SKKN: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh qua bài 22, lịch sử 12 - Tiết 39: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là áp dụng một cách có hiệu quả ở cả phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam ở các giai đoạn khác nhau. Với sự hạn hẹp của một sáng kiến trong quá trình thực hiện các phương pháp đưa ra chưa phải đã đầy đủ và hoàn chỉnh mà còn nhiều mặt hạn chế nhưng tôi hy vọng với sáng kiến của mình nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở Trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân nói riêng và dạy học lịch sử nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh qua bài 22, lịch sử 12 - Tiết 39: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)
- SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN ********* BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh qua bài 22, lịch sử 12 Tiết 39: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)” Tác giả sáng kiến: Đặng Hà Giang Mã sáng kiến: 22. 57.01
- Vĩnh Phúc, năm 2019 MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu.................................................................................... 2 2. Tên sáng kiến...........................................................................................2 3. Tác giả sáng kiến.....................................................................................3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến...................................................................3 5. Lĩnh vực áp dụng sán kiến....................................................................3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu..................................................3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến................................................................3 7.1. Về nội dung sáng kiến.........................................................................3 7.2. Khả năng áp dụng sáng kiến.............................................................17 8. Những thông tin cần thiết đươc bảo mật............................................17 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.....................................18 9.1. Đối với giáo viên.................................................................................18 9.2. Đối với học sinh..................................................................................18 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả hoặc theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
- 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả............................................................................18 10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của cá nhân, tổ chức.....................................................20 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu………………………………………………………………21
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, cải cách nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy và học, đẩy mạnh và coi trọng vào việc đổi mới dạy học. Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy và học nhằm phát triển năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học từ chỗ quan tâm tới việc học sinh tiếp thu được những gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được những gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học và giáo dục. Trong bối cảnh đó, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học là rất cần thiết. Ứng dụng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động 1
- của học sinh có sự hỗ trợ của các phương tiện, đồ dùng trực quan hiện đại là điều hết sức cần thiết. Trong những năm gần đây cùng các môn học khác, bộ môn Lịch sử đã triển khai đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình sách giáo khoa và đổi mới trong các khâu cơ bản của quá trình dạy học. Trong các khâu đó, bộ phận khó khăn và chậm đổi mới là phương pháp dạy học. Những năm qua đã có rất nhiều hoạt động theo hướng đổi mới phương pháp dạy học như tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên thay sách giáo khoa ở mọi cấp học, lớp học từ Trung ương đến các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, các sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn cụm, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học, tổ chức khai thác của dạy học hiện nay để đề ra những giải pháp vừa căn bản, vừa thiết thực và vừa có tính khả thi. Trong quá trình dạy học, ngoài việc đổi mới, ứng dụng phương pháp giảng dạy trên lớp theo hướng phát triển năng lực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên nên tăng cường hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu theo các chuyên đề. Để đáp ứng mục tiêu đào tạo, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người phát triển toàn diện và để lịch sử xứng đáng với vai trò, ý nghĩa của nó, việc dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông phải có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục, của xã hội. Do đó, việc ứng dụng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong học tập bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn sáng kiến: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh qua bài 22, lịch sử 12 Tiết 39: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân 2
- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)” để cùng trao đổi với các đồng nghiệp. 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh qua bài 22, lịch sử 12 Tiết 39: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)” 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Đặng Hà Giang Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Tường Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0984649645 Email: danghagianggv.nguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đặng Hà Giang 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sử dụng kiến thức môn Lịch sử và sử dụng các kĩ thuật dạy học như phương pháp trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, phương pháp đặt câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại hay phương pháp làm mẫu trong luyện tập …để thực hiện sáng kiến “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh qua bài 22, lịch sử 12 Tiết 39: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)” 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Sáng kiến được dạy trên đối tượng là học sinh lớp 12D3 và 12D2 Trường THPT Nguyễn Viết Xuân vào 11/2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến: Để đảm bảo việc thiết kế và sử dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng 3
- tạo của học sinh có hiệu quả, giáo viên cần nắm được những đặc trưng của phương pháp dạy học này và vận dụng một cách tốt nhất vào việc thực hiện những nguyên tắc, biện pháp sử dụng nó theo hướng phát triển năng lực của học sinh và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng bài học lịch sử ở trường phổ thông. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả nằng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường trung học phổ thông. Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh ở tiết 39 bài 22 “ Nhân dân hai miến trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)” sẽ góp phần lớn vào thành công của các tiết dạy trên lớp và các tiết dạy khác. Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông và tham dự các tiết thao giảng, tôi thấy rằng từ những năm trước đây khi không sử dụng phương pháp phát triển năng lực của học sinh ở tiết 39 bài 22 “ Nhân dân hai miến trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)” thì hiệu quả chất lượng không cao. Vì vậy khi sử dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Khi ứng dụng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đã giúp học sinh có hứng thú, tích cực, chủ động tham gia xây dựng 4
- bài, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để hoàn thành thói quen học suốt đời. Việc sử dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh ở trên lớp có tác dụng tích cực góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học và gây được sự hứng thú học tập bộ môn lịch sử cho học sinh. Hiện nay vẫn còn có rất nhiều ý kiến khác nhau bàn về vấn đề này: có ý kiến cho rằng vẫn nên dạy học theo phương pháp truyền thống, nhưng lại có ý kiến nên dạy học theo phương pháp hiện đại và có ý kiến cho rằng nên kết hợp cả hai cả truyền thống và hiện đại. Còn đối với học sinh: một bộ phận lớn học sinh hiện nay chưa nhận thức đúng về vai trò, tác dụng của môn lịch sử mà chỉ cho đó là một môn học thuộc với nhiều sự kiện khô khan, khó nhớ, với lối học thực dụng “ thi gì học nấy”, thái độ học để đối phó…Vì không hiểu nên không yêu thích, không say mê và chỉ học để đối phó với thi cử, kiểm tra. Vì thế, theo tôi để việc dạy của thầy và việc học của trò đạt được hiệu quả cao cần kết hợp đa dạng các năng lực của học sinh, chú trọng tới việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, để học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách toàn diện, có như vậy các em mới tự thực hành trực quan, tự biết cách đánh giá, tự liên hệ với thực tế cuộc sống. Các biện pháp để giải quyết vấn đề Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kĩ thuật dạy học, ví dụ phương pháp trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, phương pháp đặt câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại hay phương pháp làm mẫu trong luyện tập. Vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp và sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, phát huy tính cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. 5
- Trong quá trình dạy học giáo viên cần kết hợp đa dạng các kỹ thuật dạy học nhằm phát triển các năng lực của học sinh. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học đều có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các năng lực của học sinh và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát triển năng lực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học. Do đó, trong tiết 39 bài 22 sách giáo khoa lịch sử 12, tôi đã sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh. * Phát triển năng lực tự học : Khai thác nội dung trong sách giáo khoa: Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giảng dạy cần đi đôi với việc khai thác và sử dụng sách giáo khoa hợp lý. Sách giáo khoa lịch sử hiện nay được biên soạn theo tinh thần đổi mới, hình thức đẹp hơn, đặc biệt lượng kênh hình tăng lên đáng kể, nội dung bài viết có tính mở. Đây là một điều kiện thuận lợi song cũng đòi hỏi giáo viên phải nâng cao trình độ và đổi mới cách dạy cho phù hợp để đạt chất lượng cao. Trong bài 22 “Nhân dân hai miến trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)” giáo viên cần xác định trọng tâm kiến thức và hướng học sinh vào trọng tâm đó, ngoài ra còn hướng dẫn học sinh phương pháp tự học ở nhà. Ví dụ: Để khai thác nội dung trong sách giáo khoa giáo viên có thể nêu một câu hỏi: Mĩ đã tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam như thế nào? Ở đây giáo viên cần gợi ý cho học sinh thấy: dựa vào những ưu thế nào, mở những cuộc hành quân nào? Học sinh có thể theo dõi sách giáo khoa để hoàn thành nội dung câu hỏi: Dựa vào ưu thế quân sự với số quân đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi). Tiếp đó, Mĩ mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô đông 6
- xuân 1965 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “Đất thánh Việt Cộng”. Khai thác bảng biểu: Sau khi dạy phần cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô, để giúp học sinh thấy được mức độ của hai cuộc phản công mùa khô 1965 – 1966 và 1966 1967, giáo viên phát phiếu học tập cho học: em hãy thảo luận và lên điền vào bảng so sánh của hai cuộc phản công trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 theo các tiêu chí sau: lực lượng của địch, cuộc hành quân, hướng tấn công chính, mục tiêu, kết quả; Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh điền vào bảng giáo viên đã chuẩn bị sẵn, các nhóm khác bổ sung. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh đánh giá về các tiêu chí đã cho trong bảng so sánh. Học sinh sẽ thấy được về lực lượng, cuộc hành quân của mùa khô thứ hai lớn hơn so với mùa khô lần thứ nhất. Bảng so sánh giáo viên chuẩn bị cho học sinh điền vào để hoàn thành các nội dung trong bảng so sánh: Nội dung so Lực Cuộc Hướng tấn Mục tiêu Kết quả sánh lượng hành công chính địch quân Mùa khô lần I . (19651966) Mùa khô lần . II(19661967) Sau khi học sinh đã hoàn thành bảng so sánh, giáo viên treo lên bảng bảng so sánh đã chuẩn bị sẵn vào tờ giấy khổ giấy Ao để đối chiếu với bảng so sánh của học sinh để các em thấy được mức độ chính xác của hai bảng so sánh. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện bảng so sánh vào vở. Bảng so sánh cuộc phản công trong hai mùa khô 1965 1966 và 1966 1967 (giáo viên chuẩn bị trước trên khổ giấy A0): 7
- Nội dung so Lực Cuộc Hướng Mục tiêu Kết quả sánh lượng hành tấn công địch quân chính Mùa khô lần I 72 vạn 450 Đông Nam Đánh Tiêu diệt (19651966) Bộ và Liên bại chủ 104 nghìn tên khu V lực quân địch,bắn rơi giải phóng 1430 máy bay. Mùa khô lần 98 vạn 895 Dương Tiêu diệt Tiêu diệt II(19661967) Minh Châu quân chủ 151 nghìn tên (Bắc Tây lực và cơ địch,bắn rơi Ninh) quan đầu 1231 máy não của ta bay. Sau khi theo dõi bảng so sánh học sinh sẽ thấy được về lực lượng của địch, về các cuộc hành quân, hướng tấn công, mục tiêu, kết quả của cuộc phản công trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967. Khai thác lược đồ: Khi dạy mục 2, phần chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ ”giáo viên dùng lược đồ: Trận Vạn Tường Quảng Ngãi, qua theo dõi lược đồ, học sinh có thể thấy được cuộc tấn công của Mĩ và thôn Vạn Tường như thế nào? Mĩ đã mở hai cuộc phản công mùa khô ra sao? Quân dân ta đã giành những thắng lợi như thế nào trong hai mùa khô? Cụ thể: Trước hết giáo viên đề nghị học sinh quan sát lược đồ sau đó phát vấn: quan sát lược đồ em hãy cho biết quân dân miền Nam đã đập tan cuộc hành quân của Mĩ Ngụy vào vùng đất thánh như thế nào ? Hay giáo viên có thể khai thác hình 69 trong sách giáo khoa: Lược đồ trận Vạn Tường Quảng Ngãi (8 1965) 8
- Lược đồ trận Vạn Tường Quảng Ngãi (8/1965). Giáo viên nêu câu hỏi: Qua quan sát lược đồ, hãy tường thuật lại trận Vạn Tường Quảng Ngãi tháng 8 năm 1965?. Trước tiên giáo viên chỉ trên lược đồ các kí hiệu trên lược đồ. Học sinh quan sát lược đồ và kết hợp tường thuật: Vạn Tường là một làng nhỏ ven biển huyện Bình Sơn (Quãng Ngãi). Tại đây một đơn vị chủ lực quân Giải phóng đang đóng giữ. Để tiêu diệt quân Giải phóng, gây thanh thế cho quân viễn chinh Mĩ và thí nghiệm về chiến thuật, kĩ thuật lục, hải quân Mĩ trên chiến trường miền Nam, mờ sáng ngày 18 tháng 8 năm 1965, Mĩ đã huy động 9.000 quân Mĩ, nhiều xe tăng, xe bọc thép, máy bay lên thẳng, máy bay phản lực chiến đấu, tấn công vào thôn Vạn Tường. Lợi dụng địa bàn nhỏ hẹp, chúng bao vây Vạn Tường, kết hợp đổ bộ bằng đường biển, đường không, tiến công trên bộ. Lực lượng quân Giải phóng ở đây chỉ bằng 1/10 quân Mĩ, trang bị vũ khí thiếu thốn. Nhưng do đề cao cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu, chỉ sau một ngày giao chiến ác liệt, một trung đoàn chủ lực của ta với quân du kích và nhân dân địa phương đã 9
- đẩy lùi cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên địch, bắn hàng chục xe tăng và xe bọc thép, hạ nhiều tàu chiến. Như vậy, khai thác lược đồ giúp học sinh có thể so sánh, phân tích, đánh giá và khái quát được các sự kiện lịch sử. Khai thác tranh ảnh: Trong tiết dạy cụ thể tôi còn sử dụng phương pháp khai thác tranh ảnh: Chân dung đại tướng Oét – molen. ĐẠI TƯỚNG OÉT – MOLEN Sau khi giáo viên chiếu hình ảnh đai tướng Oét – molen lên giáo viên nêu câu hỏi: nhìn vào bức ảnh em có thể cho biết đôi nét về đại tướng? Học sinh sẽ khai thác, trả lời: Đaị tướng Oét – molen chỉ huy quân Mĩ tại miền Nam Việt nam. Tướng Oét –molen là tư lệnh quân đội Mĩ là người khởi xướng chiến lược “tìm diệt” và “bình định”được Tổng thống Giôn Xơn chuẩn y ngày 17/7/1965, ra đời sau sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Khi khai thác hình ảnh: Sinh viên, học sinh Sài Gòn biểu tình 10
- Sinh viên, học sinh sài Gòn biểu tình Sau khi giáo viên chiếu hình ảnh sinh viên, học sinh Sài Gòn lên giáo viên nêu câu hỏi: nhìn vào bức tranh em có nhận xét gì? Học sinh sẽ khai thác, trả lời: Ngày 5/1/1965 sinh viên, học sinh biểu tình phản đối việc Mĩ can thiệp vào nội bộ miền nam Việt Nam. Họ phản đối việc không đi lính cho quân đội Sài Gòn và biểu tình đòi Mĩ rút quân về nước. Khi khai thác tranh nhân dân Sài Gòn biểu tình. Nhân dân Sài Gòn biểu tình Giáo viên cho học sinh quan sát: nhận xét về không khí đấu tranh của nhân dân Sài Gòn? Học sinh quan sát, trả lời: Hòa chung với cuộc biểu tình của sinh viên và học sinh, 70 vạn nhân dân Sài Gòn biểu tình đòi Mĩ rút quân về nước, phá “ấp chiến lược” với không khí sôi nổi, quyết liệt chưa từng thấy trong lịch sử. 11
- Nhân dân Mĩ biểu tình Khi khai thác tranh nhân dân Mĩ biểu tình, giáo viên có thể gợi ý và nêu câu hỏi : Vì sao nhân dân Mĩ cũng phản đối việc Mĩ thực hiện chiến tranh ở miền Nam Việt Nam? Học sinh dựa vào kiến thức đã học trả lời: đời sống của người dân Mĩ cũng chịu nhiều cảnh tang thương, chết chóc, áp bức …… vì vậy họ cũng nổi dậy biểu tình phản đối việc đế quốc Mĩ thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngoài ra giáo viên còn khai thác một số tranh ảnh như: Quân đội Mĩ đổ bộ vào Việt Nam, ảnh bàn kế chống “Chiến tranh cục bộ”. Qua khai thác tranh ảnh giúp các em hiểu rõ hơn về nhưng cuộc đấu tranh, biểu tình phản công của nhân dân ta chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam từ năm 1965 1973. Đây cũng là một trong những phương pháp gây sự hứng thú trong học tập bộ môn của học sinh. Ngoài ra giáo viên còn có thể sử dụng các năng lực dạy học như : năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ va còn kết hợp các phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp dạy học đóng vai, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin. Ngày nay người ta còn rất chú trọng phát triển và sử dụng các phương pháp dạy học phát triển năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “ động não”, “ tia chớp”, bản đồ tư duy… * Phát triển năng lực nêu và giải quyết vấn đề. 12
- Năng lực giải quyết vấn đề giúp học sinh phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. Đồng thời giúp học sinh thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. Ngoài ra còn giúp học sinh thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề, suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới. Dạy học theo năng lực nêu và giải quyết vấn đề là việc phát triển tư duy sáng tạo, độc lập suy nghĩ, khơi gợi nhu cầu, hứng thú học tập của học sinh được đặt lên hàng đầu. Vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong việc tạo ra tình huống có vấn đề và hướng dẫn học sinh giải quyết sáng tạo vấn đề đó. Dạy học nêu vấn đề là cách tổ chức dạy học gồm 3 yếu tố cơ bản: tình huống có vấn đề, biểu đạt vấn đề đưa học sinh vào tình huống có vấn đề và tổ chức, hướng dẫn giúp học sinh tích cực, tự giác, sáng tạo trong giải quyết “ vấn đề ”. Dạy học theo năng lực nêu và giải quyết vấn đề không phải là một phương pháp dạy học riêng, mà là một kiểu dạy học được tiến hành thông qua sự liên kết nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học. Nói cách khác, đây là một hình thức tổ chức sự tìm tòi kiến thức mới khi trong quá trình học tập thông qua việc giải quyết vấn đề. Để thực hiện dạy học theo năng lực nêu vấn đề giáo viên phải tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh phải tự đặt vấn đề tìm hiểu, tự mình tìm ra kiến thức. Ví dụ: Về mặt trận quân sự giáo viên nêu vấn đề: Trong cuộc phản công vào thôn Vạn Tường và cuộc phản công trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 em hãy cho biết những âm mưu mà Mĩ thực hiện trong mỗi cuộc hành quân là gì ? giáo viên gợi ý: Trong cuộc phản công thôn Vạn Tường âm mưu của Mĩ là tấn công vào vùng nào?Trong cuộc phản công 13
- trong hai mùa khô Mĩ đã mở bao nhiêu cuộc hành quân, vào những hướng chính nào? Âm mưu chính của mùa khô thứ nhất và thứ hai ? học sinh có thể định hình được ngay và học sinh trả lời: Trong cuộc phản công vào thôn Vạn Tường, Mĩ Ngụy muốn “tìm diệt” và “bình định” vùng “ đất thánh Việt Cộng” đẩy lùi cuộc hành quân của 9.000 tên địch. Trong cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất (1965 – 1966), Mĩ đã mở 450 cuộc hành quân (trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn của địch, nhằm vào hai hướng chính ở Đông Nam Bộ và Liên khu V. Trong cuộc phản công mùa khô thứ hai (1966 – 1967), Mĩ đã mở 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), loại khỏi vòng chiến đấu 68.000 quân Mĩ. Sau đó giáo viên lại tiếp tục gợi ý cho học sinh: các em có thể theo dõi Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, qua chuẩn bị bài ở nhà các em có thể rút ra ý nghĩa của cuộc Tổng Tiến công? giáo viên có thể gợi ý: Cuộc Tổng Tiến công đã buộc Mĩ phải chấm dứt những điều kiện gì và thừa nhận sự thất bại ra sao?. Học sinh có thể xác định được ngay nội dung kiến thức: Thứ nhất, làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi mĩ hóa chiến tranh”. Thứ hai, Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán tại Pa ri. Thứ ba, Mĩ thừa nhận sự thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Như vậy, dạy học theo năng lực nêu vấn đề là một trong những phương pháp đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế xã hội hiện đại. Đó là đào tạo thế hệ trẻ thành một lực lượng lao động “ tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra”. Trong dạy học lịch sử, dạy học theo năng lực nêu vấn đề với những ưu điểm của mình đã góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng bộ môn, nhất là việc phát triển năng lực nhận thức các vấn đề lịch sử ở học sinh. 14
- *Phát triển năng lực hợp tác, hội nhập. Dạy học theo năng lực hợp tác, hội nhập còn có tên gọi khác là dạy học hoạt động theo nhóm hay dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Trong tiết 39 bài 22 tôi tiến hành tổ chức hoạt động nhóm ở mục 2 : chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm như sau: Nhóm 1: Sử dụng Hình 69 trong SGK để trình bày: Quân dân miền Nam đã đập tan cuộc hành quân của Mĩ – Ngụy vào vùng “đất thánh Việt cộng” như thế nào? Nhóm 2: Quân dân miền Nam đã đánh bại cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất (1965 – 1966) của Mĩ – Ngụy như thế nào? Nhóm 3: Quân dân miền Nam đã đánh bại cuộc phản công mùa khô lần thứ hai (1966 – 1967) của Mĩ – Ngụy như thế nào? Nhóm 4: Nhân dân miền Nam đã giành được những thắng lợi gì trên mặt trận đấu tranh chính trị và chống, phá bình định? Ý nghĩa? Học sinh dựa vào sách giáo khoa nghiên cứu, các nhóm cử thư ký nhóm, giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, phát biểu ý kiến, sau đó thư kí ghi kết quả của nhóm mình. Sau thời gian thảo luận 3 phút các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình, sau đó giáo viên nhận xét, chốt ý và đưa ra bảng kiến thức đã chuẩn bị sẵn trên khổ giấy Ao để các em có thể so sánh với phần kết quả của nhóm mình. Bảng hệ thống hoá kiến thức (giáo viên đã chuẩn bị sẵn vào khổ giấy A0): Kiến thức cơ bản 15
- Tháng 8/ 1965, quân ta giành thắng lợi lớn ở Núi Thành (Quảng Nam) và Vạn Tường ( Quảng Ngãi), đã làm dấy lên cao trào “ Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt ” trên khắp miền Nam. Quân dân miền Nam đã đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ nhất 1965 – 1966 của địch với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “ Tìm diệt” lớn của địch, nhằm vào hai hướng chính ở Đông Nam Bộ và Liên khu V. Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 42.000 quân Mĩ. Quân và dân ta đập tan cuộc phản công chiến lược lần thứ hai 1966 1967 của địch với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân lớn “ tìm diệt” và “ bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), loại khỏi vòng chiến đấu 68.000 quân Mĩ. Phong trào chống bình định, phá “ ấp chiến lược”diễn ra trên toàn miền Nam, do đó nhiều ấp chiến lược của Mĩ Ngụy bị phá vỡ. Các vùng giải phóng được mở rộng, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày càng có uy tín. Dạy học theo năng lực hợp tác, hội nhập (hay còn gọi dạy học theo nhóm) thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới. Như vậy ta thấy dạy học theo nhóm nếu được chuẩn bị tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh. * Phát triển năng lực sáng tạo( năng lực tư duy). Trong dạy học theo năng lực sáng tạo cùng tham gia, giáo viên thường phải sử dụng câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới để đánh giá kết quả học tập của học sinh; học sinh cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm giáo viên và học sinh khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ. Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học 16
- sinh. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của học sinh càng nhiều; học sinh sẽ học tập tích cực hơn. Ví dụ khi dạy mục 1: Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi như: Vì sao đến năm 1965, Mĩ lại chuyển sang chiến lược “ chiến tranh cục bộ” ? Học sinh trả lời (Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở mi ền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.). Hay giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu thế nào về chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”ở Việt Nam. Học sinh trả lời (“Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội sài Gòn). Hay giáo viên nêu câu hỏi: Mĩ thực hiện chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” nhằm mục đích gì?(Với chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực, hỏa lực có thể đàn áp quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “ tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút lui về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần. Như vậy, chúng ta thấy rằng, Mĩ trực tiếp nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu quân đội Sài Gòn khỏi bị sụp đổ, tiếp tục thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa thhực dân mới ở miền Nam. Hoặc nêu câu hỏi: Để thực hiện mục đích đó, Mĩ đã có những thủ đoạn và hành động như thế nào?Học sinh theo dõi SGK trả lời (Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ cho cho quân mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) và mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô ( 1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”. Hoặc giáo viên có thể nêu câu hỏi: Qua việc theo dõi đoạn phim tư liệu về việc Mĩ đổ quân vào Đà Nẵng và hình ảnh Mĩ Ngụy mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào vùng “đất thánh Việt Cộng” em có nhận xét gì về qui mô và 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Hướng dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ở nhà trường THPT theo đặc trưng loại thể
80 p | 403 | 70
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả một tiết dạy - học môn Địa lý 8 theo phương pháp đổi mới
26 p | 373 | 67
-
SKKN: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua một số văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9
26 p | 2784 | 65
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu qua phương thức nêu vấn đề
20 p | 464 | 51
-
SKKN: Một số giải pháp chỉ đạo dạy học môn Toán ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
32 p | 657 | 46
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
26 p | 99 | 14
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn Tiếng Việt lớp 6 (Mô hình trường học mới Việt Nam) ở trường THCS Tô Hiệu
28 p | 164 | 12
-
SKKN: Một số nội dung về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học trong môn GDCD
11 p | 137 | 11
-
SKKN: Dạy học Hồn Trương Ba, da hàng thịt (tiết 53) của Lưu Quang Vũ theo định hướng phát triển năng lực học sinh
32 p | 72 | 9
-
SKKN: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương IV. Khúc xạ ánh sáng – Vật lí 11 – Ban cơ bản
45 p | 99 | 7
-
SKKN: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở bài "Một số vấn đề mang tính toàn cầu" Địa lí lớp 11
33 p | 65 | 6
-
SKKN: Dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam theo định hướng phát triển năng lực học sinh
33 p | 87 | 6
-
SKKN: Biện pháp chỉ đạo thực hiện dạy-học theo phương pháp hoạt động nhóm
13 p | 68 | 5
-
SKKN: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT. Ứng dụng vào thực tiễn dạy học truyện ngắn “Người trong bao” của Sê-khôp
52 p | 65 | 4
-
SKKN: Dạy học tích hợp “Tiết 46 – Bài 41: Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long” môn Địa lí lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực
49 p | 56 | 4
-
SKKN: Dạy học chủ đề Mệnh đề - Tập hợp theo định hướng phát triển năng lực học sinh
43 p | 44 | 3
-
SKKN: Các nước tư bản chủ yếu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939)
49 p | 48 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn