intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Xây dựng nội quy lớp học góp phần nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm

Chia sẻ: Nguyễn Lê Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

968
lượt xem
96
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các thầy cô có thêm kinh nghiệm trong việc quản lí học sinh hãy tham khảo sáng kiến kinh nghiệm xây dựng nội quy lớp học góp phần nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Xây dựng nội quy lớp học góp phần nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: Xây dựng nội quy lớp học góp phần nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm 1
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................... 2 1. Lí do chọn đề tài …………………………………………………………..... 2 2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………….. 2 3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….. 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………….. 3 5. Giả thuyết khoa học………………………………………………………..... 3 6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………. 3 PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................. 3 1. Cơ sở lí luận.................................................................................................... 3 2. Cơ sở thực tiễn .......................………………….……...…............................. 4 3. Thực trạng việc thực hiện nội quy hiện nay của học sinh............................... 5 3.1. Thực trạng việc thực hiện nội quy hiện nay của học sinh............................ 5 3.2. Nguyên nhân tình trạng vi phạm nội quy của học sinh................................ 6 4. Biện pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện nội quy...................................... 6 5. Kết quả thực hiện............................................................................................. 13 PHẦN III : KẾT LUẬN.................................................................................... 14 1. Ý nghĩa............................................................................................................ 15 2. Bài học kinh nghiệm........................................................................................ 15 3. Kiến nghị và đề xuất........................................................................................ 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 17 2
  3. PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chọn đề tài. Ông cha ta từ thuở xưa đã dạy” dạy con từ thuở còn thơ”, muốn hình thành cho trẻ ý thức thì từ khi còn nhỏ chúng ta đã phải dạy dỗ các cháu. Bài học đó cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đối với công tác chủ nhiệm lớp cũng vậy, muốn cho các em hoc sinh có ý thức tốt, có nề nếp tốt thì ngay từ khi mới vào bậc THPT, chúng ta đã phải định hướng trước cho các em trong hành động, trong lời nói, cách ứng xử... Là một giáo viên chủ nhiệm (GVCN) trẻ mới ra trường, được nhà trường phân cho nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, tôi luôn trăn trở, lo lắng: không biết mình có làm được không? làm như thế nào? Đặc biệt đối với những lớp có chất lượng đầu vào kém (thường đi đôi với ý thức kém) thì công việc này lại càng khó khăn và nặng nề hơn. Thiết nghĩ, nếu ngay từ đầu chúng ta không ổn định nề nếp ngay, không đưa các em vào khuôn khổ thì lớp học sẽ hỗn loạn, các em sẽ phát triển tính tự do trong hành động và lời nói. Nếu sau đó mới chấn chỉnh nề nếp thì sẽ rất vất vả và khó khăn. Mà muốn ổn định nề nếp sớm, theo tôi trước hết mỗi lớp nên có một bảng nội quy rõ ràng, quy định cụ thể những quyền lợi và nghĩa vụ của chính các em. Các em sẽ không mất thời gian để tìm hiểu mà có sẵn các quy định, làm cơ sở cho các hành vi và cách ứng xử của mình. Đồng thời, nếu chúng ta gắn việc thực hiện nội quy lớp với việc xếp loại hạnh kiểm học sinh thì nó sẽ có tác dụng thiết thực hơn và hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. Một lớp có nội quy tốt sẽ tác dụng thúc đẩy các em học tập và rèn luyện đồng thời giúp các em tránh được những sai phạm, giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi. Nội quy giống như một cuốn sách, một lối mòn chỉ lối cho các em khi mới bỡ ngõ bước vào ngôi trường THPT. 3
  4. Các biện pháp để xây dựng nề nếp lớp rất phong phú, tuy nhiên ở đây tôi cho rằng biện pháp xây dựng nội quy lớp là cơ bản và cấp thiết nhất đối với việc học tập, rèn luyện của HS và là cơ sở vững vàng cho việc rèn luyện ở các lớp tiếp theo. Vì vậy tôi chọn đề tài: “ Xây dựng nội quy lớp học góp phần nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm” . 2. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở tìm hiểu các đặc điểm của học sinh THPT, các nội quy nhà trường đề ra các tiêu chí xây dựng nội quy lớp và cách áp dụng nội quy vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu - 42 em học sinh lớp 10N trường THPT Ba Đình- Nga Sơn- Thanh hoá. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Biện pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện nội quy của học sinh. 5. Giả thuyết khoa học. Nếu áp dụng được các nội quy vào lớp học thì nề nếp lớp sẽ tốt lên, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, có hiệu quả. 6. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu lí thuyết: Đọc, phân tích tài liệu. - Thực nghiệm sư phạm. 4
  5. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lí luận. Để xây dựng nội quy lớp học và đưa ra cách tính điểm nhằm xếp loại hạnh kiểm học sinh thì tôi đã căn cứ vào các văn bản sau: - Luật giáo dục 2005 có sửa đổi 2009 - Chương II của quy chế 40 của Bộ giáo dục và đào tạo: + Điều 3 căn cứ đánh giá, xếp loại các loại hạnh kiểm. + Điều 4 tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm. - Điều lệ trường THPT: + Điều 38 nhiệm vụ của học sinh. + Điều 39 quyền học sinh. + Điều 40 hành vi, ngôn ngữ, trang phục, ứng xử của học sinh. + Điều 41 các hành vi học sinh không được làm, điều 42 khen tưởng và kỉ luật. -Ngoài ra, tôi còn căn cứ vào mục tiêu giáo dục của nước ta hiện nay là phát triển toàn diện nhân cách học sinh bao gồm: Đức, trí, thể, mĩ. Trong đó yếu tố “Đức” được đặt lên hàng đầu. Vì vậy mà việc quản lí, giáo dục học sinh là điều quan trọng hàng đầu. 2. Cơ sở thực tiễn. Khi mới bước vào THPT thì các em trong cùng một lớp được tập hợp từ nhiều xã phường khác nhau, tâm lí, hành vi cũng khác nhau. Nếu không thống nhất lớp thành một khối chung thì các em rất dễ bị ảnh hưởng tính xấu của nhau, nhiều em bắt chước học đòi những hành vi xấu của bạn. Để có thể thống nhất lớp thành một khối chung thì cần có những quy định chung giúp các em biết như thế nào là nên, là không nên. Khi đó, nội quy lớp là công cụ quan trọng hàng đầu để định hướng cho các em hành động. Nếu trong quá trình thực hiện nội quy các em được hướng dẫn tỉ mỉ, được sự quan tâm theo dõi của thầy cô, bạn bè thì các em sẽ dần hình thành 5
  6. những hành vi tốt, thực hiện theo qui định chung của tập thể lớp đề ra. Sau này sẽ hình thành ‘‘đường mòn” cho các em ý thức tự học và tự rèn luyện. Đặc biệt đối với những em có ý thức kém, không chịu cố gắng mà không có qui định rõ ràng cụ thể thì rất khó làm cho các em đi vào khuôn khổ. Các em tự cho mình cái quyền được làm những điều không nên làm. Nhiều em sau khi phạm lỗi trả lời hết sứ thản nhiên: Em không biết có qui định đó, Em nghĩ như thế là không sai...Việc đưa ra nội quy sẽ giúp các em biết mình đang ở giới hạn nào. Nếu các em vi phạm thì chúng ta có cơ sở để khiến các em phải tự nhận lỗi và sửa sai. Lâu nay, đa số các giáo viên chỉ tuân theo nội quy nhà trường mà chưa căn cứ vào đặc điểm riêng của lớp mình. Nếu có xây dựng nội quy lớp thì cũng sơ sài, ít thực hiện nên hiệu quả thực hiện không cao. Một số lớp thực hiện nhưng cũng không gắn với việc xếp loại học sinh. Vì vậy mà nội quy lớp chưa trở thành một công cụ sắc bén trong quản lí và giáo dục học sinh, ít gây được ảnh hưởng sâu sắc tới học sinh để hình thành ý thức tự giác học tập, rèn luyện cho học sinh. 3. Thực trạng việc thực hiện nội qui hiện nay của học sinh. 3.1. Thực trạng việc thực hiện nội qui hiện nay của học sinh. Hiện nay, các em được học tập, rèn luyện trong môi trường giáo dục ngày càng tốt hơn. Nhưng tình trạng học sinh vi phạm nội quy ngày càng gia tăng, cụ thể như sau: - Về học tập: + Các em thờ ơ, ỷ lại, không lo lắng cho việc học tập của mình. Trong giờ học ít phát biểu ý kiến, ít tham gia xây dựng bài. Các em có tư tưởng coi thường các môn học không theo định hướng thi đại học. + Về nhà các em ít học bài cũ, không làm bài tập. + Tuy nhiên, các em lại không muốn bị điểm kém, không muốn thua kém bạn bè nên khi kiểm tra thì gian lận: Nhìn bài bạn, quay cóp, sử dụng tài liệu ... + Sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, một mặt giúp các em có điều kiện giao lưu học tập và hiểu biết rộng rãi hơn. Tuy nhiên 6
  7. mặt khác lớn hơn là một số em nghiện game, trò chơi trực tuyến...từ đó dẫn tới các em bỏ học, bỏ tiết đi chơi. Nhiều em khi chơi không có tiền lại nói dối bố mẹ xin tiền nộp học để đi chơi. Nhiều em thì sinh ra ăn cắp, cướp giật... - Về nề nếp: + Các hiện tượng gây mất trật tự như: gây rối, đánh nhau...mang tính chất ngày càng nghiêm trọng diễn ra phổ biến hơn. Không chỉ ở học sinh nam mà cả ở học sinh nữ. Có những em học sinh nữ khi được hỏi lí do: “ Tại sao em đánh bạn? ’’. Em trả lời hết sức thản nhiên: “ Vì bạn mặc đẹp hơn em ’’, “ Vì em thấy chướng mắt ’’.... những câu trả lời khiến cho thầy cô giáo phải sững sờ vì không thể nghĩ đó có thể là lí do để các em gây lộn đánh nhau. Thậm chí một số em nam còn đe dọa đánh cả thầy cô giáo đang giảng dạy chính mình. + Các em học đòi hành vi của người lớn như: hút thuốc, uống rượu, ăn mặc không đúng với quy định. + Các em ngang nhiên sủ dụng điện thoại trong giờ học làm ảnh hưởng tới các bạn khác, mặc dù biết điều đó vi phạm quy định của nhà trường. + Các em ít tự mình nhận xét được các ưu, khuyết điểm nên ít tự giác sửa chữa các khuyết điểm của mình và phát huy ưu điểm. - Về lao động: + Các em lười lao động, trốn tránh lao động và trực nhật. Nếu có thì cũng chỉ mang tính chất đối phó. Nhiều khi thấy bạn không làm (vì một lí do nào đó) các em cũng thờ ơ, mặc kệ. + Các em lại tỏ ra chăm chỉ, hăng say khi có sự theo dõi của thầy cô, bạn bè. Tư tưởng thích được khen, không muốn bị phê bình chiếm đa số ở các em. Đặc biệt, khi được tuyên dương thì thường cố gắn hơn, khi phê bình thì thấy xấu hổ. 3.2. Nguyên nhân tình trạng vi phạm nội quy của học sinh. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm nội quy của học sinh thì có rất nhiều, nhưng đây tôi chỉ muốn nêu một số nuyên nhân chính: - Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự xâm nhập của cơ chế thị trường dẫn tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực 7
  8. trong cả suy nghĩ và hành động của các em. Các hiện tượng vi phạm đã kể ở trên như nghiện, game, bỏ tiết, bỏ học đi chơi...chính là các ví dụ cụ thể. - Nhà trường nào cũng có những nội quy chung, nhưng nội quy nhà trường lại áp dụng cho một lượng lớn học sinh mà không tính đến các đặc điểm riêng của từng lớp nên hiệu quả áp dụng không cao. Đồng thời việc theo dõi của GVCN không thể bao quát hết được các học sinh. Việc tổ chức thực hiện gây khó khăn hơn cho lớp. Vì vậy, mỗi lớp cần có những nội quy cụ thể, gẫn gũi với đặc điểm học sinh của lớp. Những nội quy này ngoài căn cứ vào nội quy chung của nhà trường còn căn cứ vào tính hình lớp chủ nhiệm để phù hợp hơn, cụ thể hơn mang lại hiệu quả thực hiện cao hơn. 4. Biện pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện nội quy. * Để nâng cao hiệu quả việc thực hiện nội quy thì theo tôi biện pháp quan trọng hàng đầu là phải xây dựng được nội quy lớp để cho các em thực hiện, đồng thời nếu gắn việc thực hiện nội quy với việc xếp loại hạnh kiểm học sinh sẽ mang lại hiệu quả thực hiện cao hơn và chính xác hóa được quá trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. * Nhưng xây dựng nội quy lớp như thế nào để các em tuân thủ thực hiện và phát huy tính tích cực? Để xây dựng nội quy lớp thì tôi đã căn cứ vào nội quy nhà trường và gắn với các đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh như sau: + Thứ nhất, Vì các em luôn có tư tưởng ‘Cái gì là của mình thì lo giữ, không phải của mình thì thờ ơ, mặc kệ’ và đặc biệt luôn không muốn mình bị điểm kém nên tôi đã gắn nội quy lớp với việc tính điểm. Mỗi tuần các em có 100 điểm, nếu vi phạm thì số điểm của các em sẽ bị trừ dần, nếu làm tốt thì sẽ được cộng điểm. Nếu không muốn mất điểm thì các em phải cố gắng thực hiện cho tốt. + Thứ hai, để tăng cường hiệu quả của việc thực hiện nội quy thì cần có những hình thức kỉ luật phù hợp. Điều mà các em ngại nhất chính là bị phạt lao động, trực nhật. Vì vậy, trong nội quy lớp cần đưa hình thức kỉ luật này vào. 8
  9. + Thứ ba, học tập vẫn là nhiệm vụ chính của các em nên trong nội quy phải cộng nhiều điểm cho những em có điểm tốt và trừ nhiều điểm với những em bị điểm kém để các em cố gắng hơn trong học tập. + Thứ tư, muốn thúc đẩy các em cố gắng rèn luyện thì nên có những phần thưởng cho những em có thành tích xuất sắc. Các em khác thấy bạn được thưởng cũng sẽ cố gắng hơn. + Thứ năm, muốn các em thực hiện nội quy tốt thì cần quy định trách nhiệm cụ thể cho các thành viên của ban cán sự lớp và GVCN là người kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của ban cán sự lớp. * Từ các cơ sở trên, tôi đã dự thảo nội quy lớp như sau: NỘI QUY LỚP. I. Các tiêu chí thực hiện nội quy lớp Để tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh có hiệu quả, nhằm giúp các em cố gắng vươn lên trong học tập nâng cao trí tuệ. Đồng thời hạn chế các khuyết điểm. Lớp 10N thực hiện các tiêu chí sau đây. 1. Về học tập. - Tất cả HS có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, dụng cụ học tập cho từng môn học theo quy định của giáo viên bộ môn. - Phải chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp bao gồm: học bài cũ ở nhà, làm bài tập đầy đủ, xem trước bài mới. - Trong giờ học luôn có tinh thần hăng say xây dựng bài, không chây lười, ỷ lại. 2. Về nề nếp. - Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thầy cô giáo, cán bộ nhân viên nhà trường - Thực hiện đi học đúng giờ. Đúng trang phục nhà trường quy định. - Trong giờ học không làm việc riêng, nói chuyện, đánh nhau, ngủ gật… làm ảnh hưởng tới lớp. 9
  10. - Ra chào cờ, tập thể dục giữa giờ các ngày thứ 2,4,6 nhanh nhẹn, đúng giờ, không ra muộn không được ở lại lớp học. (Chỉ cử 1 bạn ở lại coi lớp là người làm trực nhật buồi hôm đó). - Không nói tục, chửi bậy, gây gổ, đánh nhau hoặc có những hành vi không phù hợp trong trường học. 3. Về lao động, vệ sinh. - Thực hiện vệ sinh lớp học theo sự phân công của GVCN và cán bộ lớp, không làm ẩu, làm bẩn, làm chậm. - Các ngày thứ 3, 5, 7 hàng tuần tiến hành lao động theo khu vực lớp đã được giao, không được ra làm muộn. Làm xong phải mang dụng cụ vào lớp học (HS nào làm mất sẽ phải đền bù cho lớp). - Các buổi lao động cộng sản phải tham gia đầy đủ trừ trường hợp ốm đau, có lí do chính đáng thì phải viết đơn xin nghỉ có ý kiến phụ huynh, nạp trực tiếp cho GVCN. Trên cơ sở trên, lớp đưa ra một số tiêu chí, cộng và trừ điểm cùng với một số hình thức khen thưởng, kỉ luật học sinh. Mỗi tuần, mỗi bạn sẽ có 100 điểm, nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm, làm tốt sẽ được cộng điểm. II. Cách cộng điểm 1. Học tập: Với tất cả các môn nếu xây dựng bài tốt hoặc làm bài kiểm tra được 9 điểm thì sẽ cộng thêm 5 điểm cho mỗi con điểm 9. Nếu được 10 điểm sẽ cộng thêm 10 điểm. 2. Lao động vệ sinh: - Tổ nào hoặc thành viên nào làm tốt sẽ được cộng như sau: Đối với tổ: cộng 3 điểm trên 1 thành viên, cá nhân: làm tốt thì cộng 5 điểm trên 1 thành viên - Trường hợp bạn bị ốm hoặc có lí do khác mà không làm được vệ sinh mà làm giúp bạn thì được cộng thêm 5 điểm III. Cách trừ điểm. 10
  11. 1. Học tập: - Nếu bị điểm kém dưới 5 điểm thì bị trừ điểm cụ thể như sau: Điểm từ 0-2 bị trừ 10 điểm/ 1 con điểm Điểm từ 3-4 bị trừ 7 điểm/ 1 con điểm. - Nếu làm bài tập thiếu trừ 3 điểm/ trên 1 bài. Chưa làm trừ 8 điểm. 2. Nề nếp. - Đi học muộn, vào giờ muộn, tập thể dục và chào cờ muộn trừ 5 điểm. - Bỏ giờ, bỏ tiết, nghỉ học không lí do hoặc không có ý kiến phụ huynh, trừ 15 điểm. - Trang phục không đúng quy định -5 điểm. - Trong giờ học, làm việc riêng, nói chuyện riêng, nghịch, đánh nhau mà tổ trưởng theo dõi được thì tổ trưởng trừ mỗi bạn đó 5 điểm. Nếu vi phạm mà bị giáo viên nhắc nhở hoặc ghi vào sổ đầu bài thì trừ 15 điểm. 3. Lao động: - Vệ sinh lớp học, lao động theo khu vực được giao vào thứ 3,5,7 làm bẩn hoặc bị nhắc nhở trừ 5 điểm trên mỗi học sinh, không làm thì trừ 15 điểm. IV. Khen thưởng và kỉ luật. Cuối tuần, các tổ trưởng trực tiếp tính điểm cho mỗi thành viên trong tổ, lớp trưởng, bí thư, lớp phó học tập, lớp phó lao động theo dõi chung báo cáo lại cho GVCN vào buổi sinh hoạt hàng tuần. Các thành viên trong tổ tính điểm cho mình và đối chiếu với phần tính điểm của tổ trưởng để tránh sai sót. 1. Kỉ luật. * Nếu điểm < 90 thì học sinh đó phải khắc phục ngay những khuyết điểm đã mắc phải đồng thời bị phạt trực nhật 1 tuần. - Về hạnh kiểm trong tháng: + Nếu trong tháng có 2 tuần điểm từ 81-90 thì học sinh bị xếp hạnh kiểm khá. + Nếu 3 tuần điểm 81-90 thì học sinh đó bị xếp loại hạnh kiểm trung bình + Nếu 4 tuần điểm từ 81-90 thì học sinh đó bị xếp loại yếu. 11
  12. * Nếu điểm < 80 thì phải khắc phục ngay khuyết điểm đồng thời phạt trực nhật 2 tuần và GVCN trực tiếp gọi điện thoại về thông báo cho phụ huynh. - Về hạnh kiểm trong tháng: + Nếu trong tháng có 1 tuần có điểm
  13. Đề nghị các học sinh đọc kĩ để thực hiện cho tốt. * Sau khi dự thảo xong nội quy, tôi đem ra để tập thể lớp cùng ban đại diện hội cha mẹ học sinh tham gia xây dựng để nội quy này trở thành nội quy của chính các em. * Trong quá trình tổ chức thực hiện: Để phát huy tính hiệu quả trong việc thực hiện nội quy thì tôi đã - Quy định trách nhiệm cho đội ngũ cán sự lớp: + Tổ trưởng của mỗi tổ trực tiếp theo dõi thành viên tổ mình về mọi mặt hoạt động để tính chính xác điểm cho các thành viên. Đồng thời phải nhận xét được ưu, nhược điểm của các thành viên tổ mình để các thành viên đối chiếu bản thân với phần nhận xét của tổ trưởng để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu. GVCN yêu cầu các tổ trưởng hoàn thành vào bảng như sau và báo cáo lại trong buổi sinh hoạt cuối tuần. STT Họ và tên Điểm + Điểm – Ưu điểm Nhược Điểm thi đua ( lí do ) ( lí do ) điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 + Lớp phó lao động theo dõi việc thực hiện lao động, vệ sinh của các học sinh trong tuần mà GVCN đã phân công. Cuối tuần, lớp phó lao động đưa ra nhận xét chung, nhận xét cụ thể việc thực hiện của từng bạn trong tuần đó theo bảng dưới đây. Điều này bắt buộc các em và chính đội ngũ ban cán sự phải phải thực hiện nghiêm túc. 13
  14. STT Họ và tên Thời gian thực hiện Chất lượng thực hiện (sớm, muộn, đúng giờ) ( bẩn, sạch ) 1 2 3 4 5 6 7 + Lớp phó học tập theo dõi việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong lớp. Cuối tuần nêu nhận xét chung và tình hình cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm. STT Họ và tên Điểm tốt Điểm kém 1 2 3 4 5 6 + Lớp trưởng bao quát toàn bộ tình hình chung của lớp ,tham gia theo dõi việc thực hiện của thành viên và cả ban cán sự lớp. Cuối tuần báo cáo với GVCN. - GVCN thông qua phần tính điểm của các tổ trưởng và ban cán sự để xếp loại hạnh kiểm học sinh trong tháng. - GVCN phối hợp với ban đại diện hội cha mẹ học sinh và các phụ huynh học sinh để nắm bắt và thông tin kịp thời cho gia đình biết cũng như nắm bắt những thay đổi của học sinh. Đồng thời phối hợp với phụ huynh để trao thưởng cho học sinh có kết quả rèn luyện cao nhằm động viên, thúc đẩy các học sinh khác cố gắng phấn đấu hơn nữa. 14
  15. - Ngoài ra, GVCN phối hợp với các giáo viên bộ môn, các tổ chức giáo dục khác trong nhà trường và ngoài xã hội để việc quản lí được chặt chẽ và toàn diện. 5. Kết quả thực hiện. - Biện pháp tôi đưa ra đã được áp dụng tại chính lớp chủ nhiệm của tôi đó lớp 10N trường THPT Ba Đình. Là lớp có chất lượng đầu vào không cao: là lớp học các môn nâng cao toán, lí, hóa nhưng chỉ có 1 em đạt 8 điểm toán, 13 em đạt 7-8 điểm. Kết quả thu được như sau: Tháng Điểm < 80 Điểm < 90 Điểm 91-99 Điểm>100 1 3 2 2 35 2 1 2 3 36 3 0 1 2 39 4 0 0 1 41 5 0 0 0 42 6 0 0 0 42 7 0 0 0 42 8 0 0 1 41 9 0 0 0 42 10 0 0 0 42 Từ bảng số liệu cho thấy: + Thời gian đầu khi các em mới làm quen với nội quy, tính tự do của các em còn cao thì thì số điểm 100 chưa cao. + Thời gian sau từ tháng 2 trở đi thì số điểm 100 tăng lên. + Có tới 5 tháng không có em nào có điểm < 100, có tháng chỉ có 1 em có điểm từ 91-100. Dựa vào số điểm của mỗi học sinh để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho học sinh trong tháng. Kết quả thu được như sau: 15
  16. Tháng Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 1 88 9,6 2,4 0 2 92,9 7,1 0 0 3 97,6 2,4 0 0 4 100 0 0 0 5 100 0 0 0 6 100 0 0 0 7 100 0 0 0 8 100 0 0 0 9 100 0 0 0 10 100 0 0 0 - Từ bảng số liệu trên ta thấy: + Thời gian đầu khi các em mới làm quen với nội quy thì các em vi phạm nhiều dẫn tới số học sinh xếp hạnh kiểm loại tốt còn rất hạn chế. Thậm chí có cả học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình. + Các tháng tiếp theo từ tháng 2 trở đi thì số học sinh xếp hạnh kiểm tốt tăng lên, số học sinh xếp loại khá giảm dần và không còn học sinh bị xếp loại trung bình và yếu. + Tuy có tháng các em xếp loại trung bình nhưng trong cả học kì các em lại cố gắng lên nên không có em nào bị xếp hạnh kiểm loại trung bình trở xuống trong cả học kì và cả năm. - So với các lớp cùng khối mà không thực hiện nội quy lớp, không gắn nội quy lớp với việc xếp loại hạnh kiểm thì nề nếp của lớp tôi tốt hơn mặc dù chất lượng đầu vào của các em thấp hơn so với các lớp trên. Đặc biệt cuối năm lớp đã được nhà trường khen là lớp có nề nếp học tập tốt, không có các hiện tượng vi phạm nặng về nề nếp, 100% các em đều được xếp hạnh kiểm tốt . Như vậy, bằng việc xây dựng nội quy lớp và gắn việc thực hiện nội quy lớp với xếp loại hạnh kiểm học sinh đã giúp các em thực hiện tốt nề nếp, nội quy hơn. 16
  17. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa. - Đề tài đã tiến hành xây dựng nội quy lớp một cách chi tiết giúp các em lấy căn cứ để học tập và rèn luyện, là kim chỉ nam cho quá trình rèn luyện của học sinh và chính xác hóa quá trình đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh theo tháng là cơ sở xếp loại hạnh kiểm học kì và cả năm. - Đề tài đã thực nghiệm tại lớp chủ nhiệm và mang lại kết quả cao, giúp nề nếp lớp tiến bộ hơn rất nhiều. 2. Bài học kinh nghiệm. - Trong quá trình chủ nhiệm thì GVCN nên thực hiện xây dựng nội quy lớp học. Việc xây ựng nội quy lớp phải căn cứ vào nội quy nhà trường và tính đến các đặc điểm riêng của lớp. - Nên gắn việc thực hiện nội quy lớp với xếp loại hạnh kiểm học sinh thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn nhiều. - Nên có sự động viên, khen thưởng kịp thời của GVCN và hội phụ huynh. Điều này thúc đẩy các em cố gắng hơn. 3. Kiến nghị và đề xuất. - Trong cách tính điểm thì có nhiều cách cộng điểm và trừ điểm, đề tài cũng chỉ đưa ra một cách tính. Trong thực tế, tùy điều kiện từng nơi ta có thể xây dựng hệ thống tính điểm cho phù hợp. - Để việc thực hiện nội quy trên đạt kết quả cao thì GVCN nên: + Muốn việc thực hiện nội quy được tốt thì GVCN nên họp riêng ban cán sự lớp vào một số buổi theo định kì, kịp thời nắm bắt tình hình lớp nếu có sự thay đổi và nắm bắt tâm từ tình cảm nguyện vọng của các em để sao các em thật sự yên tâm học tập. Đặc biệt cần chọn đội ngũ ban cán sự lớp có uy tín và năng lực, có như vậy thì các tổ viên trong tổ mới lắng nghe và chịu sự điều hành của tổ trưởng. 17
  18. + Nhân điểm hình tiên tiến của lớp, để các em khác cố gắng phấn đấu bằng bạn. + Kết hợp với cha mẹ học sinh, thường xuyên thông tin về gia đình dưới nhiều hình thức về tình hình học tập và rèn luyện của các em. + Nắm vững tâm lí từng học sinh để có biện pháp tác động phù hợp cho từng đối tượng. * Việc xây dựng nội quy lớp và gắn việc thực hiện nội quy với xếp loại hạnh kiểm học sinh có tác dụng tích cực giúp các em luôn nỗ lực cố gắng. Tuy nhiên, theo tôi không có phương pháp nào vạn năng cho mọi đối tượng học sinh, mà trong quá trình chủ nhiệm chúng ta nên kết hợp nhiều phương pháp với nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2