"Giải pháp hình thành năng lực, phẩm chất <br />
cho HS lớp 4 theo Thông tư số 30/TTBGD&ĐT ".<br />
1.PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1.1. Lí do chọn đề tài:<br />
Với học sinh tiểu học, các năng lực được hình thành và phát triển trong <br />
quá trình trải nghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, sinh <br />
hoạt tập thể, vận dụng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày. Điều này được <br />
thể hiện qua việc tự phục vụ, tự quản; giao tiếp hợp tác; tự học và giải quyết <br />
vấn đề. Các phẩm chất của HS được hình thành và phát triển trong quá trình trải <br />
nghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể, <br />
vận dụng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày; chia sẻ, hợp tác, giao tiếp, ứng <br />
xử với bạn bè, thầy cô, người lớn. Điều này được thể hiện qua việc chăm học, <br />
chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách <br />
nhiệm; Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn bè, con người.<br />
GV sẽ quan sát các biểu hiện trong hoạt động của học sinh hàng ngày, <br />
hàng tuần để nhận xét, nhận định sự hình thành và phát triển một số năng lực, <br />
phẩm chất, từ đó động viên, khích lệ, giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy ưu <br />
điểm và các tố chất riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ, ứng xử kịp thời để <br />
tiến bộ.<br />
Thực hiện Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành <br />
Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng công <br />
nghiệp hóa hiện đại hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định <br />
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “ Đổi mới căn bản hình thức và <br />
phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo”, “Phối hợp sử <br />
dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học; <br />
đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học ; đánh giá của nhà trường <br />
với đánh giá của gia đình và xã hội”, ngày 28/8/2014 Bộ trưởng Bộ Giáo dục, <br />
đào tạo đã ban hành Thông tư số 30/2014 về đánh giá Học sinh Tiểu học. Thông <br />
tư 30 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/10/2014 và chính thức được áp dụng vào <br />
việc đánh giá học sinh các trường Tiểu học trên toàn quốc. Từ chỗ kiểm tra <br />
đánh giá thường xuyên bằng điểm số và chủ yếu hướng vào ghi nhớ kiến thức <br />
trước đây, được thay bằng đánh giá thường xuyên bằng nhận xét và kiểm tra <br />
đánh giá hướng vào năng lực, chú ý nhận xét, tư vấn, phản biện, mức độ thể <br />
hiện năng lực, phẩm chất học sinh. Đặc biệt, cách đánh giá mới, không xếp <br />
loại học tập theo các mức giỏi, khá, trung bình, yếu, không so sánh học sinh này <br />
với học sinh khác nhằm khuyến khích được các em tự nỗ lực vươn lên, góp <br />
phần đáng kể giảm áp lực điểm số, căn bệnh thành tích trong giáo dục. Vậy làm <br />
thế nào để hình thành cho cho học sinh sự phát triển đúng đắn lâu dài về phẩm <br />
chất, năng lực theo Thông tư số 30/TTBGD&ĐT về việc đánh giá học sinh tiểu <br />
học ? Để làm tốt nội dung trên đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có cái nhìn <br />
sâu rộng, sự linh động sáng tạo, ứng xử thích hợp đối với từng đối tượng học <br />
sinh, để có thể dẫn dắt các em từ chỗ chưa có ý thức phải thực hiện theo sự <br />
nhắc nhở và cuối cùng đă có ý thức chuyển sang tự giác học tập, sinh hoạt.<br />
Là một người giáo viên Tiểu học trực tiếp giảng dạy lớp 4, tôi xác định <br />
rõ trọng trách, xem mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phát triển <br />
năng lực, phẩm chất cho HS trong điều kiện xã nhà trường thuộc địa bàn còn <br />
khó khăn, là vấn đề không đơn giản nó khiến bản thân tôi trăn trở, chọn đề tài <br />
nghiên cứu: "Giải pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho HS lớp 4 theo <br />
Thông tư số 30/TTBGD&ĐT ".<br />
1.2. Điểm mới của đề tài:<br />
Trường thuộc địa bàn xã còn khó khăn, Tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn <br />
nhiều, một bộ phận phụ huynh mãi làm ăn chưa quan tâm đến việc học tập của <br />
con em, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục các em học sinh. Điểm <br />
mới của đề tài là: <br />
Giúp HS có kỹ năng giao tiếp nhằm hình thành và phát triển năng lực và <br />
phẩm chất theo hướng tích cực giúp HS tự tin sáng tạo trong việc tìm tòi, khám <br />
phá tri thức.<br />
Tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức cho phụ huynh trong <br />
công tác giáo dục học sinh. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm <br />
và phụ huynh thông qua việc thiết lập kênh thông tin điện tử: Bằng điện thoại, <br />
gmail.....để trao đổi các thông tin kịp thời về công tác giáo dục học sinh đối với <br />
các phụ huynh, hộ gia đình đi làm ăn xa. Hình thành thói quen cho phụ huynh <br />
thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tập. <br />
Phối hợp với giáo viên bộ môn tạo cho các em môi trường giao tiếp tốt <br />
từ đó các em có nền nếp học tập tự giác, tích cực, đồng thời nâng cao chất <br />
lượng công tác giáo dục về năng lực, phẩm chất cho học sinh.<br />
2. PHẦN NỘI DUNG<br />
2.1. Thực trạng:<br />
2.1.1. Thuận lợi:<br />
Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học.<br />
Tổ chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ <br />
hỗ trợ nhiệt tình về mọi mặt.<br />
Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho việc dạy và học: Lớp học rộng <br />
rãi, thoáng mát, bàn ghế đầy đủ đúng quy cách phù hợp cho các em học sinh.<br />
Thông qua cuộc họp phụ huynh Nhà trường đã chỉ đạo GVCN triển khai <br />
Thông tư 30 đến tận từng phụ huynh để cùng phối kết hợp trong giáo dục và <br />
đánh giá học sinh.<br />
Bản thân nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu.<br />
Một số phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình. Công <br />
tác xã hội hóa giáo dục được phát triển.<br />
Lớp 4A là lớp được Nhà trường mạnh dạn đăng ký học theo mô hình <br />
VNEN từ lớp 2 lên đây là một thuận lợi cho việc hình thành các năng lực, phẩm <br />
chất để các em phát triển toàn diện.<br />
Phần lớn học sinh ngoan ngoãn, biết yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn <br />
nhau trong học tập.<br />
2.1.2. Khó khăn:<br />
* Về học sinh Thực tế trong năm học 2015 2016, lớp 4A do tôi phụ <br />
trách còn một số em ý thức học tập chưa cao: Học sinh đến lớp không đúng giờ, <br />
quên mang dụng cụ học tập, chưa tập trung chú ý trong giờ học, chưa hợp tác <br />
trong nhóm gây ảnh hưởng đến việc học tập cũng như nề nếp của lớp.<br />
Nhiều em còn rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin; còn thụ động trong học tập <br />
và sinh hoạt chung. Một số em chưa biết cách diễn đạt, trình bày, ứng xử có <br />
phần còn mang tính “ tuỳ tiện ”. Một số ít em tiếp thu bài còn chậm nhưng chưa <br />
dám tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn, của cô giáo về những điều mình chưa biết.<br />
* Về phụ huynh<br />
Phần lớn các em là con nhà nông dân, một số gia đình khó khăn mãi làm <br />
ăn nên phụ huynh không có thời gian quan tâm đến việc học tập của con cái. <br />
Địa bàn học sinh ở rộng dẫn đến ảnh hưởng không ít đến việc đi lại, <br />
học hành của con em nhất là mùa mưa bão, việc phối kết giữa GV và phụ huynh <br />
cũng có phần khó khăn.<br />
2.1.3. Điều tra khảo sát, thống kê một số kĩ năng:<br />
* Khảo sát nội dung: “Thảo luận nhóm” qua quan sát HS thực hành thảo luận <br />
nhóm trong một số tiết Toán, Tiếng Việt, Khoa học.<br />
TSHS Năng lực hợp tác nhóm<br />
Biết cách hợp tác, chia sẻ Chưa biết cách lắng nghe, hay tách <br />
ra khỏi nhóm, không chia sẻ.<br />
SL % SL %<br />
27 14 51,9 13 48,1<br />
<br />
<br />
* Khảo sát về chất lượng môn Toán Tiếng Việt đầu năm học:<br />
Môn Giỏi Khá TB Yếu<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
<br />
<br />
Toán 4 14,8 8 29,6 11 40,7 4 14,8<br />
<br />
<br />
Tiếng 5 18,5 9 33.3 9 33,3 4 14,8<br />
<br />
Việt<br />
<br />
<br />
Từ những thực trạng trên là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi đã băn khoăn, tìm <br />
tòi để tìm ra những giải pháp nhằm hình thành năng lực, phẩm chất của học <br />
sinh lớp mình phụ trách. Với mong muốn được góp một phần kinh nghiệm của <br />
mình vào việc giáo dục một số năng lực, phẩm chất cho học sinh theo Thông tư <br />
30/Bộ GDĐT là điều thực sự cần thiết. <br />
2.2. Các giải pháp:<br />
2.2.1. Tổ chức điều tra sơ khảo về tình hình thực tế qua phụ huynh, <br />
tiếp cận tạo niềm tin:<br />
Ngay từ đầu năm học khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4A, <br />
bản thân đã trực tiếp điều tra tình hình thực tế, sơ khảo về tình hình mọi mặt <br />
để nắm mặt mạnh, mặt yếu của lớp mình phụ trách. Trong lớp có bao nhiêu <br />
học sinh con gia đình nghèo, gia đình khó khăn, con công nhân, con nông dân... <br />
Từ đó có cơ sở để phân loại các biện pháp giáo dục. Đối với những học sinh <br />
nghèo, học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn thì luôn kết hợp với nhà trường, hội <br />
cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể khác tạo mọi điều kiện giúp đỡ các em <br />
về mọi mặt tinh thần cũng như vật chất. <br />
̣ ơp tôi đã tìm hi<br />
Sau khi nhân l ́ ểu kỹ tưng em thông qua phu huynh băng<br />
̀ ̣ ̀ <br />
nhưng câu hoi thông th<br />
̃ ̉ ương nh<br />
̀ ư: hoi tên, tuôi, s<br />
̉ ̉ ở thich,…khen ng<br />
́ ợi đô dung cua<br />
̀ ̀ ̉ <br />
̉ ̣ ̣ ự tin va cam thây gân gui v<br />
cac em đê giup cac em manh dan, t<br />
́ ́ ́ ̀ ̉ ́ ̀ ̃ ơi giao viên h<br />
́ ́ ơn. <br />
́ ̀ ́ ới nhưng em nhut nhat, ch<br />
Nhât la đôi v ̃ ́ ́ ưa tự tin khi chia sẻ ý kiến trước đám <br />
̣ ̉ ̀ ững măt <br />
đông. Qua phu huynh giao viên con phai biêt thêm vê nh<br />
́ ̀ ́ ̣ ưu điêm, khuyêt<br />
̉ ́ <br />
̉ ̉ ưng em đê phat huy va co biên phap khăc phuc.<br />
điêm cua t ̀ ̉ ́ ̀ ́ ̣ ́ ́ ̣<br />
Tôi luôn tạo ra sự gần gũi với các em trong học tập cũng như trong giao <br />
tiếp, vui chơi để phát hiện khả năng nhận thức tư duy ở mỗi em. Thường xuyên <br />
theo dõi để phát hiện học sinh nào chăm học, học sinh nào lười học, em nào <br />
trung thực, em nào chưa trung thực. Với những em lười học, tôi thường động <br />
viên các em bằng những lời nói nhẹ nhàng, bằng những tuyên dương tán thưởng <br />
khi các em chăm học hơn. Với những em chưa trung thực, tôi thường dùng các <br />
câu chuyện có tình huống để kể cho các em nghe, cho các em liên hệ giáo dục <br />
qua câu chuyện đó.<br />
Ví dụ: <br />
Với những học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đầu năm học <br />
các em chưa đủ sách vở để học thì giáo viên mượn sách trong tủ sách dùng <br />
chung để cho các em học. <br />
Với những học sinh còn rụt rè, nhút nhát tôi luôn gần gũi, trò chuyện, <br />
trong giờ học thường tạo cơ hội cho các em được bày tỏ ý kiến của mình.<br />
2.2.2. Tìm hiểu về tâm lí, năng lực phẩm chất, kiến thức kĩ năng <br />
thông qua giáo viên dạy ở các em ở lớp 4:<br />
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch cụ thể trong công tác <br />
chuyển giao tiếp nhận học sinh từ lớp dưới.<br />
Vào kì thi cuối mỗi năm học Ban giám hiệu trường tiểu học thống nhất và <br />
có dự kiến phân công GVCN lớp năm sau tiến hành coi chấm thi nghiệm thu <br />
chất lượng của lớp dưới. Tiến hành kiểm tra kiến thức và năng lực của học <br />
sinh, qua kiểm tra tôi đã nắm bắt được những học sinh có năng lực nổi trội hoặc <br />
còn hạn chế như: Em nào đọc tốt, rõ lưu loát, học sinh nào viết chữ đẹp, em nào <br />
nắm chắc về toán, em có kĩ năng tính toán chậm, diễn đạt trong viết văn còn <br />
lủng củng......<br />
Ngoài ra tôi còn gặp giáo viên đã trực tiếp giảng dạy các em để tìm hiểu <br />
rõ về tình hình mọi mặt của từng học sinh, để nắm được các mặt mạnh, mặt <br />
yếu của từng học sinh, đặc biệt là năng lực của các em. Qua đó, tôi biết được <br />
học sinh nào học giỏi, có năng lực nổi trội nào, học sinh nào ngoan, gia đình của <br />
học sinh đã quan tâm đến các em...để từ đó có biện pháp cụ thể hơn cho lớp <br />
mình trong năm học tới.<br />
Ví dụ: Ở lớp 4 có em Đoàn Kim Quý hiện đang là học sinh lớp 4 tôi chủ <br />
nhiệm, ở lớp 4 em là học sinh có năng khiếu đặc biệt về môn Mỹ thuật. Thế <br />
nhưng em lại học chậm các môn học khác. Hay em Nguyễn Thị Thùy Nhung ở <br />
lớp 3 em có năng lực quản lý tốt, mấy năm liền làm lớp trưởng từ lớp 1 3, em <br />
Nguyễn Thị Thu Hà có năng khiếu nổi trội là kể chuyện hay và hát hay...<br />
Qua việc nắm bắt tình hình của từng học sinh, giáo viên lên kế hoạch đặt <br />
ra mục tiêu cụ thể cho từng học sinh của lớp mình để giúp các em vừa học tốt <br />
vừa phát huy được thế mạnh của mình.<br />
2.2.3. Xây dựng kế hoạch, nề nếp nội quy lớp học :<br />
Từ việc điều tra sơ khảo đã nắm được mặt mạnh, mặt yếu của lớp từ đó <br />
có biện pháp giáo dục thích hợp: Tổ chức cho lớp bầu ra Hội đồng tự quản của <br />
lớp, Hội đồng tự quản phải là người có học lực khá giỏi, đối xử hoà đồng với <br />
bạn bè, mạnh dạn, nhanh nhẹn, nhiệt tình trong công việc được giao, có khả <br />
năng điều hành, tự quản lớp hoạt động tốt.<br />
Xây dựng lớp có nề nếp tốt tức là tạo cho các em học sinh có năng lực tự <br />
quản tốt, vì vậy ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải lên kế hoạch <br />
cho cả năm học, từng tháng, từng tuần dựa trên kế hoạch của nhà trường. Xây <br />
dựng được nề nếp tự quản, bầu chọn được Hội đồng tự quản của lớp gồm: 1 <br />
Chủ tịch Hội đồng, 2 Phó Chủ tịch, 5 trưởng ban phụ trách theo các ban: Ban <br />
học tập, văn nghệ, sức khỏe, đối ngoại, thư viện. Sau khi bầu xong, giáo viên <br />
họp Hội đồng tự quản và các trưởng ban để phân công quán triệt rõ nhiệm vụ <br />
cho từng em. GVCN cùng Hội đồng tự quản và các ban xây dựng các nội quy <br />
của lớp cụ thể, rõ ràng cho cả năm học.<br />
Ngoài ra, giáo dục các em phải: “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Gọi bạn <br />
xưng mình”. Thường xuyên giáo dục các em có tính tự giác, chấp hành tốt nội <br />
quy của lớp, của trường. Muốn các em thực hiện tốt, nghiêm túc thì người giáo <br />
viên chủ nhiệm lớp phải thực sự gương mẫu về mọi mặt, phải là: “Tấm gương <br />
sáng cho học sinh noi theo”, nói phải làm, đề ra phải thực hiện và khen chê đúng <br />
mực. Vì học sinh tiểu học các em đang ở lứa tuổi nhỏ nên giáo dục nghiêm khắc <br />
nhưng cởi mở gần gũi độ lượng, luôn vị tha đối với học sinh biết nhận lỗi và <br />
sửa lỗi, tuyệt đối không trù ém sĩ nhục học sinh.<br />
Trong học tập không những chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều <br />
hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như vào lớp <br />
thuộc bài, lên lớp hiểu bài, trật tự nghe giảng trong giờ học, trong lớp Ban học <br />
tập kiểm tra bài tập về nhà của các bạn trong tổ... Vì nề nếp tốt là cực kì quan <br />
trọng góp một phần lớn quyết định kết quả học tập của học sinh. Chính vì thế <br />
ngay từ đầu năm học, giáo viên phải quán triệt nề nếp bằng cách: Cho cả lớp <br />
học nội quy lớp học, và mọi quy định của giáo viên, nội quy của nhà trường và 5 <br />
điều Bác Hồ dạy.<br />
̉ ̣ ̣<br />
Đê giup cac em biêt đem đung đô dung hoc tâp cho t<br />
́ ́ ́ ́ ̀ ̀ ừng buôi hoc (vi đâu<br />
̉ ̣ ̀ ̀ <br />
̀ ơn cac em ch<br />
năm phân l ́ ́ ưa biêt đoc ch<br />
́ ̣ ữ ), giao viên s<br />
́ ử dung cac ch<br />
̣ ́ ữ sô đê đanh<br />
́ ̉ ́ <br />
dâu vao cac cuôn sach, đ<br />
́ ̀ ́ ́ ́ ể cac em không lân lôn. V<br />
́ ̃ ̣ ới phương pháp này giáo viên <br />
không mất nhiều thời gian, không tạo áp lực đối với học sinh mà còn giúp cho <br />
lớp đi vào nề nếp tốt. <br />
Ví dụ: Phía trên tay trái góc bảng ghi rõ lớp, sĩ số học sinh, dưới sĩ số là <br />
các kí hiệu ở góc bảng; + , B , V , S , 1, 2, 3, 4 ...<br />
Chỉ vào + là cả lớp trật tự lắng nghe giáo viên giảng bài.<br />
Khi viết kí hiệu B là cả lớp lấy bảng con cá nhân làm bài.<br />
Giáo viên gõ thước đầu tiên học sinh đưa bảng, thước thứ hai là quan sát, <br />
nhận xét bài trên bảng, thước thứ ba xóa bảng.<br />
Giáo viên ghi kí hiệu / học sinh đọc cá nhân, // đọc đồng thanh nhóm, /// cả <br />
lớp đọc. <br />
Giáo viên ghi kí hiệu 1 dành cho học sinh khó khăn trong học tập.<br />
Khi viết kí hiệu S là học sinh mở sách, kí hiệu V là lấy vở ra để ghi hoặc <br />
làm bài tập tại lớp. Sau khi học sinh làm xong thì giáo viên xoá các kí hiệu đó, <br />
học sinh sẽ cất sách hoặc vở đi.<br />
Kí hiệu 1, 2, 3, 4 là nhắc nhở mỗi tổ khi chưa nghiêm túc trong giờ học.<br />
Cùng trong một lớp nhưng các tổ luôn thi đua với nhau, nếu tổ nào có một <br />
em đi học muộn hoặc nghỉ học không có giấy xin phép của cha mẹ các em thì <br />
xét thi đua tổ đó đứng sau các tổ không có em nào vi phạm. Muốn động viên <br />
phong trào thi đua thì giáo viên chủ nhiệm phải công minh, tuyệt đối không thiên <br />
vị theo cảm tính, từ đó gây lòng tin với các em.<br />
Không những giáo dục học sinh có nề nếp tốt trong giờ học, trong lớp <br />
mà còn thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh <br />
hoạt ngoài giờ.<br />
Ví dụ: Bắt đầu có trống báo là các em có mặt đầy đủ ở lớp để lớp <br />
trưởng, lớp phó, tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà sau đó các em ngồi <br />
vào truy bài dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng, tổ chức cho các em đi vào nề nếp <br />
truy bài, tuy giáo viên không có mặt ở lớp các em vẫn làm tốt.<br />
Nhưng cũng không phải phó mặc cho cán bộ lớp, giáo viên chỉ nghe lớp <br />
trưởng báo cáo kết quả chuẩn bị bài của các em mà ngoài 5 phút kiểm tra đột <br />
xuất 1, 2 bài trong mỗi tổ. Áp dụng biện pháp này đỡ tốn thời gian, không chiếm <br />
mất giờ dạy mà còn rèn cho học sinh tính tự giác cao, đồng thời hạn chế đùa <br />
nghịch của các em khi chưa vào học.<br />
2.2.4. Phân loại đối tượng học sinh trong lớp, đưa ra các biện pháp cụ thể <br />
để giáo dục học sinh:<br />
Căn cứ vào tình hình của lớp sau một thời gian học tập, tiến hành phân loại <br />
đối tượng học sinh trong lớp để biết có bao nhiêu học sinh tốt, có bao nhiêu học <br />
chưa tốt. Để có biện pháp giáo dục các em về mặt nào, môn nào để còn kịp thời <br />
bồi dưỡng nâng cao trình độ đồng đều của lớp.<br />
Những em yếu, chậm tiến bộ thì xếp các em ngồi vị trí giáo viên dễ tiếp <br />
cận, xếp một em học tốt ngồi bên cạnh, giao nhiệm vụ cho em kèm bạn yếu <br />
qua từng tiết học, bài học trong mọi giờ học. Đồng thời cũng tiện cho giáo viên <br />
theo dõi hướng dẫn học sinh học tập và theo dõi kết quả học tập của các em <br />
qua từng bài học. Đặc biệt cần chú ý phát triển tư duy nâng cao kiến thức bồi <br />
dưỡng học sinh có năng lực học tập tốt.<br />
̣<br />
Bên canh đo, giao viên th<br />
́ ́ ương xuyên tô ch<br />
̀ ̉ ức cac buôi sinh hoat cho cac<br />
́ ̉ ̣ ́ <br />
́ ̣ ̉ ơi cac tro ch<br />
em hat tâp thê, ch ́ ̀ ơi dân gian đê giup cac em cang gân nhau h<br />
̉ ́ ́ ̀ ̀ ơn, thân <br />
̣<br />
thiên cung nhau h<br />
̀ ơn, giup cac em phat huy kha năng giao tiêp, <br />
́ ́ ́ ̉ ́ ứng xử tinh huông<br />
̀ ́ <br />
̃ ̀ ơn.<br />
dê dang h<br />
̣ ỡ phu huynh th<br />
Giao viên găp g<br />
́ ̣ ương xuyên đê tim hiêu thêm vê hoan canh<br />
̀ ̉ ̀ ̉ ̀ ̀ ̉ <br />
̉ ưng em, t<br />
riêng cua t ̀ ư đo co cach giup đ<br />
̀ ́ ́ ́ ́ ỡ cho phu h<br />
̀ ợp. Đông th<br />
̀ ời kêu goi s<br />
̣ ự phôí <br />
hợp chăt che gi<br />
̣ ̃ ưa phu huynh va giao viên trong viêc xây d<br />
̃ ̣ ̀ ́ ̣ ựng thơi gian biêu hoc<br />
̀ ̉ ̣ <br />
ở nha, nhăc nh<br />
̀ ́ ở viêc chuân bi đô dung hoc tâp tr<br />
̣ ̉ ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ ước khi đên l<br />
́ ớp, kiêm tra bai<br />
̉ ̀ <br />
̀ ̀ ̣ ở nha cho hoan chinh.<br />
lam, bai hoc ̀ ̀ ̉<br />
́ ơi hoc sinh ca biêt, giao viên cân phai tăng c<br />
Đôi v ́ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ̉ ường viêc găp g<br />
̣ ̣ ỡ, trao <br />
̉ ương xuyên v<br />
đôi th ̀ ơi phu huynh đê năm ro nguyên nhân, t<br />
́ ̣ ̉ ́ ̃ ừ đo tim biên phap kha<br />
́ ̀ ̣ ́ ̉ <br />
́ ̉ ́ ỡ em nhiêu h<br />
thi nhât đê giup đ ̀ ơn. Chu y khai thac điêm tôt du nho nhât đê khich<br />
́ ́ ́ ̉ ́ ̀ ̉ ́ ̉ ́ <br />
̣ ̣<br />
lê, đông viên, khen thưởng kip th<br />
̣ ơi, gây s<br />
̀ ự chu y, ng<br />
́ ́ ương mô cua cac ban trong<br />
̃ ̣ ̉ ́ ̣ <br />
lơp, tao niên tin, đê cac em thây đ<br />
́ ̣ ̀ ̉ ́ ́ ược viêc hoc la quan trong, la t<br />
̣ ̣ ̀ ̣ ̀ ương lai sau naỳ <br />
̉ ̣ ời ngươi, la niêm hy vong cua gia đinh va xa hôi, t<br />
cua môt đ ̀ ̀ ̀ ̣ ̉ ̀ ̀ ̃ ̣ ừ đo cac em se co y<br />
́ ́ ̃ ́ ́ <br />
thưc h<br />
́ ơn va chuyên h<br />
̀ ̉ ương ro rêt. Điêu tôi ky nhât la đ<br />
́ ̃ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ̀ ừng nhin cac em v<br />
̀ ́ ới caí <br />
nhin gay găt, va không nên nh<br />
̀ ́ ̀ ớ hoai nh<br />
̀ ưng thoi h<br />
̃ ́ ư, tât xâu cua cac em, v<br />
̣ ́ ̉ ́ ới caí <br />
̉ ̣<br />
tâm cua môt ngươi th<br />
̀ ầy, cua môt ng<br />
̉ ̣ ươi me hay m<br />
̀ ̣ ̃ ở rông tâm long vi tha v<br />
̣ ́ ̀ ̣ ơi cac<br />
́ ́ <br />
em hơn mơi thât s<br />
́ ̣ ự cam hoa cac em dân hoan thiên h<br />
̉ ́ ́ ̀ ̀ ̣ ơn.<br />
́ ơi nh<br />
Đôi v ́ ưng em gia đinh găp hoan canh kho khăn, giao viên cân co s<br />
̃ ̀ ̣ ̀ ̉ ́ ́ ̀ ́ ự <br />
̣ ̣ ơn, tham mưu vơi lãnh đ<br />
quan tâm đăc biêt h ́ ạo nhà trương v<br />
̀ ơi Ban đ<br />
́ ại diện <br />
̃ ợ vê vât chât, đông viên vê tinh thân tao điêu kiên cho cac em đ<br />
CMHS hô tr ̀ ̣ ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ̀ ̣ ́ ược <br />
̣ ̣ ̉ ̉ ới phu huynh đông viên<br />
tham gia hoc tâp tôt, ngoai ra giao viên cân phai trao đôi v<br />
́ ̀ ́ ̀ ̣ ̣ <br />
̣<br />
cho cac em đi hoc chuyên c<br />
́ ần, không bo d<br />
̉ ở nưa ch<br />
̃ ưng du trong bât c<br />
̀ ̀ ́ ứ hoan canh<br />
̀ ̉ <br />
nao.<br />
̀<br />
̉ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̣<br />
Không chi quan tâm đên hoc sinh ca biêt ma môt khâu quan trong trong <br />
́ ̉ ̣ ̀ ́ ̀ ̉ ́ ững em tốt, nhưng em<br />
công tac chu nhiêm la giao viên cân phai quan tâm đên nh ̃ <br />
́ ̉<br />
co năng khiêu bâm sinh nh<br />
́ ư ve đep, hat hay, kê chuyên tôt… c<br />
̃ ̣ ́ ̉ ̣ ́ ử tham gia cać <br />
̀ ương hay đia ph<br />
phong trao nha tr<br />
̀ ̀ ̣ ương tô ch<br />
̉ ức vừa giup cac em phat huy đ<br />
́ ́ ́ ược <br />
̉<br />
kha năng vưa đ<br />
̀ ược điêm phong trao cho l<br />
̉ ̀ ơp, cho tr<br />
́ ương.<br />
̀<br />
Trong giảng dạy, giáo viên phải dự kiến các tình huống sư phạm có thể <br />
xảy ra và cách ứng xử với học sinh. Thực hiện công tác giáo dục toàn diện <br />
thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Thường <br />
xuyên liên hệ trao đổi thông tin hai chiều với phụ huynh hoặc đến nhà để trao <br />
đổi tình hình học tập của học sinh. Lớp đã xây dựng được các nhóm học tập để <br />
giúp đỡ nhau như: Đôi bạn cùng tiến, Nhóm học tập tự quản... Qua đó thường <br />
xuyên kiểm tra động viên khuyến khích các em bằng phong trào hội hoa học tốt.<br />
2.2.5. Xây dựng các mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh và giữa <br />
học sinh với học sinh:<br />
* Xây dựng mối quan hệ thầy trò:<br />
Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ chịu ơn ban ơn; bề trên kẻ dưới; <br />
giảng giải ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công<br />
hợp tác. Thầy thiết kếtrò thi công. Thầy giao việctrò làm. Mỗi lời thầy nói ra <br />
phải là một “lệnh” (một lời giao việc). Do vậy, mọi yêu cầu tôi đưa ra, học trò <br />
phải thi hành thật nghiêm. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm <br />
cho đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. Đúng là đúng từ <br />
việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm chứ không phải ở thái độ khắt khe, <br />
gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi <br />
giao việc học trò làm; tôi hướng dẫn học trò thực hiện.<br />
Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách <br />
làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế <br />
nào thì phẩm chất, năng lực sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì <br />
ý thức kỉ luật cũng đến nơi đến chốn. Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực <br />
tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi <br />
luôn chú ý đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, <br />
thái độ,...để học trò noi theo. Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu <br />
thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh.<br />
Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại <br />
chứ không phê phán ngay. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp. <br />
Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng <br />
học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em <br />
sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở tuổi <br />
này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm tan nát <br />
tâm hồn trẻ thơ. Thậm chí có em sẽ oán hận, căm ghét thầy cô, bỏ học và không <br />
bao giờ trở lại lớp học nữa cho dù có nhiều người đến nhà vận động.<br />
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em <br />
học yếu hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là <br />
do các em. Có em ham chơi nên quên học bài, có em do bị mất căn bản từ các lớp <br />
dưới. Nhưng cũng có em học yếu, hoặc không học bài làm bài là do những điều <br />
kiện khách quan. Gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh <br />
phúc; đâu phải em nào cũng may mắn dược bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi <br />
bước học tập. Và có biết bao nhiêu bố mẹ phải lo làm thuê, làm mướn kiếm <br />
sống hoặc vì ăn chơi cờ bạc hay ốm đau bệnh hoạn,...nên không để ý gì đến <br />
việc học của con cái, thậm chí các em còn bị mắng chửi, bị đánh đập... Những <br />
sóng gió đó đã tác động đến tâm lí trẻ thơ, cản trở việc học tập của các em. Nếu <br />
như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận đùng <br />
đùng, rồi la mắng, trừng phạt các em. Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầytrò. <br />
Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không chịu hợp tác làm <br />
bài, tôi luôn bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho rõ <br />
nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở. Nếu lần thứ <br />
hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện <br />
pháp giúp đỡ, giáo dục các em.<br />
Hàng ngày, luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi những <br />
ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra những ưu <br />
điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng <br />
không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện <br />
hơn.<br />
Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm <br />
của học sinh, luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một <br />
người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của <br />
thầy trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, <br />
bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và <br />
cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng <br />
nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người thầy <br />
như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi <br />
học.<br />
* Xây dựng mối quan hệ bạn bè:<br />
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia <br />
đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy, nếu các <br />
em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và <br />
sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược <br />
lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e <br />
ngại, xấu hổ (Học thầy không tày học bạn). Nhưng trong thực tế, một lớp học <br />
thường xuất hiện một số em chia bè phái, phân biệt giàu nghèo, hay nói xấu <br />
hoặc châm chọc nhau. Những em nữ thì hay rỗi hay hờn giận. Còn các em nam <br />
thì hăm he đánh nhau, trả thù nhau. Tuy các em chưa gây ra chuyện gì nghiêm <br />
trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất lượng học tập <br />
của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Xây <br />
dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề <br />
nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường <br />
học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao.<br />
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng <br />
giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự <br />
hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:<br />
Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học <br />
này, các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với <br />
bạn khác. Lúc đầu có em chưa chịu, tuy ngồi chung nhóm nhưng có em lại quay <br />
mặt ra chỗ khác, hoặc ngồi im không tham gia, ai muốn làm gì thì làm; có nhóm <br />
lại cãi nhau, không ai chịu làm nhóm trưởng hoặc đùn đẩy nhau không chịu ghi <br />
kết quả thảo luận vào phiếu, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ. Trước tình <br />
trạng đó, tôi tiến hành đánh giá kết quả của từng nhóm và lấy kết quả đó chung <br />
cho tất cả các thành viên của nhóm. Do đó, những em khá, giỏi buộc phải tích <br />
cực. Còn những em không tích cực hợp tác, cho ngồi riêng một mình và phải làm <br />
toàn bộ công việc của một nhóm. Bị ngồi một mình nên không thể hoàn thành <br />
công việc. Cứ như vậy, dần dần việc hợp tác của học sinh trong lớp đã được <br />
cải thiện.<br />
Khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc làm, <br />
cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ <br />
không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là <br />
những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn <br />
những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó <br />
mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải sửa <br />
chữa.<br />
Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp <br />
không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao <br />
đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó <br />
phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng <br />
hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại.<br />
Đầu năm học, tôi thỏa thuận với cả lớp rằng nếu trong lớp mình có bạn <br />
nào đau ốm nằm viện thì cả lớp sẽ quyên góp tiền để mua quà đến thăm bạn, <br />
động viên bạn an tâm chữa bệnh. Khi bạn khỏi bệnh, những học sinh giỏi sẽ <br />
giúp đỡ bạn học tập để theo kịp chương trình. Vì vậy, trong năm học vừa qua, <br />
lớp tôi có 2 em bị bệnh nặng phải nằm viện dài ngày nhưng khi hết bệnh, các <br />
em được bạn bè giúp đỡ nên đã nhanh chóng theo kịp chương trình cùng với cả <br />
lớp.<br />
Để tạo dựng cho các em một tình bạn bền đẹp với những kỉ niệm sâu <br />
sắc của tuổi học trò, tôi tổ chức sinh nhật cho học sinh ngay tại lớp học trong <br />
giờ ra chơi. Những em có ngày sinh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật thì sẽ <br />
được tổ chức vào sáng thứ bảy. Hình thức tổ chức do các em trong ban cán sự <br />
quyết định. Nhưng chủ yếu chỉ là múa hát, là những lời chúc mừng và một món <br />
quà nhỏ khoảng vài chục ngàn đồng do cả lớp đóng góp. Có rất nhiều em không <br />
nhớ ngày sinh của mình. Bởi các em chưa bao giờ được cha mẹ tổ chức sinh <br />
nhật, chưa bao giờ được nhận một món quà mang ý nghĩa sâu sắc. Vì vậy, khi <br />
được cả lớp tổ chức sinh nhật, nhiều em rất xúc động. <br />
2.2.6. Vận dụng tốt mô hình dạy học VNEN là con đường hình <br />
thành một số năng lực và phẩm chất cho học sinh tốt nhất. <br />
2.2.7. Thực hiện tốt khấu đánh thường xuyên và cuối kỳ, cuối năm <br />
cho học sinh theo Thông tư 30/Bộ GD ĐT giúp học sinh biết được kịp thòi <br />
những hạn chế của mình về phẩm chất, năng lực từ đó có những điều <br />
chỉnh theo hướng tích cực.<br />
2.2.8. Kết hợp với giáo viên bộ môn và tổng phụ trách Đội:<br />
Kết hợp với giáo viên bộ môn:<br />
Việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh được trải <br />
nghiệm qua tất cả các môn học, ngoài môn Toán, Tiếng Việt như Âm nhạc, Mĩ <br />
thuật, Thể dục . Vì vậy tôi đã kết hợp với giáo viên bộ môn rèn các nề nếp cho <br />
các em. <br />
Qua từng giáo viên bộ môn tôi nắm bắt, tìm hiểu về kiến thức, năng lực <br />
và phẩm chất của từng học sinh được sát hơn trong tất cả các môn học khác <br />
như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Đạo đức, Tự nhiên xã hội...<br />
Vào tiết sinh hoạt của tuần cuối tháng tổ chức cuộc họp giữa giáo viên <br />
chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để trao đổi về kiến thức, năng lực, phẩm chất <br />
của từng học sinh, qua đó giáo viên nắm rõ từng đối tượng học sinh mình được <br />
khách quan hơn. Cùng với giáo viên chủ nhiệm đưa ra những hình thức, biện <br />
pháp hay để giáo dục học sinh lớp mình được hiệu quả hơn.<br />
Phối hợp với giáo viên bộ môn trong các tiết học hoạt động ngoài giờ lên <br />
lớp, thể dục, tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: làm phóng viên; sắm <br />
vai xử lí các tình huống phòng tránh bị xâm hại, từ chối các chất gây nghiện, bày <br />
tỏ thái độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS,...và đóng vai xử lí các tình huống <br />
trong môn Đạo đức. Thông qua các hoạt động này, các em còn được hình thành <br />
và rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết.<br />
Căn cứ vào phiếu điều tra đầu năm, tôi nắm được khả năng của từng em <br />
nên tôi phân công vai diễn, múa hát hoặc giao việc phù hợp với từng em, khuyến <br />
khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết <br />
học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các <br />
hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc <br />
sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống <br />
một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.<br />
Kết hợp với tổng phụ trách Đội:<br />
Để công tác chủ nhiệm lớp được tôt giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp <br />
chặt chẽ với tổng phụ trách đội. Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo <br />
dõi và nắm bắt kịp thời các kế hoạch của Đội để tổ chức các họat động sinh <br />
hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các em như:<br />
Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức, kĩ năng bằng các trò chơi như: <br />
Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông,..Nội dung thi được tôi <br />
soạn bằng chương trình powerPoint nên gây được sự thích thú, hào hứng cho <br />
học sinh mỗi lần tham gia.<br />
Tổ chức các buổi họp lớp, làm đồ dùng học tập và làm báo tường, vẽ tranh <br />
chào mừng các ngày lễ lớn.<br />
Hướng dẫn các em làm bình hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập và <br />
làm một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để tặng người thân bạn bè. <br />
Dựa trên hướng dẫn ở báo Chăm học, tôi tập chung cả lớp lại và hướng dẫn <br />
các em làm việc theo nhóm. Các em cùng làm, giúp đỡ nhau làm việc.<br />
Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò <br />
chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều <br />
quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, <br />
học sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học <br />
sinh ngày càng nâng cao.<br />
hoạt động của đội để thực hiện có hiệu quả các hoạt động do Đội tổ chức <br />
như: Tham gia các hội thi văn nghệ, làm báo tường, vui tết trung thu, tham gia <br />
các trò chơi...v.v<br />
Phối hợp giáo viên TPT Đội tổ chức cho học sinh xem phim tài liệu kỉ <br />
niệm các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như: Kỉ niệm ngày thành lập <br />
Đảng, Cách mạng tháng Tám, Kỉ niệm ngày quốc khánh, ngày thành lập Quân <br />
đội nhân dân Việt Nam, ngày giải phóng miền Nam,...Những đoạn phim tài liệu <br />
này lấy trên mạng internet rồi kết nối với máy chiếu, chiếu lên cho học sinh <br />
xem.<br />
Tham mưu Liên Đội hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn <br />
lên học tập tốt; Liên Đội có kế hoạch tạo điều kiện giúp đỡ thông qua các hoạt <br />
động quyên góp như: Vòng tay bè bạn, Kế hoạch nhỏ, Áo ấm đến trường, Vì <br />
người nghèo...<br />
2.2.9. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh làm tốt công <br />
tác giáo dục học sinh:<br />
Tổ chức họp phụ huynh đầu năm, thông báo kế hoạch dạy học và các <br />
hoạt động giáo dục trong năm học của nhà trường, lớp của mình chủ nhiệm. Tổ <br />
chức thảo luận về các hoạt động của lớp, ký cam kết các nội dung thực hiện <br />
như ATGT, ATTH, An toàn trong mùa mưa Bão, Phòng chống các tệ nạn XH và <br />
phối hợp giáo dục học sinh...v.v. Thông báo cho phụ huynh về nội dung Thông <br />
tư 30/BGD&ĐT về đánh giá học sinh tiểu học để biết và phối hợp tốt trong <br />
công tác giáo dục con em.<br />
* Đối với học sinh có phụ huynh ở nhà làm ăn gần:<br />
Giáo viên chủ nhiệm phải giữ mối quan hệ thường xuyên với phụ huynh <br />
học sinh để nắm thông tin về học sinh và qua phụ huynh trao đổi thêm về kết <br />
quả học tập của học sinh, về đạo đức tác phong… để gia đình cùng cộng tác <br />
trong việc giáo dục, nhắc nhở, động viên các em trong học tập và sinh hoạt.<br />
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh <br />
cùng rèn nề nếp cho học sinh như:<br />
Hằng ngày, kiểm tra sách vở của các em.<br />
Nhắc nhở con học và làm bài tập đầy đủ.<br />
Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu.<br />
Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.<br />
Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, tránh tình trạng vừa học vừa <br />
chơi.<br />
Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của <br />
con qua điện thoại hoặc qua sổ liên lạc.<br />
Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phải vận động tuyên truyền trong phụ <br />
huynh học sinh phù hợp. Tuỳ theo các điều kiện, hoàn cảnh, gia cảnh của mỗi <br />
học sinh mà giáo viên chủ nhiệm có phương pháp tuyên truyền, vận động thuyết <br />
phục. Để công tác tuyên truyền, vận động có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải <br />
tìm hiểu gia cảnh, hoàn cảnh, các điều kiện phục vụ khác có liên quan như điều <br />
kiện kinh tế, vị thế và quan hệ xã hội, quan hệ xóm làng, thân tộc…Điều đó <br />
giúp cho giáo viên có sự thấu hiểu sâu hơn về phụ huynh học sinh để giáo viên <br />
có đồng cảm, tạo dựng được sự thân thiện, từ đó lời nói của giáo viên sẽ có tính <br />
thuyết phục hơn và họ sẽ dễ dàng nghe theo và tạo điều kiện, động viên con em <br />
mình trở lại trường.<br />
* Đối với học sinh có phụ huynh đi làm ăn xa phải thiết lập kênh <br />
thông tin liên lạc với phụ huynh qua điện thoại, Gmail, Facebook, thư từ...<br />
Giáo viên chủ nhiệm chủ động thu thập số điện thoai, địa chỉ gmail, <br />
facebook của từng phụ huynh học sinh trong lớp thông qua cuộc họp phụ huynh, <br />
ghi vào sổ chủ nhiệm hoặc sổ tay cá nhân của chủ nhiệm.<br />
Liên lạc bằng điện thoại, hoặc nhắn tin qua gmail đối với các phụ <br />
huynh đi làm ăn xa nhà để trao đổi tình hình và thông báo kết quả học và rèn <br />
luyện của học sinh theo từng tháng từng kì.<br />
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên lạc nắm bắt các dịp phụ huynh <br />
về quê để đến nhà trao đổi về tình hình học tập của con em mình.<br />
Kết quả đạt được:<br />
Cuối năm học 20152016, nhờ việc áp dụng các biện pháp trên, lớp tôi đã <br />
chuyển biến rõ rệt về nề nếp, chất lượng học tập cũng như các năng lực và <br />
phẩm chất của các em:<br />
Duy trì tốt sĩ số: 27/27em, tỉ lệ 100%;<br />
Phẩm chất, năng lực đánh giá Đạt: 27/27 em, tỉ lệ 100%;<br />
Kiến thức, kĩ năng các môn học Hoàn thành: 27/27 em, tỉ lệ 100%;<br />
Lớp đạt danh hiệu: “lớp học thân thiện”, “lớp tiên tiến xuất sắc”.<br />
Nhìn chung các em hoang nghịch, chưa chăm học nay đều biết nghe lời, ý <br />
thức học tập tốt. Trong các đợt kiểm tra, lớp tôi đều được khen và lớp có nền <br />
nếp ổn định sớm và hiệu quả công tác chủ nhiệm tốt của trường.<br />
Số liệu khảo sát sau khi đã thực hiện:<br />
Học tập Kỷ luật Vệ sinh<br />
Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt<br />
27 0 27 0 27 0<br />
3. KẾT LUẬN<br />
3.1. Ý nghĩa, phạm vi ứng dụng của đề tài:<br />
3.1.1 Ý nghĩa của đề tài:<br />
Làm công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường Tiểu học có một vị trí đặc biệt <br />
quan trọng, vì lao động của giáo viên chủ nhiệm là lao động sáng tạo không <br />
ngừng, đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt <br />
động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện <br />
pháp giáo dục phẩm chất, năng lực và rèn luyện kiến thức, kĩ năng cho học sinh; <br />
phải khéo léo và tinh tế để duy trì và vận động phụ huynh tích cực tham gia vào <br />
công tác giáo dục. Bởi vậy, chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, <br />
thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ <br />
để nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp 4 ở địa bàn khó khăn và đã <br />
đánh dấu một bước đột phát đi lên trong sự nghiệp giáo dục của xã nhà nói riêng <br />
và toàn ngành nói chung. Đạt được kết quả trên, tôi đã áp dụng các giải pháp cụ <br />
thể sau:<br />
Giải pháp 1: Tổ chức điều tra sơ khảo về tình hình thực tế qua phụ <br />
huynh, tiếp cận tạo niềm tin. <br />
Giải pháp 2: Tìm hiểu về tâm lí, năng lực phẩm chất, kiến thức kĩ năng <br />
thông qua giáo viên dạy ở bậc học mầm non.<br />
Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch, nề nếp nội quy lớp học.<br />
Giải pháp 4: Phân loại đối tượng học sinh trong lớp, đưa ra các biện pháp <br />
cụ thể để giáo dục học sinh.<br />
Giải pháp 5: Xây dựng các mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh và <br />
giữa học sinh với học sinh.<br />
Giải pháp 6: Kết hợp với giáo viên bộ môn và tổng phụ trách Đội.<br />
Giải pháp 7: Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh làm tốt <br />
công tác giáo dục học sinh.<br />
3.1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài:<br />
Với sáng kiến này, bản thân tôi đã phổ biến với tất cả giáo viên trong nhà <br />
trường, và được áp dụng đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng được nhà trường <br />
đánh giá cao, phổ biến nhân rộng trong toàn đơn vị.<br />
Qua đây tôi cũng muốn đề tài được ứng dụng rộng rãi cho tất cả giáo viên <br />
chủ nhiệm ở các Trường tiểu học thuộc địa bàn khó khăn trong toàn huyện nói <br />
riêng và các Trường tiểu học thuộc vùng khó khăn của tỉnh Quảng Bình nói <br />
chung. <br />