />
Trong thực tế giảng dạy của mình, tôi nhận thấy với những tiết học có sự hỗ <br />
trợ của công nghệ thông tin, học sinh tỏ ra rất hào hứng, chăm chú khi được trực <br />
quan bằng những hình ảnh liên quan. Và vì thế, các em cũng nắm bài, nhớ được <br />
nội dung bài học tốt hơn rất nhiều. <br />
Khi có sự hỗ trợ công nghệ thông tin, ta cần chú trọng lồng ghép phương <br />
pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào phần củng cố đây là cách làm hiệu quả, giúp <br />
học sinh nắm nội dung bài học một cách khái quát nhưng rất đầy đủ. Tôi thường <br />
dành 5 phút cuối giờ, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ tư duy cho bài học sau đó để <br />
các em tự trình bày cách hiểu của mình về nội dung bài học, rồi có thể đối chiếu <br />
với bảng sơ đồ tư duy giáo viên chiếu lên bảng. Với cách này, tôi không chỉ tạo <br />
cho các em sự thích thú khi được tự tay thiết kế một sản phẩm, mà còn rèn <br />
luyện tư duy chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để ghi nội dung cần <br />
thiết và logic nhất.<br />
2.1.2. Tích cực dạy học theo chủ đề tích hợp và áp dụng giáo dục an <br />
ninh quốc phòng<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 9<br />
Đây được coi là nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy <br />
học môn Ngữ văn nói riêng để phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao <br />
chất lượng giáo dục. Nội dung tích hợp cần tập trung vàonhững điểm quy tụ, <br />
liên kết nội dung ba phân môn: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn trong văn bản <br />
để xây dựng các tình huống tích hợp và các hoạt động phức hợp tương ứng <br />
nhằm giúp học sinh tích hợp tri thức và kĩ năng trong khi xử lí tình huống. Đó có <br />
thể là những từ ngữ, câu thơ, đoạn văn, những chi tiết, hình tượng, các sự kiện, <br />
quan hệ, tình huống mà muốn cảm hiểu, cắt nghĩa, đánh giá đòi hỏi phải vận <br />
dụng tri thức liên văn bản, phải tổng hợp hiểu biết nhiều mặt về lịch sử, văn <br />
hóa, xã hội, văn học, ngôn ngữ. Đó còn có thể là tích hợp kiến thức những bộ <br />
môn khác như lịch sử, địa lí, giáo dục công dân... Bằng cách tổ chức, thiết kế các <br />
nội dung, tình huống tích hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ <br />
năng riêng rẽ của các phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các <br />
kiến thức và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp. Với cách làm này, giáo viên vừa <br />
tạo được sự hào hứng của các em với môn học, giúp các em tích hợp các kiến <br />
thức và kĩ năng đã lĩnh hội,xác lập mối liên hệ giữa các tri thức và kĩ năng thuộc <br />
môn Ngữ văn với các môn khác.<br />
Ở năm học 20182019, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana đã triển <br />
khai việc dạy lồng ghép“An ninh quốc phòng” vào giảng dạy. Sau khi được tập <br />
huấn và có sự thống nhất trong tổ bộ môn, tôi đã mạnh dạn đưa vào chương trình <br />
học của học sinh. Bên cạnh nội dung đã được định hướng ở một số văn bản tôi còn <br />
mở rộng, liên hệ thực tế nhằm giáo dục ý thức công dân cho các em. <br />
Ví dụ: Chương trình Ngữ văn 6 học kì 1 lồng ghép giáo dục An Ninh – Quốc <br />
Phòng ở các văn bản: Con Rồng cháuTiên, Thánh Gióng, Sự tích hồ Gươm. Ngoài <br />
nội dung đã có định hướng tôi giảng giải giúp các em tự hào về quê hương đất <br />
nước mình, về trách nhiệm góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững <br />
mạnh để bảo vệ đất nước.<br />
2.1.3. Dạy học trải nghiệm sáng tạo<br />
Đây là một hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên <br />
từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác <br />
nhau. Qua đó phát triển năng lực, phát huy tiềm năng sáng tạo của các nhân.<br />
Trong năm học 2017 – 2018, bản thân tôi được tập huấn về việc dạy học trải <br />
nghiệm sáng tạo theo định hướng năng lực cho giáo viên do Phòng giáo dục và đào <br />
tạo huyện Krông Ana tổ chức, sau đó tôi về có triển khai và thấy kết quả khả quan. <br />
Sang năm học 2018 – 2019, nhận thấy đây là một trong những nội dung không thể <br />
thiếu, tôi đã lên kế hoạch ngay từ đầu năm và đưa vào áp dụng. <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng<br />
môn Ngữ văn 6<br />
<br />
Ví dụ: Với chủ đề “Sân khấu hóa truyện dân gian”. Khi bắt đầu học truyện <br />
cổ tích và truyện cười, tôi hướng dẫn học sinh cách thức làm việc, lắng nghe <br />
nguyện vọng của học sinh để học sinh tự tư duy sáng tạo, giao việc và định hình <br />
về một tiết thực hành sau khi học xong bài học. Cuối cùng là chọn thời điểm (có <br />
thể là tiết ngoại khóa: hoạt động ngoài giờ lên lớp hay sinh hoạt lớp) để học sinh <br />
thực hành ngay trên lớp.<br />
Hình ảnh minh họa của các nhóm khi thực hành tiết “ Trải nghiệm sáng tạo”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 11<br />
2.1.4. Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng<br />
môn Ngữ văn 6<br />
<br />
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương <br />
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là <br />
từ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến quan tâm HS vận dụng được cái gì <br />
qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương <br />
pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng <br />
kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường <br />
việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên học sinh theo hướng cộng <br />
tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học <br />
tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung <br />
các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các <br />
vấn đề phức hợp.<br />
Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là sự kết hợp linh hoạt <br />
phương pháp – kỹ thuật dạy học tích cực với phương pháp truyền thống, đồng thời <br />
với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật phù hợp với môn học, kiểu bài. Chú <br />
trọng nhiều đến khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề của học sinh.<br />
Ví dụ: Sau khi hướng dẫn đọc thêm văn bản “Con Rồng cháu Tiên”, tôi giúp <br />
học sinh củng cố bằng sơ đồ tư duy:<br />
<br />
<br />
Bài tập về nhà là học sinh vẽ sơ đồ tư duy nội dung văn bản “Con Rồng <br />
cháu Tiên”. Khi kiểm tra bài tập các em tôi đánh giá cao ý tưởng sử dụng đường <br />
nét, hình ảnh, màu sắc ... để thể hiện nội dung. Chỉ có các chi tiết, sự việc là bám <br />
sát văn bản, còn ý tưởng thì không có quy định nào. Học sinh rất hào hứng trong <br />
việc tìm tòi ý tưởng để thể hiện nội dung nên các em hứng thú hơn với môn Ngữ <br />
văn.<br />
2.2. Linh hoạt trong kiểm tra, đánh giá<br />
Khi kiểm tra để lấy điểm miệng, không nên cứng nhắc là kiểm tra vào <br />
đầu tiết học. Việc kiểm tra có thể linh hoạt chuyển đổi giữa tiết, hoặc cuối tiết <br />
học. Cũng có thể cho điểm trong quá trình học bài mới, khi học sinh trả lời tốt, <br />
tích cực tham gia xây dựng bài.<br />
Khi kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra định kì, cần có sự phân loại đối tượng <br />
học sinh, không nên ra những câu hỏi đánh đố hay những câu hỏi ngoài kiến thức <br />
sách giáo khoa. Tôi thường ra đề thi có sự phân hóa đối tượng học sinh. Mức độ <br />
nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở cấp độ dễ chiếm 6070% tổng số điểm bài <br />
thi, câu hỏi khó, hoặc câu hỏi vận dụng cấp độ cao chiếm 3040%. Với những <br />
đề như vậy, học sinh yếu cũng có thể làm được 45 điểm, điều đó sẽ không tạo <br />
Trang 13<br />
ra sự chán nản hay thất vọng hoàn toàn với những em có học lực yếu. Cùng với <br />
những lời động viên, khuyến khích kịp thời, những con điểm đó còn khích lệ tinh <br />
thần cho các em, để các em cố gắng hơn trong những bài kiểm tra sau.<br />
Khi chấm bài, bên cạnh đòi hỏi phải chấm chính xác theo yêu cầu đề ra <br />
được thể hiện rõ qua điểm số, còn cần chấm sự sáng tạo, tình cảm chân thành <br />
của học sinh để động viên, khích lệ. Tôi thường chỉ ra cụ thể lỗi sai, sửa trực <br />
tiếp trên bài kiểm tra và có những nhận xét, bổ sung để học sinh thấy được hạn <br />
chế của mình để khắc phục lần sau.<br />
2.3. Giáo viên cần làm chủ kiến thức<br />
Điều quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học là giáo <br />
viên phải có kiến thức vững vàng, thông suốt, đảm bảo kiến thức chuyên môn, <br />
làm chủ được phương pháp trong từng bài giảng, tránh trường hợp bị động, lung <br />
túng trong quá trình dạy học. Điều này sẽ khiến cho học sinh quy phục và sẽ <br />
hứng thú học tập với giáo viên bộ môn đó. Muốn vậy, chúng ta cần không ngừng <br />
tìm tòi, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trước mỗi giờ lên <br />
lớp, cần phải soạn giảng cẩn thận, bài bản, kĩ càng, chu đáo và làm chủ kiến <br />
thức. Như vậy, ta đã thành công một nửa.<br />
Giáo án minh họa:<br />
Tuần 2 Ngày soạn: <br />
Tiết PPCT: 5 Ngày dạy: <br />
THÁNH GIÓNG<br />
(Truyền thuyết)<br />
A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:<br />
Giúp HS:<br />
1. Kiến thức:<br />
Nắm được nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện <br />
Thánh Gióng.<br />
2. Kĩ Năng:<br />
Kể lại được truyện.<br />
RLKN: Bước đầu nhận biết, phân tích truyện truyền thuyết<br />
3. Thái độ:<br />
GDHS: Tinh thần đoàn kết, ý thức dân tộc và ý chí đấu tranh bảo vêh đất <br />
nước. Thấy được sức mạnh đánh giặc của dân tộc ta từ xưa đến nay.<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng<br />
môn Ngữ văn 6<br />
<br />
B/ PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:<br />
Phương pháp quan sát trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm…<br />
KT “trình bày một phút”, Đọc hợp tác,…<br />
Sử dụng các dạng câu hỏi: Nêu vấn đề, tái hiện, yêu cầu có sự so sánh đối <br />
chiếu, ứng dụng và liên hệ…<br />
C/ CHUẨN BỊ:<br />
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tranh về Thánh Gióng, giấy A4<br />
2. HS: soạn bài, vở ghi<br />
D/ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ NỘI DUNG HỌC TẬP<br />
1. Ổn định tổ chức: <br />
2. Kiểm tra bài cũ:<br />
(?) Nêu ý nghĩa truyện Con Rồng cháu Tiên?<br />
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.<br />
3. Bài mới:<br />
Chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch <br />
sử văn học VN nói chung, văn học dân gian VN nói riêng. Thánh Gióng là truyện <br />
dân gian thể hiện rất tiêu biểu độc đáo chủ đề này. Truyện cho chúng ta biết về <br />
sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của người Việt cổ và sức mạnh này luôn theo <br />
mỗi con người VN trong công cuộc đánh giặc cứu nước.<br />
<br />
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức<br />
<br />
Hoạt động 1 I/ Đọc hiểu văn bản:<br />
GV gọi HS đọc tác phẩm. Đọc giọng: Rõ ràng, 1. Đọc – Tìm hiểu <br />
mạch lạc. chung:<br />
HS đọc và GV nhận xét cách đọc của mỗi HS. Đọc, tóm tắt<br />
? Văn bản thuộc thể loại gì? Tìm hiểu từ khó<br />
? PTBĐ chính mà tác giả sử dụng là gì? Thể loại:Truyền thuyết<br />
?Văn bản có bố cục mấy phần? Nội dung của từng PTBĐ: Tự sự<br />
phần? <br />
Bố cục: 4 phần<br />
<br />
Trang 15<br />
Đ1: từ đầu … “nằm đấy”:sự ra đời của Gióng<br />
Đ2: “Bấy giờ … cứu nước”: Gióng đòi đi đánh <br />
giặc<br />
Đ3: “Giặc đã đến … lên trời”: Gióng đánh giặc<br />
Đ4: Phần còn lại: Những dấu tích còn lại.<br />
? Truyền thuyết Thánh Gióng có những nhân vật <br />
nào? Ai là nhân vật chính? <br />
Hai vợ chồng ông lão, cậu Gióng, sứ giả, nhân <br />
dân,…<br />
Nhân vật chính: Thánh Gióng 2. Tìm hiểu văn bản:<br />
? Theo dõi văn bản, em thấy những chi tiết nào kể a. Sự ra đời của Thánh <br />
về sự ra đời và lớn lên của Thánh Gióng? Gióng.<br />
(Hs trả lời) Bà mẹ ướm chân thụ thai <br />
12 tháng mới sinh<br />
<br />
? Một đứa bé được sinh ra như thế là bình thường Cậu bé lên 3 không biết <br />
nói biết cười<br />
hay kì lạ?<br />
Kì lạ, khác thường. Bình thường người phụ nữ Kì lạ, khác thường<br />
chỉ mang thai 9 tháng 10 ngày nhưng bà mẹ TG <br />
mang thai 12 tháng mới đẻ. Hơn nữa khi sinh ra cậu <br />
có mặt mũi khôi ngô nhưng lên ba mà vẫn chưa <br />
biết nói, biết cười cứ đặt đâu thì ngồi đó<br />
? Câu hỏi thảo luận: Nhân vật Thánh Gióng được <br />
xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo <br />
như vậy có ý nghĩ gì ?<br />
Định hướng:<br />
Một đứa bé như thế nhất định phải là người khác <br />
thường, phi thường. Thứ hai lên ba tuổi mà không <br />
biết nói thì khi nói lời đầu tiên phải là lời thiêng <br />
liêng quan trọng khác thường. b. Gióng đòi đi đánh <br />
? Thánh Gióng cất tiếng nói khi nào.? giặc.<br />
Thánh Gióng cất tiếng nói khi đất nước lâm nguy Tiếng nói đầu tiên là <br />
cần người tài giỏi đánh giặc tiếng nói đòi đi đánh giặc<br />
? Tiếng nói đầu tiên của Gióng là gì ? Hãy trình > Biểu lộ lòng yêu nước <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng<br />
môn Ngữ văn 6<br />
<br />
bày hiểu biết của em về ý nghĩa của chi tiết này ? sâu sắc của TG<br />
Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói <br />
đòi đi đánh giặc<br />
Biểu lộ lòng yêu nước sâu sắc của TG. TG đang <br />
nằm một chỗ chẳng nói chẳng cười, vừa nghe <br />
tiếng sứ giả kêu gọi người ra cứu nước thì lập tức <br />
cậu bé ngồi bật dậy, lại nói luôn được rành rọt, <br />
dõng dạc đâu ra đó. Điều này cho thấy TG là biểu <br />
Đòi ngựa sắt , roi sắt, <br />
tượng cho những người dân bình dị, bình thường thì <br />
giáp sắt<br />
chăm chỉ làm ăn nhưng khi tổ quốc lâm nguy thì <br />
vùng lên mạnh mẽ để bảo vệ tổ quốc<br />
? Thánh Gióng đòi những gì để ra trận?<br />
Đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt Đánh giặc cần có lòng <br />
yêu nước, nhưng cần cả vũ <br />
? Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc. <br />
khí sắc bén để đánh thắng <br />
điều này có ý nghĩa gì?<br />
giặc<br />
Đánh giặc cần có lòng yêu nước, nhưng cần cả vũ <br />
khí sắc bén để đánh thắng giặc. Đồng thời phản <br />
ánh thành tựu của nền văn minh dân tộc<br />
? Để có được những vũ khí đó một người có làm <br />
được không. Điều đó được chứng minh trong văn <br />
bản như thế nào ?<br />
Không, phải huy động công sức của toàn dân. “ <br />
Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp”<br />
? Vua đã lập tức cho rèn ngựa sắt, áo giáp sắt… <br />
theo đúng yêu cầu cầu của Gióng. Nó có ý nghĩa gì?<br />
Gióng là người thực hiện ý chí và sức mạnh của <br />
toàn dân tộc. Gióng lớn nhanh như thổi <br />
? Sau khi gặp sứ giả sự việc kì lạ gì đã xảy ra ? cơm ăn mấy cũng không <br />
Từ sau hôm gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi no, áo vừa mặc xong đã <br />
cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.<br />
căng đứt chỉ.<br />
? Trong nhân dân còn truyền tụng những câu ca <br />
<br />
Trang 17<br />
dao nói về sức ăn uống phi thường của Gióng:<br />
“ Bảy nong cơm, ba nong cà<br />
Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông”<br />
Điều đó nói lên suy nghĩ và ước mong gì của nhân <br />
dân về người anh hùng đánh giặc?<br />
Người anh hùng là người khổng lồ trong mọi sự <br />
việc kể cả sự ăn uống. Điều đó cũng phản ánh ước <br />
mong Gióng lớn nhanh để kịp đánh giặc.<br />
? Những người nuôi Gióng lớn là ai? Nuôi bằng Dân làng gom góp gạo <br />
cách nào? nuôi Gióng.<br />
Cha mẹ và bà con làng xóm vui lòng gom góp gạo <br />
nuôi Gióng. Sức mạnh của Gióng là <br />
? Chi tiết bà con làng xóm vui lòng gom góp gạo sức mạnh của cả cộng <br />
nuôi Gióng có ý nghĩa gì? đồng<br />
Anh hùng Gióng thuộc về nhân dân. Sức mạnh <br />
của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng.<br />
? Sau khi được dân làng góp gạo nuôi, Gióng trở <br />
thành người như thế nào?<br />
Vươn vai một cái thành tráng sĩ oai phong lẫm <br />
liệt.<br />
? Em suy nghĩ ntn về cái vươn vai thần kì của <br />
Thánh Gióng?<br />
Là cái vươn vai phi thường, là ước mong của nhân <br />
dân về người anh hùng đánh giặc.<br />
* Giảng: là một yếu tố thần kì trong truyện dân <br />
gian. Người anh hùng là người đạt tới sự khổng lồ, <br />
cái vươn vai của Gióng là để đạt tới sự khổng lồ c. Gióng đánh thắng <br />
ấy… giặc và trở về trời:<br />
? Gióng đánh giặc như thế nào ? Đón đầu đánh hết lớp này <br />
đến lớp khác, giặc chết <br />
Đón đầu đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết <br />
như rạ<br />
như rạ<br />
Roi sắt bị gãy, Gióng nhổ <br />
? Trong khi đánh giặc sự việc gì đã xảy ra, Thánh <br />
những cụm tre bên đường <br />
Gióng xử lí việc đó như thế nào ?<br />
quật vào giặc<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng<br />
môn Ngữ văn 6<br />
<br />
Roi sắt bị gãy, Gióng nhổ những cụm tre bên <br />
đường quật vào giặc Gióng đánh giặc không <br />
? Theo em, chi tiết “ Gióng nhổ những cụm tre bên chỉ bằng vũ khí mà còn <br />
đường quật vào giặc” khi roi sắt gãy có ý nghĩa gì? bằng những thứ dân dã đời <br />
Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà còn thường <br />
bằng những thứ dân dã đời thường. Thể hiện tinh Tinh thần tiến công <br />
thần tiến công mãnh liệt của người anh hùng. mãnh liệt của người anh <br />
Gv liên hệ: Ở nước ta, đến cả cây cỏ cũng thành hùng.<br />
vũ khí giết kẻ thù, đúng như lời Bác Hồ : “Ai có <br />
súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Ai không <br />
có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc …”<br />
? Vì sao đánh tan giặc, Gióng cởi áo giáp sắt để lại <br />
và bay về trời? theo em chi tiết này có ý nghĩa gì?<br />
Gióng ra đời phi thường và ra đi cũng phi thường <br />
Làm việc nghĩa vô tư không vì vinh hoa phú quí. Đánh tan giặc, Gióng cởi <br />
Nhân dân muốn giữ mãi hình ảnh cao đẹp, rực rỡ áo giáp để lại và bay về <br />
của người anh hùng cứu nước. trời. Là người có công <br />
đánh giặc nhưng không <br />
GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế phát triển năng màng danh vọng.<br />
lực HS:<br />
? Truyền thuyết thường liên quan đến lịch sử. Theo <br />
em, những di tích nào còn lưu lại ?<br />
Tre đằng ngà, vết chân ngựa, đền thờ ở làng <br />
Gióng<br />
? Hãy nêu ý nghĩa của truyện Thánh Gióng?<br />
Cuối cùng GV chỉ định 1 HS đọc to phần Ghi * Ghi nhớ SGK<br />
nhớ để nắm kĩ nội dung bài học. II. Luyện tập.<br />
Hoạt động 3 Bài tập 1:<br />
Gv hướng dẫn hs làm bài Học sinh tự bộc lộ và giải <br />
? Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất thích <br />
trong tâm trí em? Nêu lí do? Bài tập 2<br />
Đây là hội thi dành cho <br />
Trang 19<br />
lứa tuổi thiếu niên – lứa <br />
? Theo em, tại sao hội thi nhà trường phổ thông lại tuổi Gióng. <br />
mang tên Hội khoẻ Phù Đổng? Mục đích của hội thi là <br />
khoẻ mạnh, sức mạnh để <br />
học sinh có thể học tập <br />
tốt, lao động tốt góp phần <br />
vào sự nghiệp bảo vệ đất <br />
nước.<br />
<br />
4. Củng cố: GV hướng dẫn HS củng cố bài bằng sơ đồ tư duy nội dung văn <br />
bản.<br />
<br />
<br />
5. Dặn dò:<br />
Đọc lại tác phẩm. Xem nội dung bài. <br />
Học thuộc phần Ghi nhớ. Vẽ sơ đồ tư duy nội dung văn bản theo cách của em.<br />
Soạn bài “ Từ mượn”.<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Có thể với những giải pháp trên đây nhiều giáo viên cũng đã từng áp dụng <br />
nhưng riêng bản thân tôi, khi được tập huấn và đưa vào áp dụng trong các tiết <br />
học, tôi nhận thấy những điểm mới ở đề tài này đề cập là: <br />
Các giải pháp tôi đưa ra đây có quan hệ mật thiết không tách rời, sự kết <br />
hợp đồng bộ các giải pháp sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc khơi gợi niềm <br />
đam mê của học sinh với bộ môn Ngữ Văn.<br />
Học sinh đã hứng thú hơn khi được học những tiết có ứng dụng CNTT. <br />
Học sinh tự do sáng tạo vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học theo suy nghĩ của <br />
mình.<br />
Hay trong tiết trải nghiệm sáng tạo học sinh có thể tự biến hóa mình <br />
thành những nhân vật yêu thích trong văn học. Qua đó các em cũng tự tin và hứng <br />
thú hơn rất nhiều khi đến tiết văn.<br />
Khi dạy học phát triển năng lực học sinh thì các em được thể hiện mình, <br />
được làm chủ kiến thức. Từ đó, giáo viên sẽ tìm kiếm và phát triển được những <br />
học sinh có năng khiếu của bộ môn một cách rõ nét.<br />
V. Kết quả khảo nghiệm<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng<br />
môn Ngữ văn 6<br />
<br />
Với những biện pháp trên đây, chất lượng bộ môn trong hai năm học qua <br />
đã được nâng cao rõ rệt. <br />
Năm học 2017 – 2018:<br />
Điểm Ghi chú<br />
Năm Lớp Sĩ số Trung <br />
Giỏi Khá Yếu Kém<br />
h ọc bình<br />
6A1 29 2 5 16 4 0<br />
6A7 36 7 15 14 0 0<br />
2017<br />
Tổng <br />
2018 65 9 20 30 4 0<br />
cộng<br />
Tỉ lệ 13,5% 32% 47,5% 7% 0%<br />
<br />
Đặc biệt trong học kì một (năm học 20182019) cụ thể:<br />
Điểm Ghi chú<br />
Lớp Sĩ số Trung <br />
Năm Giỏi Khá Yếu Kém<br />
bình<br />
h ọc<br />
6A3 26 1 3 19 3 0<br />
6A6 35 8 12 15 0 0<br />
2018<br />
Tổng <br />
2019 61 9 15 34 3 0<br />
cộng<br />
Tỉ lệ 14,6% 24,4% 56% 5% 0%<br />
<br />
Qua kết quả thống kê điểm của học sinh qua các bài kiểm tra, tôi nhận thấy rằng <br />
chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn được tăng lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh bị điểm yếu, <br />
kém đã giảm đi đáng kể, cụ th