PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS BĂNG ADRÊNH<br />
-------------------o0o-------------------<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGUY ỄN ANH TUẤN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỀ TÀI<br />
<br />
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ <br />
TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THCS BĂNG ADRÊNH, <br />
HUYỆN KRÔNG ANA, TỈNH ĐĂK LẮK<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana – 2019<br />
1<br />
MỤC LỤC<br />
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA.....................................................1<br />
MỤC LỤC.......................................................................................................2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Với tác động của xu thế toàn cầu hóa và quá trình hội nhập, đặc biệt là <br />
sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường đã dẫn tới những biến động <br />
về kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách <br />
mạng công nghệ 4.0 đã du nhập những tinh hoa văn minh, hiện đại của nền <br />
các nền văn hóa tiên tiến của các nước khác vào nước ta, kèm theo đó không <br />
những mặt trái, tiêu cực đang dần xâm nhập vào dời sống xã hội gây ra rất <br />
nhiều hệ lụy, nhất là đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên. <br />
Chỉ trong một thời gian ngắn, ngành giáo dục liên tiếp xảy ra những vụ <br />
việc khó tin gây bức xúc dư luận. Đó là một thầy giáo ở trường Tiểu học Tiên <br />
Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị tố dâm ô với nhiều học sinh gái, ở <br />
Quảng Bình giáo viên cho cả lớp tát bạn tổng cộng 230 gây xôn xao . Và ngay <br />
2<br />
sau đó, dư luận lại bàng hoàng với việc xảy ra nhiều vụ phụ huynh, học sinh <br />
đánh đập giáo viên đến mức họ phải nhập viện , …. Qua thời gian gần đây <br />
tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng một cách nghiêm trọng. Liên tiếp <br />
những vụ việc đau lòng như ở Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Ninh…đang gióng <br />
lên một hồi chuông cảnh báo về những lỗ hổng trong tư duy, tính cách của <br />
giới trẻ hiện nay.<br />
Dưới tác động của sự phát triển về khoa học kỹ thuật và từ những dư <br />
luận bức xúc của ngành giáo dục trong thời gian qua. Có thể cho chúng ta thấy <br />
nguyên nhân căn bản ở đây là do xuất phát từ văn hóa, mà củ thể đó là mối <br />
quan hệ giữa ba thành tố: Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Để xây dựng tốt <br />
các mối quan hệ như: giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, … tôi mạnh <br />
giạn chọn đề tài: “Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường tại trường <br />
THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk” <br />
II. Mục tiêu nghiên cứu:<br />
Động lực làm việc trong nhà trường thường được gọi là động lực sư <br />
phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hoá là một động lực vô <br />
hình nhưng có sức mạnh kích cầu nhiều khi hiệu quả hơn cả các biện pháp <br />
kinh tế. Cụ thể:<br />
Văn hoá nhà trường (VHNT) giúp giáo viên, nhân viên, học sinh thấy rõ <br />
mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm;<br />
VHNT phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các <br />
cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh; <br />
đồng thời, tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là <br />
nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đối với hoạt <br />
động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người;<br />
VHNT tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi cá nhân trong <br />
lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành <br />
viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà <br />
trường.<br />
Trước những thách thức lớn trong việc giữ gìn, phát triển văn hóa nói <br />
chung, văn hóa nhà trường nói riêng. Thì nhà trường có vai trò quan trọng trong <br />
việc giáo dục đạo đức, phẩm chất lối sống cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra những <br />
lớp người vừa “hồng” vừa “chuyên” để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong <br />
thời kì hội nhập.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Trên thế giới hiện có nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, điểm cốt <br />
lõi và nhất quán thể hiện phổ biến qua hầu hết các khái niệm văn hoá, đó là <br />
sự nhấn mạnh tới yếu tố con người. Văn hoá là những gì gắn với con người, <br />
thuộc con người và đời sống của con người. Theo UNESCO (2002): “Văn hóa <br />
3<br />
là một tổng thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tình <br />
cảm, khắc họa lên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, xã hội. Văn hóa <br />
không chỉ bao gồm nghệ thuật văn chương mà còn cả những lối sống, những <br />
quyền cơ bản của con người, những truyền thông tín ngưỡng”<br />
Chính vì lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Vì lẽ sinh tồn <br />
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra <br />
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ <br />
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc và ở các phương <br />
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn <br />
hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà <br />
loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi <br />
sự sinh tồn.”<br />
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định rõ: <br />
“Các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ và thực hiện có hiệu quả mục <br />
tiêu: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, phải <br />
hướng đến chân thiện mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân <br />
chủ và khoa học ”<br />
Qua các khái niệm văn hóa trình bày ở trên đã chỉ rõ: Văn hóa là một tập <br />
hợp có tính hệ thống các giá trị vật thể và phi vật thể do con người tạo lập và <br />
lưu truyền qua một quá trình lâu dài; Là quá trình hình thành và phát triển văn <br />
hóa là quá trình hoạt động thực tiễn của con người; Trong quá trình hoạt động <br />
thực tiễn để “sáng tạo và tích lũy” văn hóa, con người có mối lien hệ mật <br />
thiết và tác động qua lại với hoàn cảnh, môi trường xã hội và môi trường tự <br />
nhiên.<br />
Văn hóa nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen <br />
và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các <br />
thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các <br />
hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư <br />
phạm.<br />
Văn hóa nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần <br />
của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, <br />
mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý, …bầu không khí tâm lý. <br />
Thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử, <br />
…được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận.<br />
Hệ thống giá trị của văn hóa nhà trường bao gồm cả những giá trị vật <br />
chất và giá trị tinh thần, nó tồn tại dưới dạng thức khác nhau như: những tồn <br />
tại vật lý, bao gồm cấu trúc, những nét hoa văn trang trí của các phòng học, <br />
khung cảnh nhà trường, đồng phục của nhà trường, những biểu tượng, khẩu <br />
hiệu, các lễ nghi; các hoạt động văn hóa và học tập của nhà trường, trong đó <br />
nó mang các giá trị tinh thần, những tồn tại tinh thần – phi vật thể: như truyền <br />
4<br />
thống, ý thức, tình cảm, niềm tin của các thành viên đối với nhà trường, bầu <br />
không khí tâm lý.<br />
Kent. D. Peterson cho rằng: Văn hóa nhà trường là tập hợp các chuẩn <br />
mực, giá trị và niềm tin, các lễ nghi và nghi thức, các biểu tượng và truyền <br />
thống tạo ra “vẻ bề ngoài” của nhà trường.<br />
Như vậy, Văn hóa nhà trường bao hàm những cái có thể nhìn thấy <br />
được, những cái có thể sử dụng được và bầu không khí làm việc (biểu tượng, <br />
phương châm, khẩu hiệu, quy tắc, những mong đợi, …).<br />
II. Thực trạng vấn đề: <br />
Như chúng ta đã biết lực lượng giáo dục cơ bản là nhà trường gia đình <br />
cộng đồng. Tuy nhiên trong những năm học trước đây VHNT tại trường <br />
THCS Băng Adrênh chưa có sự kết nối chặt chẽ của ba thành tố trên.<br />
Trong bối cảnh xã hội luôn thay đổi chóng mặt, cùng với tác động xã <br />
hội nhanh và trực tiếp đến người học qua các kênh thông tin đại chúng, đặc <br />
biệt là mạng xã hội với nhiều ảnh hưởng xấu, cổ xúy cho các hành vi tiêu <br />
cực, phản cảm, trái quy chuẩn đạo đức… nên càng làm phức tạp hơn diễn <br />
biến tâm lý bên trong mỗi HS.<br />
Tuy nhiên, nhiều thầy cô, cha mẹ, người lớn không hiểu được điều này, <br />
đặc biệt là sự phát triển phức tạp và đầy biến động của lứa tuổi THCS; cùng <br />
với đó còn chưa nhận thức đúng ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực học đường <br />
đến sự phát triển của người học, con em mình, do đó có hành vi bao che, bỏ <br />
qua cho các đối tượng có liên quan. Học sinh thường là đối tượng bị bạo lực, <br />
hay đối tượng gây ra bạo lực, ...<br />
Năng lực và điều kiện để thực hiện thành công chức năng quản lý lớp <br />
học của giáo viên chủ nhiệm còn yếu. Coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp; chọn <br />
giáo viên trẻ và ít giờ, không được đào tạo để làm công tác chủ nhiệm, ít khi <br />
bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng về công tác chủ nhiệm lớp. Giao trách <br />
nhiệm chưa đi đôi với quyền hạn và chế độ đãi ngộ. <br />
Thiếu hành lang pháp lý để phòng ngừa, xử lý nhanh và giải quyết hiệu <br />
quả vấn đề bạo lực học đường tại nhà trường và địa phương. chưa cập nhật <br />
đầy đủ nội dung, quy định, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng xử <br />
phạt trong cơ sở giáo dục; thiếu sự phân công, phân quyền cho cá nhân cụ thể; <br />
thiếu quy trình xử lý các tình huống cấp bách như bạo lực học đường. Cùng <br />
với đó, cách xử lý hậu quả của bạo lực học đường còn khá lúng túng và chưa <br />
có căn cứ pháp lý phù hợp…; thiếu lực lượng hỗ trợ cho HS giải quyết các <br />
vấn đề khó khăn. Lực lượng này là các thầy cô được trang bị kiến thức tư vấn <br />
tâm lý và cán bộ, nhân viên tham vấn học đường không được đào tạo một cách <br />
bài bản.<br />
<br />
<br />
5<br />
Từ những thực trạng nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng <br />
giáo dục tại trường THCS Băng Adrênh củ thể:<br />
Vi phạm <br />
Nội Vi phạm qui Bạo lực Chất lượng mũi nhọn cấp huyện<br />
nội qui nề <br />
dung chế chuyên học <br />
nếp của <br />
Năm học môn của GV đường HSG TDTT KHKT GVDG<br />
HS<br />
2016 2017 10 lượt 5 lượt 28 lượt 3 CN 5 giải 01 KK 02 CN<br />
+ Chất lượng giáo dục hai mặt giáo dục:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Số liệu năm học 2016 – 2017)<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: <br />
Tạo động lực cho một trường học là một nỗ lực kéo dài suốt cả năm <br />
học và các năm học nối tiếp nhau. Bằng cách tập trung vào việc xây dựng văn <br />
hóa nhà trường tích cực, Hiệu trưởng có thể quản lí và điều hành nhà trường <br />
thành công.<br />
Là lãnh đạo với vai trò quản lí, yếu tố hàng đầu là cải thiện quá trình <br />
học tập của học sinh. Vì vậy việc nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên <br />
được đặt ở vị trí hàng đầu của các giải pháp ưu tiên. <br />
Giải pháp 1. Tổ chức nghiên cứu, thảo luận trong cán bộ, giáo viên, <br />
học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng VHNT.<br />
VHNT có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là trong bối cảnh thực hiện <br />
đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, thực hiện phong trào xây dựng “Trường <br />
học thân thiện” hiện nay. Vì thế, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức <br />
cho đội ngũ cán bộ, GV và công nhân viên trong nhà trường, cho HS về phát <br />
triển VHNT trở nên cấp thiết và là nhiệm vụ của mọi thành viên của nhà <br />
trường.<br />
1.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Tạo ra sự thống nhất trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, GV, HS về <br />
tầm quan trọng và sự cần thiết phải xây dựng văn hóa nhà trường, từ đó có sự <br />
quan tâm đúng mực đến công tác xây dựng văn hóa nhà trường.<br />
Nắm bắt được những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm và tâm trạng của các <br />
thành viên trong nhà trường đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục trong <br />
nhà trường nói chung và biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường nói riêng.<br />
<br />
6<br />
Giúp cán bộ, GV, HS hiểu được một cách rõ ràng mục tiêu, nội dung và <br />
tầm quan trọng của VHNT;<br />
Hình thành ở cán bộ, giáo viên, học sinh những ấn tượng sâu sắc, những <br />
giá trị tình cảm tốt đẹp khi đến công tác và học tập tại trường.<br />
1.2. Nội dung và cách thức thực hiện<br />
Nâng cao nhận thức kết hợp với giáo dục chính trị tư tưởng là hai mặt <br />
của một vấn đề phát triển VHNT. Đây là biện pháp có ý nghĩa then chốt cho <br />
việc phát triển VHNT.<br />
i) Xây dựng bầu không khí dân chủ, cởi mở, hợp tác, cùng chí sẻ, hỗ trợ <br />
lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường.<br />
Trong nhà trường THCS có nhiều thành viên, hoạt động theo những <br />
cách thức khác nhau. Vì vậy, cần nắm vững cách thức hoạt động của từng <br />
thành viên để tổ chức hợp lí hoạt động phát triển VHNT của họ. <br />
Mọi thành viên trong nhà trường đều được tôn trọng, luôn được coi <br />
trọng và có cơ hội để thể hiện, phát triển khả năng của mình, quan tâm đến <br />
nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của GV và HS, có biện pháp giúp họ giải <br />
quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong công tác giảng dạy và giáo <br />
dục;<br />
Huy động các nguồn lực đảm bảo các hoạt động, công việc phát triển <br />
VHNT, bao gồm: nhân lực, vật lực, tài lực. Các nguồn lực này thường không <br />
có sẵn mà phải huy động từ các đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, đoàn thể, <br />
các nhà hảo tâm, phụ huynh HS. Hay nói cách khác ta phải làm tốt công tác xã <br />
hội hóa giáo dục.<br />
Khuyến khích tinh thàn làm việc hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm; xây <br />
dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lí thúc đẩy mọi người nỗ <br />
lực làm việc;<br />
Thúc đẩy sự đối thoại, tăng cường trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh <br />
nghiệm với cán bộ, GV và nhân viên trong trường trên tinh thần lắng nghe và <br />
thấu hiểu, ... Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên. <br />
ii) Xác định trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh đối với việc xây <br />
dựng và phát triển văn hóa nhà trường.<br />
Để xây xây dựng kế hoạch phát triển VHNT, Ban giám hiệu, trước hết <br />
Hiệu trưởng THCS phải xác định mục tiêu, thiết lập chương trình hành động <br />
và các bước đi củ thê để phát triển VHNT, để hình thành các chuẩn mực, các <br />
giá trị cốt lõi, niềm tin của nhà trường.<br />
Xây dựng , chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường với tất cả cán <br />
bộ, GV, nhân viên và HS trong trường; <br />
<br />
7<br />
Chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho GV, trong đó đề cao vai <br />
trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của mỗi GV;<br />
Xây dựng và ban hành quy định hành vi ứng xử của mọi thành viên <br />
trong nhà trường theo các giá trị và chuẩn mực đã xác định.<br />
Ví dụ: Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị của trường THCS Băng Adrênh như <br />
sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp<br />
Nhà trường cần xây dựng quy chế văn hóa dựa trên triết lý riêng của <br />
mình để khẳng định được phong cách, xác định hệ thống giá trị, chuẩn mực <br />
đạo đức của nhà trường. Theo đó, thống nhất và hướng dẫn hành vi ứng xử <br />
của mọi thành viên trong nhà trường theo các giá trị và chuẩn mực đã xác định;<br />
Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mô hình văn hóa tổ chức nhà <br />
trường. Chính yếu tố vật chất cũng góp phần tạo nên ý thức con người, như <br />
không gian, trang thiết bị làm việc, trang phục, …sẽ giúp họ dễ cảm nhận vì <br />
tính hữu hình của nó, khiến họ tin tưởng và gắn bó hơn với nhà trường.<br />
<br />
<br />
8<br />
Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong việc học tập, nghiên <br />
cứu và có cơ chế khuyến khích phù hợp trong việc thực hiện VHNT.<br />
Giải pháp 2. Kế hoạch hóa việc xây dựng văn hóa nhà trường<br />
2.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Đưa việc thực hiện xây dựng VHNT trong kế hoạch hoạt động của nhà <br />
trường để quả lí hiệu quả hoạt động này.<br />
2.2. Nôi dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
i) Xác định rõ các yêu cầu đối với một kế hoạt xây dựng văn hóa nhà <br />
trường<br />
Việc xây dựng kế hoạch xây dựng VHNT cần đáp ứng yêu cầu sau: <br />
Đảm bảo hướng đến và thực hiện được mục tiêu hình thành văn hóa mới của <br />
nhà trường; đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi và phù hợp với thực tiễn của <br />
nhà trường.<br />
Hiệu trưởng cần làm cho giáo viên, học sinh hiểu rõ văn hóa tổ chức, <br />
VHNT, tầm nhìn, giá trị của nhà trường. Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh <br />
tương lai để mọi người cùng chia sẻ. Từ đó, động viên tinh thần, tạo động lực <br />
cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường có sự đồng thuận, hiểu rõ vai <br />
trò, vị trí, quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc nỗ lực tham gia xây <br />
dựng và phát triển VHNT. Cách thức xây dựng VHNT.<br />
Kế hoạch cần củ thể, chi tiết tới từng việc, từng người, phù hợp với <br />
điều kiện thời gian và nguồn lực khác để có thể thực thi được kế hoạch đó.<br />
ii) Tổ chức xây dựng kế hoạch<br />
Việc xây dựng kế hoạch VHNT cần thực hiện theo quy trình sau:<br />
Bước 1: Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược <br />
phát triển VHNT.<br />
Để đánh giá thực trạng tình hình nhà trường, sử dụng các mô hình:<br />
+ Phân tích SWOT (Strengths – điểm mạnh, Weaknesses – điểm yếu, <br />
Opportunities – cơ hội, Threats – thách thức) được sử dụng nhằm phân tích các <br />
yếu tố môi trường bên ngoài mà nhà trường phải đối mặt (các cơ hội và thách <br />
thức) cũng như các yếu tố thuộc về nội bộ nhà trường. <br />
+ Nguyên tắc SMART (Specifi Cụ thể, dễ hiểu; Measurable Đo <br />
lường được; Attainable Có thể đạt được; Relevant Thực tế; TimeBound <br />
Thời gian hoàn thành)<br />
Bước 2: Xác định giá trị cốt lõi, xây dựng tầm nhìn của nhà trường <br />
không phai nhòa theo thời gian mà là trái tim và là linh hồn của nhà trường. <br />
Tầm nhìn là một bức tranh lý tưởng trong tương lai mà nhà trường sẽ vươn <br />
<br />
9<br />
tới. Đây là định hướng để xây dựng VHNT, thậm chí có thể tạo lập một nền <br />
VH tương lai cho nhà trường khác hẳn trạng thái hiện tại.<br />
Bước 3: Xác định hệ thống nhiệm vụ, chương trình hành động, hoạt <br />
động xây dựng văn hóa nhà trường.<br />
Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần <br />
thay đổi. Văn hóa thường tiềm ẩn, khó thấy nên việc đánh giá là cực ký khó <br />
khăn, dễ gây nhầm lẫn vì các chủ thể văn hóa vốn đã hòa mình vào nền văn <br />
hóa đương đại, khó nhìn nhận một cách khách quan sự tồn tại của những hạn <br />
chế và những mặt trái, mặt tiêu cực cần thay đổi.<br />
Chương trình hành động phát triển VHNT phải xác định củ thể các công <br />
việc phải làm đến từng thành viên, tổ chức trong nhà trường để cải tiến và <br />
thiết lập các chuẩn mực mới, những giá trị mới mang tính thời đại, đặc biệt là <br />
các giá trị học tập không ngừng và thay đổi thường xuyên.<br />
Hiệu trưởng phải xác định ưu tiên trong kế hoạch hành động và chịu <br />
trách nhiệm phân bổ nguồn lực. Trong từng hoạt động cần làm rõ:<br />
1) Tên hoạt động;<br />
2) Mục tiêu;<br />
3) Nội dung hoạt động, các bước, quy trình;<br />
4) Không gian, khung thời gian thực hiện;<br />
5) Người lãnh đạo, phụ trách;<br />
6) Người thực hiện, giáo viên, học sinh, …<br />
7) Kết quả dự kiến, chỉ số kết quả;<br />
8) Điều kiện cho hoạt động;<br />
9) Phù hợp với điều kiện nhà trường;<br />
10) Nguồn lực, kinh phí cho hoạt động.<br />
Bước 4: Lựa chọn mô hình phát triển văn hóa nhà trường phù hợp với <br />
thực tiễn nhà trường.<br />
Lựa chọn mô hình phát triển VHNT phù hợp, củ thể hóa và củng cố, cải <br />
thiện liên tục sự thay đổi văn hóa. Động viên mọi người noi theo các hình mẫu <br />
lý tưởng phù hợp với mô hình VHNT đang hướng tới. Sự khích lệ kèm theo <br />
một cơ chế khen thưởng có sức động viên thiết thực là rất cần thiêt.<br />
Bước 5: Lập kế hoạch phát triển văn hóa nhà trường<br />
Kế hoạch phát triển VHNT được lập ở các cấp độ khác nhau, từ vĩ mô, <br />
kế hoạch của nhà trường đến vi mô, kế hoạch của các tổ chuyên môn, các tổ <br />
chức, đoàn thể trong nhà trường. Nhưng dù ở cấp độ nào, kế hoạch phát triển <br />
VHNT cũng phải luôn là một chương trình hành động phát triển VHNT.<br />
10<br />
iii) Phối hợp với gia đình và xã hội trong giáo dục VHNT ở trưòng <br />
THCS.<br />
Khuyến khích phụ huynh và cộng đồng tham gia vào các hoạt động <br />
giáo dục của nhà trường, giúp phụ huynh hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của họ <br />
trong việc phối hợp với nhà trường nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh. <br />
Xây dựng được mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng <br />
(nhà trường luôn hỗ trợ cộng đồng, cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt về <br />
giáo dục cho cộng đồng và ngược lại cộng đồng luôn hỗ trợ lại nhà trường).<br />
Giải pháp 3. Xây dựng cảnh quan nhà trường “Xanh – Sạch –Đẹp” và <br />
An toàn<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Khung cảnh nhà trường là “bề nổi” của mỗi nhà trường, tạo ấn tượng <br />
ban đầu cho mọi người nên có vị trí rất quan trọng trong việc xây dựng môi <br />
trường văn hóa. Hiện nay, mỗi cơ quan, đơn vị, nhất là các trường học rất coi <br />
trọng việc xây dựng khung cảnh bên ngoài như cổng trường, khuôn viên, cây <br />
xanh, sân chơi, bãi tập tạo thành môi trường làm việc có văn hóa.<br />
Tạo không gian phù hợp, thoáng mát, nhẹ nhàng mang tính giáo dục cao; <br />
xây dựng môi trường học đường an toàn, xanh, sạch, đẹp, vui tươi lành mạnh; <br />
tích cực giáo dục truyền thống “Tiên học Lễ, hâu học Văn” trong các nhà <br />
trường giúp cho học sinh thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của việc học “Lễ”, <br />
học làm người, cùng với việc tiếp thu tri thức tiên tiến của nhân loại.<br />
Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ , giáo viên, nhân viên và học sinh <br />
đối với việc tạo cảnh quan môi trường, ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh trường, <br />
lớp, môi trường sống xung quanh. Thông qua đó Tạo được những thay đổi quan <br />
trọng trong nhà trường về ý thức bảo môi trường và tích cực làm cho nhà <br />
trường ngày càng Xanh – Sạch – Đẹp hơn.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo <br />
viên, nhân viên và học sinh tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cây xanh <br />
trong trường lớp.<br />
Thực hiện nội dung lồng ghép, tích hợp về giáo dục môi trường trong <br />
các môn học chính khóa cho các em học sinh, tăng cường giáo dục học sinh <br />
bằng một số hình thức khác như : pano, áp phít bằng những câu khẩu hiệu <br />
hành động.<br />
Phối kết hợp với y tế học đường thực hiện chuyên đề “Rửa tay bằng xà <br />
phòng”. Qua đó giáo dục các em thực hiện đúng các quy tắc rửa tay và giữ gìn <br />
vệ sinh cá nhân hàng…Và thường xuyên theo dõi kiểm tra trong các giờ sinh <br />
hoạt lớp.<br />
11<br />
Phân công cho đội sao đỏ hàng ngày có nhiệm vụ kiểm tra và thúc nhắc <br />
các lớp làm vệ sinh đúng thời gian quy định, nếu chi đội nào thực hiện chưa <br />
tốt sẽ trừ điểm thi đua của chi đội đó. Từ đó đã giúp nhà trường quản lý tốt <br />
phong trào xanh, sạch, đẹp được thường xuyên. Ngoài ra Liên đội khoán công <br />
trình măng non cho các chi đội tự chăm sóc và bảo quản, tổ chức chấm công <br />
trình mỗi lớp 2 đợt/học kỳ.<br />
Tổ chức cho các lớp thi trang trí trong và ngoài lớp học, thi ý tưởng và <br />
thiết kết các vật dụng vệ sinh để bảo vệ môi trường.<br />
Ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra ,đánh giá về việc thực hiện giữ gìn <br />
trường, lớp sạch – đẹp, trồng và chăm sóc cây xanh của từng khối, lớp và các <br />
bộ phận trong trường học để động viên khen thưởng kịp thời.<br />
Mỗi nhà trường để thực hiện tốt phong trà trên cần đảm bảo các tiêu <br />
chí sau:<br />
i) Tiêu chí xanh:<br />
+ Tiếp tục trồng thêm cây xanh có bóng mát, bố trí phù hợp với cảnh <br />
quan sân trường.<br />
+ Động viên các lớp trồng thêm các loại hoa kiểng trong các công trình <br />
măng non của lớp mình phụ trách; Nhằm tạo cảm giác thoải mái cho cán bộ, <br />
giáo viên, nhân viên sau các giờ học tập, giảng dạy và lao động.<br />
+ Tất cả các lớp trang trí đều có cây xanh trong và ngoài phòng học.<br />
ii) Tiêu chí sạch:<br />
+ Thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở lao công vệ sinh trường lợp. <br />
Hàng tuần ban lao động phân công từng lớp lao động, nhằm giáo dục học sinh <br />
về ý thức bảo vệ môi trường (không vứt rác bừa bãi), chăm sóc cây xanh, vệ <br />
sinh các đồ dùng cá nhân, lớp sạch sẽ ngăn nắp và gọn gàng; Bảo vệ cơ sở <br />
vật chất ( giữ gìn bàn ghế, trang thiết bị ở lớp)<br />
+ Ban nề nếp của nhà trường thường xuyên kiểm tra đột xuất vệ sinh <br />
trong và ngoài phòng học. Thỉnh thoảng kiểm tra đột xuất công trình vệ sinh <br />
của học sinh, tránh không để bốc mùi hôi khai gây ô nhiễm môi trường.<br />
+ Sắp xếp lại bàn ghế, nơi làm việc của các bộ phận và các lớp học <br />
ngăn nắp – sạch sẽ.<br />
iii) Tiêu chí đẹp:<br />
+ Phòng học thoáng mát, có đủ ánh sáng, có đủ bàn ghế giáo viên, học <br />
sinh và bố trí hợp lý mang tính thẫm mỹ cao.<br />
+ Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, không chạy nhảy, <br />
viết bẩn lên bàn ghế; bảo quản tốt đồ dùng trong lớp và của nhà trường.<br />
<br />
<br />
12<br />
+ Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau <br />
trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Xây dựng bộ quy tắc trang phục và ứng xử <br />
của nhà trường.<br />
+ Tiếp tục thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí <br />
Minh, không để xảy ra tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo, bạo lực và tệ <br />
nạn xã hội trong trường học.<br />
iv) Tiêu chí an toàn<br />
+ Về phòng chống cháy nổ:<br />
Giáo dục học sinh về ý thức chấp hành nội qui phòng cháy chữa cháy theo <br />
qui định.<br />
Trang bị đủ bình chữa cháy và các phương tiện phục vụ chữa cháy cho <br />
các phòng chức năng và dãy phòng học.<br />
+ Về chống tai nạn thương tích:<br />
Thường xuyên cắt tỉa những cây quá cao trong khu vực trường để khỏi <br />
bị ngã đổ.<br />
Thường xuyên phân công cho ban cơ sở vật chất rà soát, kiểm tra và sửa <br />
chữa những bàn ghế hư hỏng đảm bảo an toàn cho học sinh ngồi học.<br />
Yêu cầu phụ trách thiết bị rà soát loại bỏ những dụng cụ, thiết bị đồ <br />
dung dạy học không chắc chắn, để đảm bảo an toàn cho học sinh khi sử <br />
dụng.<br />
+ Phòng ngừa đánh nhau bạo lực trong nhà trường<br />
Hàng tuần giao cho Tổng phụ trách đội, GVCN giáo dục ý thức các em <br />
phải biết đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không gây <br />
gổ đánh nhau.<br />
Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên phụ trách nhắc nhở học sinh <br />
không đem các vật bén nhọn nguy hiểm vào trường, không đùa giỡn gây gổ <br />
trong giờ ra chơi.<br />
Trong giờ học phân công cho bảo vệ trực đóng, mở cửa theo quy định, <br />
không cho học sinh ra ngoài trong giờ ra chơi, bảo vệ không cho người lạ vào <br />
trường khi chưa được sự nhất trí của BGH nhà trường.<br />
+ Về phòng ngừa tai nạn giao thông:<br />
Hàng năm nhà trường phối kết hợp với phòng cảnh sát giao thông huyện <br />
Krông Ana thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục các em về ý thức thực <br />
hiện an toàn giao thông (ATGT), phòng tránh tai nạn giao thông. Tổ chức các <br />
Hội thi về giáo dục ATGT. Hàng tuần BGH, Bí thư đoàn trường, tổng phụ <br />
trách đội, GVCN thực hiện tốt công tác tuyên truyền.<br />
+ Về phòng ngừa đuối nước:<br />
13<br />
Phân công Y tế học đường kết hợp với tổ tư vấn nhà trường thực hiện <br />
một số chuyên đề về phòng ngừa đuối nước và một số kỹ thuật sơ cứu người <br />
đuối nước. <br />
Phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh mời giáo viên dạy bơi về hướng <br />
dẫn học bơi cho học sinh.<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp<br />
Nhà trường ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo phong trào “Xanh –Sạch <br />
– Đẹp An toàn”. Ban chỉ đạo sẽ phân công các thành viên phụ trách cụ thể <br />
các công việc:<br />
Hiệu trưởng – Trưởng ban : Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo chung.<br />
P, Hiệu trưởng : Hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi việc giáo dục tích hợp <br />
môi trường của giáo viên<br />
Chủ tịch CĐCS : Phát động phong trào thi đua trong CBGVNV nhà <br />
trường,<br />
Bí thư Chi đoàn + Y tế học đường: Phát động phong trào thi đua trong <br />
đoàn viên chi đoàn.<br />
Kế toán – Bảo vệ : Kiểm tra, sửa chữa bảo quản CSVC.<br />
Nhà trường xây dựng kế hoạch phong trào “Xanh –Sạch – Đẹp An <br />
toàn”. Thành lập các tiểu ban chỉ đạo sẽ phân công các thành viên phụ trách cụ <br />
thể các công việc.<br />
Quán triệt trong cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và trong các cuộc <br />
họp phụ huynh về mục đích, ý nghĩa của trường học "Xanh – Sạch – Đẹp” và <br />
an toàn. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.<br />
Triển khai công tác y tế trong trường học để thực hiện tốt các hoạt <br />
động đạt hiệu quả về chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho học sinh : Kiểm tra vệ <br />
sinh môi trường – công trình vệ sinh; ….<br />
Để giải pháp này thực hiện đạt kết quả Hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ <br />
chức đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà <br />
trường. Mỗi thành viên trong nhà trường phải là người tham gia tích cực <br />
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm <br />
nâng cao hiệu quả xây dựng cảnh quan sư phạm để thực sự đạt tiêu chuẩn " <br />
Xanh sạch – đẹp”, an toàn trong trường học.<br />
Giải pháp 4. Tích cực giáo dục VHNT trong dạy học các môn học <br />
và trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho của HS<br />
4.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Trải nghiệm là một yếu cầu quan trọng của dạy học/ giáo dục theo định <br />
hướng phát triển năng lực học sinh. Chương trình giáo dục phổ thông mới <br />
14<br />
cũng yêu cầu có các hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, tìm ra những cách làm, <br />
hướng đi sáng tạo hiệu quả, phù hợp với thực tiễn từ giáo dục trải nghiệm là <br />
đòi hỏi tất yếu của các cơ sở giáo dục.<br />
Giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp <br />
trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau <br />
đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định <br />
hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích <br />
cực cho cộng đồng và xã hội.<br />
Thông qua thực nghiệm trải nghiệm, HS không những được hình thành <br />
năng lực tự chủ, năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề mà còn phát <br />
triển được kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích, tổng hợp và kĩ năng trình bày <br />
kết quả hoạt động của mình. Từ đó việc học cũng trở nên thú vị hơn với học <br />
sinh và việc dạy trở nên thú vị hơn với giáo viên.<br />
Việc trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp giúp phát <br />
triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Đồng thời buộc học sinh phải <br />
sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi...), tăng khả năng lưu <br />
giữ những điều đã học được lâu hơn; có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính <br />
năng động và thích ứng của người học.Tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ <br />
năng đó vào thực tế.<br />
4.2. Nôi dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Quy trình dạy học qua trải nghiệm được thể hiện bằng “Vòng tuần <br />
hoàn” theo mô hình 5 bước khép kín như dưới đây:<br />
GV điều hành lớp; HS thảo luận nhóm, làm bài tập, đóng vai, trò chơi <br />
mô phỏng...; HS thông báo kết quả, cảm tưởng, phản ứng và phát hiện ra cách <br />
giải quyết vấn đề; HS và GV cùng nhau phân tích theo hướng: ai, cái gì, ở đâu, <br />
khi nào, tại sao..; GV khái quát hóa kiến thức và đúc kết bài học và những <br />
hướng vận dụng kiến thức vào thực tế.<br />
Thông qua Giáo dục trải nghiệm, người học được tham gia tích cực vào <br />
việc: đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm. <br />
Kết quả của trải nghiệm không quan trọng bằng quá trình thực hiện và những <br />
điều học được từ trải nghiệm đó, tạo cơ sở nền tảng cho việc học và trải <br />
nghiệm của cá nhân đó trong tương lai.<br />
Người dạy ở đây có thể là: giáo viên, tình nguyện viên, hướng dẫn viên, <br />
huấn luyện viên, bác sỹ tâm lý... Nó nói lên tính đơn giản, đa dạng, phổ biến <br />
và ứng dụng của “Giáo dục trải nghiệm”.<br />
Người học sẽ huy động một cách toàn diện về trí tuệ, cảm xúc, thể <br />
chất, kỹ năng và các quan hệ xã hội của bản thân trong quá trình tham gia; yêu <br />
cầu người học phải sáng tạo, tự chủ, tự ra quyết định và thỏa mãn với kết <br />
quả đạt được.<br />
15<br />
Các hình thức thường vận dụng trong dạy học trải nghiệm là:<br />
Thảo luận nhóm: Nhiệm vụ cụ thể của GV là giúp đỡ, dẫn dắt HS, làm <br />
nảy sinh tri thức ở HS. Trong một bài học,GV chỉ nêu ra các tình huống, học <br />
sinh được đặt trong các tình huống ấy sẽ cảm thấy có vài vấn đề cần giải <br />
quyết.Các em phải tự tìm ra các phương pháp có thể hy vọng giải quyết vấn <br />
đề, và cuối cùng phải tìm ra một phương pháp tối ưu. Sau đó HS thảo luận, <br />
trao đổi với nhau và đi đến các kết luận phù hợp với ý đồ của giáo viên, hoặc <br />
tài liệu.<br />
Nghiên cứu tình huống: Có nhiều cách dạy học bằng tình huống: có thể <br />
dùng các bài đọc ( sách, báo) làm các ví dụ minh họa và mở rộng vấn đề cho <br />
từng đề mục lý thuyết.; dùng vài tình huống lớn để giảng dạy<br />
Đóng vai, trò chơi: GV hướng dẫn học sinh đóng vai hoặc tham gia một <br />
số trò chơi để giải quyết một số tình huống thực tế.<br />
Học tập từ thực tế: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát thực tế, ghi <br />
chép các vấn đề có liên quan đến nội dung học tập, sau đó trao đổi, chia sẻ <br />
với bạn và giáo viên để đi đến kết luận.<br />
Trong năm học 2017 – 2018: Nhà trường đã phối hợp với Ban đại diện <br />
cha mẹ học sinh tổ chức cho các em trải nghiệm thực tế thông qua thăm quan <br />
các di tích lịch sử: Nhà đày Buôn Ma Thuật, Khu biệt Biệt điện , Thủy điện <br />
Buôn Kuốp.<br />
Năm học 2018 2019 : Nhà trường, Hội cha mẹ học sinh đã phối hợp <br />
với Trung tâm giáo dục thường xuyên giáo dục nghề nghiệp tổ chức cho học <br />
sinh khối 8, 9 tham gia hoạt động trải nghiệm giáo dục nghề nghiệp thông qua <br />
các hoạt động: Cắt, ghép cây bơ, chanh; Quy trình trồng và chăm sóc cây lan; <br />
quy trình và sản xuất nấm (Linh chi, rơm, đầu khỉ, …), Nối lắp các mạng <br />
điện dân dụng, …<br />
Qua các hoạt động trải nghiệm, ngoài việc các em biết vận dụng các <br />
kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống trong thực tiễn, mà còn hình <br />
thành thêm nhiều kỹ năng: Giao tiếp, ứng xử, phán đoán, quan sát, … Góp <br />
phần xây dựng và hình thành nét văn hóa riêng của trường THCS Băng Adrênh. <br />
Đây là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà <br />
trường và cũng là nền tảng ban đầu để nhà trường tiếp cận với chương trình <br />
giáo dục phổ thông mới.<br />
4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp<br />
Thứ nhất,cần có đủ điều kiện và phương tiện giảng dạy tiến tiến trang <br />
thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, học cụ, thư <br />
viện với đầy đủ tài liệu<br />
Thứ hai, qui mô lớp học phải hợp lý, không quá đông học sinh, đảm bảo <br />
để giáo viên có thể quán xuyến, theo dõi, hỗ trợ học sinh một cách tốt nhất.<br />
16<br />
Thứ ba, cần có sự thay đổi của giáo viên. bản thân mỗi giáo viên phải <br />
thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, có vốn hiểu biết và kỹ năng giải <br />
quyết các thắc mắc của học sinh này sinh trong quá trình học tập thực tế.<br />
Thứ tư, nhà trường cần thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Xây <br />
dựng kế hoạch chiến lược cho các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng <br />
sống cho học sinh, lồng ghép giáo dục an ninh quốc phòng …<br />
Giải pháp 5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục <br />
VHNT <br />
Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch xây <br />
dựng văn hóa nhà trường của giáo viên và các tổ chức trong nhà trường. Xây <br />
dựng được bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường phổ thông.<br />
Hiệu trưởng phải thường xuyên đánh giá văn hóa nhà trường, việc thực <br />
hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường và thiết lập các chuẩn mực mới, <br />
những giá trị mới mang tính thời đại, đặc biệt là các giá trị học tập không <br />
ngừng và thay đổi thường xuyên. Việc truyền bá các giá trị mới cho mọi thành <br />
viên trong nhà trường cần được coi trọng song song với việc duy trì những giá <br />
trị, chuẩn mực tốt đã xây dựng được và loại bỏ những chuẩn mực, giá trị cũ <br />
lỗi thời hoặc gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho tiến trình phát triển của văn hóa <br />
nhà trường.<br />
Nghiên cứu của Trương Yên Minh, Học viện Giáo dục NIE, Singapore <br />
(2007) cho thấy, thứ tự của 8 giá trị được xếp thứ hạng cao trong giá trị văn <br />
hóa doanh nghiệp và 8 giá trị được xếp thứ hạng cao trong giá trị văn hóa nhà <br />
trường, thể hiện ở bảng dưới đây:<br />
<br />
8 giá trị được xếp thứ hạng cao 8 giá trị được xếp thứ hạng cao trong <br />
trong giá trị văn hóa doanh nghiệp giá trị văn hóa nhà trường<br />
Cạnh tranh Sự đổi mới (Nhà trường luôn luôn <br />
đặt ở vị trí đầu tiên)<br />
Sự công bằng Chấp nhận rủi ro<br />
Dám làm Trao quyền lực<br />
Tinh thần nhóm Sự tham gia của mọi người<br />
Sự đổi mới Tập trung vào kết quả<br />
Cá nhân Tập trung vào con người<br />
Sự thi hành Làm việc nhóm<br />
Truyền thống Sự ổn định<br />
Hệ thống các giá trị cốt lõi của nhà trường Việt Nam liên quan đến sự <br />
tôn trọng người thầy với “tôn sư trọng đạo”, nhấn mạnh “tiên học lễ, hậu <br />
học văn”<br />
<br />
17<br />
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giá trị cốt lõi của văn hóa quản lý nói <br />
chung, văn hóa nhà trường nói riêng là coi trọng con người, kết hợp đức trị với <br />
pháp trị để duy trì sự ổn định, hướng tới hài hòa và phát triển bền vững.<br />
<br />
Tạo các công cụ để phụ huynh có thể góp ý về các hoạt động của nhà <br />
trường như số điện thoại đường dây nóng, email, hộp thư góp ý tại trường, <br />
trả lời các thắc mắc và phản hồi ý kiến của phụ huynh trong thời gian ngắn <br />
nhất. <br />
Khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để GV phát <br />
huy tối đa khả năng của họ; tạo điều kiện để mỗi HS đều có cơ hội thể hiện <br />
khả năng, năng lực của bản than, đồng thời xác lập cơ chế đánh giá, thi đua <br />
khen thưởng hợp lí đối với cán bộ, GV trong nhà trường;<br />
Chia sẻ quyền lực, trao quyền, tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của <br />
mỗi cán bộ, GV; chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu của nhà trường với tất <br />
cả các cán bộ, GV và HS trong nhà trường.<br />
IV. Tính mới của giải pháp: <br />
VHNT tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi<br />
VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân, giúp các em có <br />
khả năng thích nghi với xã hội thông qua những chuẩn mực, niềm tin, quy tắc … từ <br />
đó, các em có thể tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình phù hợp với hoàn cảnh; <br />
ứng xử hợp tình, hợp lí với mọi người và cuộc sống xung quanh và khao khát vươn <br />
tới cái Chân Thiện Mĩ trong cuộc sống . VHNT là điểm tự tinh thần, giúp các nhà <br />
quản lý trường học và đội ngũ GV hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định <br />
và sự lựa chọn đúng đắn. Vì vậy, giáo dục VHNT không chỉ có ý nghĩa đối với HS <br />
mà còn có ý nghĩa đối với chính nhà trường và đội ngũ cán bộ, GV.<br />
VHNT tạo động lực làm việc hiệu quả.<br />
VHNT được coi như một mẫu mực cơ bản, tạo ra một môi trường quản lí ổn <br />
định, giúp cho nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hòa hợp với <br />
môi trường bên trong. <br />
VHNT giúp cán bộ, GV, nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất <br />
công việc của mình; Ttạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các cán bộ, GV, nhân viên <br />
trong tập thể sư phạm; tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành <br />
mạnh. Đó là nền tảng thinh thần cho sự sáng tạo khơi dậy niềm đam mê, thân <br />
thiện, được cống hiến, sáng tạo và được thừa nhận, tôn trọng của mỗi con người <br />
trong tập thể sư phạm. <br />
VHNT là nơi hội tụ sức mạnh của tri tuệ và lòng nhân ái trong xã hội; góp <br />
phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.<br />
VHNT hạn chế tiêu cực và xung đột<br />
VHNT giúp các thành viên trong nhà trường thống nhất về cách nhận <br />
thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Thành tố <br />
18<br />
quan trọng trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện ở các <br />
trường học chính là mối quan hệ lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau giữa người <br />
dạy, người học, người lớn làm việc với trẻ em, thông qua việc hình thành kết <br />
nối cảm xúc tích cực và hỗ trợ giữa các thành viên trong nhà trường.<br />
Chính mối quan hệ lành mạnh, tôn trọng lẫn nhau có tác động tích cực <br />
tới sức khỏe thể chất và tinh thần của HS, giáo viên, nhân viên, cũng như kết <br />
quả học tập và rèn luyện của HS, giúp HS xây dựng được tình bạn và nhận sự <br />
giúp đỡ của bạn bè, từ đó giảm thiểu các hành vi mạo hiểm, bạo lực với bản <br />
thân và với người khác. <br />
VHNT tạo ra hành lang pháp lí, đạo lí phù hợp để góp phần khắc phục, <br />
giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà <br />
trường và hạn chế được tình trạng bạo lực học đường.<br />
Nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường<br />
Tổng hợp các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát <br />
và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, thì VHNT đã làm tăng <br />
hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, tăng chất lượng giảng dạy, ...Trên cơ sở <br />
đó, dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học. <br />
Đó là cơ sở nâng cao uy tín “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho các bước phát <br />
triển tốt hơn.<br />
V. Hiệu quả SKKN: <br />
Đề tài đã được tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường và áp dụng vào <br />
trường THCS Băng Adrênh, năm học 2017 2018, 2018 – 2019(tính đến <br />
4/2019), đã đạt đươc kết quả, củ thể như sau:<br />
+ Chất lượng giáo dục, năm học 2017 2018:<br />
Nội Vi phạm qui Vi phạm <br />
Bạo lực Chất lượng mũi nhọn cấp huyện<br />
nội qui nề <br />
dung chế chuyên học <br />
nếp của <br />
Năm học môn của GV đường HSG TDTT KHKT GVDG<br />
HS<br />
10 <br />
2017 – 2018 06 lượt 3 lượt 13 lượt 7 giải 01 Ba 03 CN<br />
giải<br />
Chênh lệch <br />
so với năm 4 2 12 + 7 +2 +1 + 01<br />
2016 2017<br />
( Giảm , + Tăng)<br />
Xếp vị thứ 3 về chất lượng HSG các môn văn hóa của phòng GD&ĐT <br />
Krông Ana (tăng 6 bậc so với năm học 2016 2017) <br />
Tham gia cuộc thi Sáng tạo vật dụng vệ sinh (đạt giải A cấp huyện, <br />
giải KK cấp tỉnh) <br />
+ Chất lượng giáo dục hai mặt giáo dục:<br />
<br />
19<br />
(Số liệu năm học 2017 2018)<br />
+ Chất lượng giáo dục (tính đến 20/04/2019).<br />
Vi phạm <br />
Nội Vi phạm qui Bạo lực Chất lượng mũi nhọn cấp huyện<br />
nội qui nề <br />
dung chế chuyên học <br />
nếp của <br />
Năm học môn của GV đường HSG TDTT KHKT GVDG<br />
HS<br />
10 <br />
giải (3 <br />
2018 – 2019 04 lượt 02 lượt 10 lượt 7 giải 02 KK 07 CN<br />
giải <br />
Nhì)<br />
Chênh lệch <br />
so với năm 2 1 3 + 7 0 +1 + 04<br />
2017 2018<br />
( Giảm , + Tăng)<br />
+ Chất lượng giáo dục mũi nhọn (tính đến 20/04/2019)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Số liệu năm học 2018 2019)<br />
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị<br />
I. Kết luận: <br />
Xây dựng và phát triển VHNT là một quá trình lâu dài, kiên trì và được <br />
sự ủng hộ, đồng thuận của tất cả các thành viên trong trường để gi