SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 phần Tiếng Việt
lượt xem 339
download
Thế nào là phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy? Cần sử dụng sơ đồ tư duy như thế nào trong các giờ Ngữ Văn 6 đặc biệt phần Tiếng Việt?. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 phần Tiếng Việt”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 phần Tiếng Việt
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ NGỮ VĂN 6 PHẦN TIẾNG VIỆT
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1/ Họ và tên : Ngô Thị Hường 2/ Ngày tháng năm sinh: 03/ 9/ 1976 3/ Giới tính: nữ 4/ Địa chỉ: Thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 5/ Điện thoại: Cơ quan: 3856483 . DĐ: 01697663416 6/ E-mail: ngohuongtp@yahoo.com.vn 7/ Chức vụ: Giáo viên 8/ Đơn vị công tác : Trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: 1/ Học vị : Đại học sư phạm 2/ Năm nhận bằng :2008 3/ Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC 1/ Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Dạy Ngữ Văn 2/ Số năm có kinh nghiệm : 14 năm 3/ Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: * Nâng cao khả năng tiếp thu từ láy (năm 2009) * Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các văn bản nhật dụng trong môn Ngữ Văn 8 (năm 2010) 1 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG GIỜ NGỮ VĂN 6 PHẦN TIẾNG VIỆT I. LÝ DO CHỌN SKKN. Ngữ văn là một môn học thuộc bộ môn khoa học xã hội. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đồng thời nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác Ngữ Văn còn là môn học có mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong các nhà trường phổ thông. Học tốt môn Ngữ Văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, gắn kiến thức với thực tiễn. Năm học 2011 - 2012 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ Văn trong trường phổ thông mà Tiếng Việt là cơ sở. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy (SĐTD). Đây là một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác dạy và học. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học văn, khơi dậy trong học sinh tình yêu, cái nhìn và tư duy mới về môn học. Vậy thế nào là phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy? Cần sử dụng sơ đồ tư duy như thế nào trong các giờ học Ngữ Văn 6 đặc biệt là phần Tiếng Việt ở một trường Dân tộc nội trú? Đó là những vấn đề tôi muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN SKKN. 1. Cơ sở lí luận Nghị quyết TW 2, khoá VIII đã xác định mục tiêu của việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo là nhằm: “khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”. Theo chỉ thị 58-CT/TW về việc: “…đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học”. Tiếp đó chỉ thị 29/CT-BGDĐT đề ra nhiệm vụ ứng dụng CNTT cho các trường. Năm học 2011-2012, theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai triển khai một phương pháp học mới bằng sơ đồ tư duy. 2 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” Sơ đồ tư duy giúp học sinh tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học. Đây chính là công cụ học tập vận dụng được sức mạnh của cả bộ não. Sơ đồ tư duy còn giúp học sinh học tập một cách tích cực hơn, HS chủ động chiếm lĩnh tri thức mà trong quá trình này, GV giữ vai trò chủ đạo. Đây thực sự là phương pháp lấy người học làm trung tâm.. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, Năm học 2011 – 2012 tôi đã mạnh dạn sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy Ngữ Văn 6 – Phần Tiếng Việt và thấy hiệu quả hơn hẳn so với khi chưa sử dụng. 2. Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của SKKN a. Nội dung thực hiện các giải pháp của SKKN a.1. Sơ đồ tƣ duy là gì? Tác dụng của sơ đồ tƣ duy và cách thiết kế sơ đồ tƣ duy? - Sơ đồ tư duy còn gọi là Bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy … là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề … bằng cách kết hợp sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Đây là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả. - Sơ đồ tư duy đóng vai trò là công cụ đồ hoạ trực quan nối các từ khoá và hình ảnh liên quan với nhau, sơ đồ tư duy sẽ hỗ trợ tích cực nhất cho GV và HS khi dạy – học các bài nghiên cứu kiến thức mới, bài ôn tập, tổng kết, hoặc củng cố, hệ thống hoá kiến thức sau mỗi bài, mỗi phần. Sơ đồ tư duy giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán. Sơ đồ tư duy hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rõ ràng. Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, sơ đồ tư duy cho phép giáo viên và học sinh làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Để thấy rõ thế mạnh của việc dùng sơ đồ tư duy trong việc dạy học Tiếng Việt, ta hãy so sánh hai cách thể hiện nội dung bài: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt (SGK Ngữ văn 6, NXB Giáo Dục) như sau: * Cách dùng lời và dạy thường: (Ngữ văn 6, tập 1, trang 14): “Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm nhiều tiếng là từ phức. Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy. GV sử dụng bảng động để phác hoạ trên bảng: 3 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” Từ đơn Cấu tạo từ Từ ghép Từ phức Từ láy * Cách dùng bản đồ tư duy: (Ngữ văn 6, tập 1, trang 14): Mức độ cụ thể (phức tạp) hay sơ lược (đơn giản) trong nội dung của sơ đồ tùy thuộc vào dụng ý của người tạo lập. Chẳng hạn, với sơ đồ trên, ta cũng có thể cụ thể hoá bằng việc cung cấp một cách chi tiết hơn, đầy đủ hơn nội dung cho mỗi nhánh của sơ đồ. So sánh hai cách thể hiện nội dung bài học: “Từ và cấu tạo từ củaTiếng Việt” như trên, dùng lời và dùng bản đồ tư duy, chúng ta thấy rõ là cách dùng lời chủ yếu mới tập trung cung cấp cho học sinh những khái niệm khoa học, còn mối quan hệ giữa các khái niệm trong ngôn ngữ như đã bị nhoà đi. Nhưng dùng sơ đồ chúng ta có lợi thế hơn: một mặt, vừa cung cấp khái niệm cho học sinh, mặt khác lại vừa có điều kiện làm nổi bật được mối quan hệ tầng bậc, đa chiều trong ngôn ngữ, giúp các em quan sát nội dung bài học được dễ dàng hơn. Đây cũng là một trong những cơ sở giúp các em nhớ lâu, đúng bản chất hơn những hiện tượng ngôn ngữ được tìm hiểu. Mặt khác, việc dùng sơ đồ trong các tiết dạy Tiếng Việt còn tạo không khí 4 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” học tập sôi nổi nhờ khám phá của học sinh. Các em hứng thú hơn so với những tiết học dùng lời mà không dùng sơ đồ như đã nêu ở phần so sánh trên. - Để giúp giáo viên và học sinh có hứng thú hơn trong dạy và học Ngữ Văn thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy. Vậy cách thiết kế sơ đồ tư duy gồm 4 bước như sau: Bƣớc 1: Vẽ phác hoạ sơ đồ tư duy trên giấy: Sử dụng giấy bìa, phía sau tờ lịch cũ, giấy A4, bút viết, bảng, … để phác thảo sơ đồ bằng chủ đề trung tâm (central topic), các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3 có liên quan ( main topic và subtopic); liên tưởng sơ đồ bằng các hình ảnh, sử dụng từ chìa khoá, … Bƣớc 2: Tạo sơ đồ tư duy trên máy vi tính (dùng iMindMap 5) dựa theo những ý tưởng đã phác hoạ, bắt đầu bằng từ khoá và các nhánh cấp 1(ở bước 1). Cụ thể, trước tiên GV nên chọn cụm từ trung tâm ( từ khoá – key words) là tên của bài dạy, một mục kiến thức hay nội dung báo cáo, …với kích cỡ chữ to và đậm, đặt cơ sở cho việc vẽ các nhánh có quan hệ với nhau. Tiếp đó vẽ các nhánh cấp 1 là nội dung chính ( ý chính) của chủ đề trung tâm. Tuỳ theo số lượng nhánh cấp 1 cần bố trí sao cho cân đối xung quanh hình ảnh (từ khoá) trung tâm. Bƣớc 3: Vẽ bổ sung các nhánh cấp 2, cấp 3, … và những chi tiết hỗ trợ. Đây là bước lặp lại của bước 2, các cụm từ ghi trên mỗi nhánh cấp 1 bây giờ đóng vai trò từ khoá (trung tâm) của nhánh đó. Các cấp 2, cấp 3, …được vẽ từ nhánh cấp 1 chính là nhánh con của nhánh con trước đó. Bƣớc 4: Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện SĐTD. Ở bước này GV vẽ trang trí màu sắc, font chữ, tích hợp thêm hình ảnh để minh hoạ, giúp cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn. Sơ đồ tư duy là sơ đồ mở, nên mỗi người có thể vẽ, chỉnh sửa theo cách riêng của mình sao cho vừa truyền tải được nội dung kiến thức vừa giúp HS ghi chép được ý chính và hình dung rõ vấn đề giáo viên trình bày. Đối với HS trung bình tập cho HS có thói quen tự ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng sơ đồ tư duy. Cho các em tập “đọc hiểu” và tự vẽ sơ đồ tư duy sau từng bài học. Ban đầu GV cho HS làm quen với một số sơ đồ tư duy có sẵn, sau đó cho các em thực hiện như 4 bước ở trên. a. 2. Sơ đồ tƣ duy có thể áp dụng: - Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập. - Dạy bài mới. - Củng cố kiến thức sau mỗi phần học, tiết học. - Luyện tập củng cố. 5 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” - Để dạy các bài ôn tập hoặc tổng kết Tiếng Việt. b. Biện pháp thực hiện các giải pháp của SKKN b1. Sử dụng sơ đồ tƣ duy để hƣớng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập. GV