intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Công tác xây dựng cơ sở vật chất ở trườngTiểu học Bảo Linh huyện Định Hóa

Chia sẻ: Ngô Thị Thu Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

736
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công tác giảng dạy đó là cơ sở vật chất, nếu cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu của mọi mặt để thực hiện công tác dạy dỗ đầy biến động của nhà trường, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị hóa. Vấn đề chuẩn hóa, đồng bộ hóa cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng. Mời thầy cô và nhà trường tham khảo sáng kiến kinh nghiệm công tác xây dựng cơ sở vật chất ở trường Tiểu học Bảo Linh huyện Định Hóa để có hướng phát triển tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Công tác xây dựng cơ sở vật chất ở trườngTiểu học Bảo Linh huyện Định Hóa

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC BẢO LINH HUYỆN ĐỊNH HÓA 1
  2. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Vị trí và vai trò của GD&ĐT đã được chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập rất nhiều trong các tác phẩm của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Kế thừa những quan điểm đó Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của sự nghiệp giáo dục, luôn coi GD&ĐT có một vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc bởi nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công tác giảng dạy đó là cơ sở vật chất, nếu cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu của mọi mặt để thực hiện công tác dạy dỗ đầy biến động của nhà trường, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị hóa. Vấn đề chuẩn hóa, đồng bộ hóa cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng; Trong đó cơ sở vật chất nhà trường là một yêu câù thiết thực và thực sự bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Cơ sở vật chất phòng học, .v.v.v… là một phạm trù phải đáp ứng được yêu cầu đầy biến động của cả hiện tại và tương lai do đó cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn, toàn diện; kết hợp hài hòa với khoa học dự báo thì mới có thể đạt được mục tiêu của vấn đề cần nghiên cứu. Hơn nữa bước vào thời kì CNH - HĐH đất nước, yêu cầu nguồn nhân lực xã hội nói chung đang bao hàm nội dung rất mới mẻ. Cơ sở vật chất là một bộ phận đặc biệt của nguồn nhân lực đó, nó góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Những vấn đề đặt ra là mối quan hệ giữa nhà giáo với phát triển nguồn nhân lực xã hội; các nội dung về đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục dều mang tính thời sự, cấp thiết trong lý luận cần được nghiên cứu, phát triển lên một tầm cao mới. Tính cấp thiết phụ thuộc vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quá trình đô thị hóa đòi hỏi càng cấp thiết hơn. Là người trực tiếp làm công tác quản lý GD tại trường TH Bảo Linh, qua thực tế công tác, tôi trăn trở làm thế nào có thể đóng góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới này? Đặc biệt là thực hiện phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.” Thì vấn đề CSVC là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút HS đến trường. Vì vậy tôi đã mạnh dạn bày tỏ tâm tư của mình với cấp ủy Đảng, ban giám hiệu, các đoàn thể của nhà trường để đưa vấn đề cơ sở vật chất của nhà trường vào quy hoạch, quy củ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Qua thực tế công tác tại trường TH Bảo Linh, huyện Định Hóa, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Công tác xây dựng cơ sở vật chất ở trường TH Bảo Linh, huyện Định Hóa”. 2
  3. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường TH Bảo Linh, huyện Định Hóa. - Thực trạng cơ sở vật chất trường tiểu học Bảo Linh. - Tìm ra nguyên nhân thành công và nguyên nhân yếu kém từ đó đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn hiện tại. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: Từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2011- 2012. - Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở vật chất và chất lượng GD của nhà trường. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát, thu thập thông tin. - Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu. - Phương pháp phân tích tổng hợp. PHẦN II: NỘI DUNG I. ĐẶC ĐIỂM TRƢỜNG TIỂU HỌC BẢO LINH 1. Đặc điểm vị trí địa lý địa phƣơng: Bảo Linh là xã vùng cao nằm ở phía tây bắc của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, nơi có nhiều di tích lịch sử quan trọng của cả nước là căn cứ địa của cơ quan bộ tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Mặc dù những năm gần đây, kinh tế xã hội của xã đã có những chuyển biến tích cực nhưng cơ sở hạ tầng của xã còn nhiều thiếu thốn và bất cập về điện, đường, trường, trạm; Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Bảo Linh có diện tích 27,6 km². Phía đông giáp xã Phúc Chu, Đồng Thịnh, Định Biên. Phía tây giáp xã Quy Kì và xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Phía bắc giáp xã Hùng Lợi và xã Trung Minh huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Phía nam giáp xã Thanh Định, huyện Định Hóa. Với 11 xóm bản và có số dân là: 553 hộ gồm 2234 khẩu trong đó số hộ nghèo và cận nghèo năm 2011 là 75.6% (Trong đó hộ nghèo 48.22%, cận nghèo 27.4%) gồm 7 dân tộc (Kinh, Tày, Nùng, Dao, San Chí, Hmông, Pà thẻn). Trong đó dân tộc thiểu số chiếm ¾ số dân. Dân cư thưa thớt, nằm rải rác ở quanh sườn đồi và ven hồ. Về chính trị: Ổn định, an ninh trật tự và tệ nạn xã hội tốt, không có người nghiện ma túy và trộm cắp xảy ra. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và UBND các cấp, của phòng GD&ĐT Định Hóa, sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên. 3
  4. Kinh tế xã hội: Do địa hình phức tạp 90% diện tích là đồi núi nên đời sống nhân dân thấp kém. Trình độ dân chí không đồng đều thấp. Cơ sở hạ tầng đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng lại, phòng học xuống cấp và thiếu; Giao thông kém, đường sá đi lại liên thôn còn nhiều khó khăn như xóm: Khuổi Chao, Bản Pù, Đèo Muồng. Đường vào bản phải qua nhiều đèo và suối, học sinh xa khu trung tâm nhất 12 km nên việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa bị hạn chế. 2. Đặc điểm trƣờng tiểu học Bảo Linh Trường tiểu học Bảo Linh (được thành lập năm 1998) nằm trên địa bàn xã, hạ tầng cơ sở xuống cấp đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng lại; Hệ thống trường lớp (Xuống cấp) phòng học bộ môn, phòng phụ trợ, nhà đa năng phục vụ hoạt động của trường chưa có đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của nhà trường. Với diện tích 7734 m2, khi thành lập trường chỉ có các phòng học ở trung tâm được xây dựng từ năm 1999, trường có 3 điểm trường, điểm trường cách xa trung tâm nhất 8 km, điểm trường gần trung tâm nhất 4 km và không có tường bao, sân chơi, bãi tập. Trang thiết bị cho dạy và học còn thiếu; số lượng giáo viên và học sinh đạt Giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi còn ít; phong trào thi đua dạy tốt, học tốt chưa thực sự sôi nổi. Nhìn chung vấn đề cơ sở vật chất của trường TH Bảo Linh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu của ngành giáo dục, là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong việc thu hút con em đồng bào các dân tộc đến trường, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và duy trì giáo dục phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Trong khi đó nguồn ngân sách của địa phương đầu tư cho GD-ĐT còn hạn hẹp, ít có khả năng tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học. Vì vậy số phòng học trong trường hiện chưa đủ 1 lớp/1 phòng. Mặt khác số phòng học đang sử dụng hiện nay đã xuống cấp trầm trọng. Phòng bộ môn, phòng đa năng và bếp bán trú, chỗ ăn nghỉ cho giáo viên, học sinh cũng không có, điều kiện đi lại của giáo viên và học sinh quá xa (học sinh xa trường nhất 12 km). Học sinh nắm cơm đi học mùa đông thì cơm lạnh cứng, mùa hè thì cơm ướt nên không đảm bảo cho sức khỏe dẫn đến học sinh nghỉ học nhiều ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học của nhà trường. Năm học 2011 - 2012, trường có 28 cán bộ giáo viên, trong đó 22 giáo viên trực tiếp giảng dạy, 2 cán bộ quản lý, 4 nhân viên, 100% có trình độ đạt chuẩn trong đó trên chuẩn 75%; có 3 giáo viên trình độ đại học,13 giáo viên trình độ cao đẳng, còn lại trung cấp. Số học sinh là 207 em gồm 15 lớp. Trường có một chi bộ Đảng gồm 11 đảng viên, chi bộ giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo trong toàn bộ hoạt động của nhà trường. Các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên, 4
  5. Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh đều hoạt động tích cực, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học hàng năm. Nhà trường đã từng bước xây dựng được đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng năm, trường đều có giáo viên tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Nhiều cán bộ giáo viên được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua, lao động giỏi. Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng ủy, HDND, UBND Huyện Định Hóa, Phòng GD&ĐT huyện Định Hóa, Đảng ủy, HDND, UBND xã Bảo Linh, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể ở địa phương và ban đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường đã từng bước cải tạo được mặt bằng, xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƢỜNG TH BẢO LINH. 1. Thực trạng đội ngũ: Trường tiểu học Bảo Linh đã có những chuyển biến tích cực song so với yêu cầu thì hạn chế không phải là ít bởi: “ Chất lượng GD&ĐT chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH. Quản lý nhà nước về GD&ĐT còn bất cập. Xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức súc của xã hội”. Đội ngũ giáo viên trường TH Bảo Linh nhìn chung cơ bản đủ về số lượng và cơ cấu các bộ môn. - Về phẩm chất chính trị: Có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo và đường lối đổi mới của Đảng, kiên trì thực hiện các mục tiêu, quan điểm, phương châm giáo dục của Đảng. - Về trình độ: Cán bộ giáo viên, nhân viên được đào tạo chính quy và bồi dưỡng tại chức, tập trung để nâng cao trình độ. Đến nay 100% các đồng chí đạt chuẩn trở lên trong đó trên chuẩn là 75% và 3 đồng chí đang theo học đại học. 2. Cơ sở vật chất: STT Tên Đã có Còn thiếu Ghi chú 5
  6. 1 Phòng học 9 6 9 phòng đã xuống cấp 2 Phòng đa năng 0 1 3 Phòng truyền thống đội 0 1 4 Phòng học vi tính 0 1 5 Phòng học mĩ thuật 0 1 6 Phòng học âm nhạc 0 1 7 Bếp bán trú 0 1 8 Phòng ăn cho GV 0 1 9 Phòng ăn cho HS 0 1 10 Phòng nghỉ cho HS 0 1 Trường hợp HS ở xa Đặc biệt đối với điểm trường Khuổi Chao điều kiện dạy và học gặp nhiều khó khăn về mọi mặt lớp học trên đồi cao xung quanh là rừng và khe suối. Trường xa khu dân cư, xa nước sinh hoạt. Với 123 hộ dân của hai xóm Khuổi Chao và ½ xóm Bản Pù mùa đông thì rét buốt, mùa mưa bão lũ thì trơn lầy lội. Ấy vậy mà khi đến trường học sinh phải học phòng tạm nhà tre vách nứa nền đất. Phòng nghỉ trưa của giáo viên không có. Điểm trường Bảo Biên cách trung tâm 4 km với gồm 3 xóm Bảo Biên 1, Bảo Biên 2 và xóm Bảo Hoa 2 Có 2 lớp gồm 16 HS. Nhưng không có nhà vệ sinh và thiếu nguồn nước sinh hoạt, không có tường bao. Điểm trường Bản Thoi cách trung tâm 4 km gồm Bản Thoi và ½ xóm Bản Pù điểm trường này có 86 hộ dân hiện nay có 2 lớp = 30 HS (Học sinh lớp 3 phải đi bộ tới 5km để đến trung tâm để học). Sân chơi chưa có tường bao cũng không, lớp học phần mái đã hỏng. 3. Đánh giá chất lƣợng đội ngũ và kết quả giáo dục, kết quả xây dựng cơ sở vật chất của nhà trƣờng: 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của trƣờng: Ban giám hiệu Trình độ Tổ chuyên môn 01 Hiệu trưởng Cao đẳng Tổ 1 Tổ 2 01 Phó hiệu trưởng Cao đẳng * Biên chế đội ngũ: Năm học Số lớp Tổng số Tỷ lệ giáo Giáo viên Giáo viên bộ giáo viên viên 9 môn môn 2008- 2009 13 18 1,38 16 2 2009- 2010 13 18 1,38 16 2 6
  7. 2010- 2011 15 22 1,46 19 3 2011- 2012 15 22 1,46 19 3 3.2. Trình độ đào tạo: Trình độ Năm học Tổng số giáo viên Đại học Cao đẳng 2008 2009 18 0 12 2009-2010 18 0 12 2010-2011 22 1 13 2011- 2012 22 4 14 3.3. Chất lƣợng chuyên môn của giáo viên: Năm học Tổng số giáo viên GVG Trƣờng GVG Huyện 2008 - 2009 18 8 3 2009 - 2010 18 10 4 2010 - 2011 22 12 4 2011 - 2012 22 12 7 Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức của nhà trường chưa ổn định, trong 3 năm gần đây đều có tuyển mới và có cán bộ nghỉ hưu. Các đồng chí giáo viên trẻ tích cực đi học nâng cao trình độ. Cụ thể: Năm học 2011 - 2012 có 3 đồng chí đi học đại học tại chức: 02 GV 9 môn, 01 GV môn Thể dục và 1 đ/c kế toán. 40% các đồng chí giáo viên, nhân viên biết sử dụng thành thạo máy vi tính, các thiết bị hỗ trợ dạy học, phần mềm dạy học, phần mềm quản lý điểm, phần mềm xếp thời khóa biểu, phần mềm kế toán...phục vụ công tác quản lý trường học. Các đồng chí giáo viên trong đơn vị luôn luôn tự nghiên cứu tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng giảng dạy theo yêu cầu từng môn học, quan tâm đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, do đó chất lượng giáo dục của nhà trường của nhà trường ngày một nâng cao. Trong các năm học vừa qua trường có nhiều học sinh giỏi các cấp. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, các cuộc thi do ngành giáo dục tổ chức đều đạt kết quả cao, trong đó có các cá nhân giáo viên và học sinh đạt thành tích xuất sắc. Các kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của học sinh trong 3 năm liền kề như sau: 3.4. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh qua các năm: Năm học T.S Học lực Hạnh kiểm 7
  8. học sinh Giỏi Khá TB Yếu Thực hiện Thực hiện đầy đủ chưa đầy đủ 2008 - 2009 187 41 39 101 6 184 3 2009 - 2010 187 47 56 80 4 186 1 2010 - 2011 204 83 71 52 2 204 0 3.5. Học sinh giỏi các cấp: Học sinh giỏi các cấp Ghi chú Năm học Trƣờng Huyện Tỉnh Năm học 2011 - 2012 2008 - 2009 35 7 3 Chưa thi và 2009 - 2010 42 11 5 chưa có kết quả giao lưu 2010 - 2011 60 17 6 HSG cấp 2011 - 2012 90 15 huyện. 3.6. Kết quả xây dựng cơ sở vật chất: Năm 2011 nhà trường đã tham mưu với chính quyền địa phương và được hưởng lợi nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và đối ứng xây dựng của tỉnh với tổng giá tri 5,9 tỷ đồng để xây dựng một nhà 2 tầng 8 phòng học kiên cố và một số hạng mục phụ trợ khác. Đến nay cơ sở vật chất nhà trường đã tương đối khang trang, đảm bảo đủ cho 100% học sinh học 2 buổi/ngày và đủ các tiêu chí cơ bản về cơ sở vật chất đối với trường TH đạt chuẩn quốc gia. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, trường TH Bảo Linh đã đạt được nhiều thành tích trong các mặt hoạt động giảng dạy và học tập. Nhiều năm liên tục đạt trường tiên tiến, cơ quan văn hóa, chi bộ trong sạch vững mạnh, tiêu biểu. Năm 2003 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. 4. Nguyên nhân đã đạt thành tích và hạn chế của đội ngũ giáo viên trong trƣờng. 4.1 Nguyên nhân của sự thành công: - Được sự quan tâm tạo diều kiện của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Định Hóa, được sự quan tâm của Đảng ủy, HDND, UBND các tổ chức chính trị, các ban ngành đoàn thể địa phương; sự nghiệp giáo dục đã có nhiều khởi sắc. Với tinh thần “Tất cả vì tương lai con em chúng ta” lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh và nhân dân đã giành những gì thuận lợi nhất cho giáo dục. - Nhà trường được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Phòng GD&ĐT huyện Định Hóa, UBND huyện Định Hóa. - Cán bộ, viên chức nhà trường được sự quan tâm cộng tác của Ban đại diện cha mẹ học sinh. 8
  9. - Đội ngũ giáo viên ổn định, có tay nghề khá vững vàng, có trình độ chuyên môn tốt, có tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác. - Ban giám hiệu đã làm tốt công tác tham mưu với địa phương về công tác xã hội hóa và tìm nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời tìm hiểu kĩ về tình hình cụ thể của đội ngũ, phân công chuyên môn hợp lý. - Các đồng chí cán bộ, công chức đã xác định được nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm trong công việc. - Ban giám hiệu, công đoàn nhà trường có kế hoạch cụ thể chỉ đạo các tổ khối chuyên môn. - Có sự phối kết hợp thường xuyên, hợp lý, khoa học giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường. - Làm tốt công tác tham mưu với Đảng, chính quyền địa phương. 4.2. Nguyên nhân của hạn chế - Ở một số ít đồng chí ý thức tự giác tinh thần tự học, tự rèn chưa được thường xuyên, chưa thực sự có tâm với nghề. Chưa thực sự phát huy hết khả năng, năng lực của bản thân, đôi khi còn ỷ lại đùn đẩy trách nhiệm. - Một số ít đồng chí giáo viên có tuổi nghề lâu năm do đó có tư tưởng ngaị học tập nâng cao trình độ, việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn hạn chế, còn sử dụng phương pháp cũ để giảng dạy vì vậy chất lượng giảng dạy chưa đạt kết quả tốt. - Một số ít đồng chí giáo viên, nhân viên trẻ nhiệt tình nhưng còn hạn chế về kinh nghiệm trong công việc nên khi làm việc chưa khoa học, đội ngũ giáo viên tay nghề không đồng đều. - Hầu hết học sinh là con em nông nghiệp, kinh tế khó khăn, mức thu nhập thấp, một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm tới việc học tập rèn luyện của con em. Lực học của học sinh còn thấp. - Số giáo viên trẻ mới được tuyển dụng chưa có kinh nghiệm giảng dạy. - Việc kiểm tra thanh tra đôn đốc thực hiện quy chế chuyên môn chưa trải đều mà hay dồn vào một thời điểm. - Chưa tổ chức đi thực tế tham quan các trường bạn để học tập kinh nghiệm. - Công tác động viên khen thưởng còn chưa kịp thời, - Hiện nay công tác bồi dưỡng giáo viên trong nhà trường đã có những quy định, song vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều giáo viên chưa có ý thức tự bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho 9
  10. mình. Có những giáo viên cho rằng những gì đã có trong chuyên môn là quá đủ nên nhiều khi bị tụt hậu dẫn đến bảo thủ trong chuyên môn, nhất là việc đổi mới phương pháp hiện nay. Mặt khác một số ít giáo viên lớn tuổi đã bị phương pháp thuyết trình ăn sâu khó thay đổi nên không phát huy được vai trò chủ đạo của người thầy và trò, chưa được chủ động trong việc tiếp thu bài dạy dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao. Việc tìm nguồn đầu tư còn hạn chế về nhiều mặt như: thời gian để triển khai đặc biệt là công tác chuẩn bị còn chậm nên ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình tiếp thu dự án. 5. Bài học kinh nghiệm Muốn chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp giáo dục, đòi hỏi ban giám hiệu nhà trường phải nhanh chóng cụ thể cho từng cán bộ, công chức phù hợp với trình độ của từng người; Thường xuyên quan tâm đến việc bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ chuyên môn; Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức cho mọi thành viên trong trường; Quan tâm, chăm lo đời sống chế độ của cán bộ, công chức, động viên khen thưởng kịp thời. Làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương đảm bảo có đủ CSVC phục vụ dạy và học. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƢỜNG TH BẢO LINH 1. Cơ sở lý luận 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin Theo Mác: Con người là tổng thể các mối quan hệ xã hội, con người là phẩm chất của tất cả các mối quan hệ xã hội nói chung trong đó nhà trường phương tiện, là môi trường chủ yếu hình thành nhân cách và trang bị cho thế hệ trẻ những chi thức, phát triển trí tuệ để con người hình thành năng lực của bản thân và có năng lực sáng tạo ra những tri thức mới về tự nhiên - xã hội. Giáo dục với tư cách là bộ phận của xã hội, có nhiệm vụ đào tạo ra thế hệ tương lai. Lê Nin nói không có sách thi không có tri thức, không có tri thức thì không có CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Điều đó có nghĩa con người muốn có tri thức thì phải được học, được giáo dục, tri thức của nhân loại là vô hạn. Vì vậy Lê Nin đã dạy “Học, học nữa, học mãi”. 1.2. Quan diểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Theo Hồ Chí Minh thì sự nghiệp trồng người là công việc lâu dài và khác hẳn so với các công việc khác. Nó đòi hỏi phải được chuần bị chu đáo và tỉ mỉ, không được nóng vôị, chính ví thế Người đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. 10
  11. Người đặt ra động cơ và mục tiêu GD&ĐT là “Học để làm việc, làm người cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”, và học theo Người “Học là để sửa chữa tư tưởng và học để hành”. 1.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của GD&ĐT trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. “ Đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục…. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học” (Đại hội ĐB Đảng lần thứ XI). Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục xác định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển.” 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc Tại Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục xác định nhân tố con người là một trong quan điểm phát triển: “… Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”, là một trong ba khâu đột phá chiến lược: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược…”; đồng thời cũng là 1 trong 12 định hướng phát triển kinh tế - xã hội: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tào.” 2.2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng của tỉnh Thái Nguyên và ngành giáo dục. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII nêu rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp 5 năm 2010-2015, với mục tiêu tổng quát là: “ Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng chính trị trong sạch vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề vững chắc để Thái 11
  12. Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020 và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo của cả nước.” Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, ngành học. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu giáo dục, đào tạo. Triển khai thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015; chú trọng chất lượng giáo dục thường xuyên; củng cố vững chắc, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, phấn đấu từng bước đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục bậc trung học. Đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động dạy và học trong các nhà trường. Phấn đấu đến năm 2015 có 70% số lượng trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó: mầm non 65%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 50%, trung học phổ thông 20%). Tạo môi trường thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn. Về nhiệm vụ năm học 2011-2012, ngành giáo dục đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm trong đó tập trung vào việc tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” Tăng cường các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi và cán bộ quản lý giáo dục. Ngành tập trung xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI với nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII; tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; tăng cường phân cấp quản lý và phân phối hợp với các sở, ngành thực hiện nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển giáo dục, huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp, chú trọng phân luồng trong đào tạo. Đổi mới phương giảng dạy, học, mở rộng quy mô trường, lớp gắn với giáo dục toàn diện, quan tâm chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, xây dựng xã hội hóa học tập. 2.3. Vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và xây dựng cơ sở vật chất. Trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới của đất nước vai trò và chức năng của giáo viên là hết sức quan trọng, là người chuyển tải tri thức cho thế hệ trẻ. Mặt khác đội ngũ giáo viên là những người sinh hoạt tại địa phương, họ luôn gắn bó với cộng đồng, luôn gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách 12
  13. pháp luật của nhà nước. Họ chính là đội ngũ nòng cốt làm công tác tuyên truyền cho các phong trào chính trị xã hội tại địa phương. Vì vậy bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay tại trường TH Bảo Linh nói riêng và của ngành giáo dục nói chung là yêu cầu cấp bách. 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và xây dựng cơ sở vật chất. 3.1 Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và xây dựng cơ sở vật chất: Chi bộ nhà trường phải lãnh đaọ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, chi bộ Đảng, với vai trò chỉ đạo, tùy vào tình hình thực tế tại đơn vị, chi bộ sẽ cụ thể hóa các chương trình hành động đưa vào thực tế đảm bảo khách quan, khoa học và đạt hiệu quả cao nhất. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước cho Đảng viên, cán bộ giáo viên. Chú trọng công tác phát triển Đảng để nâng cao sức mạnh của Đảng trong quần chúng. 3.2 Nâng cao nhận thức và vị trí vai trò của GD&ĐT trong sự hình thành nhân cách học sinh cho đội ngũ giáo viên. Nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân cách học sinh đối với đội ngũ giáo viên, gắn giáo dục tư tưởng đạo đức giáo viên với các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.... 3.3. Tìm hiểu đội ngũ, phân công chuyên môn hợp lý: Đội ngũ giáo viên qua các năm học ít nhiều đều có sự biến động do nhiều nguyên nhân ( nghỉ chế độ, điều động thuyên chuyển...) Vì vậy đòi hỏi người cán bộ quản lý phải quan tâm tìm hiểu mặt mạnh, điểm yếu để có sự phân công hợp lý tùy theo trình độ, năng lực của từng giáo viên. 3.4. Xây dựng kế hoạch tu sửa xây dựng cơ sở vật chất. Dựa trên thực trạng cơ sở vật chất đã có và còn thiếu để xây dựng kế hoạch, chi bộ bàn bạc thống nhất tham mưu với địa phương về nhu cầu cần thiết của đơn vị, tìm nguồn đầu tư….. 4. Quan tâm đến việc bồi dƣỡng để nâng cao chất lƣợng đội ngũ và xây dựng cơ sở vật chất. 13
  14. 4.1. Bồi dƣỡng phẩm chất nhân cách. Nâng cao nhận thức, nhân sinh quan của người thầy, tạo sự nhạy bén và khả năng thích ứng với sự đổi mới của xã hội. Nội dung bồi dưỡng nhân cách gồm: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị thông qua các hình thức như: Học tập Nghị quyết, nghe thời sự, đọc báo, tạp chí... 4.2. Bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên. Chủ động xây dựng kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch lâu dài về lộ trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nhà trường. Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ dưới nhiều loại hình đào tạo. 4.3. Bồi dƣỡng tại trƣờng. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại trường mang lại hiệu quả cao phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đa số giáo viên. Tổ trưởng chuyên môn , giáo viên dạy giỏi các cấp là những cốt cán trong công tác bồi dưỡng. Họ vừa là người gương mẫu đi đầu trong việc bồi dưỡng, vừa có trách nhiệm giúp đỡ những thành viên trong tổ. Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn cũng mang lại hiệu qủa bồi dưỡng tốt. Tổ chức học tập, hội thảo theo chuyên đề: Có thể mời chuyên gia, chuyên viên phòng để cung cấp những kiến thức cập nhật và giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên khi dạy những bài khó, chương khó, Hoặc nhà trường tự tổ chức, giao cho các tổ trưởng chuyên môn, những người có năng lực cao chuẩn bị nội dung theo chủ đề hội thảo. Khi đã thống nhất thì phải quyết tâm biến nó thành hiện thực sâu rộng. Đầu tư xây dựng thư viện góp phần vào công tác bồi dưỡng nghiệp vụ. Thư viện phải có đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách tham khảo, các loại báo và tạp chí đặc biệt là các tập san chuyên ngành. Xây dựng phòng học đáp ứng nhu cầu giáo viên và học sinh. Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Khuyến khích động viên phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm một cách nghiêm túc, có sự đánh giá khách quan và những sáng kiến kinh nghiệm cần được áp dụng phổ biến cho giáo viên toàn trường. Tổ chức lớp học ngoại ngữ và tin học cho giáo viên. Có thể động viên theo học ở các trung tâm. 4.4. Bồi dƣỡng ngắn hạn. Cử giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn do Phòng hoặc Sở tổ chức theo chuyên đề. Sau khi tham dự phải tổ chức phổ biến, áp dụng. 4.5. Học các lớp đào tạo bồi dƣỡng từ xa. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học từ xa để nâng cao trình độ. 14
  15. Học qua sách báo, mạng intonet 4.6. Học các lớp tập trung. Vận động và cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo đại học. Nhất là các giáo viên trẻ, giáo viên có năng lực. 4.7. Học theo cụm trƣờng. Tổ chức học chuyên đề cùng với các trường trong cụm. Cũng có thể liên kết với trường gần nhau tự tổ chức chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm.... 4.8. Bồi dƣỡng qua tự học, tự rèn. Khuyến khích các đồng chí giáo viên, nhân viên tự học thông qua các kênh thông tin, mạng Internet.... qua đó tự rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn. Coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, muốn trở thành người năng động, sáng tạo giáo viên phải thực sự giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, Thông thạo về việc ứng dụng CNTT, sử dụng thành thạo thiết bị dạy học thì không có con đường nào khác là tự học, tự bồi dưỡng. 5. Chỉ đạo sát sao công tác chuyên môn và làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra. Đối với giáo viên: Chỉ đạo các khối thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy, chấm chữa bài cho học sinh chính xác, đúng quy định, thương xuyên thăm lớp dự giờ để kiểm tra đánh giá trình độ của giáo viên. 6. Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi để nhân rộng ra toàn trƣờng. Quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi. Chú ý phát triển đến giáo viên trẻ, khuyến khích động viên tham gia các hội thi do ngành tổ chức như: Thi “ Giáo viên dạy giỏi huyện ”, thi “ Cán bộ thư viện giỏi ”, “ Giáo viên sử dụng thiết bị thí nghiệm giỏi ”, “ Tổng phụ trách giỏi ”.... 7. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thƣởng. Công tác thi đua khen thưởng có một tác dụng lớn trong việc đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường. Phải làm cho mọi người nhận thức được mục đích của công tác thi đua là dánh giá công lao, cống hiến của mỗi cá nhân, tập thể, thi đua khen thưởng là để động viên, khuyến khích mọi thành viên, tập thể làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Thực hiện phương châm ai làm tốt được khen thưởng, ai vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ. Công tác thi đua phải được duy trì đều đặn, liên tục và phải xây dựng được tiêu chí thi đua để mọi người phấn đấu. Đầu năm học, qua hội nghị viên chức hàng năm, nhà trường cho giáo viên, tổ đăng ký danh hiệu thi đua. 15
  16. 8. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học. Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại hỗ trợ việc dạy học (máy tính, mạng Internet, sách giáo khoa, sách tham khảo). Phối hợp với ban đại diện CMHS vận động xã hội hóa để tu sửa cơ sở vật chất cho nhà trường, tham mưu với UBND xã đề nghị UBND huyện và các cơ quan chức năng xây dựng thêm phòng học kiên cố, chỉnh trang thêm khuôn viên nhà trường đảm bảo môi trường học tập tốt nhất để hoc sinh học tập. 9. Quan tâm đến đời sống của đội ngũ cán bộ công chức. Thực hiện đầu đủ chính sách đối với cán bộ viên chức, hàng năm tổ chức cho cán bộ giáo viên đi tham quan thực tế. Xây dựng tập thể thành khối thống nhất. Phối hợp với công đoàn nhà trường thường xuyên chăm lo tới đời sống giáo viên, động viên các cán bộ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tổ chức các hoạt động TDTT, qua đó tăng cường giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh cho đội ngũ giáo viên. 10. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật về giờ làm việc, xây dựng quy chế quản lý và sử dụng giờ làm việc của cán bộ, viên chức phù hợp với tính chất, đặc thù công việc. Đối với cán bộ quản lý và viên chức làm công tác hành chính các đơn vị phải thực hiện đẩy đủ giờ làm việc theo quy định của nhà nước. IV. KIẾN NGHỊ 1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo Đảng và nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu hơn trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, có cơ chế chính sách cụ thể phù hợp hơn đối với ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục, nghiên cứu đảm bảo nội dung sách giáo khoa mang tính ổn định, tránh hiện tượng sửa đổi bổ sung khi mới ban hành. Cung cấp tài liệu giảng dạy theo hướng tích cực hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở các môn học, tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường và bổ sung ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục nhiều hơn nữa để xây dựng cơ sở vật chất trường học, tăng kinh phí chi thường xuyên để có điều kiện tăng hoạt động phục vụ cho việc dạy và học. 2. Đối với sở giáo dục và đào tạo 16
  17. Đầu tư kinh phí xây dựng tiến tới xóa phòng học tạm, nhà cấp 4, đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường đã đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường tổ chức các chuyên đề theo môn học toàn tỉnh, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được học hỏi, giao lưu, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ giảng dạy. Tăng cường thanh tra kiểm tra, việc thực hiện nhiệm vụ năm học ở các phòng giáo dục, các trường trong huyện. 3. Đối với phòng giáo dục và đào tạo, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng. Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dưới nhiều hình thức đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giáo viên. Đề nghị Đảng ủy, UBND các cấp quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, đảm bảo cơ sở vật chất cho việc công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013. Hội đồng giáo dục của xã nên thường xuyên họp các nhà trường để nắm bắt được kế hoạch hoạt động cũng như chất lượng của các trường, động viên kịp thời đối với cán bộ giáo viên, nhân viên của các nhà trường. V. KẾT LUẬN Đất nước bước vào vào thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo càng trở nên quan trọng, tập trung cho phát triển kinh tế tri thức càng trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết. Muốn phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong mối tương quan giữa chất lượng và các điều kiện bảo đảm thì đội ngũ giáo viên và CSVC nhà trường là một trong các yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Do đó giải pháp hàng đầu, có tính chất đột phá là xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng và xây dựng CSVC đầy đủ khang trang để nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ giáo viên, học sinh khắc phục những bất hợp lý về số lượng và cơ cấu đội ngũ, tạo động lực để thu hút họ tự phấn đấu vươn lên cao trình độ chuyên môn, toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục, cụ thể là. Cần phải xây dựng ngay quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên. Hoàn thiện cơ chế quản lý, chế độ chính sách đối với giáo viên. Phải có sự đổi mới chất lượng đội ngũ giáo viên cả về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sư phạm; đồng thời phải thường xuyên giáo dục tư tưởng, ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng và sự 17
  18. tâm huyết nghề nghiệp trong mỗi cán bộ, giáo viên. Tăng cường nguồn lực cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Thu hút người học. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức trong nhà trường là một nhiệm vụ rất quan trọng của Ban hiệu nhà trường. Muốn chất lượng đội ngũ được nâng cao, phải chú ý bồi dưỡng đội ngũ cán bộ viên chức về cả tư tưởng chính trị với cả trình độ chuyên môn nghiệp vụ, biết cách sử dụng đúng người, đúng việc, khen chê kịp thời. Người cán bộ lãnh đạo phải là người đi sâu, đi sát với đội ngũ, nắm được tâm tư nguyện vọng của cán bộ giáo viên, đánh giá nhìn nhận giáo viên một cách toàn diện, khách quan để từ đó khai thác được một cách có hiệu quả những tiềm năng vốn có của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh cho tập thể, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đối với trường tiểu học Bảo Linh trong những năm vừa qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức có chuyên môn vững vàng, hiệu quả công việc được nâng cao, trường hoàn thành tốt kế hoạch năm học. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số ít viên chức chưa thật sự phấn đấu để nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân. Đó cũng là một vấn đề mà bản thân là một cán bộ quản lý tôi thấy cần quan tâm, phải tìm ra biện pháp phù hợp để động viên khuyến khích các đồng chí đó dần hoàn thiện để có một đội ngũ cán bộ giáo viên ở cơ sở vừa hồng, vừa chuyên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường tiểu học Bảo Linh. Bảo Linh, ngày 12 tháng 4 năm 2012 Người viết Hoàng Thị Mạc HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƢỜNG TH BẢO LINH …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………. I. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 18
  19. 1. UBND: Ủy ban nhân dân. 2. TH: Tiểu học. 3. TDTT: Thể dục thể thao. 4. XHCN: Xã hội chủ nghĩa. 5. GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo. 6. HDND: Hội đồng nhân dân. 7. CNH- HĐH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 8. CSVC: Cơ sở vật chất. 9. GV: Giáo viên. 10. HS: Học sinh. II. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, IX, X, XI. 2. Nghị quyết Trung ương khóa VIII, Nghị quyết TW 6 khóa IX, X, XI 3. Luật giáo dục năm 2005. 4. Hồ Chí Minh về giáo dục, NXB GD, tái bản 1990, Hồ Chí Minh toàn tập, T4- NXB sự thật, HN - 1995. 5. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII. 6. Chỉ thị 34-CT/TW, ngày 30/5/1998 của Bộ chính trị khóa VIII. 7. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng. MỤC LỤC STT Tiêu đề Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài. 2 19
  20. 2 Mục đích nghiên cứu. 2 3 Phạm vi nghiên cứu. 2 4 Phương pháp nghiên cứu. 3 PHẦN II: NỘI DUNG I ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG TH BẢO LINH 3 1 Đặc điểm địa phương, vị trí điạ lý. 3 2 Đặc điểm trường TH Bảo Linh. 5 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI II NGŨ GV VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CSVC Ở TRƯỜNG TH 6 BẢO LINH. 1 Thực trạng về đội ngũ. 6 2 Cơ sở vật chất 6 Đánh giá chất lượng đội ngũ và những kết quả giáo dục của nhà 3 7 trường. Nguyên nhân những thành tích đã đạt và hạn chế của đội ngũ giáo 4 9 viên trong trường. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI III 11 NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TH BẢO LINH 1 Cơ sở lý luận. 11 2 Cơ sở thực tiễn. 12 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo 3 15 viên và xây dựng cơ sở vật chất. Quan tâm đến việc bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ và xây 4 16 dựng cơ sở vật chất. Chỉ đạo sát sao công tác chuyên môn và làm tốt công tác thanh tra, 5 17 kiểm tra. Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi để nhân rộng ra toàn 6 18 trường. 7 Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng. 18 8 Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học. 18 9 Quan tâm đến đời sống của đội ngũ cán bộ công chức. 18 10 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý. 19 IV KIẾN NGHỊ 19 V KẾT LUẬN 20 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2