SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
<br />
TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN TÔNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO HIỆU <br />
QUẢ GIỜ ĐỌC – HIỂU VỀ TÁC GIA VĂN HỌC TRONG <br />
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT<br />
<br />
<br />
Tác giả: PHẠM THỊ QUỲNH<br />
<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn<br />
<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
<br />
Nơi công tác: Trường THPT Lý Nhân Tông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nam Định, tháng 5 năm 2016<br />
Sáng kiến :<br />
<br />
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ ĐỌC – <br />
HIỂU VỀ TÁC GIA VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT <br />
(BAN CƠ BẢN)<br />
1.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: <br />
Phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong trường THPT. <br />
2.Thời gian áp dụng sáng kiến:<br />
Năm học 2014 2015; năm học 2015 2016.<br />
3.Tác giả: <br />
Họ và tên: Phạm Thị Quỳnh<br />
Năm sinh: 14/03/1983<br />
Nơi thường trú: Nam Sơn Yên Lợi Ý Yên Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn : Đại học Sư phạm Ngữ văn<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Nơi làm việc: Trường THPT Lý Nhân Tông<br />
Điện thoại: 0987221628<br />
Địa chỉ email: Phamquynh104@gmail.com.<br />
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:<br />
Tên đơn vị: Trường THPT Lý Nhân Tông<br />
Địa chỉ: Xã Yên Lợi Huyện Ý Yên – Tỉnh Nam Định<br />
Điện thoại: 03503. 963. 939<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
MÔ TẢ SÁNG KIẾN<br />
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:<br />
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:<br />
1.1. Tác gia văn học trong nhà trường:<br />
1.1.1.Tác gia văn học:<br />
Tác gia là người sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ mang dấu ấn <br />
riêng của người cầm bút. Tác gia văn học khác tác giả văn học: Là người sáng tạo ra <br />
các giá trị văn học mới trong sự kết hợp với sự sáng tạo độc đáo của cá nhân, tác gia <br />
văn học là một đơn vị, một điểm nhìn, một bộ phận hợp thành quá trình văn học, là <br />
một gương mặt không thể thay thế tạo nên diện mạo chung của một thời kỳ hoặc <br />
một thời đại văn học.<br />
Trong chương trình Ngữ văn THPT, học sinh được học rất nhiều tác giả văn học <br />
bởi vì mỗi tác phẩm đều gắn liền với một tác giả cụ thể. Bên cạnh đó, các em sẽ <br />
được đi sâu vào tìm hiểu 6 tác gia lớn, đại diện cho từng giai đoạn của văn học Việt <br />
Nam, chia đều cho ở 3 khối lớp:<br />
Khối lớp 10: Văn học trung đại (Tác giả Nguyễn Trãi, tác giả Nguyễn Du).<br />
Khối lớp 11: Văn học trung đại (Tác giả Nguyễn Đình Chiểu), văn học hiện <br />
đại (tác giả Nam Cao).<br />
Khối lớp 12: Văn học hiện đại (Tác giả Hồ Chí Minh, tác giả Tố Hữu).<br />
1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học tác gia văn học:<br />
Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số <br />
16/2006/BGDĐT nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều <br />
kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong <br />
những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện đổi mới <br />
phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, <br />
chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong đó, yêu cầu giáo viên tăng cường tổ chức các <br />
hoạt động nhận thức cho học sinh, hướng dẫn phương pháp tự học cho các em.<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ đề ra nằm phát huy vai trò <br />
của người học đã khiến mỗi người giáo viên phải tự tìm tòi những phương pháp mới, <br />
vừa đáp ứng với nhu cầu đổi mới, vừa phù hợp với đối tượng học sinh nhằm đạt <br />
hiệu quả cao trong giảng dạy.<br />
Việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông <br />
là điều không hề đơn giản bởi tính chất đặc thù bộ môn đó là: tính công cụ,tính nhân <br />
văn. Tính công cụ thể hiện ở yêu cầu dạy cho học sinh năng lực sử dụng Ngữ văn như <br />
một công cụ giao tiếp, bao gồm các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nghe gồm năng lực <br />
chú ý, nghe hiểu bài giảng, lời phát biểu, lời thảo luận… Nói gồm năng lực phát biểu <br />
trên lớp, thảo luận, phỏng vấn, trả lời câu hỏi, kể chuyện thuyết minh vấn đề… Đọc <br />
bao gồm đọc văn học và đọc các loại văn khác. Viết bao gồm năng lực viết các văn <br />
bản nghị luận xã hội, nghị luận văn học, viết bản tóm tắt, văn bản thuyết minh… Các <br />
tính chất khác của môn ngữ văn: tính tổng hợp, tính thực tiễn, tính tri thức, tính thẩm <br />
mĩ, tính xã hội.<br />
Người giáo viên dạy Ngữ văn, ngoài việc tìm ra phương pháp mới truyền đạt <br />
kiến thức cho học sinh còn phải tìm tòi nghiên cứu về nhu cầu thẩm mỹ, tâm sinh lý <br />
lứa tuổi và đặc biệt quan tâm tới hứng thú của người học.Vì vậy, việc đổi mới <br />
phương pháp dạy và học môn Ngữ văn phức tạp và công phu hơn rất nhiều so với các <br />
môn tự nhiên, đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy tác gia văn học.<br />
Ngoài việc truyền đạt kiến thức cơ bản, giáo viên cần giúp học sinh thấy được <br />
vai trò của từng tác gia trong nền văn học nước nhà, sức lan tỏa của quan điểm thẩm <br />
mỹ, quan điểm sáng tác của tác gia đó với các tác giả đương thời cũng như thế hệ <br />
sau…Đó là những nhiệm vụ mà giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, nếu <br />
không khéo léo sẽ rơi vào tình trạng khô khan, cứng nhắc; dẫn đến học sinh chán nản, <br />
mệt mỏi.Vì vậy , tôi đã cố gắng tìm tòi một phương pháp mới để khắc phục việc học <br />
sinh ngại học môn văn, đó là sử dụng kỹ thuật dạy học Sơ đồ tư duy.<br />
1.2. Sơ đồ tư duy:<br />
Trong quá trình tìm tòi phương pháp đổi mới cách dạy và học, tôi nhận thấy <br />
việc sử dụng Sơ đồ tư duy vừa mới, vừa hiện đại, lại rất khả thi, đang được nhiều <br />
trường THCS, THPT trong cả nước áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng Sơ đồ tư <br />
duy trong quá trình dạy học, tôi thấy phương pháp dạy học này đã thật sự đem lại <br />
“luồng sinh khí mới” cho học sinh trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn. Bởi vì <br />
<br />
3<br />
phương pháp này không chỉ lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh, mà nó còn là một phương <br />
pháp dạy học hiệu quả, khoa học, dễ sử dụng và có thể sử dụng rộng rãi ở tất cả các <br />
khâu trong quá trình dạy học.<br />
+ Khái niệm: <br />
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một công cụ tổ chức tư duyây l, đây phương pháp <br />
tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, là cách để ghi nhớ chi tiết, tổng hợp <br />
hay phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy <br />
tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng <br />
hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên <br />
lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của <br />
bộ não.<br />
Sơ đồ tư duy được khởi xướng từ Tony Buzan (chuyên gia hàng đầu thế giới <br />
về nghiên cứu hoạt động của não bộ) từ những năm 70 của thế kỷ XX và nó đã trở <br />
thành một trong những phương pháp làm việc tích cực được sử dụng ở rất nhiều quốc <br />
gia trên thế giới. <br />
Ở Việt Nam, lý thuyết này mới được biết đến trong vài năm trở lại đây, việc <br />
vận dụng nó còn chưa thực sự phổ biến, đồng thời các tài liệu nghiên cứu về phương <br />
pháp này cũng chưa phong phú cả về số lượng và chất lượng. Theo chủ trương đổi <br />
mới phương pháp dạy học, bắt đầu năm 2010, dự án " Phát triển giáo dục THCS II" <br />
bắt đầu triển khai phương pháp dạy học sử dụng bản đồ tư duy đến các trường học <br />
và cơ sở đào tạo trong cả nước và từ đó đến nay, phương pháp này đã có tác dụng <br />
đáng kể trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và tương tác của giáo <br />
viên – học sinh.<br />
+ Cấu tạo:<br />
Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm (hay một cụm từ) khái quát chủ đề.<br />
Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm rõ <br />
chủ đề.<br />
Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý <br />
chính.<br />
Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm <br />
thì ý càng cụ thể, chi tiết. Có thể nói, Sơ đồ tư duy là một bức tranh tổng thể, một <br />
<br />
4<br />
mạng lưới tổ chức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ để thể hiện một nội dung, một <br />
đơn vị kiến thức nào đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Cấu tạo Sơ đồ tư duy<br />
+ Các bước lập sơ đồ tư duy<br />
Bước 1 : Xác định từ khóa<br />
Mind Map được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key word) nên nó tiết kiệm <br />
được rất nhiều thời gian cho người học. Chỉ với những từ khóa là bạn đã có thể nắm <br />
bắt được hết nội dung của tất cả những điều mà bạn đang muốn ghi nhớ<br />
Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.<br />
Bước này chúng ta sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang <br />
và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho học sáng tạo <br />
hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ <br />
giúp người học có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.<br />
Người học cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý <br />
khác ở xung quanh nó.<br />
Học sinh có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà mình thích, chủ đề trung <br />
tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt<br />
Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để người đọc dễ nhìn nhận vấn đề.<br />
Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)<br />
<br />
<br />
5<br />
Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in đậm nằm trên các nhánh dày để làm <br />
nổi bật.<br />
Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm.<br />
Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như <br />
vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.<br />
Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …<br />
Ở bước này, chúng ta vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 <br />
vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết.<br />
Chúng ta nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho <br />
Mind map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn.<br />
Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. <br />
Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa <br />
sẵn có một cách dễ dàng.<br />
Hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời <br />
gian bất cứ lúc nào có thể.<br />
Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.<br />
Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa<br />
Ở bước này, chúng ta nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách <br />
thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng <br />
vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao <br />
hơn chữ viết. Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, những gì <br />
bạn liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Hình 2: Các bước vẽ Sơ đồ tư duy<br />
+ Các quy tắc khi thực hiện sơ đồ tư duy :<br />
Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc các bạn dừng lại để suy <br />
nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo của các bạn bị <br />
ngăn lại. Bạn mải lo cho vấn đề đó mà sẽ quên mất những vấn đề tiếp theo. Do đó, <br />
các ý nên được triển khai một cách liên tục để duy trì sự liên kết<br />
Không cần tẩy xóa, sửa chữa.<br />
Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc đến đâu đi <br />
chăng nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó. Đôi khi những ý nghĩ tưởng như điên rồ lại <br />
là một ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo mà bạn không ngờ được đó.<br />
Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di <br />
chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ nằm bên <br />
trái Sơ đồ tư duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra <br />
ngoài)<br />
+ Những ưu điểm của Sơ đồ tư duy:<br />
a. Đối với nhà trường : <br />
Kỹ thuật dạy học này có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật <br />
chất nào của các nhà trường hiện nay nói chung. Bởi vì ta có thể thiết kế Sơ đồ tư <br />
duy trên giấy,trên bảng,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu…hoặc cũng có <br />
thể thiết kế trên phần mềm Sơ đồ tư duy (Mind Map). Với những trường đủ điều <br />
kiện về cơ sở vật chất như Máy chiếu Projecto, phòng máy vi tính đảm bảo, chúng ta <br />
có thể sử dụng phần mềm (Mind Map) để phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng <br />
công nghệ thông tin.<br />
b. Đối với giáo viên : <br />
Giáo viên có thể vận dụng Sơ đồ tư duy vào tất cả các khâu trong quá trình <br />
dạy học: Từ khâu kiểm tra bài cũ, đến khâu dạy học bài mới, hay khâu củng cố kiến <br />
thức sau mỗi tiết học đều mang lại hiệu quả cao.<br />
c. Đối với học sinh :<br />
Tăng sự hứng thú trong học tập cho học sinh . Sơ đồ tư duy giúp học sinh nắm <br />
được kiến thức về tác giả văn học một cách tích cực, chủ động. Một số kết quả <br />
nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu <br />
7<br />
và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. <br />
Việc học sinh trực tiếp vẽ Sơ đồ tư duy vừa lôi cuốn, hấp dẫn các em, đồng thời còn <br />
phát triển khiếu thẩm mĩ, óc hội họa, bởi đó là “sản phẩm kiến thức hội họa”do chính <br />
các em tự làm ra, lại vừa phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của các em trong học <br />
tập, không rập khuôn một cách máy móc như khi lập các bảng biểu, sơ đồ. Vì thế các <br />
em không chỉ tự mình nắm vững những kiến thức cơ bản về tác giả văn học mà còn <br />
khắc sâu những kiến thức thức đó.<br />
Phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh.Với ưu điểm luôn <br />
chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh) ,do đó, các <br />
em dễ dàng vẽ thêm các nhánh để phát triển ý tưởng riêng của mình .Đây là điều kiện <br />
để các em thể hiện phong cách cá nhân, dấu ấn riêng của bản thân.<br />
Tăng cường khả năng tổng hợp kiến thức của học sinh. Bài đọc – hiểu về tác <br />
giả văn học đòi hỏi học sinh sau mỗi tiết học phải rút ra được những kiến thức khái <br />
quát nhất và sơ đồ tư duy đã đáp ứng được điều đó. <br />
2. CƠ SỞ THỰC TIẾN:<br />
2.1. Cơ sở vật chất trường THPT Lý Nhân Tông:<br />
Trường THPT Lý Nhân Tông : tuy mới thành lập được hơn 4 năm (từ 8/2011 <br />
đến nay ) nhưng cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên đã đáp ứng được yêu cầu <br />
giảng dạy.<br />
Trường có 18 lớp học với 2 dãy nhà ba tầng khang trang, có phòng của Ban <br />
giám hiệu, phòng của các tổ chức đoàn thể, phòng học bộ môn và đặc biệt là phòng đa <br />
chức năng được trang bị máy chiếu hiện đại, có kết nối Internet…<br />
Đội ngũ giáo viên nhà trường hầu hết còn rất trẻ, có trình độ chuyên môn đạt <br />
chuẩn và trên chuẩn (100% có trình độ đại học, 8/49 đồng chí là thạc sỹ).Hầu hết đều <br />
là những thầy cô nhiệt tình, tâm huyết với nghề.<br />
Tổ Văn – Sử Địa – GDCD trường THPT Lý Nhân Tông:<br />
Tổ Văn – Sử Địa – GDCD là tổ tổng hợp các môn xã hội, nhiều năm đạt danh <br />
hiệu là : Tập thể lao động xuất sắc.<br />
Nhóm Ngữ văn nằm trong tổ Văn – Sử Địa – GDCD gồm có 6 đồng chí, hầu <br />
hết đều là những đồng chí trẻ có nhiệt huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững <br />
vàng, trong đó có 2/6 đồng chí là thạc sỹ.<br />
<br />
8<br />
Học sinh của nhà trường:<br />
Học sinh của nhà trường tuy điểm đầu vào bình quân trung còn thấp so với các <br />
trường trong huyện song ý thức học tập khá tốt. Trong đó, hầu hết các em học sinh <br />
đều chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại tình <br />
trạng học sinh nhận thức chậm, chưa có phương pháp học hiệu quả nên chất lượng <br />
qua các kỳ kiểm tra chưa cao.<br />
2.2. Tình hình dạy học tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn THPT<br />
Theo nhu yêu cầu mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung thì việc <br />
đổi mới dạy học tác giả văn học trong nhà trường phổ thông cũng phải tìm cách đổi <br />
mới.<br />
a. Thuận lợi<br />
Những bài về tác giả văn học đều cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ <br />
bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Đây là những yếu tố chi <br />
phối, ảnh hưởng rất lớn đến các tác phẩm văn học cũng như phong cách nghệ thuật <br />
của tác giả. Nếu nắm vững kiến thức về tác giả, học sinh sẽ hiểu đúng, hiểu sâu hơn <br />
về tác phẩm.<br />
b. Khó khăn:<br />
Theo phân phối chương trình Ngữ văn THPT, trong số 6 tác giả thì có 4 tác giả <br />
học sinh được học riêng 1 tiết (Nguyễn Trãi, Nam Cao, Hồ Chí Minh, Tố Hữu), 2 tác <br />
giả còn lại (Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu) học sinh phải học kết hợp với tác <br />
phẩm trong thời gian 90 phút. Điều này dẫn đến tình trạng: giáo viên xem nhẹ phần <br />
kiến thức tác giả để đi sâu vào kiến thức phần tác phẩm. Vì lý do thời gian, giáo viên <br />
chủ yếu giảng kiến thức cơ bản, ít quan tâm mở rộng, nâng cao kiến thức bài học dẫn <br />
đến tâm lý nhàm chán ở học sinh.<br />
2.3. Tình hình sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ văn ở trường <br />
THPT nói chung và ở trường THPT Lý Nhân Tông nói riêng:<br />
a.Tình hình sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy và học môn Ngữ văn ở <br />
trường THPT:<br />
Sử dụng Sơ đồ tư duy trong giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT chưa <br />
được quan tâm vì một số bộ phận giáo viên e ngại, nếu dùng phương pháp này sẽ ảnh <br />
<br />
<br />
9<br />
hưởng không tốt tới đặc trưng của bộ môn. Học sinh chỉ nắm được những ý cơ bản <br />
của bài học mà thiếu đi năng lực cảm thụ văn chương.<br />
Nếu có giáo viên sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy bộ môn Văn thì họ tỏ ra băn <br />
khoăn không biết sử dụng Sơ đồ tư duy vào khâu nào trong quá trình dạy học? Phương <br />
pháp thiết kế Sơ đồ tư duy ra sao? Hướng dẫn cách thức sử dụng cho học sinh như <br />
thế nào?...<br />
b. Tình hình sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT <br />
Lý Nhân Tông:<br />
Phần lớn giáo viên còn e dè khi sử dụng bởi vì để có một tiết giảng thành <br />
công khi sử dụng Sơ đồ tư duy, giáo viên và học sinh phải chuẩn bị khá công phu.<br />
Giáo viên Ngữ văn của nhà trường chưa được tập huấn về phương pháp sử <br />
dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học bộ môn nên chỉ có thể tham khảo các phần mềm vẽ <br />
Sơ đồ tư duy, cách sử dụng Sơ đồ tư duy… trên các trang mạng xã hội hay kinh <br />
nghiệm của các đồng nghiệp khác.<br />
Hiện nay, trong nhóm Ngữ văn có 2/6 đồng chí sử dụng phương pháp này <br />
nhưng chủ yếu áp dụng ở khâu ôn tập kiến thức cho học sinh, chưa mạnh dạn đưa <br />
vào giảng dạy bài mới.<br />
Từ điều kiện hoàn cảnh như trên, tôi nảy sinh sáng kiến sử dụng Sơ đồ tư duy <br />
giảng dạy về tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn THPT của cả 3 khối lớp : <br />
Ngữ văn 10, Ngữ văn 11, Ngữ văn 12.<br />
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:<br />
1. Giải pháp trước khi có sáng kiến<br />
Lâu nay, trong quá trình dạy học, giáo viên thường sử dụng sơ đồ hóa... để cô <br />
đọng, khái quát kiến thức cho học sinh, nhất là ở những bài văn học sử (bài khái quát, <br />
bài về tác gia văn học,…). <br />
Bản thân tôi, trước đây, khi dạy những bài về tác gia văn học cũng tiến hành <br />
theo phương pháp này. Đây là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên truyền đạt <br />
nội dung bài giảng cho học sinh qua 1 sơ đồ, học sinh ghi chép và học thuộc.<br />
+ Ưu điểm của giải pháp này là: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Cách làm này có thể nói đã đem lại những hiệu quả thiết thực nhất định trong <br />
việc ôn tập, củng cố, hệ thống kiến thức cho học sinh bởi cách trình bày gọn, rõ ràng <br />
và logic.<br />
<br />
Tác gia<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiểu sử Sự nghiệp văn học<br />
Tác <br />
<br />
<br />
Quan Giá trị Vị trí <br />
Gia Quê Cuộc <br />
điểm thơ trong <br />
đình hươn đời<br />
sáng văn vhdt<br />
g<br />
tác tác<br />
<br />
Hình 3: Sơ đồ hóa về một tác gia văn học<br />
+ Nhược điểm của giải pháp này là: <br />
Cả lớp cùng có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên hoặc của tài <br />
liệu, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình.<br />
Các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét.<br />
Cách làm này chưa thật sự phát huy được tư duy sáng tạo, chưa thật sự kích <br />
thích, lôi cuốn được các em trong việc tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện và chiếm <br />
lĩnh kiến thức của bài học. <br />
Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học bài đọc – hiểu về tác gia văn <br />
học là rất cần thiết. Tôi hy vọng rằng sáng kiến kinh nghiệm này của tôi sẽ góp <br />
một phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn Ngữ văn trong <br />
nhà trường THPT nói chung và trong trường THPT Lý Nhân Tông nói riêng.<br />
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:<br />
2.1. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:<br />
Lập bảng so sánh giữa phương pháp dạy học theo sơ đồ hóa và phương pháp <br />
sử dụng Sơ đồ tư duy :<br />
<br />
<br />
11<br />
Tiêu chí so Dạy học theo sơ đồ Sử dụng sơ đồ tư duy<br />
Stt<br />
sánh hóa<br />
Vai trò của Giáo viên giữ vai trò Giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho <br />
người dạy truyền thụ tri thức, học sinh; định hướng, kiểm tra hoạt <br />
chứng minh chân lý động nhận thức; kết luận, chốt lại <br />
1<br />
của kiến thức trong kiến thức bài học.<br />
sách giáo khoa và của <br />
chính giáo viên.<br />
Vai trò của Thụ động theo dõi, ghi Chủ động chiếm lĩnh kiến thức; tìm <br />
người học chép; ghi nhớ và bắt hiểu, nghiên cứu và giải quyết <br />
2<br />
chước kiến thức của nhiệm vụ học tập.<br />
giáo viên.<br />
Phương pháp Dạy học mang tính Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh <br />
dạy học thông báo đồng loạt, bộc lộ và phát triển năng lực; tác <br />
3<br />
yêu cầu cả lớp cùng động đến tình cảm, đem lại niềm <br />
thực hiện như nhau. vui, hứng thú học tập cho học sinh.<br />
Hình thức, Chủ yếu dạy học Dạy học cá nhân, dạy học theo <br />
tổ chức dạy toàn lớp, giáo viên đối nhóm…<br />
4<br />
học diện với cả lớp.<br />
<br />
<br />
Phương tiện Giáo viên : Sách giáo Giáo viên : Ngoài sách giáo khoa, <br />
dạy học khoa, sách giáo sách giáo viên,bảng đen, phấn trắng, <br />
viên,bảng đen, phấn giáo viên còn phải sử dụng máy <br />
trắng. chiếu, các phần mềm vẽ Sơ đồ tư <br />
5<br />
Học sinh : Sách giáo duy, phấn màu…<br />
khoa,vở ghi, bút… Học sinh : Ngoài sách giáo <br />
khoa,vở ghi, bút, cần chuẩn bị thêm <br />
bút màu, giấy A0…<br />
Qua việc so sánh trên, có thể nhận thấy những ưu thế của phương pháp mới so <br />
với phương pháp cũ:<br />
Giáo viên không thuyết giảng kiến thức mà chủ yếu truyền đạt cho học sinh <br />
kỹ năng để học sinh có thể xử lý những tình huống tương tự trong cuộc sống.<br />
<br />
12<br />
Học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, vận dụng sáng tạo vào thực tế những <br />
gì mình học được .<br />
Lớp học sẽ sôi nổi, cuốn hút hơn bởi giáo viên có thể vận dụng nhiều hình <br />
thức dạy học khác nhau trong giờ học. <br />
2.2. Các bước thực hiện của giải pháp :<br />
2.2.1. “Làm quen” với Sơ đồ tư duy<br />
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về sơ đồ tư duy : khái <br />
niệm, đặc điểm về cấu tạo, cách vẽ.<br />
Giáo viên chọn những Sơ đồ tư duy có kết cấu đơn giản cho học sinh <br />
quan sát. Sau đó, cho các em dựa vào Sơ đồ tư duy để thuyết trình nội dung bài học <br />
được vẽ trong sơ đồ. <br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh tập vẽ: đưa ra chủ đề bằng từ khóa (hoặc <br />
hình ảnh) ở trung tâm màn hình (hoặc trên bảng đen). Cho học sinh thực hành vẽ Sơ <br />
đồ tư duy trên giấy hay trên bảng .Giáo viên đặt các câu hỏi gợi ý để các em suy nghĩ <br />
và vẽ các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3... <br />
* Nguyên tắc : <br />
+ Giáo viên nên chọn những bài các em đã học, có kiến thức đơn giản, dễ nhớ, <br />
dễ vẽ.<br />
+ Giáo viên có thể linh hoạt cho học sinh vẽ theo nhóm vào giấy, vẽ cá nhân <br />
vào vở hoặc gọi 23 em lên bảng vẽ.<br />
+ Lưu ý các em không dùng câu, đoạn quá dài, nên thể hiện các ý bằng những <br />
cụm từ ngắn gọn.<br />
Sau khi các em vẽ xong sườn của Sơ đồ tư duy, giáo viên gợi ý cho các em <br />
vẽ chèn thêm những hình ảnh cần thiết để minh họa cho nội dung của sơ đồ, gợi <br />
ý cho các em chỉnh sửa đường nét, sử dụng màu sắc để phân biệt, làm nổi bật mạng <br />
lưới các ý trong sơ đồ.<br />
* Nguyên tắc: <br />
+ Giáo viên lưu ý học sinh khi vẽ Sơ đồ tư duy, các em nên kết hợp dùng màu <br />
sắc, đường nét, ... ngay trong quá trình vẽ để tiết kiệm thời gian.<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
+ Không nên dùng quá nhiều màu, không dùng những màu sắc quá sặc sỡ, <br />
không quá chú trọng vào đường nét, hình ảnh làm lãng phí thời gian.<br />
Giáo viên thu một số Sơ đồ tư duy các em vừa vẽ. Cho học sinh quan sát, <br />
nhận xét, góp ý chỉnh sửa, bổ sung. Giáo viên lắng nghe, định hướng cho các em hoàn <br />
thiện sơ đồ tư duy.<br />
* Nguyên tắc:<br />
+ Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở, vì vậy, giáo viên cần tôn trọng và phát huy sự <br />
sáng tạo của các em, bởi đây là “sản phẩm” của chính các em. Giáo viên chỉ chỉnh sửa <br />
cho các em chủ yếu về mặt kiến thức. Mặt khác, giáo viên cũng cần khuyến khích, <br />
biểu dương những Sơ đồ tư duy vẽ đảm bảo đầy đủ kiến thức trọng tâm, đẹp, có <br />
cách trình bày khoa học, cân đối, hài hòa về đường nét, màu sắc.<br />
+ Nhắc các em sau mỗi bài học nên lưu các Sơ đồ tư duy lại để sau này tiện <br />
việc ôn tập, hệ thống kiến thức<br />
2.2.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:<br />
* Đối với giáo viên:<br />
Giáo viên đọc trước và kỹ nội dung bài học, nắm bắt những ý cơ bản về tác <br />
giả văn học cần vẽ sơ đồ tư duy.<br />
Giáo viên nghiên cứu kĩ những tài liệu liên quan đến việc hướng dẫn sử dụng <br />
Sơ đồ tư duy và phần mềm Mind Map để có những tri thức cơ bản về nó .<br />
Giáo viên cần có thời gian tập vẽ, cả vẽ trên giấy và trên phần mềm trong <br />
máy vi tính (Nhớ là phải nghiên cứu kĩ cách sử dụng phần mềm để thực hiện thao tác <br />
cho nhanh nhẹn, thuần thục). Sau khi đã hiểu kĩ, nắm chắc về vai trò, công dụng của <br />
Sơ đồ tư duy, sử dụng thành thạo phần mềm, nắm vững phương pháp vẽ một Sơ đồ <br />
tư duy, thì việc ứng dụng nó vào quá trình dạy học là việc dễ dàng. <br />
Giáo viên cần chuẩn bị trước: phòng máy, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu, ... <br />
và một số Sơ đồ tư duy đã vẽ sẵn trên trên máy, trên giấy A0, trên bảng phụ... <br />
* Đối với học sinh:<br />
Học sinh đọc trước bài học ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên . <br />
Học sinh làm quen với một số Sơ đồ tư duy có sẵn, để các em bước đầu có <br />
cái nhìn khái quát về Sơ đồ tư duy (tiếp xúc, hiểu và “bắt chước” vẽ theo Sơ đồ tư <br />
<br />
<br />
14<br />
duy có sẵn). Đây là bước chuẩn bị hết sức quan trọng. Tuy nhiên, rất nhiều giáo viên <br />
bỏ qua bước này hoặc giới thiệu một cách rất sơ sài, qua loa. Vì thế, học sinh chưa <br />
hiểu biết cặn kẽ, cụ thể về nó, chưa nắm vững phương pháp tạo lập, chưa có kĩ năng <br />
vẽ Sơ đồ tư duy nên dẫn đến nhiều tiết dạy không thành công do các em mãi loay <br />
hoay với giấy bút mà không biết vẽ cái gì, vẽ như thế nào, bắt đầu từ đâu,... vì các em <br />
chưa hình dung được Sơ đồ tư duy của bài học trong đầu mình cũng như chưa biết <br />
cách thức, phương pháp vẽ. <br />
Học sinh cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: giấy vở, giấy A0, bút chì, hộp <br />
màu, tẩy,...<br />
2.2.3. Các bước sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học<br />
2.2.3.1. Sử dụng Sơ đồ tư duy kiểm tra bài cũ :<br />
Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề <br />
của kiến thức cũ mà các em đã học.<br />
Sau đó giáo viên yêu cầu các em vẽ Sơ đồ tư duy thông qua câu hỏi gợi ý.<br />
Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung tâm) ấy kết hợp với câu hỏi định <br />
hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức và định hình được cách vẽ Sơ đồ <br />
tư duy theo yêu cầu.<br />
Khi học sinh vẽ xong, giáo viên cho cả lớp quan sát, gọi một vài em nhận xét, <br />
góp ý sơ đồ rồi giáo viên nhận xét và cho điểm.<br />
* Ví dụ: Khi kiểm tra bài cũ về tác gia Nguyễn Đình Chiểu:<br />
Giáo viên ghi lên bảng từ khóa trung tâm “Nguyễn Đình Chiểu”.<br />
Yêu cầu 1 học sinh lên bảng, dựa vào kiến thức đã học vẽ các nhánh cấp 1, <br />
cấp 2…<br />
Học sinh dưới lớp vẽ ra giấy.<br />
Giáo viên kiểm tra bài của học sinh và chỉnh sửa, bổ sung.<br />
Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh về tác <br />
giả Nguyễn Đình Chiểu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Hình 4: Sơ đồ tư duy về tác gia Nguyễn Đình Chiểu<br />
*Lưu ý: <br />
+ Giáo viên có thể cho cả lớp cùng lập Sơ đồ tư duy trên giấy theo cách hoạt <br />
động cá nhân trong một thời gian nhất định để lôi cuốn tất cả học sinh vào việc ôn <br />
kiến thức đồng thời rèn luyện kĩ năng tạo lập Sơ đồ tư duy và thói quen tư duy cho <br />
các em.<br />
+ Hết thời gian quy định, giáo viên chọn sơ đồ của một vài em (có thể vẽ xong <br />
trước, có thể cần lấy điểm,...), chấm, nhận xét và ghi điểm cho các em; biểu dương, <br />
khen ngợi những em vẽ tốt để khích lệ các em nhằm tạo không khí học tập sôi nổi. <br />
+ Giáo viên chỉ cần dựa vào Sơ đồ tư duy chấm và ghi nhận điểm cho học sinh <br />
mà không cần phải yêu cầu gì thêm ở các em, vì ta đã chọn dạng đề khá đơn giản, nên <br />
những gì cần trả lời, các em đã thể hiện trong Sơ đồ tư duy, hơn nữa thời gian kiểm <br />
tra bài cũ có hạn. <br />
2.2.3.2. Sử dụng Sơ đồ tư duy dạy học bài mới :<br />
Lâu nay, việc sử dụng Sơ đồ tư duy như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc <br />
dạy học bài mới thì ít nhiều giáo viên chúng ta đã và đang ứng dụng. Tuy nhiên, việc <br />
sử dụng Sơ đồ tư duy vừa để tổ chức, dẫn dắt cho học sinh tự tìm hiểu, khám phá, <br />
chiếm lĩnh kiến thức bài học lại vừa thay thế cho việc ghi bảng cô đọng kiến thức <br />
tiết dạy, bài dạy của giáo viên thì quả là việc làm còn hết sức mới mẻ.<br />
<br />
16<br />
Sau đây là một số hình thức vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy bài mới xin được <br />
chia sẻ với các đồng nghiệp:<br />
<br />
a. Sử dụng Sơ đồ tư duy trên máy chiếu:<br />
<br />
* Các bước lên lớp:<br />
<br />
+Tìm từ khóa trung tâm : Giáo viên gợi mở để học sinh tìm từ khóa trung <br />
tâm .Giáo viên trình chiếu từ khóa (hình ảnh trung tâm) lên máy chiếu .<br />
<br />
+ Tìm từ khóa cấp 1,2,3…( Nhánh cấp 1, 2,3…)<br />
Giáo viên gợi mở để học sinh tìm từ khóa cấp 1 (thông thường là những nội <br />
dung khái quát nhất của bài học mà chúng ta vẫn gọi là luận điểm)<br />
Giáo viên trình chiếu từ khóa cấp 1 trên máy chiếu. Một bài đọc – hiểu về tác <br />
giả văn học bao giờ cũng có từ 2 từ khóa cấp 1 trở lên.Ví dụ tác giả Nguyễn Du, tác <br />
giả Nguyễn Đình Chiểu, tác giả Nam Cao chỉ có 2 từ khóa cấp 1 : cuộc đời, sự nghiệp <br />
văn học.<br />
Giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm để học sinh tìm từ khóa cấp 2,3 <br />
(thực chất là những luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm) … Bao nhiêu <br />
từ khóa cấp 1 thì chia lớp ra thành bấy nhiêu nhóm, mỗi nhóm trình bày 1 từ khóa cấp <br />
1.<br />
Các nhóm cử đại diện trình bày .<br />
Giáo viên điều chỉnh, bổ sung và trình chiếu trên máy.<br />
+ Giáo viên chốt lại và hoàn thiện sơ đồ tư duy. Giáo viên kết hợp với các <br />
hình ảnh minh họa, thuyết giảng để học sinh hiểu sâu hơn bài học .<br />
* Ưu điểm :<br />
+ Phát huy được năng lực của học sinh : năng lực làm việc nhóm, năng lực sử <br />
dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy, năng lực thẩm mỹ.<br />
+ Giáo viên khai thác được tối đa hiệu quả công nghệ thông tin trong bài giảng.<br />
* Nhược điểm :<br />
+ Đây là hình thức dạy học mà giáo viên tách rời bảng đen, phấn trắng.<br />
+ Giáo viên và học sinh phải chuẩn khá công phu trước mỗi giờ học.<br />
<br />
<br />
17<br />
* Ví dụ : Trong bài “Bình Ngô đại cáo”, phần I: tìm hiểu về tác giả Nguyễn <br />
Trãi, giáo viên có thể tổ chức dạy học bài mới về tác giả như sau :<br />
Tìm từ khóa trung tâm :Giáo viên giới thiệu bài học với nội dung chính là tìm <br />
hiểu về tác giả Nguyễn Trãi.Sau đó, đưa hình ảnh trung tâm lên máy chiếu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tìm từ khóa cấp 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào sách Ngữ văn 10, tập <br />
2, nêu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Trãi. Học sinh trả lời : cuộc đời, sự <br />
nghiệp thơ văn, kết luận.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tìm từ khóa cấp 2,3… phần cuộc đời.<br />
Sinh năm 1380, mất 1442<br />
Gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học.<br />
18<br />
Quê quán : Thường Tín, Hà Tây.<br />
Trước khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn:5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi mất ông <br />
ngoại,năm 1400 đỗ Thái học sinh ra làm quan cho triều Hồ,năm 1407 : giặc Minh xâm <br />
lược, Nguyễn Trãi đi theo Lê Lợi.<br />
Sau khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn :góp phần to lớn vào chiến thắng quân <br />
Minh 1428, thay mặt Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô; ông hăm hở tham gia xây dựng đất <br />
nước;ông không còn được tin dùng; năm 1439: xin về ở ẩn ở Côn Sơn; Năm 1440: Lê <br />
Thái Tông mời ra giúp việc nước; năm 1442: vướng vào vụ án Lệ Chi Viên tru di tam <br />
tộc; năm 1464:Lê Thánh Tông minh oan ; năm 1980: UNESCO công nhận là danh nhân <br />
văn hóa thế giới.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tìm từ khóa cấp 2,3…phần sự nghiệp thơ văn.<br />
1.Tác phẩm chính:<br />
+ Tác phẩm chữ Hán :Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi <br />
tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, <br />
Văn loại.<br />
<br />
19<br />
+ Tác phẩm chữ Nôm : Quốc âm thi tập<br />
+Tác phẩm viết về địa lý : Dư địa chí<br />
2. Nguyễn Trãi nhà văn chính luận kiệt xuất.<br />
Vị trí : là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất trong văn học trung đại Việt Nam.<br />
Tác phẩm chính luận tiêu biểu :<br />
+ Quân trung từ mệnh tập :thư từ, giấy tờ giao thiệp với nhà Minh; thể hiện <br />
tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước; nghệ thuật luận chiến bậc thầy; được đánh <br />
giá “có sức mạnh của mười vạn quân” ( Phan Huy Chú)<br />
+ Bình Ngô đại cáo : thay mặt Lê Lợi viết cho toàn dân; đây là áng văn yêu <br />
nước, là tuyên ngôn về chủ quyền của dân tộc, là bản cáo trạng tố cáo kẻ thù, là bản <br />
anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; đây được coi là áng thiên cổ hùng văn.<br />
Giá trị nội dung : Tư tưởng chủ đạo là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương <br />
dân.<br />
Giá trị nghệ thuật :đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ xác định đối <br />
tượng, mục đích, bút pháp, kết cấu chạt chẽ, lập luận sắc bén.<br />
3. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc.<br />
Vị trí : Nguyễn Trãi là nhà thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình.<br />
Tác phẩm tiêu biểu :<br />
+ Ức Trai thi tập.<br />
+ Quốc âm thi tập.<br />
Giá trị nội dung : <br />
+ Nguyễn Trãi là người anh hùng vĩ đại của dân tộc :<br />
Lý tưởng của người anh hùng : hòa quyện yêu nước và thương dân<br />
Phẩm chất, ý chí người anh hùng :dáng ngay thẳng, cứng cỏi của cây trúc; vẻ <br />
thanh tao, trong trắng của cây mai; sức sống khỏe khoắn của cây tùng.<br />
+ Nguyễn Trãi là con người trần thế :<br />
Đau đớn khi chứng kiến nghịch cảnh éo le của xã hội.<br />
Mơ ước về một xã hội thái bình, thịnh trị.<br />
Dành nhiều tình yêu cho thiên nhiên, đất nước, con người và cuộc sống.<br />
<br />
20<br />
Nguyễn Trãi đề cập tới nghĩa vua tôi, tình cha con và tình bạn.<br />
Nguyễn Trãi gắn bó tha thiết với quê hương.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tìm từ khóa cấp 2,3… phần kết luận<br />
<br />
21<br />
+ Vị trí trong nền văn học dân tộc : 1 hiện tượng văn học : kết tinh truyền <br />
thống văn học Lý – Trần, mở đường cho 1 giai đoạn phát triển mới.<br />
+ Nội dung thơ văn : kết hợp giữa nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo.<br />
+ Nghệ thuật thơ văn : đóng góp nhiều nhất là về thể loại và ngôn ngữ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4: Sơ đồ tư duy về tác gia Nguyễn Trãi<br />
<br />
<br />
*Hình ảnh minh họa: Một số sơ đồ tư duy vẽ trên phần mềm các tác gia trong <br />
chương trình Ngữ văn <br />
<br />
22<br />
Hình 5 : Sơ đồ tư duy tác gia Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
23<br />
Hình 6 : Sơ đồ tư duy tác gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
24<br />
Hình 7: Sơ đồ tư duy tác gia Tố Hữu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />
Hình 8: Sơ đồ tư duy tác gia Nam Cao<br />
<br />
26<br />
b. Sử dụng Sơ đồ tư duy trên bảng đen :<br />
<br />
*Các bước lên lớp :<br />
<br />
+Tìm từ khóa trung tâm :<br />
Giáo viên gợi mở để học sinh tìm từ khóa trung tâm .<br />
Gv viết từ khóa trung tâm lên bảng ( giáo viên có thể trang trí từ khóa <br />
trung tâm bằng 1 hình ảnh sinh động có tính chất minh họa…).<br />
+ Tìm từ khóa cấp 1,2,3…:<br />
Giáo viên gợi mở để học sinh tìm từ khóa cấp 1.<br />
Giáo viên viết từ khóa cấp 1 lên bảng ( giáo viên sử dụng phấn màu để <br />
vẽ nhánh của từ khóa cấp 1) .<br />
Giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm :<br />
Giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm để học sinh tìm từ khóa cấp <br />
2. Bao nhiêu từ khóa cấp 1 thì chia lớp ra thành bấy nhiêu nhóm, mỗi nhóm trình bày <br />
kiến thức bài học liên quan đến từ khóa cấp 1.<br />
Các nhóm cử đại diện trình bày .<br />
Giáo viên điều chỉnh, bổ sung .<br />
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân :<br />
Giáo viên vẽ nhánh cấp 2, 3 lên bảng ( dạng sơ đồ tư duy trống ) .<br />
Sau đó yêu cầu học sinh lên điền thông tin, thuyết minh kiến thức liên <br />
quan đến từ khóa của nhánh .<br />
Những học sinh khác nhận xét, bổ sung.<br />
+ Giáo viên chốt lại và hoàn thiện sơ đồ tư duy : bổ sung hình ảnh minh họa. <br />
*Ưu điểm :<br />
Phát huy được năng lực của học sinh : năng lực làm việc nhóm, năng lực sử <br />
dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy, năng lực thẩm mỹ.<br />
* Nhược điểm:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
Ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản, giáo viên cần có năng khiếu hội họa: <br />
khả năng sử dụng màu sắc, lựa chọn hình ảnh, chia bố cục hợp lý…Điều này khá khó <br />
khăn với 1 bộ phận không nhỏ của giáo viên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hì<br />
nh 9 : Một tiết học sử dụng Sơ đồ tư duy tại trường THPT Lý Nhân Tông<br />
*Hình ảnh minh họa :<br />
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sưu tầm được một số Sơ đồ tư duy của học <br />
sinh trình bày về các tác gia văn học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
28<br />
Hì<br />
nh 10:Bài làm của học sinh Nguyễn Thị Thảolớp 12A1 Trường THPT Lý Nhân Tông<br />
<br />
29<br />
Hình 11: Bài làm của học sinh Hà Thị Mai lớp 10A1 Trường THPT Lý Nhân Tông<br />
<br />
<br />
30<br />
Hình 11: Bài làm của học sinh Nguyễn Thị Phương lớp 10A1 Trường THPT Lý <br />
Nhân Tông<br />
<br />
<br />
31<br />
Hì<br />
nh 12: Bài làm của học sinh Ngô Văn Dũng lớp 11A6Trường THPT Lý Nhân Tông<br />
<br />
<br />
32<br />
c. Sử dụng Sơ đồ tư duy trên máy chiếu kết hợp với bảng đen :<br />
<br />
* Các bước lên lớp :<br />
<br />
Giáo viên kết hợp giữa máy chiếu và viết bảng linh hoạt theo các tiến trình :<br />
<br />
Tìm từ khóa trung tâm.<br />
<br />
Tìm từ khóa cấp 1,2,3..<br />
<br />
Giáo viên nhận xét, hoàn thiện sơ đồ tư duy của bài học.<br />
<br />
* Ưu điểm :<br />
<br />
+ Phát huy được năng lực của học sinh: năng lực làm việc nhóm, năng lực sử <br />
dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy, năng lực thẩm mỹ.<br />
+ Kết hợp giữa viết bảng và máy chiếu. Bảng đen ghi lại những nội dung chính <br />
của bài học. Máy chiếu xây dựng 1 Sơ đồ tư duy với nội dung kiến thức như trên <br />
bảng.<br />
*Nhược điểm :<br />
Giáo viên và học sinh phải chuẩn khá công phu trước mỗi giờ học.<br />
*Giáo án minh họa:<br />
Đây là giáo án tôi soạn trên cơ sở sử dụng Sơ đồ tư duy kết hợp giữa máy <br />
chiếu và bảng đen.<br />
TRUYỆN KIỀU<br />
Phần I Tác gia Nguyễn Du<br />
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh<br />
1. Kiến thức: Nắm được những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm <br />
nên thiên tài Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.<br />
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về tác gia để tìm hiểu tác phẩm văn học.<br />
3. Thái độ: Biết cảm thông với cuộc đời, tâm sự, tấm lòng của nhà thơ lớn và <br />
đánh giá cao những giá trị tinh thần mà Nguyễn Du đã để lại cho dân tộc .<br />
4.Năng lực cần đạt :<br />
33<br />
Năng lực đọc hiểu văn bản.<br />
Các năng lực khác: Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực <br />
sáng tạo, …<br />
BTHIẾT KẾ BÀI HỌC<br />
I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh<br />
1. Giáo viên :<br />
Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2 , Ban cơ bản.<br />
Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2 , Ban cơ bản.<br />
Tài liệu tham khảo.<br />
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, tập 2 , Ban cơ bản.<br />
Giáo án powerpoint, kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy trên giấy và trên phần mềm <br />
Mindmap.<br />
2.Học sinh :<br />
Trả lời những câu hỏi phần hướng dẫn học bài.<br />
Giấy A0, màu vẽ, kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy.<br />
II. Tiến trình tổ chức dạy – học<br />
*Ổn định tổ chức lớp<br />
*HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM (3 phút)<br />
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (35 phút)<br />
1. Tìm từ khóa trung tâm :<br />
Dẫn dắt : <br />
Trong bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, Tố Hữu đã viết:<br />
“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân <br />
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều... ”<br />
Vâng! Câu thơ của Tố Hữu đã nhắc tới đại thi hào Nguyễn Du cùng với kiệt tác <br />
của ông là tác phẩm Truyện Kiều.Như chúng ta đã biết, Nguyễn Du là một đại thi hào <br />
dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc, ông có đóng góp to <br />
lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, xứng đáng <br />
gọi là thiên tài văn học.<br />
<br />
34<br />
Để hiểu rõ hơn về con người, cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của vị <br />
danh nhân này, hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về tác giả văn học <br />
Nguyễn Du.<br />
Giáo viên viết tên bài lên bảng.<br />
Giáo viên trình chiếu hình ảnh trung tâm: Tác giả Nguyễn Du.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.Tìm từ khóa cấp 1,2,3..:<br />
* Tìm từ khóa cấp 1: Cuộc đời, sự nghiệp văn học.<br />
GV (Câu hỏi nhận biết) : Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết những nét <br />
cơ bản về tác gia Nguyễn Du ?<br />
HS : Dựa vào SGK, trả lời : Cuộc đời, sự nghiệp văn học .<br />
GV : Chốt lại trên máy chiếu:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Tìm từ khóa cấp 2,3 :Tìm hiểu về cuộc đời<br />
GV (Câu hỏi nhận biết) : Dựa vào SGK và qua bài soạn ở nhà, hãy cho biết <br />
vài nét chính về cuộc đời của tác gia Nguyễn Du?<br />
GV phát phiếu học tập cho cả lớp : Sơ đồ tư duy trống :<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
35<br />
HS : Làm việc cá nhân để hoàn thiện sơ đồ tư duy trống.Tìm từ khóa cấp <br />
2.<br />
GV: <br />
+ Ghi lên bảng từ khóa cấp 1: Cuộc đời.<br />
+ Yêu cầu 1 vài học sinh nộp bài Sơ đồ tư duy của mình đính trên bảng.<br />
Những học sinh khác nhận xét, bổ sung.<br />
GV chốt lại kiến thức trên máy chiếu:<br />
Năm sinh, năm mất: 1765 1820.<br />
Tên chữ, tên hiệu: tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.<br />
Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh<br />
Gia đình: Xuất thân trong một gia đình phong kiến quyền quý, có truyền thống <br />
văn học và nhiều đời làm quan.<br />
Sự kiện chính trong cuộc đời:<br />
Năm 10 tuổi mồ côi cha.<br />
Năm 13 tuổi mồ côi mẹ.<br />
Năm 1783: đỗ tú tài – làm quan tại Thái Nguyên<br />
Năm 1789: trải qua 10 năm lưu lạc.<br />
Năm 1802: làm quan cho nhà Nguyễn.<br />
Năm 1813: đi sứ sang Trung Quốc lần 1.<br />
Năm 1820: chưa kịp bị đi sứ lần 2 thì mất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
36<br />
Hình 13: Sơ đồ tư duy tác gia Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV (Câu hỏi nâng cao): Theo em, những yếu tố nào trong cuộc đời của <br />
Nguyễn Du có ảnh hưởng sâu sắc tới sự nghiệp văn học của ông ? <br />
Học sinh suy nghĩ, trả lời.<br />
GV chốt lại : đó là sự kết hợp yếu tố bản thân – gia đình, quê hương <br />
– xã hội.<br />
+ Bản thân