SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT B HẢI HẬU<br />
<br />
<br />
------<br />
<br />
S¸ng kiÕn dù thi cÊp tØnh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
<br />
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HÌNH THÀNH <br />
NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH <br />
TRONG <br />
MÔN NGỮ VĂN 12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả : Nguyễn Thị Huyền<br />
Trình độ chuyên môn : Cử nhân Ngữ văn<br />
Chức vụ : Giáo viên <br />
Nơi công tác : Trường THPTB Hải Hậu<br />
Hải Hậu, tháng 05 năm 2016<br />
<br />
<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />
<br />
1. Tên sáng kiến: “Sử dụng sơ đồ tư duy để hình thành năng lực <br />
tự học cho học sinh trong môn Ngữ văn 12”<br />
<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng giảng dạy Ngữ văn 12<br />
<br />
<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến : Từ ngày 25 tháng 8 năm 2015 <br />
đến 28 tháng 5 năm 2016<br />
<br />
4. Tác giả<br />
<br />
Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền<br />
<br />
Năm sinh: 1983<br />
<br />
Nơi thường trú: Hải Phú – Hải Hậu – Nam Định<br />
<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Ngữ văn<br />
<br />
Chức vụ công tác: Giáo viên<br />
<br />
Nơi làm việc: Trường THPT B Hải Hậu<br />
<br />
Điện thoại: 01233853818<br />
<br />
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến<br />
<br />
Tên đơn vị: Trường THPT B Hải Hậu<br />
Địa chỉ: Hải Phú – Hải Hậu – Nam Định<br />
<br />
Điện thoại: 03503874470<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NỘI DUNG <br />
Trang <br />
<br />
Thông tin chung về sáng kiến<br />
1<br />
Mục lục 2<br />
Bảng danh mục chữ viết tắt 3<br />
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến<br />
4<br />
1. Cơ sở lí luận 4<br />
2. Cơ sở thực tế 4<br />
II. Mô tả giải pháp 6<br />
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến<br />
6<br />
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến 7<br />
2.1. Quan niệm về năng lực tự học 7<br />
2.2. Khái quát về sơ đồ tư duy 8<br />
3. Các biện pháp cụ thể 9<br />
3.1. Cách vẽ sơ đồ tư duy<br />
9<br />
3.2. Cách đọc sơ đồ tư duy 10<br />
3.3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong môn Ngữ văn 12 11<br />
III. Hiệu quả do sáng kiến mang lại <br />
27 1. Hiệu quả xã hội <br />
27<br />
2. Hiệu quả kinh tế <br />
28<br />
IV. Kiến nghị, đề xuất 29<br />
V. Cam kết <br />
29<br />
Tài liệu tham khảo 30<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh : HS<br />
Giáo viên : GV<br />
Trung học phổ thông : THPT<br />
Sách giáo khoa : SGK<br />
Sơ đồ tư duy :SĐTD<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
<br />
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Có thể thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, chưa <br />
bao giờ nền giáo dục và đào tạo nước ta lại đứng trước thử thách to lớn <br />
như hiện nay, nhất là khi nó được xem như là một khâu của quá trình sản <br />
xuất, là bộ phận chủ yếu của nền kinh tế tri thức. Trước tình hình đó, <br />
ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học <br />
(PPDH) theo hướng tiếp cận năng lực người học, nghĩa là quan tâm đến <br />
việc học sinh làm được cái gì qua việc học... Để đảm bảo được điều đó, <br />
nhất định phải thực hiện thành công phương thức dạy học nặng về <br />
truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn <br />
luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển <br />
từ cách đánh giá kết quả giáo dục nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra <br />
đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm <br />
tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng <br />
cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.<br />
Nghị quyết TW 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục <br />
và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo <br />
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng <br />
kiến thức mới, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt <br />
một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến <br />
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật tri thức, kĩ năng, phát <br />
triển năng lực”.<br />
Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 2020 ban <br />
hành kèm theo Quyết định 711/QĐTTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng <br />
Chính phủ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả <br />
học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, <br />
sáng tạo và năng lực tự học của người học”.<br />
Rõ ràng, một trong những vấn đề cơ bản của đổi mới PPDH hiện <br />
nay là phát huy nội lực của người học, hình thành năng lực tự học của <br />
học sinh qua mỗi bài học. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với <br />
giáo viên là phải đổi mới cách dạy. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ <br />
chức cho học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào <br />
thực tiễn. Chính vì vậy, học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi <br />
phát hiện các kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn <br />
cuộc sống thông qua sự định hướng dẫn dắt của giáo viên trong tiết dạy.<br />
Do đó, việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp và phát <br />
huy được sự yêu thích, tính chủ động của học sinh đối với môn học là <br />
một vấn đề rất quan trọng. Đó vừa là kĩ thuật vừa là nghệ thuật sư phạm <br />
của người giáo viên. Môn Ngữ văn cũng chia sẻ sứ mệnh đầy khó khăn <br />
và vẻ vang ấy.<br />
<br />
2. Cơ sở thực tiễn.<br />
Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và <br />
môn Ngữ văn 12 nói riêng ở trường THPT B Hải Hậu, tôi nhận thấy rằng <br />
khối lượng kiến thức mà học sinh phải tiếp cận và nắm bắt là rất bề <br />
bộn, nhất là ở môn Ngữ văn 12. Trong khi đó, với môn Ngữ văn học sinh <br />
khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu <br />
thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình, không biết vận <br />
dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của môn học cũng như <br />
trong thực tiễn đời sống. Nhất là đến các kì thi các em cuống cuồng không <br />
vì biết làm thế nào để tiêu thụ kiến thức của môn Ngữ văn. Đặc biệt khi <br />
môn Ngữ văn 12 lại là môn thi bắt buộc trong kì thi THPT Quốc gia. <br />
Chính điều này làm cho việc học tập môn Ngữ văn trở nên nhàm chán, <br />
máy móc, thụ động, không sáng tạo, học văn trở thành một cuộc “đấu <br />
vật” mệt mỏi và buồn tẻ. Vấn đề ở đây là các em chưa có phương pháp <br />
học hiệu quả, chưa thực sự biết biến kiến thức từ sách vở, từ bài giảng <br />
của thầy cô thành tri thức, kinh nghiệm và vốn sống sở hữu của bản thân. <br />
Hay nói khác đi là các em chưa có năng lực tự học, tự nghiên cứu.<br />
Bởi vậy, để giúp học sinh nắm được kiến thức sâu hơn, bền vững <br />
hơn, hiệu quả vận dụng được tốt hơn, hình thành cho các em năng lực tự <br />
học đối với bộ môn, tôi đã nghiên cứu và tìm đến kĩ thuật sơ đồ tư duy <br />
(SĐTD) trong các tiết dạy môn Ngữ văn 12 như là một giải pháp nhằm <br />
góp phần đổi mới phương pháp dạy học cũng như để hướng dẫn học sinh <br />
học tập hiệu quả. Trong qúa trình nghiên cứu và thử nghiệm, tôi nhận <br />
thấy rằng kĩ thuật dạy học này thực sự cần thiết bởi với việc sử dụng <br />
SĐTD sẽ góp phần hỗ trợ đặc lực trong việc biến quá trình dạy học của <br />
giáo viên thành quá trình tự học của học sinh trong môn Ngữ văn. Dưới sự <br />
hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ tự tìm ra chân lí. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP.<br />
<br />
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến<br />
Hiện nay, thuật ngữ SĐTD không còn xa lạ với các giáo viên và <br />
học sinh trong trường phổ thông. SĐTD được mệnh danh là “công cụ vạn <br />
năng cho bộ não”, là phương pháp tư duy đầy sáng tạo, hiện đang được <br />
hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng. Có thể nói, SĐTD đã và đang <br />
mang lại hiệu quả thực sự cho con người nhất là trong lĩnh vực giáo dục. <br />
Đây được xem là kĩ thuật dạy học tích cực góp phần đổi mới PPDH và <br />
mang đến cho học sinh phương pháp học tập hiệu quả. Các nhà nghiên <br />
cứu đã chỉ ra rằng phương pháp học là một công cụ cơ bản của tự học.<br />
Song qua dự giờ, thăm lớp, trao đổi với các động nghiệp môn Ngữ <br />
văn, tôi thấy các thầy cô đưa kĩ thuật SĐTD vào các tiết dạy của mình còn <br />
hạn chế. Hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở việc ôn tập kiến thức trong <br />
các kì thi và còn số này cũng không nhiều. Qua tìm hiểu, tôi thấy nguyên <br />
nhân chủ yếu là để thiết kế được một SĐTD cho tiết dạy, thực tế, giáo <br />
viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức mà nhiều khi lại không biết <br />
phải tổ chức thiết kế hoạt động dạy học như thế nào với SĐTD để phát <br />
huy năng lực tự học của học sinh. Do đó, đa số học sinh cũng chưa biết sử <br />
dụng SĐTD để ghi nhớ, khắc sâu kiến thức bài học hay giải quyết các bài <br />
tập của môn Ngữ văn. Điều này dẫn đến hệ quả là giáo viên dạy Ngữ văn <br />
vất vả cứ như đi cày khi truyền đạt tri thức tới học sinh. Như thế sẽ thật <br />
khó khơi dậy ở các em niềm yêu thích đối với môn học đầy tính nhân văn <br />
này. Còn học sinh luôn tỏ ra rất thụ động trong các giờ Ngữ văn, dẫn đến <br />
tâm lí “ngại”, “lười” thậm chí là “sợ” học môn Ngữ văn. Trong khi đó <br />
môn Ngữ văn là một trong những môn thi bắt buộc của Bộ trong kì thi <br />
THPT Quốc gia thì đây quả là một “vấn đề” nan giải. Từ thực trạng trên, <br />
trong bài viết này chúng tôi xin mạnh dạn đề cập đến việc sử dụng <br />
SĐTD để hình thành năng lực tự học cho học sinh trong môn Ngữ văn 12 <br />
với mong muốn và hi vọng chia sẻ tới các đồng nghiệp một phương pháp <br />
dạy và học hiệu quả.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến<br />
<br />
2.1. Quan niệm về năng lực tự học<br />
<br />
2.1.1. Năng lực<br />
Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, <br />
thái độ và vận hành (kết nối) chúng hợp lí vào thực hiện thành công <br />
nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng <br />
lực là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng <br />
bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, thái độ … mà cả <br />
niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động <br />
trong những điều kiện thực tế, hoàn cảnh thay đổi. Năng lực của học sinh <br />
phổ thông là năng lực làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái <br />
độ… phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí <br />
vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những <br />
vấn đề đặt ra cho chính các em trong đời sống.<br />
Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh ( Đại học sư phạm Hà Nội) thì <br />
năng lực của học sinh phổ thông gồm: Năng lực chung và năng lực chuyên <br />
biệt. Các năng lực chung gồm: Nhóm năng lực làm chủ phát triển bản thân <br />
: tự học, tự giải quyết vấn đề, sáng tạo, quản lí; nhóm năng lực về quan <br />
hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác; nhóm năng lực công cụ: sử dụng công nghệ <br />
thông tin, sử dụng ngôn ngữ, tính toán. Các năng lực chuyên biệt môn học <br />
(lĩnh vực hoc tập) gồm: Tiếng Việt, Tiếng nước ngoài, Toán; khoa học tự <br />
nhiên; khoa học xã hội và nhân văn; thể chất; nghệ thuật…<br />
<br />
2.1.2. Năng lực tự học của học sinh THPT<br />
Tự học là một vấn đề đề quan trọng phương pháp đổi mới đổi mới <br />
giáo dục. Tự học đặt ra vấn đề giải phóng tiềm năng sáng tạo cho mỗi <br />
người, hình thành phương pháp tư duy, đạt được hiệu quả bền vững của <br />
giáo dục nhà trường. Đây là tư tưởng đầy tính nhân văn, dân chủ. Nó giúp <br />
con người có được công cụ để học tập suốt đời. <br />
Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn: Tự học là tự mình dùng các giác quan <br />
để thu nhận thông tin rồi tự mình động não, sử dụng các năng lực, trí tuệ <br />
(quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp (phải sử dụng <br />
công cụ) cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm cả nhân <br />
sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh được một lĩnh vực hiểu biết nào <br />
đó, một số kĩ năng nào đó, một số phẩm chất nào đó của nhân loại hay <br />
cộng đồng rồi biến chúng thành sở hữu của chính mình. Phát minh ra cái <br />
mới cũng được coi là một hình thức tự học cao cấp.<br />
Theo tác giả Nguyễn Kì, tự học của học sinh THPT có bốn đặc <br />
trưng cơ bản sau:<br />
Thứ nhất là học sinh phải biết tìm ra kiến thức.<br />
Thứ hai là người học tự thể hiện mình, đặt mình vào tình huống <br />
tự trình bày bảo vệ sản phẩm, tỏ rõ thái độ của mình trước môi trường <br />
xung quanh.<br />
Thứ ba người thầy là người tự tổ chức hướng dẫn cho học sinh <br />
tự nghiên cứu tìm ra tri thức và thể hiện mình trước tập thể, trước cộng <br />
đồng.<br />
Thứ tư người học tự kiểm tra, tự đánh giá tri thức của mình với <br />
bạn bè và dựa vào kết luận của thầy cô tự mình sửa chữa, tự mình điều <br />
chỉnh, tự mình hoàn thiện và tự mình rút ra được kinh nghiệm về cách <br />
học, cách xử lí tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình của mình.<br />
Như vậy, năng lực tự học là nội lực phát triển của bản thân người <br />
học như tự tìm tòi, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề thực tiễn, tự đổi <br />
mới sáng tạo trong công việc hàng ngày. Thực chất năng lực tự học của <br />
học sinh THPT chủ yếu là năng lực nghiên cứu sách giáo khoa, ghi chép <br />
thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình,vận dụng kiến <br />
thức đã học vào làm các bài tập …nhằm phát huy một cách tối đa tính tích <br />
cực chủ động, độc lập, tự giác nhằm nắm vững những tri thức mà loài <br />
người đang tích lũy, biến nó thành tài sản, thành vốn hiểu biết riêng của <br />
bản thân.<br />
<br />
2.2. Khái quát về SĐTD<br />
<br />
2.2.1. Khái niệm<br />
Sơ đồ tư duy (Mind Map) hay còn gọi là lược đồ tư duy, bản đồ tư <br />
duy đựơc giáo sư người Anh Tony Buzan phát minh ra vào cuối thế ki XX <br />
dựa trên những nghiên cứu về hoạt động của bộ não. Vậy SĐTD là gì? <br />
SĐTD là một hình thức ghi chép phi tuyến tính dưới dạng biểu đồ mở <br />
rộng; sử dụng đường nét, màu sắc và hình ảnh để biểu thị, phát triển hay <br />
đào sâu một ý tưởng nào đó. Nó phản ánh quá trình diễn ra bên trong đầu <br />
óc con người; có tác dụng hệ thống hoá các nội dung tri thức, thúc đẩy <br />
hoạt động ghi nhớ và tiềm năng sáng tạo vô biên. Xét theo nghĩa như vậy <br />
SĐTD không chỉ là sản phẩm của quá trình tư duy mà hơn thế còn phản <br />
ánh chính xác sự diễn tiến của tư duy. Nó vừa là kết quả, vừa là quá trình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.2.2. Lợi ích của SĐTD<br />
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tôi thấy nếu sử dụng SĐTD <br />
trong dạy học sẽ có những ưu điểm sau:<br />
Đơn giản hóa nội dung bài học, giải quyết được vấn đề quá tải <br />
kiến thức, tiết kiệm thời gian, công sức của rngười học.<br />
Hệ thống hóa kiến thức logic, rành mạch giúp học sinh phát huy <br />
năng lực diễn đạt trong tạo lập văn bản.<br />
Tối đa khả năng ghi nhớ và tư duy não phải với các đường nét, <br />
màu sắc và hình ảnh minh họa.<br />
Là công cụ hỗ trợ đắc lực quá trình tự học của người học .<br />
Tạo niềm hứng thú và đặc biệt yêu thích đối với môn học.<br />
<br />
2.2.3. Bản chất của dạy học bằng sơ đồ tư duy<br />
Tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng bao gồm:<br />
+ Sự hình dung: SĐTD có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về <br />
kiến thức cần nhớ. Đối với não bộ, SĐTD giống như một bức tranh lớn <br />
đầy hình ảnh và màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm <br />
chán.<br />
+ Sự liên tưởng: SĐTD hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một <br />
các rất rõ ràng, logic.<br />
+ Làm nổi bật ý tưởng: SĐTD cho phép bạn làm nổi bật các ý <br />
tưởng trọng tâm bằng một bức tranh đầy màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa <br />
dạng và có sự liên kết chặt chẽ với nhau.<br />
<br />
3. Các giải pháp cụ thể<br />
<br />
3.1. Cách vẽ một sơ đồ tư duy<br />
Giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh cách vẽ một SĐTD. Để <br />
vẽ một bản đồ tư duy hoàn chỉnh, chúng ta thống nhất cách vẽ từ trái qua <br />
phải (ngược chiều kim đồng hồ) bao và gồm có các bước cơ bản sau đây:<br />
Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm.<br />
Bước đầu tiên trong việc tạo ra một bản đồ tư duy là vẽ chủ đề ở <br />
trung tâm trên một mảnh giấy.<br />
Quy tắc vẽ chủ đề :<br />
+ Vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.<br />
+ Có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích. <br />
+ Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ <br />
đề cần được làm nổi bật dễ nhớ.<br />
+ Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ <br />
ràng.<br />
<br />
<br />
Bước 2 : Vẽ các nhánh chính.<br />
Bước tiếp theo là tìm các ý chính làm rõ cho chủ đề trung tâm, từ <br />
đó, vẽ ra các nhánh chính đầu tiên.<br />
Quy tắc vẽ nhánh chính:<br />
+ Nhánh chính nên được vẽ gắn liền với trung tâm.<br />
+ Nhánh chính nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh <br />
phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.<br />
Bước 3: Vẽ các nhánh con<br />
Tiếp tục tìm câu hỏi để làm rõ nhánh chính, từ đó vẽ tiếp các nhánh <br />
con. Đi kèm các nhánh con là các từ khóa thích hợp<br />
Quy tắc vẽ các nhánh con và chi tiết hỗ trợ :<br />
+ Nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.<br />
+ Bất cứ lúc nào có thể, hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt <br />
để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết <br />
tắt riêng cho những từ thông dụng.<br />
Mỗi từ khóa hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng <br />
trên nhánh. Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm. Tất cả <br />
các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu. <br />
Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể <br />
hơn.<br />
Bước 4: Lặp lại bước 3, để trí tưởng tượng và sáng tạo bằng <br />
cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng <br />
như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn.<br />
* Lưu ý học sinh những điều cần tránh khi ghi chép trên sơ đồ tư <br />
duy:<br />
Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.<br />
Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.<br />
Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.<br />
3.2. Cách đọc một SĐTD<br />
Vẽ từ đâu thì bắt đầu đọc từ đó. Nghĩa là, ta sẽ đọc theo ngược <br />
chiều kim đồng hồ.<br />
3.3. Sử dụng SĐTD trong môn Ngữ văn 12<br />
<br />
3.3.1. Dạy bài mới.<br />
Để hình thành kiến thức mới, giáo viên điều hành, hướng dẫn, tổ <br />
chức hoạt động dạy và học bằng cách đưa ra những câu hỏi mang tính <br />
định hướng. Sau đó, giáo viên sử dụng SĐTD thể hiện nội dung bài dạy. <br />
Cách này, có thể áp dụng rất hiệu quả đối với những bài mang tính chất <br />
tái hiện kiến thức như các bài về Tác gia văn học, Khái quát văn học, <br />
Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học.<br />
Ví dụ: Với bài “ Tuyên ngôn độc lập”, phần: Tác giả Hồ Chí Minh, <br />
sau khi tiến hành hoạt động khởi động, giáo viên vẽ chủ đề trung tâm lên <br />
bảng. Sau đó, sử dụng các câu hỏi định hướng đưa học sinh chiếm lĩnh <br />
kiến thức mới như sau.<br />
+ Theo các em, khi học bài này, chúng ta cần phải đảm bảo được <br />
những luận điểm cơ bản nào?<br />
HS trả lời: Tiểu sử, sự nghiệp văn học hoặc tiểu sử, quan điểm <br />
sáng tác, di sản văn học, phong cách nghệ thuật.<br />
+ Giáo viên định hướng cách hai và đây cũng là 4 nhánh chính của <br />
sơ đồ tư duy bài học.<br />
Tiếp tục tiếp cận bài học bằng cách hoàn thiện những nhánh chính <br />
của SĐTD. <br />
Mục tiểu sử<br />
+ GV: Theo em, những yếu tố nào làm nên sự vĩ đại của Hồ Chí <br />
Minh?<br />
HS dựa vào SGK trả lời ngắn gọn (Quê hương, gia đình, thời đại, <br />
bản thân).<br />
+ Gv nhận xét và thể hiện trên SĐTD<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mục quan điểm sáng tác<br />
+ GV: Quan điểm sáng tác là chỗ đứng để nhìn nhận nghệ thuật, là <br />
lập trường, quan niệm, ý kiến của mỗi nhà văn về văn học. Quan điểm đó <br />
được thể hiện trong các tác phẩm của họ. Em hãy cho biết, quan điểm <br />
sáng tác của Hồ Chí Minh có mấy nội dung? Cụ thể mỗi nội dung ấy là <br />
gì?<br />
HS: trả lời 3 nội dung. <br />
+ GV nhận xét, có thể lấy dẫn chứng chứng minh để tăng tính <br />
thuyết phục của bài học, sau đó thể hiện trên SĐTD <br />
Mục di sản văn học<br />
+ GV: Những áng văn chính luận, Truyện và kí, Thơ ca của Bác <br />
viết nhằm mục đích gì? Ở mỗi thể loại, em hãy kể tên một số tác phẩm <br />
tiêu biểu?<br />
HS trả lời, GV thể hiện trên SĐTD<br />
Mục phong cách nghệ thuật<br />
+ GV: Phong cách nghệ thuật là những đặc điểm riêng biệt về tư <br />
tưởng và hình thức nghệ thuật của mỗi nhà văn trong cách nhìn, cách <br />
cảm nhận cuộc sống và con người trong cách chọn đề tài, chủ đề và cấu <br />
trúc của tác phẩm… Mỗi nhà văn đều có phong cách riêng, nhà văn càng <br />
lớn, phong cách càng đậm nét. Dựa vào SGK, em hãy nêu những nhận <br />
định chung cũng như đặc điểm riêng về từng thể loại trong phong cách <br />
nghệ của Bác ?<br />
HS: Trả lời<br />
+ GV: Nhận xét, lấy dẫn chứng để chứng minh và thể hiện trên <br />
SĐTD<br />
Với bài “ Tuyên ngôn độc lập” phần một: Tác giả Hồ Chí Minh, ta <br />
có SĐTD như hình trang 13<br />
Ví dụ 2: Với bài “Phong cách ngôn ngữ khoa học”, GV giới thiệu <br />
bài mới và đưa ra các câu hỏi liên quan đến việc hình thành kiến thức mới <br />
( Văn bản khoa học có mấy loại? Ngôn ngữ khoa học tồn tại ở <br />
những dạng nào? Những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ <br />
khoa học? ). Cuối bài học ta có SĐTD như hình trang 15<br />
3.3.2. Củng cố bài học<br />
Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ <br />
thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ <br />
SĐTD. GV gọi HS nên trình bày SĐTD bài học của mình hoặc của nhóm <br />
mình, gọi HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chỉnh sửa <br />
cho HS về kiến thức, đường nét. Sau đó, GV đưa ra SĐTD của bài học đã <br />
được chuẩn bị trước trên máy chiếu hay trên bảng phụ để học sinh tham <br />
khảo. Sau đó, yêu cầu HS về nhà học bài cũ bằng cách hoàn thiện SĐTD <br />
cuả mình về bài học, GV sẽ kiểm tra vào tiết học sau. Như vậy sau mỗi <br />
bài học, HS đều có SĐTD riêng, các em bảo quản, lưu giữ để sâu này <br />
thuận lợi cho việc ôn tập cuối năm nhất là học sinh lớp 12.<br />
Ví dụ: Văn bản “ Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, ta có <br />
SĐTD ở phần củng cố như hình trang 17<br />
3.3.3. Kiểm tra, đánh giá<br />
GV có thể sử dụng SĐTD để kiểm tra, đánh giá học sinh ngay trong <br />
quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm năng cao hoạt động <br />
dạy và học. <br />
+ Sử dụng SĐTD để kiểm tra việc học bài cũ ở nhà của học sinh. <br />
Cách làm này, đòi hỏi học sinh phải nắm được hệ thống ý của bài, tránh <br />
lối học vẹt hay ghi nhớ máy móc.<br />
Ví dụ 1: Làm thế nào để nhận biết một văn bản có thuộc phong <br />
cách ngôn ngữ khoa học hay không? Hãy thể hiện điều đó bằng SĐTD?<br />
→ HS sẽ phải dùng SĐTD để thể hiện các đặc trưng của phong <br />
cách ngôn ngữ khoa học.<br />
Ví dụ 2: GV có thể trình chiếu SĐTD của bài học trước lên bảng <br />
và yêu cầu HS trình bày suy nghĩ, hiểu biết của mình về nội dung đó <br />
nằng một đoạn văn. Đơn cử như khi kiểm tra bài “Người lái đò sông <br />
Đà”, GV có thể trình chiếu SĐTD trên máy chiếu hoặc thể hiện trên bảng <br />
phụ (như hình vẽ trang 17) và yêu cầu học sinh làm nổi bật sự hung bạo <br />
của sông Đà qua cảnh đá bờ sông dựng vách thành bằng một đoạn văn từ <br />
57 dòng.<br />
→ Với cách làm này, HS sẽ hình thành năng lực tự học, năng lực <br />
cảm thụ văn học, năng lực tạo lập văn bản.<br />
+ GV dùng SĐTD để kiểm tra năng lực tìm ý và lập dàn ý trong văn <br />
nghị luận mà việc tìm và lập ý trong văn nghị luận giống như việc xây <br />
dựng nền móng và dựng nên dàn giáo của một căn nhà. Nếu nền móng và <br />
dàn giáo không vững thì căn nhà sẽ bị đổ. Do vậy công việc này sẽ tránh <br />
cho học sinh mắc lỗi viết lan man, lủng củng, lặp ý. Hơn nữa, khi học <br />
sinh biết sử dụng SĐTD lập ý là các em đã biết chuyển kiến thức từ bài <br />
giảng của thầy cô thành kiến thức của riêng mình. Đây là điều rất cần <br />
thiết với người học văn.<br />
Ví dụ: Nhận xét về nhân vật thị trong “Vợ nhặt” của Kim Lân có <br />
ý kiến cho rằng “ Đó là một người phụ nữ nghèo, cùng đường và liều <br />
lĩnh”. Nhưng có ý kiến khác lại khẳng định “ Đó là một người phụ nữ <br />
giàu nữ tính khát vọng”. Anh (chị) hãy bình luận về hai ý kiến trên. <br />
Với đề bài này, mỗi học sinh sẽ có một một SĐTD thể hiện dàn ý <br />
khác nhau làm nên dấu ấn riêng của bản thân. Các em sẽ biến kiến thức <br />
từ sách vở, từ bài giảng của thày cô thành kiến thức của chính mình. Như <br />
vậy năng lực tự học không những được hình thành mà còn được phát huy <br />
cao độ. Sau đây, là hai SĐTD khác nhau của em Nguyễn Thị Tho và em <br />
Nguyễn Thị Thoa lớp 12 C6 trường THPT B Hải Hậu khi cùng lập dàn ý <br />
cho đề văn trên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sơ đồ tư duy bài làm của em Nguyễn Thị Tho lớp 12C6<br />
Sơ đồ tư duy bài làm của em Nguyễn Thị Thoa lớp 12C6<br />
<br />
<br />
3.3.4. Sử dụng SĐTD để ôn tập trong kì thi THPT Quốc gia cho <br />
học sinh khối 12.<br />
Mỗi năm vào mùa ôn thi Tốt nghiệp và Đại học mà bây giờ là kì thi <br />
THPT Quốc gia, dưới cái nắng oi nồng của mùa hè, khi ôn tập môn Văn <br />
với khối lượng kiến thức dài lê thê, học sinh thường mang tâm lí chán nản <br />
mệt mỏi vì không biết phải tiêu thụ kiến hết kiến thức như thế nào? Ôn <br />
Văn mà chẳng khác nào như đi vào mê cung không đường chỉ dẫn. Bây <br />
giờ với sự hỗ trợ của SĐTD việc ôn tập của các em sẽ trở nên đơn giản, <br />
nhẹ nhàng, đỡ tốn thời gian ngồi ngủ gật và lẩm nhẩm những giai điệu <br />
của những bài học thuộc lòng đơn điệu. Theo cấu trúc đề thi THPT Quốc <br />
gia môn Ngữ văn của Bộ, đề thi gồm hai phần là Đọc – hiểu và phần Làm <br />
văn. GV sẽ dựa vào cấu trúc này để định hướng ôn tập cho học sinh.<br />
<br />
Phần Đọc – hiểu, khi sử dụng SĐTD ôn tập, giúp các em tránh bỏ <br />
sót ý, rèn luyện tư duy mạch lạc khi làm bài.<br />
Ví dụ: Cho đề đọc – hiểu sau:<br />
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5:<br />
<br />
Lá đỏ<br />
Gặp em trên cao lộng gió<br />
Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ<br />
<br />
Em đứng bên đường như quê hương<br />
Vai áo bạc quàng súng trường<br />
<br />
Đoàn quân vẫn đi vội vã<br />
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.<br />
<br />
Chào em, em gái tiền phương<br />
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.<br />
<br />
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.<br />
(Nguyễn Đình Thi, Trường Sơn, 12/1974)<br />
<br />
Câu 1: Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn <br />
hoàn cảnh ra đời của bài thơ.<br />
Câu 2: Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo <br />
nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào?<br />
Câu 3: Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế <br />
nào? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ “ Em đứng bên <br />
đường như quê hương”?<br />
Câu 4: Không khí hành quân hòa hùng thần tốc được gợi lên qua <br />
những hình ảnh nào? Bài thơ từng được cho là có dự cảm, dự báo về <br />
thắng lợi tất yếu của dân tộc. Theo anh (chị) điều đó được thể hiện qua <br />
câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào?<br />
Câu 5: Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn <br />
được thể hiện trong bài thơ?<br />
<br />
Với bài tập đọc – hiểu này, ta có SĐTD như hình vẽ trang 22<br />
- Phần Làm văn (Bao gồm cả Nghị luận văn học và Nghị luận xã <br />
hội).<br />
Riêng đối với phần nghị luận văn học, giáo viên yêu cầu học sinh <br />
xem lại kiến thức cơ bản của từng bài học thông qua các các SĐTD đã <br />
được GV yêu cầu làm sau phần củng cố của mỗi bài. Do vậy, trong lần <br />
ôn tập này, giáo viên sẽ có nhiều thời gian luyện đề cho học sinh. Khi sử <br />
dụng kĩ thuật SĐTD để giải quyết các yêu cầu của đề bài, kĩ năng lập ý <br />
của các em được củng cố và nâng cao, hiệu suất làm việc cao hơn, tư duy <br />
trở nên sáng rõ và mạch lạc. Do tiết kiệm được thời gian nên GV có thể <br />
yêu cầu các em sử dụng SĐTD mà mình vừa lập ý để viết một bài luận <br />
hoàn chỉnh.<br />
+ Ví dụ 1: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói “Con người <br />
có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị khuất phục”.<br />
GV sẽ định hướng cho học sinh theo sơ đồ tư duy sau trang 24<br />
+ Ví dụ 2: Cho đề bài sau:<br />
Anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng người mẹ qua nhân <br />
vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong <br />
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. <br />
Ta có SĐTD như sau (trang 26)<br />
Như vây, khi sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình ôn tập, dưới sự <br />
định hướng của thầy cô, học sinh không chỉ được ôn lại kiến thức cơ bản <br />
mà còn có thể tự kiểm tra, đánh giá tri thức kĩ năng của bản thân và những <br />
người học khác trong cùng một môi trường học tập. Từ đó, sẽ có kế <br />
hoạch kịp thời tự bồi dưỡng, bổ sung những phần kiến thức hổng cho <br />
bản thân.<br />
<br />
V. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI.<br />
1. Hiệu quả xã hội.<br />
Sau một năm học áp dụng sáng kiến tôi thấy sự thay đổi rõ rệt của <br />
học sinh ở hai lớp khối 12 tôi trực tiếp tham gia giảng dạy môn Ngữ văn. <br />
Đối với lớp 12C6 là lớp mà học sinh chọn các môn tự nhiên để xét tuyển <br />
vào các trường Đại học, lớp 12C4 lại là lớp mà các em chỉ có mục tiêu là <br />
tốt nghiệp THPT, tôi đều nhận thấy các em dường như không còn tâm lí <br />
thờ ơ, vô cảm hay ngồi ghi chép một cách thụ động như cỗ máy đã được <br />
lập trình từ trước trong các giờ văn mà trở nên nghiêm túc, tích cực hào <br />
hứng chiếm lĩnh tri thức bằng việc thiết kế SĐTD của bài học. Điều này <br />
có thể minh chứng qua các bảng thống kê sau:<br />
<br />
Bảng khảo sát về sự hứng thú của học sinh khi học môn <br />
Ngữ văn bằng SĐTD<br />
<br />
Lớp 12C4 Lớp 12C6<br />
Nội dung<br />
SL % SL %<br />
Thích thú 26 74,3 35 87,5<br />
Bình thường 7 20 5 12,5<br />
Không thích 2 5,7 0 0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng thống kê kết quả điểm thi môn Ngữ văn Học kì I<br />
Năm học 2015 – 2016 <br />
<br />
Lớp 12C4 Lớp 12C6<br />
Xếp loại<br />
SL % SL %<br />
Giỏi 0 0 2 5<br />
Khá 3 8,6 5 12,5<br />
TB 20 57,1 28 70<br />
Yếu 12 34,3 5 12,5<br />
<br />
<br />
Bảng thống kê kết quả điểm thi môn Ngữ văn Học kì II<br />
Năm học 2015 – 2016<br />
<br />
Lớp 12C4 Lớp 12C6<br />
Xếp loại<br />
SL % SL %<br />
Giỏi 5 14,3 8 20<br />
Khá 15 42,9 18 45<br />
TB 13 37,1 14 35<br />
Yếu 2 5,7 0 0<br />
<br />
Qua kết qủa trên, chúng ta có thể nhận thấy, thực tế, học sinh <br />
không phải quá yếu kém về năng lực môn Ngữ văn. Các em không đến <br />
nỗi quá chán ngán, thờ ơ với môn Ngữ văn. Nhưng điều quan trọng là giáo <br />
viên cần phải biết sử dụng phương pháp dạy học cũng như kĩ thuật dạy <br />
học phù hợp tích cực nhằm tổ chức, định hướng để khơi dậy niềm hứng <br />
thú, sự say mê học tập của các em khi ở lớp cũng như khi ở nhà.<br />
<br />
2. Hiệu quả kinh tế.<br />
Với SĐTD, các em không phải mất quá nhiều thời gian để làm chủ <br />
kiến thức môn Ngữ văn. Các em sẽ có nhiều thời gian cho các môn học <br />
khác,có thời gian tham gia các hoạt động trải nghiệm để hình thành những <br />
kĩ năng sống cần thiết. Thời gian, công sức được tiết kiệm. Mà tiết kiệm <br />
thời gian, công sức là tiết kiệm tiền bạc, của cải. Như một ai đó đã nói <br />
văn học là nhân học. Thông qua các giờ học văn các vấn đề về giá trị <br />
sống, kĩ năng sống luôn được lồng ghép trong bài giảng như: tình mẫu tử, <br />
tình yêu thương, trách vấn đề tưởng như mang tính chất giáo điều ấy dễ <br />
dàng thẩm thấu tới tâm hồn các em hướng các em tới một lối sống tích <br />
cực, lành mạnh đúng như định hướng của Đảng và Nhà nước về phát <br />
triển con người Việt Nam trong thời đại mới: cao về trí tuệ, kĩ năng sống, <br />
đẹp về nhân cách, tâm hồn, có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Và với <br />
những con người vừa có đức vừa có tài như thế, nhất định sẽ có những <br />
đóng góp tích cực đưa đất nước phát triển cao về kinh tế và ổn định về <br />
mặt xã hội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.<br />
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp <br />
dạy học môn Ngữ văn nói riêng để phát huy năng lực phẩm chất của <br />
nguời học đã và đang là vấn đề bức thiết hiện nay. Trong khuôn khổ hạn <br />
hẹp của đề tài, chúng tôi hi vọng sẽ làm được một điều gì trong công <br />
cuộc đổi mới toàn diện của ngành giáo dục hiện nay. Qua đó, góp phần <br />
nâng cao chất lượng trong giảng dạy môn Ngữ văn.<br />
Đề tài này được thực hiện trong điều kiện các tài liệu tham khảo <br />
chưa đầy đủ. Kinh nghiệm và khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn <br />
chế, vì vậy không thể tránh khỏi nhưng thiếu sót. Kính mong sự nhận xét <br />
góp ý chân thành từ các ban ngành, đoàn thể đồng nghiệp. Tôi xin chân <br />
thành cảm ơn!<br />
V. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN <br />
QUYỀN.<br />
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội <br />
dung của người khác.<br />
<br />
Hải Hậu ngày 20 tháng 5 năm <br />
2016<br />
CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN<br />
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN<br />
(xác nhận)<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Huyền<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu <br />
quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán Tạp chí Giáo dục, kì 2 tháng <br />
9/2009.<br />
<br />
2. Tony Buzan Bản đồ Tư duy trong công việc – NXB Lao động – <br />
Xã hội.<br />
<br />
<br />
3 Tạp chí văn học các số từ 2010 đến nay.<br />
<br />
4 Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học ngữ văn 12 NXBGD Việt <br />
Nam.<br />
<br />
5 nguvan.hnue.du.vn “Hướng dẫn học sinh trung học phổ thông <br />
lập ý bài văn nghị luận bằng sơ đồ tư duy ” của tác giả Trần Hoài Phương <br />
.<br />
<br />
6 Nguyễn Kì, Xã hội hoá giáo dục và phát huy nội lực. Tạp chí tự <br />
học số 7 (tháng 3/2000)<br />
<br />
7 Nguyễn Cảnh Toàn, Luận bàn kinh nghiệm về tự học. NXBGD <br />
1999<br />