SKKN : Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập chương Toán lớp 7
lượt xem 204
download
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Chính vì vậy Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập chương Toán lớp 7”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN : Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập chương Toán lớp 7
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG TOÁN LỚP 7
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ. a. Cơ sở lí luận: - Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. - BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì... và nó còn giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác. b. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2011 - 2012 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy (BĐTD) - một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học lí thuyết đối với học sinh, khơi gợi trong học sinh
- tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học. Vậy thế nào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy? Cần sử dụng bản đồ tư duy như thế nào để nâng cao chất lượng trong các giờ học? Đó là những vấn đề tôi muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này . Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. BĐTD giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học, học sinh sẽ có được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập chương toán lớp 7”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
- Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Ôn tập chương I – Đại số 7”. Sau khi cho học sinh tìm hiểu kĩ phần kiến thức cơ bản của chương, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ mô hình BĐTD. BĐTD gồm 3 nhánh chính, ở mỗi nhánh có thể phân thành nhiều nhánh nhỏ tuỳ thuộc vào từng phần kiến thức. Để có thể hoàn thiện được mô hình BĐTD của bài học, giáo viên sử dụng hệ thồng câu hỏi định hướng để khai thác kiến thức: + Kết thúc chương I các em đã được biết thêm những tập hợp số nào? Học sinh sẽ dựa vào kiến thức đã học để xác định các ý chính ( TậpQ, tậpI, tập R.) + Tiếp tục hoàn thành các nhánh của BĐTD bằng hệ thống câu hỏi nhỏ có tính gợi mở. Tập Q và tập I có dạng tổng quát như thế nào? Học sinh trả lời và hình thành lên nhánh dạng tổng quát của tập hợp. + Trong tập hợp Q có những phép tính nào? Học sinh trả lời và hình thành lên các nhánh phép tính của tập hợp. Tập số R có chứa tập Q không? Ngoài ra còn chứa tập nào?..
- Sơ đồ minh hoạ Bản đồ tư duy: Ôn tập chương I- Đại số 7 *Ưu điểm: - Đối với giáo viên: + Hệ thống hóa được toàn bộ kiến thức cơ bản của chương cho HS. + Cụ thể hóa từng dạng toán của từng nội dung qua đó HS nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và có hệ thống. - Đối với HS: + Hệ thống hóa được toàn bộ kiến thức cơ bản của chương một cách nhanh chóng. + Vì các em đều được học bộ môn mĩ thuật nên việc bố trí bố cục của BĐTD đối với các em không có mấy khó khăn.
- + Toàn bộ kiến thức cở bản của chương được hệ thống một cách gọn gàng bằng BĐTD nên việc ghi nhớ kiến thức đối với các em cũng trở lên dễ dàng. *Nhược điểm: + Khi dạy HS hệ thống lại kiến thức bằng BĐTD vì đây là cách học và cách ghi chép mới nên lúc đầu các em cũng còn bỡ ngỡ. Chưa biết chọn cái gì làm trọng tâm nên còn thụ động. + Để HS hình thành được các nhánh thì đòi hỏi GV phải có nhiều phương án cùng với những cách đặt câu hỏi gợi mở để định hướng và giúp các em hình thành lên nhánh câp1, nhánh cấp 2,…GV sẽ phải mất nhiều thời gian chuẩn bị hơn. Ví dụ 2: Khi học tiết “ Ôn tập chương I – Hình học 7”. Giáo viên cho từ khoá: “ Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song” rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các em để các em có thể vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ ( nhánh con cấp 2, cấp 3…), sau khi các nhóm HS vẽ xong, cho một số em lên trình bày trước lớp để các học sinh khác bổ sung ý. Giáo viên kết luận qua đó giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú học tập của học sinh. Nếu so với tiết học này dạy bình thường và dạy bằng cách hình thành lên BĐTD thì dậy bằng hình thình lên BĐTD có hiệu quả đáng kế: + HS rất hào hứng cùng thầy định hướng trọng tâm của chương và vẽ trọng tâm của chương bằng các hình thù khác nhau. + Các em đua nhau tìm ra kiến thức quan trọng và cơ bản để thể hiện cho các nhánh cấp 1, cấp 2,…
- + Sau khi hình thành lên BĐTD thì vì BĐTD ngắn gọn và lại có các hình ảnh minh họa nên việc các em ghi nhớ kiến thức rất thuận lợi, các em dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Sơ đồ minh hoạ Bản đồ tư duy bài “Ôn tập chương I – Hình hoc 7” - Dùng BĐTD để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, phần…: Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ BĐTD. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng.
- Ví dụ 3: Khi dạy tiết ôn tập chương II – Đại số7 Giáo viên yêu cầu các học sinh vẽ BĐTD để mỗi em đều hệ thống lại được kiến thức trọng tâm của chương. Sau khi có một học sinh hoặc một nhóm học sinh vẽ xong BĐTD sẽ cho các em chao đổi BĐTD cho nhau theo từng nhóm, các nhóm nhóm nhận xét và bổ sung những thiếu sót cho nhau bằng cách vẽ bằng bút chì vào BĐTD của nhóm bạn. Có thể cho học sinh vẽ thêm các đường, nhánh khác và ghi thêm các chú thích… rồi thảo luận chung trước lớp để hoàn thiện, nâng cao kĩ năng vẽ BĐTD cho các em. Sơ đồ minh hoạ Bản đồ tư duy bài “Ôn tập chương II- Đại số 7”
- Ví dụ 4: BĐTD khi tìm hiểu kiến thức chương II – Hình học 7: Giáo viên định hướng để học sinh khai thác kiến thức của bài học bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Trên cơ sở đó hình thành và củng cố kiến thức cho HS bằng BĐTD. Hệ thống kiến thức của bài học bao gồm các kiến thức về tam giác: a. Tổng ba góc của một tam giác có tính chất gì?(Tổng ba góc luôn băng 180o ). b. Em hãy nêu các trường hợp bằng nhau của tam giác? c. Tam giác cân; Tam giác đều: Góc của tam giác có tính chất gì? Cạnh của tam giác có tính chất gì? d. : Tam giác vuông: + Nêu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông? + Định lý Pitago. Sơ đồ minh hoạ
- Ví dụ 5: BĐTD khi tìm hiểu kiến thức chương III – Đại số 7: Ngoài ra việc sử dụng bản đồ tư duy còn áp dụng cho các tiết học lí thuyết, bài tập ở bộ môn Toán của tất cả các khối lớp ví dụ: Đại Số 7: Đại lượng tỉ lệ thuận
- III. Kết luận: Sau một thời gian ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học, tôi thấy bước đầu có những kết quả khả quan. Tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của ứng dụng BĐTD trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Biết sử dụng BĐTĐ để dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần. Học sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng BĐTD để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số HS trung bình đã biết dùng BĐTD để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng BĐTD để ghi chép bài nhanh, hiệu quả, đặc biệt là trong các tiết ôn tập chương các em có thể hệ thống kiến thức một cách nhanh chóng. Việc sử dụng BĐTD giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Sử dụng bản đồ tư duy không chỉ được áp dụng đối với tiết ôn tập chương cho bộ môn Toán mà còn có thể áp dụng được cho các tiết học ở tất cả các bộ môn có kiến thức tổng hợp.Học sinh tự có thể sử dụng BĐTD để hỗ trợ việc tự học ở nhà: Tìm hiểu trước bài mới, củng cố, ôn tập kiến thức bằng cách vẽ BĐTD trên giấy, bìa… hoặc để tư duy một vấn đề mới. qua đó phát triển khả năng tư duy lôgic, củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng ghi chép. Sử dụng thành thạo và hiệu quả Bản đồ Tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời
- gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Tôi hy vọng rằng, trong những năm học tới phòng giáo dục đào tạo sẽ tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu quả hơn nữa để chúng tôi có được những phương pháp dạy học hay, hiệu quả. Xin trân trọng cảm ơn! Thanh Lang, ngày 4 tháng 3 năm 2012 Người viết sáng kiến: Lê Xuân Thương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học ngữ pháp Tiếng Anh lớp 10
23 p | 2302 | 480
-
SKKN: Bản đồ tư duy- phương pháp giúp học sinh hệ thống kiến thức và ôn tập Ngữ Văn 12
23 p | 958 | 259
-
SKKN: Sử dụng trò chơi khi dạy Tiếng Anh
10 p | 1027 | 149
-
SKKN: Phương pháp sử dụng đồ dùng trong dạy học Ngữ văn THPT
20 p | 856 | 112
-
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Lịch sử 9
24 p | 824 | 85
-
SKKN: Sử dụng kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn và bản đồ tư duy trong dạy học môn Công nghệ 6 ở THCS
24 p | 943 | 83
-
SKKN: Sử dụng KTDH khăn phủ bàn và bản đồ tư duy trong môn Công nghệ 6 ở THCS
38 p | 406 | 82
-
SKKN: Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS
44 p | 381 | 78
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Sinh học 9
8 p | 739 | 74
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực quan ở trên lớp môn Lịch sử ở trường THCS
8 p | 460 | 65
-
SKKN: Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học Sinh học
17 p | 349 | 65
-
SKKN: Giải các bài toán điển hình lớp 4 bằng phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng
23 p | 467 | 65
-
SKKN: Sử dụng sơ đồ grap trong dạy học tiếng Việt ở THPT
41 p | 263 | 56
-
SKKN: Sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Địa lí, áp dụng bài: Vũ Trụ - Hệ mặt Trời và Trái Đất - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Địa lí 10 cơ bản
25 p | 322 | 48
-
SKKN: Sử dụng sơ đồ khối để dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong
15 p | 274 | 46
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy - học Địa lí
11 p | 172 | 32
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12
28 p | 263 | 29
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn