intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Kinh nghiệm xây dựng thư viện xuất sắc Theo tiêu chuẩn mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

803
lượt xem
109
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đứng trước thực trạng và yêu cầu hiện nay là làm thế nào để tổ chức tốt hoạt thư viện trường học, sự góp sức của thư viện cho giáo dục là bao nhiêu? Vị trí của thư viện ở đâu trong cấp quản lý nhà trường!. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Kinh nghiệm xây dựng thư viện xuất sắc Theo tiêu chuẩn mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Kinh nghiệm xây dựng thư viện xuất sắc Theo tiêu chuẩn mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM XÂY DỰNG THƯ VIỆN XUẤT SẮC THEO TIÊU CHUẨN MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ TIÊU CHUẨN THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG (BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH 01/2003/QĐ/BGD&ĐT NGÀY 02 THÁNG 01 NĂM 2003 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO)
  2. Người thực hiện: Nguyễn Công Hoàn, Trường THPT Nguyễn Trãi- Biên Hòa- Đồng Nai. A. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Thư viện trường THPT Nguyễn Trãi, là một bộ phận trọng yếu không thể thiếu trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Việc tổ chức các hoạt động thư viện nhằm phát huy vai trò, tác dụng của sách vì sách là một trong những công cụ thiết yếu và cơ bản của quá trình sư phạm. Hiện nay đứng trước nhiệm vụ to lớn của công cuộc cải cách giáo dục, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, với phương châm tự học làm chính, nhà trường rất coi trọng phát triển công tác thư viện. Thư viện trường trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên cho hoạt động giáo dục, tổ chức tốt kho sách tham khảo rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng học tập, nâng cao tỉ lệ học sinh khá giỏi. Sách chuyên đề, khu vực tùng thư phong phú, nhằm phục vụ tốt nhất cho bạn đọc trong các kỳ thi học sinh giỏi, thi máy tính bỏ túi, thi tìm hiểu về truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thi tìm hiểu về lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam…Thư viện đã nối mạng internet, có máy vi tính, máy in để làm công tác quản lý. Số lượt bạn đọc trong các năm học tăng đáng kể. Thư viện trường trang bị một tủ sách pháp luật các đầu sách luật cập nhật, xây dựng tủ sách đạo đức, tủ sách lịch sử…Hàng năm nhà trường chi tiền cho thư viện để mua thêm sách tham khảo mới bổ sung, đặc biệt trường chú trọng nguồn xã hội hóa giáo dục, nhằm trang bị sách, cơ sở vật chất cho thư viện ngày một khang trang hơn. Từ đây đã phát huy nội lực của học sinh trong học tập, hình thành thói quen đọc sách để các em bước lên bậc học cao hơn; hình thành ý thức tự học suốt đời của mỗi con người. Hình thành nền văn hóa đọc giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa. B. GIỚI THIỆU Năm học 2011-2012 Thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi đã được công nhận Thư viện xuất sắc theo Quyết định: 512/QĐ-SGDĐT ngày 17 tháng 07 năm 2011 của Sở Gáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai. Bám sát theo 5 tiêu chuẩn mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) là công việc có tính định hướng pháp lý cho thư viện trường học. Thư viện nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và còn phát triển tốt hơn để phục vụ dạy và học. Từ khoa học cho đến thực tiễn minh chứng một điều: Thư viện đạt chuẩn sẽ tốt hơn thư viện chưa đạt chuẩn, thư viện xuất sắc sẽ tốt hơn nhiều thư viện đạt tiêu chuẩn tiên tiến. Qua công tác trực tiếp trong thư viện tôi đúc rút ra những kinh nghiệm tuy còn ít ỏi nhưng
  3. đáng trân trọng và qúi giá biết bao : đó là cả một chu trình tổ chức khép kín, khoa học, cần mẫn của người cán bộ thư viện. C. NỘI DUNG KHOA HỌC ĐỀ TÀI THỰC TẾ Đứng trước thực trạng và yêu cầu hiện nay là làm thế nào để tổ chức tốt hoạt thư viện trường học, sự góp sức của thư viện cho giáo dục là bao nhiêu? Vị trí của thư viện ở đâu trong cấp quản lý nhà trường! phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm tốt trong công tác thư viện là việc làm rất hữu ích. Nền giáo dục tiên tiến không thế thiếu thư viện xuất sắc. I. GIẢI PHÁP THAY THẾ Giải pháp thay thế: Sau những năm Thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi đạt danh hiệu Thư viện tiên tiến hoạt động có hiệu quả, tôi tiếp tục xây dựng Thư viện xuất sắc vì hiệu quả chắc chắn sẽ cao hơn nhiều về 5 tiêu chuẩn. Thực hiện mục tiêu của nhiệm vụ năm học, trường THPT Nguyễn Trãi đã coi trọng việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng thư viện trường học từ thư viện tiên tiến lên xuất sắc: Bởi vì nhà trường đã xác định việc giảng dạy, học tập của giáo viên- học sinh trong giai đoạn hiện nay, một trong những giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy- học là nhất thiết phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng thư viện xuất sắc. II. LỰA CHỌN THIẾT KẾ Lựa chọn thiết kế: Sau khi đã xác định mục tiêu xây dựng thư viện xuất sắc là hướng đi đúng để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc; nhà trường chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực cho thư viện, tôi trực tiếp thiết kế, thi công dựa vào 5 tiêu chuẩn 01: Thư viện xuất sắc. 1. Sách báo và tạp chí Tổng số sách, tài liệu trong thư viện 11833 bản a) Sách giáo khoa : 1631 bản. - Khối 10 : 523 bản. - Khối 11 : 421 bản. - Khối 12 : 687 bản. 100% học sinh có đầy đủ sách giáo khoa để học tập. b) Sách nghiệp vụ giáo viên : - Tổng số : 645 bản. - 300 bản sách bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, văn bản liên quan đến ngành giáo dục. - Tài liệu chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên : 207 bản. 100% giáo viên có đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên để lên lớp. c) Sách tham khảo : tổng số 9557 bản. - Trung bình : 6,8 bản sách tham khảo/ 1 học sinh. - Năm học 2011-2012 thư viện mua thêm 280 cuốn sách mới với tổng kinh phí trên 11 triệu đồng, chủ yếu là sách giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh,
  4. Ngữ văn, Anh…Sách ôn tập, đề thi trắc nghiệm các môn học..vvv. Chính vì vậy mà kho sách của trường rất phong phú, nhiều về số lượng, tốt về nội dung, sát thực với chương trình học... - Kho sách đầy đủ về chủng loại. Sách khoa học xã hội, sách khoa học tự nhiên, từ điển tra cứu, sách viết về các ngày lễ lớn..vvv. - Trong đó có 3612 sách ban Khoa học Tự nhiên, 3284 sách ban Khoa học Xã hội, 713 sách ban Khoa học Kỹ thuật, 1948 loại sách khác. Sơ đồ phát triển kho sách thư viện THPT Nguyễn Trãi qua các năm học Kho sách Năm học Năm học Năm học Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 Giáo khoa 750 bản 890 bản 1079 bản 1631 bản Tham khảo 6200 bản 79050 bản 8563 bản 9557 bản Đĩa CD-ROM 12 cái 30 cái 76 cái 190 cái SƠ ĐỒ PHÁT TRIỂN KHO SÁCH TK 12000 Giáo khoa 10000 Tham khảo Đĩa CD-ROM 8000 6000 4000 2000 0 Năm học Năm học Năm học Năm học 2008- 2009- 2010- 2011- 2009 2010 2011 2012 d) Báo và tạp chí : - Thư viện đặt báo Nhân dân, báo Giáo dục & Thời đại, báo Đồng Nai, Tài hoa trẻ cho giáo viên và học sinh đọc hằng ngày ở thư viện. - Ngày 20-11, hằng năm các lớp đều ra được báo tường của lớp mình, hình thức đẹp, nội dung phong phú, ca ngợi nghề, ca ngợi thầy cô, viết về những kỉ niệm sâu sắc dưới mái trường … 2. Cơ sở vật chất Phòng đọc :
