Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Môn Toán ở bậc Tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng, bởi vì: Các <br />
kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; <br />
chúng rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học, chuẩn bị cho việc <br />
học tốt môn Toán ở bậc trung học và khi trưởng thành các em có khả năng tư <br />
duy lôgic, tính toán nhanh và óc sáng tạo là người lao động có ích cho xã hội. <br />
Dạy học các phép tính với phân số ở bậc Tiểu học có tầm quan trọng lớn <br />
lao. Vì cùng với bốn phép tính cơ bản với số thập phân, các phép tính cộng, trừ, <br />
nhân, chia phân số cũng được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống và sinh <br />
hoạt. Vì vậy, kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia phân số được coi là “Chìa khóa <br />
và là cầu nối” giữa Toán học và thực tiễn. Và là cơ sở để làm các phép tính trên <br />
tập hợp số hữu tỉ và số vô tỉ ở các lớp học trên.<br />
Việc nắm vững và thực hiện thành thạo bốn phép tính cộng, trừ, nhân, <br />
chia phân số giúp học sinh có những kĩ năng tính toán với phân số. Từ đó vận <br />
dụng vào việc tính toán và giải các dạng toán cơ bản, các bài toán tính chu vi, <br />
diện tích, thể tích một số hình,… có liên quan đến phân số. Ngoài việc hình <br />
thành kĩ năng tính toán, việc nắm vững bốn phép tính về phân số còn giúp học <br />
sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức Toán học và cũng đồng thời rèn luyện về <br />
nhân cách cho các em như: tính cẩn thận, chính xác, dứt khoát, lý luận chặt chẽ <br />
và lôgic…<br />
Nắm vững và thực hiện thành thạo bốn phép tính cơ bản về phân số có ý <br />
nghĩa và tác dụng là vậy mà học sinh lớp tôi còn rất kém. Học sinh lớp 5 mà <br />
cộng, trừ, nhân, chia phân số chưa thạo, còn nhầm lẫn, còn làm sai nhiều, ví dụ <br />
như bài làm của các học sinh sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 1<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình 1)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình 2)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 2<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình 3)<br />
Đây quả là một vấn đề làm một giáo viên đứng lớp như tôi phải băn <br />
khoăn suy nghĩ “Làm thế nào để học sinh nắm vững các phép tính với phân số <br />
và nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán?”. Từ đó, tôi nhận thấy việc giúp <br />
học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia <br />
phân số là một việc làm cấp bách, thiết thực, để nâng cao chất lượng dạy học <br />
môn Toán nói chung, kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số nói riêng. Đó là <br />
lí do tôi chọn đề tài Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm <br />
vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài<br />
Giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, <br />
nhân, chia phân số. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học.<br />
Đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, có liên quan đến vấn <br />
đề nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số lớp 5, đối với học <br />
sinh dân tộc trường Tiểu học Võ Thị Sáu. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Môn Toán lớp 5 và những biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 <br />
nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.<br />
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu<br />
Học sinh lớp 5, trường Tiểu học Võ Thị Sáu từ năm học 2014 – 2015 đến <br />
hết học kì I năm học 2015 – 2016.<br />
<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 3<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin.<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế.<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp học nhóm.<br />
Phương pháp trò chơi.<br />
Phương pháp làm mẫu, so sánh đối chiếu.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán đối với từng lớp ở tiểu học, đã <br />
được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (ban hành <br />
kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ <br />
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Chuẩn kiến thức, kĩ năng là yêu cầu cơ bản, <br />
tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được sau từng giai đoạn học. Vậy mà, <br />
học sinh lớp 5 còn chưa nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số, <br />
còn nhầm lẫn, còn làm sai nhiều mặc dù kiến thức này các em đã được học ở <br />
lớp dưới. Bên cạnh đó, theo Công văn số 10141/GDTH ngày 12/9/2006 của bộ <br />
GD&ĐT về việc hướng dẫn giảng dạy các môn học với học sinh lớp 5 cho các <br />
vùng miền đã nêu rõ đối với môn Toán là:<br />
Phương pháp dạy học Toán tốt nhất là để học sinh tự khám phá kiến <br />
thức thông qua các hoạt động học, để học sinh vận dụng vốn sống, để tìm <br />
kiếm kiến thức mới. Tạo cơ hội để học sinh được thực hành ,vận dụng kiến <br />
thức vào thực tế, vừa học vừa ôn luyện để củng cố kiến thức cho học sinh. Quá <br />
trình giúp học sinh học toán phải đi từ dễ đến khó. Phải cung cấp cho học sinh <br />
những kiến thức và kĩ năng cơ bản cần thiết. Chương trình môn Toán cấp Tiểu <br />
học sắp xếp theo đường thẳng, kiến thức trước là phương tiện để tiếp thu kiến <br />
thức sau. Không thể bỏ qua những kiến thức kĩ năng cơ bản của môn Toán. <br />
Điều quan trọng là kết hợp ôn tập kiến thức cũ và hình thành kiến thức mới phù <br />
hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Để làm được điều đó khi dạy học <br />
môn Toán giáo viên cần thực hiện những yêu cầu sau:<br />
+ Khai thác triệt để bộ đồ dùng thực hành toán, giúp học sinh thực hiện <br />
các thao tác bằng tay phát hiện ra kết quả, mô tả được cách làm phát hiện ra <br />
kiến thức toán học bằng chính hoạt động học tập của mình. Trong quá trình <br />
dạy học, giáo viên cố gắng lấy các ví dụ thực tế gần với vốn sống học sinh để <br />
giúp các em nắm bài một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.<br />
<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 4<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
+ Khi hình thành kiến thức, giáo viên không giảng giải, giải thích nhiều vì <br />
chính các em còn hạn chế về ngôn ngữ tiếng Việt.<br />
+ Tổ chức cho học sinh hoạt động thông qua các việc làm cụ thể, từ các <br />
việc làm cụ thể làm ra sản phẩm. Giáo viên hướng dẫn học sinh gọi đúng tên <br />
việc làm sản phẩm. Với cách làm này học sinh được học ngôn ngữ, kí hiệu toán <br />
học một cách tự nhiên. Ngôn ngữ để hướng dẫn học sinh làm, giáo viên cần <br />
chọn lọc, ngắn gọn, gần gũi với địa phương, nhắc lại lần 2; 3 .. không sai khác <br />
lần 1.<br />
Đây chính là những cơ sở lí luận thúc đẩy tôi nghiên cứu và áp dụng đề <br />
tài Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép <br />
tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn<br />
* Thuận lợi<br />
Được sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường.<br />
Có đầy đủ các tài liệu, công văn hướng dẫn và sự góp ý của đồng nghiệp <br />
trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.<br />
Bản thân luôn học hỏi, tìm tòi và tận tâm, kiên trì áp dụng các biện pháp <br />
giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, <br />
chia phân số. Có nhiều học sinh chăm ngoan, đi học chuyên cần, hưởng ứng và <br />
tham gia tích cực trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời nhiều cha mẹ học sinh <br />
quan tâm đến việc học của con mình.<br />
* Khó khăn<br />
Vì các em chậm hiểu, một số em chưa thuộc hết bảng nhân, bảng chia và <br />
chưa chăm chỉ luyện tập nên sự tiến bộ rất chậm. <br />
Năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 2016, tôi được giao chủ nhiệm <br />
lớp 5A và 5D ở phân hiệu 1 và 3, có100% học sinh là người dân tộc thiểu số(Ê<br />
đê). Các em đều ở trong buôn làng ít có điều kiện giao tiếp với bên ngoài nên <br />
các em còn thiếu mạnh dạn, tự tin trong quá trình học. Và một số em cộng, trừ <br />
trong phạm vi 20 còn khó khăn, chưa thuộc bảng nhân, bảng chia, trí nhớ không <br />
bền, lâu nhớ mau quên. Nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ <br />
ít quan tâm.<br />
Điều kiện kinh tế xã Ea Bông còn nhiều khó khăn (9 buôn có 5 buôn khó <br />
khăn) các phân hiệu của trường đều đóng ở buôn khó khăn, đã ảnh hưởng đến <br />
khả năng học tập của các em nói chung và môn Toán nói riêng.<br />
<br />
<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 5<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
Cơ sở vật chất nhà trường chưa thật sự đáp ứng cho quá trình dạy và học <br />
hiện nay.<br />
2.2. Thành công, hạn chế <br />
* Thành công<br />
Đề tài giúp học sinh nhận ra những sai sót của mình trong tính toán và sửa <br />
sai. Từ đó các em nắm chắc kiến thức, mạnh dạn, tự tin làm đúng các phép tính <br />
với phân số và học môn Toán ngày một tốt hơn.<br />
* Hạn chế<br />
Bản thân đôi lúc còn nôn nóng muốn được ngay kết quả khi áp dụng đề <br />
tài. Học sinh quen dùng tiếng mẹ đẻ(Êđê) việc hiểu nghĩa tiếng Phổ thông còn <br />
chậm mà tôi lại không biết tiếng của các em nên khi hướng dẫn học sinh chưa <br />
phát huy hết tác dụng của đề tài. <br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
* Mặt mạnh<br />
Đề tài giúp giáo viên điều chỉnh được những thiếu sót trong quá trình <br />
giảng dạy các phép tính với phân số. Đồng thời giúp học sinh hiểu sâu hơn, <br />
nắm vững kiến thức hay kiến thức tối thiểu cần đạt về thực hiện các phép tính <br />
với phân số.<br />
* Mặt yếu<br />
Một số học sinh có trí nhớ không lâu, sau vài ngày lại quên mất kiến <br />
thức đã học. <br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động <br />
* Các nguyên nhân<br />
Phần lớn học sinh là học sinh có học lực đạt chuẩn nên góp phần không <br />
nhỏ đến sự thành công của biện pháp.<br />
Vì 100% học sinh là người Êđê, lại sống trong buôn làng quen dùng tiếng <br />
mẹ đẻ, việc hiểu nghĩa ngôn ngữ thứ hai (tiếng Phổ thông) là rất khó khăn và <br />
một số em chưa chăm học nên ảnh hưởng đến quá trình lĩnh hội kiến thức toán <br />
học, việc thực hiện các biện pháp.<br />
* Các yếu tố tác động đến việc giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm <br />
vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số<br />
Nhiều gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, coi nhẹ việc học tập.<br />
Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường còn thiếu thốn.<br />
Mặt bằng kinh tế của xã Ea Bông còn nghèo nàn, trình độ dân trí thấp. <br />
<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 6<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng đã đề ra<br />
Việc quan tâm đến giáo dục thế hệ trẻ là một điều tất yếu. Mọi người, <br />
mọi nhà, mọi tổ chức và toàn xã hội nói chung và trường Tiểu học Võ Thị Sáu <br />
nói riêng, đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, bồi dưỡng con người mới, <br />
con người xã hội chủ nghĩa, có đủ tài và đủ đức trong công cuộc “Công nghiệp <br />
hóa và hiện đại hóa đất nước”. Ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo, quan tâm sát <br />
sao đến quá trình nghiên cứu đề tài của bản thân tôi. Đây chính là những thuận <br />
lợi giúp tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Cùng với điều đó, sự <br />
thành công của đề tài chính là nhờ đến sự tận tâm, tận tình, sự kiên trì nhẫn nại <br />
và lòng say mê học hỏi, tìm tòi của bản thân, sự giúp đỡ của đồng nghiệp và sự <br />
tích cực của học sinh trong quá trình nghiên cứu và thực hiện những biện pháp. <br />
Song, đơn vị tôi công tác có 3 phân hiệu, 98% học sinh dân tộc thiểu số, <br />
đặc biệt 2 lớp tôi chủ nhiệm có 100% học sinh dân tộc Ê đê, các em chủ yếu <br />
sống trong buôn làng ít giao tiếp với bên ngoài nên thiếu mạnh dạn và tự tin <br />
trong quá trình học, việc chủ động lĩnh hội kiến thức của các em là rất vất vả. <br />
Trí nhớ của các em không bền, kiến thức học ở lớp dưới sau hơn hai tháng nghĩ <br />
hè hầu như các em quên hết, một số em ý thức học tập chưa cao còn hay nghĩ <br />
học ở nhà giúp cha mẹ. Một số cha mẹ học sinh còn chưa quan tâm đến việc <br />
học của con mình, còn phó mặc cho nhà trường. <br />
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nhiều, các <br />
phòng học trong phân hiệu đều đã xuống cấp, trang thiết bị thiếu thốn, … chưa <br />
thật sự đáp ứng được quá trình dạy học hiện nay. Trình độ và chất lượng <br />
chuyên môn của giáo viên trong trường chưa đồng đều, còn có giáo viên dạy <br />
học theo phương pháp cũ, đã ảnh hưởng không ít đến việc lĩnh hội kiến thức <br />
toán học của học sinh nói chung, quá trình thực hiện biện pháp giúp học sinh <br />
dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số nói <br />
riêng.<br />
Mặt khác, do điều kiện kinh tế của xã Ea Bông còn khó khăn(có 5 buôn <br />
thuộc diện vùng khó khăn của huyện), đời sống nhân dân còn nghèo, trình độ <br />
dân trí thấp, một số cha mẹ học sinh không đủ trình độ để kèm cặp con mình.<br />
Những thực trạng trên là những yếu tố tác động không nhỏ đến quá trình <br />
nghiên cứu và thực hiện đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.<br />
3. Giải pháp, biện pháp <br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Mục tiêu của các biện pháp là: Giúp cho học sinh nắm chắc cấu tạo phân <br />
số và phát hiện ra những sai sót khi thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, <br />
chia phân số; rèn cho các em thói quen thử lại khi làm tính và khích lệ, rèn luyện <br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 7<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
cho học sinh lòng say mê học toán. Bên cạnh đó, phụ đạo cho học sinh còn khó <br />
khăn trong học tập. Từ đó, giúp các em nắm vững các phép tính với phân số và <br />
vận dụng một cách chính xác khi cộng, trừ, nhân, chia phân số. Nhằm nâng cao <br />
chất lượng dạy và học môn Toán nói chung, kĩ năng tính toán với phân số nói <br />
riêng. <br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Biện pháp 1: Công tác chủ nhiệm lớp<br />
a) Về tổ chức cơ cấu lớp<br />
Sau khi nhận lớp công việc đầu tiên là củng cố nề nếp học tập, bầu ban <br />
tự quản lớp học. Tôi tiến hành kiểm tra chất lượng để phân loại trình độ học <br />
tập của học sinh, phân chia lớp thành nhóm học tập, bầu ra nhóm trưởng có học <br />
lực tốt để kiểm tra việc thực hiện các bài tập thực hành. Các bài tập đưa ra theo <br />
quy luật từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Các em được giao nhiệm vụ <br />
vào cuối tiết học ngày hôm trước và được kiểm tra và sửa bài vào tiết học hôm <br />
sau, khi các em làm được bài tôi động viên khích lệ các em. <br />
Ví dụ như bài tập:<br />
2 3 2 3<br />
? ?<br />
7 7 5 4<br />
<br />
5 3 3 3<br />
? : ?<br />
6 4 10 4<br />
1<br />
Hay: Một người bán vải lần đầu bán được tấm vải, lần sau bán được <br />
3<br />
2<br />
tấm vải đó. Hỏi: <br />
5<br />
a) Cả hai lần bán được mấy phần của tấm vải<br />
b) Còn lại mấy phần của tấm vải? <br />
b) Đối với cha, mẹ học sinh <br />
Tôi tổ chức và tham gia các cuộc họp cha mẹ học sinh để báo cáo kết quả <br />
học tập của các em và bàn bạc về cách phối hợp giáo dục học sinh. Ví dụ như:<br />
Họp cha mẹ học sinh vào đầu năm học báo cáo kết khảo sát đầu năm và <br />
bàn về biện pháp giáo dục học sinh.<br />
Họp cha mẹ học sinh vào cuối kì I, báo cáo kết quả học tập của các em <br />
và bàn về biện pháp giáo dục học sinh ở kì II.<br />
Họp cha mẹ học sinh vào cuối năm, báo cáo kết quả học tập rèn luyện <br />
của các em.<br />
c) Phụ đạo học sinh khó khăn về cộng, trừ trong phạm vi 20, chưa thuộc <br />
bảng nhân, bảng chia và kĩ năng tính nhẩm<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 8<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
* Với học sinh khó khăn về cộng, trừ trong phạm vi 20, tôi hướng dẫn <br />
các em làm thước cộng, trừ trong phạm vi 20. Khi dạy thấy học sinh khó khăn <br />
cộng nhẩm tôi đã làm như sau:<br />
11 3<br />
Ví dụ 1: Trong phép tính ; 11 + 3 học sinh nhẩm không ra kết quả, <br />
9 9<br />
tôi đã hướng dẫn dùng thước cộng như sau: Học sinh kéo thước trượt xuống <br />
phía dưới sao cho vị trí số 3 thẳng hàng với 11 + trên giá trượt. Nhìn dấu mũi <br />
tên chỉ số 14. Vậy 11 + 3 = 14 (hình 4).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình 4)<br />
11 3 11 3 14<br />
Vậy: <br />
9 9 9 9<br />
20 13<br />
Ví dụ 2: Trong phép tính ; 20 13 học sinh nhẩm không ra kết quả, <br />
19 19<br />
hay trả lời sai, tôi đã hướng dẫn dùng thước trừ như sau: Học sinh kéo thước <br />
trượt lên phía trên sao cho vị trí số 20 thẳng hàng với 13 trên giá trượt. Nhìn <br />
dấu mũi tên chỉ số 7. Vậy 20 13 = 7 (hình 5).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình 5)<br />
<br />
<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 9<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
20 13 20 13 7<br />
Vậy: <br />
19 19 19 19<br />
(Khi các em đã cộng, trừ thành thạo tôi không yêu cầu các em dùng thước <br />
cộng, trừ nữa.) <br />
* Về bảng nhân và bảng chia có một số em chưa thuộc nên dẫn đến <br />
không biết nhân, biết chia hoặc là nhân, chia sai. Tôi đã hướng dẫn các em cách <br />
học thuộc bảng nhân, bảng chia như sau: <br />
Với bảng nhân<br />
Tôi dạy cách sử dụng ngón tay để học thuộc bảng nhân, ví dụ như bảng <br />
nhân 4 cụ thể là:<br />
+ Đếm thầm “Bốn” (bật một ngón tay) và nói to “Bốn nhân một bằng<br />
bốn”.<br />
+ Đếm thầm “Tám” (bật hai ngón tay) và nói to “Bốn nhân hai bằng<br />
Tám”. Cứ như thế cho đến “4 x 10 = 40”<br />
Ở đây thừa số thứ nhất luôn là 4, còn thừa số thứ hai là ngón tay bật lên, <br />
tích là kết quả đếm thêm.<br />
Với bảng chia<br />
Tôi dạy cách sử dụng ngón tay để học thuộc bảng chia, như bảng chia 4 <br />
cụ thể là:<br />
+ Đếm thầm “Bốn” (bật một ngón tay) và nói to “Bốn chia bốn bằng <br />
một”.<br />
+ Đếm thầm “Tám” (bật hai ngón tay) và nói to “Tám chia bốn bằng hai”.<br />
Cứ như thế cho đến “40 : 4 = 10”.<br />
Ở đây số bị chia là kết quả đếm thêm 4, số chia là 4, thương là ngón tay.<br />
(Khi các em đã thuộc bảng nhân, bảng chia tôi không yêu cầu các em <br />
dùng ngón tay nữa.)<br />
Để những cách dạy học trên đạt kết quả cao, tôi đã thường xuyên kiểm <br />
tra bảng nhân, bảng chia và khả năng vận dụng vào làm tính cộng, trừ, nhân , <br />
chia phân số của các em, tạo điều kiện để các em được thực hành nhiều. <br />
Rèn luyện cho học sinh tính nhẩm. <br />
Trong khi dạy, tôi thấy một số em tính nhẩm rất yếu và tôi đã hướng dẫn <br />
học sinh kĩ năng tính nhẩm như sau :<br />
Ví dụ : 15 + 8<br />
15 + 8 = 15 + 5 + 3 = 20 + 3 = 23 (Tách 8 = 5 + 3 lấy 15 + 5=20 rồi lấy <br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 10<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
20 + 3 = 23). <br />
Vậy : 15 + 8 = 23<br />
Ví dụ : 59 – 12<br />
59 – 12 = 59 – 10 – 2 = 49 – 2 = 47 (Tách 12 thành 10 và 2, lấy <br />
59 – 10 = 49, rồi lấy 49 – 2 =47) <br />
Vậy: 59 – 12 = 47<br />
Việc làm này đã giúp học sinh khó khăn nắm được cách cộng, trừ nhẩm <br />
và vận dụng.<br />
d) Trang trí lớp học<br />
Tôi yêu cầu học sinh làm bảng cộng, trừ, nhân, chia và treo trang trí lớp <br />
học của mình, nơi các em dễ quan sát nhất. Như vậy hằng ngày các em đều <br />
quan sát và ghi nhớ. Hay học sinh khó khăn về học toán có thể vận dụng khi <br />
nhân, chia, cộng, trừ.<br />
Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm chắc về cấu tạo phân số, quy đồng <br />
mẫu các phân số và bốn phép tính với phân số. <br />
a) Khái niệm phân số<br />
* Giúp học sinh nhớ khái niệm phân số tôi đã làm như sau :<br />
Viết một phân số lên bảng, yêu cầu các em đọc và nêu cấu tạo.<br />
3<br />
Ví dụ: Phân số: <br />
4<br />
Trong đó 4 gọi là mẫu số, được hiểu là số phần bằng nhau mà đơn vị <br />
chia ra, 3 là tử số được hiểu là phần bằng nhau của đơn vị đã lấy đi. Mặt khác, <br />
3 3<br />
phân số còn có thể hiểu là kết quả của phép chia: 3 : 4 <br />
4 4<br />
Từ ví dụ trên, tôi yêu cầu học sinh rút ra khái niệm phân số và học thuộc.<br />
* Giúp học sinh nhớ kiến thức: số tự nhiên cũng có thể viết thành phân <br />
số. <br />
Tôi viết số tự nhiên lên bảng, yêu cầu học sinh viết thành phân số.<br />
2 5 13<br />
Ví dụ: 2 ; 5 ; 13<br />
1 1 1<br />
Từ ví dụ tôi hướng dẫn học sinh rút ra kết luận: Mỗi số tự nhiên lớn hơn <br />
0 có thể coi là một phân số có mẫu số bằng 1. <br />
b) Rút gọn phân số<br />
Về rút gọn phân số các em thường mắc lỗi rút gọn phân số chưa tối giản.<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 11<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
12 12 : 2 6 15 15 : 5 3<br />
Ví dụ: (Chưa tối giản); (Chưa viết thành số tự <br />
8 8:2 4 5 5:5 1<br />
nhiên).<br />
Để khắc phục thiếu sót trên cho các em, tôi làm như sau:<br />
Viết bài của các em lên bảng, yêu cầu các em suy nghĩ và rút gọn tiếp.<br />
12 12 : 2 6 6:2 3 15 15 : 5 3<br />
Ví dụ: ; 3<br />
8 8:2 4 4:2 2 5 5:5 1<br />
Đối với học sinh năng khiếu, tôi yêu cầu các em tìm ra cách rút gọn <br />
nhanh nhất.<br />
12 12 : 4 3<br />
Ví dụ: (Vì 12 và 8 đều chia hết cho 4 lớn nhất) <br />
8 8:4 2<br />
c) Quy đồng mẫu số hai phân số<br />
Lỗi các em thường mắc phải là: Khi quy đồng mẫu số hai phân số có <br />
mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia các em vẫn quy <br />
đồng như cách thông thường.<br />
3 1<br />
Ví dụ: Quy đồng mẫu số: và <br />
4 2<br />
3 3 2 6 1 1 4 4<br />
; <br />
4 4 2 8 2 2 4 8<br />
Để khắc phục lỗi này, tôi làm như sau:<br />
Chép bài làm của các em lên bảng, yêu cầu các em tìm ra cách quy đồng <br />
khác và so sánh cách nào gọn hơn.<br />
3 1<br />
Ví dụ: Quy đồng mẫu số: và <br />
4 2<br />
1 1 2 2<br />
Vì 4 : 2 = 2 nên <br />
2 2 2 4<br />
Từ ví dụ tôi yêu cầu học sinh nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số có <br />
mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia: Tìm thương của <br />
hai mẫu số, lấy tử số và mẫu số của phân số có mẫu số bé hơn nhân với <br />
thương vừa tìm được, ta được phân số quy đồng.<br />
d) Một số lỗi sai khi thực hiện bốn phép tính về phân số <br />
* Phép cộng<br />
Đối với phép cộng, các em thường làm sai là:<br />
Ví dụ: <br />
<br />
<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 12<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
1 2 1 2 3<br />
a) <br />
7 7 7 7 14<br />
6 5 6 5 11<br />
b) <br />
7 8 7 8 15<br />
3 4 3 4 3 7<br />
c) 4 1 <br />
7 7 1 7 7<br />
Để khắc phục các lỗi sai trên cho các em, tôi đã làm như sau:<br />
Chép bài làm sai và làm đúng của học sinh lên bảng, yêu cầu các em <br />
nhận xét và tìm ra chỗ sai.<br />
Ví dụ:<br />
1 2 1 2 3<br />
a) (Sai, vì làm như phép nhân phân số, lấy tử số cộng tử <br />
7 7 7 7 14<br />
số, mẫu số cộng mẫu số). <br />
1 2 1 2 3<br />
(Đúng, vì làm theo quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu <br />
7 7 7 7<br />
số: Lấy tử số cộng tử số, mẫu số giữ nguyên).<br />
6 5 6 5 11<br />
b) (Sai, vì không quy đồng mẫu số hai phân số mà lấy <br />
7 8 7 8 15<br />
tử số cộng tử số, mẫu số cộng mẫu số). <br />
6 5 48 35 83<br />
(Đúng, vì đã quy đồng mẫu số hai phân số, sau đó <br />
7 8 56 56<br />
cộng hai tử số của hai phân số đã quy đồng, giữ nguyên mẫu số).<br />
3 4 3 4 3 7<br />
c) 4 1 (Sai, vì không viết số tự nhiên thành phân số, <br />
7 7 1 7 7<br />
rồi vận dụng cách cộng hai phân số khác mẫu số, mà lấy số tự nhiên cộng với <br />
tử số). <br />
3 4 3 28 3 28 3 31<br />
4 (Đúng, vì viết số tự nhiên thành phân <br />
7 1 7 7 7 7 7<br />
số, rồi vận dụng cách cộng hai phân số khác mẫu số). <br />
3 4 7 3 28 3 31<br />
Hay: 4 (Đúng, vì lấy số tự nhiên nhân với <br />
7 7 7 7<br />
mẫu số rồi cộng với tử số được tử số và giữ nguyên mẫu số).<br />
Với cách làm trên tôi giúp học sinh nhận ra những sai sót và khắc phục, từ <br />
đó không làm sai và nắm chắc kiến thức kĩ năng cộng phân số.<br />
* Phép trừ<br />
<br />
<br />
<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 13<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
Đối với phép trừ các em thường làm sai như phép cộng đã nêu trên, các <br />
trường hợp đó tôi đã hướng dẫn các em sữa sai tương tự như phép cộng. Ngoài <br />
ra các em còn có lỗi sai khi làm phép trừ là:<br />
Ví dụ: <br />
4 1 4 1 3<br />
a) <br />
9 6 9 6 3<br />
3 2 3 3 2 1<br />
b) 2 1<br />
2 1 2 2 1 1<br />
Để khắc phục lỗi sai trên, tôi làm như sau:<br />
Chép bài làm sai và làm đúng của học sinh lên bảng, yêu cầu các em <br />
nhận xét và tìm ra chỗ sai.<br />
Ví dụ: <br />
4 1 4 1 3<br />
a) (Sai, vì không làm theo quy tắc trừ hai phân số khác <br />
9 6 9 6 3<br />
mẫu số).<br />
4 1 24 9 24 9 15<br />
(Đúng, vì làm theo quy tắc trừ hai phân số <br />
9 6 54 54 54 54<br />
khác mẫu số: Quy đồng mẫu số hai phân số, sau đó trừ hai tử số của hai phân <br />
số đã quy đồng, giữ nguyên mẫu số).<br />
3 2 3 3 2 1<br />
b) 2 1 (Sai, vì quên cách trừ số tự nhiên cho phân số).<br />
2 1 2 2 1 1<br />
3 2 3 4 3 4 3 1<br />
2 (Đúng, vì làm theo cách trừ số tự nhiên <br />
2 1 2 2 2 2 2<br />
cho phân số: Viết số tự nhiên thành phân số, rồi vận dụng cách trừ hai phân số <br />
3 2 2 3 1<br />
khác mẫu số). Hay: 2 (Đúng, vì lấy mẫu số nhân với số bị trừ <br />
2 2 2<br />
rồi trừ cho tử số và giữ nguyên mẫu số).<br />
* Phép nhân, các em thường làm sai là:<br />
Ví dụ: <br />
7 4 7 4 21<br />
a) <br />
9 5 9 5 55<br />
4 4 4<br />
b) 3<br />
7 7 3 21<br />
Để sửa lỗi sai trên cho học sinh tôi làm như sau :<br />
Viết bài làm sai và làm đúng của học sinh lên bảng, yêu cầu các em nhận <br />
xét và tìm ra chỗ sai.<br />
<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 14<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
Ví dụ: <br />
7 4 7 4 21<br />
a) (Sai, vì chưa thuộc bảng nhân 7 và 9 ; 7 x 4=21 ;<br />
9 5 9 5 55<br />
9 x 5 =55 là sai).<br />
7 4 7 4 28<br />
(Đúng, vì bạn thuộc bảng nhân 7 và 9 ; 7 x 4 = 28 ; <br />
9 5 9 5 45<br />
9 x 5 = 45).<br />
4 4 4<br />
b) 3 (Sai, vì không nắm được cách nhân phân số với số tự<br />
7 7 3 21<br />
nhiên).<br />
4 4 3 12 5<br />
3 1 (Đúng, vì đã vận dụng cách nhân phân số với số tự<br />
7 7 7 7<br />
nhiên: Lấy tử số nhân với số tự nhiên, giữ nguyên mẫu số rồi viết kết quả <br />
dưới dạng hỗn số).<br />
Với cách làm trên, tôi đã giúp học sinh nhận ra những lỗi sai và sửa lại, <br />
từ đó các em làm đúng và nắm chắc kiến thức hơn.<br />
* Phép chia<br />
Đối với phép chia, các em thường mắc các lỗi sai và thiếu sót sau :<br />
Ví dụ: <br />
5 1 5 1 5<br />
a) : (Làm như phép tính nhân) <br />
8 2 8 2 16<br />
3 3 2 6 3<br />
b) : 2 (Không nắm được cách chia phân số cho số tự nhiên)<br />
4 4 4 2<br />
1 3 2 6 6<br />
c) 3 : (Chưa viết thành số tự nhiên).<br />
2 1 1 1<br />
Để khắc phục lỗi sai và thiếu sót trên tôi hướng dẫn các em như sau:<br />
Chép bài làm sai và làm đúng của học sinh lên bảng, yêu cầu các em <br />
nhận xét và tìm ra chỗ sai.<br />
Ví dụ: <br />
5 1 5 1 5<br />
a) : (Sai, vì làm như phép tính nhân).<br />
8 2 8 2 16<br />
5 1 5 2 10 5<br />
: (Đúng, vì đã vận dụng quy tắc chia hai phân số : <br />
8 2 8 1 8 4<br />
Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược).<br />
<br />
<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
3 3 2 6 3<br />
b) : 2 (Sai, vì không nắm được cách chia phân số cho số <br />
4 4 4 2<br />
tự nhiên).<br />
3 3 3<br />
: 2 (Đúng, vì đã vận dụng cách chia phân số cho số tự <br />
4 4 2 8<br />
nhiên : Lấy mẫu số nhân với số tự nhiên, giữ nguyên mẫu số).<br />
1 3 2 6 6<br />
c) 3 : (Làm thiếu, vì chưa viết thành số tự nhiên).<br />
2 1 1 1<br />
1 3 2 6 6<br />
3 : 6 (Làm đầy đủ, vì viết thành số tự nhiên, nghĩa là: <br />
2 1 1 1<br />
6<br />
6 : 1 6 ).<br />
1<br />
Với tất cả các dạng bài trên để khắc sâu kiến thức, tôi cho học sinh làm <br />
đi làm lại nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy kiến thức mới nếu <br />
liên quan đến kiến thức cũ tôi dừng lại 5 đến 10 phút để củng cố ôn tập. Khi <br />
dạy tôi cố gắng đưa ra câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh lớp mình, làm sao <br />
cho tất cả các em nắm được yêu cầu cơ bản, tối thiểu của bài học. Trong từng <br />
tiết học, tôi chịu khó nhận xét để nắm được trình độ học sinh, phát hiện những <br />
lỗi sai của các em để kịp thời uốn nắn sửa chữa.<br />
Biện pháp 3: Giúp học sinh thử lại kết quả của phép tính.<br />
Ngoài việc hướng dẫn học sinh thực hiện đúng các phép tính về phân số <br />
thì<br />
tôi còn hướng dẫn các em cách thử lại kết quả tính để khắc sâu kiến thức, cụ <br />
thể như sau:<br />
* Phép cộng<br />
1 2 1 2 3 3 2 3 2 1<br />
Ví dụ: . Thử lại: (Lấy tổng trừ đi một số <br />
7 7 7 7 7 7 7 7<br />
hạng, được số hạng kia thì kết quả tính đúng và ngược lại).<br />
* Phép trừ<br />
1 1 6 5 6 5 1 1 1 1 5 6 1<br />
Ví dụ: . Thử lại: (Lấy <br />
5 6 30 30 30 30 30 6 30 30 30 5<br />
hiệu cộng với số trừ, được số bị trừ thì kết quả tính đúng và ngược lại).<br />
* Phép nhân<br />
3 4 3 4 12 12 4 12 5 60 3<br />
Ví dụ: . Thử lại: : (Lấy tích chia cho <br />
5 5 5 5 25 25 5 25 4 100 5<br />
một thừa số, ta được thừa số kia thì kết quả tính đúng và ngược lại).<br />
* Phép chia<br />
<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 16<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
3 3 3 3 3 2 6 3<br />
Ví dụ: : 2 . Thử lại: 2 (Lấy thương nhân với <br />
4 4 2 8 8 8 8 4<br />
số chia, được số bị chia thì kết quả tính đúng và ngược lại).<br />
Thử lại kết quả tính là việc hết sức cần thiết, vì ngoài việc giúp các em <br />
nắm chắc kĩ thuật tính, còn rèn cho các em tính cẩn thận. Sau khi tôi áp dụng thì <br />
các em làm bài chính xác và cẩn thận hơn. Khi dạy phần này, tôi lưu ý học sinh <br />
rút gọn phân số về phân số tối giản.<br />
Biện pháp 4: Tổ chức cho các em vui học toán qua các hoạt động ngoài <br />
giờ lên lớp.<br />
* Đối các tiết đầu giờ<br />
Tôi dành ra 5 đến 10 phút đầu giờ để tổ chức thi đọc bảng nhân, bảng <br />
chia,… , hướng dẫn học sinh đưa ra câu hỏi đơn giản để đố như: <br />
7 x 8 = ? 60 : 10 = ?<br />
* Với thời gian chuyển tiết<br />
Tôi cho 1 em đọc lại quy tắc cộng(trừ, nhân, chia phân số)<br />
* Tiết sinh hoạt tập thể<br />
Tôi tổ chức cho các em đố nhau về phân số, thực hiện các phép tính với <br />
phân số, thi làm toán, …<br />
Ví dụ:<br />
Tổ bạn có 5 bạn ra ngoài 2 bạn ta được phân số mấy? (Ta được phân <br />
2<br />
số )<br />
5<br />
3 2 6 2<br />
Thi bạn nào làm nhanh và đúng phép tính: <br />
5 3 15 3<br />
* Buổi sinh hoạt Đội<br />
Tôi kết hợp với Tổng phụ trách Đội đưa ra các phép tính và bài toán có <br />
liên quan đến cộng, trừ, nhân, chia phân số tổ chức cho các em thi làm tính và <br />
giải.<br />
1 2 1 1 3 4 3<br />
Ví dụ: ? ; ? ; ? ; : 2 ?<br />
7 7 5 6 5 5 4<br />
1<br />
Hay: Một hình chữ nhật có chiều dài là 12cm, chiều rộng bằng chiều <br />
2<br />
dài. Tính diện tích thửa ruộng đó.<br />
Khi học sinh làm được bài, tôi khích lệ và động viên các em kịp thời. Việc <br />
làm này đã thay đổi không khí tiết học, hay tiết sinh hoạt, kích thích học sinh <br />
tính nhẩm nhanh và chính xác. Những học sinh trả lời sai nhiều lần đã cố gắng <br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 17<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
về nhà học lại bảng cộng, trừ, nhân, chia, … cho thuộc để hôm sau trả lời đúng <br />
câu hỏi của bạn. Trong khi đó học sinh năng khiếu sẽ theo dõi và giúp đỡ bạn <br />
khó khăn trong học tập.<br />
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện các giải pháp tôi thấy một số em <br />
học sinh người dân tộc thiểu số lâu nhớ và mau quên kiến thức đã học, “Làm <br />
thế nào để các em nhớ lâu?” Đây quả là một vấn đề mà tôi còn bỏ ngỏ.<br />
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Để thực hiện các biện pháp trên, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, linh <br />
hoạt, chủ động, sáng tạo lên kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. <br />
Học sinh chăm chỉ học tập và rèn luyện, tích cực và chủ động lĩnh hội <br />
kiến thức. <br />
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đủ đáp ứng cho quá trình dạy và <br />
học.<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
Các giải pháp, biện pháp trên có liên quan chặt chẽ và khăng khít với <br />
nhau, chúng hỗ trợ cho nhau và là cầu nối cho sự thành công của tiết dạy học <br />
Toán nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán 5 nói chung. Từ làm <br />
tốt công tác chủ nhiệm lớp, phụ đạo học sinh khó khăn trong học tập, đến khắc <br />
phục những lỗi sai, nhầm lẫn và thiếu sót khi làm tính về phân số, cùng với <br />
cách thử lại kết quả của phép tính và kết hợp với một số hoạt động ngoài giờ <br />
lên lớp, bước đầu tôi đã giúp học sinh thực hiện tương đối tốt bốn phép tính cơ <br />
bản về phân số, các em ít làm sai và thiếu sót hơn. Chất lượng môn Toán được <br />
nâng lên. <br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học <br />
Kết quả khảo nghiệm <br />
Trong quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì bền bỉ áp dụng biện pháp giúp <br />
học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia <br />
phân số. Năm học 2014 – 2015 và học kì I năm học 2015 – 2016, tôi đã thu <br />
được kết quả về môn Toán của từng lớp rất khả quan, số liệu cụ thể là:<br />
<br />
Năm học 2014 – 2015<br />
<br />
Đánh Học lực môn Toán<br />
Thời gian<br />
khảo nghiệm giá Giỏi Khá TB Yếu<br />
<br />
TSHS TS % TS % TS % TS %<br />
<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 18<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
63,<br />
Đầu năm học 27 0 5 18,5 17 5 18,5<br />
0<br />
<br />
Hoàn thành Chưa hoàn thành<br />
<br />
TS % TS %<br />
<br />
Cuối học kì I 27 25 92,6 2 7,4<br />
<br />
Cuối năm học 27 27 100,0<br />
<br />
Năm học 2015 – 2016<br />
<br />
Đầu năm học 15 9 60,0 6 40,0<br />
<br />
Cuối học kì I 15 12 80,0 3 20,0<br />
<br />
Giá trị khoa học<br />
Đề tài nghiên cứu giúp cho tôi giải quyết được vấn đề: Lúc đầu các em <br />
còn chưa nắm vững và làm sai các phép tính với phân số, sau khi thực hiện đề <br />
tài các em đã có tiến bộ hơn khi làm phép tính có liên quan đến phân số. Chất <br />
lượng môn Toán của lớp tôi phụ trách được nâng cao. Học sinh có nhiều tiến <br />
bộ, ví dụ như bài của các học sinh làm sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình 6)<br />
<br />
<br />
<br />
Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 19<br />
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình 7)<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học<br />
Kết quả khảo nghiệm trên đã cho thấy tính hiệu quả của đề tài trong <br />
việc dạy và học môn Toán 5, chất lượng học tập của học sinh ngày được nâng <br />
cao. Trong giờ học toán các em học sôi nổi, tích cực hơn.<br />
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã đem lại cho giáo viên những hiểu biết <br />
về kiến thức toán học, nắm bắt kịp thời về năng lực học tập của học sinh từ đó <br />
kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
1. Kết luận<br />
Qua quá trình thực tế giảng dạy các phép tính về phân số tôi nhận thấy: <br />
Muốn rèn luyện cho các em làm tốt các phép tính đòi hỏi bản thân phải có <br />
kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị bài chu đáo, kiên trì, tỉ mỉ và sáng tạo, không ngại <br />
khó và làm thường xuyên, liên tục suốt năm học mới có hiệu quả. <br />
Về các phép tính với phân số, đối với các em học sinh dân tộc thiểu số là <br />
rất khó lĩnh hội kiến thức nên bản thân khi giảng bài, hay hướng dẫn phải nói <br />
chậm, rõ ràng và nhắc lại kiến thức nhiều lần, có như vậy các em mới hiểu bài.<br />
Đối với học sinh phải chăm