SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG<br />
TRƯỜNG THPT DTNT N’ TRANG LƠNG TỈNH ĐĂK NÔNG<br />
TỔ : TD GDQP<br />
oo0oo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG <br />
DỤNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỀ TÀI<br />
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ <br />
CHƠI VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO HỌC <br />
SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC <br />
NỘI TRÚ N’ TRANG LƠNG TỈNH ĐẮK NÔNG”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Lê Thị <br />
Anh<br />
<br />
Bộ môn : Thể dục<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐĂK NÔNG, năm học 2016 2017<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
<br />
<br />
<br />
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
<br />
VIẾT TĂT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT<br />
GDTC Giáo dục thể chất<br />
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo<br />
TDTT Thể dục thể thao<br />
TCVĐ Trò chơi vận đông<br />
TĐCBTL Trình độ cơ bản thể lực<br />
THPT Trung học phổ thông<br />
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh<br />
ĐC Đối chứng<br />
TN Thực nghiệm<br />
Tr Trang<br />
NXB Nhà xuất bản<br />
PGS. TS Phó Giáo sư. Tiến sĩ<br />
TS Tiến sĩ<br />
THPT Trung Học Phổ Thông<br />
DTNT Dân Tộc Nội Trú<br />
VIẾT TẮT ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG<br />
cm Centimét<br />
kg Kilôgam<br />
l Lần<br />
m Mét<br />
ph Phút<br />
ml Mili Lít<br />
ms Mét giây<br />
đ Điểm <br />
s Giây<br />
<br />
DANH MỤC CÁC BẢNG<br />
<br />
<br />
TT <br />
TÊN BẢNG Trang<br />
BẢNG<br />
<br />
Bảng 3.1 Lượng vận động giờ học thể dục của học sinh THPT<br />
<br />
Đánh giá sức khỏe của học sinh trường THPT DTNT <br />
Bảng 3.2<br />
N’ Trang Lơng, tỉnh Đắk Nông.<br />
Tổng hợp kết quả kiểm tra thể lực của Nam học sinh <br />
Bảng 3.3 lớp 10 và 11 trường THPT DTNT N’ Trang Lơng, tỉnh <br />
<br />
Đắk Nông.<br />
Tổng hợp kết quả kiểm tra thể lực của Nữ học sinh <br />
Bảng 3.4 lớp 10 và 11 trường THPT DTNT N’ Trang Lơng, tỉnh <br />
<br />
Đắk Nông.<br />
So sánh chỉ số thể lực chung của học sinh Nam <br />
trường THPT DTNT N’ Trang Lơng, tỉnh Đắk Nông <br />
Bảng 3.5<br />
với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên của <br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008.<br />
So sánh chỉ số thể lực chung của học sinh Nữ trường <br />
THPT DTNT N’ Trang Lơng, tỉnh Đắk Nông với tiêu <br />
Bảng 3.6<br />
chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên của Bộ GD<br />
ĐT năm 2008.<br />
Kết quả phỏng vấn các GV thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk <br />
Bảng 3.7<br />
Nông (n = 23)<br />
Kết quả phỏng vấn về việc xây dựng chương trình, <br />
Bảng 3.8 tiến trình tập luyện khi đưa TCVĐ vào giờ học Thể <br />
<br />
dục. (n=23)<br />
Đánh giá thể lực chung của hai nhóm Thực nghiệm và <br />
Bảng 3.9<br />
Đối chứng sau một học kỳ thực nghiệm – Lứa tuổi 16<br />
Đánh giá thể lực chung của 2 nhóm Thực nghiệm và <br />
Bảng 3.10 Đối chứng sau một năm thực nghiệm – đối chứng lứa <br />
<br />
tuổi 16.<br />
So sánh mức tăng trưởng của hai nhóm đối chứng và <br />
Bảng 3.11<br />
thực nghiệm sau một năm thực nghiệm.<br />
Đánh giá thể lực chung của 2 nhóm Thực nghiệm và <br />
Bảng 3.12 Đối chứng sau một năm học thực nghiệm – đối chứng <br />
<br />
lứa tuổi 17.<br />
Lượng vận động giờ học thể thao ngoại khóa của học <br />
Bảng 3.13 sinh trường THPT DTNT N’ Trang Lơng tỉnh Đắk <br />
<br />
Nông.<br />
Lượng vận động giờ học GDTC nội khóa của học <br />
Bảng 3.14 sinh trường THPT DTNT N’ Trang Lơng tỉnh Đắk <br />
<br />
Nông.<br />
So sánh chỉ số thể lực chung của học sinh Nam sau <br />
Bảng 3.15 thực nghiệm chỉ số thể lực của người Việt Nam cùng <br />
<br />
độ tuổi<br />
So sánh chỉ số thể lực chung của học sinh Nữ sau thực <br />
Bảng 3.16 nghiệm với chỉ số thể lực của người Việt Nam cùng <br />
<br />
độ tuổi.<br />
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ<br />
TT TÊN BIỂU ĐỒ Trang<br />
Mật độ chung trong giờ học thể dục của HS trường <br />
Biểu đồ 3.1<br />
THPT DTNT N’ Trang Lơng.<br />
Mật độ giờ học thể dục của học sinh trường THPT <br />
Biểu đồ 3.2<br />
DTNT N’ Trang Lơng.<br />
Phân loại sức khỏe của học sinh trường trường THPT <br />
Biểu đồ 3.3 DTNT N’ Trang Lơng, tỉnh Đắk Nông năm học 2012 <br />
– 2013.<br />
So sánh nhịp tăng trưởng giữa hai nhóm Nam lứa tuổi <br />
Biểu đồ 3.4 16 Thực nghiệm và Đối chứng sau một năm thực <br />
nghiệm.<br />
So sánh nhịp tăng trưởng giữa hai nhóm Nữ lứa tuổi <br />
Biểu đồ 3.5 16 Thực nghiệm và Đối chứng sau một năm thực <br />
nghiệm.<br />
So sánh nhịp tăng trưởng giữa hai nhóm Nam lứa tuổi <br />
Biểu đồ 3.6 17 Thực nghiệm và Đối chứng sau một năm thực <br />
nghiệm.<br />
So sánh nhịp tăng trưởng giữa hai nhóm Nữ lứa tuổi 17 <br />
Biểu đồ 3.7 Thực nghiệm và Đối chứng sau một năm thực <br />
nghiệm.<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
TT TÊN PHỤ LỤC<br />
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY TCVĐ VÀO CHƯƠNG TRÌNH <br />
PHỤ LỤC 1 NGOẠI KHÓA MÔN THỂ DỤC TRƯỜNG THPT DTNT <br />
N’ TRANG LƠNG<br />
PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG<br />
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY TCVĐ VÀ CHƯƠNG TRÌNH <br />
PHỤ LỤC 3<br />
NỘI KHÓA MÔN THỂ DỤC<br />
8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi <br />
là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ xây <br />
dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, <br />
thể chất cường tráng… Sức khỏe là tài sản quý giá của cá nhân, xã hội, <br />
vì đó chính là hành trang để đi vào cuộc sống. Chăm sóc sức khỏe và <br />
nâng cao sức khỏe là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mỗi công dân và toàn <br />
xã hội và là vấn đề quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát huy <br />
nhân tố con người nước ta.<br />
Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 <br />
đã đề ra những nhiệm vụ, bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa quan điểm, <br />
chủ trương của Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao <br />
Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế trong 10 năm tới là cần thiết, góp <br />
phần tạo dựng đội ngũ nhân lực có đủ trí tuệ và sức lực đưa nước ta cơ <br />
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm <br />
2020.<br />
Mục tiêu chiến lược lâu dài của công tác giáo dục ở nước ta là <br />
nhằm chăm lo nguồn lực con người, phục vụ cho công cuộc xây dựng <br />
và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, từ sau cách <br />
mạng tháng 8/1945 thành công của Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm <br />
đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ về mọi mặt. Sự phát <br />
triển toàn diện con người về thể chất và tinh thần là yếu tố to lớn <br />
quyết định sự thành bại trong thực hiện chiến lược kinh tế xã hội, bởi <br />
sự phát triển của con người có liên quan chặt chẽ đến việc định hướng <br />
phát triển toàn xã hội, đến thể chế chính trị, đến sự tiến bộ của khoa <br />
9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
học kỹ thuật.<br />
Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một bộ phận <br />
cực kỳ quan trọng trong giáo dục con người toàn diện. Nó được tiến <br />
hành phù hợp với đặc điểm giải phẫu, tâm sinh lý, giới tính của học <br />
sinh và các yếu tố khác. Ba nhiệm vụ của giáo dục thể chất (sức khỏe, <br />
giáo dưỡng, giáo dục) được thể hiện trong tất cả các giờ thể dục. Giáo <br />
dục thể chất là môn học ở trường trung học phổ thông với mục đích <br />
góp phần tạo nên sự phát triển hài hòa toàn diện cho học sinh không chỉ <br />
trí tuệ mà cả về sức khỏe, ý chí…. Hiện nay trong nhà trường phổ <br />
thông, việc giảng dạy thể dục thể thao còn nhiều bất cập, chủ yếu do <br />
số tiết dành cho môn học thể dục còn ít, số lượng học sinh mỗi lớp <br />
đông, nhưng sân bãi, dụng cụ tập luyện lại thiếu thốn, chất lượng kém. <br />
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục có trình độ chuyên <br />
môn và sư phạm chưa cao, nên đã ảnh hưởng đến công tác giáo dục thể <br />
chất, không đảm bảo được việc nâng cao sức khỏe cho học sinh trường <br />
học. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là, muốn công tác giáo dục thể chất có <br />
hiệu quả hơn, phải thông qua tìm kiếm những biện pháp khác nhau, phù <br />
hợp với điều kiện thực từng nơi, từng lúc, nhằm khắc phục được tình <br />
trạng thiếu hụt nói trên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, <br />
trước hết là nâng cao khối lượng vận động. Một trong những biện pháp <br />
đó là đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, làm cho các buổi <br />
học giáo dục thể chất phải sinh động, phong phú có sức lôi cuốn học <br />
sinh, nâng cao tính tích cực tập luyện. Việc ứng dụng đưa thường <br />
xuyên nội dung trò chơi vận động vào các buổi học có ý nghĩa hết sức <br />
quan trọng và cần thiết bên cạnh các nội dung môn học điền kinh và <br />
thể dục. Cho đến nay, mặc dù trong chương trình giảng dạy thể dục đã <br />
10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
có một số trò chơi vận động, song số lượng các trò chơi này còn quá ít, <br />
mới chỉ thực hiện ở phần đầu buổi học thể dục. Do số lượng trò chơi <br />
ít, lặp lại nhiều lần nên chưa gây hứng thú cho học sinh, hiệu quả giáo <br />
dục bị hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu bổ sung và ứng dụng thêm nhiều <br />
trò chơi vận động trong các buổi học (nội khóa và ngoại khóa) cho học <br />
sinh các trường phổ thông là hết sức quan trọng và cần thiết.<br />
Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú N’ Trang Lơng là <br />
một trong những trường luôn dẫn đầu tỉnh Đắk Nông về thành tích học <br />
tập và phong trào thể dục thể thao trong trường học. Hiện nay trong nhà <br />
trường phổ thông số tiết dành cho môn học thể dục còn ít, 2 <br />
tiết/tuần/lớp. Trong suốt tổng số thời gian học sinh học ở trường của <br />
một khối chỉ có 70 tiết dành cho môn thể dục, số lượng học sinh mỗi <br />
lớp một đông, nhưng sân bãi, dụng cụ lại thiếu thốn, chất lượng kém, <br />
không đủ để phục vụ cho học sinh tập luyện nâng cao thể lực chung và <br />
phát triển năng khiếu thể thao. Trong chương trình giảng dạy thể dục <br />
đã có một số trò chơi vận động, song số lượng trò chơi còn quá ít, lặp <br />
lại nhiều lần nên chưa gây hứng thú cho học sinh, hiệu quả giáo dục <br />
thể chất bị hạn chế. Từ các vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu <br />
đề tài:<br />
“Nghiên cứu xây dựng một số trò chơi vận động phát triển <br />
thể lực cho học sinh trường Trung học phổ thông DTNT N’ Trang <br />
Lơng tỉnh Đắk Nông”.<br />
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu lựa chọn và xây dựng một số trò chơi vận động để <br />
góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất, phát triển thể <br />
11<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
lực cho học sinh trường THPT DTNT N’ Trang Lơng tỉnh Đắk <br />
Nông.<br />
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br />
Đánh giá thực trạng thể lực của học sinh trường THPT DTNT <br />
N’ Trang Lơng tỉnh Đắk Nông.<br />
Xây dựng một số trò chơi vận động để phát triển thể lực cho <br />
học sinh trường THPT DTNT N’ Trang Lơng tỉnh Đắk Nông.<br />
Đánh giá hiệu quả sử dụng một số trò chơi vận động phát triển <br />
thể lực cho học sinh trường THPT DTNT N’ Trang Lơng t ỉnh Đắk <br />
Nông<br />
12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
<br />
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
<br />
1.1 Những quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác Giáo dục <br />
thể chất và Thể dục thể thao cho học sinh trường học<br />
Cần khẳng định rằng không thể có sức khỏe nhân dân nếu không <br />
quan tâm đến sức khỏe của thanh thiếu niên, học sinh. Việc duy trì và <br />
tăng cường thể chất của giống nòi Việt Nam phải bắt đầu từ thế hệ <br />
trẻ. Bác Hồ đã từng dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm <br />
năm trồng người”. [34,tr65] Rèn luyện thể dục thể thao là một biện <br />
pháp quan trọng nhằm đem lại sức khỏe và thể chất cường tráng cho <br />
thể hệ trẻ hiện tại và mai sau. Bởi vậy, việc chăm lo cho công tác giáo <br />
dục thể chất trong trường học là một việc làm có tầm quan trọng đặc <br />
biệt của sự nghiệp giáo dục đào tạo, nhằm chuẩn bị nguồn lực con <br />
người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br />
Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 <br />
quy định ở điều 41: “Nhà nước và xã hội phát triển nền thể dục thể <br />
thao dân tộc, khoa học và nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự <br />
nghiệp phát triển thể dục thể thao, quy định chế độ bắt buộc trong <br />
trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức <br />
thể dục thể thao tự nguyện của nhân dân; tạo các điều kiện cần thiết <br />
để không ngừng mở rộng các hoạt động thể dục thể thao quần chúng, <br />
chú trọng hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng tài năng thể <br />
thao”.<br />
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp TDTT nước <br />
nhà, thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị 33/TTg về xây dựng và quy hoạch <br />
13<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ngành TDTT.Trong chỉ thị, đã nêu rõ: “Bộ GD&ĐT cần đặc biệt coi trọng <br />
việc GDTC<br />
trong nhà trường. Cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại <br />
khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp quy <br />
định, quy chế quy định ở các trường đại học có sân bãi, phòng tập TDTT, <br />
có định biên hợp lý và có kế hoạch đào tạo giáo viên TDTT, đáp ứng nhu <br />
cầu ở tất cả cấp học”.<br />
Luật giáo dục là văn bản pháp luật về giáo dục thống nhất có <br />
hiệu lực pháp lý cao, thể chế hóa đường lối chủ trương chính sách của <br />
Đảng và Nhà nước về giáo dục. Luật giáo dục được xây dựng trên cơ <br />
sở quán triệt quan điểm đường lối chủ trương của Đảng về giáo dục, <br />
phù hợp với hiến pháp và pháp luật hiện hành, bảo đảm sự quan tâm <br />
chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Bộ luật đã khẳng định: giáo dục là con <br />
đường chủ yếu và cơ bản để chuẩn bị cho con người, cho sự phát triển <br />
bền vững của đất nước trong cơ chế thị trường có định hướng xã hội <br />
chủ nghĩa. Đó là con người có sức khỏe và được phát triển toàn diện, <br />
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, đáp <br />
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.<br />
Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể <br />
chất và thể thao trường học được thể hiện rõ và nhất quán trong hiến <br />
pháp, pháp luật, pháp lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông tư của <br />
Đảng, chính phủ, quốc hội và các bộ, ngành, đoàn thể chính trị xã hội <br />
có liên quan. Đó là quan điểm coi giáo dục thể chất là một mặt quan <br />
trọng của giáo dục toàn diện thể hiện con người Việt Nam có thể lực <br />
cường tráng, có trí tuệ phát triển cao, có đạo đức trong sáng để xây <br />
dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.<br />
14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thể dục thể thao trường học bao gồm giáo dục thể chất trong <br />
giờ học và các hoạt động ngoại khóa.Hình thức hoạt động ngoại khóa <br />
thông qua các câu lạc bộ thể dục thể thao trường học, tập luyện và thi <br />
đấu thể thao của học sinh. Thước đo trình độ thể chất của người học <br />
cũng như đánh hiệu quả của công tác giáo dục thể chất trong nhà <br />
trường là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, theo lớp và cấp <br />
học. Bộ Giáo Dục – Đào Tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có <br />
trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuân rèn luyện thân thể của <br />
học sinh để ban hành và tổ chức kiểm tra định kỳ hàng năm cho học <br />
sinh trong cả nước.<br />
Điều tra thể chất nhân dân là một công việc khoa học và thực <br />
tiễn xậy <br />
dựng tiêu chuẩn thể lực chung của quốc gia và tiêu chuẩn thể lực theo <br />
vùng để đánh giá trình độ thể chất theo độ tuổi, phục vụ chiến lược <br />
tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất <br />
nước.<br />
Để GDTC và thể thao học đường có thực sự có vị trí quan trọng <br />
trong việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện <br />
về nhân cách, trí tuệ và thể chất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, <br />
hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng, <br />
cần phải xây dựng nhà trường thành những cơ sở phong trào TDTT <br />
quần chúng của học sinh, sinh viên. Trước tình trạng sức khỏe, thể lực <br />
của học sinh, sinh viên hiện nay, hai ngành giáo dục và TDTT đã thống <br />
nhất những nội dung, biện pháp và hợp đồng trách nhiệm và chỉ đạo <br />
nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng GDTC của học sinh, sinh viên.<br />
Với nội dung phối hợp chỉ đạo các cấp học giảng dạy TDTT nội <br />
15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
khóa theo chương trình, kế hoạch, có nề nếp và đảm bảo việc thực <br />
hiện nghiêm túc các quy phạm đánh giá quá trình dạy học thể dục, quy <br />
chế giáo dục thể lực cho học sinh, sinh viên, điều chỉnh và ban hành tài <br />
liệu giảng dạy và tập luyện TDTT, bộ giáo dục và Đào tạo đã phát <br />
động phong trào tập luyện rộng khắp trong các trường học, chỉ đạo <br />
việc cải tiến nội dung, hình thức hoạt động ngoại khóa TDTT, xây <br />
dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên TDTT và bảo đảm cơ sở <br />
vật chất tối thiểu, để phục vụ việc thực hiện chương trình nội khóa và <br />
tập ngoài giờ của học sinh.<br />
Để đưa công tác GDTC trong nhà trường trở thành một khâu quan <br />
trọng trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo, cũng như xác định nhận thức <br />
đúng về vị trí GDTC trong trường học, việc thực hiện nội dung GDTC <br />
phải được triển khai thực hiện đồng bộ với các mặt giáo dục tri thức <br />
và nhân cách, từ tuổi thơ cho đến đại học. Bộ trưởng Bộ giáo dục và <br />
đào tạo đã có văn bản quyết định ban hành quy chế về công tác GDTC <br />
trong nhà trường các cấp. Trong đó, đã khẳng định: “GDTC được thực <br />
hiện trong hệ thống nhà trường từ mầm non đến đại học, góp phần đào <br />
tạo những công dân toàn diện. GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục <br />
tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, <br />
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo <br />
đức: thể chất – sức khỏe là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây <br />
dựng và bảo vệ tổ quốc”.<br />
Nội dung của quy chế đã xác định phải bảo đảm thực hiện dạy <br />
và học môn thể dục theo chương trình quy định cho học sinh, sinh viên <br />
trong tất cả các trường từ mầm non đến đại học, bao gồm nhiều hình <br />
thức và có liên quan chặt chẽ với nhau. Giờ học thể dục, tập luyện thể <br />
16<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
thao theo chương trình tập luyện của học sinh, sinh viên giữ gìn vệ sinh <br />
cá nhân, vệ sinh môi trường, nhằm phát triển thể lực và nhân cách cho <br />
người học sinh, Bộ GD – ĐT đã quy định: “ Nhà trường phải có kế <br />
hoạch hướng dẫn học sinh, sinh viên tự tập luyện thường xuyên, tổ <br />
chức thi, kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và chỉ <br />
tiêu phát triển thể lực cho học sinh, sinh viên theo quy định của chương <br />
trình GDTC”.<br />
Trong các trường học, GDTC có tác dụng tích cực trong việc <br />
hoàn thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết cho nghiệp <br />
vụ và hoàn thiện thể chất cho học sinh, sinh viên. Việc tiến hành <br />
GDTC nhằm mục đích: Giúp học sinh, sinh viên giữ gìn sức khỏe và <br />
phát triển thể lực, tiếp thu những kiến thức và kỹ năng vận động cơ <br />
bản, có tác dụng chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và tinh thần của con người. <br />
Đồng thời, giúp họ hiểu biết phương pháp khoa học, để tiếp tục rèn <br />
luyện thân thể, củng cố sức khỏe, góp phần tổ chức xây dựng phong <br />
tràoTDTT trong nhà trường.Do vậy, Bộ GD – ĐT ban hành chương <br />
trình GDTC cho các trường học: “Chương trình GDTC trong các trường <br />
nhằm giải quyết các nhiệm vụ GD: Trang bị kiến thức, kỹ năng về rèn <br />
luyện thể lực của học sinh, giáo dục đào tạo xã hội chủ nghĩa, cung <br />
cấp cho học sinh những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và <br />
phương pháp tập luyện TDTT, góp phần duy trì và phát triển sức khỏe <br />
của học sinh”.<br />
1.2 Hệ thống các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu<br />
* Các khái niệm cơ bản<br />
Giáo dục thể chất: Là một quá trình sư phạm, nhằm giáo dục và <br />
đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khă <br />
17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người [28,tr7].<br />
Về GDTC, có nhiều khái niệm ở nhiều góc độ, những cách nhìn <br />
khác nhau, song nói chung đều nêu lên hai mặt của một quá trình <br />
GDTC: giáo dục và giáo dưỡng.<br />
Giáo dưỡng: Là quá trình dạy học vận động hay giảng dạy động <br />
tác, qua đó hình thành kỹ năng vận động, kỹ xảo vận động và những <br />
hiểu biết có liên quan.<br />
Giáo dục: giáo dục các tố chất thể lực và phẩm chất ý chí con <br />
người.<br />
Thể chất là gì? Thể chất là chất lượng cơ thể con người. Đó là <br />
những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ <br />
thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện <br />
sống (bao gồm cả giáo dục và rèn luyện).<br />
Thể chất bao gồm các mặt hình thể, khả năng chức năng, khả <br />
năng vận động và khả năng thích ứng.<br />
Để hiểu vai trò của GDTC, nâng cao sức khỏe, tăng cường thể <br />
lực trong sự phát triển thể chất của con người thì phải nhận thức rõ <br />
một vấn đề cơ bản phát triển thể chất không chỉ là một quá trình chịu <br />
sự tác động cùng xã hội, là một quá trình tự nhiên vì nó phát triển trên <br />
cơ sở sinh học tự nhiên theo di truyền và tuân theo các quy luật tự nhiên <br />
Sự tác động của các quy luật sinh học tự nhiên lại phụ thuộc vào <br />
các điều kiện sống của xã hội và hoạt động của con người khi điều <br />
kiện phân phối, sử dụng sản phẩm vật chất, điều kiện lao động sống, <br />
học tập sinh hoạt, vệ sinh, môi trường… Sự phát triển thể chất con <br />
người là nhân tố quan trọng vì xã hội là cái nôi để con người sống và <br />
phát triển.<br />
18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trạng thái thể chất: Chủ yếu nói về tình trạng cơ thể qua một <br />
số dấu hiệu về thể trạng, được xác định bằng các cách đo tương đối <br />
đơn giản về chiều cao cân nặng, vòng ngực, dung tích sống, lực tay, <br />
chân…trong một thời điểm nào đó.[30]<br />
Phát triển thể chất: Là quá trình biến đổi và hình thành các tính <br />
chất tự nhiên về hình thái và chức năng cơ thể trong đời sống tự nhiên <br />
và xã hội. Nói cách khác, phát triển thể chất là một quá trình hình thành <br />
biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời năng lực tâm lý người về <br />
hình thái, chức năng, kể cả những yếu tố thể lực và năng lực vận động <br />
[29]..<br />
Năng lực thể chất: Năng lực thể chất chủ yếu liên quan với <br />
những chức năng của hệ cơ quan trong cơ thể và biểu hiện chủ yếu <br />
qua hoạt động vận động. Năng lực thể chất bao gồm kỹ năng vận động <br />
kết hợp với tố chất thể lực. Nói một cách ngắn gọn: Năng lực thể <br />
chất, năng lực tâm lý bao gồm: Hình thái khả năng chức phận và khả <br />
năng thích ứng.<br />
Hoàn thiện thể chất: PGS.TS Vũ Đức Thu cho rằng hoàn thiện <br />
thể chất là phát triển thể chất lên một trình độ cao, nhằm đáp ứng một <br />
cách hợp lý các nhu cầu hoạt động lao động, xã hội, chiến đấu và kéo <br />
dài tuổi thọ sáng tạo của con người [28].<br />
Nguyễn Toán và Phạm Văn Tốn đưa ra khái niệm “ Hoàn thiện <br />
thể chất là mức độ đưa ra tối ưu (tương đối), với một giai đoạn lịch sử <br />
nhất định của trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện và phát triển thể chất <br />
cân đối; đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của lao động và những hoạt <br />
động cần thiết khác trong đời sống; phát huy cao độ, đầy đủ năng khiếu <br />
bẩm sinh về thể chất của từng người, phù hợp với quy định phát triển <br />
19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
toàn diện nhân cách và giữ gìn, nâng cao sức khỏe để hoạt động tích <br />
cực, lâu bền và có hiệu quả”[30].<br />
1.3. Mục đích và nhiệm vụ công tác Giáo dục thể chất và Thể dục <br />
thể thao trong trường học<br />
Thể dục thể thao trường học là một bộ phận cấu thành của GD <br />
phát triển toàn diện. Vị trí của TDTT trong giáo dục nhà trường là do <br />
nhu cầu của xã hội đối với GD quyết định. Nó là yêu cầu của xã hội và <br />
là yêu cầu tất nhiên của lịch sử.<br />
Mục tiêu của TDTT trường học nước ta là “Nhằm tăng cường <br />
sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân <br />
cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học”. Đó là <br />
phương hướng chiến lược của TDTT trường học, trong đó đòi hỏi tất <br />
cả các mặt GD phải hướng tới phát triển toàn diện: trí, đức, mỹ và kỹ, <br />
để họ trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa.<br />
Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ “không có thể chất <br />
cường tráng, học sinh khó hoàn thành nhiệm vụ học tập và khó phát huy <br />
tác dụng của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. <br />
C.Mác trong tác phẩm “ Tư bản”cũng đã từng vạch ra rằng: “Mầm <br />
móng của nền GD trong thời đại tương lai, khi mà tất cả các trẻ em đã <br />
quá một tuổi nào đó, lao động sản xuất sẽ được kết hợp với GD và thể <br />
dục không những với tư cách là phương pháp tăng mức sản xuất xã hội, <br />
mà còn với tư cách là phương pháp duy nhất để đào tạo những con <br />
người được phát triển toàn diện.Hồ Chủ Tịch cũng đã chỉ rõ cho thanh <br />
niên “phải rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh, khỏe mạnh thì mới có đủ <br />
sức để tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước lợi <br />
dân”<br />
20<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, càng có <br />
yêu cầu càng mới, càng cao đối với việc nâng cao thể chất học sinh, <br />
yêu cầu con người phát triển khỏe mạnh, hài hòa để có thể công tác <br />
trong những điều kiện lao động với tốc độ cao, cường độ lớn và thần <br />
kinh căng thẳng.<br />
Thể dục thể thao là yếu tố tích cực trong đời sống văn hóa tinh <br />
thần. TDTT có tác dụng to lớn trong việc xây dựng nền văn hóa mới và <br />
con người mới, TDTT có tác dụng quan trọng đối với trí lực. Cơ thể <br />
cường tráng, đặc biệt là hệ thống thần kinh khỏe mạnh, là cơ sở vật <br />
chất của sự phát triển trí lực.Khoa học hiện đại chứng minh rằng, sự <br />
thông minh của con người có liên quan tới trạng thái kết cấu vật chất <br />
và cơ năng của đại não.Thường xuyên tập luyện TDTT, có thể đảm <br />
bảo cung cấp đầy đủ năng lượng vật chất dưỡng khí cho đại não, làm <br />
cho các tế bào thần kinh ở đại não phát triển mạnh mẽ. Nội dung <br />
TDTT trường học rất đa dạng và phong phú, phù hợp với tính hiếu <br />
động của thanh thiếu niên, nhi đồng, nên có thể thu hút các em tích cực <br />
tham gia, đồng thời qua đó các em được giáo dục nhiều mặt. Tính chất <br />
của các bài tập TDTT rất khác nhau, là điều kiện hữu ích để bồi dưỡng <br />
lòng dũng cảm, ý chí kiên cường, tinh thần hợp tác, ý thức tập thể … <br />
cho các em.<br />
Thể dục thể thao trường học là yếu tố cơ bản chuẩn bị cho đội <br />
ngũ lao động và những chiến sỹ bảo vệ tổ quốc tương lai. TDTT trước <br />
hết chuẩn bị cho các em có một trạng thái sức khỏe tốt, thể lực phát <br />
triển toàn diện, nâng cao hoạt động của các hệ thống cơ thể, phát triển <br />
và hoàn thiện các kỹ năng kỹ xảo vận động, nhất là các kỹ năng vận <br />
động thực dụng như đi, chạy, nhảy, mang vác … đồng thời, quan tâm <br />
21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
giáo dục ở các em các phẩm chất ý chí cần thiết, tinh thần chịu đựng <br />
gian khổ, khắc phục khó khăn …<br />
Thể dục thể thao làm phong phú đời sống xã hội hiện tại, sinh <br />
hoạt vật chất ngày càng phong phú, thời gian lao động rút ngắn, thời <br />
gian nhàn rỗi tăng lên, yêu cầu văn hóa của mọi người cũng không <br />
ngừng gia tăng, nên TDTT đã trở thành một nội dung không thể thiếu. <br />
Thông qua TDTT, đặc biệt là các cuộc giao lưu và thi đấu thể thao, mối <br />
quan hệ giữa trò và thầy, trò và trò, thầy và thầy, cũng như gia đình, <br />
phụ huynh với nhà trường càng thêm gắn bó.<br />
Tóm lại, TDTT trường học ngày càng có tác dụng to lớn cả về <br />
chiều sâu lẫn chiều rộng, có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vượt ra <br />
ngoài phạm vi giáo dục của nhà trường và có giá trị xã hội rộng lớn, <br />
không những chỉ dừng lại ở chức năng tăng cường thể chất, mà có tác <br />
dụng toàn diện đến việc phát triển tâm thể hài hòa, góp phần xây dựng <br />
văn minh vật chất, văn minh tinh thần cho con người.<br />
Mục tiêu của TDTT trường học là xây dựng thói quen tập luyện <br />
TDTT thường xuyên, tăng cường thể chất, bồi dưỡng năng lực TDTT, <br />
phẩm chất tư tưởng và ý chí của học sinh để trở thành những người lao <br />
động và bảo vệ tổ quốc XHCN phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ, <br />
kỹ. Phản ánh nhu cầu xã hội, phản ánh nhu cầu phát triển toàn diện tâm <br />
thể thanh thiếu niên nhi đồng trong thời kỳ đang lớn.<br />
Còn nhiệm vụ của TDTT trường học là trang bị cho học sinh <br />
nắm vững các tri thức cơ bản, kỹ thuật và kỹ năng cơ bản của TDTT <br />
và vệ sinh sức khỏe. Tiến hành giáo dục phẩm chất ý chí và thẩm mỹ <br />
cho học sinh, thúc đẩy phát triển nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng cho <br />
các em có ý thức tự trọng, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp <br />
22<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
luật, đoàn kết … phát hiện, bồi dưỡng tài năng thể thao, nâng cao trình <br />
độ kỹ thuật thể thao cho học sinh, nhà trường là nơi phát hiện và bồi <br />
dưỡng nhân tài.<br />
1.4. Phát triển các tố chất thể lực, hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận <br />
động và giáo dục nhân cách đạo đức học sinh<br />
GDTC là một bộ phận của TDTT, là một trong những hình thức <br />
hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội. GDTC là <br />
một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động <br />
và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người [22].<br />
Bên cạnh các yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến <br />
chuật, thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định <br />
hiệu quả hoạt động của con người.Rèn luyện thể lực lại là một trong <br />
hai đặc điểm cơ bản, nổi bật của quá trình GDTC.Bởi vậy, các nhà sư <br />
phạm TDTT rất cần hiểu biết về bản chất, sự phân loại các quy luật <br />
và phương pháp rèn luyện các tố chất thể lực. Trong lý luận và phương <br />
pháp TDTT, tố chất thể lực (hay tố chất vận động) là những đặc điểm, <br />
những mặt, những phần tương đối riêng biệt trong thể lực con người <br />
và thường chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh, sức bền, khả năng phối <br />
hợp vận động (khéo léo) và độ dẻo.<br />
1.4.1 Sức mạnh<br />
Sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng cơ bắp. <br />
Nói cách khác, sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối <br />
kháng bên ngoài, hoặc đề kháng lại nó bằng nỗ lực cơ bắp. Sức mạnh <br />
mà cơ phát ra phụ thuộc vào:<br />
Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ.<br />
Chế độ co của các đơn vị vận động đó.<br />
23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co.<br />
Khi số lượng sợi cơ co là tối đa, các sợi dây cơ đều co theo chế <br />
độ co cứng và chiều dài ban đầu của sợi cơ là tối ưu, thì cơ sẽ co với <br />
lực tối đa. Lực đó gọi là sức mạnh tối đa.<br />
Trong đề tài này, để đánh giá tố chất sức mạnh, chúng tôi tiến <br />
hành kiểm tra sức mạnh tay, sức mạnh đùi, cẳng chân, bàn chân và sức <br />
mạnh các nhóm cơ thành bụng, thí dụ: lực bóp tay thuận (kg), nằm <br />
ngửa gập bụng 30 giây (số lần), bật xa tại chỗ (cm).<br />
1.4.2 Sức nhanh<br />
Sức nhanh là tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Nó quy <br />
định chủ yếu và đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng <br />
vận động. Sức nhanh được biểu hiện ở dạng đơn giản và ở dạng phức <br />
tạp. Dạng đơn giản của sức nhanh gồm: thời gian phản ứng, thời gian <br />
của một động tác đơn lẻ, tần số hoạt động cục bộ. Dạng phức tạp của <br />
sức nhanh là thời gian thực hiện các hoạt động TDTT khác nhau, như <br />
chạy 100m, tốc độ đấm trong quyền anh, tốc độ dẫn trong Bóng đá [7].<br />
Để đánh giá sức nhanh, có thể áp dụng các test chạy ngắn 30m <br />
xuất phát cao (giây), chạy 50m xuất phát cao (giây), chạy 60m xuất phát <br />
cao (giây) vv…, đánh giá sức nhanh tần số động tác.<br />
1.4.3. Sức bền<br />
Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho <br />
trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài <br />
nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. Sức bền thường được đặc <br />
trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài liên tục từ <br />
23 phút trở lên, với sự tham gia của một khối cơ bắp lớn ( từ ½ toàn <br />
bộ lượng cơ bắp của cơ thể), nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp năng <br />
24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
lượng cho cơ chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng con đường ưa khí. Như <br />
vậy, sức bền trong thể thao là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt <br />
động cơ bắp toàn thân hoàn toàn hoặc chủ yếu mang tính ưa khí.<br />
Để đánh giá sức bền, trong nghiên cứu, có thể sử dụng các test thí <br />
dụ: chạy 500m đối với nữ, 800m đối với nam. Chạy tùy sức 5 phút, test <br />
cooper vv…<br />
1.4.4. Năng lực phối hợp vận động (khéo léo)<br />
Nếu như các năng lực sức mạnh, sức nhanh, sức bền dựa trên cơ <br />
sở của hệ thống thích ứng về mặt năng lượng, thì năng lực phối hợp <br />
vận động lại phụ thuộc chủ yếu vào các quá trình điểu khiển hành <br />
động vận động.<br />
Việc xác định năng lực phối hợp vận động, về cơ bản được dựa <br />
trên cơ sở lý luận của tâm lý học hiện đại về khái niệm năng lực và <br />
dựa trên cơ sở học thuyết vận động.Theo các quan điểm này, năng lực <br />
phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề của vận động viên <br />
(cần thiết ít hoặc nhiều), để thực hiện một thắng lợi một hoạt động <br />
thể thao nhất định. <br />
Để đánh giá năng lực phối hợp vận động, có thể sử dụng nhiều <br />
bài thử, thí dụ: chạy zích zắc (giây), chạy con thoi 4x10m (giây), đứng <br />
thăng bằng 1 chân (giây), phối hợp động tác (điểm), các bài thử vè cảm <br />
giác không gian và thời gian, cảm giác cơ bắp chính xác vv…<br />
1.4.5. Mềm dẻo<br />
Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên <br />
độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo.<br />
Mềm dẻo được phân thành hai loại: Mềm dẻo tích cực và mềm <br />
dẻo thụ động.<br />
25<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mềm dẻo tích cực là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn <br />
ở các khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp.<br />
Mềm dẻo thụ động là năng lực thực hiện động tác với biên độ <br />
lớn ở các khớp nhờ tác động của ngoại lực, như trọng lượng của cơ <br />
thể, lực ấn, ép của người khác.<br />
Để đánh giá tố chất mềm dẻo, có thể sử dụng các test dẻo ngập <br />
thân (cm), cầm gập xoay vai, uốn cầu (cm), các dạng xoạc ngang, xoạc <br />
dọc (cm)…<br />
1.5. Những nguyên tắc giáo dục thể chất cho học sinh THPT<br />
1.5.1. Nguyên tắc giáo dục thể chất<br />
Để phát triển con người toàn diện dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, <br />
Đảng và Nhà nước ta coi :“con người là vốn quý nhất của chế độ xã <br />
hội chủ nghĩa, bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe, giáo dục phát triển thể <br />
chất con người là mục tiêu phấn đấucủa toàn Đảng, toàn dân ta”. Như <br />
lời Bác Hồ đã căn dặn: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết <br />
phải có con người mới xã hội chủ nghĩa”.Câu nói đó, có ý nghĩa đối với <br />
công tác thể dục thể thao của chúng ta. Thể dục thể thao trước hết <br />
phải phục vụ cho sự nghiệp đào tạo con người. Đó không phải chỉ là <br />
mong muốn mà là một điều kiện cần thiết thực sự cho tiến bộ xã hội.<br />
Trong hoạt động thể dục thể thao, cũng như các hoạt động văn <br />
hóa, giáo dục khác, phải có cách tiếp cận đồng bộ, trong đó đức dục <br />
đóng vai trò chủ đạo thì mới đạt hiệu quả tốt trong các mặt giáo dục <br />
khác. <br />
Qua quá trình tiến hóa tự nhiên hàng triệu năm, cơ thể chúng ta <br />
ngày nay thực sự là thực thể hữu cơ, thống nhất và hoàn chỉnh.. Có thể <br />
thấy rõ điều này trong chuẩn bị thể lực cho vận động viên các môn thể <br />
26<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
thao khác nhau, cho những người làm những nghề đặc biệt, ở đây cần <br />
có sự kết hợp giữa thể lực chung và thể lực chuyên môn. Nhưng cái cơ <br />
bản là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với học sinh, sinh viên nói <br />
chung và học sinh trung học phổ thông nói riêng.<br />
1.5.2. Nguyên tắc GDTC kết hợp với phục vụ học tập, lao <br />
động<br />
Mọi người đều biết lợi ích của thể dục và thể thao. Nhưng <br />
không phải ai cũng biến nó thành một bộ phận không thể tách rời trong <br />
đời sống. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người <br />
ngày càng trút phần lớn gánh nặng thể lực của mình lên máy móc. Đó <br />
là điều cần thiết với tất cả mọi người và nhất là hướng tới mục tiêu <br />
đào tạo, bồi dưỡng giáo dục toàn diện cho thanh niên trong độ tuổi đến <br />
trường.<br />
Trong lý luận thể dục thể thao, khi bàn về nguồn gốc thể dục <br />
thể thao, đã có nhiều phần trình bày về chức năng vận dụng, phục vụ <br />
cho lao động, học tập và xây dựng đất nước của lịch sử loài người. <br />
Đặc điểm của sự thực hiện chức năng này và ảnh hưởng của chúng <br />
đến nhân cách con người, chủ yếu phục vụ vào phương thức kinh tế <br />
xã hội. Sự tự do phát triển của con người không bao giờ chung chung <br />
mà ngược lại phải gắn bó với chức năng cơ bản của họ, mục đích <br />
phục vụ trong đời sống.<br />
Khi thực hiện nguyên tắc này, cần đảm bảo các yêu cầu sau:<br />
Hoạt động thể dục thể thao trước hết phải nhằm hình thành <br />
những kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho đời sống.<br />
Hiệu quả thực dụng của hoạt động thể dục thể thao không chỉ <br />
thể hiện qua vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động tiếp thu được, mà còn ở <br />
27<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
mức phát triển đa dạng các chức năng thể chất, trong đó tố chất thể lực <br />
có vai trò quan trọng.<br />
Tác dụng của thể dục thể thao đến nhân cách, trước hết cần <br />
thể hiện giáo dục lao động, lòng yêu nước và trách nhiệm với xã hội, tổ <br />
quốc. Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng trong nguyên tắc <br />
giáo dục thể dục thể thao [20].<br />
1.6. Thực trạng công tác GDTC trong trường học phổ thông ở Thị <br />
xã Gia Nghĩa ,tỉnh Đắk Nông hiện nay.<br />
1.6.1. Công tác giáo dục thể chất trong trường học ở Thị xã <br />
Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.<br />
Giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao trong trường <br />
học các cấp là một trong những nhân tố cơ bản góp phần thực hiện <br />
mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Nó thực sự có vị trí quan <br />
trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về <br />
nhân cách, trí tuệ và thể chất của học sinh, phục vụ yêu cầu công <br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tương lai.<br />
Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà đã <br />
gặp phải những khó khăn về đội ngũ, chất lượng và cơ sở vật chất để <br />
phục vụ cho công tác giáo dục thể chất trong các trường phổ thông. Do <br />
giáo viên ít được dự các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ. <br />
Điều kiện cơ sở vật chất, dụng cụ thiếu thốn, sân chơi bãi tập thiếu <br />
bóng mát, không đảm bảo vệ sinh, an toàn trong tập luyện vì thế không <br />
đảm bảo cho nhu cầu giảng dạy và tập luyện.<br />
Ở trường phổ thông thể dục thể thao ngoại khóa là một hình <br />
thức giáo dục thể chất bổ sung rất tốt cho giờ học nội khóa. Nếu được <br />
28<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
tổ chức tốt thể dục thể thao ngoại khóa sẽ có tác dụng rất quan trọng <br />
đối với học sinh trong việc phát triển hình thái về thể lực. Hoàn thiện <br />
những kỹ năng chưa tiếp thu được trên lớp và xây dựng cho học sinh sự <br />
say mê luyện tập và là một hình thức tổ chức, bồi dưỡng và phát triển <br />
năng khiếu thể thao, đáp ứng được nhu cầu rèn luyện của học sinh.<br />
Một đơn vị, một địa phương có phong trào thể dục thể thao phát <br />
triển chính là nơi có mạng lưới câu lạc bộ thể thao được hình thành và <br />
thu hút đông đảo mọi người tham gia tập luyện theo sở thích của bản <br />
thân. Do điều kiện thực tế của địa phương hầu hết các trường có tổ <br />
chức tập luyện ngoại khóa bằng nhiều hình thức: Tập luyện, thi đấu <br />
cấp cơ sở, thành lập đội tuyển chủ yếu là các môn bóng đá, điền kinh, <br />
bóng chuyền. Đây là nội dung thi đấu trong Hội Khỏe Phù Đổng các <br />
cấp. Tuy nhiên, vấn đề ngoại khóa trong nhà trường phổ thông chưa <br />
thực sự trở thành phong trào tập luyện thường xuyên, hầu hết các em <br />
vẫn theo tập TDTT ngoại khóa dưới hình thức tự phát, thiếu sự hướng <br />
dẫn và tổ chức quy mô của các giáo viên chuyên trách tại các trường.<br />
Để công tác giáo dục thể chất phát triển mạnh, các nhà trường <br />
phải đặt đúng tầm quan trọng của giáo dục thể chất, tập luyện theo ba <br />
hình thức: Tập luyện theo chương trình nội khóa, rèn luyện ngoại khóa <br />
và tự tập luyện, xây dựng phong trào thể thao sâu rộng đi đôi với rèn <br />
luyện mang tính chuyên nghiệp, kết hợp đại trà và mũi nhọn để làm cơ <br />
sở cho thể thao đỉnh cao.<br />
1.6.2. Một số đặc điểm chính trong công tác GDTC ở trường <br />
THPT DTNT N’ Trang Lơng, tỉnh Đắk Nông.<br />
Trường THPT DTNT N’ Trang Lơng là một trường lớn nằm <br />
trong tỉnh Đắk Nông. Hàng năm nhà trường giảng dạy cho một số <br />
29<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
lượng lớn học sinh trong địa bàn toàn tỉnh với số lượng theo chế độ nhà <br />
nước lớp học lên đến 15 lớp/năm học. Nhà trường luôn có bề dày về <br />
thành tích học tập văn hóa cũng như công tác phát triển TDTT trong địa <br />
bàn tỉnh.<br />
Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất, nhà <br />
trường có 01 nhà tập thể thao đa năng và 01 khu sân tập thể dục ngoài <br />
trời nên rất thuận lợi cho các học sinh có điều kiện tập luyện ngoại <br />
khóa và tự rèn luyện. Các dụng cụ tập luyện của các môn TDTT theo <br />
quy định của Bộ như: Tranh ảnh, dụng cụ ném đẩy, cột xào, hố cát, <br />
đệm nhảy… cũng thiếu thốn chưa đảm bảo tốt cho công tác giảng dạy <br />
chung trong trường học chính khóa.<br />
Về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhà trường hiện tại đang có 03 giáo <br />
viên chuyên trách đảm nhận hai môn GDTC và GDQP, trong đó 03 <br />
người có trình độ cử nhân TDTT.<br />
Song song với việc đào tạo chất lượng chuyên môn, Ban Giám <br />
hiệu trường THPT DTNT N’ Trang Lơng tỉnh Đăk Nông cũng luôn luôn <br />
quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bộ môn GDTC của nhà <br />
trường phát triển. Thường xuyên tổ chức các phong trào hoạt động <br />
TDTT trong nhà trường nhằm phát triển thể chất cho học sinh cũng như <br />
phát động phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa vì mục đích sức khỏe <br />
cho học sinh toàn trường.Tuy nhiên, với thời lượng và nội dung giảng <br />
dạy môn GDTC, các em của trường THPT DTNT N’ Trang Lơng s ẽ <br />
vừa học chính khóa vừa tham gia tập luyện ngoại khóa. Theo số liệu <br />
điều tra ban đầu, tình trạng thể lực của học sinh trường còn hạn chế. <br />
Đó là điều đáng lo ngại, mặc dù trong các giờ nhàn rỗi cũng có nhiều <br />
học sinh tham gia tập luyện các môn thể thao mà mình yêu thích. Để <br />
30<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
khuyến khích tinh thần tập luyện thể thao của học sinh trong trường, <br />
nhà trường đã kết hợp với bộ môn GDTC tổ chức các cuộc hội thao, <br />
nhằm chào mừng các ngày lễ lớn như: ngày 26/3, ngày Nhà giáo Việt <br />
Nam… Nhà trường còn động viên khuyến khích các em học sinh có <br />
năng khiếu về thể thao đi tham dự các hội khỏe phù đổng, các hội thao <br />
do học sinh, sinh viên tổ chức… Các em đã tham gia rất tích cực và sôi <br />
nổi. Tuy vậy, chất lượng chuyên môn còn kém và có nhiều chuyên môn <br />
không có lực lượng tham gia như: môn bóng rổ, bơi lội hay các môn <br />
TD nhịp điệu… một phần là do điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyện <br />
còn thiếu thốn, phần khác là do không có đủ cán bộ giảng dạy chuyên <br />
ngành về các môn này.<br />
Giáo dục thể chất cho học sinh ở trường học không chỉ đơn <br />
thuần là một môn học nhằm nâng cao sức khỏe, mà nó còn phải phù <br />
hợp giữa hai yếu tố trí lực và thể lực, tính tự giác, đam mê thực sự một <br />
môn thể thao nào đó của học sinh. <br />
Tóm lại, thực trạng của trường THPT DTNT N’ Trang L ơng t ỉnh <br />
Đắk Nông có những mặt tốt đã và đang thực hiện là: Đội ngũ giáo viên <br />
thể dục đoàn kết và cầu tiến, có sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đối <br />
với hoạt động chuyên môn, học sinh tích cực tham gia các hoạt động <br />
thể dục thể thao ngoại khóa. Đảm bảo thực hiện đúng chương trình <br />
quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Tuy nhiên khó khăn vẫn còn tồn <br />
tại là điều kiện sân chơi, bãi tập còn hạn chế, áp lực của việc học tập <br />
các môn văn hóa làm ảnh hưởng đến quỹ thời gian tham gia hoạt đ