  5. - Tổng diện tích phòng đọc : 80 m2, đủ chỗ cho 30 giáo viên, 40 học sinh ngồi đọc. - 6 bàn đọc, trang bị 40 ghế. - Đủ ánh sáng, trang bị 3 quạt trần. - Có bảng nội quy, bảng hương dẫn sử dụng mục lục, hệ thống danh mục sách thư viện, sổ mục lục, tủ mục lục chữ cái vv.. - Tủ sách pháp luật : 1 - Tủ sách đạo đức: 1 - Tủ sách công đoàn: 1 - Khẩu hiệu, sơ đồ phát triển kho sách và thống kê bạn đọc. Kho sách - Tổng diện tích kho sách : 40 m2. - Kho sách chia làm 3 khu vực chính : kho để sách giáo khoa, kho để sách giáo viện nghiệp vụ, kho sách tham khảo thuận tiện cho việc cấp phát phục vụ đọc. - Gồm 14 giá đựng sách, 1 tủ trưng bày sách, 1 tủ đựng tài liệu, trang bị bàn ghế đầy đủ cho cán bộ thư viện làm việc. - Thư viện được trang bị máy vi tính nối mạng Internet, áp dụng vi tính vào quản lí sách đạt hiệu suất cao, 2 máy vi tính nối mạng Internet đặt ở phòng giáo viên cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tra cứu tài liệu nâng cao rất nhiều hiệu quả công tác. 3. Công tác nghiệp vụ - Đầy đủ 6 loại sổ sách thư viện do Bộ GD&ĐT quy định. - Sách báo trong thư viện được đăng kí vào sổ đúng nghiệp vụ của ngành. - Ấn phẩm trong thư viện được phân loại, lên phích, in thành danh mục cho bạn đọc tra cứu. - Sách tham khảo, giáo viên nghiệp vụ xếp giá theo số cá biệt, sách giáo khoa xếp giá theo môn loại, khối lớp để dễ bề cấp phát và quản lí. - Có tủ phích, phích được mô tả theo tên tác giả và tên ấn phẩm, xếp theo mục lục chữ cái. Có bảng hướng dẫn sử dụng mục lục. a) Vào chương trình “Đăng kí ấn phẩm” : Sách báo mua về, trước khi nhập kho phải đăng ký sổ sách kịp thời, theo mẫu của ngành để lưu trữ, theo dõi chất lượng, làm kế hoạch bổ sung cho năm học tới, để biết được sự phát triển của kho sách và định ra hướng phục vụ bạn đọc. Đây là cơ sở pháp lệnh không thể thiếu được trong thư viện trường học; gồm các sổ sách sau: Vào sổ đăng ký tổng quát : sách tham khảo, sách giáo viên phải đang kí đầy đủ cột mục, có tổng cộng hằng năm, chính xác, đối chiếu với sách báo thực có ở kho sách. Vào sổ đăng kí cá biệt : phần này mất rất nhiều thời gian, nhưng phải làm tốt khâu này mới có dữ liệu, cơ sở phục vụ bạn đọc. Để có cơ sở xếp sách
  6. lên giá, lấy sách cho bạn đọc. Đó là phần rất tiện lợi cho việc kiểm kê hàng năm. Cơ sở để làm mục lục, đưa danh mục phục vụ bạn đọc. Vào sổ đang kí sách giáo khoa : số lượng tuy không nhiều, chủng loại ít hơn sách tham khảo, nhưng phải ghi chép đầy đủ để tiện theo dõi và cấp sách cho giáo viên và học sinh. Sổ thống kê bạn đọc : công việc thống kê phải làm thương xuyên, hằng ngày vào cuối buổi trực thư viện đều phải thống kê số lượng giáo viên, học sinh vào đọc để kịp thời chấn chỉnh phương thức làm việc cho buổi sau. Sổ ghi mượn và trả sách của giáo viên, học sinh : được ghi chép rõ ràng. Nhờ có sổ sách và ghi chép rõ ràng kịp thời nên tiện lợi cho việc báo cáo, khâu phục vụ đọc. b) Phân loại và mô tả ấn phẩm : Đây là khâu chuyên môn không thể thiếu, phải có trình độ nghiệp vụ nhất định; mô tả nhằm giúp bạn đọc nắm được thư viện có những loại sách nào? Tìm chọn sách cần cho mình? Công việc này đòi hỏi cán bộ thư viện phải tỉ mỷ, khoa học; các yếu tố mô tả phải chính xác vì trong cả hàng ngàn cuốn sách, để chọn ra một cuốn mình cần nhất trong thư viện là điều không phải dễ dàng chút nào nếu như thiếu mô tả. Hiện nay thư viện đã áp dụng vi tính vào khâu quản lí, mô tả sách, in phích. Các khâu trong chu kỳ khép kín, không tách rời nhau, đặt trong mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, lôgíc. Ví dụ : Khi mô tả sách không thể tách rời khâu phân loại sách. Việc chia môn loại theo từng nhóm phù hợp với dấu hiệu giống nhau là rất khoa học và có ứng dụng rất thực tế trong công tác thư viện. Dùng mô tả lên phích, xếp sách lên giá, lấy sách phục vụ người đọc… Thư viện dùng bảng phân loại Thập tiến để giải quyết số lượng sách ngày càng nhiều. 511 Số học 513 51 Hình học 512.51 Ví dụ : Phân loại thập tiến Toán học Số 512 phức, Đại số số ảo Từ nhận thức việc phân loại chính xác một cuốn sách giúp chúng ta khai thác tốt nội dung của nó; nên tôi luôn luôn học hỏi, tìm tòi để rút ra những kinh nghiệm bổ ích : sách mua về phải phân loại ngay, phải dựa trang tên sách, tác giả, lời giới thiệu cho cuốn sách, đọc thông tin bìa cuối để nắm bắt xem cuốn sách viết về lĩnh vực nào? Dùng cho cấp học nào?... - Xây dựng thư viện điện tử là xu thế tất yếu của thư viện nhà trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí mang lại hiệu quả cao trong công việc, có ý nghĩa kinh tế vô cùng to lớn, giúp người đọc tiếp cận thông tin nhanh chóng, chính xác; đòi hỏi cán bộ thư viện cũng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn của mình, cải tiến phương pháp làm
  7. việc, ứng dụng cái hay cái mới tiên tiến để nâng cao tính chuyên nghiệp trong thư viện. c) Tổ chức mục lục : Giống như giới kinh doanh giới thiệu sản phẩm hàng hóa; người làm công tác thư viện cũng rất chú trọng khâu tổ chức mục lục; vì đây là danh sách các chủ đề được sắp xếp trong một trật tự nhất định, nó phản ánh toàn bộ sách có trong thư viện, là cầu nối giữa tác giả, giữa sách và người đọc, đó là phương tiện quảng bá sách tốt nhất. Nhờ tổ chức tốt mục lục mà bạn đọc chọn đúng sách của tác giả nào đó, biết nội dung cuốn cuốn sách mình cần, tạo dựng tốt nề nếp mượn và trả sách. Chính vì vậy mà thư viện đã có một tủ phích mục lục chữ cái hoàn chỉnh, có phích nhô, phích bổ sung, phích tham khảo,.. có bảng hướng dẫn sử dụng để bạn đọc tiện bề tra cứu. Thư viện trường đã nối mạng internet để tìm tin trên mạng.vvv.. Việc bảo đảm cơ sở vật chất cho thư viện là khâu trọng yếu, tổ chức kho sách một cách hợp lí đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp quản lí và người làm công tác thư viện. Tham gia xây dựng thư viện là trách nhiệm của toàn xã hội. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ của BGH trường THPT Nguyễn Trãi và sự nỗ lực của cán bộ thư viện , thư viện đã đạt Thư viện xuất sắc theo tiêu chuẩn 01 về mọi mặt. 4. Tổ chức thực hiện - Thủ trưởng nhà trường ra quyết định thành lập “Tổ công tác thư viện” trong từng năm học. Thầy hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của thư viện. Cán bộ thư viện chuyên trách, có đại diện của thầy cô và học sinh. - Giáo dục tính tự giác, lòng say mê đọc sách cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi. - Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm tới sự nghiệp phát triển thư viện, chăm lo đầu tư cả con người lẫn vật chất thư viện. - Trong năm học 2011- 2012 làm được 486 thẻ bạn đọc cho học sinh lớp 10 dùng trong 3 năm học. Tỉ lệ 1/3 học sinh được mượn sách về nhà. 1200 học sinh tham gia đọc sách, đạt 85%. - Số lần người đọc là : 29800, trung bình 3310 người đọc /1tháng. - Tuyên truyền, giới thiệu sách trong năm học được 12 lần dưới cờ, thông qua giới thiệu sách mới, sách hay để thu hút học sinh vào thư viện; ngoài ra còn sử dụng hình thức giới thệu sách phong phú như : lên danh mục sách, in tập giới thiệu, tủ mục lục…vv. - Kết hợp với Hội Cựu Chiến binh: Thực hiện buổi tọa đàm “Lịch sử truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam” sổi nổi, có tác dụng giáo dục học sinh qúi trọng truyền thống yêu nước, thương nòi. - Cán bộ thư viện có trình độ, yêu nghề, nhiệt tâm công tác, đã đưa công tác quản lí thư viện lên mức cao hơn : Bằng công nghệ thông tin đạt hiệu suất công tác cao. Ví dụ:
  8. + Khi tôi giới thiệu cuốn sách Thép đã tôi thế đấy của nhà văn Nga Ôxtơ rốpxki, tôi diễn giải cho các em biết rằng cuốn sách rất hay, hay ở chỗ nào? Với lý lẽ sau đây: Ôxtơ rốpxki là tốp trong 10 nhà văn uy tín nhất thế giới, chỉ thua tác giả người Anh với tiểu thuyết bộ ba Chúa nhẫn, tác phẩm Thép đã tôi thế đấy được tái bản 772 lần, bằng 75 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, với tổng số lượng 56 triệu bản, thật là con số đáng khâm phục, vượt kỷ lục! Nhiều nước đã dựng thành phim truyền hình nhiều tập để giáo dục lý tưởng sống cho thiếu niên và thanh niên. Thông qua nhân vật Paven, ta biết được thế hệ con người Xô Viết sống có lý tưởng, tình yêu con người, tổ quốc mãnh liệt; họ không sợ gian khổ, hy sinh, nguyện cống hiến trọn đời mình cho đất nước XHCN. “Cái qúy nhất của con người là đời sống. Đời sống chỉ có một lần....” + Hay khi tôi giới thiệu cuốn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tôi nấn mạnh: Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn viết chuyện ngắn cho tuổi học sinh rất hay, với truyện dài trên đã đưa ta về với tuổi thơ, một thế giới hồn nhiên, tươi đẹp. Giờ đây ai còn chìm trong game online để đánh mất tuổi thơ của mình trong thế giới bạo lực, thì thầy mong các em hãy thức tỉnh; sống đẹp là tài sản quý nhất trên đời. Qua lối kể chuyện dí dỏm, ngôn ngữ giàu hình ảnh, Nguyễn Nhật Ánh như con tàu đưa ta về miền ký ức tuổi thơ. Cuốn sách rất hay mong các em đến thư viện để đọc...vv. Sức thuyết phục của lời giới thiệu sách rất lớn, buổi học hôm sau các em đến thư viện rất đông để đọc sách và mượn sách về nhà đọc. Tôi thấy đó cũng là nghệ thuật mà người giáo viên thư viện cần phải trau dồi kiến thức. Thông qua Tổ công tác thư viện, để tôi đưa sách về với các em. Khi nhà trường tổ chức ôn tập cho nhóm học sinh giỏi: Thi giải toán trên máy tính bỏ túi. Tôi gọi em học sinh nằm trong Tổ công tác thư viện đến giao nhiệm vụ cho em, là phải giới thiệu được cho nhóm ôn tập những cuốn sau để các em làm bài. Thư viện ta có sách: Một số dạng toán thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính điện tử của Tạ Duy Phượng do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành…thế là các em đến thư viện mượn, có tài liệu mà học. Tôi rất chú trọng phương pháp làm việc làm sao cho có hiệu quả cao nhất. Phong trào đọc sách tốt là nét nổi bật của Thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi. - Sách báo trong thư viện được chọn lọc phù hợp với cấp học, có nội dung tốt, phục vụ chủ đề các ngày lễ lớn, các cuộc thi, nhất là phục vụ ôn thi học kì, ôn thi tốt nghiệp, đại học cao đẳng .vv .. - Có sổ lưu công văn đi đến của ngành, văn bản liên quan đến chế độ chính sách thư viện… - Số liệu thống kê :
  9.  Năm học 2004-2005 thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi đạt danh hiệu Thư viện chuẩn 01 do Bộ Giáo Dục & Đào Tạo ban hành.  Năm học 2005-2006 đạt danh hiệu Thư viện tiến tiến cấp ngành.  Năm học 2011-2012 đạt danh hiệu Thư viện xuất sắc cấp ngành. 5. Công tác quản lí Việc quản lí thư viện bằng công nghệ thông tin đã nâng cao hiệu suất công tác bạn đọc rõ rệt. Toàn bộ sách báo trong thư viện Nguyễn Trãi đã được nhập liệu vào chương trình “Quản lí thư viện” do cán bộ thư viện tự thiết kế và lập trình. Việc in ấn sổ sách, báo cáo đều theo qui chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành. Quản lí sách cho mượn, sách đã trả bằng công nghệ thông tin rất tiện lợi, trong ngày có thể biết được số lượng sách đã mượn, số sách, số lượng sách đã trả. - 6 loại sổ sách theo quy định của ngành. - Sách báo sắp xếp gọn gàng, tổ chức khoa học, thường xuyên có bảo quản định kì không để mất mát hư hỏng. - Sách, tài liệu được cập nhật vào chương trình, vào sổ kịp thời, xử lí nghiệp vụ nhanh làm tăng hiệu suất sử dụng, tăng giá trị của sách. - Hằng năm đều có kiểm kê thư viện vào cuối tháng 12 ghi vào sổ tài sản đơn vị. Đầu năm học cán bộ thư viện làm dự trù xin nhà trường cấp kinh phí cho hoạt động thư viện : mua sách mới, sắm trang bị, xử lí sách, bảo quản…vv. III. ĐO LƯỜNG, THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Căn cứ vào thực trạng thư viện hiện có, như: - Tổng số sách báo, cơ sở vật chất thư viện; - Sổ thống kê báo cáo quá trình hoạt động thực tiễn thư viện trong năm học; - Kiểm tra thực tế của Đoàn công tác kiểm tra Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai.
  10. Ta có bảng thu thập dự liệu sau đây: Năm học Năm học Số lượng STT Tên đối chứng 2010-2011 2011-2012 (tăng giảm) (TV Tiến (TV Xuất tiến) sắc) 1 Sách tham khảo 8563 9557 1094 2 Trang bị vật chất (giá 65 75 10 sách, bàn ghế) 3 Số lượng bạn đọc 33867 36543 2676 4 Tuyên truyền giới thiệu 10 12 2 sách 5 Sách tham khảo/1học 5,3 6,8 1,5 sinh 6 Mức độ hài lòng của O,05 bạn đọc (khảo sát bằng 40/43 42/43 phiếu điều tra) Dùng hàm Correl trong Excel ta tìm được hệ số tương quan: =Correl(A2:A6,B2:B6) bằng 0.98; như vậy độ ảnh hưởng của việc xây dựng thư viện xuất sắc là rất khả thi. IV. KẾT LUẬN- ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI Xây dựng thư viện xuất sắc theo Tiêu chuẩn 01 là giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng công tác với người đọc. Do yêu cầu và tính chất công việc, người làm công tác thư viện trong nhà trường ngày nay phải được đào tạo có trình độ cao, hiểu biết rộng chuyên môn và còn phải giỏi vi tính. Giờ đây, phải thay vào một nhãn quan mới, đó là làm thế nào để phục vụ bạn đọc tốt nhất, với kinh phí thấp nhất và lấy số lượng độc giả vào thư viện để đánh giá mức độ thành bại bản thân. Người làm công tác thư viện trường học phải nắm bắt được thông tin về nhu cầu bạn đọc để chọn lọc sách cho khỏi lạc hậu. Chất lượng công tác đọc, phản ánh phẩm chất đạo đức của cán bộ thư viện. PHẦN II Viết chương trình quản lý thư viện theo tiu chuẩn Thư viện 01 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
  11. (Chương trình được nâng cấp bổ sung thêm nhiều chức năng so với trước đây) Đặc điểm chương trình : “QUẢN LÝ THƯ VIỆN” được thiết kế trên chương trình ứng dụng Visual Basic Access 2000, có thể format để chạy trên access 2007. Vào Tools  Database Utilities  Convert Database. Chương trình gọn nhẹ chưa đầy 1.5 MG nhưng đã xử lý hầu hết công việc của một thư viện như in biểu mẫu, tổng hợp báo cáo; nhất là hệ thống in phích tra cứu, in danh mục tra cứu đầy đủ và hoàn thiện. Một đặc điểm nữa là dễ sử dụng, sát thực tế công việc. I) HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH : Chương trình được viết ra từ công việc thực tiễn, không mang tính hình thức, có khả năng ứng dụng cao. Gồm 4 phần chính cho công việc. 1) Muốn sử dụng chương trình phải Login máy : - Khởi động lần đầu cập nhật hệ thống : tạo 1 Shortcut “ Quanly_thuvien” trên Desktop, Dbl Click (nhấn đúp chuột trái), hoặc vào Explore  Tìm đến ổ đĩa và thư mục lưu tập tin  Quan ly thu vien.mdb, rồi nhấn đúp chuột trái lên tập tin để khởi động lần đầu. Về sau mở bình thường như các tập tin khác. - Chọn tên đăng nhập và mật khẩu để đăng ký quyền sử dụng, nếu nhập mật khẩu 3 lần không đúng, chương trình sẽ thoát về Windows. Mật khẩu lần đầu được cung cấp : Tên : QLTV; Mật Khẩu : 123456. - Nhấn chuột vào “ Đồng Ý” để vào Màn hình chính của chương trình. - Lưu ý khi Login vào chương trình xong phải tiến hành đổi mật khẩu riêng của người sử dụng để bảo mật dự liệu. 2) Giao diện hệ thống ( gồm 6 nhóm chức năng chính) : Hệ Thống- Tra Cứu- Nhập Liệu- In Biểu Mẫu Số Sách- Quản Lý Bạn Đọc- Công Tác Kiểm Kê.
  12. 2.1. Menu Hệ Thống gồm : - Khai báo đơn vị : Dùng để kiểm tra hệ thống chương trình và lấy dữ liệu in các tiêu đề, in nhãn, ví dụ : in thẻ thư viện …vvv. - Đổi mật khẩu :
  13. + Nhập mật khẩu cũ. + Nhập mật khẩu mới. + xác nhận mật khẩu mới. + Nhấn OK. + Nếu muốn giữ nguyên mật khẩu cũ nhấn vào Thoát. - Ngoài ra còn có chức năng chuyển dữ liệu ra Excel, Word theo ý muốn của người sử dụng. - Nhập dữ liệu từ nguồn ngoài vào chương trình như Excel, Foxpro… 2.2. Menu Tra Cứu : - Gồm có : - Tra Cứu Sách : Ta chọn phương thức tra cứu + Tra cứu theo tên tác giả. + Tra cứu theo số sách (số cá biệt). + Tra cứu theo tên sách. + Tra cứu theo môn loại. Ví dụ khi bạn chọn tên tác giả là : Nguyễn Du. Ta nhập tên tác giả, rồi nhấn Tra Cứu, ta sẽ có danh mục sách của tác giả Nguyễn Du có trong thư viện. + Lọc tên tác giả có sách trong thư viện bằng cách nhấn vào : Lọc Tên Tác Giả.
  14. + Lọc theo tên sách là nhóm lại những sách có cùng tên gọi cùng tác giả. - Bảng tra cứu thư mục tóm tắt Gòm có Môn Địa Lý, Hóa học, Lịch sử, Toán học, Ngữ văn, Văn học dân gian…
  15. Ví dụ khi ta Clik chọn : Môn Địa Lý, sẽ có bảng thư mục của môn đó, ta xuất dữ liệu ra Word để lựa chọn, biên soạn thêm nội dung, đóng thành tập phục vụ giảng dạy và học tập. - Ngoài ra còn có Bảng tổng hợp Vật chất được trang bị cho thư viện, bảng tổng hợp sách giáo viên theo khối lớp từ lớp 1 đến lớp 12, bảng tổng hợp kho sách. 2.3. Menu Nhập Liệu :
  16. - Nhập Sách.: - Nhập CS Vật Chất (trang thiết bị vật chất cho thư viện). - Vào Sổ Tổng Quát. - Nhập Danh Sách Học Sinh. (danh sách học sinh có thể lấy từ nguồn Excel hoặc tập tin cơ sở dữ liệu khác…). Ví dụ : khi nhập : Ta Click chuột vào Nhập Sách, rồi chọn loại sách cần nhập trong hộp Combox. Có thể chọn cách nhập dạng bảng hoặc nhập dạng cột bằng cách Click chuột Buton lựa chọn; tùy thuộc ý thích của người sử dụng. Với nhập dạng bảng ta có thể Copy dữ liệu để Paste vào dòng tiếp theo như đã làm trong Excel, nhưng mỗi lần chỉ được Copy 1 dòng và phải sửa lại Số TT bản sách (vì đây là số cá biệt của cuốn sách không được trùng số); nếu trùng số chương trình sẽ báo lỗi (vì khóa chính) không cho nhập tiếp. Các cột : Số TT bản Sách, Tên tác giả 1, Tên sách bắt buộc phải nhập dữ liệu, không được để trống; nếu trống chương trình báo lỗi. * Đối với sách giáo khoa cột mục đăng ký vào số ngắn gọn hơn; nên ta chọn : Nhập Sách Giáo Khoa. Khi Click chuột vào  Nhập Sách Giáo Khoa, chương trình sẽ dấu những cột không cần thiết để ta dể nhập liệu.
  17. 2.4. Menu In Biểu Mẫu Sổ Sách : - In Sổ Cá Biệt (sách tham khảo). - In Sổ Cá Biệt _GV (sách nghiệp vụ giáo viên). - Sổ Đăng Kí Sách Giáo Khoa. - In Phích Mô tả Theo Tên sách. - In Phích Mô Tả Theo Tên Tác Giả. - In Phích Mô Tả Nhiều tác Giả (sách có 5 tác giả trở lên). - In Phích T/G Dịch Thuật (sách dịch từ tiếng nước ngoài, tuyển chọn). - Sổ Đăng Ký Tổng Quát.
  18. - In Nhãn Sách. Phích mô tả theo tên sách. Nhãn dán gáy sách. 2.5. Menu Quản Lý Bạn Đọc :
  19. - Nhập Mượn trả sách + Cuốn sách nào được mượn ta Click chuột vào Cho Mượn, nhập Mã Lớp vào ô Mã Lớp để chương trình để đưa danh sách về lớp có người đăng kí mượn sách. Như vậy khỏi mất công cuộn danh sách. Một trường THPT có 36 lớp có tới hàng nghìn học sinh, việc chọn học sinh trong danh sách rất mất công), Ví dụ : học sinh Hoàng Duyên Anh lớp 12B01, mượn cuốn sách có Số cá biệt 6., ta gõ Mã Lớp 12B01 là 31, rồi Click vào hộp Combox Mã Lớp sẽ có tên Hoàng Duyên Anh để ta chọn; khi Click chuột vào Hoàng Duyên Anh thì tên học sinh và lớp sẽ được cập nhật. Việc chọn 1 cuốn sách trong hàng nghìn tên sách bằng cách nhập số sách vào hộp Record dưới thanh trượt ngang. Ví dụ một học sinh mượn cuốn sách có số Cá biệt là 1951. ta nhập 1951 vào hộp Record và Enter là con trỏ sẽ nhảy về mẩu tin 1951. - Cập Nhật Bạn Đọc : Nhập liệu giống trong bảng Excel, cập nhật tổng số bạn đọc trong từng ngày. - Sách Đã Cho HS Mượn : cập nhật danh sách học sinh và số sách có người đã mượn để khi bạn đọc đưa giấy yêu cầu mượn số sách đã có người mượn, ta khỏi mất công tìm. Biết được số sách đã mượn và trả trong ngày.
  20. - Thống Kê Bạn Đọc : có thể thống kê số lượng bạn đọc trong từng tháng hoặc theo thời gian mà bạn yêu cầu. Ví dụ : Ta muốn biết số lượng bạn đọc : Tu Ngay 01-09-2011 Đến ngày 30-09-2010 : Den Ngay 30-09-2011 Ta có bảng tổng hợp bạn đọc trong tháng 9-2011 In Thẻ Thư Viện : Theo mẫu chung của ngành. Chương trình sẽ lấy danh sách học sinh, chèn chữ ký của hiệu trưởng, thủ thư vào thẻ ta chỉ việc đóng mộc (con dấu) vào thẻ là được. Không phải mất công ngồi viết hàng nghìn tấm thẻ bạn đọc cho từng năm học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2