tiến hành khi hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, chuẩn bị bài mới nhằm rèn luyện tính tự giác, chuyên cần và chủ động trong học tập giúp tăng tính hiệu quả, sau khi kết thúc một bài học trên lớp. GV chiếu màn hình bài tập về nhà, định hướng cho học sinh phác thảo đề cương của bài “ sẽ học” bằng SĐTD về những nội dung liên quan như : khái niệm, các loại … Ví dụ: Sau khi dạy văn bản “Thánh Gióng” ( Ngữ văn 6 tập 1), tiết tiếp theo là bài “ Từ mượn”. GV có thể hướng cho học sinh phác thảo đề cương của bài “ sẽ học” bằng sơ đồ tư duy nội dung như sau: Sơ đồ minh hoạ Sơ đồ tư duy hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập - Ngữ Văn 6 b2. Sử dụng sơ đồ tƣ duy để dạy bài mới Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ SĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các từ liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện sơ đồ tư duy. Qua sơ đồ tư duy đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng. 6 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” - Ví dụ: Khi học bài “ So sánh” ( Môn Ngữ văn lớp 6), đầu giờ giáo viên cho từ khoá “ So sánh” rồi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các em để các em có thể vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ ( nhánh con cấp 2, cấp 3…), sau khi các nhóm HS vẽ xong, cho một số em lên trình bày trước lớp để các học sinh khác bổ sung ý. Giáo viên kết luận qua đó giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú học tập của học sinh. Sơ đồ minh hoạ Sơ đồ tư duy bài “So sánh” (Ngữ Văn 6 - tập 2) b.3. Sử dụng sơ đồ tƣ duy để củng cố kiến thức sau mỗi phần học, tiết học. Sau mỗi phần, mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ sơ đồ tư duy. Mỗi phần học, bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng. Ví dụ 1 : Khi học phần “ Số từ” ( Môn Ngữ văn lớp 6 – tập 1) Sơ đồ minh hoạ 7 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” Ví dụ 2 : Khi học phần “ Lượng từ” ( Môn Ngữ văn lớp 6 – tập 1) Sơ đồ minh hoạ b.4. Sử dụng SĐTD để luyện tập củng cố Ví dụ: Khi học bài “ Danh từ” – Ngữ Văn 6 – tập 1 - Với nhóm các tập 1,2,3 trong phần luyện tập của bài 8 SGK, Trang 87, sách Ngữ văn 6, tập 1 có nội dung như sau: 1. Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong những danh từ ấy. 2. Liệt kê các loại từ: 8 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” a) Chuyên dùng trước danh từ chỉ người, Ví dụ : Ông, bà, cô... b) Chuyên dùng trước danh từ chỉ đồ vật, Ví dụ: Cái, bức, cơn, giấc... 3. Liệt kê các danh từ: a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác, Ví dụ: Mét, ki- lô- gam, lít,... b) Chỉ đơn vị quy ước chừng , Ví dụ: Nắm, mớ, đàn....” Nếu xét riêng từng bài tập trên thì việc lập Sơ đồ tư duy là không cần thiết vì nội dung bài tập rất đơn giản. Nhưng nếu nhìn tổng quát, cả ba bài tập này đều có liên quan đến việc thống kê lại các tiểu loại khác nhau trong sự phân chia của danh từ. Vì vậy việc gộp 3 bài tập này vừa giúp học sinh nhớ lại cách phân chia tiểu loại để củng cố lý thuyết mới học vừa có kết quả của bài tập. Sơ đồ tư duy của ba bài tập này có thể là: b.5. Sử dụng sơ đồ tƣ duy để dạy bài ôn tập, tổng kết Tiếng Việt Ví dụ 1 : Khi dạy ôn tập Tiếng Việt phần ( từ loại, cụm từ) , giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy sau mỗi bài học để mỗi em có một tập sơ đồ tư duy về các từ loại Tiếng Việt: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ…. Sau khi có một học sinh hoặc một nhóm học sinh vẽ xong sơ đồ tư duy sẽ cho một học sinh khác, nhóm khác nhận xét, bổ sung … Có thể cho học sinh vẽ thêm các đường, nhánh khác và ghi thêm các chú thích… rồi thảo luận chung trước lớp để hoàn thiện, nâng cao kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy cho các em. Sơ đồ minh hoạ 9 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” Ví dụ 2 : Khi dạy phần tổng kết phần Tiếng Việt, để củng cố những kiến thức đã học ở học kì 1và kì 2 về Tiếng Việt giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy để mỗi em có một tập sơ đồ tư duy về Tiếng Việt: Các từ loại, các phép tu từ, các kiểu câu và các dấu câu đã học. Sau khi học sinh vẽ xong sơ đồ tư duy rồi thảo luận để hoàn thiện, nâng cao kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy . c. Sơ đồ tƣ duy để hỗ trợ học tập, phát triển tƣ duy lôgic. - Học sinh tự có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hỗ trợ việc tự học ở nhà: Tìm hiểu trước bài mới, củng cố, ôn tập kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, 10 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” bìa… hoặc để tư duy một vấn đề mới. qua đó phát triển khả năng tư duy lôgic, củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng ghi chép. - Việc học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi sơ đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và sơ đồ tư duy do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình. III. HIỆU QUẢ CỦA SKKN - Sau một thời gian ứng dụng sơ đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt nói riêng, tôi thấy bước đầu có những kết quả khả quan. Tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của ứng dụng sơ đồ tư duy trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Biết sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần. Học sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng sơ đồ tư duy để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số học sinh trung bình đã biết dùng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Đối với môn Tiếng Việt học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng sơ đồ tư duy để ghi chép bài nhanh, hiệu quả. Qua thực tiễn vận dụng giảng dạy tôi thấy lớp học sôi động hơn rất nhiều so với khi chưa áp dụng. Thống kê số liệu khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn cho thấy. Trước khi áp dụng chuyên đề. * Thái độ học tập 11 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” Tổng số Không hứng thú Bình thường Rất hứng thú HS khối 6 SL % SL % SL % 75 9 12 49 65.3 17 22.7 * Kết quả học tập Sau khi học bài “Danh Từ ” ( Tiếng Việt 6 tập 1). HS làm bài kiểm tra 15 phút: Đề: 1. Danh từ là gì? Có mấy loại và cho ví dụ? ( 4 điểm) 2. Liệt kê các loại danh từ: a. Chỉ người, chỉ đồ vật: ( 3 điểm) b. Chỉ đơn vị quy ước chính xác và ước chừng? ( 3 điểm) Kết quả như sau : Tổng Nhớ được kiến thức Hiểu được kiến thức Vận dụng được kiến thức số HS SL % SL % SL % khối 6 75 29 38.7 36 48 10 13.3 Một số em chưa chuẩn bị bài, không làm bài tập ở nhà nên một số kiến thức bị hổng, giờ Tiếng Việt nhưng không khí học rất buồn tẻ. Để đảm bảo thời gian 45 phút giáo viên trả lời thay cho học sinh, như vậy vô hình dung áp đặt cách hiểu, suy nghĩ của mình cho học sinh Sau khi áp dụng chuyên đề: * Thái độ học tập Tổng số Không hứng thú Bình thường Rất hứng thú HS khối 6 SL % SL % SL % 75 00 00 17 22.7 58 77.3 * Kết quả học tập Học xong bài “Danh Từ ” ( Tiếng Việt 6 tập 1). HS làm bài kiểm tra 15 phút với đề bài tương tự, kết quả đạt được: Tổng Nhớ được kiến thức Hiểu được kiến thức Vận dụng được kiến thức số HS SL % SL % SL % khối 6 75 11 14.7 41 54.6 23 30.6 12 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” Đa số các em biết chuẩn bị bài, làm bài tập ở nhà, giờ Tiếng Việt rất sôi nổi. GV không còn áp đặt cách hiểu và suy nghĩ của mình cho HS như trước. Một số bài làm của HS. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phát động. - Sử dụng thành thạo và hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. - Sơ đồ tư duy chỉ là một phương tiện dạy học bên cạnh nhiều phương tiện khác. Chúng ta chỉ khai thác những khả năng các công cụ khác thể hiện chưa tốt, hay không thể hiện được, tránh lạm dụng nó. Với kiến thức kinh nghiệm này, bản thân tôi đã báo cáo cho đồng nghiệp trong lớp bồi dưỡng chuyên môn về tâm lý học sinh và dạy học phù hợp với học sinh dân 13 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” tộc cùng với chuyên đề: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học bằng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn. Riêng bản thân tôi năm học 2011-2012 đã sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ văn 6 – phần Tiếng Việt như đã trình bày ở trên. Nghề dạy học với những người có tâm huyết không có điểm dừng ở tìm tòi nghiên cứu và sáng tạo, một tiết dạy dù ở mức độ nào cũng để lại không ít nhiều những băn khoăn thắc mắc. Trên đây là những kinh nghiệm ít ỏi hết sức khiêm tốn của bản thân được rút ra từ thực tế giảng dạy của một giáo viên lâu năm tại trường PT DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán. Qua sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của đồng nghiệp, nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để chuyên đề này của tôi dần dần hoàn thiện hơn. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Đình Châu, Sử dụng Sơ đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán- Tạp chí Giáo dục, kì 2- tháng 9/2009. 2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng Sơ đồ tư duy góp phần TCH HĐ học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009. 3. Tony Buzan - Sơ đồ tư duy trong công việc – NXB Lao động – Xã hội. 4. Stella Cottrell (2003), The study skills handbook (2nd edition), PalGrave Macmillian. 5. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan). 6. Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1. 8. Bài soạn Ngữ văn 6 tập 1. 9. Tư liệu Ngữ văn 6. Tân Phú, ngày 11 tháng 5 năm 2012 Ngƣời thực hiện Ngô Thị Hƣờng 14 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ Ngữ Văn 6 – phần Tiếng Việt” MỤC LỤC I. Lý do chọn SKKN: ..................................................................................... Trang 2 II. Tổ chức thực hiện SKKN: ............................................ ............................ Trang 2 1. Cơ sở lý luận : ............................................................................................ Trang 2 2. Nội dung và biện pháp thực hiện: .............................................................. Trang 3 a. Nội dung: .................................................................................................... Trang 3 a.1. Sơ đồ tư duy là gì? Tác dụng của sơ đồ tư duy và cách thiết kế: ............ Trang 3 a.2. Sơ đồ tư duy có thể áp dụng: ................................................................... Trang 5 b. Biện pháp thực hiện: .................................................................................. Trang 6 b1. Sử dụng sơ đồ tư duy để hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập: ....... Trang 6 b2. Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới: ..................................................... Trang 6 b.3. Sử dụng SĐTD để củng cố kiến thức sau mỗi phần học, tiết học: ........ Trang 7 b.4. Sử dụng SĐTD để luyện tập củng cố: .................................................... Trang 8 b.5. Sử dụng SĐTD để dạy bài ôn tập Tiếng Việt: ........................................ Trang 9 c. SĐTD để hỗ trợ học tập, phát triển tư duy lôgic: .................................... Trang 10 III. Hiệu quả của SKKN: .............................................................................. Trang 11 IV. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng: ............................................... Trang 13 V. Tài liệu tham khảo: .................................................................................. Trang 14 15 Người thực hiện : Ngô Thị Hường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy tìm hướng chứng minh bài tập Hình học 7
18 p | 874 | 275
-
SKKN: Bản đồ tư duy- phương pháp giúp học sinh hệ thống kiến thức và ôn tập Ngữ Văn 12
23 p | 958 | 259
-
SKKN : Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập chương Toán lớp 7
12 p | 1519 | 204
-
SKKN: Giải các bài toán điển hình lớp 4 bằng phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng
23 p | 467 | 65
-
SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả giờ đọc – hiểu về tác gia văn học trong chương trình Ngữ Văn thpt (ban cơ bản)
58 p | 845 | 57
-
SKKN: Sử dụng sơ đồ grap trong dạy học tiếng Việt ở THPT
41 p | 261 | 56
-
SKKN: Sử dụng sơ đồ khối để dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong
15 p | 271 | 46
-
SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Vật lí – Lớp 6
25 p | 295 | 34
-
SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy để hình thành năng lực tự học cho học sinh trong môn Ngữ Văn 12
36 p | 161 | 32
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý ở trường phổ thông
20 p | 153 | 22
-
SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường THCS
31 p | 90 | 12
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam – chương trình Địa lí 12
47 p | 105 | 7
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 11 làm bài toán đếm bằng cách lập sơ đồ
24 p | 79 | 4
-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp sơ đồ hóa trong giảng dạy Tin học 12
31 p | 63 | 4
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng tự tạo và một số tính chất hình học, dạy học tiết thực hành lớp 9
20 p | 93 | 3
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh lớp 12 ở bài:''Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
20 p | 57 | 2
-
SKKN: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đường thẳng để giải quyết một số dạng toán hình tọa độ phẳng
19 p | 57 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn