intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Ứng dụng CNTT xây dựng hệ thống các mô hình thời gian sử dụng trong quá trình hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo lớn

Chia sẻ: Ngô Thị Thu Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

137
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, công nghệ thông tin đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và ngành giáo dục cũng coi đó như một phương tiện giảng dạy hữu hiệu. Sự định hướng thời gian của trẻ chỉ phát triển khi sự tác động có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống của giáo viên với sự trợ giúp của các mô hình hoá thời gian để trẻ ôn luyện, củng cố kiến thức về thời gian ở các hoạt động. Mời thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống các mô hình thời gian sử dụng trong quá trình hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo lớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Ứng dụng CNTT xây dựng hệ thống các mô hình thời gian sử dụng trong quá trình hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo lớn

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC MÔ HÌNH THỜI GIAN SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
  2. Phần I: Đặt vấn đề: 1. Cơ sở khoa học của SKKN: Mục tiêu giáo dục Mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ về Đức- Trí- Thể- Mĩ và lao động. Do đó, chương trình giáo dục Mầm non đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động và thực hiện bộ môn: Tạo hình- Giáo dục âm nhạc- Làm quen với toán- Giáo dục thể chất- Tìm hiểu môi trường xung quanhvà làm quen văn học – chữ viết. Mỗi bộ môn đều có tác dụng phát triển trẻ các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, môn làm quen với toán mà đặc biệt là dạy trẻ định hướng thời gian chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là một nhiệm vụ của ngành Giáo dục mầm non . Nó giúp trẻ định vị, định lượng thời gian diễn ra các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh trẻ, giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hoạt động của mình cũng như điều chỉnh chúng theo thời gian.Việc dạy trẻ định hướng thời gian còn là cơ sở để hình thành nhân cách trẻ, hình thành ở trẻ những phẩm chất quý báu như: tính chính xác, nhanh nhẹn, có định hướng… Mặt khác, việc dạy trẻ định hướng thời gian còn góp phần chuẩn bị cho trẻ vào học ở trường phổ thông. Hơn nữa, định hướng thời gian còn góp phần hình thành cho trẻ một phong cách sống phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong những năm qua, tôi luôn trăn trở về việc xây dựng các mô hình thời gian giúp trẻ định hướng tốt về thời gian, trong đó vừa có sự kết hợp giữa trò chơi động- tĩnh vừa kết hợp cả đồ dùng trực quan và công nghệ thông tin. Chúng ta đang bước vào thế kỉ XX, thế kỉ của nền văn minh trí tuệ với sự bùng nổ thông tin, công nghệ thông tin đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và ngành giáo dục cũng coi đó như một phương tiện giảng dạy hữu hiệu. Một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành học Mầm non thành phố Hà Nội năm học 2007-2008 là “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc- giáo dục”. Trong tài liệu BDTX giáo viên mầm non thành phố Hà Nội (phần giáo dục địa phương) cũng đã dành ra 3/6 bài cho giáo viên nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy Xuất phát từ nhận thức đó, tôi nhận thấy trách nhiệm của giáo viên mầm non không đơn thuần là đưa các nội dung dạy trẻ định hướng thời gian đến với trẻ trong các tiết dạy ít ỏi trong chương trình mà còn cần tìm tới các biện pháp để giúp trẻ nắm được kiến thức một cách chính xác, rõ ràng, sinh động, trẻ tích cực hoạt động nhằm lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng và hứng thú nhận biết. Tuy nhiên, sự phát triển các biểu tượng thời gian của trẻ diễn ra tương đối muộn và rất khó khăn do sự luân chuyển của thời gian không thể tri
  3. giác cùng lúc toàn bộ đơn vị đo thời gian bất kì, thời gian không có hình dạng trực quan không thể nhìn thấy, nghe thấy thời gian. Theo A.M. Lừuina, T.D. Rixterman sự định hướng thời gian của trẻ chỉ phát triển khisự tác động có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống của giáo viên với sự trợ giúp của các mô hình hoá thời gian để trẻ ôn luyện, củng cố kiến thức về thời gian ở các hoạt động khác như: Hoạt động góc, hoạt động chiều. Đó chính là lý do thôi thúc tôi “ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống các mô hình thời gian sử dụng trong quá trình hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ MGL”. 2. Sự cần thiết của SKKN: Chương trình làm quen với toán của lứa tuổi mẫu giáo lớn hiện nay rất ít bài riêng dạy trẻ định hướng thời gian. Trẻ 5 tuổi rất hứng thú trong việc tìm hiểu thời gian tuy nhiên biểu tượng về thời gian của trẻ thường thiếu chính xác. Quá trình hình thành biểu tượng thời gian và sự định hướng thời gian là một quá trình tâm lý phức tạp. Một mặt quá trình này diễn ra cùng với sự lớn lên của đứa trẻ, mặt khác nó phụ thuộc vào vai trò tích cực của những tác động dạy học của giáo viên. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo với nhận thức cảm tính là chính và tư duy trực quan chiếm ưu thế, việc dạy trẻ cần được tiến hành chủ yếu bằng các phương pháp trực quan- thực hành dưới hình thức tổ chức các hoạt động thực tiễn, đa dạng có tính vui chơi cho trẻ với phương châm “học mà chơi- chơi mà học”.Sự định hướng thời gian không phát triển ở trẻ một cách tự phát, mà là kết quả của sự tác động sư phạm về phía người lớn. ở trẻ 5 tuổi đã phát triển kiểu tư duy mới đó là tư duy trực quan sơ đồ. Dựa trên sự phát triển của tư duy trực quan sơ đồ mà trong quá trình dạy trẻ chúng ta đưa mô hình thay cho các vật thật để trẻ thao tác nhằm giúp trẻ nắm được tính luân chuyển theo chu kì, hay trình tự của các khoảng thời gian khác nhau, trên cơ sở đó những biểu tượng thời gian mà trẻ nắm được sẽ mang tính khái quát cao, qua đó phát triển khả năng định hướng thời gian của trẻ. Cơ sở của sự mô hình hoá là nguyên tắc thay thế. Cần phải sử dụng các mô hình thời gian nhằm trực quan hoá các mối liên hệ, quan hệ thời gian cho trẻ Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy bên cạnh những trò chơi có đồ dùng trực quan, chúng ta có thể đưa công nghệ thông tin vào trò chơi để phát triển trí thông minh, sáng tạo ở trẻ. Có như vậy, trò chơi của chúng ta mới phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn mọi trẻ vào hoạt động tự giác, tích cực, hứng thú, tự tin và giáo viên cũng sẽ chủ động, linh hoạt hơn trong việc tổ chức hoạt động vui chơi.
  4. 3. Mục đích SKKN: Để hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ, tôi đã sử dụng một số mô hình thời gian. Hiện nay tôi đã sáng tác được 4 mô hình thời gian: -Mô hình ngày. -Mô hình tuần lễ. -Mô hình các mùa trong năm. -Mô hình các tháng trong năm. Phần II: Nội dung SKKN Các mô hình thời gian ứng dụng công nghệ thông tin MÔ HÌNH 1: MÔ HÌNH NGÀY Mục đích- yêu cầu: -Giúp trẻ nắm được số lượng và trình tự các buổi trong ngày. -Trẻ nắm được các khái niệm như: hôm qua, hôm nay, ngày mai và sử dụng đúng các từ đó. -Giúp trẻ nhận biết dễ dàng hơn các mối liên hệ, quan hệ giữa các buổi trong ngày -Phát triển tư duy trực quan sơ đồ cho trẻ. Cách làm: -Mô hình được làm trên cơ sở phần mềm Flash, Photoshop, PowerPoint bằng cách thiết kế các movie clip và tạo sự liên kết giữa chúng tạo thành một đoạn phim giúp người chơi thực hiện được các yêu cầu mà trò chơi đưa ra.
  5. Movie clip 1: – Tên mô hình thời gian “Mô hình ngày”. -Góc trên bên phải là ô “Hướng dẫn giáo viên”. Khi nhấn chuột vào ô này thì movie clip 2 sẽ hiện ra giúp giáo viên biết được mục đích yêu cầu, luật chơi, cách chơi của mô hình thời gian để nắm bắt và hướng dẫn trẻ. -ở giữa bên dưới có biểu tuợng đứa trẻ và chữ “bắt đầu” nhấp nháy. Khi đưa trỏ chuột vào đây, movie clíp 3 sẽ hiện ra và trẻ sẽ nghe tiếng nói hướng dẫn cách chơi của mô hình này. Khi đã nghe rõ và hiểu cách chơi trẻ bấm trỏ chuột vào hình chú vịt Donan để bắt đầu trò chơi. -Movie clip 4: Từ movie clip 4 đến các movie clip tiếp theo là những mô hình ngày với các khoảng thời gian trong ngày(sáng, trưa, chiều, tối, đêm) được thay thế bằng 5 ô hình chữ nhật với 5 màu tượng trưng cho 5 phần của ngày như: màu xanh- buổi sáng, màu trắng- buổi trưa, màu vàng- buổi chiều, màu xám- buổi tối, màu đen- buổi đêm. Liên kết với các hình tượng trưng là các movie clip thể hiện đáp án đúng của hình tượng trưng hoặc movie clip thu âm tiếng nói “Bạn đã chọn sai” xuất hiện cùng với hình gạch chéo để người chơi chọn lại. -Mô hình này gồm 5 biểu tượng được tôi chia thành 5 ô.Với bộ hình kí hiệu này trẻ sẽ thực hiện các bài tập thiết lập trình tự các buổi trong ngày.(Trước khi thao tác với chúng giáo viên cần hướng dẫn trẻ nắm được các kí hiệu trên cơ sở phân tích màu sắc của bầu trời, không gian vào các khoảng thời gian khác nhau trong ngày và thiết lập sự tương ứng của nó với màu của kí hiệu. Cách chơi: -Trẻ sử dụng con trỏ chuột bấm vào biểu tượng hai em bé và chữ “Bắt đầu” nhấp nháy để nghe hướng dẫn cách chơi “mô hình ngày”. Sau đó bấm vào hình chú vịt Donan ở giữa màn hình để bắt đầu chơi. -Trẻ quan sát các ô màu đỏ và phải tìm ra biểu tượng còn thiếu, rồi dùng con trỏ chuột bấm vào biểu tượng cần điền trong ô trống. + Nếu trẻ chọn sai: Trẻ phải bấm vào biểu tượng hình mũi tên có chữ “Quay lại” ở góc trái màn hình để chọn lại ô khác. + Nếu trẻ chọn đúng: Trẻ sẽ bấm vào biểu tượng “Mặt trời” để chuyển movie clip khác tiếp tục trò chơi.
  6. Kết quả: -Cách chơi đơn giản, các ô biểu tượng thời gian ngày sắp xếp theo nhiều quy luật khác nhau nên trẻ không bị nhàm chán. Âm thanh sống động, hình ảnh có màu sắc đẹp gây được hứng thú cho trẻ. Các ô biểu tượng thời gian được thay đổi bằng các biểu tượng khác nhau gây cho trẻ cảm giác sung sướng tự tin, trẻ nhớ được lâu số lượng và trình tự các buổi diễn ra trong một ngày và quy luật của nó. -ở trò chơi này trẻ còn được tìm hiểu và lĩnh hội mô hình có tính vật chất- sơ đồ giúp trẻ định hướng thời gian. -Trò chơi được ghi vào đĩa CD để bảo quản và phổ biến rộng rãi tới các lớp trong trường. Các mô hình thời gian có thể được in ra cho trẻ chơi sắp xếp biểu tượng phù hợp vào ô trống ở các góc chơi. MÔ HÌNH 2: MÔ HÌNH TUẦN LỄ. Mục đích- yêu cầu: -Giúp trẻ nắm được số lượng, tên gọi và trình tự các ngày trong tuần và ôn phép đếm trong phạm vi 7. -Tạo cho trẻ tâm thế, hứng thú với những hoạt động sẽ diễn ra trong ngày. -Trẻ biết khái quát tất cả các ngày trong tuần bằng một khái niệm chung- tuần lễ -Giúp trẻ nhận biết dễ dàng hơn các mối liên hệ, quan hệ giữa các ngày trong tuần. -Hình thành ở trẻ biểu tượng đầy đủ về tuần lễ, trẻ hiểu được tính luân chuyển theo chu kỳ của các ngày trong tuần. -Phát triển tư duy trực quan sơ đồ cho trẻ. Cách làm: -Mô hình được làm trên cơ sở phần mềm Flash, Photoshop, PowerPoint bằng cách thiết kế các movie clip và tạo sự liên kết giữa chúng tạo thành một đoạn phim giúp người chơi thực hiện được các yêu cầu mà trò chơi đưa ra. Movie clip 1: – Tên mô hình thời gian “Mô hình tuần lễ”.
  7. -Góc trên bên phải là ô “Hướng dẫn giáo viên”. Khi nhấn chuột vào ô này thì movie clip 2 sẽ hiện ra giúp giáo viên biết được mục đích yêu cầu, luật chơi, cách chơi của mô hình thời gian để nắm bắt và hướng dẫn trẻ. -ở giữa bên dưới có biểu tuợng đứa trẻ và chữ “bắt đầu” nhấp nháy. Khi đưa trỏ chuột vào đây, movie clíp 3 sẽ hiện ra và trẻ sẽ nghe tiếng nói hướng dẫn cách chơi của mô hình này. Khi đã nghe rõ và hiểu cách chơi trẻ bấm trỏ chuột vào hình nàng tiên cá để bắt đầu trò chơi. -Movie clip 4: Từ movie clip 4 đến các movie clip tiếp theo là những mô hình tuần lễ với các khoảng thời gian trong tuần (thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật) được thay thế bằng các hình tượng mô hình khác nhau.Các hình tròn(hoặc hình vuông, tam giác…) màu xám tượng trưng cho thứ hai, nó có số 2 trên bề mặt hình. Hình tròn màu tím tượng trưng cho thứ ba và có số 3 trên bề mặt hình. Hình tròn màu xanh tượng trưng cho thứ tư, có số 4 trên bề mặt hình. Hình tròn màu vàng tượng trưng cho thứ năm và có số 5 trên bề mặt hình. Hình tròn màu đỏ tượng trưng co thứ sáu và số 6 trên bề mặt hình. Hình tròn màu hồng tượng trưng cho thứ bảy và có số 7 trên bề mặt hình. Hình tròn màu đen tượng trưng cho chủ nhật và có số 1 trên bề mặt hình. Liên kết với các hình tượng trưng là các movie clip thể hiện đáp án đúng của hình tượng trưng hoặc movie clip thu âm tiếng nói “Bạn đã chọn sai” xuất hiện cùng với hình gạch chéo để người chơi chọn lại. -Mô hình này gồm 7 biểu tượng được tôi chia thành 7 ô Cách chơi: -Trẻ sử dụng con trỏ chuột bấm vào biểu tượng hai em bé và chữ “Bắt đầu” nhấp nháy để nghe hướng dẫn cách chơi “mô hình tuần lễ” Sau đó bấm vào hình nàng tiên cá ở giữa màn hình để bắt đầu chơi. -Trẻ quan sát các ô còn trống và phải tìm ra biểu tượng còn thiếu, rồi dùng con trỏ chuột bấm vào biểu tượng cần điền trong ô trống. + Nếu trẻ chọn sai: Trẻ phải bấm vào biểu tượng hình mũi tên có chữ “Quay lại” ở góc trái màn hình để chọn lại ô khác.
  8. + Nếu trẻ chọn đúng: Trẻ sẽ bấm vào biểu tượng “Mặt trời” để chuyển movie clip khác tiếp tục trò chơi. Kết quả: -Cách chơi đơn giản, các ô biểu tượng các khoảng thời gian diễn ra trong một tuần sắp xếp theo nhiều quy luật khác nhau nên trẻ không bị nhàm chán. Âm thanh sống động, hình ảnh có màu sắc đẹp gây được hứng thú cho trẻ. Các ô biểu tượng thời gian được thay đổi bằng các biểu tượng khác nhau, nhiều biểu tượng trẻ tự nghĩ ra đuợc tôi đem vào sử dụng gây cho trẻ cảm giác sung sướng tự tin, trẻ nhớ được lâu số lượng và trình tự các ngày diễn ra trong một tuần và quy luật của nó. ở trò chơi này trẻ còn được tìm hiểu và lĩnh hội mô hình có tính vật chất- sơ đồ giúp trẻ định hướng thời gian. -Trò chơi được ghi vào đĩa CD để bảo quản và phổ biến rộng rãi tới các lớp trong trường. Các mô hình thời gian có thể được in ra cho trẻ chơi sắp xếp biểu tượng phù hợp vào ô trống ở các góc chơi. MÔ HÌNH 3: MÔ HÌNH CÁC MÙA TRONG NĂM Mục đích- yêu cầu: -Giúp trẻ nắm được số lượng, tên gọi và trình tự diễn ra các mùa trong năm. -Hình thành ở trẻ biểu tượng về một năm có 4 mùa, sự thay đổi của chúng theo chu kỳ từ mùa này sang mùa khác và có thể bắt đầu từ bất kỳ mùa nào. -Trẻ biết khái quát tất cả các mùa trong năm bằng một khái niệm chung- năm. -Giúp trẻ nhận biết dễ dàng hơn các mối liên hệ, quan hệ giữa các mùa trong năm. -Phát triển tư duy trực quan sơ đồ cho trẻ. Cách làm: -Mô hình được làm trên cơ sở phần mềm Flash, Photoshop, PowerPoint bằng cách thiết kế các movie clip và tạo sự liên kết giữa chúng tạo thành một đoạn phim giúp người chơi thực hiện được các yêu cầu mà trò chơi đưa ra. Movie clip 1: – Tên mô hình thời gian “Mô hình các mùa trong năm”.
  9. -Góc trên bên phải là ô “Hướng dẫn giáo viên”. Khi nhấn chuột vào ô này thì movie clip 2 sẽ hiện ra giúp giáo viên biết được mục đích yêu cầu, luật chơi, cách chơi của mô hình thời gian để nắm bắt và hướng dẫn trẻ. -ở giữa bên dưới có biểu tuợng đứa trẻ và chữ “bắt đầu” nhấp nháy. Khi đưa trỏ chuột vào đây, movie clíp 3 sẽ hiện ra và trẻ sẽ nghe tiếng nói hướng dẫn cách chơi của mô hình này. Khi đã nghe rõ và hiểu cách chơi trẻ bấm trỏ chuột vào hình chú chuột Micky để bắt đầu trò chơi. -Movie clip 4: Từ movie clip 4 đến các movie clip tiếp theo là mô hình bốn mùa với các khoảng thời gian trong năm (mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông) được thay thế bằng các hình tượng mô hình khác nhau. Màu trắng- mùa hè, màu vàng- mùa thu, màu xám- mùa đông, màu xanh- mùa xuân. Liên kết với các hình tượng trưng là các movie clip thể hiện đáp án đúng của hình tượng trưng hoặc movie clip thu âm tiếng nói “Bạn đã chọn sai” xuất hiện cùng với hình gạch chéo để người chơi chọn lại. -Mô hình này gồm 4 biểu tượng được tôi chia thành 4 ô. Cách chơi: -Trẻ sử dụng con trỏ chuột bấm vào biểu tượng hai em bé và chữ “Bắt đầu” nhấp nháy để nghe hướng dẫn cách chơi “mô hình các mùa trong năm”. Sau đó bấm vào hình chú chuột MicKy ở giữa màn hình để bắt đầu chơi. -Trẻ quan sát các ô còn trống và phải tìm ra biểu tượng còn thiếu, rồi dùng con trỏ chuột bấm vào biểu tượng cần điền trong ô trống. + Nếu trẻ chọn sai: Trẻ phải bấm vào biểu tượng hình mũi tên có chữ “Quay lại” ở góc trái màn hình để chọn lại ô khác. + Nếu trẻ chọn đúng: Trẻ sẽ bấm vào biểu tượng “Mặt trời” để chuyển movie clip khác tiếp tục trò chơi. Kết quả: -Cách chơi đơn giản, các ô biểu tượng thời gian mùa sắp xếp theo nhiều quy luật khác nhau nên trẻ không bị nhàm chán. Âm thanh sống động, hình ảnh có màu sắc đẹp gây được hứng thú cho trẻ. Việc sử dụng mô hình giúp hình thành ở trẻ biểu tượng về một năm có 4 mùa, sự thay đổi của chúng theo chu kỳ từ mùa này sang mùa khác và có thể bắt đầu
  10. từ bất kì mùa nào, nhưng một năm trôi qua cần trải qua lần lượt cả bốn mùa. Việc sử dụng mô hình này giúp trẻ hiểu tính luân chuyển, tính không đảo ngược và tính cân đối của thời gian. -Trò chơi được ghi vào đĩa CD để bảo quản và phổ biến rộng rãi tới các lớp trong trường. Các mô hình thời gian có thể được in ra cho trẻ chơi sắp xếp biểu tượng phù hợp vào ô trống ở các góc chơi. MÔ HÌNH 4: MÔ HÌNH CÁC THÁNG TRONG NĂM Mục đích- yêu cầu: -Giúp trẻ nắm được số lượng, tên gọi và trình tự các tháng trong năm. -Trẻ biết khái quát tất cả các tháng trong năm bằng một khái niệm chung- năm. -Giúp trẻ nhận biết dễ dàng hơn các mối liên hệ, quan hệ giữa các tháng trong năm, các ngày trong tháng. -Phát triển tư duy trực quan sơ đồ cho trẻ. Cách làm: -Mô hình được làm trên cơ sở phần mềm Flash, Photoshop, PowerPoint bằng cách thiết kế các movie clip và tạo sự liên kết giữa chúng tạo thành một đoạn phim giúp người chơi thực hiện được các yêu cầu mà trò chơi đưa ra. Movie clip 1: – Tên mô hình thời gian “Mô hình các tháng trong năm”. -Góc trên bên phải là ô “Hướng dẫn giáo viên”. Khi nhấn chuột vào ô này thì movie clip 2 sẽ hiện ra giúp giáo viên biết được mục đích yêu cầu, luật chơi, cách chơi của mô hình thời gian để nắm bắt và hướng dẫn trẻ. -ở giữa bên dưới có biểu tuợng đứa trẻ và chữ “bắt đầu” nhấp nháy. Khi đưa trỏ chuột vào đây, movie clíp 3 sẽ hiện ra và trẻ sẽ nghe tiếng nói hướng dẫn cách chơi của mô hình này.
  11. Khi đã nghe rõ và hiểu cách chơi trẻ bấm trỏ chuột vào hình nàng tiên cá ở giữa màn hình để bắt đầu trò chơi. -Movie clip 4: Từ movie clip 4 đến các movie clip tiếp theo là những mô hình năm với các khoảng thời gian trong năm. Trong mô hình mỗi phần của hình tròn lại được chia làm 3 phần nhỏ hơn tương ứng với 3 tháng trong mỗi mùa.Liên kết với các hình tượng trưng là các movie clip thể hiện đáp án đúng của hình tượng trưng hoặc movie clip thu âm tiếng nói “Bạn đã chọn sai” xuất hiện cùng với hình gạch chéo để người chơi chọn lại. -Mô hình này gồm 12 phần được chia đều trong 4 ô của 1 hình tròn. Cách chơi: -Trẻ sử dụng con trỏ chuột bấm vào biểu tượng hai em bé và chữ “Bắt đầu” nhấp nháy để nghe hướng dẫn cách chơi “mô hình các tháng trong năm”. Sau đó bấm vào hình nàng tiên cá ở giữa màn hình để bắt đầu chơi. -Trẻ quan sát các ô còn trống và phải tìm ra biểu tượng còn thiếu, rồi dùng con trỏ chuột bấm vào biểu tượng cần điền trong ô trống. + Nếu trẻ chọn sai: Trẻ phải bấm vào biểu tượng hình mũi tên có chữ “Quay lại” ở góc trái màn hình để chọn lại ô khác. + Nếu trẻ chọn đúng: Trẻ sẽ bấm vào biểu tượng “Mặt trời” để chuyển movie clip khác tiếp tục trò chơi. Kết quả: -Cách chơi đơn giản, các ô biểu tượng thời gian ngày sắp xếp theo nhiều quy luật khác nhau nên trẻ không bị nhàm chán. Âm thanh sống động, hình ảnh có màu sắc đẹp gây được hứng thú cho trẻ. Các ô biểu tượng thời gian được thay đổi bằng các biểu tượng khác nhau, nhiều biểu tượng trẻ tự nghĩ ra đuợc tôi đem vào sử dụng gây cho trẻ cảm giác sung sướng tự tin, trẻ nhớ được lâu số lượng và trình tự các tháng trong một năm. Trẻ không chỉ nắm những kiến thức về ngày đã trôi qua, mà cả tính luân chuyển, tính chu kỳ, tính không đảo ngược của thời gian năm.
  12. -Trò chơi được ghi vào đĩa CD để bảo quản và phổ biến rộng rãi tới các lớp trong trường. Các mô hình thời gian có thể được in ra cho trẻ chơi sắp xếp biểu tượng phù hợp vào ô trống ở các góc chơi. Phần III: Kết quả. Sau một thời gian cho trẻ thực hiện các trò chơi trên tôi thấy trẻ hoạt động rất tích cực và hứng thú chơi, chơi thành thạo. Trẻ không những nắm được trình tự về thời gian (các buổi trong một ngày, các ngày trong một tuần, các tháng trong năm, các mùa trong năm mà còn phát triển tốt tư duy trực quan sơ đồ, trí thông minh, sáng tạo cho trẻ. Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, trẻ dễ dàng định vị, định lượng thời gian diễn ra các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh trẻ, thực hiện các hoạt động của mình cũng như điều chỉnh chúng theo thời gian. hình thành ở trẻ những phẩm chất quý báu như: tính chính xác, nhanh nhẹn, có định hướng… Trẻ thích đi học tỉ lệ chuyên cần trung bình trên 90%. Kết quả khảo sát đánh giá trẻ: Đầu năm Cuối năm Đạt: 20= 40% 45= 905 Chưa đạt: 30= 60% 5= 10% Bản thân giáo viên tham dự hội giảng và tổ chức kiến tập cho sinh viên về chuyên đề toán đều đạt loại tốt. Phần IV: Bài học kinh nghiệm. 1.Giáo viên phải nắm vững mục tiêu, mục đích của Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mầm Non để biết cách lựa chọn nội dung các trò chơi sao cho phù hợp với khả năng của trẻ.
  13. 2.Giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi mình phụ trách để từ đó tìm tòi suy nghĩ sáng tạo các hình thức trò chơi cho phù hợp. 3.Đồ ding, đồ chơi phải dễ làm, dễ chơi, dễ phổ biến rộng rãi và đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ khi sử dụng 4.Yêu nghề, mến trẻ, luôn mong muốn cho trẻ được hoạt động khám phá để phát huy hết khả năng của từng trẻ. 5.Không ngừng học hỏi, tìm tòi những phần mềm vi tính để áp dụng thành công trong giảng dạy cũng như sáng tạo trong tổ chức hoạt động vui chơi. Phần V: Kết luận “Học mà chơi- chơi mà học”, đó là phương pháp chủ đạo trong Giáo dục Mầm non. Đúng như Crupxkaia đã viết “Đối với trẻ em trước tuổi đi học thì trò chơi có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trò chơi đối với trẻ là học tập, là lao động và là một hình thức giáo dục nghiêm túc” Giáo viên càng cho trẻ tham gia các trò chơi thì càng có cơ hội tốt để cung cấp, củng cố, ôn luyện kiến thức cho trẻ. Những trò chơi- mô hình trên cũng không nằm ngoài mục đích đó. Tôi hy vọng sẽ có nhiều trẻ được sử dụng các mô hình do tôi sáng tác và có kết quả tốt. Đây là bản sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã ấp ủ trong 3 năm học đại học chuyên tu qua các chuyên đề toán và thấy vô cùng tâm huyết. Tuy nhiên với khả năng vi tính còn nhiều hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến và bổ sung của các bạn đồng nghiệp để những mô hình thơi gian của tôi trở nên hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 10 tháng 4 năm 2008 Người viết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1