1<br />
<br />
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN <br />
<br />
ĐỀ TÀI: <br />
XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC BỀN<br />
TỐC ĐỘ CHO HỌC SINH ĐỘI TUYỂN CẦU LÔNG <br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Hoàng Thị Hải<br />
Trình độ chuyên môn: cử nhân SP <br />
GDTC<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Nơi công tác: THPT Nguyễn Trường <br />
Thúy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xuân Trường, ngày 25 tháng 05 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH<br />
<br />
1. Tên sáng kiến: Xây dựng một số bài tập nhằm phát triển sức bền <br />
tốc độ cho học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường <br />
Thúy.<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Thể dục.<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8 năm 2015 đến thánh 5 năm <br />
2016.<br />
4. Tác giả:<br />
Họ tên: Hoàng Thị Hải<br />
Ngày sinh: 25/10/1987<br />
Nơi thường trú: Xuân Trung, Xuân Trường, Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân SP GDTC<br />
Chức vụ công tác: Giáo viên <br />
Nơi làm việc, địa chỉ liên hệ: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy<br />
Điện thoại: 0975762196<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến.<br />
5. Nơi áp dụng sáng kiến:<br />
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy<br />
Địa chỉ: Xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định<br />
Điện thoại: 0350.887.0006<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
4<br />
A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH RA ĐỜI SÁNG KIẾN:<br />
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành TDTT đã tạo được <br />
những bước tiến đáng kể và khẳng định được vị trí của mình trên đấu trường <br />
khu vực và quốc tế. Ngày nay, con người đều dễ dàng nhận thấy TDTT <br />
nhằm nâng cao sức khỏe, hoàn thiện phẩm chất trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, <br />
lối sống lành mạnh, tăng sức sáng tạo cho con người. Người ta còn nhận thấy <br />
hoạt động TDTT là động lực thúc đẩy, góp phần đáng kể vào sự phát triển <br />
kinh tế xã hội của đất nước và là phương tiện hữu hiệu để giao lưu quốc tế, <br />
đưa các dân tộc ngày một xích lại gần nhau. <br />
Cầu lông là một môn học quan trọng nằm trong chương trình. Trong <br />
quá trình giảng dạy, huấn luyện thể thao nói chung và Cầu lông nói riêng đòi <br />
hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu lĩnh kỹ thuật, chiến thuật, <br />
trạng thái tâm lý, môi trường và phương tiện tập luyện với phát triển tố chất <br />
thể lực. Một vận động viên (VĐV) có thể lực tuyệt vời nhưng nếu thiếu kỹ <br />
thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý... thì không thể chiến thắng được đối <br />
phương. Ngược lại, nếu một VĐV có các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, tâm <br />
lý... tốt mà thiếu thể lực thì cũng khó có thể chiến thắng được đối phương. <br />
Hai VĐV có trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý và các điều kiện <br />
khác như nhau, song VĐV nào có thể lực tốt hơn thì VĐV đó sẽ có nhiều cơ <br />
hội dành chiến thắng ở các hiệp sau, cho nên có thể khẳng định rằng, thể lực <br />
là nền tảng và chỗ dựa để phát huy kỹ, chiến thuật... <br />
Đối với học sinh giỏi đội tuyển Cầu lông, để phát triển thành tích, cùng <br />
với thể lực chung lại cần phải có tố chất thể lực chuyên môn như: sức mạnh <br />
tốc độ, sức nhanh động tác, sức bền tốc độ, khéo léo, khả năng phối hợp vận <br />
động... vì thế trong công tác giảng dạy và huấn luyện cần phải đặc biệt quan <br />
tâm phát triển các tố chất này cho người tập. <br />
Trong thực tế, qua quan sát các buổi tập và thi đấu của học sinh giỏi <br />
đội tuyển Cầu lông tôi thấy rằng, các học sinh bộc lộ nhiều điểm yếu cơ bản <br />
<br />
4<br />
5<br />
về kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý và thể lực đặc biệt là sức bền tốc độ, vì vậy <br />
các em không đủ khả năng duy trì vận động thi đấu trong các trận đấu căng <br />
thẳng kéo dài. <br />
Sức bền tốc độ là một yếu tố riêng biệt mang tính chất đặc thù của <br />
môn thể thao Cầu lông. Đặc biệt trong công tác giảng dạy và huấn luyện thể <br />
lực cho học sinh hiện nay còn bị xem nhẹ, chưa được sử dụng thường <br />
xuyên... Thể lực luôn được coi là nền tảng. Bởi vậy, sức bền tốc độ là yếu tố <br />
quyết định, không thể thiếu trong thi đấu Cầu lông. <br />
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề <br />
tài:<br />
“Xây dựng một số bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho học <br />
sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy ”. Là tên <br />
Sáng kiến kinh nghiệm cũng là vấn đề tôi toàn tâm, toàn ý nghiên cứu và bằng <br />
các biện pháp chuyên môn cụ thể nhằm mục đích nâng cao thành tích đội <br />
tuyển học sinh giỏi TDTT của trường.<br />
Đề tài không đi sâu nghiên cứu về lý luận dạy học nói chung; không đi <br />
sâu vào phương pháp dạy học của bộ môn. Sáng kiến này chỉ giơi hạn cụ thể <br />
như tên đề tài: “Xây dựng một số bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ <br />
cho học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy ”. <br />
Vì vậy bản thân là một giáo viên Thể dục được đào tạo chính quy, cơ bản để <br />
giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất. Tôi quyết định nghiên cứu Sáng kiến <br />
kinh nghiệm: “Xây dựng một số bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ <br />
cho học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy ”. <br />
Với mong muốn trước tiên là giúp thành tích thi học sinh giỏi môn Cầu lông <br />
của trường THPT Nguyễn Trường Thúy được nâng cao, bài học của học sinh <br />
sẽ phong phú và sinh động hơn.<br />
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
6<br />
Cùng với hoạt động giáo dục khác, giáo dục thể chất góp phần giáo dục thế <br />
hệ trẻ phát triển toàn diện theo 5 tiêu chí Đức – Trí – Thể Mỹ và Lao động, <br />
thực hiện mục tiêu đó và với mong muốn hướng học sinh đội tuyển theo thể <br />
thao chuyên nghiệp. Thông qua sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng một số <br />
bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho học sinh đội tuyển Cầu lông <br />
trường THPT Nguyễn Trường Thúy ”, nhằm tạo cho học sinh phương pháp <br />
tập luyện tự giác, tích cực, chủ động trong tập luyện và thi đấu thể dục thể <br />
thao. Từ đó nâng cao được thành tích học sinh giỏi TDTT của trường THPT <br />
Nguyễn Trường Thúy.<br />
I .MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN:<br />
<br />
1. Vai trò, ý nghĩa của việc tập luyện sức bền tốc độ trong môn Cầu lông :<br />
a. Sơ lược về môn Cầu lông:<br />
Cầu lông là môn thể thao thi đấu đối kháng gián tiếp cá nhân. Đội hình <br />
chính trong thi đấu cầu lông là: Thi đấu đơn, thi đấu đôi (Thi đấu đơn nam, <br />
nữ, thi đấu đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ). Làm thế nào để tấn công đối <br />
phương dành quyền phát cầu về mình ghi điểm càng nhiều càng tốt. Vì vậy <br />
mà các tình huống thi đấu hầu như được diễn biến mang tính luân phiên ở cả <br />
hai phía sân Cầu lông của mỗi đôi: Quá trình thi đấu được xác định bằng kỹ <br />
thuật, chiến thuật, thể lực.<br />
Việc sử dụng khéo linh hoạt đôi chân để di chuyển, khéo léo của tay để <br />
đỡ, phòng thủ cầu tấn công đối phương trong thi đấu Cầu lông tạo lên sự <br />
sinh động, đa dạng cả kỹ thuật và làm tăng được tính hấp dẫn của môn thể <br />
thao thi đấu này.<br />
Do đặc điểm của loại hình thi đấu Cầu lông có sự đan xen giữa vận <br />
động và nghỉ ngơi hồi phục trong những khoảng thời gian ngắn (7 – 12 giây) <br />
như: Phán đoán, di chuyển, đánh cầu, cầu chết, nhặt cầu, chuẩn bị giao cầu <br />
cũng như tạm dừng chận đấu trong vận dụng khai thác luật để nghỉ ngơi… <br />
Do đặc điểm vận động như vậy của hệ vận động nên khối lượng và cường <br />
<br />
6<br />
7<br />
độ trong các trận đấu cũng luôn khác nhau và sẽ không đều đối với từng đối <br />
thủ khối lượng đó phụ thuộc vào tình huống thi đấu cụ thể, chịu ảnh hưởng <br />
của từng đối phương về kế hoạch chiến thuật, trình độ, thể lực, kỹ thuật <br />
tính tích cực sáng tạo của mỗi VĐV.<br />
Lượng VĐV trong thi đấu Cầu lông cũng tương đối lớn là môn thể thao <br />
thi đấu đối kháng gián tiếp cá nhân, thời gian một trận đấu Cầu lông tuỳ <br />
thuộc vào trình độ giữa các VĐV song thời gian trung bình cho một hiệp đấu <br />
là từ 15 – 20 phút. Do đó một trận đấu có thể từ 30 – 60 phút thậm trí kéo dài <br />
tới 90 phút. Điều này đòi hỏi ở VĐV Cầu lông phải có một trình độ thể lực <br />
vững vàng để thi đấu trong những tình huống khó khăn căng thẳng nhất.<br />
Để phát triển các tố chất thể lực cho VĐV Cầu lông, trong giai đoạn <br />
đầu quá trình chuyên môn hoá, việc đào tạo toàn diện là một nguyên tắc cơ <br />
bản khi sử dụng lượng vận động lớn trong quá trình huấn luyện không ngừng <br />
nâng cao năng lực làm việc của hệ thống thần kinh trung ương và các trung <br />
khu của nó, nâng cao năng lực làm việc của các cơ quan nội tạng, nhất là cơ <br />
quan tuần hoàn, hô hấp dưới tác động của lượng vận động ngày càng lớn. Đó <br />
chính là quá trình làm biến đổi, thích nghi và không ngừng nâng cao giới hạn <br />
khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận phù hợp với lượng vận động, <br />
duy trì trạng thái sung sức thể thao và có khả năng điều chỉnh trạng thái đó <br />
vào đúng thời kỳ thi đấu, kéo dài tuổi thọ thể thao, phòng tránh được chấn <br />
thương. Trong huấn luyện thể thao nói chung và Cầu lông nói riêng, huấn <br />
luyện thể lực có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt là cơ sở chính để thực hiện <br />
kỹ chiến thuật và nâng cao hiệu quả thi đấu cho VĐV, là môn thể thao thi <br />
đấu đối kháng gián tiếp cá nhân, trong một giải thi đấu Cầu lông thường <br />
được diễn ra liên tục trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày, thậm trí từ 6 <br />
đến 10 ngày, mỗi ngày VĐV có thể phải thi đấu tới 3 – 5 trận. Trong những <br />
trận đấu căng thẳng với trình độ tương đương nhau có thể kéo dài tới 6090 <br />
phút, với cường độ hoạt động lớn, thời gian và mật độ thi đấu như trên thì <br />
<br />
7<br />
8<br />
không còn cách nào khác là VĐV phải có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt thể lực, <br />
trong đó đặc biệt là sức bền mới có thể đáp ứng yêu cầu hoạt động thi đấu <br />
Cầu lông để đạt được thành tích cao nhất cho bản thân. Chính vì những lý do <br />
trên mà ngày nay một trong những xu hướng quan trọng để nâng cao thành <br />
tích thi đấu cho VĐV cầu lông được nhiều nước quan tâm hàng đầu là nâng <br />
cao trình độ thể lực đặc biệt là sức bền tốc độ để họ có thể thi đấu lâu dài . <br />
b. Các quan điểm về huấn luyện tố chất thể lực trong huấn luyện <br />
Cầu lông.<br />
<br />
<br />
Cầu lông là một môn thể thao có yêu cầu cao về kỹ thuật, chiến thuật, <br />
thể lực và tâm lý. Khó đánh giá được mặt nào là quan trọng nhất bởi vì:<br />
Thứ nhất: Là một môn thể thao định tính không thể cân đo đong đếm <br />
được.<br />
Thứ hai: Nó phụ thuộc vào lứa tuổi và tiêu chuẩn của từng cá nhân <br />
VĐV. Đối với một người mới tập thì việc học kỹ thuật là phần quan trọng <br />
nhất. Tuy nhiên để đạt được trình độ thi đấu xuất sắc, thì các khía cạnh về <br />
thể lực và tâm lý vẫn là những phần quan trọng nhất cần phải quan tâm.<br />
Thứ ba: Kỹ thuật có thể bù đắp được một phần hoặc toàn bộ cho một <br />
trạng thái sung sức về thể lực còn thấp. Tuy nhiên, thể lực kém có thể làm <br />
hỏng những kỹ thuật tốt vào cuối hiệp thứ nhất, và trong suốt khoảng thời <br />
gian cuối cùng còn lại của trận đấu. Nói cách khác, tất cả các mặt yêu cầu <br />
đối với môn cầu lông đều có liên quan chặt chẽ với nhau, điều này có thể <br />
được minh hoạ theo sơ đồ dưới đây :<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
9<br />
1<br />
2<br />
<br />
Thể lực Chiến thuật<br />
<br />
3<br />
5<br />
4 6<br />
<br />
<br />
Kỹ thu ật<br />
9 10<br />
11 7 8 12<br />
<br />
<br />
Tâm lý<br />
<br />
Sơ đồ 1.2. M<br />
1.1 ối quan hệ tương tác giữa các nhân tố tập <br />
. luyện trong môn cầu lông .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
10<br />
Trong đó:<br />
1 Thể lực kém thường ngăn cản cơ hội sử dụng chiến thuật làm kiệt <br />
sức VĐV.<br />
2 Nếu có một lối đánh tối ưu thì sẽ phát huy được khả năng thể lực.<br />
3 Những quả đập không chính xác làm gián đoạn cầu qua lại và không <br />
có tác dụng để nâng cao thể lực.<br />
4 Thể lực yếu làm hạn chế những quả đập cầu tấn công.<br />
5 Kỹ thuật tấn công yếu sẽ làm giảm thể hiện lối đánh.<br />
6 Ít biến hoá trong phòng thủ sẽ không làm phát triển được quả đập <br />
cầu.<br />
7 Các quả tấn công đơn giản không còn ăn chắc trong tình thế đang <br />
dẫn điểm.<br />
8 Cảm giác phòng thủ kém sẽ làm giảm mất cơ hội chống lại những <br />
đấu thủ chơi hăng hái.<br />
9 Tinh thần thi đấu có thể huy động những nguồn sức mạnh tiềm ẩn.<br />
10 Hoạch định chiến thuật một cách có tổ chức sẽ làm tăng lòng tự tin.<br />
11 Sung sức thể lực ở mức cao sẽ kích thích được tinh thần.<br />
12 Có đủ kiên nhẫn, ý chí để thực hiện chiến thuật hay không? <br />
Qua sơ đồ 1.2 có thể nhận thấy tầm quan trọng của sự sung sức về thể <br />
lực, phản ánh lượng vận động thường bắt đầu bằng việc đánh giá toàn bộ <br />
các yêu cầu của môn Cầu lông. Sự phù hợp về thể lực quyết định trực tiếp <br />
đến yêu cầu sử dụng kỹ thuật, chiến thuật và các khả năng tâm lý.<br />
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, huấn luyện viên thì trong quá trình <br />
huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV, cần coi trọng sức bền tốc độ mới có <br />
thể nâng cao thành tích thể thao được. Hay nói cách khác huấn luyện sức bền <br />
tốc độ là một phần tất yếu của chương trình, kế hoạch đào tạo VĐV Cầu <br />
lông.<br />
<br />
10<br />
11<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: “Xây dựng một số bài tập nhằm phát triển <br />
sức bền tốc độ cho học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn <br />
Trường Thúy ”. Nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên.<br />
c. Ảnh hưởng của sức bền đối với tập luyện và thi đấu Cầu lông.<br />
Cũng như một số môn thể thao khác sức bền tốc độ trong tập luyện và <br />
thi đấu có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định đến thành tích của VĐV. Trong <br />
thi đấu Cầu lông các VĐV có thể phải thi đấu liên tục giữa các trận, điều này <br />
đòi hỏi ở mỗi VĐV phải có trình độ chuẩn bị thể lực cao và đặc biệt là sức <br />
bền chuyên môn (trong đó đặc trưng là sức bền tốc độ) để duy trì hoạt động <br />
thi đấu lâu dài qua mỗi trận đấu và trong cả giải, sức bền tốc độ trong Cầu <br />
lông thể hiện ở sự duy trì hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể đó <br />
là sự phối kết hợp liên tục của các hoạt động của tay và chân trong các hoạt <br />
động di chuyển bật nhảy, đánh cầu rối lại di chuyển ... <br />
Sức bền tốc độ trong Cầu lông là khả năng duy trì hoạt động chuyên <br />
môn với thời gian dài và cường độ lớn. Đặc điểm động tác thể hiện trong <br />
Cầu lông ở bất kỳ tình huống nào cũng đòi hỏi sức mạnh tốc độ và sức nhanh <br />
động tác, quá trình thi đấu của VĐV không chỉ thể hiện một vài lần động tác <br />
di chuyển, bật nhảy hay đánh cầu mà kỹ thuật này thể hiện liên tục, cùng với <br />
các động tác cần sự nỗ lực để cứu cầu hay phòng thủ, các hoạt động này <br />
diễn ra suốt trận đấu, sự giảm sút về sức mạnh, sức nhanh trong quá trình thi <br />
đấu thể hiện năng lực sức bền của VĐV còn thấp do đó sẽ dẫn đến hiệu quả <br />
thi đấu không cao. Chính vì vậy trong tập luyện và thi đấu Cầu lông sức bền <br />
tốc độ có ý nghĩa rất quan trọng.<br />
Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi người tập phải vận động liên tục <br />
không ngừng để giành một quả cầu hay một điểm. Vì vậy lượng vận động <br />
mà người tập Cầu lông thực hiện là rất lớn. Đó chính là yếu tố sức bền <br />
chuyên môn Cầu lông.<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
12<br />
Sức bền trong cầu lông là khả năng duy trì hoạt động với thời gian dài <br />
và cường độ lớn. Hoạt động thi đấu Cầu lông được tính theo hiệp đấu với <br />
thời gian không cố định. Trung bình một hiệp kéo dài từ 15 – 30 phút, thời <br />
gian của từng hiệp và từng trận đấu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ toàn <br />
diện của cả hai bên. Cùng với thời gian thi đấu kéo dài là cường độ hoạt <br />
động cao và liên tục theo đặc điểm các tình huống của mỗi trận đấu. Điều <br />
này đòi hỏi ở mỗi VĐV một trình độ chuẩn bị thể lực cao và đặc biệt là sức <br />
bền tốc độ để có thể duy trì hoạt động thi đấu lâu dài qua mỗi trận đấu và <br />
trong cả giải.<br />
Sức bền trong Cầu lông thể hiện ở sự duy trì hoạt động của hầu hết <br />
các cơ quan trong cơ thể. Đó là sự phối hợp liên tục các hoạt động của tay và <br />
chân trong các động tác di chuyển, bật nhảy, đánh cầu rồi lại di chuyển, bật <br />
nhảy và đánh cầu... là sự duy trì hoạt động lâu dài của hệ thống thần kinh <br />
thông qua các hoạt động phán đoán, xử lý tình huống đánh cầu sao cho đảm <br />
bảo hiệu quả cao nhất của mỗi lần thực hiện kỹ thuật. Điều này đòi hỏi ở sự <br />
phát triển toàn diện và duy trì ở mức độ cao năng lực hoạt động của các hệ <br />
thống cung cấp năng lượng trong cơ thể cho mỗi VĐV.<br />
Tố chất sức bền tốc độ trong Cầu lông bao gồm:<br />
Sức bền tốc độ di chuyển: Số lần di chuyển của người tập trong một <br />
khoảng thời gian quy định.<br />
Sức bền tốc độ phản ứng: Năng lực phản ứng trả lời đối với các loại <br />
kích thích từ bên ngoài trong một khoảng thời gian quy định.<br />
Sức bền tốc độ động tác: số lần thực hiện động tác được hoàn thành <br />
trong một khoảng thời gian quy định của người tập.<br />
Vậy là sức bền tốc độ trong cầu lông không chỉ đơn giản là sức bền <br />
tốc độ di chuyển hay sức bền tốc độ phản ứng riêng lẻ, mà phải là sự phối <br />
hợp sức bền tốc độ di chuyển để thực hiện một động tác có cầu nào đó và <br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
13<br />
biểu hiện như: di chuyển bật nhảy đập cầu, phông cầu, chém cầu, di chuyển <br />
lên lưới bỏ nhỏ, vồ cầu, di chuyển bật nhảy sang hai bên bạt cầu...<br />
Sức bền tốc độ trong cầu lông phức tạp nhiều hơn sức bền tốc độ <br />
trong các môn thể thao khác như: Điền kinh, bơi lội... Ngoài di chuyển nhanh <br />
người tập còn phải thực hiện nhiều động tác kỹ thuật phức tạp và đồng thời <br />
phải đáp ứng mọi đòi hỏi trong từng tình huống khác nhau trong thi đấu.<br />
2. Thực trạng việc giảng dạy sức bền tốc độ cho học sinh giỏi đội <br />
<br />
tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy:<br />
a. Thực trạng chương trình giảng dạy, huấn luyện cho học sinh giỏi đội <br />
tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy <br />
Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả giờ học tập của <br />
học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy là chương <br />
trình môn học. Chương trình môn học là căn cứ pháp lý quan trọng số 1 để <br />
người giáo viên tổ chức triển khai hoạt động giảng dạy môn học đó. Thông <br />
qua chương trình, nhiều vấn đề thiết yếu của môn học được làm rõ: mục <br />
đích, nhiệm vụ, nội dung kiến thức, quỹ thời gian giảng dạy trên lớp.<br />
Cùng với những đội tuyển học sinh giỏi khác của trường, trong 2 năm <br />
học vừa qua bộ môn Thể dục đã triển khai thực hiện việc dạy đội tuyển theo <br />
kế hoạch mới của nhà trường. Vấn đề này được coi như một bước cải cách <br />
giúp rút ngắn con đường chuyển từ hình thức dạy học thụ động sang hình <br />
thức học chủ động. <br />
Cụ thể quá trình huấn luyện học sinh đội tuyển cầu lông được chia cụ <br />
thể như sau:<br />
Bảng 1. Quá trình giảng dạy môn Cầu lông cho học sinh đội tuyển Cầu <br />
lông của trường THPT Nguyễn Trường Thúy:<br />
Hình thức/thời gian<br />
Tập <br />
TT Nội dung Lý Thảo Tự <br />
luyệ<br />
thuyết luận học<br />
n<br />
<br />
13<br />
14<br />
1 Phương pháp huấn luyện kỹ 1<br />
thuật Cầu lông.<br />
2 Phương pháp huấn luyện chiến <br />
thuật Cầu lông. 1<br />
3 Củng cố các kỹ thuật đơn lẻ. 1<br />
4 Phối hợp các kỹ thuật. 1<br />
5 Phát triển thể lực chuyên môn. 1<br />
6 Ôn tập các kỹ thuật đã học và thi <br />
đấu. 4<br />
1 Phối hợp các kỹ thuật. 1<br />
Giai <br />
2 – Rèn luyện chiến thuật. 2<br />
đoạn 1<br />
3 Phát triển thể lực chuyên môn. 2<br />
4 Thảo luận.<br />
5 Ôn tập các kỹ thuật đã học và thi 1<br />
đấu. 4<br />
<br />
1 Rèn luyện chiến thuật. 1<br />
2 Phát triển thể lực chuyên môn. 1<br />
3 Ôn tập các kỹ thuật và thi đấu.<br />
4<br />
1 Phối hợp các kỹ thuật. 1<br />
Giai 2 Rèn luyện chiến thuật. 1<br />
3 Phát triển thể lực chuyên môn. 2<br />
đoạn 2<br />
4 Thảo luận.<br />
5 Ôn tập các kỹ thuật đã học và thi 1<br />
đấu. 3<br />
<br />
Qua bảng 2.1 cho thấy: Chương trình môn học giành cho học sinh đội <br />
tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy được xây dựng chi tiết <br />
và hợp lý cho giai đoạn, bao gồm các kiến thức toàn diện cả về lý thuyết, <br />
thực hành, thảo luận và tự học, trong đó có yêu cầu cụ thể tới từng bài học.<br />
Thực trạng quá trình giảng dạy đáp ứng được yêu cầu chuyên môn cho <br />
học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy.<br />
Về thực trạng việc phân phối thời gian giảng dạy và huấn luyện sức <br />
bền tốc độ trong phần giảng dạy huấn luyện thể lực chung và chuyên môn <br />
<br />
<br />
14<br />
15<br />
cho học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy. Kết <br />
quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.2:<br />
Bảng 2. Kết quả khảo sát chương trình huấn luyện sức bền tốc <br />
độ cho học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường <br />
Thúy.<br />
<br />
TT Nội dung Số tiết Tỷ lệ %<br />
1 Sức nhanh 3 25<br />
2 Sức mạnh 2 16.7<br />
3 Sức bền chung 1 8.3<br />
4 Sức bền tốc độ 4 33.3<br />
5 Khả năng phối hợp vận động 2 16.7<br />
Tổng 12 100<br />
Qua bảng 2.2 chúng ta thấy chương trình huấn luyện sức bền tốc độ cho <br />
học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy như sau:<br />
<br />
Thời gian giảng dạy sức nhanh là: 25%<br />
<br />
Thời gian giảng dạy sức mạnh là: 16.7%<br />
<br />
Thời gian giảng dạy sức bền chung là: 8.3%<br />
<br />
Thời gian giảng dạy sức bền tốc độ là: 33.3%<br />
<br />
Thời gian giảng dạy khả năng phối hợp vận động là: 16.7%<br />
<br />
Sức bền tốc độ là tố chất thể lực đặc trưng và rất quan trọng đối với <br />
VĐV Cầu lông. Chính vì vậy, thời gian huấn luyện sức bền tốc độ (33.3%) so <br />
với các tố chất thể lực khác trong chương trình đào tạo là phù hợp. <br />
<br />
b. Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức bền tốc độ cho học sinh <br />
đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy.<br />
Với số giờ phát triển thể lực cho học sinh đội tuyển Cầu lông được <br />
phân bổ như trên. Hầu hết các nội dung phát triển thể lực đã được bố trí vào <br />
phần cuối của mỗi giáo án học tập. Những giáo án đầu tuần thường được bố <br />
trí để phát triển sức nhanh và sức mạnh. Giáo án cuối tuần được sử dụng để <br />
15<br />
16<br />
phát triển sức bền. Sự sắp xếp trật tự phát triển các tố chất thể lực như trên <br />
đã đảm bảo tính hợp lý theo các chu kỳ nhỏ trong tập luyện thể lực. Trong <br />
mỗi giáo án, giáo viên thường bố trí từ 10 20 phút cuối của phần cơ bản cho <br />
nội dung phát triển thể lực. <br />
Để đánh giá thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho <br />
học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy, đề tài tiến <br />
hành quan sát các buổi tập thể lực cho đối tượng nghiên cứu, tiến hành phân <br />
tích giáo án huấn luyện của các giáo viên hiện đang giảng dạy đội tuyển Cầu <br />
lông Trường THPT Nguyễn Trường Thúy, đồng thời tiến hành phỏng vấn <br />
trực tiếp các giáo viên dạy đội tuyển Cầu lông của các trường bạn để tìm ra <br />
những bài tập thường được sử dụng trong huấn luyện thể lực nói chung và <br />
huấn luyện sức bền tốc độ nói riêng cho đối tượng nghiên cứu.<br />
Kết quả cho thấy: Trên thực tế, trong huấn luyện sức bền tốc độ cho <br />
đối tượng nghiên cứu, các giáo viên giảng dạy cho học sinh đội tuyển Cầu <br />
lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy sử dụng 10 bài tập thuộc nhóm bài <br />
tập không cầu và bài tập với cầu. Cụ thể gồm:<br />
1. Di chuyển ngang sân đơn<br />
2. Di chuyển tiến lùi dọc sân<br />
3. Lùi 2 bước bật nhảy đập cầu<br />
4. Di chuyển từ giữa sân ra 4 góc<br />
5. Di chuyển tới 6 điểm trên sân<br />
6. Di chuyển 3 bước đánh cầu cao sâu liên tục<br />
7. Tại chỗ làm động tác phông cầu liên tục<br />
8. Lùi bật nhảy đập cầu 2 góc cuối sân<br />
9. Di chuyển đánh cầu toàn sân<br />
10. Di chuyển 2 góc lưới bỏ nhỏ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
17<br />
Các bài tập trên tương đối phù hợp với trình độ tập luyện của học sinh <br />
và cũng đã phát triển được các tố chất thể lực. Song do số lượng bài tập chưa <br />
nhiều, nội dung tập luyện chưa phong phú nên chưa tác động được toàn bộ <br />
các nhóm cơ của cơ thể. Các bài tập vẫn còn mang tính chất khởi động <br />
chuyên môn. Chỉ một số bài tập tập trung vào rèn luyện kỹ thuật và thể lực <br />
tốc độ. Do đó đã làm hạn chế sự phát triển các tố chất thể lực nói chung và <br />
tố chất sức bền tốc độ nói riêng.<br />
Như vậy, từ các kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở trên, có thể thấy <br />
rằng, tố chất sức bền tốc độ của học sinh đội tuyển trường Cầu lông THPT <br />
Nguyễn Trường Thúy còn hạn chế. Các bài tập phát triển sức bền tốc độ <br />
chưa nhiều và chưa được sử dụng một cách hợp lý. Chính vì vậy, việc lựa <br />
chọn được những bài tập có hiệu quả nhất nhằm phát triển sức bền tốc độ <br />
cho sinh viên là vấn đề rất cần thiết. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
18<br />
Bảng 3: Thực trạng sức bền tốc độ của học sinh đội tuyển trường Cầu <br />
lông THPT Nguyễn Trường Thúy<br />
Trung <br />
Giỏi Khá Yếu Kém<br />
TT Nội dung kiểm tra bình<br />
n % n % n % n % n %<br />
Di chuyển tiến lùi 14 <br />
1 0 0 2 50 2 50 0 0 0 0<br />
lần (s)<br />
Di chuyển ngang sân <br />
2 1 25 1 25 2 50 0 0 0 0<br />
đơn 40 lần (s)<br />
Di chuyển đánh cầu tại <br />
3 1 25 0 0 3 75 0 0 0 0<br />
4 vị trí trên sân 6 lần (s)<br />
Di chuyển nhặt đổi cầu <br />
4 1 25 1 25 2 50 0 0 0 0<br />
6 điểm trên sân 5 lần (s)<br />
Di chuyển lùi 3 bước <br />
5 bật nhảy đập cầu 20 lần 0 0 1 25 2 50 0 0 0 0<br />
(s)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
19<br />
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN:<br />
1. Nghiên cứu lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập <br />
nhằm phát triển sức bền tốc độ cho học sinh đội tuyển Cầu lông <br />
trường THPT Nguyễn Trường Thúy.<br />
a. Các nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ học <br />
sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy.<br />
Để lựa chọn được các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho học sinh <br />
đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy, trước hết đề tài tiến <br />
hành xác định nguyên tắc lựa chọn bài tập.<br />
Căn cứ vào các nguyên tắc giảng dạy và huấn luyện, dựa và cơ sở lý <br />
luận của sức bền, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý và trình độ thực tế về sức <br />
bền tốc độ của đối tượng nghiên cứu, dựa vào mục đích yêu cầu về huấn <br />
luyện thể lực và quá trình đào tạo học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT <br />
Nguyễn Trường Thúy nhằm bước đầu xác định các nguyên tắc lựa chọn bài <br />
tập phát triển sức bền tốc độ cho đối tượng nghiên cứu.<br />
Nguyên tắc lựa chọn các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho học sinh <br />
đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy như sau:<br />
Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa chọn phải có tính định hướng phát <br />
triển sức sức bền tốc độ rõ rệt trong môn Cầu lông nhằm tác động trực tiếp <br />
vào các nhóm cơ chủ yếu tham gia vào hoạt động kỹ chiến thuật Cầu lông.<br />
Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo tính khả thi, có <br />
nghĩa là các bài tập có thể thực hiện được trên đối tượng và điều kiện tập <br />
luyện của học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy. <br />
Nguyên tắc 3: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính hợp lý, nghĩa là <br />
nội dung, hình thức, khối lượng vận động phải phù hợp với đặc điểm đối <br />
tượng, điều kiện thực tiễn của Nhà trường.<br />
Nguyên tắc 4 : Các bài tập phải có tính hiệu quả, nghĩa là các bài tập <br />
phải nâng cao được năng lực sức sức bền tốc độ cho đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
19<br />
20<br />
Nguyên tắc 5: Các bài tập phải có tính đa dạng, tạo hứng thú tập luyện <br />
cho sinh viên.<br />
Nguyên tắc 6: Các bài tập phải có tính tiếp cận với xu hướng sử dụng <br />
các biện pháp và phương pháp huấn luyện sức bền tốc độ trong huấn luyện <br />
Cầu lông hiện đại.<br />
Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn, đề tài tiến hành lựa chọn các bài <br />
tập phát triển sức bền tốc độ cho đối tượng nghiên cứu.<br />
b. Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho học sinh đội <br />
tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy .<br />
Để lựa chọn được các bài tập đa dạng và phù phát triển sức bền tốc độ <br />
cho học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy, đề tài <br />
tiến hành tham khảo các tài liệu có liên quan, quan sát các giờ tập luyện thể <br />
lực của học sinh và quan sát các giờ huấn luyện học sinh đội tuyển của các <br />
trường lân cận có phong trào Cầu lông phát triển mạnh, phỏng vấn trực tiếp <br />
các giảng viên, huấn luyện viên, giáo viên làm công tác huấn luyện môn cầu <br />
lông... về các bài tập sử dụng huấn luyện sức sức bền tốc độ cho đối tượng <br />
nghiên cứu. Đề tài đã tổng hợp được 20 bài tập thuộc các nhóm bài tập không <br />
cầu, bài tập với cầu, bài tập trò chơi và thi đấu. Cụ thể gồm:<br />
Nhóm các bài tập không cầu (6 bài tập)<br />
Nhóm các bài tập với cầu (8 bài tập)<br />
Nhóm các bài tập trò chơi và thi đấu (6 bài tập)<br />
<br />
Các bài tập cụ thể gồm:<br />
Nhóm bài tập không cầu:<br />
1. Di chuyển tiến lùi dọc sân 14 lần (s).<br />
2. Di chuyển ngang sân đơn 40 lần (s).<br />
3. Bật nhảy tại chỗ thực hiện động tác đập cầu liên tục 30 lần (s).<br />
4. Di chuyển lên lưới bỏ nhỏ, lùi về cuối sân bật nhảy đập cầu 15 <br />
lần(s).<br />
5. Di chuyển nhặt đổi cầu 6 điểm trên sân 5 lần (s).<br />
6. Di chuyển lùi 3 bước bật nhảy đập cầu 20 lần (s).<br />
<br />
20<br />
21<br />
Nhóm bài tập với cầu:<br />
7. Di chuyển 4 góc bỏ nhỏ và đập cầu 6 lần (s). <br />
8. Di chuyển đánh cầu trên lưới, lùi cuối sân bật nhảy đập cầu 15 lần <br />
(s).<br />
9. Di chuyển bật nhảy 2 góc đánh cầu trên lưới 20 lần (s).<br />
10. Di chuyển bật nhảy ngang sân bạt cầu thuận tay và trái tay 20 lần <br />
(s).<br />
11. Treo cầu sát lưới và di chuyển lên lưới đánh cầu trên lưới 15 lần <br />
(s).<br />
12. Di chuyển 2 góc cuối sân bật nhảy đập cầu 15 lần (s).<br />
13. Bài tập nhiều cầu với kỹ thuật tổng hợp.<br />
14. Di chuyển lùi đánh cầu cao sâu, lên lưới đặt cầu 20 lần (s).<br />
Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu:<br />
15. Trò chơi phản xạ.<br />
16. Thi đấu trong vạch phát cầu.<br />
17. Thi đấu đơn trong sân đôi.<br />
18. Thi đấu đôi.<br />
19. Thi đấu đơn.<br />
20. Thi đấu 30 điểm.<br />
Nội dung, yêu cầu thực hiện các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho <br />
đối tượng nghiên cứu:<br />
Nhóm bài tập không cầu:<br />
Bài tập 1: Di chuyển tiến lùi dọc sân 14 lần (s).<br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ cho nhóm cơ chi dưới.<br />
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng 1 chân chạm vạch đường biên <br />
ngang cuối sân cầu lông. Khi có hiệu lệnh thì di chuyển bằng các bước chạy <br />
thường lên lưới sao cho bước cuối cùng chân thuận ở phía trước, tay thuận <br />
chạm lưới rồi di chuyển lùi về vị trí ban đầu, cứ như vậy thực hiện lặp lại <br />
liên tục 14 lần (14 lần cả tiến và lùi).<br />
Yêu cầu:<br />
Cường độ bài tập: 90 95% tối đa.<br />
Số lần lập lại: 2 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 3 phút.<br />
<br />
21<br />
22<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
Bài tập 2: Di chuyển ngang sân đơn 40 lần (s).<br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ cho nhóm cơ chi dưới.<br />
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng 1 chân chạm vạch đường biên <br />
dọc sân đơn sân cầu lông. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì di chuyển tới đường <br />
biên dọc đối diện trên sân rồi lại di chuyển ngược lại về vị trí xuất phát, cứ <br />
di chuyển lập lại liên tục như vậy 40 lần (mỗi lượt di chuyển sang vạch <br />
đường biên dọc được tính là 1 lần).<br />
Yêu cầu:<br />
Cường độ bài tập: 90 95% tối đa.<br />
Số lần lặp lại: 2 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 3 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
Bài tập 3: Bật nhảy tại chỗ thực hiện động tác đập cầu liên tục 30 lần <br />
(s).<br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ cho nhóm cơ chi dưới và chi trên.<br />
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng tại chỗ, tay cầm vợt khi có <br />
hiệu lệnh thì bật nhảy tại chỗ thực hiện động tác đập cầu liên tục 30 lần.<br />
Yêu cầu:<br />
Cường độ bài tập: 95 100% tối đa.<br />
Số lần lặp lại: 3 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 3 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
Bài tập 4: Di chuyển lên lưới bỏ nhỏ và lùi về cuối sân bật nhảy đập <br />
cầu 15 lần (s). <br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và khả năng phối hợp vận động.<br />
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở đường giới hạn phát cầu <br />
gần, tay cầm vợt ở tư thế chuẩn bị đỡ giao cầu. Khi có hiệu lệnh thì thực <br />
<br />
22<br />
23<br />
hiện di chuyển lên lưới bỏ nhỏ sau đó di chuyển lùi về cuối sân bật nhảy đập <br />
cầu rồi nhanh chóng di chuyển trở về vạch xuất phát để thực hiện tiếp lần <br />
sau, như vậy sẽ được tính là 1 lần, cứ thực hiện lặp lại liên tục như vậy 15 <br />
lần. <br />
Yêu cầu:<br />
Cường độ bài tập: 95% tối đa.<br />
Số lần lặp lại: 2 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 4 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
Bài tập 5: Di chuyển nhặt đổi cầu 6 điểm trên sân 5 lần (s). <br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và khả năng phối hợp vận động.<br />
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở vị trí xuất phát giữa sân, khi <br />
có hiệu lệnh bắt đầu, thực hiện di chuyển nhặt đổi cầu 6 điểm trên sân theo <br />
lộ trình quy định: di chuyển chếch trước lên 2 góc lưới, di chuyển ngang ra 2 <br />
bên đường biên dọc và di chuyển lùi về 2 góc cuối sân được tính là 1 lần. Sau <br />
mỗi hướng di chuyển phải trở về giữa sân. Di chuyển lặp lại liên tục cho <br />
đến khi hết 5 lần. <br />
Yêu cầu:<br />
Cường độ bài tập: 90 95% tối đa.<br />
Số lần lặp lại: 2 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 3 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
Bài tập 6: Di chuyển lùi 3 bước bật nhảy đập cầu 20 lần (s).<br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ cho nhóm cơ chi dưới và chi trên.<br />
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở đường giới hạn phát cầu <br />
gần, khi có hiệu lệnh thì di chuyển lùi 3 bước về cuối sân thực hiện động tác <br />
bật nhảy đập cầu sau đó lại nhanh chóng di chuyển về vị trí ban đầu thực <br />
hiện tiếp lần sau. Cứ thực hiện lặp lại liên tục như vậy 20 lần.<br />
<br />
23<br />
24<br />
Yêu cầu:<br />
Cường độ bài tập: 95 100% tối đa.<br />
Số lần lặp lại: 2 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 4 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
Nhóm bài tập với cầu:<br />
Bài tập 7: Di chuyển 4 góc bỏ nhỏ và đập cầu 6 lần (s).<br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và năng lực phối hợp vận động <br />
trong di chuyển đánh cầu theo chiến thuật trên sân.<br />
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở vị trí xuất phát giữa sân, khi <br />
có hiệu lệnh thì thực hiện di chuyển đánh cầu tại 4 vị trí quy định trên sân (có <br />
người phục vụ tung cầu 2 góc lưới và phát cầu cao sâu cuối sân): di chuyển <br />
lên 2 góc lưới bỏ nhỏ sau đó di chuyển lùi về 2 góc cuối sân đập cầu được <br />
tính là 1 lần. Sau mỗi góc di chuyển phải di chuyển về giữa sân. Di chuyển <br />
lặp lại liên tục cho đến khi hết 6 lần.<br />
Yêu cầu:<br />
Cường độ bài tập: 90 95% tối đa.<br />
Số lần lặp lại: 3 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 2 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
Bài tập 8: Di chuyển đánh cầu trên lưới, lùi về cuối sân bật nhảy đập <br />
cầu 15 lần (s).<br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và khả năng phối hợp vận động.<br />
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở đường giới hạn phát cầu <br />
gần, tay cầm vợt ở tư thế chuẩn bị đỡ giao cầu. Có người phục vụ tung cầu <br />
trên lưới và phát cầu cao sâu cuối sân. Khi có hiệu lệnh thì người thực hiện di <br />
chuyển lên đánh cầu trên lưới sau đó di chuyển lùi về cuối sân bật nhảy đập <br />
cầu rồi nhanh chóng di chuyển trở về vạch xuất phát để thực hiện tiếp lần <br />
<br />
24<br />
25<br />
sau, như vậy sẽ được tính là 1 lần, cứ thực hiện lặp lại liên tục như vậy 15 <br />
lần. <br />
Yêu cầu:<br />
Cường độ bài tập: 90 95% tối đa.<br />
Số lần lặp lại: 2 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 3 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
Bài tập 9: Di chuyển bật nhảy 2 góc đánh cầu trên lưới 20 lần (s).<br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và khả năng phối hợp vận động.<br />
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở giữa điểm nối đường giới <br />
hạn phát cầu gần và đường trung tâm (vạch chữ T). Có người phục vụ tung <br />
cầu 2 góc lưới (hoặc phát cầu ra 2 góc lưới). Khi có hiệu lệnh thì người thực <br />
hiện di chuyển bật nhảy lên góc lưới phải đánh cầu nhanh trên lưới sau đó di <br />
chuyển lùi về vị trí ban đầu và tiếp tục di chuyển bật nhảy lên góc lưới trái <br />
đánh cầu nhanh trên lưới rồi di chuyển lùi về vị trí ban đầu để thực hiện tiếp <br />
lần sau, như vậy sẽ được tính là 1 lần. Cứ thực hiện lặp lại liên tục như vậy <br />
20 lần.<br />
Yêu cầu:<br />
Cường độ bài tập: 95 100% tối đa.<br />
Số lần lặp lại: 2 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 3 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
Bài tập 10: Di chuyển bật nhảy ngang sân bạt cầu thuận tay và trái tay <br />
20 lần (s).<br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và khả năng phối hợp vận động.<br />
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở giữa sân. Có người phục vụ <br />
phát cầu lao ra hai đường biên dọc. Khi có hiệu lệnh bắt đầu người thực hiện <br />
di chuyển bật nhảy sang ngang bên phải bạt cầu thuận tay sau đó di chuyển <br />
<br />
25<br />
26<br />
về giữa sân và tiếp tục di chuyển bật nhảy sang ngang bên trái bạt cầu trái <br />
tay rồi nhanh chóng trở về giữa sân để thực hiện tiếp lần sau, như vậy được <br />
tính là 1 lần. Cứ thực hiện lặp lại liên tục như vậy 20 lần. <br />
Yêu cầu:<br />
Cường độ bài tập: 95% tối đa.<br />
Số lần lặp lại: 2 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 4 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
Bài tập 11: Treo cầu sát lưới và di chuyển lên lưới đánh cầu trên lưới 15 <br />
lần (s).<br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và khả năng phối hợp vận động.<br />
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị trọng tâm cao <br />
ở 2/3 sân, có người phục vụ phát cầu cao sâu cuối sân và tung cầu trên lưới. <br />
Khi có hiệu lệnh bắt đầu người thực hiện di chuyển đến vị trí đánh cầu thích <br />
hợp treo cầu sát lưới sau đó di chuyển nhanh lên lưới đánh cầu trên lưới rồi di <br />
chuyển về vị trí ban đầu để thực hiện tiếp lần sau, như vậy được tính là 1 <br />
lần. Cứ thực hiện lặp lại liên tục như vậy 15 lần. <br />
Yêu cầu:<br />
Cường độ bài tập: 95% tối đa.<br />
Số lần lặp lại: 2 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 3 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
<br />
<br />
Bài tập 12: Di chuyển lùi về 2 góc cuối sân bật nhảy đập cầu 15 lần (s).<br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và khả năng phối hợp vận động.<br />
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở giữa sân, có người phục vụ <br />
phát cầu cao sâu ra 2 góc cuối sân. Khi có hiệu lệnh bắt đầu người thực hiện <br />
di chuyển lùi về góc phải bật nhảy đập cầu sau đó di chuyển về giữa sân và <br />
<br />
26<br />
27<br />
tiếp tục di chuyển lùi về góc trái bật nhảy đập cầu rồi di chuyển về giữa sân <br />
để thực hiện tiếp lần sau, như vậy được tính là 1 lần. Cứ thực hiện lặp lại <br />
liên tục như vậy 15 lần. <br />
Yêu cầu:<br />
Cường độ bài tập: 95% tối đa.<br />
Số lần lặp lại: 2 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 3 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
<br />
<br />
Bài tập 13: Bài tập nhiều cầu với kỹ thuật tổng hợp.<br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và khả năng phối hợp vận động.<br />
Cách thực hiện: Người phục vụ đứng ở giữa một bên sân sử dụng <br />
nhiều cầu để phát liên tục sang các điểm khác nhau bên sân người tập. Người <br />
thực hiện phải di chuyển đến các điểm rơi của cầu và sử dụng tổng hợp các <br />
kỹ thuật để đánh cầu trả lại bên sân người phục vụ.<br />
Yêu cầu:<br />
Thời gian bài tập: 45 giây.<br />
Cường độ bài tập: 95% tối đa.<br />
Số lần lặp lại: 3 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 2 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
Bài tập 14: Di chuyển lùi đánh cầu cao sâu, lên lưới đặt cầu 20 lần (s).<br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và khả năng phối hợp vận động.<br />
Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở đường giới hạn phát cầu <br />
gần, tay cầm vợt ở tư thế chuẩn bị đỡ giao cầu. Có người phục vụ tung cầu <br />
trên lưới và phát cầu cao sâu cuối sân. Khi có hiệu lệnh thì người thực hiện di <br />
chuyển lùi về cuối sân đánh cầu cao sâu sau đó di chuyển lên trên lưới đặt <br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
28<br />
cầu rồi nhanh chóng di chuyển trở về vị trí ban đầu để thực hiện tiếp lần sau, <br />
như vậy sẽ được tính là 1 lần, cứ thực hiện lặp lại liên tục như vậy 20 lần. <br />
Yêu cầu:<br />
Cường độ bài tập: 90 95% tối đa.<br />
Số lần lặp lại: 2 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 3 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
<br />
<br />
Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu:<br />
Bài tập 15: Trò chơi phản xạ.<br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và năng lực phản xạ.<br />
Cách thực hiện: Người phục vụ đứng ở giữa sát lưới một bên sân cầu <br />
lông cùng với người tập, sử dụng một tay để chỉ vào các điểm khác nhau. <br />
Người thực hiện phải di chuyển đến các điểm mà người phục vụ chỉ sao cho <br />
với tốc độ nhanh nhất. Sau mỗi lần di chuyển phải di chuyển về giữa sân.<br />
Yêu cầu:<br />
Thời gian bài tập: 30 giây.<br />
Cường độ bài tập: 100% tối đa.<br />
Số lần lặp lại: 3 tổ.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 2 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
Bài tập 16: Thi đấu trong vạch phát cầu.<br />
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và khả năng đánh cầu nhỏ trên <br />
lưới.<br />
Cách thực hiện: Mỗi sân 2 người, thi đấu đơn trong khu vực 1,98m. Sử <br />
dụng các kỹ thuật đánh cầu nhỏ trên lưới.<br />
Yêu cầu:<br />
Thời gian bài tập: Theo séc đấu của luật thi đấu cầu lông (2 séc).<br />
<br />
28<br />
29<br />
Cường độ bài tập: 95% tối đa.<br />
Thời gian nghỉ giữa: 2 phút.<br />
Tính chất nghỉ: Nghỉ ngơi tích cực.<br />
Bài tập 17: Thi đấu đơn trong sân đôi.<br />
Mục đích: Phát triển năng lực toàn diện cho sinh vi