SKKN: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam – chương trình Địa lí 12
lượt xem 7
download
Sáng kiến “Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam – chương trình Địa lí 12” và áp dụng vào thực tiễn dạy học tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân. Qua việc thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Địa lí, tôi muốn giúp học sinh nắm vững kiến thức môn học, thúc đẩy ham muốn học tập của học sinh, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam – chương trình Địa lí 12
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Hiện nay, vấn đề đổi mới PPDH nói chung cũng như đổi mới PPDH môn Địa lí nói riêng đã đượ c pháp chế hóa trong điều 28, Luật Giáo dục: “Phươ ng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Do đó, việc dạy học không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh ph ương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Như chúng ta đã biết, Địa lí là một môn khoa học tổng hợp vừa mang tính xã hội, vừa mang tính tự nhiên: nó nghiên cứu những vấn đề phức tạp trong không gian lãnh thổ, trong đó các thành phần gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Vì vậy trong quá trình học tập bộ môn Địa lí, học sinh luôn phải tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển và biến đổi không ngừng của chúng. Việc học tập bộ môn Địa lí góp phần cho học sinh nh ận th ức đúng đắn về vai trò của tự nhiên và con người trong các hoạt động kinh tế xã hội trên lãnh thổ. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tại trường THPT 10 năm qua, tôi nhận thấy: Nhiều giáo viên và học sinh vẫn quan niệm: Địa lí là môn học thuộc lòng, chỉ cần học thuộc bài là đạt điểm cao, không cần tư duy như các môn học khác. Do đó việc dạy của thầy và học của trò thường là giảng giải ghi chép nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh, chưa phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động; chưa giúp cho học sinh nắm bắt được bản chất 1
- các hiện tượng địa lí; đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn yếu. Học sinh thường chia sẻ rằng các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ kiến thức: một phần vì bài dài, lượng kiến thức thông tin trong mỗi bài là rất nhiều; một phần vì các em có quá ít thời gian trong điều kiện lịch học tập, thi cử, hoạt động ngoại khóa dày đặc. Ngay cả khi học thuộc từng bài theo nhiệm vụ giáo viên giao sau mỗi tiết học, thì đến khi kiểm tra đánh giá nhiều bài trong các đề thi tổng hợp (như thi học kỳ, thi khảo sát chuyên đề, thi học sinh giỏi…) các em lại bị quên rất nhiều kiến thức, đúng là “học sau quên trước”, học bài này thì quên bài kia. Thực tế cho thấy, ngay cả một số học sinh chăm chỉ nhưng kết quả học tập vẫn thấp vì các em thường học bài nào biết bài đấy, không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học phần trước vào phần sau. Phần lớn học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Trong chương trình sách giáo khoa môn Địa lí hiện nay, các loại sơ đồ được thiết kế và đưa vào khá nhiều bài học khác nhau, như một kênh hình bên cạnh tranh ảnh/biểu đồ để giáo viên và học sinh có thể sử dụng trong quá trình khai thác kiến thức mới. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng các sơ đồ đó còn hạn chế, hiệu quả sử dụng chưa cao. Xuất phát từ những lý do trên cùng với quan điểm cho rằng có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học như một công cụ, phương tiện giúp quá trình dạy học trở nên phong phú, sinh động hơn; tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam – chương trình Địa lí 12” và áp dụng vào thực tiễn dạy học tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân. Qua việc thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Địa lí, tôi muôn giúp hoc sinh năm v ́ ̣ ́ ững kiên th ́ ức môn hoc, thúc đ ̣ ẩy ham muốn học tập của học sinh, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống để giải quyết các vấn đề thực tiễn. 2
- Trên thực tế đã có một số tài liệu, báo cáo chuyên đề hoặc sáng kiến của các nhà sư phạm học và đồng nghiệp tại các địa phương khác nhau nghiên cứu về phương pháp sử dụng sơ đồ trong giảng dạy bộ môn Địa lí ở các cấp học khác nhau. Ví dụ: + “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 12” – luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục của Nguyễn Đinh Tuấn. + “Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí” – Bùi Văn Tiến, trường THPT Buôn Mê Thuột. Tuy nhiên, các đề tài, bài viết trên chủ yếu đề cập đến những định hướng sử dụng sơ đồ trong quá trình dạy học chung của cả một khối, nên còn mang tính lí luận, hàn lâm và chung chung, số lượng ví dụ minh họa chưa nhiều, và chưa có bài viết nào đi sâu vào riêng chủ đề “Địa lí tự nhiên Việt Nam” của chương trình Địa lí lớp 12. Ban thân tôi xin đ ̉ ược tiên hanh nghiên ́ ̀ cưu môt cach cu thê v ́ ̣ ́ ̣ ̉ ề việc thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Địa lí 12 chủ đề Địa lí tự nhiên. Trong toàn bộ chương trình Địa lí 12, tôi lựa chọn chủ đề này vì địa lí tự nhiên là một phần khó của bộ môn Địa lí nói chung nhằm phát huy năng lực tư duy cho học sinh. 2. Tên sáng kiến “Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam, chương trình Địa lí 12”. 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Trương Thị Dung Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Tường Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0986131269 Email: truongthidung.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trương Thị Dung 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Bộ môn Địa lí 12, chương Địa lí tự nhiên 3
- 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Ngày 28/9/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Nội dung của sáng kiến Nội dung của sáng kiến được thể hiện theo sơ đồ sau: 7.1.1. Các loại sơ đồ dùng trong giảng dạy bộ môn Địa lí Xét về đặc điểm cấu trúc, có thể chia các loại sơ đồ dùng trong giảng dạy Địa lí ở trường PTTH thành các dạng: Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng. 4
- Ví dụ: Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối quan hệ của chúng trong quá trình vận động. Ví dụ: Sơ đồ chuyển động của trái đất quanh mặt trời và các mùa ở bắc bán cầu Sơ đồ địa đồ học: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian của các sự vậthiện tượng địa lí trên lược đồ, bản đồ. Ví dụ: Sơ đồ vị trí các khối khí ở Bắc Mĩ 5
- Sơ đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các sự vậthiện tượng địa lí. Ví dụ: Sơ đồ về sự ô nhiễm không khí Sơ đồ tư duy hay Mind Map (MM) là một hình thức ghi chép sử dụng từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh hoặc có thể là âm thanh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, nội dung cần thể hiện. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm, ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý tưởng và đều được nối với ý trung tâm. Các nhánh chính lại được phân thành những nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn. Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục được phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu vấn đề ở mức độ sâu hơn nữa. Nhờ 6
- sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng cũng có sự liên kết dựa trên mối liên hệ của bản thân chúng, điều này khiến MM có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà một bản liệt kê ý tưởng thông thường không thể làm được. Ví dụ: Sơ đồ tư duy bài “Sóng, thủy triều, dòng biển” Phân theo mục đích sử dụng, có thể chia sơ đồ thành các loại như sau: Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích một sự vật/hiện tượng/mối quan hệ địa lí nào đó. Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống kiến thức một bài/một chương/ một chủ đề nào đó. Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh đồng thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt. Trong phạm vi của đề tài này, tôi tập trung trọng tâm vào hai loại sơ đồ là sơ đồ cấu trúc – thường được dùng trong quá trình giảng dạy kiến thức mới trên lớp, và sơ đồ tư duy – thường được dùng trong quá trình củng cố, tổng kết kiến thức cuối bài và quá trình học sinh ôn tập ở nhà. 7.1.2. Yêu cầu và kỹ thuật xây dựng sơ đồ Mỗi sơ đồ sử dụng trong quá trình dạy học Địa lí cần đảm bảo: 7
- Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt. Tính sư phạm: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng. Tính thẩm mĩ: bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức, có thể dùng màu sắc để làm rõ và dùng hình ảnh để minh họa bổ sung thêm cho kiến thức trong sơ đồ. Khi thiết kế sơ đồ, giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những bài, những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả nhất. Tiếp theo giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm cơ bản, khái niệm gốc cần truyền đạt, hình thành. Việc xây dựng sơ đồ có thể khái quát qua những bước sau: Bước 1: Chọn kiến thức cơ bản, tối thiểu và vừa đủ, mã hóa các kiến thức đó một cách ngắn gọn, cô đọng, xúc tích nhưng phải phản ánh được nội dung cần thiết (có thể sử dụng hình tượng trưng). Bước 2: Thiết lập sơ đồ với những nội dung đã lựa chọn ở bước 1. Bước 3: Hoàn thiện, kiểm tra lại tất cả các công việc đã thực hiện. Điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung bài học đảm bảo tính thẩm mĩ và khái quát. Đối với sơ đồ cấu trúc: thông thường cấu tạo gồm có các đỉnh và các cạnh. Đỉnh có thể là một khái niệm, một thuật ngữ, một địa danh trên lược đồ (hoặc bản đồ), hoặc thậm chí là kí hiệu tượng hình/tượng trưng. Cạnh là các đường/đoạn thẳng (có hướng hoặc vô hướng) nối các đỉnh với nhau, hoặc biểu hiện tượng trưng hình dáng của sự vật, hiện tượng. Trong khi thiết kế phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ đồ, mối quan hệ nhân quả, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến thức trên sơ đồ. Đối với sơ đồ tư duy: đây là loại sơ đồ đòi hỏi tính tư duy và sáng tạo cao hơn so với sơ đồ cấu trúc. 8
- Cách vẽ sơ đồ tư duy: Có thể vẽ sơ đồ tư duy bằng tay hoặc bằng phần mềm trên máy vi tính. Nếu vẽ bằng tay thì giáo viên chỉ cần các tờ giấy (khổ to nhỏ tùy ý và tùy nội dung muốn thể hiện)/hoặc bảng viết trên lớp, một hộp bút màu/phấn màu, kết hợp với trí sáng tạo của mình. Nếu vẽ bằng phần mềm trên máy vi tính, giáo viên có thể sử dụng các phần mềm MindMapping (Freemind, ConceptdrawMM profestional 8.0.1, Edraw MM, Mind Manager, iMindMap,…) với các hình ảnh trung tâm có sẵn trong thư viện hình ảnh của phần mềm hoặc tìm kiếm thông tin qua Internet. Các bước vẽ sơ đồ tư duy: + Bước 1: xác định thật rõ chủ đề cụ thể hoặc mục tiêu bạn đang hướng đến để giải quyết. Đặt tờ giấy nằm ngang vẽ mục tiêu trọng tâm của sơ đồ tư duy ngay giữa trang điều này sẽ giúp bạn được tự do diễn đạt và không bị bó buộc bởi khuôn khổ chật hẹp của trang giấy. Vẽ một hình ảnh giữa trang giấy để biểu thị mục tiêu của bạn (không nhất thiết hình vẽ phải đẹp mà chỉ cần dễ nhìn, quan trọng là bạn sử dụng hình ảnh này làm điểm bắt đầu của sơ đồ tư duy, bởi hình ảnh sẽ khởi động não bằng cách kích hoạt trí tưởng tượng và nâng cao khả năng ghi nhớ). Dùng màu sắc ngay từ đầu để thể hiện sự nhấn mạnh, kết cấu, bố cục, sáng tạo nhằm gợi tính trực quan và khắc họa hình ảnh vào não (cố gắng dùng ít nhất ba màu và tạo ra hệ thống mã màu riêng của bạn). + Bước 2: Vẽ một loạt đường liên kết đậm, tỏa ra từ trung tâm của hình ảnh. Đây là các nhánh chính của sơ đồ tư duy giống như các cành lớn của cây, có tác dụng triển khai ý tưởng của bạn. Hãy nhớ liên kết thật chặt chẽ các nhánh chính này với hình ảnh trung tâm vì não và trí nhớ hoạt động nhờ liên tưởng. Vẽ đường liên kết dạng cong để thu hút mắt và giúp não dễ ghi nhớ. Có thể dùng màu để thể hiện thứ bậc, chủ đề hoặc nhấn mạnh những điểm nào đó. + Bước 3: Viết lên mỗi nhánh một từ then chốt giúp bạn liên tưởng đến chủ đề. Đây là các ý chính (và ý chủ đề) của bạn, các ý này bao gồm những mục như: tình huống, cảm tưởng, sự kiện, chọn lựa. Việc sử dụng từ then chốt trên mỗi liên kết cho phép chúng ta thấy rõ bản chất của vấn đề đang 9
- xem xét, đồng thời giúp liên tưởng được in sâu trong não. Sử dụng cụm từ và câu sẽ hạn chế tác dụng này và gây rối rắm cho trí nhớ. Thêm một vài nhánh trống vào sơ đồ tư duy, bộ não sẽ cần tư duy để bổ sung thông tin vào các nhánh này. + Bước 4: Tạo ra nhánh cấp hai và cấp ba cho những ý liên tưởng và ý phụ. Cấp hai liên kết với các nhánh chính, cấp ba liên kết với các nhánh của cấp hai … Toàn bộ quá trình này được tạo thành hoàn toàn nhờ các liên tưởng. Các từ bạn chọn cho mỗi nhánh có thể là các đề tài nêu câu hỏi: Ai, cái gì, ở đâu, tại sao, bằng cách nào…. Các đường phân nhánh phải liên kết với nhau nhằm đảm bảo cho sơ đồ tư duy có cấu trúc cơ bản. + Bước 5: Vẽ bổ sung một số hình ảnh đi kèm với các nhánh đơn vị kiến thức, vừa nhấn mạnh những nội dung cần trọng tâm, vừa kích thích trí nhớ và sự tưởng tượng của não bộ. Các nguyên tắc khi vẽ sơ đồ tư duy: + Sử dụng hình ảnh, màu sắc ở mọi nơi trong sơ đồ tư duy để kích thích tất cả các quy trình của vỏ não, hay thu hút sự chú ý của mắt và hỗ trợ trí nhớ. Tuy nhiên, hình ảnh, màu sắc, đường nét, cỡ chữ, kiểu chữ phải hài hòa dễ nhìn, tránh rối mắt, đồng thời thể hiện được tính phân cấp. + Các kiến thức cấp lớn (ý lớn, ý chủ đề) cần sử dụng cỡ chữ to hơn các kiến thức cấp nhỏ (ý phụ, ý diễn giải chi tiết). Nên dùng chữ in, tạo cảm giác như ảnh chụp, rõ ràng, dễ đọc và toàn diện hơn. Mỗi dòng phải có một từ khóa nói lên đặc điểm bản chất, quan trọng nhất của nội dung ý đó. + Các đơn vị kiến thức cùng cấp, các nhánh sơ đồ cùng cấp phải có kiểu chữ, cỡ chữ và màu sắc đồng nhất nhằm thể hiện được mối liên hệ giữa chúng, đồng thời không làm cho sơ đồ không bị rối rắm. + Vì tư duy sẽ phát sinh ý tưởng nhanh hơn bạn viết ra giấy, nên tốt nhất là không để có quãng ngừng. Nếu ngừng lại, có lẽ bạn sẽ thấy cây viết hoặc bút chì của mình ngập ngừng trên giấy. Ngay khi nhận biết điều này, bạn hãy trở lại và tiếp tục. Đừng bận tâm tới thứ tự hay bố cục vì trong nhiều trường hợp, chúng sẽ tự hình thành. 10
- Ý nghĩa của sơ đồ tư duy: sơ đồ tư duy là một kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của não bộ. Sơ đồ tư duy hoạt động dựa trên hai nguyên tắc chủ chốt là tưởng tượng và liên kết. Não bộ của con người rất nhạy cảm với hỉnh ảnh nên nó chính là bộ máy phân tích và liên kết các ý tưởng bằng sự liên kết tư duy logic. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối nối liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó. Sơ đồ tư duy có các nhánh rẽ và giữa các nhánh rẽ đó có liên kết với nhau, mỗi nhánh được thêm vào sơ đồ tư duy đều được liên kết với nhánh trước. Điều này kích thích bộ não hình thành liên kết giữa các ý tưởng. Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh trong sơ đồ tư duy đã kết hợp hoạt động của cả hai bán cầu não trái và phải trong việc ghi nhớ. Sơ đồ tư duy liên quan mật thiết với các chức năng của tư duy và có thể được dùng trong hầu hết mọi hoạt động liên quan đến tư duy, ghi nhớ, hoạch định hay sáng tạo trong kinh doanh, lên ý tưởng và đặc biệt là trong lĩnh vực tự học với đầy đủ các chức năng hữu hiệu cho việc nghe và ghi giảng, đến việc ôn tập củng cố để khắc ghi đào sâu kiến thức. 7.1.3. Một số nguyên tắc khi sử dụng phương pháp sơ đồ trong dạy học Địa lí Khi thiết kế sơ đồ phục vụ giảng dạy phải thống nhất được 3 thành tố cơ bản của quá trình dạy học là: mục tiêu nội dung phương pháp dạy học. Logic của mối quan hệ giữa 3 thành tố này là dựa vào nội dung SGK đã được biên soạn, giáo viên phải phân tích nội dung và căn cứ vào đối tượng cụ thể để xác định những mục tiêu mà học sinh phải đạt được sau khi học một bài hoặc một chương. Thống nhất giữa mục tiêu nội dung – phương pháp dạy học trong thiết kế sơ đồ phải trả lời các câu hỏi sau: + Thiết kế sơ đồ để làm gì? + Sơ đồ được thiết kế như thế nào? 11
- + Việc thiết kế sơ đồ liên quan đến việc sử dụng sơ đồ như thế nào? Thực hiện được nguyên tắc này, chúng ta sẽ thiết kế được những sơ đồ đạt yêu cầu của nội dung bài học, đảm bảo mục đích và cách sử dụng sơ đồ. Bản thân sơ đồ là một phương tiện trực quan, do đó việc thiết kế sơ đồ trong dạy học phải đảm bảo tính trực quan. Tính trực quan sẽ giúp học sinh hình thành các hình ảnh tri giác và biểu tượng một cách rõ ràng, chính xác, ghi nhớ lâu dài, tư duy nhạy bén. Giải quyết mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận trong thiết kế sơ đồ. Do đó phải trả lời được các câu hỏi sau: + Thiết kế sơ đồ dạy học cho hệ thống nào? + Có bao nhiêu yếu tố thuộc hệ thống? Đó là những yếu tố nào? + Các yếu tố trong hệ thống liên hệ với nhau như thế nào? Trả lời các câu hỏi này, chúng ta sẽ xác định được nội dung trung tâm, các nhánh cấp 1, cấp 2,… và mối quan hệ của chúng. Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên luôn tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự mình làm việc với các sơ đồ để khám phá, tìm tòi các tri thức cần thiết. Sử dụng sơ đồ đúng lúc, đúng vị trí, đảm bảo tất cả học sinh trong lớp đều có thể tiếp cận được. Sử dụng sơ đồ đủ cường độ. Phối hợp nhiều loại phương tiện, đồ dùng dạy học khác nhau, không nên quá lạm dụng một phương tiện nào đó sẽ gây nhàm chán. 7.1.4. Thiết kế các sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam – chương trình Địa lí 12 Đặc điểm vị trí địa lí 7.1.4.1. Thiết kế sơ đồ cho bài 2, tiết 2: “Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ” Sử dVụỊng sơ đỊồA LÍ, TRÍ Đ cấu trúc bài học (khi bắt đầu vào bài mới) VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI Đặc điểm phạm vi lãnh thổ LÃNH THỔ 12 Ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh
- Giáo viên dùng sơ đồ này để khái quát hóa nội dung bài học, giúp định hướng cho học sinh các nhiệm vụ, mục tiêu mà bài học cần đạt được. Sử dụng sơ đồ trong quá trình dạy bài mới: sơ đồ lát cắt ngang các bộ phận vùng biển nước ta (giảng dạy mục 2.b) 13
- Sử dụng sơ đồ tổng kết bài học (cuối giờ dạy) Cách 1: Giáo viên cung cấp sơ đồ cho học sinh với đầy đủ nội dung như dưới đây, để học sinh củng cố lại toàn bộ nội dung trọng tâm của bài học. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ PHẠM VI LÃNH THỔ Vị trí trong khu Vùng đất Vùng biển Vùng trời vực Đông Nam Á Các quốc gia tiếp Diện Tiếp giáp Khoảng giáp tích không gian Nội thủy bao trùm Hệ tọa độ Đường Lãnh hải lãnh thổ Cầu nối giữa các biên giới Tiếp giáp Trên đất lục địa, đại dương Đường lãnh hải liền: đường Múi giờ bờ biển Đặc biên giới Hệ quyền kinh Trên thống đảo tế biển: rìa Thềm lục lãnh hải địa Diện tích Ý NGHĨA Đối với tự nhiên Đối với KT – XH ANQP Quy định tính chất nhiệt đới Giao lưu thuận lợi với các ẩm gió mùa nước trong khu vực và trên thế giới Tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú Chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị với các nước trong khu Thiên nhiên phân hóa đa vực dạng Vị trí địa chính trị quan trọng Nhiều thiên tai 14
- Cách 2: Giáo viên đưa ra sơ đồ trống và các từ khóa gợi ý, yêu cầu học sinh chọn các từ khóa cho vào mỗi ô của sơ đồ cho hợp lí. Các từ khóa sắp xếp lộn xộn để đánh lạc hướng học sinh, như: + Phía Đông bán đảo Đông Dương. + Đặc quyền kinh tế. + Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. + Lãnh hải + Tiếp giáp lãnh hải + Thiên tai + Chung sống và hợp tác + Cầu nối giữa các lục địa và đại dương lớn. + Giao lưu buôn bán với các nước. + Thềm lục địa + Tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú…. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc ôn tập bài học (học sinh làm vào vở ghi, giáo viên kiểm tra đánh giá) 15
- 16
- 7.1.4.2. Thiết kế sơ đồ cho bài 6+7, tiết 4+5: “Đất nước nhiều đồi núi” Sử dụng sơ đồ cấu trúc bài học (khi bắt đầu vào bài mới) Giáo viên dùng sơ đồ này để khái quát hóa nội dung bài học, giúp định hướng cho học sinh các nhiệm vụ, mục tiêu mà bài học cần đạt được. Sử dụng sơ đồ trong quá trình dạy bài mới Dạy mục 2.a, giáo viên có thể tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, hoặc kỹ thuật dạy học mảnh ghép, yêu cầu học sinh tìm hiểu đặc điểm các vùng núi nước ta để hoàn thiện nội dung sơ đồ sau. VÙNG NÚI ĐẶC ĐIỂM Hướng Đông Bắc Độ cao Cấu trúc Hướng Tây Bắc Độ cao Cấu trúc Hướng Trường Sơn Bắc Độ cao Cấu trúc Hướng Trường Sơn 17 Độ cao Nam Cấu trúc
- Dạy mục 2.b, giáo viên có thể tổ chức hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, cho học sinh tìm hiểu đặc điểm các đồng bằng ở nước ta, từ đó rút ra sự khác biệt giữa đồng bằng châu thổ sông với đồng bằng duyên hải và giữa hai đồng bằng châu thổ sông với nhau bằng cách hoàn thiện sơ đồ sau. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC ĐỒNG BẰNG Đồng bằng châu thổ sông Đồng bằng duyên hải Do phù sa sông bồi tụ trên vịnh biển Biển đóng vai trò chủ yếu trong nông, thềm lục địa mở rộng sự hình thành Đặc điểm ĐBSH ĐBSCL Diện tích: 15.000 km 22 Diện tích Nguồn gốc: do trầm tích biển Nguồn gốc Hình thái: hẹp ngang, bị chia cắt Hình thái thành các đồng bằng nhỏ Độ cao Địa hình: gồm 3 dải Địa hình Đất: pha cát, nghèo dinh dưỡng Đất Sử dụng sơ đồ tổng kết bài học (cuối giờ dạy tiết thứ 2 bài 7) Cách 1: Giáo viên cung cấp sơ đồ cho học sinh với đầy đủ nội dung như dưới đây, để học sinh củng cố lại toàn bộ nội dung trọng tâm của bài học. Cách 2: Giáo viên đưa ra sơ đồ trống và các từ khóa gợi ý, yêu cầu học sinh chọn các từ khóa cho vào mỗi ô của sơ đồ cho hợp lí. 18
- Đồi núi chiếm phần lớn, chủ yếu là đồi núi thấp ĐẶC ĐIỂM CHUNG Cấu trúc khá đa dạng Địa hình của miền nhiệt đới ẩm gió mùa Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người Núi Đông Bắc Thế mạnh Tây Bắc Khoáng sản Trường Sơn Bắc Rừng, đất Trường Sơn Nam trồng Thủy năng Du lịch CÁC KHU VỰC Hạn chế Bán bình nguyên Địa hình Đồi trung du chia cắt Thiên tai Thế mạnh Cơ sở phát triển nền nông nghiệp Đồng bằng nhiệt đới Đồng bằng sông Các nguồn lợi Hồng khác Đồng bằng sông Cửu Phát triển GTVT Long Tập trung các Đồng bằng duyên thành phố, KCN hải miền Trung Hạn chế Thiên tai PHÁT TRIỂN KT XH 19
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc ôn tập bài học (học sinh làm vào vở ghi, giáo viên kiểm tra đánh giá) 7.1.4.3. Thiết kế sơ đồ cho bài 8, tiết 6 “Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển” Sử dụng sơ đồ cấu trúc bài học (khi bắt đầu vào bài mới) Giáo viên dùng sơ đồ này để khái quát hóa nội dung bài học, giúp định hướng cho học sinh các nhiệm vụ, mục tiêu mà bài học cần đạt được. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng bài tập có nhiều cách giải trong dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông
45 p | 426 | 128
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng kĩ thuật “ khăn trải bàn” trong dạy học Lịch sử ở trường THPT số 2 TP Lào Cai
18 p | 1101 | 99
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học Lịch sử
17 p | 320 | 57
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa lý ở trường THPT
12 p | 554 | 51
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về làm và sử dụng đồ dùng dạy học môn Lịch Sử lớp 5
12 p | 304 | 45
-
SKKN: Xây dựng cảnh quan sư phạm “xanh – sạch – đẹp”
43 p | 425 | 41
-
SKKN: Xây dựng giáo án để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy Thể dục lớp 8
21 p | 225 | 34
-
SKKN: Ban giám hiệu quản lý, tổ chức xây dựng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học ở trường THPT Võ Trường Toản
13 p | 138 | 33
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy - học Địa lí
11 p | 172 | 32
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12
28 p | 266 | 29
-
SKKN: Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở Tiểu học
21 p | 214 | 24
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý ở trường phổ thông
20 p | 154 | 22
-
SKKN: Ứng dụng CNTT xây dựng hệ thống các mô hình thời gian sử dụng trong quá trình hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo lớn
13 p | 137 | 16
-
SKKN: Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường tại trường THCS Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk
23 p | 139 | 15
-
SKKN: Xây dựng và tuyển chọn một số bài TNKQ nhiều lựa chọn về tính chất hóa học mà học sinh dễ nhầm trong chương trình THPT
93 p | 92 | 13
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng kĩ thuật “ khăn trải bàn” trong dạy học phần vẽ kỹ thuật ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân
21 p | 133 | 12
-
SKKN: Xây dựng hệ thống bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 Trung học phổ thông
39 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn