I. phÇn MỞ ĐẦU<br />
<br />
1.1.Lí do chọn đề tài. <br />
<br />
Nhân loại đang bước vào thế kỉ XXI, là thế kỉ có nhiều biến đổi to lớn <br />
về khoa học công nghệ, bước tiến nhảy vọt về kinh tế. Tri thức có vai trò <br />
ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Phát huy trí <br />
tuệ, sức mạnh của người Việt Nam: coi phát triển GDĐT và khoa học công <br />
nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH<br />
HĐH đất nước. Đáp ứng yêu cầu quốc sách của Đảng, ngành GD đã thực sự <br />
đổi mới trên mọi mặt, đặc biệt đổi mới về phương pháp phát huy tính tích <br />
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của <br />
từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng <br />
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, <br />
hứng thú học tập cho HS.<br />
Đất nước ta đang bước vào kĩ nguyên mới: “Kĩ nguyên hội nhập kinh tế <br />
quốc tế” đầu tư vào chất xám sẽ là đầu tư có hiệu quả nhất, đòi hỏi con <br />
người phải năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động. Những năm gần đây, <br />
Bộ GDĐT đã và đang thực hiện phong trào: Nói không với tiêu cực trong thi <br />
cử và bệnh thành tích trong giáo dục. <br />
<br />
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà chúng ta rất <br />
cần những con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải <br />
quyết vấn đề do thực tiễn đặt ra. Vậy làm thế nào để có được những con <br />
người lao động “hiện đại” này ? Chắc hẳn chỉ có giáo dục đào tạo mới trả lời <br />
được điều này. Vì vậy, Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã xác định vai trò <br />
giáo dục đào tạo là “Quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã <br />
hội”.Tuy nhiên, để đạt được điều đó nền giáo dục Việt Nam phải có một hệ <br />
thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh và một cơ sở vững chắc là bậc giáo dục <br />
Tiểu học.<br />
Bậc tiểu học là bậc học đặc biệt quan trọng bậc học đặt nền móng cho <br />
sự hình thành nhân cách của học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức ban <br />
đầu về tự nhiên xã hội, phát triển các năng lực nhận thức. Trong chương trình <br />
môn học ở tiểu học, môn toán là môn học đóng vai trò quan trọng.Toán học là <br />
môn thể thao của trí tuệ, giúp ta trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, <br />
1<br />
phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, rèn luyện tính thông <br />
minh, sáng tạo.... điều này thể hiện rõ nét qua qua việc giải toán. <br />
Giải toán là thước đo của việc nắm lý thuyết , trình độ tư duy, tính linh <br />
hoạt sáng tạo của học sinh. Giải toán có lời văn giúp học sinh tư duy một <br />
cách tích cực, linh hoạt để huy động thích hợp các kiến thức và khả năng vào <br />
các tình huống khác nhau, cũng có trường hợp yêu cầu học sinh phải biết phát <br />
hiện những dự kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và <br />
trong một chừng mực nào đó phải biết suy nghĩ sáng tạo. Vì thế có thể coi <br />
giải toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ <br />
học sinh, tiếp tục giúp các em phát triển tư duy, rèn tính cẩn thận chính xác, <br />
kiên trì vượt khó chủ động sáng tạo để thực hiện tốt 3 nhiệm vụ: giáo dưỡng, <br />
giáo dục và phát triển.<br />
Kĩ năng giải toán có lời văn đã được các em làm quen ngay từ khi mới vào <br />
lớp một, từ đó hình thành khả năng tính toán cơ bản cho các lớp sau. Nhờ giải <br />
toán, học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy. Rèn luyện <br />
phương pháp suy luận, kỹ năng tính toán và những phẩm chất của người lao <br />
động mới. Vì khi giải bài tập toán là một hoạt động bao gồm những thao tác <br />
mà không thể thiếu đó là: xác lập mối quan hệ giữa các dữ kiện, giữa cái đã <br />
cho và cái cần tìm, thực hiện phân tích thích hợp, rút ra những kết luận và trả <br />
lời đúng câu hỏi của bài toán. Giải quyết được một vấn đề đặt ra của một bài <br />
toán đòi hỏi tư duy phải huy động tÝch cực. Bởi hình thành kỹ năng giải toán <br />
khó h¬n nhiều so với kỹ năng tính, vì bài toán là kết hợp nhiều khái niệm, <br />
nhiều quan hệ toán học. Giải toán không chỉ là nhớ mẫu giải rồi áp dụng mà <br />
đòi hỏi phải nắm chắc khái niệm quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa các <br />
phép tính, đòi hỏi khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh, đòi hỏi biết tính <br />
đúng, tính nhanh, khuyến khích những học sinh có cách giải khoa học, ngắn <br />
gọn, chính xác. Dạy học giải toán giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết <br />
vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp rồi rút ra quy tắc ở dạng <br />
khái quát nhất định.<br />
Ở lớp 3, ngoài kiến thức tiếp nối các dạng toán đã học ở lớp 1, lớp 2. <br />
Các em bắt đầu làm quen với các dạng toán hợp có từ hai phép tính trở lên. <br />
Mỗi bước tính thể hiện một tình huống nêu lên mối quan hệ giữa cái đã cho <br />
và cái phải tìm. Kết quả phép tính ở bước thứ nhất sẽ là một thành phần của <br />
<br />
2<br />
phép tính ở bước giải thứ hai. Học sinh phải biết lựa chọn phép tính thích hợp <br />
với lời giải đặc biệt các phép tính có lời giải còn ẩn.<br />
Qua thực tế khi dạy giải toán có lời văn ở lớp tôi một số em vẫn còn <br />
hạn chế. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi rất băn khoăn, trăn trở <br />
muốn tìm ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ <br />
động trong phần giải toán có lời văn nhằm nâng cao trình độ nhận thức, góp <br />
phần nâng cao chất lượng toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển Giáo dục <br />
trong giai đoạn hiện nay của ngành và của nhà trường. <br />
<br />
Từ những lí do thực tế trên, tôi mạnh dạn chọn đi sâu nghiên cứu đề tài <br />
kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có <br />
lời văn lớp 3”.<br />
<br />
1.2 Điểm mới của đề tài. <br />
<br />
Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có <br />
lời văn lớp 3” là một đề tài đã được rất nhiều tài liệu nói đến nhưng riêng ở <br />
Trường TH tôi đang công tác thì đến nay chưa có giáo viên nào nghiên cứu để <br />
viết thành đề tài kinh nghiệm. Bởi vậy, tôi đã mạnh dạn chọn trình bày đề tài <br />
nghiên cứu này.<br />
Điểm mới trong đề tài là tôi đã thực hiện vận dụng điểm mới của mô <br />
hình lớp học VNEN về đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc thay <br />
đổi không gian lớp học, xây dựng nhóm học tập thân thiện, tạo cơ hội cho <br />
học sinh có sự trao đổi, tự tìm tòi và lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, <br />
sáng tạo trên cơ sở giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, điều hành. <br />
<br />
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.<br />
<br />
Vì điều kiện thời gian và sự phân công công tác nên phạm vi của đề tài <br />
chỉ nghiên cứu trong lớp học tôi đang chủ nhiệm (lớp 3D).<br />
<br />
2. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
2.1. Thực trạng của chất lượng giải toán có lời văn lớp 3D.<br />
<br />
Qua khảo sát vào đầu năm học, ở lớp 3 với giai đoạn này các em đang tiếp <br />
nối kiến thức đã học từ lớp 1, lớp 2. Các bài tập thực hành là các bài toán đơn <br />
chỉ có một lời giải, một phép tính và đáp số.Với các dạng toán giải: Bài toán <br />
3<br />
về nhiều hơn; bài toán về ít hơn. Tuy vậy, cũng đề toán dùng từ “nhiều hơn” <br />
nhưng phải thực hiện phép tính trừ; với đề toán dùng từ “ít hơn” lại thực <br />
hiện bằng phép tính cộng. Đối với các dạng toán như vậy các em nắm chưa <br />
thành thạo, tìm phép tính chưa phù hợp với lời giải, thiếu chính xác. Sang <br />
cuối đợt một, các em bắt đầu làm quen với các dạng toán hợp. Đây là dạng <br />
toán có hai phép tính trở lên, câu hỏi của bài toán thường là phần gợi ý của lời <br />
giải thứ hai còn lời giải thứ nhất đòi hỏi các em phải tư duy để tìm. Vì vậy <br />
nếu lời giải thứ nhất sai dẫn đến cả bài giải đều sai. Tôi tiếp tục khảo sát <br />
chất lượng môn toán với 23 học sinh của lớp 3D, qua một số đề toán với kiến <br />
thức tổng hợp. Kết quả điểm của bài kiểm tra đều đạt theo yêu cầu song <br />
điều làm tôi băn khoăn, lo lắng là phần bài tập giải toán có lời văn tỉ lệ các <br />
học sinh làm được bài rất thấp. Trong các tiết học Toán trên lớp đến phần “ <br />
giải toán có lời văn” đa số các em đều hoạt động cá nhân nên kĩ năng phân <br />
tích đề còn hạn chế, nhiều em còn lúng túng trong việc tìm vấn đề bài toán <br />
cho biết gì và yêu cầu cần giải quyết gì để tìm các bước giải .Vì vậy mà <br />
khiến các em luôn né tránh mỗi khi đến phần học và làm bài tập giải toán. <br />
Giáo viên giảng dạy cũng đã đổi mới phương pháp nhưng hiệu quả đem lại <br />
chưa cao. Bên cạnh đó, nhận thức một số phụ huynh còn hạn chế, chưa quan <br />
tâm đến việc học tập của con cái, giao phó tất cả cho giáo viên. Trình độ học <br />
vấn của đa số phụ huynh về phần giải toán chưa cao nên gặp khó khăn trong <br />
việc dạy con học ở nhà, nhất là môn toán nói chung và kĩ năng giải toán có lời <br />
văn nói riêng.<br />
<br />
Sau đó, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng giải toán có lời văn của lớp <br />
cụ thể là:<br />
<br />
Qua thực tế khảo sát, kết quả điều tra: <br />
Chất Tóm tắt bài toán Phân tích bài toán Giải bài toán<br />
Lớ Số % Số lượng % Số %<br />
lượng<br />
p lượng lượng<br />
Giỏi 2 8.7 2 8,7 2 8,7<br />
Khá 8 34,8 6 26,1 6 26,1<br />
3D T.bình 7 30,4 10 43,5 10 43,5<br />
Chưa 6 26,1 5 21,7 5 21,7<br />
đạt<br />
4<br />
Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát cho thấy: Tỉ lệ học sinh nắm <br />
và giải được bài toán còn thấp, tỉ lệ học sinh phân tích bài toán và chưa giải <br />
đúng còn nhiều. Trong quá trình dạy học trên lớp tôi nhận thấy những hạn <br />
chế của học sinh trong qua trình học và làm bài là: Ngôn ngữ toán học còn <br />
hạn chế. Khả năng nhận dạng các dạng toán của học sinh còn lúng túng, chưa <br />
tìm đúng lời giải thứ nhất, dẫn tới làm sai bài. Chưa chịu khó học tập, chưa <br />
mạnh dạn nêu ra những thắc mắc với thầy cô giáo. Luôn có thái độ che dấu <br />
những điều chưa biết của mình. Ý thức học tập chưa cao, tinh thần trao đổi <br />
với bạn bè, thầy cô còn hạn chế.<br />
Xuất phát từ thực trạng đó, là một giáo viên đứng lớp tôi đã mạnh dạn <br />
nghiên cứu và tìm một số biện pháp nhằm “Phát huy tính tích cực, chủ <br />
động của học sinh khi dạy giải toán có lời văn lớp 3”.<br />
<br />
2.2. Các biện pháp.<br />
<br />
2.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng nhóm học tập thân thiện. <br />
<br />
Hình thức tổ chức dạy học này có ý nghĩa và tác dụng tích cực. Tất cả <br />
học sinh đều được làm việc và thực hành luyện tập, biết giúp đỡ lẫn nhau, <br />
giải quyết được những vấn đề khó và tìm ra cái mới trong bài học. Tạo thái <br />
độ học tập tích cực, đặc biệt bước đầu giúp các em làm quen với phong cách <br />
làm việc hợp tác, đề xuất với giáo viên những vấn đề vướng mắc cần giải <br />
đáp.<br />
<br />
Giáo viên lập các nhóm học tập dựa vào năng lực học của từng học <br />
sinh, sao cho mỗi nhóm đều có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu tham gia số <br />
lượng từ 4 6 em. Hình thức hoạt động: Lần đầu giáo viên tổ chức, hướng <br />
dẫn các em cách thức sinh hoạt, cách thức phân tích bài toán, cách thức kiểm <br />
tra các thành viên trong nhóm để nhóm tự kiểm tra, thảo luận, giúp nhau trong <br />
việc giải toán như: phân tích bài toán; tìm Các bước giải; lựa chọn phép tính <br />
phù hợp; sửa chữa sai sót cho nhau trong quá trình giải toán. Giáo viên“Tập <br />
huấn” cho trưởng nhóm về cách điều khiển các hoạt động của nhóm (như <br />
một giáo viên). Nhóm trưởng biết cách phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng <br />
thành viên trong nhóm sao cho các bạn đều được tham gia, đều phải thể hiện. <br />
Biết thay đổi linh hoạt vai trò của các thành viên trong nhóm: là thư kí; là đại <br />
5<br />
diện báo cáo kết quả. Biết động viên khích lệ bạn còn chưa thực nhanh tay, <br />
nhanh mắt trong nhóm, tạo tính mạnh dạn cho các em. <br />
<br />
Ví dụ<br />
: Cho bài toán “Một cửa hàng buổi sáng bán được 62 kg gạo, buổi <br />
sáng bán được nhiều hơn buổi chiều là 18 kg gạo. Hỏi cả hai buổi cửa hàng <br />
đó bán được bao nhiêu kilôgam gạo?”.<br />
<br />
Bạn trưởng nhóm điều khiển nhóm mình như giáo viên đã hướng dẫn.<br />
<br />
+ Cho các bạn đọc đề toán, nêu dự kiện của bài toán: bài toán cho biết <br />
gì? Bài toán hỏi gì?.<br />
<br />
+ Tóm tắt bài toán: các bạn tự trao đổi để tìm xem tóm tắt bằng hình <br />
thức nào cho phù hợp( sơ đồ hay ngôn ngữ...)<br />
<br />
+ Thảo luận lập kế hoạch giải, cuối cùng là thống nhất cách thực hiện <br />
quá trình giải. Các thành viên trong nhóm tự đưa ra câu hỏi và trả lời <br />
cho thích hợp.<br />
<br />
Như vậy, tất cả các bạn trong nhóm đều phải thực hiện tất cả các <br />
bước theo trình tự. Từ đó nhắc nhở các bạn trong bài toán đã có dùng từ <br />
“nhiều hơn” nhưng không phải hễ cứ thấy “nhiều hơn” là làm tính cộng, <br />
tránh quan niệm sai lầm đó. Tiếp theo bạn nhóm trưởng yêu cầu các bạn tự <br />
giải bài vào vở. Huy động kết quả ở trong nhóm bằng việc lần lượt các bạn <br />
đọc bài giải của mình để cả nhóm đối chiếu, các bạn khác được nhiều lần <br />
kiểm tra lại câu lời giải, phép tính và kết quả, khuyến khích các bạn có cách <br />
giải hay hơn ( lời giải khác), sau đó báo cáo với giáo viên về kết quả sinh <br />
hoạt nhóm, đề xuất ý kiến cần thiết. <br />
<br />
Việc học nhóm đã giúp các em tự tin hơn bởi vì : “Học thầy không tày <br />
học bạn”. Qua học nhóm đã giúp các em không bị gò bó, nâng cao kỹ năng <br />
giải toán hơn tạo cho các em có niềmvui trong học toán. Ích lợi của biện <br />
pháp này là giáo viên đỡ tốn thời gian mà vẫn phát hiện những mặt hạn chế <br />
của học sinh để kịp thời uốn nắn, sữa chữa cho các em. Học sinh gắn bó với <br />
nhau hơn, mạnh dạn trong giao tiếp, hình thành thói quen và kỹ năng phân <br />
tích, kỹ năng giải toán, điều quan trọng là tạo cơ hội để các em tự nói lên <br />
<br />
6<br />
những suy nghĩ của mình tạo tính tích cực, mạnh dạn cho các em, từ đó các <br />
em có niềm say mê, hứng thú khi học toán hơn.<br />
<br />
2.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường, không gian lớp học.<br />
Xây dựng phòng học và tổ chức không gian lớp học mang tính thẫm mĩ, <br />
sư phạm, các em sẽ tự giác tích cực hơn khi được sống trong môi trường thân <br />
thiện. Học sinh tiểu học với tâm lý lứa tuổi hiếu động, thích sự thay đổi nên <br />
thường có cảm giác bị áp lực học tập trong một môi trường: Thầy giảng trò <br />
nghe; thầy đọc trò chép. Trong những năm học gần đây, tất cả các trường <br />
đang thi đua xây dựng mô hình : “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. <br />
Hình thành môi trường bạn hữu thân thiện, học sinh biết giúp đỡ nhau, yêu <br />
quý trường lớp, giữ gìn môi trường xanhsạchđẹp. <br />
Lớp học là nơi các em học tập cũng là nơi các em tự do thể hiện sự <br />
sáng tạo của mình qua việc sắp xếp các dụng cụ học tập, s ản phẩm do chính <br />
bàn tay các em cũng như cha mẹ hay thầy, cô giáo tạo ra. Từ đó giúp các em <br />
hào hứng hơn trong mỗi hoạt động học đường. Các em sẽ tự giác và tích cực <br />
học tập hơn khi được sống trong môi trường thân thiện. Đổi mới không gian <br />
lớp học, xây dựng không gian lớp học thân thiện bằng cách xây dựng các góc <br />
học tập, góc thư viện, góc môi trường, góc hỗ trợ các hoạt động giáo <br />
dục.......phù hợp với khoảng không gian lớp học, thuận tiện trong sử dụng. <br />
Đối với môn toán, góc học tập là nơi trưng bày trang thiết bị đồ dùng dạy <br />
học, các sản phẩm học tập của học sinh. Trong góc đó là những đồ vật, thiết <br />
bị gần gũi với các em như êke, compa, những mô hình, những vật thật và cả <br />
những thiết bị, đồ dùng do các em tự làm...… Chính những đồ vật đó đã giúp <br />
học sinh lĩnh hội được những kiến thức trừu tượng trong hoạt động học tập. <br />
Khi nhìn những đồ dùng học tập đó, học sinh thấy tái hiện lại quá trình sử <br />
dụng đồ dùng học tập, thấy chúng trở nên thân thiện thú vị hơn vì đấy chính <br />
là những đồ vật đã đồng hành trong việc giúp các em học tập.<br />
Thay đổi không gian lớp học ở đây còn thể hiện ở việc thay đổi tư thế <br />
ngồi học. Lớp học bây giờ được thay thế bằng các nhóm học tập. Bàn ghế <br />
được sắp xếp theo hình chữ U, các nhóm hoặc các học sinh trong nhóm được <br />
ngồi đối diện nhau để thuận tiện trong việc học nhóm, tạo hứng khởi cho các <br />
em trong học tập. Vị trí ngồi trong nhóm cũng được thay đổi thường xuyên <br />
theo từng tiết học, buổi học. Không gian này có thể thay đổi từng tuần tùy <br />
7<br />
theo đặc trưng của từng môn học và để đảm bảo cho học sinh được thay đổi <br />
vị trí, tránh trường hợp ngồi lệch so với bảng trong thời gian dài.<br />
<br />
2.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học.<br />
<br />
Trong dạy học “Không có phương pháp nào là vạn năng” song người <br />
giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp thích hợp cho từng tiết học giúp <br />
học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động, sáng tạo tạo nên tiết học sinh <br />
động, giải quyết được vấn đề một cách hợp lý, tạo hứng thú học tập cho học <br />
sinh.<br />
<br />
Có thể cùng một bài toán nhưng có thầy dạy thì học sinh dễ hiểu, nắm <br />
được mạch bài, nhưng có thầy dạy thì học sinh hiểu rất ít, đó chính là khác <br />
nhau giữa phương pháp dạy học giữa hai người thầy. Để nâng cao hiệu quả <br />
dạy học, người thầy phải tìm tòi, lựa chọn phương pháp, biện pháp dạy học <br />
thích hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh mình.<br />
Thông thường khi hướng dẫn học sinh giải một bài toán giáo viên cho <br />
học sinh đọc đề, phân tích bài toán và gợi ý cách giải, sau đó cho học sinh giải <br />
bài vào vở.<br />
<br />
Để học sinh chủ động trong việc tìm cách giải bài toán, giáo viên cho <br />
học sinh đọc đề toán sau đó giao việc cho học sinh thảo luận theo nhóm để <br />
phân tích bài toán, tìm cách giải bài toán và trình bày ý kiến trước lớp, giáo <br />
viên cho các nhóm bổ sung và thống nhất cách giải. <br />
<br />
Ví dụ: Khi hướng dẫn giải bài toán: “Thùng thứ nhất đựng 18l dầu, <br />
thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6l dầu. Hỏi cả hai thùng đựng <br />
bao nhiêu lít dầu?”.<br />
Giáo viên cho học sinh đọc kĩ đề bài, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo <br />
luận phân tích bài toán, học sinh trình bày ý kiến phân tích của nhóm theo hình <br />
thức đàm thoại:<br />
Bài toán cho biết gì? (thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng <br />
nhiều hơn 6 lít dầu).<br />
Bài toán hỏi gì? (cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu).<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Các nhóm tự thảo luận tách bài toán đã cho thành hai bài toán đơn bằng <br />
cách:<br />
<br />
+ Đặt câu hỏi phụ để lập bài toán đơn thứ nhất rồi chọn phép tính và thực <br />
hiện phép tính đó. <br />
<br />
+ Sau đó lập bài toán đơn thứ hai bằng cách sử dụng kết quả của phép tính <br />
ở bài toán đơn thứ nhất rồi chọn phép tính và thực hiện phép tính đó.<br />
<br />
Dựa vào phân tích bài toán như trên học sinh tiếp tục trình bày cách giải <br />
bài toán:<br />
<br />
Bài giải:<br />
Thùng thứ hai đựng được :<br />
<br />
18 + 6 = 24 ( l).<br />
Cả hai thùng đựng được :<br />
<br />
18 + 24 = 42 ( l).<br />
Đáp số: 42l dầu.<br />
<br />
Sau khi học sinh trình bày, giáo viên cho các nhóm nhận xét cách trình<br />
bày lời giải trong mỗi phép tính để chọn lời văn chính xác cho mỗi phép tính <br />
của bài giải.<br />
Giáo viên có thể cho học sinh trình bày nhiều lời giải khác và chú ý lời<br />
<br />
văn trong mỗi cách nêu lời giải để hình thành kỹ năng diễn đạt các bài <br />
toán có lời văn.<br />
<br />
Đối với những bài toán khó giáo viên cần giành thời gian nhiều hơn <br />
hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ bài toán. Gợi mở để học sinh hiểu đề bài và <br />
gợi ý cho học sinh khá giỏi làm không nên bắt buộc học sinh yếu làm.<br />
Để giúp học sinh học tốt nâng cao chất lượng giải toán có lời văn, giáo <br />
viên không nên tự xem vốn kiến thức của mình là thoả mãn, giáo viên phải <br />
phát huy vai trò tự học, tự rèn học những phương pháp giải toán, thường <br />
xuyên giải bài toán khó, đọc tạp chí tiểu học, các chuyên đề bồi dưỡng học <br />
sinh lớp 3 nhằm trang bị cho mình những kiến thức toán học bổ ích. Tham gia <br />
<br />
<br />
9<br />
các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm <br />
vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
Trong quá trình tổ chức điều khiển quá trình học tập của học sinh giáo <br />
viên đưa ra những câu hỏi liên quan đến nội dung bài học với nhiều loại câu <br />
hỏi khác nhau. Đó là những câu hỏi về hiện tượng, sự kiện, câu hỏi đòi hỏi <br />
nhớ lại, đòi hỏi nhận thức cao hơn và biết sắp xếp chúng từ dễ đến khó đặc <br />
biệt là trong các tiết luyện tập thực hành.<br />
Ví dụ: Khi hướng dẫn giải bài toán<br />
<br />
“Một hình vuông có chu vi 2m 4dm. Hỏi hình vuông đó có diện tích <br />
bằng bao nhiêu xăng – ti – mét – vuông?”<br />
Đề toán này nhằm nâng cao một bước năng lực của học sinh trong <br />
hoạt động giải toán.<br />
<br />
Bằng hệ thống câu hỏi phát vấn dẫn dắt học sinh đến với đề toán.<br />
Bài toán cho biết gì? (Câu hỏi tìm dữ kiện).<br />
<br />
Bài toán yêu cầu ta phải làm gì? (Tìm ẩn số).<br />
Học sinh muốn giải bài toán này cần phải chuyển hai đơn vị đo về một <br />
đơn vị đo nhỏ hơn, giáo viên phải đặt câu hỏi:<br />
Hai đơn vị đo liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần? (Đòi hỏi học sinh <br />
nhớ lại).<br />
<br />
<br />
Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào? (Câu hỏi đòi hỏi học sinh suy <br />
luận).<br />
<br />
Giáo viên cần chọn những bài toán có nội dung thực tế để giúp học sinh <br />
nắm vững kiến thức và tăng cường khả năng vận dụng kiến thức cho học <br />
sinh.<br />
<br />
2.2.4 Biện pháp 4: Dạy học theo hướng phân hóa.<br />
<br />
Trong một lớp học thường có tất cả 4 đối tương (giỏi, khá, trung bình, <br />
yếu) vì vậy đòi hỏi người giáo viên hết sức linh hoạt, sáng tạo để thiết kế <br />
<br />
10<br />
bài dạy phù hợp với các đối tượng, tránh học sinh giỏi cảm thấy nhàm chán <br />
khi bài quá dễ, còn học sinh yếu lại thấy mệt mỏi, chán học khi bài quá khó, <br />
không thể làm được. Trong một tiết học chúng ta phải tạo cho tất cả các em <br />
hoạt động dù học sinh yếu hay giỏi bằng nhiều cách để lôi cuốn các em vào <br />
hoạt động học.<br />
<br />
Ví dụ: Khi hướng dẫn giải bài toán: <br />
<br />
Hình chữ nhật có chiều dài 12cm,chiều rộng 6cm. Hình vuông có cạnh <br />
là 9cm.<br />
<br />
a. Tính chu vi mỗi hình. So sánh chu vi hai hình đó.<br />
<br />
b. Tính diện tích mỗi hình. So sánh diện tích hai hình đó. <br />
<br />
Trước hết tôi cũng hướng dẫn các em phân tích bài toán theo các bước. <br />
Các nhóm đi vào thảo luận để tìm các bước giải. Phần giải bài toán tôi yêu <br />
cầu các em trung bình, yếu dựa vào các quy tắc để giải được ý thứ nhất của <br />
câu a và b, còn học sinh khá, giỏi giải bài toán hoàn chỉnh. Với cách giao việc <br />
như trên nhằm giúp tất cả học sinh đều có thời gian làm bài bằng nhau, học <br />
sinh khá, giỏi đủ thơi gian kèm cặp kiểm tra bạn yếu.<br />
<br />
Bên cạnh đó tôi còn tổ chức cho các em các phong trào thi đua học tập <br />
như: “ Xóa điểm yếu”; Phong trào “Đôi bạn cùng tiến”; Phong trào “ Hoa <br />
điểm mười”. hướng dẫn các em thực hiện phong trào “Đi truy về xào” để các <br />
em giúp nhau củng cố bài học.<br />
<br />
2.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi kết quả học <br />
tập của học sinh.<br />
<br />
Bất kể hoạt động nào cũng cần kiểm tra đánh giá, đây là công việc cần <br />
thiết trong công tác giảng dạy của giáo viên. Các em ở lứa tuổi này còn ham <br />
chơi, nếu giáo viên không thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở thì các em sẽ lơ <br />
là trong học tập. Bởi vậy giáo viên cần kiểm tra để động viên khuyến khích <br />
kịp thời, tạo động lực học tập cho các em. Đồng thời rèn các em có tính siêng <br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
năng, biết phấn đấu vươn lên trong học tập, thấy được những thiếu sót của <br />
mình để sữa chữa, khắc phục.<br />
<br />
Ví dụ như ngoài những bài tập trong chương trình giáo viên có thể ra <br />
thêm một vài bài toán có nhiều cách giải yêu cầu các em tìm ra nhiều cách <br />
giải hay nhằm phát huy tính sáng tạo, tạo niềm say mê hứng thú thêm cho các <br />
em.<br />
<br />
Ví dụ: có bài toán “Một cửa hàng có 950kg gạo. Ngày thứ nhất bán <br />
116kg gạo, ngày thứ hai bán gấp 3 lần ngày thứ nhất. Hỏi sau hai ngày bán, <br />
cửa hàng còn bao nhiêu kilôgam gạo?”. <br />
<br />
Với bài toán như vậy giáo viên hướng dẫn các em hướng dẫn giải rồi <br />
yêu cầu các em tìm nhiều cách giải khác nhau.<br />
<br />
* Hướng dẫn các em:<br />
<br />
Đọc kĩ bài toán: Đọc đề bài xem bài toán cho biết gì? hỏi gì?<br />
<br />
Lập kế hoạch giải:<br />
<br />
+ Tìm số kilôgam gạo của ngày thứ hai.<br />
<br />
+ Tìm số kilôgam gạo của hai ngày bán.<br />
<br />
+ Tìm số kilôgam gạo còn lại sau hai ngày bán.<br />
<br />
Sau khi hướng dẫn xong, yêu cầu các em về nhà giải bằng nhiều <br />
cách. Giáo viên kiểm tra kết quả sau.<br />
<br />
Cách giải 1: Bài giải<br />
<br />
Số kilôgam gạo ngày thứ hai bán được:<br />
<br />
116 x 3 = 348 (kg)<br />
<br />
Số kilôgam gạo cả hai ngày bán được:<br />
<br />
116+ 348 = 464(kg)<br />
<br />
<br />
12<br />
Sau hai ngày bán cửa hàng còn lại:<br />
<br />
950 464 = 486(kg)<br />
<br />
Đáp số: 486 kg gạo<br />
<br />
Cách giải 2: Bài giải<br />
<br />
Ngày thứ hai bán được số kilô=gam gạo: <br />
<br />
116 x 3 = 348 (kg)<br />
<br />
Sau hai ngày bán cửa hàng còn lại số kilôgam gạo:<br />
<br />
950 – ( 116 + 348 ) = 486 ( kg)<br />
<br />
Đáp số: 486 kg gạo<br />
Với bài toán trên, đối với những em tiếp thu nhanh thì có thể tìm ra <br />
nhiều cách giải, Nhưng đối với những em tiếp thu bài còn non, các em giải <br />
được bài toán quả là khó lắm rồi. Vì vậy giáo viên phải thường kiểm tra, theo <br />
dõi để hướng dẫn thêm cho các em, kịp thời động viên các em tiến bộ, gần <br />
gũi, yêu thương các em, tạo cho các em niềm tin để vươn lên trong học tập.<br />
Thường đối với những em tiếp thu chậm khi giải đúng được một bài <br />
toán các em rất phấn khởi, nếu các em được động viên kịp thời sẽ phấn khởi <br />
và tiến bộ rất nhanh.<br />
2.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng mối quan hệ thầy trò bền chặt.<br />
Tạo sự gắn kết, tin tưởng của học sinh đối với giáo viên. Tạo cho học <br />
sinh lòng kính trọng, say mê học tập.<br />
Để làm được vấn đề này giáo viên cần gương mẫu, xử sự công bằng <br />
yêu thương, tôn trọng với các em. Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo trước khi <br />
đến lớp. Bằng những giờ dạy nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn dễ lôi cuốn các <br />
em tích cực tham gia vào hoạt động học tập. Sẵn sàng chia sẽ những giải đáp, <br />
thắc mắc với các em. Xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học <br />
một cách hợp lý. Biết động viên khích lệ HS bằng những lời khen ngợi khi <br />
các em có sự tiến bộ dù là rất nhỏ để học sinh có được tự tin mà phấn đấu <br />
vươn lên.<br />
<br />
13<br />
Giáo viên phải nắm chắc được mặt yếu, mặt mạnh của từng học sinh, <br />
tạo cho học sinh có điều kiện để giao lưu với bạn bè, với thầy cô. Khi học <br />
sinh bị hỏng kiến thức ở đâu giáo viên không nóng vội mà cần có kế hoạch ôn <br />
tập bổ sung ở đó. Tôi luôn thực hiện phương châm “Mưa dầm thấm lâu” đối <br />
với những đối tượng học sinh chậm tiến bộ. Cho nên không chỉ cho các em <br />
kết quả bài toán mà chủ yếu cho các em con đường để tìm ra kết quả hay <br />
nói cách khác, dạy cách học, cách suy luận cho các em.<br />
Ví dụ: Cho bài toán: <br />
<br />
Để ốp thêm một mảng tường người ta dùng hết 9 viên gạch men, mỗi <br />
viên gạch hình vuông cạnh 10cm. Hỏi tính diện tích mảng tường được ốp <br />
thêm là bao nhiêu xăngtimét vuông?<br />
* Từ ví dụ trên thầy trò cùng thảo luận đưa ra một cách giải chung <br />
cho dạng toán tương tự như vậy. Đây là một dạng toán khó trong chương <br />
trình Toán 3. Đa số học sinh nắm bài non, hoặc yếu rất lúng túng. Vì vậy giáo <br />
viên phải dẫn dắt học sinh đi vào tìm từng bước giải một. Trong khi học sinh <br />
luyện tập, tôi luôn theo dõi sát sao và giúp đỡ kịp thời, chấm bài, chữa ngay <br />
tại lớp và khen ngợi động viên, đặc biệt là các em thiếu mạnh dạn. Một khi <br />
mối quan hệ bền chặt thì niềm tin học sinh sẽ được nâng cao, ý thức tự học <br />
sẽ ngày càng được củng cố, các em sẽ chăm học, trao đổi mạnh dạn với thầy <br />
cô giáo về bài tập mà mình chưa hiểu từ đó thầy mới biết mình cần làm gì để <br />
giúp các em giải toán tốt hơn.<br />
<br />
2.2.7. Biện pháp 7: Công tác phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh <br />
học sinh.<br />
Để nâng cao chất lượng, giáo viên chủ động gặp gỡ và trao đổi tình <br />
hình học tập của con em đến tận từng phụ huynh, giúp họ biết được tình hình <br />
học tập của con em mình để cùng hợp tác khắc phục. Có thể giới thiệu với <br />
phụ huynh phương pháp giáo dục, cách hướng dẫn các em cách học ở nhà, <br />
tránh tình trạng bắt các em học quá tải, hoặc xỉ mắng khi các em chưa làm <br />
được bài tập gây tổn thương tinh thần cho các em, làm các em thiếu tự tin <br />
trong học tập<br />
Tế nhị với phụ huynh, tránh những lời chỉ trích con em họ.<br />
<br />
<br />
14<br />
Cuối học kì, cuối năm học cần có đánh giá tổng kết, thông báo kết <br />
quả tiến bộ của con em họ giúp học sinh cũng có nguồn động viên từ phía gia <br />
đình. <br />
Các em được thầy cô khen, cha mẹ động viên, khuyến khích thì sẽ có <br />
niềm tin, sẽ có hứng thú hơn. Có như vậy kết quả dạy và học sẽ cao hơn.<br />
Ngoài ra giáo viên phải chủ động, tích cực phối kết hợp để nhận được <br />
sự hợp tác, ủng hộ của ban lãnh đạo, của tổ, khối chuyên môn. Phải tổ chức <br />
những buổi sinh hoạt chuyên môn để bàn về biện pháp khắc phục cách giải <br />
toán. Kết hợp với Hội khuyến học địa phương để làm tốt công tác kiểm tra <br />
đôn đốc việc học bài ở nhà. Kết hợp với Hội phụ nữ để tuyên truyền cho các <br />
bà mẹ thấy được tầm quan trọng của việc học để họ quan tâm hơn việc học <br />
của con em mình. Có như vậy mới phát huy toàn diện tính tích cực của học <br />
sinh trong học tập và mọi hoạt động.<br />
Sau khi áp dụng các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động <br />
của học sinh thông qua giải toán có lời văn lớp 3D.Tôi nhận thấy các em nắm <br />
được yêu cầu bài toán, biết dùng câu hỏi để ghi tóm tắt bài toán. Biết phân <br />
tích tổng hợp để tìm ra các bước giải bài toán, từ đó chất lượng giải toán đã <br />
được nâng lên rõ rệt. Qua vận dụng các giải pháp trên, tại thời điểm khảo sát <br />
kĩ năng giải toán của lớp tôi như sau.<br />
<br />
Kết quả : <br />
Chất Tóm tắt bài toán Phân tích bài toán Giải bài toán<br />
Lớ Số % Số lượng % Số %<br />
lượng<br />
p lượng lượng<br />
Giỏi 8 34,8 7 30,4 7 30,4<br />
Khá 9 39,1 11 47,9 11 47,9<br />
3D T.bình 6 26,1 5 21,7 5 21,7<br />
Chưa 0 0 0 0 0 0<br />
đạt<br />
Kết quả khảo sát thấy các em tiến bộ rất nhiều. Các em nắm được ba <br />
yếu tố của bài toán. Biết giải các bài toán có lời văn.<br />
<br />
3. PHẦN KẾT LUẬN<br />
<br />
3.1 Ý nghĩa.<br />
<br />
15<br />
3.1.1. Ý nghĩa: Qua thực hiện đề tài đưa ra các giải pháp đã làm cho <br />
giáo viên nắm chắc hơn phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tư duy <br />
tổng hợp cho học sinh.<br />
<br />
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã phát huy được tính độc lập sáng <br />
tạo, khả năng phân tích nhanh chóng, sử dụng đúng những tri thức, kỹ năng và <br />
vận dụng linh hoạt các phương pháp. Từ đó có những kinh nghiệm trong <br />
chuyên môn và công tác giảng dạy.<br />
<br />
Về phương pháp dạy học thực sự đổi mới cho học sinh hoạt động học <br />
tập đã tổ chức cho học sinh tự làm việc cá nhân và kiểm soát quá trình làm <br />
bài. Tích cực hoá việc học tập của học sinh.<br />
Gây hứng thú trong học tập, phát huy lòng say mê học tập cho các em <br />
để các em học tốt môn toán, học tốt các môn khác.<br />
<br />
3.2 Kiến nghị, đề xuất.<br />
<br />
Dạy học là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Chính vì <br />
vậy, trong dạy học người giáo viên phải luôn luôn tôn trọng nhân cách của <br />
trẻ, không được gây ức chế cho học sinh. Mỗi giáo viên phải có ý thức chăm <br />
lo bồi dưỡng về mọi mặt nhằm có đủ trình độ năng lực nâng cao chất lượng <br />
dạy và học trong nhà trường.<br />
Việc phát huy tư duy phân tích tổng hợp qua việc giải toán có lời văn <br />
lớp 3 là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Góp phần đổi mới phương <br />
pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Trong tiết dạy giáo viên phải phối <br />
hợp nhiều phương pháp nhằm giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, có hiệu quả, <br />
làm cho lớp học sôi nổi giờ học sinh động. Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục <br />
dạy chữ dạy người, dạy nghề nhằm tiến tới một bậc học tốt nhất bậc học <br />
nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Có nhiệm vụ xây dựng tình cảm, <br />
đạo đức trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất, hình thành cơ sở ban đầu về sự phát triển <br />
toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.<br />
<br />
Để thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục, một số biện pháp nhằm phát huy <br />
tính tích cực, chủ động của học sinh nâng cao năng lực giải toán có lời văn ở <br />
Tiểu học được sử dụng có hiệu quả, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như <br />
sau:<br />
<br />
16<br />
*Đối với giáo viên:<br />
<br />
Giáo viên phải xây dựng cho học sinh lòng yêu thích học toán, làm cho <br />
học sinh thấy được tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn để phát huy <br />
hơn nữa năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.<br />
<br />
Người giáo viên phải kiên trì dạy, không nôn nóng, không nóng vội, <br />
không đòi hỏi quá cao ở học sinh mà phải bám vào chuẩn kiến thức của từng <br />
lớp.<br />
Bồi dưỡng cho các em phương pháp học toán và tổ chức tự học ở gia <br />
đình, phối kết hợp với gia đình trong việc học bài và làm bài ở nhà.<br />
Tạo hứng thú, niềm say mê, tính tích cực học tập của học sinh cũng là <br />
một trong những nhiệm vụ cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và <br />
hiệu quả học tập trong nhà trường. Tập cho các em có thói quen tóm tắt bài <br />
trước khi giải. Đây là yếu tố giúp học sinh có kỹ năng tìm hiểu đề toán.<br />
Không nên cho học sinh “học vẹt” các bài giải mẫu mà cần cho học sinh <br />
nắm chắc chắn phương pháp, cách giải của từng dạng toán.<br />
Cần có biện pháp khen thưởng, trách phạt kịp thời để các em có thái độ <br />
và phương pháp đúng đắn khi học toán. Nhằm khơi gợi được tinh thần, lòng <br />
ham thích học toán ở các em. Đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời những sai <br />
sót, vướng mắc khi học toán.<br />
<br />
* Đối với nhà trường:<br />
<br />
Nhà trường thường xuyên tổ chức các đợt hội thảo, chuyên đề bồi <br />
dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học để giúp phát huy hơn <br />
nữa tính tích cực của học sinh trong học tập<br />
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, mua sắm đồ dùng nhằm <br />
phục vụ cho việc dạy học của giáo viên được tốt hơn<br />
Cung cấp các tài liệu liên quan để giáo viên có điều kiện nghiên cứu, <br />
trau dồi và nâng cao kiến thức của mình.<br />
Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp học nâng cao trình độ.<br />
Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có <br />
lời văn lớp 3 ở trường Tiểu học mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng. Kính mong <br />
17<br />
nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học các cấp để đề tài <br />
được đưa vào thực hiện có hiệu quả cao./.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />