Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
<br />
<br />
<br />
KINH NGHIỆM:<br />
“GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ GIỮ GÌN MỘT SỐ NÉT VĂN <br />
HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG <br />
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TRONG TRƯỜNG PTDTNT”<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU:<br />
1.Lý do chọn đề tài:<br />
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) được sự quan tâm của <br />
Đảng và nhà nước đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để cho một số con em đồng <br />
bào các dân tộc thiểu số ăn, ở và học tập tại trường, điều kiện học tập, thời gian <br />
học tập của các em có rất thuận lợi. Song trong thời gian vừa qua chất lượng học <br />
tập vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, một bộ phận học sinh học xong lớp 9 <br />
ở trường PTDTNT huyện không vào được trường PTDTNT tỉnh đã bỏ học ở nhà <br />
làm nông hoặc đi học nghề ngắn hạn tại địa phương hoặc vào trường THPT rồi bỏ <br />
học giữa chừng là bởi vì đôi lúc, đôi khi một số giáo viên chúng ta chỉ chú trọng <br />
việc dạy chữ mà quên đi việc giáo dục một số nét văn hóa truyền thống của các <br />
dân tộc cho các em để các em hiểu nó, yêu nó và giữ gìn lấy nó. Bởi vậy muốn <br />
nâng cao chất lượng học tập ở trường PTDTNT và tạo cho các em một tâm thế: <br />
“Mỗi ngày ở trường là một ngày vui”. Chúng ta phải làm thế nào mà các em <br />
không thể rời xa mái trường được trong khi các em đang còn lứa tuổi học trò. Đây <br />
là vấn đề hết sức nan giải bản thân luôn trăn trở để tìm ra biện pháp. Một trong <br />
những biện pháp để giúp các em học dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng học tập <br />
và biết cách giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc đó là tổ <br />
chức thực hiện tốt phong trào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) <br />
trong nhà trường.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 1<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập chưa cao và nhút nhát trong giao <br />
tiếp là khả năng nói và hiểu tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn yếu, nhất <br />
là lớp đầu cấp, phần lớn các em còn thiếu tự tin, khả năng ghi chép, sử dụng tài <br />
liệu, <br />
sách giáo khoa...còn hạn chế. Nhưng các em lại không dám mạnh dạn đề xuất, <br />
không dám mạnh dạn hỏi thầy, hỏi bạn.<br />
Học sinh của trường PTDTNT Krông Ana được tuyển từ các buôn làng trong <br />
toàn huyện, có nhiều thành phần dân tộc khác nhau như Ê đê, Tày, Nùng, Mường, <br />
Chăm… Do đó có phong tục tập quán khác nhau, nên các em rất khó gần gũi nhau, <br />
giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Bởi vậy thực hiện tốt việc giáo <br />
dục cho các em biết cách giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân <br />
tộc là một trong những biện pháp để các em hiểu nhau hơn, gần gũi nhau hơn, sẵn <br />
sàng giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống góp phần nâng cao chất lượng <br />
giáo dục của nhà trường. Bởi vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và thực <br />
hiện.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
a. Mục tiêu:<br />
Đề tài phải đạt được các mục tiêu sau:<br />
Biết giữ gìn và phát huy một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc . <br />
Đó là chiếc cầu nối giữa quá khứ hiện tại tương lai góp phần tạo nên những giá <br />
trị bền vững vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại.<br />
Giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc trong các nhà <br />
trường nói chung và ở các trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú nói riêng phải <br />
được các nhà trường truyền thụ đến các thế hệ học sinh những giá trị bền vững, <br />
những tinh hoa văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em đã được hun đúc qua lịch <br />
sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước; là lòng yêu nước nồng nàn, ý <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 2<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan <br />
dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong học tập , lao động và <br />
công tác, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống ...tất cả đều đọng lại <br />
ở mỗi học sinh qua từng bài giảng, từng buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp.<br />
Cùng với các trường học trong tỉnh, trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú <br />
Krông Ana có vai trò và trách nhiệm rất nặng nề không chỉ giáo dục các thế hệ <br />
học sinh nối tiếp nhau giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc <br />
mà còn có trách nhiệm lớn trong duy trì bản sắc văn hoá các dân tộc, tiêu biểu là <br />
văn hoá của dân tộc Ê Đê. <br />
Giáo dục cho các em những giá trị đạo đức, những giá trị cao đẹp của truyền <br />
thống tồn tại lâu đời như: Lòng yêu nước, tình thương, lòng nhân ái, đoàn kết giữa <br />
các dân tộc, tình nghĩa thày trò, long tôn sư trọng đạo vẫn được gìn giữ và tôn <br />
trọng.<br />
Trong quá trình xây dựng và phát huy một số nét văn hóa truyền thống của <br />
các dân tộc, vị trí, vai trò của Giáo dục Đào tạo vô cùng to lớn . Chính vì vậy các <br />
thành viên trong trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú cần chú ý tăng cường hiệu <br />
lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong việc giữ gìn phát huy, nâng cao một số nét <br />
văn hóa truyền thống của các dân tộc. Trước hết, thường xuyên chăm lo đời <br />
sống văn hoá trong nhà trường, chăm lo, củng cố nền tảng tinh thần cho mỗi cán <br />
bộ, giáo viên, học sinh; xây dựng con người phát triển toàn diện gắn chặt với <br />
những kỷ cương, nền nếp, luật pháp của xã hội, có lối sống mẫu mực, xây dựng <br />
tình đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc anh em trong đơn vị trường học của mình; <br />
giữ vững sự bình đẳng và tính đa dạng văn hoá các dân tộc anh em trong nhà <br />
trường.<br />
Giáo dục cho các em biết đứng lên chống lại các thói hư tật xấu, chống lại <br />
các tư tưởng lạc hậu, phong kiến, các hủ tục, tập quán lạc hậu lỗi thời, chống các <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 3<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
biểu hiện xa hoa, lãng phí, không có ý thức xây dựng trường, lớp. Phát huy những <br />
di sản văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn hoá mới làm <br />
cho những giá trị đó thấm sâu vào các nhà trường và mỗi cán bộ giáo viên, học sinh <br />
trở thành tâm lý tập quán tiến bộ, văn minh trong trường Phổ Thông Dân Tộc Nội <br />
Trú. <br />
Phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát triển <br />
ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết của các dân tộc đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, <br />
chữ viết phổ thông, khuyến khích các dân tộc thiểu số ở trường Phổ Thông Dân <br />
Tộc Nội Trú học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân <br />
tộc mình đó mục tiêu mà nhà trường coi trọng. Thực hiện tốt chính sách của Đảng <br />
và Nhà nước về cải thiện đời sống văn hoá giáo dục, nâng cao dân trí, xoá bỏ các <br />
hủ tục nặng nề, lạc hậu xây dựng đất nước văn minh hiện đại là trách nhiệm của <br />
toàn xã hội trong đó trường PTDTNT Krông Ana có vai trò đặc biệt quan trọng đối <br />
với đơn vị mình.<br />
Tóm lại: Sau khi áp dụng đề tài học sinh cần đạt được các mục tiêu cơ bản <br />
Sau:<br />
Thứ nhất, nói thông, viết thạo ngôn ngữ, chữ viết Êđê. <br />
Thứ hai, biết sử một vài nhạc cụ của các dân tộc thiểu số (Ít nhất là một cụ) <br />
như: Đánh cồng chiêng, đánh đàn Tơ rưng, đánh chiêng Kram, đánh đàn Tính, <br />
thổi sáo, thổi kèn Đinh năm…<br />
Thứ ba, biết các trò chơi dân gian.<br />
Thứ tư, biết chơi các môn thể thao của các dân tộc thiểu số.<br />
Thứ năm, biết nấu các món ăn các đân tộc thiểu số. <br />
b. Nhiệm vụ:<br />
* Đối với lãnh đạo nhà trường:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 4<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
Triển khai đầy đủ các công văn chỉ thị của các cấp cho toàn thể Cán bộ, giáo <br />
viên và học sinh nhà trường hiểu và nắm vững nội dung “giữ gìn một số nét văn <br />
hóa truyền thống của các dân tộc”.<br />
Thành lập Ban Chỉ đạo cấp trường về phong trào thi đua “giữ gìn một số <br />
nét văn hóa truyền thống của các dân tộc” để đủ sức điều hành các hoạt động <br />
đạt hiệu quả thiết thực thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.<br />
Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của trường nhằm đổi mới hình thức <br />
thực hiện các nội dung trọng tâm của phong trào thi đua.<br />
Hiệu trưởng chỉ đạo trưởng ban chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, <br />
chương trình phù hợp với điều kiện ở cơ sở nhưng không quá tải; có sự chỉ đạo <br />
của chi bộ, sự tham gia của Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, <br />
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của trường; Hiệu trưởng phân công cụ <br />
thể cho từng cán bộ giáo viên chủ trì hoặc phối hợp trong các hoạt động của <br />
phong trào thi đua.<br />
Phát động phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của <br />
các dân tộc” trên cơ sở các nội dung theo từng chuyên đề trong từng năm học .<br />
Tổ chức tốt hoạt động tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, học sinh nắm vững <br />
nội dung để thực hiện; cha mẹ học sinh, cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức <br />
chính trị, xã hội tham gia hỗ trợ thực hiện phong trào thi đua “giữ gìn một số nét <br />
văn hóa truyền thống của các dân tộc”.<br />
Tham mưu với các cấp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn <br />
cho học sinh, bảo đảm về cơ sở vật chất cho nhà trường, đáp ứng các yêu cầu của <br />
phong trào.<br />
*Đối với các tổ chuyên môn, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên:<br />
Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể của bộ phận nhằm đổi <br />
mới hình thức thực hiện các nội dung trọng tâm của phong trào thi đua; <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 5<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
Tổ chức triển khai kế hoạch, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch để <br />
cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện tốt phong trào thi đua “giữ gìn một số nét <br />
văn hóa truyền thống của các dân tộc” theo kế hoạch bộ phận mình đề ra.<br />
Kết thúc học kỳ I, và cuối năm học báo cáo cụ thể kết quả hoạt động của <br />
phong trào về Ban chỉ đạo nhà trường, bình xét cá nhân xuất sắc đề nghị khen <br />
thưởng.<br />
* Đối với giáo viên chủ nhiệm:<br />
Thành thạo việc nghe và nói tiếng Êdê để giao tiếp với các em trong quá <br />
trình công tác.<br />
Thường xuyên theo dõi học sinh để tìm ra những học sinh có năng khiếu văn <br />
nghệ, thể dục, thể thao để làm hạt giống nhân rộng cho lớp mình chủ nhiệm. Tổ <br />
chức tốt việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giờ sinh hoạt đội và sinh hoạt cuối tuần <br />
để thực hiện tốt công tác HĐNGLL để góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua <br />
“giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc” theo kế hoạch Ban <br />
chỉ đạo.<br />
Phân công, động viên các học sinh có năng khiếu giúp đở tập luyện cho các <br />
học sinh khác trong lớp.<br />
Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh, trực tiếp về các thôn buôn <br />
nơi các em sinh sống để sưu tầm thêm một số nét văn hóa truyền thống của các <br />
dân tộc ở các thôn buôn và nhờ họ tư vấn, giúp đỡ.<br />
* Đối với giáo viên bộ môn:<br />
Phải biết nghe và nói tiếng Êdê để giao tiếp với các em trong quá trình giảng <br />
dạy. Lồng ghép việc tuyển truyền giáo dục cho các em về một số nét văn hóa <br />
truyền thống của các dân tộc vào các tiết dạy đặc biệt là các môn có chương <br />
trình giáo dục địa phương như: Văn học, Lịch sử, Dịa lý, Giáo dục công dân… <br />
* Đối với phụ huynh học sinh:<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 6<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
Cung cấp cho nhà trường các bản sắc văn hóa của dân tộc mình như: Các lễ <br />
hội truyền thống, một số nhạc cụ, một số điệu múa, điệu xòe, một số trò chơi dân <br />
gian, hát dân ca, trường ca…<br />
Tập cho học sinh biết sử dụng số nhạc cụ, một số điệu múa điệu xòe, một số trò <br />
chơi dân gian, hát dân ca trường ca…<br />
* Đối với học sinh:<br />
Thường xuyên tập luyện và tham gia thực hiện đầy đủ các nội dung trong kế <br />
hoạch của ban chỉ đạo phong trào thi đua.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: <br />
Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số biết cách giữ gìn một số nét văn hóa truyền <br />
thống của các dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường <br />
PTDT Nội Trú<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên, Phụ huynh và Học sinh trường PTDT nội trú <br />
Krông Ana, thực hiện áp dụng từ năm học 20142016.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Đề tài được thực hiện bằng cách đem lý thuyết áp dụng vào thực tế, có điều <br />
chỉnh bổ sung và từ thực tế rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.<br />
Quá trình nghiên cứu, thực hiện sử dụng các phương pháp sau:<br />
Viết thành chuyên đề để Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên, Phụ huynh và Học <br />
sinh thảo luận, bàn bạc và góp ý cụ thể từng nội dung của phong trào theo từng <br />
chủ điểm trong năm học.<br />
Tổ chức chuyên đề phổ biến cho toàn thể Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên học <br />
sinh nắm vững nội dung để thực hiện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 7<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
Qua quá trình triển khai thực hiện có lấy ý kiến đóng góp của Giáo viên, <br />
Nhân viên, Phụ huynh và Học sinh để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình <br />
thực tế ở trường.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG:<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
a. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là gi? <br />
Hoạt động giáo dục ngoài giơ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục <br />
ở trường phổ thông. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn <br />
văn hóa trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con <br />
đường <br />
gắn lý thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, <br />
góp phần hình thành tình cảm, niềm tin ở học sinh. HĐGDNGLL là con đường <br />
quan trọng hình thành và phát triển nhân cách cho các em.<br />
b. Tại sao phải thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong <br />
trường PTDT Nội Trú để giáo dục học sinh dân tộc thiểu số biết cách giữ gìn một <br />
số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số?<br />
Trong các mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có mục tiêu về <br />
nhận thức đó là: Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về giá trị truyền thống của dân <br />
tộc; hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của nhân loại; cũng cố, bổ sung, nâng cao và <br />
mở rộng kiến thức đã được học trên lớp; có trách nhiệm với bản thân với gia đình, <br />
nhà trường và xã hội; ý thức chọn nghề nghiệp cho bản thân. <br />
2. Thực trạng:<br />
a. Thuận lợi, khó khăn:<br />
* Thuận lợi<br />
Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND và các <br />
ban ngành trong huyện, sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT một <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 8<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
cách toàn diện, tạo điều kiện để nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua “giữ <br />
gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”. <br />
Đội ngũ CB, GV, NV nhà trường đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết với nghề <br />
nghiệp. Luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn hoàn thành <br />
nhiệm vụ được giao.<br />
Đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, có ý thức <br />
tham gia phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các <br />
dân tộc”.<br />
Cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường được đầu tư ngày càng khang trang, <br />
đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học, thực hiện tốt phong trào thi đua “giữ gìn một <br />
số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”đề ra. <br />
* Khó khăn:<br />
Học sinh chưa đồng đều về độ tuổi cũng như về trình độ (Mỗi khối chỉ có <br />
một lớp), nên năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế, nên <br />
việc triển khai phong trào thi đua“giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của <br />
các dân tộc”còn gặp nhiều khó khăn.<br />
Việc học tập trao đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy trong <br />
chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn vì mỗi bộ môn chỉ có 12 giáo viên. <br />
Cơ sở vật chất đã được đầu tư song còn thiếu phòng học bộ môn, nhà hiệu <br />
bộ; hàng rào, cổng trường chưa kiên cố.<br />
Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh còn nhiều bất cập vì học sinh <br />
ở rải rác các thôn buôn, các xã trong toàn huyện nên việc phối hợp giáo dục với nhà <br />
trường gặp nhiều khó khăn.<br />
b. Thành công, hạn chế: <br />
* Thành công: Sau khi áp dụng đề tài vào thực tế ở trường PTDTNT Krông <br />
Ana, đa số học sinh đã hưởng ứng nhiệt tình, khí thế thi đua sôi nổi hơn, hiệu quả <br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 9<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
của phòng trào đã thực tế hơn, rõ ràng hơn; các em đã nắm vững những nội dung <br />
cơ bản của phong trào để áp dụng và thực hiện. Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên tích <br />
cực hưởng ứng. Phụ huynh phấn khởi tán thành.<br />
* Hạn chế: Các câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao, câu lạc bộ văn thơ, <br />
câu lạc bộ những người nói tiếng Anh đã thành lập từ đầu mỗi năm học nhưng <br />
hoạt động chưa thường xuyên còn mang tính thời vụ.<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu:<br />
* Mặt mạnh: Đã rèn luyện và tạo cho HS tính tự giác, tích cực tham gia <br />
phong trào; HS đã nắm vững hơn về nội dung của phong trào để thực hiện; phong <br />
trào có hiệu quả hơn, chất lượng cao hơn và thiết thực hơn. Đặc biệt là các phong <br />
trào sở trường của đồng bào dân tộc thiểu số như văn nghệ thể dục thể thao, bắn <br />
nỏ, trò chơi dân gian...<br />
* Mặt yếu: Một số HS chấp hành nội quy, nề nếp và thời gian biểu chưa tốt, <br />
làm ảnh hưởng tới phong trào thi đua của lớp, của trường. Một số em có tính tự ti <br />
dân tộc nên chưa mạnh dạn trong tập luyện và trong thi đấu.<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động...<br />
Cở sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng để nâng cao hiệu quả của phong <br />
trào như sân chơi bãi tập còn chắp vá nên ảnh hưởng đến việc tập luyện của các <br />
em. <br />
Một số ít đồng bào dân tộc thiểu số đã tin vào một số đạo lạ nên đã bỏ đi <br />
một số nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.<br />
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đề ra<br />
Từ các vấn đề mà thực trạng đã nêu cũng như qua khảo sát ban đầu và tìm <br />
hiểu thực tế về khả năng tự giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân <br />
tộc đối với học sinh dân tộc thiểu số là vấn đề vô cùng khó khăn do 2 nguyên nhân <br />
chủ yếu:<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hi ệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 10<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
Nguyên nhân thứ nhất: Do yếu tố ngoại cảnh, do môi trường sống, do thời <br />
kỳ bao cấp kéo dài nên đã tác động không tốt đến khả năng giữ gìn một số nét văn <br />
hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.<br />
Hiện nay số lượng các nghệ nhân chế tác và sử dụng các nhạc cụ của các <br />
dân tộc thiểu như: Cồng chiêng; kèn Đinh năm; đàn Tơrưng… không còn nhiều; số <br />
lượng các thợ làm các nghề sản xuất ra dụng cụ lao động mang tính truyền thống <br />
của các dân tộc thiểu số như: Xà gạt, Gùi, Nỏ… Còn rất ít. Với nguyên nhân này <br />
có 2 giải pháp khắc phục là:<br />
Giải pháp thứ nhất: Đối với con người (Các nghệ nhân dạy các môn Văn <br />
hóa nghệ thuật, các huấn luyện viên huấn luyện các môn thể dục thể thao của dân <br />
tộc thiểu số). Vấn đề này nhà trường mời nghệ nhân, huấn luyện viên ở các buôn <br />
làng, nhạc sỹ có kiến thức về nghệ thuật, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu <br />
số ở trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật về dạy và huấn luyện cho học sinh và <br />
Giáo viên trên cơ sở đó nhà trường có kế hoạch nhân rộng và kế thừa <br />
Giải pháp thứ hai: Đối với trang thiết bị (Nhạc cụ, dụng cụ dân tộc thiểu <br />
số). Nhà trường sưu tầm từ các buôn làng trong tỉnh để mua về cho học sinh tập <br />
luyện cụ thể như: Mua chiêng Êđê Bih ở Buôn trấp; mua chiêng Kram, kèn Đinh <br />
năm ở xã EaBông; đàn Tơ rưng, đàn Đinh pa ở nhà Văn hóa tỉnh Đắk Lắk; mua nỏ <br />
ở huyện Ea Hleo. <br />
Nguyên nhân thứ hai: Do một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc <br />
thiểu số mang tính chất đặc thù vùng miền, đặc thù dân tộc nên không có trong <br />
chương trình Giáo dục phổ thông, chưong trinh giáo dục HĐNGLL. Với nguyên <br />
nhân này giải khắc phục là nhà trường thnh lập Ban Chỉ đạo cấp trường về phong <br />
trào thi đua “giữ gìn một số nt văn hóa truyền thống của các dân tộc ”. Để đủ <br />
sức <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 11<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
điều hành các hoạt động đạt hiệu quả thiết thực thì phải lồng ghép trong chương <br />
trinh hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.<br />
Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của trường nhằm đổi mới hình thức <br />
thực hiện các nội dung trọng tâm của phong trào thi đua cụ thể: Tổ chức cho các <br />
em thi các môn thể thao của các dân tộc thiểu số; các trò chơi dân gian; thi nấu các <br />
món ăn của các dân ttộc thiểu số; thi trình diễn trang phục các dân tộc lồng ghép <br />
vào các buổi HĐNGLL nhân dịp tổ chức các hoạt độmg chào mừng các ngày lễ lớn <br />
trong năm học. Đặc biệt cứ cuối năm Âm lịch trước khi các em về nghỉ tết Nguyên <br />
đán tổ chức cho em tự gói bánh chưng, tự nấu các món ăn trong buổi lien hoan tất <br />
niên.<br />
3. Giải pháp, biện pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, áp dụng các biện pháp, giải pháp để <br />
toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện tốt phong trào thi <br />
đua“giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc ” góp phần nâng <br />
cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp:<br />
Tuyên truyền rộng rãi trong và ngoài nhà trường về ý nghĩa to lớn của phong <br />
trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”.<br />
Để làm tốt công tác này, để lớp chủ nhiệm của mình thực sự thân thiện, học <br />
sinh của mình thực sự tích cực, bên cạnh việc nắm chắc vai trò, chức năng, nhiệm <br />
vụ của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tôi đã có các định hướng cụ thể <br />
cho giáo viên chủ nhiệm biết cách giúp các em xích lại gần nhau hơn, để xây dựng <br />
được một tập thể lớp học đoàn kết, cùng nhau thực hiện phong trào thi đua “giữ <br />
gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc ”. Chúng tôi đặc biệt chú <br />
trọng đến các công việc sau:<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 12<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
Đối với từng lớp, để phát huy quyền dân chủ của HS trong các hoạt động <br />
học tập và rèn luyện, GVCN phải thật thân thiện để hỗ trợ, định hướng giúp HS <br />
bầu chọn <br />
được Ban cán sự lớp là những thành viên thực sự tâm huyết với phong trào đăc biệt <br />
là các em có năng khiếu các môn văn nghệ thể thao các dân tộc thiểu số. Đây là <br />
một trong những điều kiện quan trọng để làm nên sự thành công của cả tập thể <br />
lớp học. Phân chia các tổ, nhóm học tập trên lớp và tại ký túc xá. GVCN cần nắm <br />
chắc sở trường, trình độ tiếp thu của từng HS để làm cơ sở cho việc chia lớp thành <br />
các tổ, nhóm học tập trên lớp và ở ký túc xá. Chú ý chia tổ nhóm học tập theo các <br />
đối tượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu, kém... học sinh ngoan và chưa ngoan... để <br />
các em giúp nhau học tập, rèn luyện nhằm phục vụ tốt cho phong trào. <br />
Đối với các lớp chúng tôi đã tổ chức cho các lớp thi đua học tập hàng ngày, <br />
hàng tuần. Bên cạnh các phong trào thi đua chung, chúng tôi phát động các phong <br />
trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc ” Ở từng <br />
đợt thi đua với các nội dung cụ thể, có sơ kết vào cuối mỗi học kỳ.<br />
Đối với giáo viên làm công tác giảng dạy: cần phải tích cực tìm tòi, nghiên <br />
cứu sách vở, học hỏi nơi đồng nghiệp những người đi trước; để biết linh hoạt, <br />
khéo léo vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng phần. Tích <br />
cực tham gia nghiên cứu, mạnh dạn trình bày và áp dụng các đề tài khoa học, các <br />
sáng kiến kinh nghiệm, các ý kiến đề xuất mà mình cảm thấy có hiệu quả, có tính <br />
khả thi về “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”. nhằm <br />
góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn thông qua phong trào thi đua “giữ <br />
gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc” Cũng như để lôi cuốn, tạo <br />
hứng thú và đưa các em trở về với niềm đam mê thích thú khi học tập bộ môn. <br />
Luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với HS, khuyến khích các em <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hi ệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 13<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các giờ dạy học đều thoải mái, vui tươi và sôi <br />
nổi hơn.<br />
Đối với nhân viên phục vụ luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiện và tốt <br />
đẹp với HS, phục vụ HS thật tận tình, chu đáo; coi HS như con, em mình. Đặc biệt <br />
đối với nhân viên cấp dưỡng luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của các em, tôn trọng <br />
phong tục tập quán của các em để có những sáng kiến trong việc chế biến thức ăn <br />
đặc biệt là các món truyền thống của các dân tộc thiểu số, để các em ăn hết lượng <br />
thức ăn theo tiêu <br />
chuẩn quy định, đảm bảo đủ chất, đủ lượng, để các em có đủ sức khỏe để học tập <br />
và rèn luyện tốt. <br />
Tăng cường thực hiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh hiểu <br />
rõ những tác động xấu của trò chơi trực tuyến (gameonline) khi tham gia chơi quá <br />
nhiều, chơi trò chơi với nội dung bạo lực, đồi trụy… Phối hợp chặt chẽ với gia <br />
đình và địa phương để quản lý, kiểm soát việc truy cập internet của học sinh. Tập <br />
huấn và triển khai đại trà giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và hoạt động <br />
giáo dục ở trường.<br />
Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian với nhiều hình thức <br />
phong phú và đa dạng như: sáng tác thơ văn tuổi học trò, “Liên hoan đàn và hát dân <br />
ca”, “Liên hoan các trò chơi dân gian”; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục <br />
thể thao nhân các ngày lễ lớn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 14<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một tiết mục văn nghệ trong đêm biểu diễn văn nghệ 20/11<br />
<br />
<br />
c. Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp:<br />
Công tác tuyên truyền được thực hiện qua các buổi họp cơ quan, họp các <br />
đoàn thể, chào cờ đầu tuần, chương trình phát thanh măng non của liên đội, sinh <br />
hoạt lớp, sinh hoạt nội trú …<br />
Công tác triển khai thực hiện thông qua Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, <br />
Công đoàn, GV chủ nhiệm. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS trong việc tìm <br />
hiểu một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và hỗ trợ kinh <br />
phí khen thưởng từng đợt tổ chức phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa <br />
truyền thống của các dân tộc”..<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: <br />
Các giải pháp, biện pháp nêu trên đều nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả <br />
các nội dung của phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hi ệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 15<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
của các dân tộc”, khi tách phong trào thành các phong trào riêng biệt theo từng đợt <br />
như vậy để HS dễ hiểu, dễ tập luyện và tham gia nhiệt tình.<br />
e. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu:<br />
Kết quả thu được sau khi áp dụng SKKN vào thực tế:<br />
(Áp dụng vào 37 học sinh lớp 9. Tính đến cuối năm 2016)<br />
<br />
Lĩnh vực Văn hóa, văn nghệ:<br />
<br />
Các nội dung thuộc lĩnh vực SL HS biết SL HS biết Ghi chú<br />
trước khi vào tính đến tháng <br />
trường 12 năm 2016<br />
Dân ca các dân tộc thiểu số 109 bài/37HS 219 bài/37HS<br />
Đánh cồng chiêng 10 em 32 em<br />
Thổi sáo 3 em 14 em<br />
Đánh Đàn Tơ rưng 0 1 em<br />
Đánh đàn tính 3 em 5 em<br />
Các trò chơi dân gian:<br />
<br />
Các nội dung thuộc lĩnh vực SL HS biết SL HS biết Ghi chú<br />
trước khi vào tính đến tháng <br />
trường 12 năm 2016<br />
Ô ăn quan 7 em 16 em<br />
Bịt mắt bắt dê 9 em 15 em<br />
Rồng rắn lên mây 2 em 9 em<br />
Đi cà kheo 3 em 18 em<br />
Đập niêu 1 em 15 em<br />
Nhảy bao bố 1 em 9 em<br />
Đua thuyền trên cạn 0 11 em<br />
Lĩnh vực ẩm thực:<br />
<br />
<br />
Các nội dung thuộc lĩnh vực SL HS biết SL HS biết Ghi ch<br />
trước khi vào tính đến tháng <br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 16<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
trường 12 năm 2016<br />
Nấu cà đắng 22 em 35 em<br />
Nấu các món thuộc họ môn 12 em 19 em<br />
Nấu bánh chưng 1 em 19 em<br />
Nấu lá mì 7 em 19 em<br />
Món cà giã 0 em 9 em<br />
Nấu bánh tét 2 em 12 em<br />
Làm bánh khảo 0 em 12 em<br />
Lĩnh vực thể dục thể thao:<br />
<br />
Các nội dung thuộc lĩnh vực SL HS biết SL HS biết Ghi chú<br />
trước khi vào tính đến tháng <br />
trường 12 năm 2016<br />
Káo co 0 em 37 em<br />
Bắn nỏ 0 em 9 em<br />
Đẩy gậy 1 em 13 em<br />
<br />
<br />
Kết quả thu được qua khảo nghiệm cho thấy sau 3 năm áp dụng đề tài đến <br />
tháng 12 năm 2016 của HS lớp 9 niên khóa 2014 – 2017 số lượng học sinh biết các: <br />
Bài hát dân ca; các trò chơi dân gian; các môn thể thao; các món ẩm thực của các <br />
dân tộc thiểu số tăng lên rất nhiều so với trước khi vào trường. <br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá tri khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu:<br />
Trong quá trình áp dụng đề tài chúng tôi đã lồng ghép tổ chức một số hoạt <br />
động vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như: <br />
Lễ hội ẩm thực các dân tộc nhân ngày học sinh, sinh viên (ngày 9/1) giúp các <br />
em biết nấu các món ăn các dân tộc thiểu số.<br />
Hội thi nấu bánh chưng nhân dip tết nguyên đán nhằm giúp các em biết gói <br />
bánh chưng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hi ệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 17<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
Hội thi trang phục các dân tộc nhân ngày Nhà Giáo Việt nam nhằm giúp các <br />
em hiểu biết nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm từng trang phục của các dân tộc trên <br />
đất nước Việt nam.<br />
Ngoài ra nhà trường thường xuyên tổ chức hội thi văn nghệ, thể dục, thể <br />
thao, trò chơi dân gian vào các đợt sinh hoạt chủ điểm khác nhằm giúp các em biết <br />
thêm một vài nét văn hóa truyền thống cơ bản của các dân tộc.<br />
Sau khi áp dụng đề tài vào thực tế ở trường PTDTNT Krông Ana, đa số học <br />
sinh đã hưởng ứng nhiệt tình, khí thế thi đua thực hiện phong trào thi đua “giữ gìn <br />
một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”. thông qua các HĐNGLL diễn <br />
ra sôi nổi hơn, liên tục trong từng tháng, từng tuần của năm học hiệu quả của <br />
phòng trào đã thực tế hơn, rõ ràng hơn; các em đã nắm vững những nội dung cơ <br />
bản của phong trào để áp dụng và thực hiện. Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên tích cực <br />
hưởng ứng. Phụ huynh phấn khởi tán thành đặc biệt chúng tôi đã giáo dục cho các <br />
em một số nội dung cơ bản thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống <br />
của các dân tộc”.đó là: .<br />
Giáo dục lòng thành kính, tôn thờ tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn <br />
những người đã sinh thành dưỡng dục mình.<br />
Giáo dục lòng yêu đồng bào, lòng yêu đất nước, lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ <br />
thiên nhiên.<br />
Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quan niệm tôn trọng phụ <br />
nữ, người lớn tuổi.<br />
Duy trì và bảo vệ văn hóa dân tộc,văn hóa làng xã, thôn buôn.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:<br />
1. Kết luận:<br />
Sau khi áp dụng các biện pháp trên đến nay bản thân tôi nhận thấy bộ mặt <br />
của nhà trường có nhiều thay đổi đáng kể đó là: <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hi ệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 18<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
Phương pháp dạy học của giáo viên đã có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm <br />
lứa tuổi của học sinh là người dân tộc thiểu số, giúp các em tự tin trong học tập: <br />
đến nay chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được ổn định vững chắc và <br />
nâng lên. Số lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi ngày càng nhiều.<br />
Khả năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ <br />
năng sống, học tập, sinh hoạt ở ký túc xá, hoạt động theo nhóm, kĩ năng phòng <br />
chống <br />
các tai nạn: giao thông, đuối nước, và các tai nạn thương tích khác, ý thức bảo vệ <br />
sức khỏe của bản thân, kĩ năng ứng xử có văn hóa, tinh thần đoàn kết thân ái, hợp <br />
tác và chia sẻ trong cuộc sống của học sinh ngày càng được nâng lên.Hầu hết các <br />
em học sinh đã tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, các trò chơi dân gian <br />
các môn thể thao mang bản sắc dâ tộc được các em tham gia thường xuyên. <br />
Phong trào thi đua luôn được các em tham gia sổi nổi, nhiệt tình theo từng đợt <br />
và xuyên suốt trong cả năm học. Chất lượng, hiệu quả của phong trào thi đua “giữ <br />
gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”đã có nhiều tiến bộ rõ rệt.<br />
2. Kiến nghị: <br />
Sở Giáo dục và đào tạo có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất (Nhà hiệu bộ, <br />
phòng bộ môn ...) và cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học để chất lượng đào tạo <br />
của nhà trường ngày càng được nâng cao hơn.<br />
Đối với phòng dân tộc huyện và tỉnh hàng năm cần tổ chức các lớp tập huấn <br />
cho giáo viên về tổ chức các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động tập thể, tổ <br />
chức các lớp về tư vấn kỹ năng sống cho học sinh.<br />
Krông Ana, ngày 20 tháng 2 năm 2017<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 19<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
Võ Đại Luân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
Chủ tịch hội đồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 20<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG ĐỀ TÀI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐOÀN THAM GIA LIÊN HOAN HỌC SINH TIỂU HỌC<br />
THCS HÁT DÂN CA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 21<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TIẾNG HÁT DÂN CA CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN THI TRANG PHỤC DÂN TỘC.VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG KỈ NIỆM <br />
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hi ệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 22<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MÔN ĐẨY GẬY. HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hi ệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 23<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GÓI BÁNH CHƯNG NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NẤU BÁNH CHƯNG<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hi ệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 24<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHÚ THÍCH PHẦN VIẾT TẮT<br />
<br />
Stt Các chữ viết tắt Nội dung<br />
1 GDĐT Giáo dục và đào tạo<br />
2 GV Giáo viên<br />
3 GVCN Giáo viên chủ nhiệm<br />
4 HS Học sinh <br />
5 HĐNGLL Hoạt đông ngoài giờ lên lớp<br />
6 PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú <br />
7 DTTS Dân tộc thiểu số<br />
8 SL Số lượng<br />
9 SGK Sách giáo khoa<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Nghị quyết TW5 (Khóa VIII) của Đảng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hi ệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 25<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
Nghị quyết TW7 (Khóa IX của Đảng về công tác dân tộc.<br />
Nghị định số 05/2011/NĐCP của chính phủ về công tác dân tộc.<br />
Các công văn của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đăk Lăk hàng năm vê việc thực <br />
hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục dân tộc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Nôi dung Trang<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
a. Mục tiêu:<br />
b. Nhiệm vụ:<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: <br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
II. PHẦN NỘI DUNG: 7<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
2. Thực trạng:<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hi ệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 26<br />
Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn <br />
dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú”<br />
a. Thuận lợi, khó khăn:<br />
b. Thành công, hạn chế: <br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu:<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…<br />
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đè <br />
ra.<br />
3. Giải pháp, biện pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp:<br />
c. Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp:<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: <br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm. 17<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:<br />
1. Kết luận: <br />
2. Kiến nghị:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Đại Luân P. Hi ệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 27<br />