PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KRÔNG ANA.<br />
TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
Tên đề tài:<br />
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT <br />
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA CỤM VĂN BẢN NHẬT DỤNG<br />
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9” <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Cao Đình Cường<br />
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngữ văn.<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Văn Tám.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Krông Ana, tháng 2 năm 2016<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đã và đang chuyển từ chương trình <br />
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để thực hiện <br />
được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp <br />
dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến <br />
thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải <br />
chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm <br />
tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra <br />
đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác <br />
động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. <br />
Trước bối cảnh đó, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng <br />
phát triển năng lực của người học là cần thiết.<br />
Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh <br />
giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đó là những tiền đề vô cùng <br />
quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo <br />
định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy <br />
của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tôi thấy rằng sự sáng tạo <br />
trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học <br />
sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ <br />
năng cho học sinh chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực <br />
sự khách quan, chính xác (còn nặng về tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá <br />
cuối kì, chưa chú trọng đánh giá quá trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học <br />
sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Vì những lí do trên, tôi chọn nội dung: “Dạy học theo định hướng phát <br />
triển năng lực học sinh qua một số văn bản nhật dụng trong chương trình <br />
ngữ văn 9” làm đối tượng nghiên cứu.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu việc dạy học định hướng phát triển <br />
năng lực ở học sinh lớp 9 khi dạy cụm văn bản nhật dụng. Người giáo viên lựa <br />
chọn những phương pháp nào, cách thức tổ chức dạy học như thế nào để phù <br />
hợp với khả năng tiếp thu của học sinh trên cơ sở đó giúp các em có được cách <br />
nhìn nhận vấn đề thiết thực với cuộc sống hơn. Mặt khác cũng tạo điều kiện <br />
để các em được thể hiện quan điểm của cá nhân, biết vận dụng kiến thức để <br />
giải quyết các tình huống thực tiễn. Qua mỗi bài học phần nào học sinh phát <br />
triển được năng lực của cá nhân gồm: năng lực làm chủ và phát triển của bản <br />
thân; năng lực xã hội; năng lực công cụ. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu một số phương pháp <br />
dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của <br />
người học vận dụng vào việc dạy – học một số văn bản nhật dụng trong <br />
chương trình ngữ văn 9. Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy văn bản <br />
nhật dụng có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn trong hoạt động dạy <br />
học Ngữ văn.<br />
Đối tượng học sinh mà tôi thực hiện khảo nghiệm là học sinh lớp 9 <br />
trường THCS Lê Văn Tám xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk lăk trong các <br />
năm học 20132014, 20142015 và 20152016<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.<br />
Với đề tài này tôi tập trung nghiên cứu việc dạy và học các văn bản nhật <br />
dụng trong chương trình ngữ văn 9 tại trường THCS Lê Văn Tám. Qua thực tiễn <br />
giảng dạy và qua những nghiên cứu, tôi nêu lên những kinh nghiệm của bản thân <br />
để chia sẻ cùng đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này.<br />
<br />
<br />
3<br />
Ở đây tôi không có tham vọng giải quyết hết những vấn đề về việc dạy <br />
học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người <br />
học một cách triệt để bởi đây là vấn đề mới và phức tạp. Tôi chỉ tập trung làm <br />
rõ một số phương pháp, kỹ thuật dạy học của môn Ngữ văn theo định hướng <br />
năng lực, cụ thể như:<br />
– Các phương pháp đặc thù của bộ môn:<br />
+ Dạy học đọc – hiểu.<br />
+ Dạy học tích hợp ( gồm tích hợp nội môn và tích hợp liên môn)<br />
– Một số phương pháp dạy học tích cực:<br />
+ Phương pháp thảo luận nhóm.<br />
+ Phương pháp đóng vai<br />
+ Phương pháp nghiên cứu tình huống<br />
Từ những thu hoạch này, tôi hi vọng những cách tiếp cận, dạy – học theo <br />
định hướng phát triển năng lực của người học sẽ trở nên có hiệu quả hơn, từ <br />
đó có thể áp dụng rộng rãi cho việc dạy học các văn bản nhật dụng trong <br />
chương trình Ngữ văn THCS .<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
*Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:<br />
Phương pháp phân tích và tổng hợp.<br />
*Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp thực nghiệm khoa học.<br />
Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm. <br />
Phương pháp thử nghiệm để kiểm nghiệm một số kết quả mà đề tài đề xuất.<br />
<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận.<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Dạy học được xem là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức <br />
và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành <br />
động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, <br />
các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải <br />
quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người <br />
học.<br />
Trong giai đoạn hiện nay nền giáo dục của nước ta đã và đang thực hiện <br />
đổi mới một cách căn bản và toàn diện. Từ đổi mới về chương trình giáo dục <br />
đến việc đổi mới về phương pháp dạy học và cách đánh giá kết quả học tập <br />
của học sinh. Nghị quyết số 29 của BCH TW8 khóa XI được triển khai tạo cơ <br />
sở cho giáo viên tích cực hơn trong việc tìm tòi, sáng tạo những phương pháp <br />
dạy học mới chú trọng đến người học mà dạy học phát triển năng lực được <br />
xem là một phương pháp dạy học hiệu quả, học sinh được tìm tòi, được thể <br />
hiện quan điểm của mình trong quá trình học tập. <br />
Năng lực được hiểu là: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn <br />
có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con <br />
người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” <br />
(Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên NXB Đà Nẵng. 1998)<br />
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định <br />
hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành <br />
năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có <br />
tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… <br />
nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh <br />
nhất định. Định hướng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã xác <br />
định những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có như:<br />
– Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: Năng lực tự học; Năng lực <br />
giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực quản lí bản thân.<br />
– Năng lực xã hội, bao gồm: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
– Năng lực công cụ, bao gồm: Năng lực tính toán; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; <br />
Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ITC)<br />
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng <br />
tất cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua <br />
học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.<br />
Theo UNESSCO, việc học (kiến thức) có mối quan hệ chặt chẽ với năng <br />
lực.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực nghĩa là thông qua bộ <br />
môn, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức kiến thức, kỹ <br />
năng với thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một số <br />
yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định.<br />
Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong xu thế hội <br />
nhập, giáo dục và đào tạo cũng đã và đang hết sức được quan tâm, Các chính <br />
sách phát triển giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu. Việc đổi mới <br />
căn bản toàn diện về GDĐT đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 29 BCH <br />
TƯ 8 khóa XI Đây được xem là cơ sở pháp lý để thực hiện đổi mới trong giáo <br />
dục nói chung và việc đổi mới phương pháp dạy học nói riêng.<br />
Cac năng l<br />
́ ực ma môn hoc Ng<br />
̀ ̣ ữ văn hướng đên:<br />
́<br />
+ Năng lực giai quyêt vân đê.<br />
̉ ́ ́ ̀<br />
+ Năng lực sang tao.<br />
́ ̣<br />
+ Năng lực hợp tać<br />
<br />
6<br />
+ Năng lực tự quan ban thân<br />
̉ ̉<br />
+ Năng lực giao tiêp tiêng Viêt<br />
́ ́ ̣ <br />
+ Năng lực thưởng thưc văn hoc/cam thu thâm mi<br />
́ ̣ ̉ ̣ ̉ ̃<br />
Các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9 đề cập đến một số <br />
vấn đề cơ bản như sau:<br />
<br />
<br />
Tên văn bản Vấn đề được đề cập<br />
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Bảo vệ hoà bình, chống chiến <br />
tranh<br />
Phong cách Hồ Chí Minh Hội nhập với thế giới và giữ gìn <br />
bản sắc văn hoá dân tộc<br />
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, Quyền sống của con người<br />
quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ <br />
em<br />
<br />
<br />
Việc dạy học văn bản nhật dụng không chỉ yêu cầu học sinh nắm vững <br />
nội dung bài học mà còn phải biết nhìn nhận vấn đề và liên hệ với thực tiễn, từ <br />
đó có thể hình thành những chuẩn mực trong suy nghĩ và trong hành động, có <br />
khả năng giải quyết tình huống thực tiễn một cách linh hoạt.<br />
2. Thực trạng.<br />
Từ những thực tế nói trên vấn đề dạy học gắn với phát triển năng lực <br />
học sinh đã được đề cập nhiều và đã được áp dụng ở nhiều trường học, nhiều <br />
cơ sở giáo dục. Ở trường THCS Lê Văn Tám, vấn đề này cũng hết sức được <br />
quan tâm từ việc chỉ đạo của nhà trường đến đổi mới phương pháp dạy học của <br />
giáo viên.<br />
Phần văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9 không nhiều, chỉ <br />
có 3 văn bản song đây là những bài học thể hiện tính chất thực tiễn, từ nội dung <br />
mà các bản đề cập giúp học sinh hình thành được những quan điểm đúng đắn, <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
hành động cụ thể phù hợp với xu thế phát triển của đất nước ở hiện tại và trong <br />
tương lai.<br />
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng <br />
nghiệp, qua nhiều năm, tôi thấy việc dạy – học các văn bản nhật dụng trong <br />
chương trình tại đơn vị chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của <br />
học sinh. Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau: <br />
Dạy học đọc – hiểu còn mang nặng tính truyền thụ một chiều những <br />
cảm nhận của giáo viên về văn bản. Nhìn chung vẫn là chú trọng dạy kiến thức <br />
hơn là<br />
hình thành kỹ năng.<br />
Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn <br />
mang tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, <br />
giáo dục kỹ năng sống… một cách cứng nhắc. Chưa làm cho học sinh huy động <br />
kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực… để giải quyết các <br />
nhiệm vụ học tập. Việc tích hợp nội môn và tích hợp liên môn chưa thực sự <br />
hiệu quả, chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và <br />
tất nhiên các năng lực của học sinh chưa được phát triển.<br />
Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mang <br />
tính hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn <br />
dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn <br />
dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt <br />
được tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình <br />
đẳng, biết đón<br />
nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân.<br />
Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chú <br />
trọng. Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết, việc xử lí tình huống giả định, <br />
trình bày một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy mà học sinh ít có <br />
cơ hội bày tỏ thái độ, chưa hững thú, chưa hình thành được các kỹ năng và năng <br />
lực của người học.<br />
<br />
8<br />
Mặc dù đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi <br />
cách thức tổ chức giờ học song kết quả chưa đạt được như mong muốn mà <br />
nguyên nhân là:<br />
+ Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không <br />
được thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống <br />
truyền thụ một chiều. Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng <br />
hạn chế một phần là do kỹ năng sử dụng máy chiếu hay bảng thông minh của <br />
họ hạn chế, vì vậy<br />
họ ngại áp dụng vì mất thời gian.<br />
+ Về phía học sinh: Học sinh ở trường THCS Lê Văn Tám chủ yếu là học <br />
sinh vùng nông thôn nên việc tiếp cận và tìm tòi những thông tin thời sự phục vụ <br />
cho bài học còn hạn chế. Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù <br />
hợp, chưa tích cực trong việc tìm tòi nghiên cứu bài học.<br />
+ Cơ sở vật chất của nhà trường đặc biệt là CNTT bị xuống cấp dẫn đến <br />
không đáp ứng tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học. <br />
Yêu cầu đặt ra là phải thay đổi, thay đổi cả ở người dạy và ở người học <br />
để sau mỗi bài dạy – học học sinh không chỉ có được hiểu biết (kiến thức) mà <br />
còn phải phát triển được năng lực bản thân , có như vậy mới đáp ứng được nhu <br />
cầu về đổi mới giáo dục. <br />
2.1. Thuận lợi khó khăn.<br />
* Thuận lợi:<br />
Các hoạt động chuyên môn của nhà trường luôn nhận được sự quan tâm <br />
chỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana.<br />
Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá được lãnh <br />
đạo nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện một cách tích cực, có hệ thống, bám <br />
sát<br />
chủ trương đổi mới nền giáo dục của Đảng và nhà nước. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe và có trình độ chuyên môn vững, được đào tạo <br />
trên chuẩn và đã được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn do Phòng giáo <br />
dục và đào tạo tổ chức hàng năm.<br />
Đa số học sinh học tập tích cực và có sự hợp tác chặt chẽ với giáo viên <br />
trong quá trình dạy – học.<br />
Cơ sở vật chất được đầu tư: Mạng, máy tính, máy chiếu được trang bị <br />
phục vụ dạy học, học sinh được trang bị kiến thức về vi tính để khai thác thông <br />
tin trên mạng Internet.<br />
* Khó khăn:<br />
Một số giáo viên chưa mạnh dạn thực hiện đổi mới phương pháp dạy <br />
học, dạy học còn mang nặng cách dạy truyền thống truyền thụ kiến thức mà <br />
chưa chú ý <br />
đến phát triển năng lực ở học sinh.<br />
Một số học sinh chưa chăm học, thời gian dành cho việc học còn ít. Một số <br />
phụ <br />
huynh cũng chưa thực sự quan tâm đến việc học của con cái. Họ còn có suy nghĩ <br />
phó mặc cho nhà trường, “tất cả nhờ thầy”.<br />
Nhiều gia đình học sinh chưa có máy tính, một số học sinh việc khai <br />
thác nguồn thông tin trên mạng để phục vụ cho bài học còn hạn chế. <br />
Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học chưa đáp ứng tốt cho <br />
nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. <br />
2.2. Thành công hạn chế.<br />
Thành công: Dạy học phát triển năng lực học sinh sẽ tạo được nhiều cơ hội <br />
hơn cho học sinh thể hiện mình. Với mỗi hoạt động học sinh sẽ nhận thấy vai <br />
trò, vị trí của cá nhân trong tập thể, từ đó các em sẽ tự tin và cố gắng hơn trong <br />
quá trình học tập. Phương pháp này sẽ kích thích được mọi học sinh tích cực <br />
làm việc đặc biệt là những học sinh yếu bởi chính những học sinh này sẽ được <br />
giáo viên và các bạn cùng nhóm để ý đến nhiều hơn. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Khi phát triển được các năng lực trong quá trình học tập tức là học sinh thấy <br />
rõ vai trò vị trí của mình, từ đó sẽ biết nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ, biết hành <br />
động vì người khác và đó chính là một cách để hoàn thiện nhân cách người học <br />
sinh<br />
Hạn chế: Để thực hiện phương pháp dạy học này người giáo viên cần mất <br />
nhiều<br />
thời gian hơn để chuẩn bị cho một tiết học. Giáo viên phải sử dụng tốt một số <br />
phần mềm ứng dụng hỗ trợ trong dạy học (Kỹ năng ứng dụng CNTT)<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu.<br />
Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh có nhiều điểm mạnh sau <br />
đây:<br />
Thứ nhất là giáo viên dễ dàng hơn trong việc áp dụng những phương pháp <br />
dạy học tích cực, dễ dàng hơn trong việc triển khai các đơn vị kiến thức. Việc <br />
ứng dụng CNTT sẽ làm cho tiết học trở nên hấp dẫn, cuốn hút học sinh hơn.<br />
Thứ hai là học sinh được thực hành, luyện tập nhiều hơn. Việc luyện tập <br />
không chỉ thực hiện trên lớp mà còn có thể luyện tập áp dụng kiến thức, mở <br />
rộng liên hệ trong cuộc sống đời thường. Mặt khác việc luyện tập mang tính <br />
liên tục và có hệ thống.<br />
Thứ ba là qua cách thức tổ chức tiết học bằng các phương pháp làm việc <br />
nhóm thì học sinh sẽ tạo được mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm và <br />
trong lớp, đồng thời khả năng hợp tác giải quyết vấn đề sẽ được nâng cao. <br />
Mặt yếu: Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực bắt buộc cả <br />
giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo, học sinh phải chủ <br />
động và tích cực hợp tác trong mọi hoạt động nếu không tiết học dễ dẫn đến <br />
nhàm chán. <br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động..<br />
Giáo viên chưa thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để.<br />
Một số phương tiện CNTT hỗ trợ dạy học đã bị xuống cấp, việc khai thác <br />
thông tin chưa hiệu quả.<br />
<br />
11<br />
Đối tượng học sinh là vùng nông thôn nên thời gian các em dành cho việc học ở <br />
nhà chưa được như yêu cầu vì còn phải đi làm giúp bố mẹ.<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đặt ra.<br />
Trước yêu cầu đổi mới một cách căn bản và toàn diện của nền giáo dục <br />
để phù hợp với xu thế hội nhập, yêu cầu giáo viên phải có sự thay đổi về quan <br />
điểm, về cách tiếp cận trong việc lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ <br />
chức lớp học cũng như thay đổi cách đánh giá học sinh – dạy học gắn với phát <br />
triển năng lực. Muốn làm được điều đó trước hết người giáo viên phải có sự <br />
thay đổi trong<br />
cách tiếp cận, phải giúp cho học sinh làm chủ quá trình học tập.<br />
Đổi mới về phương pháp dạy học là yêu cầu quan trọng. Kết hợp tốt các <br />
phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực. <br />
Đổi mới về cách thức tổ chức giờ dạy, học sinh phải được hoạt động, <br />
được thể hiện mình chứ không phải là việc giáo viên cứ “ra rả” giảng, bình còn <br />
học sinh thì cứ như “đàn gảy tai trâu”.<br />
Một trong những mục đích cần hướng đến khi dạy học văn bản nhật <br />
dụng là học sinh phải nhận thức được vấn đề được nói đến nó đã và đang diễn <br />
ra như thế nào, mỗi người cần phải làm gì và làm như thế nào để giải quyết <br />
vấn đề đặt ra một cách phù hợp. Ứng dụng CNTT là điền kiện tốt để giáo viên <br />
thể hiện phương pháp dạy học tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Học sinh <br />
không chỉ được nghe, được biết mà còn phải được thấy. Có như vậy học sinh <br />
mới có thể có những rung cảm, có cách nhìn cách đánh giá vấn đề mang tính <br />
nhân văn. Ví dụ: Khi dạy bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, giáo viên có <br />
thể cho học sinh quan sát bức ảnh của tác giả Nick Ut về người di cư và cậu bé <br />
3 tuổi người Syria bị thiệt mạng trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ (năm 2015). Qua đó <br />
học sinh sẽ có quan điểm đánh giá thực tiễn hơn và chắc chắn sẽ là sự đồng <br />
cảm với những người là nạn nhân của chiến tranh, tố cáo tội ác của chiến tranh, <br />
bảo vệ hòa bình. Việc ứng dụng CNTT được xem là điều kiện tốt nhất để kích <br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
thích học sinh học tập. Mặt khác sẽ giúp cho giáo viên triển khai nội dung bài <br />
học một cách dễ dàng hơn. <br />
3. Giải pháp, biện pháp.<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.<br />
Các giải pháp được nêu ra nhằm giúp giáo viên có được cách tổ chức giờ <br />
học, lựa chọn những phương pháp dạy học cũng như việc ứng dụng CNTT phù <br />
hợp trong quá trình dạy học phần văn bản nhật dụng lớp 9 từ đó kích thích khả <br />
năng tư duy, tìm tòi và liên hệ vấn đề với thực tiễn cuộc sống.<br />
Nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện, góp phần hoàn thiện nhân cách ở học sinh.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống. Các phương pháp dạy <br />
học<br />
truyền thống như thuyết trình, đàm thoại… luôn là những phương pháp quan <br />
trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ <br />
các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc <br />
cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao <br />
hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm <br />
vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc <br />
chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ <br />
thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt câu hỏi và xử lý <br />
các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy <br />
nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế <br />
bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các <br />
phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học <br />
phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh .<br />
Giải pháp 1: Làm tốt khâu chuẩn bị cho bài dạy.<br />
+ Chuẩn bị kiến thức dạy học:<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Do yêu cầu mở rộng hiểu biết để thấm thía các chủ đề nhật dụng đặt ra <br />
trong<br />
từng văn bản, từ đó tăng cường ý thức công dân của mỗi học sinh đã khiến việc <br />
chuẩn bị kiến thức hỗ trợ cho bài học văn bản nhật dụng mang một ý nghĩa tích <br />
hợp rộng hơn, đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn của cả hai chủ thể dạy và học văn <br />
bản nhật dụng. Yêu cầu đó sẽ là giáo viên thu thập, giao cho các nhóm HS cùng <br />
sưu tầm các tư liệu ngoài văn bản liên quan đến chủ đề văn bản trên các nguồn <br />
thông tin đại chúng ( phát thanh, truyền hình, mạng Internet, báo chí, sách vở, <br />
tranh ảnh, âm nhạc...) làm chất liệu cho dạy học văn bản nhật dụng gắn kết với <br />
đời sống.<br />
+ Chuẩn bị phương tiện dạy học:<br />
Yêu cầu truyền thông cập nhật của các chủ đề nhật dụng đòi hỏi các <br />
phương pháp dạy học đáp ứng cung cấp và khai thác thông tin nhanh và phong <br />
phú tới người học. SGK, bảng đen, phấn trắng, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ… <br />
các phương tiện dạy học truyền thống ấy là cần thiết nhưng chưa thể đáp ứng <br />
hết các yêu cầu dạy học văn bản nhật dụng theo tinh thần nói trên. Ở đây hệ <br />
thống tư liệu bồi đắp trực tiếp cho chủ đề văn bản nhật dụng và mở rộng chủ <br />
đề đó bên ngoài văn bản ( báo chí, mĩ thuật, điện ảnh) và những câu hỏi trắc <br />
nghiệm nếu được thu thập, thiết kế và trình chiếu trên phương tiện dạy học <br />
điện tử (Sử dụng phần mềm powerpoint, Violet ) sẽ là các phương tiện tạo <br />
hiệu ứng tích cực nhất trong dạy học văn bản nhật dụng.<br />
+ Xác định mục tiêu bài học: Trong kế hoạch bài dạy giáo viên cần xác <br />
định rõ các yêu cầu về Kiến thức, kỹ năng, thái độ và các năng lực hướng đến. <br />
Bằng việc xác định mục tiêu này trong quá trình dạy học giáo viên sẽ có thể lựa <br />
chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp , cách thức tổ chức lớp học theo <br />
đúng mục tiêu đã định.<br />
+ Xác định các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Bên canh những phương pháp dạy học truyền thống cần chú ý các phương <br />
pháp dạy học tích cực như: phương pháp trực quan, phương pháp làm việc theo <br />
nhóm, phương pháp đóng vai…<br />
Giải pháp 2. Thực hiện giờ dạy học theo hướng mở, vận dụng linh hoạt <br />
các phương pháp dạy học tích cực:<br />
Tính chất của văn bản nhật dụng là tính thời sự do vậy việc dạy học văn bản <br />
này<br />
giáo viên không nên quá đặt nặng vấn đề về nghệ thuật mà cần làm cho học <br />
sinh hiểu được “vấn đề’ mà văn bản đề cập đã và đang diễn ra như thế nào? nó <br />
có tác động gì đến cuộc sống xã hội nói chung và đối với bản thân học sinh nói <br />
riêng từ đó học sinh có thể hình thành được những quan điểm đánh giá riêng của <br />
mình. Do vậy để thực hiện một giờ dạy học văn bản nhật dụng phát huy được <br />
tính tích cực cả học sinh và làm cho một tiết học trở nên sinh động, nhẹ nhàng <br />
giáo viên cần làm tốt các nội dung sau:<br />
+ Mở đầu bài học một cách hấp dẫn.<br />
Muốn dạy tốt phần văn bản này, giáo viên phải luôn luôn tìm tòi qua thực <br />
tế, lịch sử, qua tin tức thời sự quốc tế, trong nước cập nhật, để từ đó áp dụng <br />
vào từng bài cụ thể qua cách giới thiệu bài (mở bài), cách liên hệ hợp lý ngay <br />
từng phần trong bài học mới có thể tạo và gây hứng thú cho học sinh khi học.<br />
Ví dụ: Khi dạy văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh", để phù hợp với chủ <br />
đề về sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề <br />
không chỉ <br />
mang ý nghĩa cập nhật mà còn mang ý nghĩa lâu dài, giáo viên có thể vào bài như <br />
sau:<br />
Ở Paris có 1 bức tường đặc biệt có hình ảnh của những con người đã <br />
làm nên thế kỉ 20, trong đó có Bác Hồ của chúng ta (giáo viên trình chiếu hình <br />
ảnh)<br />
Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn danh nhân văn hóa thế <br />
giới. Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác không chỉ là phong cách <br />
<br />
15<br />
sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là một nhà văn hóa <br />
lớn, một con người của nền văn hóa tương lai… Bài viết của nhà giáo, nhà lý <br />
luận phê bình văn học Lê Anh Trà đem đến cho chúng ta cái nhìn đầy đủ hơn về <br />
phong cách của Người…<br />
Bài 2: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (G.G_MácKét)<br />
Có thể vào bài: <br />
Thế kỉ XX đánh đấu sự phát triển nhảy vọt tiến bộ về công nghệ khoa <br />
học với phát minh đầu tiên về nguyên tử hạt nhân, đồng thời là phát minh loại <br />
vũ khí hủy diệt loài người ghê gớm nhất. Bằng chứng cụ thể: Tháng 8/1945, 2 <br />
quả bom nguyên tử của Mĩ ném xuống 2 thành phố Hirôsima và Nagasaki đã hủy <br />
diệt 2 triệu người Nhật Bản mà đến bây giờ còn để lại nhiều di chứng thương <br />
tâm ( hình ảnh).<br />
Tiếng nói của nhà văn Nam Mĩ, G. Máckét giúp chúng ta thấy rõ nguy cơ <br />
về chiến tranh hạt nhân và chúng ta cần phải làm gì để đấu tranh cho một thế <br />
giới hòa bình…<br />
+ Tổ chức giờ dạy bằng sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp:<br />
Phương pháp thuyết trình:<br />
Ví dụ, với phương pháp thuyết trình của học sinh, ở văn bản "Phong cách Hồ <br />
Chí Minh", giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu ở nhà những mẫu chuyện kể về <br />
phong cách sống, làm việc giản dị của Bác. Trên lớp, học sinh chia sẻ những <br />
hiểu biết về đức tính giản dị của Bác, làm giờ học sinh động, sôi nổi hơn.<br />
Nếu phương thức lập luận kết hợp với biểu cảm là hình thức cuốn hút <br />
người đọc của văn bản: "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình " thì dạy học <br />
tương ứng sẽ theo hướng khám phá lí lẽ và chứng cớ thể hiện quan điểm được <br />
nêu ra trong văn bản và qua đó là thái độ nhiệt tình của tác giả.<br />
Phương pháp đàm thoại:<br />
Ví dụ : GV có thể sử dụng câu hỏi đàm thoại qua máy chiếu:<br />
Em hiểu như thế nào về " Bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế <br />
giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng"?<br />
<br />
16<br />
Ý tưởng của tác giả về việc mở "Một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn <br />
tại được sau thảm hoạ hạt nhân" bao gồm những thông điệp gì?<br />
Em hiểu gì về tác giả từ những thông điệp đó?<br />
+ Học sinh trình bày quan điểm.<br />
+ Giáo viên giảng tóm tắt qua máy chiếu:<br />
Bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và <br />
một cuộc sống hoà bình, công bằng đó là tiếng nói của công luận thế giới <br />
chống chiến tranh, là tiếng nói yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới.<br />
Thông điệp về một cuộc sống đã từng tồn tại trên trái đất và về những kẻ <br />
đã xoá bỏ cuộc sống trên trái đất bằng vũ khí hạt nhân.<br />
Tác giả là người yêu chuộng hoà bình, quan tâm sâu sắc đến vũ khí hạt <br />
nhân với niềm lo lắng và công phẫn cao độ.<br />
Dạy học văn bản nhật dụng chú ý các dấu hiệu cách thức biểu đạt này <br />
không chỉ vì sự cần thiết trong kiến thức đọc hiểu mà còn vì yêu cầu của dạy <br />
học tích hợp trong mọi bài học Ngữ văn.<br />
Phương pháp hoạt động nhóm:<br />
Giáo viên cũng có thể cho học sinh hoạt động nhóm, thảo luận, nêu ý kiến. <br />
Ví dụ, văn bản "Đấu tranh vì một thế giới hòa bình", giáo viên cho học sinh làm <br />
việc nhóm trong 4 phút với câu hỏi:<br />
“Nếu được là đại diện cho trẻ em Việt Nam trình bày yêu cầu, nguyện vọng <br />
của tại hội nghị cấp cao thế giới vì hòa bình, em sẽ nói gì?”<br />
Sau đó, mời đại diện (bất kì một học sinh nào trong nhóm) lên trình bày trước <br />
lớp như một diễn giả thực thụ. <br />
Liên hệ mở rộng:<br />
Giáo viên sử dụng các tư liệu bằng tư liệu chữ viết, hình ảnh, đoạn phim <br />
để làm rõ vấn đề. Các nội dung liên hệ phải mạng tính thời sự để hướng học <br />
sinh đến việc nhận thức vấn đề trong thực tiễn. Giúp học sinh thấy được mối <br />
quan hệ từ kiến thức của bài học với cuộc sống. <br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Ví dụ: văn bản "Đấu tranh vì một thế giới hòa bình", trong luận điểm 1: Hiểm <br />
họa của chiến tranh hạt nhân, giáo viên đưa ra dẫn chứng: Trong cuộc chiến <br />
tranh phá hoại ở nước ta đế quốc Mĩ đã rải xuống Việt Nam 19 triệu gallon <br />
chất độc, trong đó 7 triệu gallon chất diệt cỏ, 12 triệu gallon chất độc màu da <br />
cam.<br />
Trong luận điểm 2: Đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới <br />
hòa bình là nhiệm vụ của mọi người.<br />
Giáo viên đưa ra các dẫn chứng: Năm 2006 Liên hợp quốc, Nga và nhân dân thế <br />
giới phản đối kịch liệt vụ thử thành công hạt nhân của CH nhân dân Triều Tiên <br />
(sau 4 năm chuẩn bị dưới lòng đất) bất chấp mọi sức ép của cộng đồng thế <br />
giới.<br />
Tháng 4/2003, IRan đã từng bị thế giới trừng phạt vì sử dụng vũ khí hạt nhân.<br />
Tháng 11/2007, IRan vẫn sử dụng chất phóng xạ Uranium để phát triển vũ khí <br />
hạt nhân hiện đang bị lên án kịch liệt về vấn đề này. Rõ ràng hiện nay cả thế <br />
giới rất căm phẫn và lên án một số nước còn đang chạy đua sử dụng vũ khí hạt <br />
nhân để thực hiện mục đích lợi nhuận của mình làm ảnh hưởng đến hòa bình <br />
của nhân loại.<br />
Học sinh cần được hoạt động tích cực trong bài học, có cơ hội được trình <br />
bày hiểu biết của mình, nói lên tiếng nói suy nghĩ của cá nhân mình thì mới có <br />
thể hiểu được những ý nghĩa thiết thực mà các văn bản nhật dụng này mang lại.<br />
Cùng với đó, sử dụng các mẩu chuyện, dẫn chứng mang tính thực tế, lịch <br />
sử (áp dụng tùy vào nội dung từng bài), để kích thích gây tò mò, hứng thú, say <br />
mê cho học sinh. Giúp học sinh hiểu bài dễ hơn, nhanh hơn qua phần giới thiệu <br />
bài và liên hệ ngay từng phần của bài học.<br />
Để đạt được những yêu cầu, kết quả đó, giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, lắng <br />
nghe,<br />
nắm bắt thông tin cập nhật (liên quan đến nội từng văn bản nhật dụng) qua đài, <br />
trên báo chí, qua thông tin mạng, qua tình hình thời sự trong nước, quốc tế…, để <br />
vận dụng vào bài giảng.<br />
<br />
<br />
18<br />
Để phát huy tối đa hiệu quả giờ học, có thể sử dụng những phương pháp tích <br />
cực, sau đây:<br />
Phương pháp đóng vai: <br />
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, đóng vai nhân vật <br />
trong tác phẩm tự sự, kịch hoặc xử lý một tình huống giao tiếp giả định. Phương <br />
pháp này rất phù hợp khi học bài “Phong cách Hồ Chí Minh” và bài “Tuyên bố <br />
thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”<br />
Ví dụ: Đóng kịch về Bác Hồ: Đóng vai Bác Hồ giản dị trong bữa ăn; trong lúc <br />
làm việc; trong cách nói với bộ đội; với nhân dân...<br />
Để tổ chức hoạt động này giáo viên gợi ý cho học sinh chọn nội dung phù <br />
hợp, xây dựng một đoạn kịch bản và thực hiện đóng vai. Hoạt động này phải <br />
mất nhiều thời gian do vậy giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh để <br />
các em tự tập luyện ở nhà, trên lớp sẽ kết hợp thực hiện trong giờ hoạt động <br />
ngữ văn.<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế, sáng tạo: <br />
Tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế những địa điểm liên quan đến <br />
bài học, theo đó, sẽ tự rút ra kiến thức cho bản thân.<br />
Ở trường THCS Lê Văn Tám, hàng năm đều tổ chức cho học sinh đi tham <br />
quan thực địa gồm các điểm đến như Bảo tàng văn hóa Đăklăk, Nhà đày Buôn <br />
Ma Thuột...,đây là một trong những hoạt động hết sức thiết thực, bài thu hoạch <br />
của học<br />
sinh là những sản phẩm sáng tạo dựa trên những nội dung bài học. <br />
Giải pháp 3. Thực hiện dạy học tích hợp, liên môn.<br />
Có thể tích hợp ba phân môn hoặc tích hợp môn Ngữ văn với các phân <br />
môn khác như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân; tích hợp giữa kiến thức trong <br />
sách vở với kiến thức thực tế ngoài cuộc sống. Các vấn đề được đề cập trong <br />
các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 9 là những vấn đề cũng được <br />
đề cập nhiều trong các môn học khác<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Ví dụ: Vấn đề Quyền trẻ em được đề cập trong chương trình Giáo dục công <br />
dân lớp 7, hay vấn đề về Hòa bình được đề cập trong chương trình giáo dục <br />
công dân 9.<br />
Việc dạy học tích hợp (gồm tích hợp nội môn và tích hợp liên môn) sẽ đem lại <br />
hiệu quả cao trong việc khai thác nội dung văn bản, đồng thời sẽ làm cho học <br />
sinh thấy <br />
được một cách rõ nét tính thời sự của vấn đề đặt ra trong văn bản.<br />
Trong quá trình dạy học có thể xây dựng một số tình huống thực tiễn hặc <br />
tình huống giả định và yêu cầu các nhóm học sinh tìm cách giải quyết. Phát huy <br />
tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn , đó chính là quan <br />
điểm dạy học đổi mới. Đáp ứng quan điểm tích cực trong dạy học văn bản nhật <br />
dụng là giáo viên lựa chọn và kết hợp các biện pháp dạy học, các cách tổ chức <br />
dạy học, các phương tiện dạy học có thể khai thác tốt nhất năng lực tự học của <br />
HS. Thu thập, sưu tầm các nguồn tư liệu ngoài văn bản liên quan đến nội dung <br />
văn bản là công việc dạy và học chủ động tích cực của giáo viên và học sinh <br />
trong khâu chuẩn bị bài học. Nhưng xử lí nguồn thông tin đó theo cách nào để <br />
tích cực hoá dạy học văn bản nhật dụng ? Đó sẽ là lựa chọn các thông tin bên <br />
ngoài phù hợp với từng nội dung bên trong văn bản được giới thiệu trực tiếp <br />
hoặc qua phương tiện điện tử, cùng với lời thuyết minh ngắn gọn của học sinh <br />
hoặc giáo viên để làm rõ thêm nội dung nhật dụng của văn bản được học.<br />
Gắn kết đọc hiểu văn bản nhật dụng với các tri thức tương ứng của <br />
phương thức biểu đạt (tích hợp với văn, tập làm văn). Gắn kết đọc hiểu văn <br />
bản nhật dụng với các tri thức ngoài văn bản liên quan đến chủ đề văn bản nhật <br />
dụng (tích hợp đọc văn với kiến thức liên quan). Đặc biệt gắn kết chủ đề nhật <br />
dụng gợi lên từ văn bản với phạm vi tương ứng của đời sống xã hội của cá <br />
nhân và cộng đồng hiện đại<br />
Ví dụ: Với bài “Phong cách Hồ Chí Minh” có tích hợp kiến thức của môn <br />
Giáo dục công dân 7 bài Giản dị, môn Giáo dục công dân 9 bài Lý tưởng sống <br />
của thanh niên, hay với kiến thức của môn học Lịch sử…vv<br />
<br />
20<br />
Thực tế dạy học tích hợp giáo viên có thể lựa chọn những nội dung kiến <br />
thức từ các môn học khác có liên quan đến chủ đề, đề tài của bài học qua đó gợi <br />
cho học sinh ý thức vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau trong việc <br />
giải quyết vấn đề đặt ra. Tuy nhiên nên lựa chọn phương pháp này trong việc <br />
giải quyết tình huống thực tiễn xuất phát từ nội dung bài học.<br />
Bằng cách làm này học sinh sẽ thấy được tính thống nhất của môn Ngữ <br />
văn với nhiều môn khoa học khác.<br />
Giải pháp 4. Tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ các phương pháp dạy <br />
học theo đặc thù môn Ngữ văn.<br />
Sử dụng tranh ảnh tư liệu phục vụ cho bài dạy. Phần mềm trình chiếu <br />
Powerpoin. Có thể nói sự thành công của phương pháp dạy học mới là nhờ có sự <br />
hỗ trợ tích cực từ CNTT. Có thể mất nhiều thời gian hơn trong khâu chuẩn bị <br />
song chính CNTT làm cho công việc của người giáo viên nhẹ đi rất nhiều khi lên <br />
lớp. mặt khác việc khai thác thông tin cập nhật, các hình ảnh minh họa làm cho <br />
học sinh như là được “mắt thấy, tai nghe” về những vấn đề được đề cập.<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
Cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ dạy học phải đảm bảo nhất là về <br />
CNTT, đường truyền mạng, một số phần mềm hỗ trợ dạy học.<br />
Học sinh chủ động trong học tập, tích cực tham hợp tác nhóm (có phương pháp <br />
học tập phù hợp). <br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Có thể nhận thấy rằng: các giải pháp nêu ra gắn với trình tự của một giờ <br />
dạy học, do vậy mỗi giải pháp được xem là một thành tố góp phần làm cho hoạt <br />
động dạy học đạt kết quả cao. Để học sinh thực sự làm chủ quá trình học tập <br />
giáo viên cần kết hợp một cách đồng bộ các giải pháp nói trên. Phát triển năng <br />
lực học sinh không phải là học lỏm cách làm mà phải là tự học sinh tìm ra những <br />
thắc mắc, những mâu thuẩn và biết cách để giải quyết mâu thuẫn đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Việc thực hiện các giải pháp nêu trên phải mang tính đồng bộ với việc <br />
khai thác đồ dùng dạy học, trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất của nhà <br />
trường. Học sinh cần phải được nói, được làm, được thể hiện mình trong quá <br />
trình học tập, có như vậy việc dạy học của giáo viên mới có giúp cho học sinh <br />
phát triển được năng lực của mình. <br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Từ năm học 20142015, khi tôi tập trung nghiên cứu và áp dụng cải tiến <br />
phương pháp dạy học thì chất lượng giờ học đã được nâng lên rõ rệt, khả năng <br />
của học sinh trong việc nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề liên quan đến <br />
nội dung bài học cũng trở nên hiệu quả hơn.<br />
Khi dạy bài Phong cách Hồ Chí Minh, tôi đưa ra vấn đề cho học sinh trao <br />
đổi, thảo luận như sau: Hiện nay, nước ta đã và đang trên con đường hội nhập, <br />
nền văn hóa Việt Nam tiếp xúc và giao thoa với nhiều nền văn hóa khác nhau <br />
trên thế giới, hãy cho biết quan điểm của em trong việc xây dựng và phát huy <br />
các giá trị <br />
văn hóa truyền thống của dân tộc.<br />
Đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ của học sinh và việc đưa ra kết <br />
quả đúng với yêu cầu tôi thu được kết quả như sau:<br />
Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm.<br />
Kiểm chứng năng lực<br />
(mức độ trung bình trở lên) Ghi chú<br />
Năng lực Năng lực Năng Năng Năng <br />
Năm Lớp /<br />
đọc – hiểu hợp tác lực giải lực lực sáng <br />
học sĩ số<br />
văn bản làm việc quyết thuyết tạo<br />
nhóm tình trình (Qua <br />
trải <br />
huống<br />
nghiệm)<br />
9a1 28/35 23/35 19/35 18/35 13/35<br />
2013 (35) (80%) (65.7%) (54.2%) (51.1%) (37.1%)<br />
9a2 26/33 22/33 15/33 22/33 14/33<br />
2014<br />
(33) 78.7% (67%) 45.4% 67% 42.4%<br />
<br />
<br />
22<br />
9a1 35/40 40/40 36/40 36/40 34/40 (Áp <br />
dụng <br />
2014 (40) (87.5%) (100%) (90%) (90%) (85%)<br />
sáng <br />
9a3 25/28 28/28 23/28 25/28 26/28<br />
2015 kiến)<br />
(28) (89%) ( 100%) (82%) (89%) (92.8%)<br />
<br />
2015 9a1 40/40 40/40 37/40 35/40 30/40 (Áp <br />
dụng <br />
2016 (40) (100%) (100%) (92,5%) (87,5 %) (75%)<br />
sáng <br />
kiến)<br />
<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu.<br />
Với kết quả như trên có thể thấy rằng việc áp dụng những sáng kiến về <br />
đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại những kết quả cao hơn. Học sinh tích <br />
cực tìm tòi sáng tạo trong các hoạt động học tập. Kết quả học tập của học sinh <br />
qua các năm được nâng lên rõ rệt, qua mỗi bài dạy về văn bản nhật dụng trong <br />
chương trình Ngữ văn 9 học sinh đã nhận thức được đầy đủ hơn về các vấn đề <br />
đề cập, có quan điểm sống tiến bộ hơn.<br />
Từ những kết quả đó tôi có thể khẳng định những kinh nghiệm này hoàn toàn <br />
có<br />
thể áp dụng một cách rộng rãi cho giáo viên khi dạy văn bản nhật dụng lớp 9 <br />
nói riêng và khi dạy hệ thống văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn <br />
THCS nói chung. <br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.<br />
1.Kết luận. <br />
Một giờ học văn bản nhật dụng không chỉ đơn thuần là một tiết học khám <br />
phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương mà còn là giờ học bồi dưỡng nhân cách, <br />
lối sống, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trước các vấn đề nóng bỏng <br />
của cuộc sống xã hội hiện đại. Song nếu mỗi giáo viên đều tâm huyết với nghề, <br />
với con người, với mục tiêu giáo dục tích cực thì thiết nghĩ không có gì là chúng <br />
ta không thể làm được. Mỗi thầy cô cần chú tâm đến bài giảng của mình từ <br />
<br />
<br />
23<br />
khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của tiết học, thể hiện nó bằng hệ thống <br />
câu hỏi phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với đặc trưng bộ môn, phù <br />
hợp với điều kiện trang thiết bị mà nhà trường cung cấp. Có thế, những quan <br />
niệm nhân sinh, bài học về thế giới quan, về lối sồng, về lý tưởng hoài bão về <br />
ước mơ mới trở lên sâu sắc, mới được các em đem soi rọi, kiểm chứng trong <br />
cuộc sống này. Mong muốn sáng kiến này sẽ là một bông hoa nhỏ đồng hành <br />
cùng ngàn hoa tươi sắc trong các trường THCS, góp phần thực hiện thắng lợi <br />
nghị quyết 29 –NQTW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào <br />
tạo.<br />
2. Kiến nghị.<br />
*Đối với nhà trường:<br />
Cần nâng cấp hệ thống máy tính và đường truyền mạng để có thể khai thác <br />
được một cách liên tục, có hiệu quả.<br />
Phòng thiết bị nhà trường nên bổ sung tranh ảnh, băng đĩa, phục vụ tốt cho quá <br />
trình giảng dạy các văn bản Nhật dụng. <br />
Bố trí thời gian cho hoạt động ngoại khoá nhiều hơn, tạo điều kiện cho các em <br />
được thể hiện mình