SKKN: Sử dụng trò chơi khi dạy Tiếng Anh
lượt xem 149
download
Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy Ngoại ngữ ở trường THCS . Đó là các phương pháp hay, dễ sử dụng và đã góp phần nâng cao chất lượng môn học. Mời các bạn tham khảo bài SKKN về cách Sử dụng trò chơi khi dạy Tiếng Anh này nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Sử dụng trò chơi khi dạy Tiếng Anh
- Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi khi dạy Tiếng Anh 1
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Đối với việc giảng dạy môn Ngoại ngữ nói chung và với môn Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn ( Đặc biệt đối với học sinh THCS). Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngoài kiến thức, phong cách của một giáo viên Ngoại ngữ thì phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút học sinh thích thú, tập trung cũng như yêu mến môn học. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy Ngoại ngữ ở trường THCS . Đó là các phương pháp hay, dễ sử dụng và đã góp phần nâng cao chất lượng môn học. Với bản thân mình tôi nhận thấy việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ (Language games) trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng thú khi được học tập môn Tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ này. Học Ngoại ngữ đòi hỏi phải có tính hứng thú (enjoyable) các trò chơi ngôn ngữ giúp ta thực hiện điều này. Người dạy và học ngoại ngữ không nên nghĩ rằng chơi các trò chơi ngôn ngữ là phí phạm thời gian học tập. Ngay cả với tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt được những tiến bộ rất nhiều thông qua việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ. Học sinh sẽ học ngoại ngữ rất tốt thông qua các trò chơi ngôn ngữ. Các trò chơi ngôn ngữ giúp thay đổi không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc. Vì những lí do nêu trên. Tôi xin trình bầy dưới đây những trò chơi ngôn ngữ mà mình đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. Tôi nghĩ rằng đây là những trò chơi rất dễ áp dụng vì tính đơn giản nhưng lại rất hiệu quả và thực tế đã là như vậy. PHẦN II: NỘI DUNG Game 1: Car racing ( Đua xe) Đây là một trò chơi rất hay, giúp học sinh vừa học vừa chơi mà lại là một phương pháp ôn luyện từ vựng hiệu quả. Cách thực hiện: ( Giáo viên có thể làm trên bảng hoặc chuẩn bị ở bảng phụ) 2
- Kẻ ba đường thẳng để tạo ra hai đường đua song song và chia đường đua thành những ô chữ nhật bằng nhau. ( Học sinh có thể thực hiện trên giấy nháp) để chơi được lâu tùy theo thời gian cho phép bạn có thể kẻ thêm nhiều đường đua khác nhau. Ví dụ: Racer I run tear draw eat enter equip err exact end Racer II Hit ride wake take refuse phone rise teach drive Ban đầu hai “tay đua” ( ví dụ số 1 ghi “run” còn số 2 ghi “ hit” ) sau đó bốc thăm đi trước sẽ ghi từ có chữ cái đầu của mình là chữ cái cuối của từ của đối thủ, như ví dụ trên nếu II đi trước sẽ ghi từ có chữ “N” ở đầu ( ví dụ “need” vào ô tiếp theo của mình vì ở trên từ “run” có chữ cuối là “N”, tương tự đến lượt I đi thì ghi từ “tear” chẳng hạn (hit – tear), đến lượt II đi “draw” (need – down), đến lượt I đi “ride” (tear – ride) ……. Lần lượt như vậy trò chơi sẽ tạo thành hai chuỗi dích dắc, đan xen gồm các từ nối đầu - đuôi (run – need – draw – wake – enter – refure….). cuộc đua sẽ kết thúc khi một tay đua bị “nổ lốp” tức là ghi sai từ, hay hết xăng (không tìm được từ tiếp theo nữa). Ban đầu các bạn có thể cho học sinh dùng từ bất kì, sau đó nâng cao bằng các từ quy định chỉ dùng động từ, tính từ, hay danh từ hoặc từ trong một bài học nào đó bất kì vừa học….hay có thể như đua F1 (giới hạn thời gian suy nghĩ). Các tay đua điêu luyện còn biết cách “ép xe” tức là dùng các đuôi khó như: x, y, u…..hay chỉ dùng một loại đuôi để ép đối thủ và giành chiến thắng. Giáo viên có thể làm trọng tài, cho điểm và chia lớp thành hai đội đua với nhau hoặc hai cá nhân ở hai bên, hoặc một nam một nữ…….Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này khi bắt đầu hoặc kết thúc bài dạy hoặc để củng cố trong các bài ôn tập. Game 2: word – practicing (Rèn từ) Yêu cầu: Ít nhất có hai người chơi và nếu cần có một cuốn từ điển. Ở trên lớp giáo viên có thể chia lớp thành hai nhóm và chính giáo viên hoặc một học sinh làm trọng tài. Cách chơi: Lấy một từ Tiếng Anh bất kì (Việc này giáo viên có thể làm) Ví dụ: yesterday. 3
- Dùng các con chữ tạo lên từ đó, cụ thể ở đây là: y, e, s, t, e, r, d, a, y để tạo ra những từ khác, ai tạo được nhiều từ hơn là thắng cuộc. Trong ví dụ trên ta có thể tạo được các từ như: yes, trader, start, year, steady – state,…..Khuyến khích khả năng tổ hợp. Với trò chơi này, học sinh có dịp “lục tung” tất cả các từ trong đầu mình, tránh quên từ lại có thể học thêm từ mới trong số các từ mà người bạn chơi tạo ra. Giáo viên có thể suy nghĩ và tìm những từ có các chữ cái có thể thành lập được các từ khác mà nằm trong nội dung học sinh đã học hoặc để kiểm tra vốn từ của học sinh. Game 3: Guessing – word (Đoán chữ) Đây là trò chơi giống như trong chương trình “Chiếc nón kì diệu” tức là đoán chữ trong ô chữ nhưng hơi khác một chút. Yêu cầu: Tối thiểu có hai người chơi. Luật chơi: Người chủ trò (Giáo viên hoặc một học sinh) lấy một cái tên hoặc từ theo một chủ đề cho trước rồi viết lên bảng hoặc ra giấy một số ô vuông tương ứng với số chữ cái của cái tên đó hoặc từ đó, người chơi sẽ đoán mỗi lần một chữ cái, nếu chữ cái đó có trong ô chữ thì chủ trò sẽ viết chữ cái ấy vào đúng vị trí. Ai tìm ra tên thì người đó thắng. Ngược lại sau 5 lần đoán sai (Số lần là do người chủ trò và người chơi quy định) mà chưa tìm ra thì người chơi sẽ thua. Có thể hai hay nhiều học sinh làm chủ trò thay nhau. Ai thắng nhiều lần thì sẽ thắng trung cuộc. Ví dụ: Giáo viên ( T ) làm chủ trò. Giáo viên cho biết ô chữ mà hai học sinh chơi là một ô chữ gồm 4 chữ cái, đây là tên một Quốc gia ở châu á. Giáo viên ghi 4 ô chữ lên bảng. Chẳng hạn người chơi I đoán trước là chữ “E” người chủ trò nói là không có chữ “E”, như vậy người thứ II sẽ đến lượt, Người thứ II đoán chữ “N” người chủ trò nói có chữ “N” và viết vào vị trí đúng trong ô chữ. N Người II lại được tiếp tục đoán, nếu đoán đúng người chủ trò sẽ làm như trên, nếu đoán sai thì người I lại được đoán. Cứ như thế cho đến khi tìm ra từ. Trong trường hợp một tronh hai người chơi đã biết chắc chắn đó là từ gì thì có thể nói với người chủ trò ngay và giành chiến thắng. Còn nếu đoán sai cả từ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và người còn lại sẽ tiếp tục đoán. Nếu như cả hai cùng không đoán ra thì sẽ nhờ “ cổ động viên” đoán ra từ đó. Đây là một trò chơi rất vui và bổ ích, HS sẽ rất thích thú vì nó vừa gần gũi với các em vừa phát huy khả năng tư duy của chúng. để trò chơi thêm phong phú người chủ trò có thể chọn nhiều chủ đề khác nhau như: giới từ, động từ bất quy tắc, ca nhạc, văn học, thể thao,…. 4
- Đặc biệt trò chơi này nên áp dụng khi giáo viên vào bài đọc hiểu, một bài hội thoại để giới thiệu chủ đề thu hút học sinh. Mở rộng ra có thể áp dụng trong các chương trình ngoại khoá, câu lạc bộ tiếng Anh, hoặc khuyến khích học sinh luyện tập theo nhóm….. Game 4: Making sentence Yêu cầu: Tối thiểu là hai người chơi, hai nhóm chơi và một giỏi tiếng Anh làm trọng tài. Cách chơi: Gần giống với trò chơi thứ hai (Rèn từ), giáo viên có thể lấy một câu bất kì, mỗi người chơi đến lượt mình dùng các từ trong câu đó để tạo thành câu có nghĩa khác, người nào không tạo ra được câu nữa là thua. Ví dụ: “The boys say they want some juice” ta có thể tạo ra các câu như: “They say they want some juice”, “The boys want some juice”….. Game 5: Making sentence Đây là một trò chơi rất vui và chúng ta có thể áp dụng khi thư giãn hoặc áp dụng trong các buổi dạ hội, sinh hoạt câu lạc bộ thậm chí có thể dùng khi bắt đầu hoặc kết thúc một tiết học. Yêu cầu: Càng nhiều người chơi thì càng vui. Cách chơi: Mỗi bạn tham gia chơi cần một tờ giấy nhỏ. Đầu tiên các bạn trả lời câu hỏi sau vào giấy của mình. Câu hỏi: What’s the time? Trả lời: At …..(Trong dấu “…” bạn có thể điền bất kì giờ nào mà bạn muốn VD: 2 pm). Sau đó gấp phần giấy có câu trả lời lại. Người chủ trò thu lại các tờ giấy mà các bạn đã ghi câu trả lời rồi lại phát cho các bạn khác (phát lung tung), người nhận được giấy không được mở ra xem nội dung bên trong và trả lời tiếp câu sau: Who? Trả lời… (dấu “…..”điền tên một người trong số các bạn chơi) rồi lại gấp vào tiếp. Sau đó lại thu lại cho người chủ trò. Cứ làm như vậy và trả lời tiếp các câu sau: What is he/ she doing? Trả lời: Is …….. (Làm gì) With whom? With…….(điền tên người) Where? At/ in/ on………(điền địa điểm) Cuối cùng người chủ trò sẽ thu lại tất cả các tờ giấy và đọc to tùng tờ. Đây mới là lúc nổ ra những tràng cười “vỡ bụng”. Ví dụ: Chúng ta hãy nghe một tờ giấy ghi: At 12 p.m Lan is talking with Bill Clinton in the swimming pool. Hoặc At 5 p.m Quan is dancing with Hoa in W.C Bạn hãy thử đi! 5
- Game 6: Đối Đây là một trò chơi đòi hỏi trí tuệ, kiến thức sâu rộng có thể sử dụng nhiều trong các hoạt động ngoại khoá. Trò chơi như sau: Số lượng: Càng đông người chơi thì càng lâu và càng khó thắng. Tiêu chuẩn: Thuộc nhiều câu tục ngữ và thành ngữ Tiếng Anh. Tỷ lệ: Chia thành hai đội. Bước 1: Bắt thăm xem đội nào đi trước. Bước 2: Đội đi trước ra vế đối. Bước 3: Đội thứ hai phải đối lại bằng một câu thành ngữ hay tục ngữ, nhưng trong câu đối của đội này phải có một từ mà đội kia đã ra trong câu đối. Bước 4: Đội đầu lại tiếp tục đối bằng một câu thành ngữ hay tục ngữ cũng phải có một từ trong câu của đội kia nhưng không được lặp lại từ trước. Bước 5: Tiếp tục. Bước n: Đội nào bí không đối được sẽ thua cuộc và đội kia thắng cuộc. Ví dụ: Đội A ra câu đối: Silence is gold. Đội B đối lại bằng một câu có từ của đội A “gold”: Gold will not buy everything. Đội A lại phải ra một câu đối có từ trong câu của đội B nhưng không phải là từ “gold”. Và cứ thế……. Game 7: Nói thầm – Kịch câm. Cách chơi: Chia làm hai nhóm. Người chủ trò sẽ đưa cho một bạn ở đội I một câu bất kì, bạn sẽ nói thầm với người tếp theo cứ thế người cuối cùng phải diễn tả lại nội dung đầy đủ của câu nói đó bằng hành động để đội II đoán được. Đội nào đoán được nhiều hơn thì đội đó thắng. Thật khó là bởi vì chúng ta phải nói rất nhỏ để đội bạn không nghe thấy thế nên đến bạn cuối cùng sẽ có những hành động kì quặc mà có khi bạn đầu tiên chưa chắc đã đoán được và với trí tưởng tượng phong phú thì các em sẽ được nghe những câu hoặc những hành động buồn cười và thú vị. Game 8: Tra từ điển ngược. Cách chơi: Chia làm hai đội, mỗi đội cử 2 bạn. Người chủ trò sẽ phát cho mỗi bạn một tờ giấy có ghi các từ. Bạn đó sẽ phải giải nghĩa bằng tiếng Anh để đội mình hiểu và đoán được từ đó. Trò này tuy khó nhưng hiệu quả lại rất cao. Chúng ta nên áp dụng vào phần giải nghĩa từ đặc biệt với học sinh khối 9. Game 9: Simon says Đây là trò chơi mà học sinh phải làm theo mệnh lệnh của giáo viên. Chỉ cần một vài phút để thực hiện trò chơi này vì rất đơn giản. Trò chơi này phát triển kĩ năng nghe (Listening skill) của học sinh và tạo sự chú ý, lôi cuốn học sinh vào bài học mới. 6
- Ví dụ: T (teacher) : (nói với cả lớp) “Simon says, stand up” S (student) : Cả lớp đứng dậy. T : “Simon says, clap your hands” S : Cả lớp vỗ tay. T : Không nói “Simon says” mà chỉ nói “Sit down” S : Không làm theo mệnh lệnh này vì giáo viên không nói “Simon says” Giáo viên có thể sử dụng các mệnh lệnh mà học sinh đã biết. Khi nói mệnh lệnh giáo viên nên nói thật nhanh tạo cho trò chơi vui hơn và buộc học sinh phải chú ý và phản xạ nhanh hơn. Có thể dùng những mệnh lệnh sau: “Close your books, close your eyes, put your hands up, look behind you, talk to your friend, pick up your pen,….” Giáo viên có thể sử dụng trò chơi khi bắt đầu bài học. Game 10: Nought and crosses (Question game) Đây là một trò chơi giống với chơi cờ carô. Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này ở cuối mỗi một bài học. Khi chơi trò chơi này sẽ giúp học sinh ôn tập, củng cố nội dung bài học và học sinh có cơ hội luyện tập hỏi đáp. Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị một khung ô trên bảng như trò chơi cờ carô. Điền một từ vào mỗi ô của khung. Lớp học được chia đều thành hai đội chơi. Một đội dùng kí hiệu “Nought” (O) và đội kia dùng “crosses” (X). Mỗi bên sẽ lần lượt đặt một câu hỏi. Với một câu hỏi đúng GV yêu cầu đội đó điền “nought” hoặc “crosses” vào khung. Đội đầu tiên dạt được 3 dấu (o) hoặc 3 dấu (X) trên cùng một hàng sẽ là đội thắng.Sau mỗi câu hỏi của đội này thì đội kia có cơ hội trả lời. Nếu trả lời đúng thì đội dó sẽ được một điểm. Nếu không có đội nào đạt được 3dấu (O) hoặc (X) trên cùng một hàng thì sẽ xét điểm trả lời. Và đội nào đạt điểm trả lời đúng nhiều hơn sẽ thắng cuộc. GV có thể chọn một chủ đề chung nào đó hoặc chọn trong SGK. Ví dụ 1: English 8. Unit 14 “At the Dentist’s office” Who Where What Why What Where 7
- When How Why O O O X X X Các câu hỏi mà giáo viên có thể dùng. 1. who did Alice go with? 2. What was the matter with Alice? 3. How many teeth were decaying? 4. What happened to Alice at school? 5. When did she go to the dentist? 6. Why did she go to the dentist? 7. Where did it hurt? Where did she fall down? 8. Why did her teeth need filling? Chú ý: Nếu như trình độ HS của bạn không đủ để tự đặt câu hỏi thì GV có thể hỏi các câu hỏi thì học sinh sẽ được thưởng bằng (O) hoặc (X) vào khung ca rô với mỗi câu trả lời đúng. Ví dụ 2: General topic “Free time” When Why Who Which What Where Where How What Questions: 1.What do you do in your freetime? 2.What is your favourite sport? 3. How often do you watch TV? 4.Where do you usually go on a Sun day? 5. Who do you often spend your freetime with? 6. Why do you morning execises everyday? 7. Where do you go on holiday? 8. Where do you have freetime? 9. Which sport do you prefer football or swimming? 8
- PHẦN III: KẾT QUẢ Trong năm học này tôi được giao trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh khối 6, 9 trong quá trình giảng dạy tại đơn vị, tôi đã áp dụng những trò chơi ngôn ngữ nêu trên vào các tiết học. Để đánh giá được tác dụng cụ thể của trò chơi đối với kết quả học tập của học sinh khối 6 và khối 9, tôi đã phân lớp để áp dụng trò chơi: Khối 6 tôi chọn 6A và 6C, khối 9 tôi chọn lớp 9A và 9B và kết quả thu được có phần khích lệ: Tôi nhận thấy rằng những trò chơi này đã tạo cho các em một cách học bổ ích, vừa chơi lại vừa học không chỉ ở trên lớp mà còn ở mọi nơi, mọi chỗ. Học sinh rất hứng thú khi đến giờ học, hiểu bài sâu hơn và tự nhiên hơn bớt đi những rụt rè vốn có. Còn với 2 lớp 6B và 9C là 2 lớp tôi ít đưa trò chơi vào trong các giờ học thì kết quả là thực sự có hạn chế dó là: Cơ bản học sinh ngại nói, kiến thức không sâu, e ngại khi đến giờ học, không thật sự hứng thú về môn học. PHẦN IV: KẾT LUẬN Trong quá trình giảng dạy tại đơn vị công tác.Tôi nhận thấy rằng những trò chơi này đã tạo cho các em một cách học bổ ích. Có những trò chơi rất thích hợp và hiệu quả khi bắt đầu một bài học mới như trò chơi 9 và 10. Và đặc biệt khi áp dụng trò chơi ngôn ngữ vào bài giảng tôi nhận thấy HS yêu tiết học hơn, không khí lớp sôi nổi hơn. HS có cơ hội luyện tập Tiếng Anh nhiều hơn. Song cũng phải nói thêm rằng bất kì một phương pháp nào, một cách thức nào cũng đều có mặt trái của nó, không có gì thực sự hoàn chỉnh. Với những trò chơi mà tôi đã trình bày thì phải cần có sự chuẩn bị, bố trí thời gian thích hợp, linh hoạt. Với bộ môn Tiếng Anh đôi phút ồn ào trong lớp là không tránh khỏi song đó là phút ồn ào có ích. Nhưng ở đơn vị công tác của mình sự ồn ào này sẽ làm ảnh hưởng tới các lớp học khác vì đôi khi thực hiện trò chơi, tâm lý học sinh rất nhạy cảm và hiếu động đôi khi chúng không làm chủ được mình, có khi cười rất to, vỗ tay…Như vậy GV phải thực sự là người chủ trò năng động, giải quyết mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra thì mới mong thực hiện trò chơi một cách hiệu quả được. Theo ý kiến chủ quan của mình tôi nghĩ những trò chơi ngôn ngữ nên được áp dụng và sáng tạo nhiều hơn nữa sao cho phù hợp với đối tượng HS mà mình giảng dạy. Những trò chơi ngôn ngữ mà tôi trình bày chắc chắn sẽ không tránh khỏi những điều chưa hợp lý. Rất mong sự tìm hiểu, đánh giá và góp ý của đồng nghiệp. IV. BÀI HỌC RÚT RA TỪ TIẾT DẠY: Đối với giáo viên: 9
- - Phải thẩm thấu bài giảng, tiết giảng. - Phải tham khảo các loại sách, tài liệu có liên quan đến bài dạy và tiết dạy để chọn trò chơi cho phù hợp. - Có tâm huyết, trách nhiệm với học sinh. - Phải có sự chuẩn bị chu đáo về phương tiện và đồ dùng. Đối với học sinh: - Phải có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Phải có đủ các loại sách vở phục vụ cho tiết học. - Tuân thủ các hướng dẫn và chỉ đạo của thầy. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phúc thành, ngày15 tháng 4 năm 2008 Đánh giá của Hội đồng thẩm định Người viết Nguyễn Mạnh Hùng 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cải biên, sáng tác một số trò chơi và thông qua đời sống hằng ngày đối với trẻ ở trường Mầm non
24 p | 1806 | 372
-
SKKN: Kinh nghiệm trong thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán lớp 3
47 p | 644 | 161
-
Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cải biên sáng tác một số trò chơi và đời sống hằng ngày đối với trẻ ở trường mầm non
21 p | 482 | 108
-
SKKN: Trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5
25 p | 975 | 56
-
SKKN: Một số trò chơi ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học Tiếng Anh tại trường THCS Lê Đình Chinh
27 p | 69 | 12
-
SKKN: Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn GDCD 9 ở Trường THCS Lý Thường Kiệt
15 p | 247 | 11
-
SKKN: Vận dụng một số trò chơi thể thao quân sự vào giảng dạy thực hành có hiệu quả môn học giáo dục quốc phòng an ninh THPT
13 p | 84 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học Lịch sử lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
37 p | 72 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt công tác tổ chức các hoạt động giao lưu, khám phá, trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non có diện tích nhỏ
10 p | 98 | 4
-
SKKN: Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú
27 p | 86 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn