PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
<br />
Vật lí học là một trong những khoa học về tự nhiên. Nhiệm vụ chủ <br />
yếu là nghiên cứu các hiện tượng vật lí, tìm ra nguyên nhân, khám phá ra các <br />
định luật vật lí nhằm phục vụ lợi ích cho con người. Nó là cơ sở của nhiều <br />
ngành kĩ thuật như : thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, năng lượng,… <br />
Tuy nhiên để lĩnh hội, nắm bắt nó là một vấn đề khá khó khăn đối với học <br />
sinh. Do đó ngành Giáo dục luôn tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học, ngày <br />
càng phát huy tính tích cực của học sinh, gây hứng thú trong học tập của các <br />
em và nâng cao chất lượng dạy và học.<br />
<br />
Ngày nay, thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa cần đào tạo con <br />
người mới đáp ứng nhu cầu của xã hội trong tương lai. Để thực hiện được <br />
điều đó, Giáo dục con người ngày càng đặt lên hàng đầu. Với tốc độ phát <br />
triển như vũ bão của công nghệ thông tin, trong dạy học chúng ta cần có cái <br />
nhìn mới về phương pháp sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. <br />
<br />
Đã có nhiều phương pháp dạy học được áp dụng rộng rãi, trong đó <br />
phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy được đánh giá là phương pháp mới của <br />
tác giả Tony Buzan, đã đáp ứng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi <br />
đã tìm tòi nghiên cứu trăn trở một điều làm sao đưa phương pháp này vào dạy <br />
học vì đây chỉ là một phần nhỏ trong tiến trình dạy học song lại chiếm khá <br />
nhiều thời gian cho việc vẽ ra ý tưởng. Điều đó thôi thúc tôi tìm hiểu và <br />
mạnh dạn đầu tư phương pháp mới vào giảng dạy thực tế bước đầu thấy sự <br />
khả quan của phương pháp này mang lại. Đối với học sinh, các em thích vẽ <br />
theo ý tưởng, liên tưởng bài học với thực tế cuộc sống và ngày càng dùng <br />
ngôn ngữ chuẩn xác hơn. Còn đối với bản thân tôi là giáo viên thấy rằng mối <br />
quan hệ của giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau trở nên thân thiện <br />
trong trao đổi, phát hiện một số em có tư duy nhanh nhẹn, nhạy bén với <br />
<br />
<br />
Trang 1<br />
những hiện tượng trong cuộc sống, từ đó có nhiều tư liệu hữu ích trong công <br />
tác giảng dạy của tôi. Qua nhiều năm thực hiện, tôi đã hệ thống thành kinh <br />
nghiệm “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn vật lí – Lớp 6”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ.<br />
<br />
Tạo cho học sinh sự hứng thú tích cực trong học tập, suy nghĩ độc lập, <br />
sử dụng câu văn xúc tích ngắn gọn đầy hình tượng trong việc trình bày lại <br />
kiến thức vừa học xong một bài vật lí. Đồng thời cũng tạo cơ hội đồng <br />
nghiệp trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng môn Vật lí lớp <br />
6.<br />
<br />
Chuẩn kiến thức kĩ năng môn vật lí THCS.<br />
<br />
Phần mềm Imindmap.<br />
<br />
4. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu.<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm được tiến hành nghiên cứu trong năm học <br />
2013 – 2014.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.<br />
<br />
Phương pháp điều tra.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 2<br />
Phần II: Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh <br />
thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua <br />
hoạt động vật chất làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng <br />
xử tích cực với nó.<br />
<br />
Sơ đồ tư duy là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào não <br />
bộ rồi đưa thông tin ra ngoài não bộ. Là một phương tiện ghi chép đầy sáng <br />
tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó “sắp xếp” ý nghĩ của chính chủ <br />
thể. Một sơ đồ tư duy gồm một vấn đề lớn đặt ở trung tâm và các nhánh ý <br />
tưởng tỏa ra xung quanh. Một sơ đồ như vậy giúp người sử dụng nó thỏa sức <br />
vạch ra các ý tưởng suy nghĩ đầy đủ trước khi đi đến một quyết định.<br />
<br />
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung và trong môn vật lí nói <br />
riêng là một trong những phương pháp dạy học phát triển tư duy theo hướng <br />
tích cực.<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
Trong quá trình giảng dạy Vật lí 6, tôi thấy giáo viên nhiệt tình trong <br />
việc truyền tải kiến thức, song việc học thụ động của học sinh vẫn tiếp <br />
diễn. Có học sinh học tập cần cù chịu khó học thuộc từng câu từng chữ, có <br />
em chưa tưởng tượng bài học dẫn đến học vẹt. Bên cạnh đó là học sinh rất <br />
lười học bài, giáo viên đã nhiều lần gọi lên bảng có biện pháp giáo dục kịp <br />
thời nhưng tình hình vẫn không có tiến triển nhiều. Tỉ lệ học sinh điểm dưới <br />
trung bình còn cao, học sinh điểm khá và giỏi chiếm tỉ lệ thấp.<br />
<br />
2.1 Thuận lợi – khó khăn<br />
<br />
* Thuận lợi :<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 3<br />
Ban lãnh đạo Nhà trường luôn khuyến khích động viên, chỉ đạo kịp <br />
thời, tạo điều kiện cho giáo viên trong công việc giảng dạy cũng như công tác <br />
chủ nhiệm. Có nhiều đợt tập huấn về chuyên môn về đổi mới Phương pháp <br />
dạy học. Là giáo viên trẻ tuy kinh nghiệm còn hạn chế, song tôi luôn học hỏi <br />
đồng nghiệp, tự trao dồi kiến thức làm sao cho học sinh dễ hiểu bài để các <br />
em có kiến thức tốt. Bên cạnh đó, các em học sinh cũng là một phần quan <br />
trọng giúp tôi hoàn thành tốt các tiết dạy có áp dụng Sơ đồ tư duy.<br />
<br />
* Khó khăn :<br />
<br />
Trường nằm trên địa bàn xã có học sinh người dân tộc thiểu số chiếm tỉ <br />
lệ cao trên 50%, trình độ học vấn còn thấp so với bề mặt chung, tâm lí các em <br />
muốn nghỉ học ở nhà chơi hoặc giúp đỡ bố mẹ công việc đồng áng, một số <br />
thôn buôn cách xa trường. Đa số các em thuộc diện nghèo, bố mẹ chưa có <br />
nhiều thời gian quan tâm tới con cái, dẫn đến nhiều em hay nghỉ học nhiều <br />
buổi trong tuần cũng làm ảnh hưởng chất lượng giảng dạy chung. Quan sát <br />
các hiện tượng đời thường của học sinh còn hạn hẹp.<br />
<br />
2.2 Thành công – hạn chế :<br />
<br />
* Thành công : <br />
<br />
Giúp học sinh vẽ và đưa ra các liên hệ thực tế của bản thân với bài <br />
học, làm cho tiết học sôi nổi không nhàm chán, phát huy tính tích cực chủ <br />
động của học sinh, học sinh có được một tư duy logic trong bài học và lĩnh <br />
hội kiến thức chắc hơn. Ngoài ra Sơ đồ tư duy còn phát huy khả năng hoạt <br />
động theo nhóm của học sinh, phát triển ngôn ngữ và tư duy của học sinh. <br />
Đối với môn vật lí vốn dĩ khô khan trở nên dễ học dễ lôi cuốn hơn, thực sự <br />
học sinh trở thành trung tâm lĩnh hội kiến thức, còn giáo viên chỉ là người tổ <br />
chức, hướng dẫn các em hoạt động lĩnh hội kiến thức.<br />
<br />
* Hạn chế :<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 4<br />
Khả năng hoạt động nhóm của một số học sinh yếu kém còn chậm, <br />
bài vẽ theo ý tưởng của các em còn sơ sài, nên giáo viên mất thời gian hướng <br />
dẫn các em làm quen cách học này.<br />
<br />
2.3 Mặt mạnh – mặt yếu<br />
<br />
* Mặt mạnh : Học sinh hứng thú tích cực trong tiết học. Rèn luyện <br />
cho học sinh kĩ năng vẽ, quan sát thực tế, dùng từ đúng đặc trưng của bộ <br />
môn. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy có thể học bất kì trong trường hợp <br />
nào miễn là có ý tưởng.<br />
<br />
* Mặt yếu : Học sinh chậm tiến còn lơ là, ỷ lại các bạn khác.<br />
<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
<br />
Về phía học sinh : Việc học của học sinh còn ảnh hưởng rất nhiều bởi <br />
điều kiện sống. Do đó, giáo viên cần tạo mối thân thiện đối với học sinh giúp <br />
các em không cảm thấy e dè trong quá trình giao tiếp với thầy cô và bạn bè, <br />
đây cũng chính là cơ hội các em được hòa nhập với cộng đồng. Bởi đặc điểm <br />
của trường THCS Tô Hiệu thuộc vùng khó khăn, số lượng học sinh là dân tộc <br />
thiểu số chiếm trên 50% tổng số học sinh toàn trường. Ngoài ra việc học <br />
Tiếng Việt đối với các em vốn dĩ đã xem như là khó, một số em viết chưa <br />
thông đọc chưa thạo, lên đầu cấp các em phải học một số môn khoa học <br />
thuật ngữ mới làm các em gặp khó khăn hơn trong việc lĩnh hội kiến thức. <br />
Hơn nữa do là thuộc vùng khó khăn nên trong công tác tuyển sinh lớp đầu cấp <br />
nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn. Các học sinh khá giỏi thường đăng ký <br />
vào các trường có điều kiện tốt hơn. Kết quả là số lượng học sinh nhà trường <br />
tuyển được đa số là học sinh có học lực trung bình và yếu nhiều. <br />
Về phía giáo viên : Cần có cách nhìn tích cực hơn đối với học sinh, <br />
thấy khó khăn và giúp đỡ các em. Thay đổi cách dạy học sao cho phù hợp đối <br />
tượng học sinh. Trong đợt tập huấn về sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học <br />
tại trường THCS Tô Hiệu năm học 2011 – 2012, bản thân thấy phương pháp <br />
<br />
Trang 5<br />
mới này tương đối giống với cách học mà tôi từng được làm quen khi học <br />
Đại học. Với khối lượng kiến thức tương đối lớn của bậc học này không thể <br />
học từng câu từng chữ, phải vạch ra một sơ đồ liên kết các bài học với nhau. <br />
Bây giờ tôi hiểu thuật ngữ Sơ đồ tư duy là vì vậy. Chứng tỏ phương pháp này <br />
giúp các em tập làm quen với phương pháp học mới giảm được ghi nhớ máy <br />
móc. Nếu tổ chức học tập theo nhóm, các em sẽ gom được nhiều ý tưởng <br />
nhanh hơn, lấy được nhiều ví dụ hơn và lớp học trở nên sôi động trong phần <br />
tô màu cho các nhánh.<br />
Phương tiện dạy học : Có thể dùng phần mềm, phấn hoặc giấy. Giáo <br />
viên và học sinh có thể vẽ Sơ đồ tư duy ở bất kì đâu khi có một trong những <br />
công cụ trên.<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra<br />
<br />
Cũng do các nguyên nhân nêu trên nên dẫn đến chất lượng học tập <br />
thống kê qua các kì kiểm tra vẫn còn thấp. Số lượng học sinh yếu còn cao.<br />
<br />
3 Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Để khắc phục những thực trạng khó khăn như đã nêu trên. Tôi thấy ở “ <br />
Sơ đồ tư duy” phương pháp giảng dạy mới phát huy tính tích cực, gây hứng <br />
thú cho học sinh và vai trò chỉ đạo của giáo viên. Đồng thời cũng là cơ hội <br />
đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.<br />
<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
* Nội dung : Các bài được chọn trong Vật lí 6 gồm 09 bài chương I và 01 <br />
bài tổng kết chương I.<br />
<br />
Có hai cách giáo viên đưa sơ đồ tư duy vào dạy học : <br />
<br />
+ Giáo viên vẽ Sơ đồ tư duy, học sinh thuyết minh;<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 6<br />
+ Học sinh tự vẽ Sơ đồ tư duy, giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn thiện Sơ <br />
đồ tư duy.<br />
<br />
* Cách thức thực hiện như sau :<br />
<br />
Tôi vận dụng phương pháp truyền thống đối với các lớp 6A2, 6A4, 6A6 và <br />
phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy đối với các lớp 6A1, 6A3, 6A5.<br />
<br />
Trong bài 4 : Tiết 3 : Đo thể tích vật rắn không thấm nước, phần tìm <br />
hiểu cách đo (thời gian 15 phút), học sinh biết các dụng cụ đo để xác định thể <br />
tích của vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước.<br />
<br />
Phương pháp truyền thống :<br />
<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các Học sinh quan sát.<br />
nhóm quan sát hình 4.2 và hình 4.3 trong Lắng nghe câu hỏi và trả lời.<br />
SGK cùng nhau thảo luận và trả lời câu <br />
hỏi: Các nhóm thảo luận.<br />
1. Tương ứng với mỗi hình hòn đá như Hình 4.2 trường hợp vật lọt <br />
thế nào so với bình chia độ? bình chia độ, hình 4.3 trường hợp <br />
2. Nêu cách đo thể tích của hòn đá trong vật không lọt bình chia độ.<br />
mỗi hình? Người ta đo thể tích của hòn đá <br />
Gọi 2 nhóm bất kì cử đại diện trong lọt bình chia độ bằng cách thả <br />
các nhóm lên bảng trình bày trên 2 hình hòn đá vào bình chia độ, phần <br />
vẽ mà tôi đã vẽ sẵn. nước dâng lên 50cm3 chính là thể <br />
Cả hai nhóm đều mang tờ giấy thảo tích của hòn đá.<br />
luận lên, vừa đọc vừa chỉ cách đo thể Người ta đo thể tích của hòn đá <br />
tích của hòn đá. không lọt bình chia độ bằng cách <br />
cho hòn đá thả vào bình tràn, <br />
đồng thời hứng nước tràn ra vào <br />
bình chứa. Thể tích nước tràn ra <br />
<br />
<br />
Trang 7<br />
bằng thể tích của hòn đá.<br />
<br />
Phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy :<br />
<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
Chia lớp học thành 4 nhóm, tôi đưa ra Học sinh lắng nghe, thảo luận theo <br />
các câu hỏi thảo luận: nhóm.<br />
1. Tương ứng với mỗi hình hòn đá như <br />
thế nào so với bình chia độ?<br />
2. Nêu cách đo thể tích của hòn đá trong <br />
mỗi hình?<br />
Dựa vào câu hỏi, yêu cầu học sinh tự <br />
thiết kế Sơ đồ tư duy mà đã được học <br />
một số bài, nên mô tả lại cách đo thể <br />
tích của hòn đá.<br />
Trong quá trình học sinh vẽ, tôi sẽ đi <br />
một vòng quan sát tiến độ làm việc của <br />
các nhóm, nhóm nào gặp khó khăn thì Nhánh 1 : Đo thể tích của hòn đá <br />
gợi ý để các em vẽ theo kiến thức cần lọt bình chia độ, đầu tiên ta cho <br />
đạt của bài học. nước vào bình chia độ, thả hòn đá <br />
Các nhóm làm xong, cử đại diện 2 vào bình chia độ, phần nước dâng <br />
nhóm lên bảng trình bày bằng Sơ đồ tư lên chính là thể tích của hòn đá.<br />
duy trước lớp. Nhánh 2 : Đo thể tích của hòn đá <br />
Sau khi học sinh trình bày, tới phần không lọt bình chia độ. Cần sử <br />
thực hành yêu cầu các em hãy dựa vào dụng thêm dụng cụ bình tràn và <br />
sơ đồ tự vẽ xác định thể tích của vật bình chứa. Cho nước đầy bình tràn, <br />
mà tôi đã chuẩn bị sẵn dụng cụ. thả hòn đá vào bình tràn, đồng thời <br />
hứng nước tràn ra vào bình chứa. <br />
Thể tích nước tràn ra bằng thể tích <br />
của hòn đá.<br />
<br />
Trang 8<br />
Hình 1 : Sơ đồ tư duy “Đo thể tích vật rắn không thấm nước”<br />
<br />
Nhận xét :<br />
<br />
Khi sử dụng bằng phương pháp truyền thống thì học sinh còn bỡ ngỡ <br />
trước hình vẽ, phải cầm tờ giấy nên vừa đọc vừa chỉ dẫn đến hai động tác <br />
chưa phối hợp được nhịp nhàng.<br />
<br />
Khi sử dụng phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy, các nhóm thảo luận sôi <br />
nổi, vừa vẽ vừa đưa ra cách đo làm cho các em hiểu các hình vẽ do tự nhóm <br />
thiết kế, nội dung khó nhớ các em ghi vào nhánh tương ứng, trình bày bảng <br />
lưu loát. Nhất là phần thực hành, các em dựa vào hình vẽ của nhóm thực hành <br />
nhanh hơn so với phương pháp truyền thống. <br />
<br />
Bài 10: Tiết 10 : Lực kế Phép đo lực – Trọng lượng và khối lượng , <br />
phần củng cố (thời gian 5 phút), học sinh cần nhận biết được cấu tạo của <br />
một lực kế, GHĐ và ĐCNN, sử dụng được công thức liên hệ trọng lượng và <br />
khối lượng.<br />
<br />
Phương pháp truyền thống :<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 9<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
Tôi cho cho 2 học sinh đứng dậy đọc Hai học sinh đứng dậy đọc, cả lớp <br />
nội dung cần ghi nhớ SGK trang 35. lắng nghe và đọc nhẩm theo.<br />
Sau khi học sinh đọc xong, yêu cầu cả <br />
lớp gấp sách lại.<br />
Đặt câu hỏi chung cho cả lớp : Cả lớp lắng nghe câu hỏi.<br />
1. Lực kế dùng để làm gì?<br />
2. Mối liên hệ giữa trọng lượng và <br />
khối lượng được xác định bởi <br />
công thức nào? Học sinh trung bình :<br />
Sau khi đặt xong câu hỏi, tôi chỉ đại Lực kế dùng để đo lực. Mối liên hệ <br />
diện 1 học sinh trung bình và 1 học sinh giữa trọng lượng và khối lượng được <br />
khá đại diện phát biểu và trả lời. xác định bởi công thức P bằng 10 mét.<br />
Học sinh khá :<br />
Lực kế dùng để đo lực. Mối liên hệ <br />
giữa trọng lượng và khối lượng được <br />
xác định bởi công thức P bằng 10 m.<br />
<br />
Phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy :<br />
<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
Vẽ sơ đồ tư duy (Thiết kế bằng tay <br />
hoặc sử dụng phần mềm đã được chuẩn <br />
bị trước, trong bài này tôi sử dụng phần <br />
mềm vẽ Sơ đồ tư duy). Cả lớp quan sát Sơ đồ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 10<br />
Hình 2 : Sơ đồ tư duy “ Lực kế”<br />
Chỉ cho Sơ đồ hiển thị theo từng Lắng nghe và trả lời câu hỏi theo sơ đồ.<br />
nhánh, tới nhánh nào kết hợp đặt câu <br />
hỏi cho nhánh đó cho đến khi sơ đồ <br />
được chiếu ra hết. Tôi đặt câu hỏi tổng <br />
hợp :<br />
1. Lực kế dùng để làm gì?<br />
2. Mối liên hệ giữa trọng lượng và <br />
khối lượng được xác định bởi <br />
công thức nào? Lực kế dùng để đo lực. Mối liên hệ giữa <br />
Sau khi đặt xong câu hỏi, tôi chỉ đại trọng lượng và khối lượng được xác định <br />
diện 1 học sinh trung bình và 1 học sinh bởi công thức P bằng 10 m.<br />
khá đại diện phát biểu và trả lời.<br />
<br />
* Nhận xét :<br />
Khi sử dụng bằng phương pháp truyền thống thì học sinh chỉ đọc nội <br />
dung ghi nhớ, tỉ lệ học sinh nắm được bài chưa cao, chưa phát huy tính tích <br />
cực của học sinh trong bài học, học sinh phát biểu vẫn còn thụ động và có sự <br />
nhầm lẫn trong công thức (P = 10m và P = 10 mét).<br />
Khi sử dụng phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy, học sinh giơ tay xây <br />
dựng bài nhiều hơn, nhất là những học sinh yếu kém các em mạnh dạn phát <br />
biểu bài. Các câu trả lời không bị nhầm lẫn như đối với phương pháp truyền <br />
thống.<br />
<br />
<br />
Bài 17: Tiết 19 : Tổng kết chương I : Cơ học , phần ôn tập (thời gian <br />
15 phút), học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong <br />
chương, củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức.<br />
Phương pháp truyền thống :<br />
<br />
<br />
Trang 11<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
Tôi đưa ra nội dung câu hỏi ôn tập. Yêu Học sinh lắng nghe câu hỏi và trả <br />
cầu học sinh trả lời và ghi vào vở. lời.<br />
1. Hãy điền các dụng cụ đo thích hợp <br />
vào bảng : 1. Học sinh điền vào bảng phụ<br />
Phép đo Dụng cụ Phép đo Dụng cụ<br />
Độ dài Độ dài Thước<br />
Thể tích chất Thể tích chất Bình chia độ<br />
lỏng lỏng<br />
Lực Lực Lực kế<br />
Khối lượng Khối lượng Cân<br />
2. Thế nào là lực? Hai lực cân bằng là 2. Lực là tác dụng đẩy kéo của vật <br />
hai lực như thế nào? này lên vật khác. Hai lực cân bằng là <br />
hai lực mạnh như nhau, cùng tác <br />
dụng vào một vật, cùng phương <br />
nhưng ngược chiều.<br />
3. Trọng lực là gì? Lực đàn hồi xuất 3. Trọng lực là lực hút của Trái đất <br />
hiện khi nào? tác dụng lên vật.<br />
Lực đàn hồi là xuất hiện khi vật bị <br />
biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật.<br />
4. Viết công thức liên hệ giữa trọng 4. P = 10m<br />
lượng và khối lượng của cùng một vật?<br />
5. Viết công thức tính khối lượng theo 5. m = DV<br />
khối lượng riêng và thể tích?<br />
6. Viết công thức tính trọng lượng theo 6. P = dV<br />
trọng lượng riêng và thể tích?<br />
7. Viết công thức liên hệ giữa trọng 7. d = 10D<br />
lượng riêng và khối lượng riêng? 8. Có 3 loại máy cơ đơn giản : Mặt <br />
8. Có mấy loại máy cơ đơn giản? gồm phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.<br />
những loại nào?<br />
<br />
<br />
Trang 12<br />
Phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy :<br />
<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
Hướng dẫn học sinh vẽ sườn bài theo Sơ Học sinh vẽ Sơ đồ tư duy.<br />
đồ tư duy như hình đã vẽ sẵn ở đây tôi sử <br />
dụng vẽ phần mềm (có thể vẽ trực tiếp Cả lớp lắng nghe.<br />
trên bảng).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3 : Sơ đồ tư duy “Tổng kết chương I Cơ học”.<br />
Yêu cầu học sinh vẽ vào vở và điền vào Học sinh tự vẽ vào vở. thực hiện <br />
chỗ trống : nhiệm vụ được giao.<br />
Nhánh 1 Thể hiện học pháp đo nào <br />
bằng dụng cụ gì?<br />
Nhánh 2 Liệt kê khái niệm cần ghi <br />
nhớ<br />
Nhánh 3 Thể hiện các công thức đã <br />
học<br />
Nhánh 4 Liệt kê các máy cơ đơn giản.<br />
Yêu cầu mỗi học sinh ôn theo mẫu sơ đồ <br />
<br />
<br />
Trang 13<br />
trên.<br />
Sau khi học sinh vẽ xong sẽ tiến hành trao <br />
đổi bài của nhau, tôi sẽ đưa ra sơ đồ tư <br />
duy được thiết kế sẵn, học sinh dựa vào <br />
đó chấm điểm cho nhau từ đó sẽ đánh giá <br />
được việc nắm kiến thức của học sinh <br />
trong lớp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4 : Sơ đồ tư duy “Tổng kết chương I Cơ học”.<br />
<br />
<br />
<br />
* Nhận xét : <br />
<br />
Phương pháp truyền thống : Khi GV đặt câu hỏi, đa số học sinh còn lúng <br />
túng trong phát biểu, số lượng học sinh xây dựng bài còn tương đối ít. Tinh <br />
thần học còn uể oải.<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 14<br />
Phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy : Nhờ đã áp dụng sơ đồ tư duy các <br />
bài học trước nên HS hệ thống kiến thức bằng chính sơ đồ của HS. Hoạt <br />
động dạy học trở nên nhẹ nhàng hơn, thích thú việc tự vạch ra kiến thức, <br />
chấm điểm cho bạn và bản thân được mấy điểm.<br />
<br />
Dưới đây là một số Sơ đồ tư duy được vẽ bằng phần mềm và các bài <br />
vẽ của học sinh :<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài 1&2 : Tiết 1: Đo độ dài<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5 : Sơ đồ tư duy “Đo độ dài”.<br />
<br />
Bài 5 : Tiết 4 : Khối lượng Đo khối lượng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 15<br />
Hình 6 : Sơ đồ tư duy “Khối lượng – Đo khối lượng”.<br />
Bài 6 : Tiết 5 : Lực – Hai lực cân bằng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7 : Sơ đồ tư duy “Lực – Hai lực cân bằng”.<br />
<br />
Bài 8 : Tiết 7: Trọng lực – Đơn vị lực<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 16<br />
Hình 8 : Sơ đồ tư duy “Trọng lực – Đơn vị lực”.<br />
Bài 3 : Tiết 2 : Đo thể tích chất lỏng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9 : Sơ đồ tư duy “Đo thể tích chất lỏng”.<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 17<br />
Bài 13 : Tiết 15 : Mặt phẳng nghiêng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10 : Sơ đồ tư duy “Mặt phẳng nghiêng”.<br />
Bài 14 : Tiết 16 : Đòn bẩy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 18<br />
Hình 11 : Sơ đồ tư duy “Đòn bẩy”<br />
Lợi thế của việc sử dụng phần mềm học sinh sẽ được quan sát một số <br />
hình ảnh mà trong cuộc sống các em chưa nhìn thấy. Có thể thiết kế Sơ đồ tư <br />
duy bằng phần mềm, dùng bút màu vẽ trên giấy hoặc trên bảng bằng phấn <br />
nên rất tiện.<br />
<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp <br />
<br />
* Việc lựa chọn Sơ đồ tư duy phải được xác định trên căn cứ là nội dung <br />
của tiết dạy, hình thức của hình vẽ phù hợp và năng lực của từng lớp. <br />
<br />
* Cần chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học như: bài vẽ mẫu, bút màu, bút chì…<br />
<br />
* Cần phải lên một giáo án hợp lý, khoa học. Trong giáo án phải hoạch <br />
định rõ hoạt động của thầy và trò, thời gian của các hoạt động…<br />
<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Học sinh phải tập trung chú ý, giáo viên phải bao quát lớp. Khi về nhà <br />
các em phải thực hành nhiều lầ để luyện cách vẽ sao cho vừa vặn khổ giấy, <br />
biết phối màu, tự luyện để vẽ theo ý tưởng. Luôn động viên các em bài vẽ <br />
hoàn chỉnh có hình ảnh, màu sắc, đường nét, sử dụng từ ngắn gọn…hãy <br />
luyện vẽ đi vẽ lại thật nhiều lần để khắc sâu kiến thức.Thời gian học trên <br />
lớp có hạn đa số các em vẽ dạng đưa ra nhánh và chữ viết.<br />
<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Sau khi các em học xong. Tôi dặn dò các em về nhà học bài và tôi đã lấy <br />
kết quả bài kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút, học kì của các em để so sánh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 19<br />
Tôi đã nhận thấy kết quả đã có sự khác biệt rõ ràng. Điểm kiểm tra của các <br />
lớp được áp dụng Sơ đồ tư duy năm nay cao hơn so với năm trước.<br />
<br />
4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC<br />
<br />
* Khi áp dụng phương pháp truyền thống:<br />
<br />
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi<br />
Số Số Số Số Số <br />
Sĩ lượn lượn lượn lượn lượn<br />
Lớp số g Tỉ lệ g Tỉ lệ g Tỉ lệ g Tỉ lệ g Tỉ lệ<br />
6A2 34 0 0 3 8.83 12 35.29 17 50 2 5.88<br />
11.7 17.6<br />
6A4 34 4 7 13 38.24 11 32.35 6 5 0 0<br />
17.1 11.4<br />
6A6 35 6 4 15 42.86 10 28.57 4 3 0 0<br />
<br />
<br />
* Khi áp dụng phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy (imindmap)<br />
<br />
Kém Y ếu Trung bình Khá Giỏi<br />
Số Số Số <br />
Sĩ lượn Tỉ lượn Số Số lượn<br />
Lớp số g lệ g Tỉ lệ lượng Tỉ lệ lượng Tỉ lệ g Tỉ lệ<br />
72.9<br />
6A1 37 0 0 0 0 2 5.41 27 7 8 21.62<br />
34.2<br />
6A3 35 2 5.71 8 22.86 11 31.43 12 9 2 5.714<br />
6A5 36 2 5.55 10 27.78 15 41.67 9 25 0 0<br />
<br />
<br />
80<br />
70<br />
60<br />
50 50 Giỏi<br />
42.86 Khá<br />
40 38.24<br />
35.29 Trung bình<br />
32.35<br />
30 28.57 Yếu<br />
20 17.65 17.14 Kém<br />
11.76 11.43<br />
10 8.824<br />
5.88<br />
0 0 0<br />
6A2 6A4 6A6<br />
<br />
Biểu đồ 1: Biểu đồ phương pháp truyền thống<br />
<br />
Trang 20<br />
80<br />
72.97<br />
70<br />
60<br />
Giỏi<br />
50<br />
41.67 Khá<br />
40<br />
34.27 Trung bình<br />
31.43<br />
30<br />
22.86 25 27.78 Yếu<br />
21.62<br />
20 Kém<br />
10 5.405 5.74 5.74 5.56<br />
0 0<br />
6A1 6A3 6A5<br />
Biểu đồ 2 : Biểu đồ phương pháp sơ đồ tư <br />
duy<br />
Trường tôi chia thành 2 nhóm lớp : 6A1, 6A2 là những lớp chọn có lực <br />
học và số lượng học sinh gần như nhau; các lớp 6A3, 6A4, 6A5, 6A6 là <br />
những lớp thường có học lực và số lượng học sinh gần như nhau. Qua bảng <br />
tổng hợp trên, chúng ta thấy đối với dạy học truyền thống lớp chọn 6A2 học <br />
sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ còn thấp, đối lớp thường 6A4, 6A6 tỉ lệ học sinh <br />
yếu – kém còn cao, trên trung bình còn thấp. Khi dạy học Sử dụng sơ đồ tư <br />
duy lớp chọn 6A1 học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ cao, đối lớp thường 6A3, <br />
6A5 đã hạn chế tỉ lệ học sinh yếu – kém, tỉ lệ trên trung bình cao hơn so với <br />
sử dụng phương pháp truyền thống. Trong quá trình dạy học: lớp học sôi nổi, <br />
nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội khẳng định mình, không còn lúng túng, hoặc <br />
nghĩ cách học đối phó. Theo kết quả điều tra thấy rằng học sinh rất thích thú <br />
khi chính các em tự vẽ được bức họa trước lớp, rất tự hào khi được giáo viên <br />
khen và đó chính là động lực làm các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, và có sự <br />
đam mê đối với môn học được xem là khó học này. Như vậy không quan <br />
trọng các em thuộc bài mà quan trọng học xong các em cần nắm những gì, <br />
hiểu được gì, hiểu được bao nhiêu trong thực tiễn. Chính điều đó làm các em <br />
giảm đi việc học thuộc lòng. <br />
<br />
<br />
<br />
Trang 21<br />
Phần III : Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Để thành công trong dạy học phần củng cố giáo viên phải nỗ lực, <br />
vượt khó , nắm vững kiến thức trọng tâm để có đủ năng lực xây dựng hệ <br />
thống sơ đồ tư duy cho bản thân và nhận xét được sơ đồ tư duy của học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 22<br />
Giúp hệ thống hoá cho các em những kiến thức cơ bản một cách có <br />
hệ thống, sâu rộng, phát triển ngôn ngữ lẫn tư duy vật lý.<br />
<br />
Tuỳ theo từng vùng, miền từng đối tượng học sinh mà người giáo <br />
viên có thể áp dụng khác nhau: cho phù hợp.<br />
<br />
Đề tài rất mong được sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp xây dựng của <br />
lãnh đạo và đồng nghiệp để vận dụng đạt kết quả cao hơn.<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, tôi mạnh dạn có một <br />
số ý kiến đề xuất như sau:<br />
<br />
+ Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên nhất giáo viên trẻ <br />
mới vào nghề những phương pháp đã tập huấn để họ nắm được phương <br />
pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu của Ngành đề ra.<br />
<br />
+ Đây là phương pháp có thể đưa vào dạy kết hợp với phương pháp <br />
“Bàn tay nặn bột” với thời lượng thời gian phù hợp sẽ đảm bảo được nâng <br />
cao chất lượng giảng dạy đối với môn học tự nhiên.<br />
<br />
+ Đối với những phần mềm có ứng dụng thực tế giảng dạy đã được <br />
đánh giá cao rất mong được triển khai rộng để giáo viên tự học hỏi và trao <br />
đổi với đồng nghiệp, đây cũng là cách tốt để đổi mới một cách toàn diện <br />
trong tiến trình lên lớp.<br />
<br />
+ Đây mới là bước đầu sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học môn vật <br />
lí rất mong đọc giả góp ý để SKKN này ngày càng hoàn thiện hơn.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
1. Sách giáo khoa Vật lí 6.<br />
<br />
2. Sách thiết kế bài giảng Vật lí 6.<br />
<br />
3. Sách Giáo viên Vật lí 6.<br />
<br />
<br />
Trang 23<br />
4. Phần mềm imindmap 5.<br />
<br />
5. Phần mềm Ms Word.<br />
<br />
6. Phần mềm vẽ hình – cắt hình ảnh.<br />
<br />
7. Phần mềm Exel.<br />
<br />
8. Một số tài liệu tham khảo trên Internet.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
EaBông, ngày 01 tháng 03 năm 2016<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 24<br />
Nguyễn Thị Dịu<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
CH Ủ T ỊCH H ỘI ĐỒNG SÁNG <br />
KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 25<br />